Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYấN V MễI TRNG
--------------------------------------

NGUYN THNH CễNG

MÔ Tả THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN QUảN Lý
CHấT THảI rắn Y Tế TạI MộT Số BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH QUảNG
NINH, NĂM 2013

LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC MÔI TR¦êNG

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYấN V MễI TRNG
--------------------------------------

NGUYN THNH CễNG

MÔ Tả THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN QUảN Lý
CHấT THảI rắn Y Tế TạI MộT Số BệNH VIệN ĐA KHOA TØNH QU¶NG
NINH, N¡M 2013
Chun ngành: Mơi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LN V¡N TH¹C SÜ KHOA HọC MÔI TRƯờNG

NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN THANH HÀ


Hà Nội – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn
y tế tại một số Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013”do tác giả Nguyễn
Thành Công thực hiện từ tháng 04/2013 – 8/2013 dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thanh Hà.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo
sát sao của TS. Nguyễn Thanh Hà để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Tác
giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Hà đã rất nhiệt tình hướng
dẫn trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của ban lãnh đạo
bệnh viện cùng các y bác sĩ, nhân viên của 3 bệnh viện: Bệnh viện Việt Nam –
Thụy Điển ng Bí, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện Đa khoa thị xã
Quảng Yên, tập thể lớp cao học môi trường K8 tại Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ để đề tài được triển khai và hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô, các anh chị đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của Sở Tài nguyên &
Môi trường Quảng Ninh, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy cô và các bạn để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Cam đoan cơng trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu là
trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác; các kết quả nghiên cứu của
tác giả chưa từng được công bố.
Quảng Ninh, Ngày tháng

năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thành Công


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 4
1.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................... 4

1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế .............................................................. 4
1.1.2. Phân loại chất thải y tế .................................................................................... 5
1.2.

Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện ............ 8

1.3.


Tác động đến môi trƣờng............................................................................ 13

1.4.

Tác động đối với sức khoẻ con ngƣời ........................................................ 16

1.5.

Các biện pháp quản lý chất thải y tế ......................................................... 27

1.5.1. Tổng quan công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới ................................ 27
1.5.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam .................... 28
1.5.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Quảng Ninh. ......................... 30
1.6.

Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ................................... 36

1.6.1. Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng trên thế giới .................................................................................. 36
1.6.2. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế ...................... 37
1.6.3. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải ..................................................... 37
CHƢƠNG II:ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 40
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 40

2.2

Địa điểm nghiên cứu. ................................................................................... 40


2.3.

Thời gian nghiên cứu................................................................................... 40

2.4.

Nội dung nghiên cứu. ................................................................................. 40

2.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................... 40

2.5.1

Phương pháp chọn mẫu. ................................................................................ 40

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 41
2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 42

1


2.6.

Các nội dung tiêu chí đánh giá ................................................................... 42

2.7.

Mức độ quan trọng của các tiêu chí ........................................................... 45


2.8.

Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động ........................................ 47

2.9.

Công thức tính tốn tổng hợp về cơng tác quản lý mơi trƣờng theo
từng hoạt động của tiêu chí ........................................................................ 47

2.10.

Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ................................... 47

2.11.

Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát ........................... 48

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 49
3.1.

Đặc điểm chung về các bệnh viện nghiên cứu........................................... 49

3.1.1. Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí ................................................... 49
3.1.2. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 49
3.1.3. Bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên ............................................................ 50
3.2.

Đánh giá về công tác phân loại ................................................................... 51

3.3.


Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải ............................................... 57

3.4.

Đánh giá về công tác xử lý chất thải .......................................................... 61

3.5.

Đánh giá về công tác lƣu giữ chất thải ...................................................... 65

3.6.

Đánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trƣờng về sự
nắm bắt các quy định quản lý chất thải y tế. ............................................ 68

3.7.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và xử lý chất
thải rắn y tế đối với các bệnh viện. ............................................................ 77

3.7.1. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí. ................................................. 77
3.7.2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. ........................................................... 77
3.7.3

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thị xã Quảng Yên. ................................................. 78

3.8.

Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ................................... 78


3.8.1. Về nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế ................................................... 78
3.8.2. Về trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải .................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 83
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 88


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

WHO

Tổ chức y tế thế giới

C, H, O, N

Cacbon, Hidro, Oxi, Nitơ

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch


CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

TTYT

Trung tâm y tế

BV

Bệnh viện

CTNH

Chất thải nguy hại

MTĐT


Môi trường đô thị

ASEM

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu

EATOF

Diễn đàn Du lịch liên khu vực

AIPA-31

Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 31

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
BẢNG:

Bảng 1.1. Lượng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam ............................................. 9
Bảng 1.2. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất
thải y tế, các loại vi sinh vật gây bệnh và phương tiện lây truyền .......... 19
Bảng 1.3. Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da ......................... 21
Bảng 1.4: Thống kê lượng chất thải phát sinh tại các đơn vị y tế trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 35
Bảng 2.1: Một ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện ... 44

Bảng 2.2: Ví dụ về xác định mức độ quan trọng của tiêu chí ................................. 46
Bảng 3.1. Đánh giá cơng tác phân loại chất thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.

Điển ......................................................................................................... 51
Đánh giá công tác phân loại chất thải của bệnh viện đa khoa Tỉnh ........ 52
Đánh giá công tác phân loại chất thải của bệnh viện đa khoa thị xã
Quảng Yên .............................................................................................. 54
Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải tại bệnh viện Việt Nam –
Thụy Điển ............................................................................................... 57
Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 58

Bảng 3.6: Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải tại bệnh viện đa khoa thị
xã Quảng Yên.......................................................................................... 59
Bảng 3.7. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của bệnh viện Việt Nam Thụy Điển ..... 62
Bảng 3.8. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của bệnh viện tỉnh Quảng Ninh . 62
Bảng 3.9. Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của bệnh viện đa khoa thị xã
Quảng Yên .............................................................................................. 63
Bảng 3.10. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển .... 65
Bảng 3.11. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện đa khoa tỉnh ............ 66
Bảng 3.12. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải của bệnh viện đa khoa thị xã
Quảng Yên .............................................................................................. 67
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại bệnh viện về nắm bắt
các kiến thức quản lý chất thải ................................................................ 69
Bảng 3.14. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác quản lý chất
thải ........................................................................................................... 70



HÌNH:
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động
của chúng đến môi trường và sức khoẻ con người ................................. 11
Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện theo bộ phận chức năng ............... 12
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh cơng tác phân loại chất thải của 3 bệnh viện ................ 56
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh công tác vận chuyển chất thải của 3 bệnh viện ............ 61
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh công tác xử lý chất thải của 3 bệnh viện ...................... 64
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh cơng tác lưu giữ chất thải của 3 bệnh viện ................... 68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
ngành Y tế. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế khơng ngừng được tăng
cường, mở rộng và hồn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế
đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại.
Tại Việt Nam chất thải y tế đang trở thành một trong những vấn đề môi
trường trọng tâm cần xử lý. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 13.511 cơ
sở y tế trong đó có 1.361 cở sở khám chữa bệnh. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh
từ các cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế
nguy hại phải được xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Tỷ lệ bệnh viện phân loại và
thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu là 50%. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh viện xử lý chất
thải rắn y tế bằng lị đốt 2 buồng hoặc sử dụng cơng nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử
khuẩn chất thải rắn y tế nguy hại là 29,4%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi
trường thuê xử lý là 39,8% và 30,8% bệnh viện xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt
thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh viện
tuyến huyện tại các tỉnh miền núi).

Quảng Ninh thuộc vùng đông bắc của đất nước, diện tích 6.110,8 km2 và dân
số: 1.004,5 nghìn người; là một tỉnh biên giới hải đảo, nằm trong tam giác tăng
trưởng kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Tồn Tỉnh có 2 Thành
phố trực thuộc Tỉnh và 12 Huyện - Thị xã. Ngoài ra, Tỉnh có 27 xã rẻo cao hẻo lánh
thuộc diện miễn viện phí. Mạng lưới y tế của tỉnh có 26 đơn vị y tế tuyến Huyện,
thị, Bệnh viện chuyên khoa và 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh là
bệnh viện Đa khoa đầu ngành y tế Quảng Ninh.
Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng
yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngồi nước. Tính
đến năm 2010, tồn tỉnh Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phịng khám đa khoa khu

1


vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã,
phường. Trong đó, Đội ngũ bác sỹ, y sỹ rất chuyên nghiệp với 02 Tiến sỹ Y học, 53
Thạc sỹ Y học, 24 Bác sỹ chuyên khoa II, 218 Bác sỹ chuyên khoa I, 437 Bác sỹ,
478 Y sỹ, 109 Kỹ thuật viên, 960 Điều dưỡng viên, 225 Nữ hộ sinh, 43 Dược sỹ Đại
học, 99 Dược sỹ Trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường
bệnh trên 10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.
Để nắm được thông tin về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại một số
bệnh viện đa khoa có qui mơ lớn nhất tỉnh với số giường bệnh nhiều và cung cấp
dịch vụ Y tế đa dạng cho đa số nhân dân tại Quảng ninh như thế nào? Và những yếu
tố nào góp phần tác động đến thực trạng đó chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu “Mô
tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013”.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên cơ sở đó xây dựng giải pháp
tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa các tuyến

tại Tỉnh Quảng Ninh.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lí rác thải y tế tại 03
bệnh viện Đa khoa thuộc Tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định các yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế.
- Đề xuất các giải pháp để quản lí và xử lí rác thải y tế ở các bệnh viện Đa
khoa Tỉnh Quảng Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện Việt
Nam - Thụy Điển ng Bí, Bệnh viện Đa Khoa thị xã Quảng n.
- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng Rác thải y tế tại bệnh
viện, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải: các thùng, bể chứa, vật liệu

2


dụng cụ y tế đã qua sử dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp để quản lí và xử lí rác thải
y tế ở các bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh.
4. Kết quả và ý nghĩa
a) Kết quả
- Đánh giá thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế.
- Đánh giá thực trạng thu gom và xử lí rác thải y tế.
- Đề xuất giải pháp nâng cao cơng tác thu gom và xử lí rác thải y tế.
n
-

nghĩa khoa học: Cung cấp thêm số liệu và các bằng chứng về tình hình

phát thải, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý rác thải y tế tại 03 bệnh
viện Đa khoa thuộc 3 tuyến tại tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng công tác quản lý chất thải bệnh viện.
-

nghĩa thực tiễn: xây dựng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và

xử lí rác thải y tế tại các Bệnh viện Đa khoa tại tỉnh Quảng Ninh.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở p áp lý xác địn c ất t ải y tế
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành năm 1999 của Bộ Y tế thì “Chất
thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám
chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phịng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế
có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí
thải từ các cơng trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế)”. Nhìn một cách tổng
quát thì khái niệm này tương đối đầy đủ và chính xác, tuy nhiên chưa nêu lên được
đặc tính nghiêm trọng của chất thải y tế, và khơng có sự phân biệt với các loại chất
thải khác.
Do đó, khái niệm này đã được thay đổi vào năm 2007 và Chất thải y tế được
hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất
thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Theo cách nhìn này thì chất thải y tế

được nhấn mạnh gồm có cả chất thải nguy hại. (nguồn: Quy chế Quản lý chất thải y
tế, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chất thải y tế nguy hại được định nghĩa là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại
cho sức khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này
khơng được tiêu huỷ an tồn. (nguồn: Quy chế Quản lý chất thải y tế, ban hành kèm
theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Y tế).
Mặc dù được phân thành 2 loại chính là chất thải nguy hại và chất thải thơng
thường, tuy nhiên chỉ có khoảng từ 10-25% các chất thải y tế được xác định là chất
thải nguy hại theo Thông tư mới nhất số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý
chất thải nguy hại ngày 14 tháng 4 năm 2011 thì chất thải y tế nằm trong danh mục

4


A các chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1, chỉ trừ các loại chất thải sinh hoạt
thông thường. Còn lại khoảng 75% - 90% chất thải y tế được phát sinh từ các cơ sở
y tế là khơng nguy hại cịn gọi là chất thải y tế "chung" như chất thải sinh hoạt.
Về mặt lý thuyết chất thải thơng thường của bệnh viện thuộc nhóm chất thải
khơng độc hại, nhưng nếu không được xử lý tốt, các chất thải loại này cũng có thể
là chất thải nguy hại do có nguy cơ gây lây nhiễm do sự phát thải của các nguồn
bệnh từ các chất bài tiết như phân, chất nôn của bệnh nhân chứa các tác nhân gây
bệnh. Do đó, chất thải y tế là loại chất thải cần phải được quan tâm và xử lý triệt để.
1.1.2. P ân loại c ất t ải y tế
Chất thải y tế có rất nhiều thành phần rất phức tạp nên cần được phân ra thành
những loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại tuỳ thuộc vào mục
đích mà người ta có thể phân theo tính chất nguy hại của chất thải, phân loại theo
thành phần có trong chất thải hay là phân loại theo dạng tồn tại của chất thải.

a. Phân loại theo tính chất nguy hại:
Đây là cách phân loại theo hướng dẫn của WHO, 1992 được sử dụng tại phần
lớn các nước đang phát triển. Theo phân loại này, chất thải y tế được phân thành các
loại sau:
- Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm
các yếu tố nguy hại);
- Chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không);
- Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn);
- Chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với
tế bào);
- Chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình
chứa khí có áp suất cao).
Mục đích của việc phân loại này để nhằm thu gom chất thải và tái chế chất
thải một cách an tồn. Để đáp ứng được mục đích này, trong tài liệu của WHO cũng
còn nêu ra nguồn gốc phát sinh của các loại chất thải này. Cũng dựa trên sự phân

5


loại hợp lý này, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được sửa đổi
vào năm 2007. Theo đó, chất thải y tế được chia thành 5 loại và được định nghĩa cụ
thể như sau:
* Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các

phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hoá học nguy hại:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đốn hình
ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.

6


* Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hố học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các cơng việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu

đóng gói, thùng các tơng, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
b. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải.
Cách phân loại theo dạng tồn tại này rất ít được sử dụng, tuy nhiên cách
phân loại này cũng phù hợp với một số mục đích cụ thể, nhất là phù hợp với việc
xây dựng các dự án, đề án. Theo cách phân loại này thì chất thải y tế được chia
thành 3 loại:
- Chất thải y tế dạng rắn: là dạng chất thải có nhiều thành phần phức tạp nhất,
chứa nhiều thành phần nguy hại gồm các loại kim loại, kim tiêm, ống tiêm, chai lọ
nhựa, thuỷ tinh, bông băng, bệnh phẩm, rác hữu cơ, đất dá, bột bó gãy xương và các
vật rắn khác.
- Chất thải lỏng bệnh viện gồm: nước thải từ khoa Xét nghiệm, X quang, các
khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện, nước thải sinh
hoạt và nước mưa.
- Khí thải: từ các cơng trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế.

7


c. Phân loại theo thành phần có trong chất thải
Việc phân loại theo thành phần có trong chất thải cũng được sử dụng để phù
hợp với một số mục đích như tách riêng các thành phần chất thải khi đem đi xử lý
hoặc để thống kê được lượng tiêu thụ từng loại. Phân loại theo cách này có thể chia
thành phân loại theo thành phần vật lý, thành phần hoá học và thành phần sinh học.
* Phân loại theo thành phần vật lý:
- Đồ bông vải sợi: Gồm băng, gạc, bông, quần áo cũ, khăn lau, vải trải.
- Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
- Đồ thuỷ tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm.
- Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng.
- Đồ kim loại: Kim tiêm, hộp đựng, dao mổ, cưa…

- Thành phần tách ra từ cơ thể: Máu mủ dính ở băng gạc, bộ phận cơ thể cắt bỏ
- Rác rưởi lá cây, đất đá…
* Phân loại theo thành phần hoá học:
- Những chất vơ cơ, kim loại, bột bó, chai thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất, thuốc thử
- Những chất hữu cơ: Đồ vải, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa.
- Nếu phân tích ngun tố thì có những thành phần: C, H, O, N.
* Phân loại theo thành phần sinh học:
Theo thành phần sinh học gồn có các loại: máu, những loại dịch tiết, những
động vật thí nghiệm, phần cơ thể cắt bỏ và đặc biệt là những vi trùng gây bệnh.
1.2. N uồn p át sin c ất t ải y tế từ các oạt độn tron

ện viện

Rác thải y tế là một loại chất thải đặc biệt sản sinh ra trong quá trình tiến
hành các hoạt động chữa bệnh và phòng bệnh. Rác thải y tế chủ yếu là loại chất thải
nguy hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào môi trường.
Rác thải y tế chủ yếu là rác thải bệnh viện hiện nay đang gây sự quan tâm lo
lắng cho nhân dân, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đại dịch AIDS. Bệnh viện
là nơi hội tụ nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nhân nặng. Nếu khơng có sự quản
lý tốt thì nguy cơ lây lan bệnh dịch khơng thể lường trước được.

8


Nước ta có một mạng lưới bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Thống
kê năm 1996 cho thấy toàn ngành y tế có 12.556 cơ sở với 172.642 giường bệnh.
Sau 10 năm, năm 2005, chúng ta đã có 13.337 với tổng số 194.713 giường bệnh
(Niên giám thống kê y tế, 2005). Các cơ sở y tế này đã thải ra một lượng lớn chất
thải y tế. Ngoài các bệnh viện của Bộ Y tế, chúng ta cịn có cả một hệ thống bệnh
viện của các lực lượng vũ trang. Tổng số cơ sở điều trị và tổng số giường của hệ

thống này theo ước tính cũng có thể lên tới hàng ngàn. Trên một chục viện nghiên
cứu như hệ thống viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Viện
Y học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Sốt rét,
Ký Sinh Trùng và Côn Trùng ở Hà Nội, Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh, Viện Vệ
Sinh Y tế Cơng Cộng, VIện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và một loạt các viện nghiên
cứu y sinh học khác cũng thải ra các loại chất thải vi sinh trong quá trình nghiên
cứu. Bộ Y tế cịn có nhiều xí nghiệp dược mà trong quá trình sản xuất cũng thải ra
chất thải độc hại.
Bản 1.1. Lượn c ất t ải y tế p át sin tại Việt N m
Tổng lƣợng chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại

(kg/giường bệnh/ngày)

(kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện Trung ương

0,97

0,16

Bệnh viện tỉnh

0,88

0,14

Bệnh viện huyện


0,73

0,11

Trung bình

0,86

0,14

Tuyến bệnh viện

Trong số các bệnh viện hiện nay có tới 815 bệnh viện khơng có hệ thống xử
lý chất thải hoặc có nhưng khơng hoạt động, hoặc hoạt động khơng thường xun,
khơng có hiệu quả. Trung bình một bệnh viện nhỏ thải ra vài trăm kg rác, một bệnh
viện trung bình thải ra 600 - 800kg rác, bệnh viện lớn có hơn 1 tấn một ngày. Khối
lượng chất thải của từng bệnh viện phụ thuộc vào các yếu tố của bệnh viện như:

9


chuyên khoa của bệnh viện, giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, kỹ thuật điều trị,
khí hậu thời tiết, phong tục tập quán v.v...
Trong năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 tại bênh viện đại diện
cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y
tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng
tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát
sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y
tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.

Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải
y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% cịn lại ở các tỉnh
thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của
các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố,
thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nơng thơn, miền núi. Ước tính trong
tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế
nguy hại vào khoảng 21.000 tấn.
Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều tạo ra chất thải và có khả năng tác
động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng được
mơ tả theo hình 1.1 dưới đây. Việc nắm được các nguồn phát sinh các chất thải
y tế giúp cho giảm thiểu và loại bỏ chất thải nhằm quản lý và xử lý chất thải tốt
hơn. Khơng có một tài liệu nào trên thế giới có thể thống kê được hết các chất
thải từ các hoạt động của bệnh viện. Mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có các nguồn
phát sinh chất thải y tế khác nhau, tuỳ thuộc vào hoạt động riêng. Bệnh viện có
quy mơ càng lớn, lĩnh vực hoạt động càng lớn thì nguồn phát sinh chất thải và
loại chất thải càng phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu này muốn dựa trên việc
phân loại chất thải trong quy chế quản lý chất thải y tế để trình bày được rõ hơn
các nguồn gốc phát sinh của chúng và để người đọc có thể thấy rõ được việc
phân loại chất thải y tế như thế nào.

10


Hoạt động
BỆNH VIỆN

CHẤT THẢI Y TẾ
(rắn, lỏng, khí)
Quản lý, xử lý chất thải
khơng tốt


Ơ nhiễm mơi trƣờng
(Nước sinh hoạt, nước thải,
khơng khí, đất)

Ảnh hƣởng sức khoẻ cộng
đồng

Hìn 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác
động củ c ún đến môi trường và sức khoẻ con n ười
Hình 1.1 trình bày sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện,
trong đó chỉ đưa ra chất thải là các dạng rắn, lỏng, khí, chứ khơng nêu rõ được các
loại cụ thể của chúng. Do đó, theo cách thống kê khác, nguồn phát sinh chất thải
bệnh viện có thể được xác định theo các bộ phận chức năng, các khoa và các phòng
ban có trong bệnh viện. Các thống kê nguồn phát sinh này phụ thuộc vào số lượng
bộ phận chức năng của bệnh viện. Bệnh viện có càng nhiều đơn vị cấp dưới, lĩnh
vực hoạt động rộng thì lượng chất thải bệnh viện càng nhiều và nguồn phát sinh
chất thải càng phức tạp. Chính vì thế có thể dựa vào sơ đồ tổ chức của từng bệnh
viện khác nhau để đánh giá các nguồn phát sinh.
Sự phát sinh rác thải y tế từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các
nghiên cứu rất đa dạng song chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể
liệt kê như sau:
- Chất thải khoa điều trị: Bộ phận thay bơng băng lau mủ: gạc, bơng băng
dính máu mủ, mủ hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc. Bộ phận tiêm: kim tiêm, bơm
tiêm, ống thuốc, thuốc thừa. Các dịch, bệnh phẩm, túi đựng.
- Chất thải phịng mổ: bơng nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt
bỏ của cơ thể, máu, dịch, thuốc, hoá chất, kim tiêm, bơm tiêm.

11



- Chất thải phòng khám: bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc
nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn.
- Chất thải khoa xét nghiệm huyết học: mơi trường, máu, hố chất chai lọ,
kim tiêm.
- Chất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hoá sinh: bệnh phẩm, phân, nước giải,
máu mủ, đờm, hố chất, mơi trường ni cấy.
- Chất thải phịng thí nghiệm: các xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động
vật, các chất thải của quá trình sản xuất văc - xin.
- Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân:
đồ ăn, thức uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn.
Thành phần rác bệnh viện hiện nay rất đa dạng và phức tạp vì chúng ta chưa
có hệ thống phân loại rác nguy hiểm ngay từ lúc phát sinh. Các khảo sát cho thấy
thành phần của rác bệnh viện bao gồm giấy, kim loại, thuỷ tinh, chai lọ, bơng băng,
bột bó gẫy xương, túi nhựa các loại, bệnh phẩm, các phần cắt bỏ của cơ thể, rác hữu
cơ, đất đá và các loại vật rắn khác.

Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện theo bộ phận chức năn

12


Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo loại bệnh
viện. Chúng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân loại nên các điều tra
gần đây đều nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh viện lớn thường chiếm tới 20 25% toàn bộ rác phát sinh. Con số này so với các bệnh viện của nước ngoài là hơi
cao, theo tài liệu của WHO (1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15%
là độc hại.
1.3. Tác động đến môi trƣờng
* Tác động đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế được chôn lấp không đúng cách thì các vi sinh vật gây

bệnh, hóa chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử
dụng bãi chơn lấp gặp khó khăn…
Chất thải rắn y tế sau khi được phân loại, thu gom, tập trung tại nơi lưu giữ
chất thải không đảm bảo vệ sinh: có nhiều cơn trùng, lồi gặm nhấm (như chuột,
ruồi, gián) xâm nhập, sinh sống đã mang vi khuẩn gây bệnh và gây ảnh hưởng đến
môi trường trong và ngoài bệnh viện. Các chất thải y tế độc hại như gạc, bơng, băng
nhiễm khuẩn, hố chất chưa được xử lý được thu gom và đổ chung với rác sinh hoạt
vào bãi chôn lấp, thường không được đào sâu, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh sẽ
gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa
tỉnh về các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong đất cho thấy: tại các bệnh viện có đường
cống thải kín giá trị trung bình Coliform và Fecal coliform/1 gam đất thấp hơn các
bệnh viện có đường cống thải khơng kín hồn tồn. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường đất không chỉ do chất thải rắn mà còn do cả chất thải lỏng bệnh viện nếu
không được quản lý, xử lý đúng quy định.
* Tác động đối với mơi trường khơng khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường khơng khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom,
vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung mơi, hóa
chất vào khơng khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí độc hại HX,

13


NOX, Đioxin, furan… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chơn lấp. Các khí này
nếu khơng được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng
dân cư xung quanh.
Mặt khác, ở bệnh viện, đặc biệt khoa truyền nhiễm là nơi có chứa rất nhiều
mầm bệnh như: Streptococcus, Corynebacterium diphteriae, Mycobacterium
tuberculosis, Staphylococcus và khơng khí là mơi trường truyền mầm bệnh vi
khuẩn, ngồi ra cịn là yếu tố truyền mầm bệnh virus như virus cúm, virus sởi, quai

bị, có thể gây nên các vụ dịch lớn trong cộng đồng.
Mơi trường khơng khí bệnh viện cịn chịu tác động rất lớn của cơng tác xử lý
chất thải y tế:
- Rác bệnh viện vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện,
khu vực dân cư xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loại dịch bệnh.
- Nước thải bệnh viện gây ơ nhiễm khơng khí do q trình phát tán các chất
độc hại bay vào khơng khí, mùi hơi thối từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn
nước thải từ các nơi phát sinh đến nơi tập trung.
- Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa/ phịng trong bệnh viện như khoa
chẩn đốn hình ảnh, khoa xét nghiệm không được xử lý đúng cũng là một trong
những nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh.
- Các chất thải từ lị đốt bao gồm những chất ơ nhiễm thơng thường như các
hạt bụi, các khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi cũng như dioxin, furan, chì,
crơm, thuỷ ngân. Các lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam hầu hết khơng có bộ phận
kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, thêm vào đó do thiết kế, khả năng vận hành, bảo
dưỡng kém; các lị đốt quy mơ nhỏ, quản lý kém nên đã phát sinh các khí độc trong
ống khói với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các chất
dioxin và furan. Khí thải từ khâu đốt rác cịn gây mùi khó chịu cho người dân sống
gần khu vực đốt rác bệnh viện. Vì vậy, nếu các lị đốt rác khơng được quản lý tốt thì
"lợi bất cập hại" và lại trở thành mối đe doạ cho môi trường và sức khoẻ con người.

14


* Tác động đối với môi trường nước
Nước thải bệnh viện chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân gây
bệnh các khả lây nhiễm cao như Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu… Nếu không
được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố thì có thể
gây ra tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh. Đặc
biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm.
Hệ thống phân phối nước bệnh viện có thể bị ơ nhiễm từ nguồn cấp nước
hoặc trong quá trình bảo quản, sử dụng và tuỳ theo nguồn nước mức độ ô nhiễm
khác nhau. Nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như cấu tạo địa
chất, chiều sâu của giếng, điều kiện vệ sinh xung quanh giếng, gần công trình vệ
sinh, ý thức vệ sinh, hoặc do nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất thải. Nguồn
nước giếng khoan lấy mạch nước ngầm sâu hơn nên thường sạch hơn nước giếng
đào nhưng có thể bị ơ nhiễm bởi cấu tạo địa chất hoặc do việc khai thác sử dụng
chưa đảm bảo. Đối với nguồn nước máy ít bị ô nhiễm, tuy nhiên do các bể chứa
không sạch, ý thức vệ sinh chưa tốt làm vi sinh vật xâm nhập, sinh sản và gây ơ
nhiễm một phần hoặc tồn bộ màng lưới phân phối nước. Như vậy các loại chất thải
phát sinh trong sinh hoạt, trong đó có nguồn chất thải từ bệnh viện không được
quản lý, xử lý tốt; ý thức vệ sinh chưa tốt sẽ là những nguyên nhân gây ô nhiễm
nước sinh hoạt.
Nước thải bệnh viện ln có những nguy cơ tiềm tàng:
 Nguy cơ nhiễm khuẩn
 Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salmonella, Shigella, dạng Coli, phẩy khuẩn, liên
cầu, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu, phế cầu, các chủng này ở
bệnh viện thường có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
 Nguy cơ nhiễm virus: Chủ yếu các virus đường tiêu hoá (bại liệt, ECHO,
Coxsackie ...), virus viêm gan A, virus gây ỉa lỏng ở trẻ em Rotavirus

15


 Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như amip, Lamblia, trứng giun, sán
 Nguy cơ nhiễm chất độc hại: thường gặp trong việc rửa, tráng phim hay
thuỷ ngân của các nhiệt kế, huyết áp bị vỡ, các độc dược bị đổ đi rơi vào các nguồn

nước thải, tuy vậy nguy cơ này thường thấp hơn nước thải công nghiệp.
 Nguy cơ nhiễm chất phóng xạ: do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều trị và
nghiên cứu không được bảo quản đúng mức sẽ gây phát xạ nguy hiểm.
Nước thải bệnh viện chứa lượng lớn vi khuẩn: trung bình trong một lít nước
thải bệnh viện có từ 5x103 - 10x103 virus gây bệnh, 10 - 15 trứng giun đũa, đặc biệt
nguy hiểm là nước thải từ khoa truyền nhiễm. Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm các
nguồn nước bề mặt; ô nhiễm đất; thu hút cơn trùng có hại (ruồi, nhặng, muỗi và các
sinh vật khác); tác động xấu đến mỹ quan ngoại cảnh, gieo rắc mầm bệnh đặc biệt là
bệnh đường tiêu hố và có thể gây nguy hiểm cho mơi trường vì làm ơ nhiễm nước
ngầm bởi các vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chất thải hoá học được thải bỏ trực
tiếp vào hệ thống cống rãnh có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động
của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự
nhiên nhận sự tưới tiêu bằng nguồn nước này.
Nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ
người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị, phần lớn
bệnh viện đều nằm trong các đô thị hoặc khu dân cư đông đúc, nên nước thải bệnh
viện không được xử lý tốt mà vẫn thải ra môi trường xung quanh sẽ gây nhiễm bẩn
và làm lan truyền dịch bệnh. Ở nước ta hiện nay, nhiều bệnh viện khơng có trạm xử
lý nước thải nên vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải cần được quan tâm và có
biện pháp xử lý.
1.4. Tác động đối với sức khoẻ con ngƣời
Hệ thống cung cấp nước trong bệnh viện không chỉ tác động tới một quần thể
người lành mà còn tác động trực tiếp tới một quần thể bệnh nhân rất đa dạng.
Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tới nhóm người bệnh có nguy cơ cao nhất là
những người phải làm thủ thuật thăm dò và điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào
cơ thể và gây nguy hại cho người bệnh, tất cả đều có liên quan tới nước.

16



×