Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM PHÚ ANH

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN SƠN TRÀ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM PHÚ ANH

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN SƠN TRÀ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Trung Chinh



Đà Nẵng, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiêm cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Phú Anh


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN SƠN TRÀ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Họ và tên học viên: PHẠM PHÚ ANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TRUNG CHINH
Cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Tóm tắt:
Quản lý ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học là một trong các nhiệm vụ của cán bộ
quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng nhằm tác động có tổ chức, có hướng đích để thúc đẩy, tạo điều
kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học như: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan; làm rõ các khái niệm; phân tích các

nội dung về vai trị, vị trí, nội dung, ... ứng dụng CNTT; phân tích lý luận và thực trạng của quản lý
ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất và khảo nghiệm tính cấp thiết,
tính khả thi 7 biện pháp quản lý của hiệu trưởng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
THCS quận Sơn Trà như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT;
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV; Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ
đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH; Biện pháp 4: Tăng cường đảm bảo các
điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ; Biện pháp 5: Xây dựng dựng môi
trường dạy học đa phương tiện; Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong học tập của học sinh; Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra, thu thập thông tin phản hồi,
cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa làm sáng tỏ lý luận và có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý nâng
cao chất lượng công tác quản lý hiện nay. Bên cạnh đó, cũng làm cơ sở để nghiên cứu phát triển quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin trong các cấp học, bậc học khác.
Từ khóa:
Thơng tin; Cơng nghệ thông tin;Ứng dụng công nghệ thông tin; Quản lý công nghệ thông tin; Công
nghệ thông tin trong dạy học.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TS. Lê Trung Chinh

Phạm Phú Anh


RESEARCH RESULTS
Topic: THE MANAGEMENT OF INFORMATION TECHNONOLY
APPLICATIONS IN TEACHING AT SECONDARY SCHOOLS

IN SON TRA DISTRICT, DA NANG CITY
Course: EDUCATIONAL ADMINISTRATION
Researcher’s Name: PHAM PHU ANH
Instructor’s Name: PhD. LE TRUNG CHINH
Educational Institution: University of Pedagogy – the University of Da Nang
The information technology management in education is one of the main duties of managers,
specially the principals, with the aim of promoting and opening way for teachers and students apply
information technology (IT) into their teaching and learning process in an organized and targeted way,
which is considered to contribute to the enhancement of the educational quality.
The thesis has systematized and clarified the theoretical issues related to the management of
IT applications in teaching including: An overview of related research issues; A clarification of
concepts; The analysis on the contents of roles, positions, contents of IT applications; the analysis of
the theory and current situations of IT management in teaching at secondary schools in Son Tra
District, Da Nang City.
Based on the theoretical and practical research, the thesis has proposed and tested the
urgency and feasibility on the seven management measures of principals on the application of IT in
teaching at secondary schools in Son Tra District as follows: Measure 1: Raising awareness for
teachers about IT applications; Measure 2: Organizing workshops to foster teachers’ standard in IT
applications; Measure 3: Instructing specialized teams to apply IT in renovating teaching methods;
Measure 4: Ensuring the conditions on facilities, IT equipment in the direction of modernity and
synchronization; Measure 5: Building a multimedia teaching environment; Measure 6: Enhancing the
management of students' application of information technology in learning
Measure 7: Regularly checking, collecting feedback, improving the IT management and the quality of
IT applications in teaching.
The findings are meant to clarify the theory and they can be applied in management practices
to improve the quality of current management. In addition, they are also considered as a foundation for
the development of other researches on the development and management of information technology
applications in other educational levels.
Key word:
Information; Information technology, Information technology application; Information technology

management; Information technology in teaching.

INSTRUCTOR’S NAME

RESEACHER’S NAME

PhD. Le Trung Chinh

Pham Phú Anh


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU BỒ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................. 4
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC................................................................................................. 6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học .............................................. 6
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ................................. 9
1.2. Một số khái niệm chính ....................................................................................... 11
1.2.1. Cơng nghệ thơng tin...................................................................................... 11
1.2.2. Ứng dụng CNTT ........................................................................................... 12
1.2.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học .................................................................... 12
1.2.4. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 13
1.2.5. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ....................................................... 14
1.2.6. Dạy học đa phương tiện ................................................................................ 15
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS .......................... 16
1.3.1. Vai trị, vị trí của CNTT trong dạy học ........................................................ 16
1.3.2. Mối quan hệ giữa ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học ........................ 18
1.3.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS ............................ 20
1.3.4. Các hình thức, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở THCS ................. 20
1.3.5. Các yêu cầu đối với GV khi ứng dụng CNTT trong dạy học ....................... 21
1.3.6. Vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy
học ........................................................................................................................... 24
1.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng trường THCS ............ 26


1.4.1. Quản lý bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò và ứng dụng CNTT cho
GV ........................................................................................................................... 26
1.4.2. Quản lý việc ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh ...................................................................................................... 26
1.4.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của
đội ngũ GV.............................................................................................................. 31
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 32
1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................................ 32

1.5.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................ 33
1.6. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN SƠN TRÀ...................... 35
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
ở trường THCS quận Sơn Trà .................................................................................... 35
2.1.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 35
2.1.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 35
2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 35
2.2. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục THCS trên địa
bàn quận Sơn Trà ....................................................................................................... 36
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội quận Sơn Trà ....................................................... 36
2.2.2. Tình hình giáo dục THCS trên địa bàn quận Sơn Trà .................................. 37
2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin............... 41
2.4. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS quận
Sơn Trà
.................................................................................................................................... 42
2.4.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ GV đối với ứng dụng CNTT trong dạy
học ........................................................................................................................... 42
2.4.2. Thực trạng trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ GV ................................. 43
2.4.3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT của GV trong dạy học nhằm phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh ............................................................................... 43
2.4.4. Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh .............................. 47
2.5. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng trường
THCS.......................................................................................................................... 48
2.5.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của CBQL về ứng dụng CNTT trong
dạy học .................................................................................................................... 48
2.5.2. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV ............................. 49
2.5.3. Thực trạng quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho GV .................. 50
2.5.4. Thực trạng quản lý giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy

tính tích cực chủ động của học sinh........................................................................ 51


2.5.5. Thực trạng quản lý đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong
dạy học .................................................................................................................... 54
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
THCS quận Sơn Trà ................................................................................................... 56
2.6.1. Những thời cơ và điểm mạnh ....................................................................... 56
2.6.2. Những thách thức và hạn chế ....................................................................... 56
2.6.3. Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan .......................................... 57
2.7. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 58
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN SƠN TRÀ....... 59
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................... 59
3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn.................................................................................. 59
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ................................................................................... 59
3.1.3. Đảm bảo hài hồ các lợi ích.......................................................................... 60
3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................. 60
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT...... 60
3.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng trình độ ứng dụng CNTT cho đội
ngũ GV .................................................................................................................... 63
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong
đổi mới PPDH ......................................................................................................... 65
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT
theo hướng hiện đại, đồng bộ ................................................................................. 68
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng dựng môi trường dạy học đa phương tiện .............. 70
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong học tập của học sinh ...................................................................................... 72
3.2.7. Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra, thu thập thông tin phản hồi, cải tiến
quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học ........................................... 73

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 75
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp ........................ 76
3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm ................................................................. 76
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 77
3.5. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN, QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL
CNTT
CSVC

Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất

DH
GAĐT
GD&ĐT

Dạy học
Giáo án điện tử
Giáo dục và đào tạo


GADHTC
GVTHCS

Giáo án dạy học tổ chức
Giáo viên trung học cơ sở

PMDH
QLGD
QĐ-UBND
THCS
TT-BGDĐT

Phần mềm dạy học
Quản lý giáo dục
Quyết định uỷ ban nhân dân
Trung học cơ sở
Thông tư Bộ giáo dục đào tạo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

2.1.


Số lượng phân bổ thực trạng ứng dụng CNTT

35

2.2.

Thực trạng mạng lưới trường, lớp, học sinh

37

2.3.

Thực trạng trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các trường
THCS quận Sơn Trà

39

2.4.

Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên theo bộ môn các trường
THCS quận Sơn Trà

39

2.5.

Thực trạng trình đội tin học của đội ngũ

40


2.6.

Thực trạng CNTT các trường THCS quận Sơn Trà

41

2.7.

Thực trạng nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ
giáo viên

42

2.8.

Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

44

2.9.

Thực trạng chi tiết ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

46

2.10. Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh THCS
2.11.
2.12.


Thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của ứng dụng
CNTT trong dạy học
Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng
trường THCS

47
48
49

2.13.

Thực trạng quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ
giáo viên

50

2.14.

Thực trạng quản lý giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

51

Thực trạng chi tiết quản lý và giáo viên về việc giáo viên ứng dụng
2.15. CNTT trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học

53

sinh
2.16.


Thực trạng về quản lý đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng
CNTT trong dạy học

55

3.1.

Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất

78

3.2.

Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

79

3.3.

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất

80


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU BỒ

Số hiệu


Tên hình và biểu đồ

Trang

1.1.
1.2.
1.3.
2.1.

Sơ đồ quan điểm dạy học truyền thống
Sơ đồ quan điểm dạy học thơng tin
Sơ đồ q trình dạy theo quan điểm thông tin
Bản đồ tổng thể địa bàn quận Sơn Trà
Bản đồ quy hoạch mạng lưới trường lớp THCS quận
Sơn Trà
Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội
ngũ GV
Biểu thị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

18
19
19
36

2.2.
2.1
3.1

38
44

81


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi con người phải có
trình độ học vấn, năng lực quản lý, khả năng làm việc hiệu quả và các kỹ năng vận
hành, sử dụng các trang thiết bị và ứng dụng CNTT. Đây chính là cơng cụ giúp con
người tiếp cận tri thức, nâng tầm hiểu biết và giải quyết các công việc nhanh nhất; đó
là con đường rút bớt khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới.
Đối với giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, yêu cầu ứng dụng CNTT
trong giảng dạy, học tập và quản lý mang tính đồng bộ, xuyên suốt từ các cấp quản lý
ngành như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đến các trường học, các lớp
học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung
ương về có nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1].
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, có nêu: “… đổi mới nội
dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác
quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện

đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Định hướng đến năm 2025: “Mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Cơng nghệ thơng tin trở thành
động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong
giáo dục và đào tạo” [7].
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về Ban
hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, định hướng về phương pháp giáo dục đối
với học sinh đã nêu: “Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám
phá vấn đề, hoạt động luyện tập và thực hành, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị
dạy học , đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kĩ thuật số” [2].
Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2017 của UBND thành
phố Đà Nẵng về việc ban hành khung kiến trúc, ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT


2

thành phố Đà Nẵng có nêu nhiệm vụ triển khai đối với ngành GD&ĐT là: “Trường
học các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo: Tổ chức đội ngũ giáo viên thường xuyên
biên soạn, cập nhật bài giảng, bài tập điện tử…”; “Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở,
đào tạo kỹ năng, và các quy chế cụ thể để đội ngũ giáo viên, học sinh thường xuyên sử
dụng, khai thác tốt các ứng dụng trong khung kiến trúc ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục và đào tạo”.
Chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT trong các năm qua đều đề cập đến việc tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Chỉ thị số 2268/CTBGDĐT ngày 8/8/2019 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020
của ngành giáo dục và đào tạo, một trong các nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: “Đẩy mạnh
cơng nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục”; đối với giải pháp Bộ
GD&ĐT cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý”.
Đối với ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, ứng dụng CNTT trong quản lý và
dạy học thường xuyên được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện thông qua nhiệm vụ

năm học. Năm học 2019-2020, công văn số 2561/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 9
năm 2019 của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục trung học, đối với các nhiệm vụ cụ thể có nêu: “Tăng cường ứng dụng CNTT
trong dạy học và quản lý: Chú trọng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy và học; tăng
cường sử dụng các mơ hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực
tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong
việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao”; “Tăng cường ứng dụng CNTT và
truyền thông trong tổ chức và quản lý các hoạt dộng chuyên môn, quản lý kết quả học
tập của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng
đồng”.
Các cơng trình nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các
trường THCS tập trung nghiên cứu các giải pháp chung, một số cơng trình nghiên cứu
đề xuất biện pháp theo thực trạng của các trường học, theo đặc thù địa bàn cụ thể;
chưa có cơng trình nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường
THCS trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Đề tài nghiên cứu: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại
các trường THCS quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy học trên cơ
sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học của đội
ngũ GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng các trường THCS nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:


3

Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS quận Sơn Trà thành
phố Đà Nẵng
4. Giả thuyết khoa học
Nếu hiệu trưởng sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy học do luận văn đề xuất thì sẽ góp phân nâng cao chất lượng dạy học tại trường
THCS quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
THCS
5.2. Phân tích cơ sở thực tiễn trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng công
nghệ thông tin của GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của hiệu trưởng tại các
trường THCS quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng.
5.4. Khảo nghiệm đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các
trường THCS quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với việc
ứng dụng CNTT trong dạy học và đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu
trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025.
6.2. Phạm vi đối tượng khảo sát, điều tra, phỏng vấn
- Cán bộ quản lý: 03 cán bộ Phòng GD&ĐT, 19 CBQL trường THCS và 112 tổ
trưởng, tổ phó các tổ bộ mơn trường THCS.
- Giáo viên: 212 giáo viên bộ môn THCS.
- Học sinh: 80 học sinh lớp 8.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái
quát hóa… các nguồn tài liệu lý luận nhằm xây dựng khung lý thuyết về quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS.
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra:


4

Sử dụng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng nhận thức của GV và hiệu trưởng
về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học; về quan niệm một giờ dạy ứng
CNTT có hiệu quả.
Khảo sát trình độ ứng dụng CNTT của GV, cơ sở vật chất, thiết bị CNTT các
trường THCS trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với việc
ứng dụng CNTT trong dạy học của GV các trường THCS trên địa bàn quận Sơn Trà.
- Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành trao đổi, phỏng vấn GV, Hiệu trưởng để tìm hiểu nhận thức, đánh giá
của họ về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính
cấp thiết, tính khả thi các biện pháp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm của GV, hiệu trưởng các
trường THCS có kinh nghiệm tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học để có thêm
cơ sở xác định các biện pháp quản lý.
7.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ
Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. Dùng phần mềm tin
học để vẽ sơ đồ, đồ thị.

- Định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm và cách tính tốn như sau:
Cách cho điểm :
+ Tốt: 4 điểm
+ Khá: 3 điểm
+ Trung bình: 2 điểm
+ Yếu: 1 điểm.
Cách tính tốn: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và
lập bảng số.
- Kiểm chứng sự phù hợp của các biện pháp quản lý bằng phương pháp thống
kê Tốn học để tính mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp theo công thức Spearman:
r 1 

6 D 2

N ( N 2 1)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy học của GV THCS; phân tích cơ sở thực tiễn trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng
dụng CNTT trong dạy học của GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu
trưởng trường THCS ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.


5

- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả
thi các biện pháp.
9. Cấu trúc luận văn

- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục, Luận văn có 03
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ở các trường THCS quận Sơn Trà.
- Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ở các trường THCS quận Sơn Trà.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, việc ứng dụng CNTT như là một động lực
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi
CNTT, nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT, trong đó có việc ứng
dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD-ĐT).
Trên thế giới, UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước
ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đốn “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn
bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT”. CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới
giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đang tạo
ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này
mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi (any where) Học
mọi lúc (any time) Học suốt đời (life long); Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình
độ tiếp thu khác nhau; Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và
cách học. Theo các tư liệu tổng hợp, đặc biệt là của UNESCO, hầu hết các nước đều

đưa các kiến thức tin học, kỹ năng cơ bản của CNTT vào giảng dạy ở trường phổ
thông, thể hiện rõ hơn từ cấp Trung học cơ sở theo nhiều hình thức tổ chức dạy học
khác nhau.
- Về mục tiêu: Dựa trên điều kiện cụ thể mà các nước lựa chọn một trong hai
mục tiêu sau: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng CNTT cần thiết để
ứng dụng trong cuộc sống và hỗ trợ việc học tập các môn học khác. Trang bị cho học
sinh những kiến thức về thông tin, máy tính và q trình xử lý thơng tin, kiến thức và
kỹ năng sử dụng CNTT.
- Về hình thức dạy học Tin học: Có các hình thức phổ biến như:
+ Tin học là một môn học riêng biệt và là môn học bắt buộc, giống như những
môn học khác đối với mọi học sinh (ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở Úc...).
+ Tin học cũng là môn học riêng biệt nhưng theo hình thức tự chọn (ở Pháp,
Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...).
+ Tin học được tích hợp vào trong các môn học khác (ở Pháp và nhiều bang của
Hoa Kỳ...)
+ Tin học íà hoạt động ngoại khóa.
- Về chương trình: thường được xây dựng theo 3 mức: Giáo dục phổ thông mức
cơ sở; Giáo dục phổ thông mức nâng cao; Giáo dục nghề ở mức nâng cao.
Các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT


7

như: Nước Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ... Để ứng dụng CNTT
được như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin
học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục
và đã thu được những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y
tế, giáo dục,...
Tại Mỹ, đối với giáo dục và đào tạo, sinh viên có thể đi học với sách giáo khoa

điện tử; tại Singapore, năm 1981 thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy
định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi cơng việc hành chính và hoạt
động của Chính phủ. Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học. Ba là, phát triển và thúc đẩy
công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia (NCB) được
thành lập để chỉ đạo cơng tác đó.
Tại Australia, vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi
được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tài liệu này
bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông tin: Một là,
tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tin cậy, sáng tạo và
hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT, và những học sinh này cũng ý thức
được tác động của những ngành công nghệ này lên xã hội; hai là, tất cả các trường đều
hướng tới việc kết hợp CNTT vào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập
của học sinh, để đem lại nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả
của việc thực tập kinh doanh của họ”.
Ở Việt Nam, một bộ phận quan trọng trong chiến lược ứng dụng CNTT trong
GD-ĐT là xác định đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Vào đầu những
năm 80, ngành giáo dục nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các
kiến thức phổ thông về tin học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến ứng dụng
CNTT trong các nhà trường. Ngày 30/7/2001 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị
29/2001/CT-BGDĐT nêu rõ: “Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT,
kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo
dục (Edu Net) nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giai đoạn
2001 - 2005”. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về
Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng mới, định hướng về phương pháp giáo dục
đối với học sinh đã nêu: “Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động
khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và thực hành, được thực hiện với sự hỗ trợ của
thiết bị dạy học , đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kĩ thuật
số”. Trong các năm học, chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT đều đề cập đến việc tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Gần đây, Chỉ thị số
2268/CT-BGDĐT ngày 8/8/2019 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học

2019-2020 của ngành giáo dục và đào tạo, một trong các nhóm nhiệm vụ chủ yếu là:
“Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục”; đối với giải pháp


8

Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả
quản lý”.
Có thể đánh giá, sự phát triển nhanh chóng của máy tính về tốc độ xử lý, dung
lượng bộ nhớ, của phần mềm ứng dụng nên nội dung giảng dạy tin học ở trường phổ
thông hiện nay đã dần chuyển từ lý thuyết, nặng về thuật tốn và ngơn ngữ lập trình
sang tăng cường về ứng dụng như xử lý văn bản, tính tốn biểu bảng, quản trị cơ sở dữ
liệu, vận dụng đồ họa, khai thác Internet... Học sinh được thực hành nhiều hơn.
Chính vì vậy, các tài liệu giáo trình ở trường phổ thơng nói chung và THCS nói
riêng hiện nay do Bộ GD-ĐT biên soạn đã chú trọng phần ứng dụng, thực hành cho
học sinh. Các sách giáo khoa Tin học của các cấp học từ tiểu học đến trung học đều
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng như hệ điều hành,
soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính, cơ sở dữ liệu, Email, Internet... trong đó, cũng đã
dành nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Khi hoàn thành
chương trình phổ thơng, học sinh có thể sử dụng được máy tính, thao tác trên một số
phần mềm ứng dụng thông dụng để phục vụ việc học tập tiếp tục hay đi làm việc.
Nhận thấy được vai trò to lớn của CNTT đối với GD-ĐT, cùng với việc đưa tin
học vào giảng dạy trong nhà trường, CNTT cũng được đưa vào nhà trường với tư cách
là công cụ hỗ trợ công tác quản lý như quản lý học sinh, quản lý GV, quản lý thư viện,
quản lý kết quả học tập, xếp thời khoá biểu, trao đổi dữ liệu giữa các trường... về nội
dung này, nhiều tác giả đã đề cập coi đây như là một là một yêu cầu cấp thiết trong
việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. Một số các
bài viết về chủ đề này đã được đăng trên các tạp chí có uy tín của ngành giáo dục như
bài của Lê Hồng Sơn, Trần Khánh... Về mặt tổng thể, ngành giáo dục cũng đã triển
khai ứng dụng hệ thống thơng tin quản lý. Chương trình quản lý cán bộ, GV của Bộ

GD-ĐT đã được các trường trong cả nước áp dụng nhằm thống nhất cách thức quản lý,
các biểu mẫu, báo cáo về hồ sơ cán bộ, GV trong toàn ngành giáo dục.
Hiện nay, do sự khác biệt về điều kiện, quy mơ, tính chất của mỗi trường, cũng
như yêu cầu của công tác quản lý nên các trường cũng đã tự trang bị, ứng dụng các
chương trình quản lý phù hợp việc quản lý của trường mình như chương trình quản lý
thời khố biểu, quản lý điểm... Đây là sự khẳng định về mặt khoa học vai trò, tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trong cơng tác quản lý
nhà trường nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trước xu thế của thời đại mới.
Một số tác giả như Quách Tuấn Ngọc, Lưu Lâm, Đỗ Trung Tá, Nguyễn Hữu
Chí... đã đánh giá xu thế phát triển của giáo dục thế giới, cũng như của Việt Nam, đồng
thời phân tích những ưu thế của CNTT mang lại để từ đó khẳng định việc ứng dụng
CNTT trong dạy học là cần thiết và là xu thế tất yếu của nhà trường Việt Nam. Các tác
giả như Đào Thái Lai, Phó Đức Hồ, Ngơ Quang Sơn, Lê Cơng Triêm, Nguyễn Vãn
Hiền, Nguyễn Chí Tăng... thì nghiên cứu và đưa ra những yêu cầu đối với giáo viên về
ứng dụng CNTT nói chung và kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng.


9

Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH trong từng bộ môn cụ thể ở trường phổ
thông cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và viết trên các tạp chí khoa học như
Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Ban, Trần Hoài Phương [3], Nguyễn Thanh Cảnh,
Đặng Thị Hồng Đào, Bùi Văn Nghị, Trịnh Đình Tùng...Các tác giả đã cho thấy rất
nhiều phần mềm dạy học được sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông hiện nay
như Microsoft PowerPoint, Crocodile Physic- Math- Chemistry, Geometry Sketchpad,
Cabri, Encarta... Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu phân tích và chỉ ra cách thức ứng
dụng CNTT, khai thác, kỹ thuật sử dụng các phần mềm phù hợp với từng bộ môn để
làm thay đổi cách dạy và học nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ mơn.
Tóm lại, việc nghiên cứu của các tác giả trên đã khẳng định vai trò, ưu thế của
CNTT trong dạy học. Nó là phương tiện dạy học mới phục vụ hiệu quả cho việc đổi

mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ rõ
việc ứng dụng CNTT trong dạy học muốn có hiệu quả thì địi hỏi giáo viên phải có
những yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT nhất định. Như vậy, có thể thấy việc ứng
dụng CNTT trong nhà trường phổ thông nước ta theo ba hướng chính:
Một là, đưa mơn tin học vào dạy trong nhà trường. Nhằm trang bị kiến thức tin
học, rèn luyện các kỹ năng ứng dụng CNTT cho học sinh. Đây vừa là mục đích nâng
cao trình độ học vấn, vừa là phương tiện để hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của
học sinh trong thời đại CNTT.
Hai là, công cụ hỗ trợ công tác quản lý. Đây là một yêu cầu cấp thiết để đổi mới
công tác quản lý nhà trường nói chung và cơng tác quản lý dạy học nói riêng. Với ưu
thế của CNTT là xử lý nhanh chóng, chính xác sẽ giúp cho cơng tác quản lý ở các
trường phổ thông đạt hiệu quả cao.
Ba là, với tư cách là phương tiện dạy học mới, CNTT đã làm thay đổi cách dạy
và cách học, hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học. Máy
tính, mạng Internet cùng với các phần mềm dạy học đã tạo ra môi trường dạy học đa
phương tiện, mơ hình học tập mới làm cho người học có thể học tập bất cứ ở đâu, bất
cứ thời điểm nào. Từ đó, có thể tích cực hố, cá biệt hố q trình học tập của HS.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
CNTT được ứng dụng để giải quyết hầu hết các hoạt động ở trường phổ thông
như hoạt động quản lý, hoạt động dạy học.. .ứng dụng CNTT trong dạy học làm sao
cho có hiệu quả đã được nhiều tác giả, đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên, thì hiệu quả dạy
học với sự hồ trợ của CNTT vẫn chưa đạt được như những gì mong muốn. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là việc quản lý ứng dụng CNTT của hiệu
trưởng các trường phổ thông chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện.
GV chính là đội ngũ then chốt quyết định sự thành công việc ứng dụng CNTT
trong dạy học, còn hiệu trưởng là người có vai trị quan trọng, chịu trách nhiệm chính
trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông. Thấy
được tầm quan trọng, ưu thế của CNTT trong dạy học, một số tác giả đã có bài viết,



10

cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Thơng qua chương trình “Dạy học
cho tương lai” tác giả Nguyễn Thanh Bình cũng đã khảo sát thực trạng sử dụng CNTT
trong dạy học đổi với các GV tham gia chương trình này. Qua thăm dị, tác giả đưa ra
bức tranh chung về những khó khăn trong việc sử dụng CNTT trong dạy học ở phổ
thông, đồng thời đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng CNTT trong
dạy học [6].
Năm 2009, Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM), được ký kết giữa
Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam cũng có nội dung đào tạo về quản lý cho
hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho hiệu trưởng các trường
THPT. Đồng thời, xây dựng hệ thống CNTT tích hợp cho cơng tác quản lý. Qua nội
dung này, cũng đã nâng cao nhận thức của hiệu trưởng về vai trị của CNTT trong dạy
học. Bên cạnh đó cịn cung cấp, định hướng cho hiệu trưởng trong việc quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học phổ thông.
Năm 2008, Dự án VVOB về CNTT trong giáo dục và quản lý được triển khai ở
các trường phổ thông tại Việt Nam. Đó là sự hợp tác giữa tổ chức WOB - Vương quốc
Bỉ tại Việt Nam với Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Mục
tiêu của dự án nhằm cung cấp cho GV và lãnh đạo các trường phổ thông các tư liệu
thực tế hỗ trợ cho việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lý và dạy học. Một trong
những nội dung cơ bản của dự án này là bồi dưỡng cho hiệu trưởng cách lập kế hoạch
ứng dụng CNTT trong nhà trường, trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy học. Dự án
cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học giới thiệu CNTT trong dạy học và quản
lý nhà trường, về việc tích hợp CNTT trong dạy học. Khơng chỉ dừng lại về mặt lý
thuyết, mà thực tế dự án còn triển khai việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT cụ thể tại
các trường tham gia dự án (có 18 trường tham gia: 6 trường tiểu học, 6 trường THCS,
6 trường THPT). Theo báo cáo đánh giá thì GV và lãnh đạo các trường tham gia dự án
có nhận thức cao về lợi ích mà CNTT mang lại trong quản lý và dạy học. Kỹ năng về
CNTT của họ được phát triển và nâng cao hơn. GV chuẩn bị bài tốt hơn, đã tích hợp
CNTT vào trong giáo án, giảng dạy hiệu quả hơn. Cơng tác quản lý của hiệu trưởng có

hiệu quả hơn khi sử dụng CNTT, các trường đã có lập kế hoạch và triển khai ứng dụng
CNTT trong dạy học.
Qua nghiên cứu, tác giả Phó Đức Hồ, Ngơ Quang Sơn đưa ra một số biện pháp
của các nhà quản lý giáo dục trong việc thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử
trong môi trường dạy học đa phương tiện [12].
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất giải
pháp ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS, CĐSP, ĐHSP nói chung trong đó
cũng đã đề cập đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các bậc học này như Ngơ
Quang Sơn, Trần Minh Hùng, Hồng Trung Sơn...
Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học được các học viên tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nghiên cứu


11

trong thời gian gần đây như: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
các trường tiểu học trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” (năm 2015);
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học tại các trung tâm dạy nghề - giáo dục
thường xuyên và hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (năm 2017); Quản lý
chất lượng dạy học môn Tin học đại cương tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin,
Đại học Đà Nẵng (năm 2017); Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy ở trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng (năm 2017); Quản lý công
tác bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên các trường trung học phổ thông thị xã
Thakhek tỉnh Khammouane nước CHDCND Lào (năm 2018); Quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi (năm 2019). Các cơng trình này đều đã đánh giá thực trạng việc quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin tại các địa phương ứng với các cấp học, ngành học và đề
xuất biện pháp quản lý tương ứng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và dạy
học tại các địa phương được nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các
tác giả cho thấy quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc THCS tại quận Sơn Trà,

thành phố Đà Nẵng chưa có cơng trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, rõ
ràng để đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT một cách chung chung hay là ở các
bậc học khác.
Nhìn chung, trong thời đại thông tin việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các
trường THCS là bước đột phá trong đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học.
vấn đề đặt ra là làm sao để GV ứng dụng CNTT trong dạy học cho phù hợp, mang lại
hiệu quả cao? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học của hiệu trưởng trường THCS hiện nay. Đây là yêu cầu rất cấp bách và
cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện.
1.2. Một số khái niệm chính
1.2.1. Cơng nghệ thơng tin
Theo Bách khoa tồn thư Wikipedia: “CNTT (Tiếng Anh:Infomation
Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là
ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý,
truyền và thu thập thông tin”.
Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là
sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ
thống truyền thơng và video để xử lý, truyền phát và nhận thông tin” [26].
Theo luật CNTT số 67/ 2006/ QH 11 ngày 29/ 6/ 2006 ( Điều 4. Giải thích từ
ngữ): “ CNTT là tập hợp các PP khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Nghị quyết số
49/CP của Chính phủ ký ngày 04 / 08 / 1993 “về phát triển CNTT ở nước ta trong
những năm 90”: “Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học,
các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn


12

thơng nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin
rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Theo chúng tôi, sự phát triển như vũ bão của CNTT kết hợp với xu hướng tồn
cầu hố đã góp phần hình thành nền kinh tế “mạng”, dẫn đến mối quan hệ khăng khít
khơng thể tách rời giữa máy tính với mạng viễn thơng và tạo nên một khái niệm mới là
“CNTT và truyền thông” (Information and Communications Technology - ICT). Ngày
nay, thế giới dùng phổ biến thuật ngữ ICT này và xem viễn thông như là một phần
quan trọng trong hoạt động CNTT mà điển hình là mạng Internet.
Do đó, hiện nay hiểu theo nghĩa chung nhất thì CNTT có bao gồm cả truyền
thơng. Do vậy, Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng cỏ hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và
tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người để đạt được hiệu quả cao nhất
thông qua máy tính, hệ thống máy tính và các thiết bị truyền thông.
1.2.2. Ứng dụng CNTT
Theo Luật Công nghệ thông tin thì: “ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT
vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và
các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động
này” [19].
Đối với lĩnh vực GD-ĐT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt
động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động
quản lý, các hoạt động dạy học và giáo dục.
Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động
dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS,
nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
1.2.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng CNTT trong giáo dục là một điều tất yếu của thời đại. Peter Van
Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý nhà trường
(ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã
hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra
mang tính cơng nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó.
Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như
vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hố cực kì quan trọng. Máy vi tính và những

kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin
và tri thức. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào
trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà khơng có CNTT là một
nhà trường khơng quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội”.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực: ứng dụng CNTT
trong quản lý và ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong các nhà trường phổ thông hiện
nay, tùy theo mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV, trang bị


13

CSVC về CNTT…mà nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường là rất
khác nhau. Theo tác giả của đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường phổ thông Việt nam” (do Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện
Chiến Lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm 2003 – 2005), việc
ứng dụng CNTT trong các nhà trường từ thấp đến cao có 4 mức độ: Mức 1: Sử dụng
CNTT để trợ giúp GV trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài
liệu, sưu tầm tài liệu…nhưng chưa sử dụng CNTT trong tổ chức dạy học các tiết học
cụ thể của môn học; Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một cơng việc nào
đó trong tồn bộ quá trình dạy học; Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học (PMDH) để tổ
chức dạy học một chương trình, một số tiết, một vài chủ đề môn học; Mức 4: Tích hợp
CNTT vào q trình dạy học.
Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học nghĩa là: Tăng cường đầu tư cho việc
giảng dạy môn tin học cho cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng CNTT làm công cụ
hỗ trợ việc dạy và học các môn học (Soạn giáo án điện tử (GAĐT) khai thác tốt phần
mềm thiết kế bài dạy; phần mềm powerpoint, violet…); Tăng cường khai thác thông
tin trên mạng Internet để tra cứu và xây dựng GAĐT có chất lượng…
1.2.4. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội và quản lý giáo
dục là một loại hình của quản lý xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý

giáo dục. Theo tác giả Trần Kiểm, đối với cấp vĩ mô “QLGD là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi
của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm
đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với
môi trường bên ngồi ln biến động’’ hoặc: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác
của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát ,…một
cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục
tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch
hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả
những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa. Do đó, quản lý giáo
dục là q trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục
thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [8]
Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và


14

hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của tồn bộ
hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận
thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục
về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý của con người. Chất lượng của giáo dục chủ yếu
do nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà
trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng
đã viết: “quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý
nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng
cách hiệu quả nhất”.
Từ những định nghĩa trên, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá
trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
1.2.5. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
a) Quản lý dạy học
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung.
Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục
đích chung. Như vậy, trong lịch sử phát triển lồi người xuất hiện một dạng lao động
mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
Dạng lao động đó được gọi là quản lý. Có thể nói quản lý xuất hiện như một hoạt động
tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội lồi người, nó được bắt nguồn và gắn chặt
với sự phân công và hợp tác lao động.
Ngày nay, quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Trong hoạt
động quản lý, vai trò của người quản lý là rất cần thiết và quan trọng. Ngay từ thời cồ
đại, Khổng Tử đã cho rằng người quản lý mà chính trực thì khơng cần phải tốn nhiều
công sức mà vẫn khiến được người ta làm theo. C.Mác thì khẳng định bằng ý tưởng rất
độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình,
nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [15].
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý, tuỳ theo cách tiếp cận khác
nhau. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu.
Theo Từ điển Giáo dục học, “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng,
có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức”.
Dựa vào vai trị các nguồn lực trong quản lý, tác giả Trần Kiểm khẳng định:
“Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết

hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và
ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với
hiệu quả cao nhất” [15]. Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu:


×