Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Vai trò của thông luật anh trong quá trình hình thành dòng hộ pháp luật anh mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGƠ THỊ ANH VÂN

VAI TRỊ CỦA THƠNG LUẬT ANH TRONG
Q TRÌNH HÌNH THÀNH
DỊNG HỌ PHÁP LUẬT ANH – MỸ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP.HCM, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGƠ THỊ ANH VÂN

VAI TRỊ CỦA THƠNG LUẬT ANH TRONG
Q TRÌNH HÌNH THÀNH
DỊNG HỌ PHÁP LUẬT ANH – MỸ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP.HCM, 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn, tài liệu, số
liệu trong khóa luận là trung thực và chính xác.


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu .................................................................................................................. 1
Chƣơng 1.

Khái quát về Thông luật Anh................................................................ 5

1.1.

Lịch sử hình thành Thơng luật Anh ................................................................. 5

1.2.

Đặc điểm của Thông luật Anh ........................................................................... 8

1.3.

Các bộ phận chính cấu thành Thơng luật Anh .............................................. 10

1.3.1. Án lệ - hình thức của Thơng luật Anh .............................................................. 10
1.3.2.

Ngun tắc Stare decisis – cơ chế vận hành của hệ thống án lệ ..................... 15

1.3.3.


Trát lệnh – hình thức khởi kiện ....................................................................... 20

Chƣơng 2.

Những ảnh hƣởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành hệ

thống pháp luật Anh – Mỹ ......................................................................................... 25
2.1.

Khái quát hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ....................................................... 25

2.2.

Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật

của một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ....................................... 26
Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp

2.2.1.

luật Hoa Kỳ .................................................................................................................. 27
2.2.1.1.

Lịch sử hình thành pháp luật Hoa Kỳ .......................................................... 27

2.2.1.2.

Sự ảnh hưởng của Thơng luật Anh đối với q trình hình thành và

phát triển pháp luật Hoa Kỳ .......................................................................................... 30

Vai trò của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp

2.2.2.

luật Australia ................................................................................................................ 34
2.2.2.1.

Khái quát lịch sử hình thành Australia......................................................... 34

2.2.2.2.

Sự ảnh hưởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành và

phát triển pháp luật Australia ....................................................................................... 35
Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật Canada

2.2.3.
40
2.2.3.1.

Khái quát lịch sử hình thành Canada ........................................................... 40


2.2.3.2.

Sự ảnh hưởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành và phát

triển pháp luật Canada ................................................................................................... 41
Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật


2.2.4.

Cộng hòa Nam Phi ........................................................................................................ 44
2.2.4.1.
2.2.4.2.

Khái qt lịch sử hình thành Cộng hịa Nam Phi ......................................... 44
Sự ảnh hưởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành và phát

triển pháp luật Cộng hịa Nam Phi ............................................................................... 45
Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật

2.2.5.

Ấn Độ ........................................................................................................................... 49
2.2.5.1.
2.2.5.2.

Khái quát lịch sử Ấn Độ thời kỳ là thuộc địa của Anh ................................ 49
Sự ảnh hưởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành và phát

triển pháp luật Ấn Độ .................................................................................................... 51
2.3.

Những ảnh hƣởng của Thông luật Anh đối với sự hình thành hệ thống pháp luật

Anh – Mỹ ...................................................................................................................... 54
2.3.1.

Tiền đề của sự hình thành hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ............................... 54


2.3.2.

Vai trò của các bộ phận pháp luật Anh đối với sự hình thành pháp luật

những nước thuộc địa .................................................................................................... 56
2.3.3.

Những tác động của Thơng luật Anh đối với sự hình thành các đặc điểm cơ

bản của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ .......................................................................... 58
Kết luận ........................................................................................................................ 69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công việc so sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới đã tồn tại từ cách đây rất lâu, tuy
nhiên việc nhìn nhận Luật So sánh như một ngành khoa học với đối tượng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu riêng biệt lại chỉ mới được hình thành trong những thế kỷ gần
đây. Không chỉ dừng lại ở việc so sánh và đối chiếu các hệ thống pháp luật một cách đơn
thuần, Luật So sánh hướng đến nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ thống pháp luật trên
thế giới, cũng như giải thích nguồn gốc những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Từ cơ sở này, mỗi quốc gia tự thực hiện những hoạt động cải cách nhằm hoàn thiện pháp
luật của riêng mình, đồng thời tiến đến việc hài hịa hóa và nhất điển hóa pháp luật trên thế
giới. Do đó, “nhà lập pháp trong thời đại hiện nay càng cần đến Luật So sánh, khi mà người
ta chờ đợi ở pháp luật không chỉ sự đảm bảo cho tính ổn định của trật tự pháp lý mà cịn
qua các đạo luật mới – ít hay nhiều – cải tổ lại xã hội”1.
Như vậy, có thể nói, Luật So sánh đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, mà một
trong những nội dung khá quan trọng cần được lưu tâm trước hết là nguồn gốc hình thành
pháp luật các quốc gia. Điều này giúp cho công việc nghiên cứu được diễn ra một cách có

hệ thống (khi pháp luật của các nước luôn đa dạng về số lượng và chứa đựng rất nhiều nét
đặc trưng, cũng như sự khác biệt về mặt nội dung; nhưng dựa vào một số tiêu chí cụ thể
(trong đó có nguồn gốc pháp luật) mà ta có thể xếp chúng vào những nhóm nhất định, từ đó
khiến cho cơng việc nghiên cứu được tiến hành dễ dàng hơn). Cơ sở này cũng là yếu tố
giúp ích rất nhiều cho q trình nhận diện và lý giải về các xu hướng phát triển cơ bản của
pháp luật thế giới.
Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật Anh, cũng như những tác động của nó đối
với sự hình thành nên một hệ thống pháp luật mới trên thế giới, em đã lựa chọn đề tài: “Vai
trị của Thơng luật Anh trong q trình hình thành dịng họ pháp luật Anh - Mỹ” để nghiên
cứu và trình bày trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

1

Rene David (2003), “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại”, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr 12.

1


2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Thơng qua khóa luận em mong muốn mang đến một cái nhìn khái qt về Thơng luật
Anh (về sự hình thành thơng luật, những đặc điểm, cũng như những bộ phận chính cấu
thành nên thơng luật), từ đó chứng minh được vai trị quan trọng của Thơng luật Anh trong
việc hình thành nên hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Bởi vậy mà việc nghiên cứu của khóa
luận sẽ đề cập đến những đối tượng chính đó là: pháp luật Anh (trong đó đặc biệt chú trọng
đến thông luật) và hệ thống pháp luật các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật Anh – Mỹ.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc hình thành của
các hệ thống pháp luật. Với tư cách là một trong hai dòng họ pháp luật phổ biến nhất trên
thế giới, sự hình thành của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ được các học giả tìm hiểu thơng
qua rất nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này

thường chủ yếu đề cập đến sự ảnh hưởng của luật Anh đối với việc hình thành pháp luật
của từng quốc gia riêng biệt hoặc sự tiếp nhận pháp luật Anh nói chung tại một nhóm các
quốc gia nhất định (chứ không đề cập tập trung vào những tác động và ảnh hướng của
Thơng luật Anh đối với sự hình thành nên hệ thống pháp luật Anh – Mỹ). Mặc dù vậy,
những cơng trình nghiên cứu nói trên vẫn là nguồn tư liệu rất bổ ích giúp em có thể hồn
thành được khóa luận này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu về những tác động và ảnh hưởng của Thơng luật Anh
đối với sự hình thành các đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Trong đó
Thơng luật Anh và những ảnh hưởng của nó sẽ được tìm hiểu chủ yếu thơng qua ba bộ
phận: án lệ, nguyên tắc Stare decisis và hệ thống trát lệnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; kết hợp với phương
pháp liệt kê, phân tích, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp so sánh – phương pháp đóng
vai trị trung tâm và chủ đạo đối với bất cứ hoạt động nghiên cứu nào liên quan đến ngành
khoa học Luật So sánh.

2


6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Thơng qua khóa luận, em mong muốn có thể phần nào chứng minh được vai trị và sự
đóng góp to lớn của Thơng luật Anh đối với q trình hình thành hệ thống pháp luật Anh –
Mỹ.
Ngày nay, pháp luật Anh nói riêng và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ nói chung, đã và
đang tạo nên những tác động tích cực đối với q trình phát triển của pháp luật rất nhiều
quốc gia khác nhau trên thế giới. Trước làn sóng tồn cầu hóa diễn ra sâu rộng trên hầu
khắp các lĩnh vực, pháp luật Việt Nam cũng hướng đến những cải cách to lớn, để có thể bắt
kịp với những bước tiến của nền khoa học pháp lý thế giới. Nhưng quan trọng hơn là những
thay đổi này giúp hệ thống pháp luật quốc gia trở nên ngày càng hợp lý, từ đó tạo được cơ

sở vững chắc cho sự phát triển của các mối quan hệ trong xã hội. Việc nghiên cứu đề tài
này sẽ phần nào giúp mang lại những cái nhìn mới lạ hơn đối với tư duy pháp lý truyền
thống của nước nhà.
7. Bố cục
Ngồi phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
kết cấu như sau:
-

Chương 1. Khái quát về Thông luật Anh.
-

Chương 2. Những ảnh hưởng của Thơng luật Anh đối với q trình hình

thành hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.
Dù đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhưng do sự hạn chế về
trình độ và năng lực của bản thân, cũng như những hạn chế trong việc tiếp cận tài liệu tham
khảo, khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bởi vậy em rất mong nhận
được sự chỉ bảo và đóng góp từ phía các thầy cô, cũng như những độc giả quan tâm đến đề
tài, để kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được hoàn thiện một cách tốt hơn.

3


CHƢƠNG 1.
1.1.

KHÁI QT VỀ THƠNG LUẬT ANH

Lịch sử hình thành Thông luật Anh


Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật của một quốc gia bất kì, việc tìm hiểu lịch sử hình
thành và phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia đó là vơ cùng quan trọng. Hơn bất cứ hệ
thống pháp luật nào trên thế giới, pháp luật Anh ln có nhu cầu nghiên cứu về nguồn gốc
lịch sử của mình2. Sở dĩ có điều trên là vì: pháp luật quốc gia này tồn tại nhiều mối liên hệ
và sự ràng buộc một cách có ý thức với quá khứ; và dù đã trải qua rất nhiều biến động về
kink tế, chính trị nhưng luật Anh vẫn lưu giữ sự gắn kết đặc biệt với lối tư duy pháp lý
truyền thống của mình3. Như vậy, việc tìm hiểu về lịch sử giúp ta có được cái nhìn tổng thể
hơn về pháp luật Anh, giúp lý giải được những hiện tượng xảy ra ở hiện tại, cũng như có
thể ít nhiều dự đoán được những khuynh hướng phát triển trong tương lai. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, lịch sử pháp luật Anh sẽ được làm sáng tỏ phần nào thơng qua
việc tìm hiểu sự hình thành và phát triển của thông luật – một bộ phận của pháp luật Anh.
Q trình hình thành Thơng luật Anh có thể được điểm qua những cột mốc chính sau
đây: từ thế kỷ I đến thế kỷ IV sau Công nguyên, Anh là thuộc địa của Đế quốc La Mã, tuy
nhiên trong giai đoạn này Anh không chịu bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào từ pháp luật La
Mã. Sau khi La Mã suy tàn, Anh phân chia thành nhiều vương quốc nhỏ, trong đó có ba
vùng chính, áp dụng ba hệ thống tập quán pháp luật khác nhau. Miền Tây và Nam nước
Anh áp dụng luật Wessex, miền Trung áp dụng luật Mercian,cịn miền Đơng và miền Bắc
thì áp dụng luật Dane. Trong một thời gian dài pháp luật Anh chủ yếu là những quy định
mang tính địa phương và dù ít hay nhiều đều có nguồn gốc từ Đức. Một sự kiện có ý nghĩ
vơ cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của pháp luật Anh là vào năm 1066, công
cuộc chinh phục nước Anh của người Norman đã diễn ra thành công. Từ đây, hệ thống
pháp luật nước Anh chính thức hình thành thơng qua việc xây dựng chế độ cai trị tập trung
trên toàn lãnh thổ. Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tập trung vào nhà vua và cố vấn của
ông trong Hội đồng Hoàng gia. Vào cuối thế kỷ XII, hội đồng này phân ra thành một số
2

Konrad Zweigert, Hein Kötz (1998), “An Introduction to Comparative Law” (Giới thiệu về Luật So sánh), 3rd
Edition, Oxford University Press, New York, tr181.
3
Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 181.


4


viện, trong đó có Tịa án Hồng gia ở Wesminter. Tòa án nhân danh nhà vua giải quyết
nhiều vấn đề về tài chính, quyền sử dụng đất và các vụ án hình sự nghiêm trọng. Tịa án
Hồng gia và Tịa án địa phương cùng song song tồn tại, tuy nhiên các Tòa án địa phương
dần dần bị thay thế bởi Tịa án Hồng gia (do uy tín, cũng như cách thức làm việc của các
thẩm phán Tịa Hồng gia, đồng thời quyền lực tối cao của nhà vua đã tạo điều kiện cho
bản án có khả năng được thi hành cao hơn ở các Tòa án địa phương). Các thẩm phán của
Tịa án Hồng gia là thẩm phán lưu động, khi xét xử họ áp dụng tập quán của các địa
phương. Mỗi năm, những vị thẩm phán này tập hợp một lần tại Luân Đôn, họ cùng nhau
đưa ra và phân tích những ưu, nhược điểm của từng tập quán tại địa phương nơi mình làm
việc. Thơng qua việc kết hợp những ưu điểm của các tập quán địa phương, những quy tắc
pháp lý chung dần dần hình thành và được áp dụng thống nhất trong cả nước. Cứ như vậy,
đến thế kỷ XIII thơng luật (common law) đã chính thức hình thành.
Trong khi hầu hết các nước châu Âu đều có khuynh hướng sử dụng pháp luật La Mã
làm nền tảng cho sự phát triển của pháp luật nước mình, thì pháp luật Anh nói chung và
Thơng luật Anh nói riêng lại khơng chịu bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào từ phía pháp luật La
Mã. Thời kì nằm dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã, do vị trí địa lý xa xơi (nước Anh là
một đảo quốc nằm ở Tây Bắc châu Âu, được bao bọc bởi Đại Tây Dương); do sự chống đối
của các chúa đất; trong giai đoạn này ở Anh chưa có chữ viết và nền kinh tế bộ tộc tự cung
tự cấp cũng không phù hợp với pháp luật La Mã; hơn nữa Đế quốc La Mã khơng có ý định
đồng hóa Anh mà chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, nên ngay cả khi chịu sự thống trị
trong hơn bốn thế kỷ, nhưng pháp luật La Mã vẫn không thể để lại những dấu ấn rõ nét
trong pháp luật Anh.
Mặt khác, khi luật pháp nước Anh đã thực sự hình thành và phát triển theo một thể
thống nhất thì pháp luật La Mã cũng khơng có cơ hội tạo nên những ảnh hưởng đáng kể vì:
Đức vua William đệ Nhất “có kỳ vọng thống trị nước Anh trên cơ sở kế thừa chức hàm chứ
không phải với quyền lực của một kẻ chinh phục. Ơng tun bố có chủ ý với việc duy trì

hiệu lực của pháp luật Anglo – Saxon”4. Một ngun nhân có tính chính trị khác là: thơng
luật được xây dựng dựa trên sự đóng góp của giới luật sư (họ cũng là người hưởng lợi rất
4

Rene David (2003), chú thích số 1, tr 224.

5


nhiều từ điều này), cùng với đó là ảnh hưởng to lớn của họ đối với Nghị viện, và dần dần
thơng luật đã trở thành một vũ khí quan trọng của Nghị viện trong cuộc đấu tranh chống lại
sự chuyên quyền của nhà vua5. Bên cạnh đó, tính chặt chẽ trong thủ tục tố tụng u cầu sự
bó mình trong những khuôn khổ pháp lý truyền thống cũng là một trong những lý do quan
trọng cản trở sự tiếp nhận pháp luật La Mã ở Anh6.
Ngày này, thuật ngữ “thông luật” (common law) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Ở phạm vi hẹp nhất, “thông luật” được sử dụng để nói đến một bộ phận pháp luật của Anh,
tồn tại bên cạnh luật công bằng và luật thành văn. Rộng hơn, trong một số trường hợp, thuật
ngữ này lại được dùng để ám chỉ toàn bộ hệ thống pháp luật Anh (bao gồm: án lệ, luật
thành văn, tập quán pháp và luật công bằng). Đôi khi “thông luật” lại được hiểu theo nghĩa
là một hệ thống pháp luật thế giới (một gia đình luật) để phân biệt với những hệ thống pháp
luật khác như: hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ
thống pháp luật Hồi giáo (tuy nhiên, trong những trường hợp như thế này người ta thường
dùng thuật ngữ “hệ thống Thông luật – common law system, để tránh gây nhầm lẫn). Như
vậy, để hiểu đúng ý nghĩa của thuật ngữ này cần phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể đang
được đề cập đến. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, “thơng luật” được nhìn nhận dưới
góc độ là một bộ phận của pháp luật Anh (trong đó pháp luật Anh gồm luật của nước Anh
và xứ Wales).
1.2.

Đặc điểm của Thơng luật Anh


Từ khi hình thành, pháp luật Anh luôn được biết đến là một hệ thống pháp luật phát
triển liên tục, ít bị gián đoạn và có tính nội tại cao (pháp luật được nâng lên từ những tập
qn địa phương, chứ ít có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài). Bên cạnh những đặc điểm
chung của hệ thống pháp luật quốc gia như trên, thơng luật cịn chứa đựng những đặc điểm
rất riêng biệt như sau:
Một là: Thơng luật Anh được hình thành thơng qua con đường tư pháp chứ không phải
bằng con đường lập pháp. Qua lịch sử hình thành, ta thấy được Thơng luật Anh có nguồn
gốc từ những tập qn cổ. Tuy nhiên, việc những tập quán này ngày càng phổ biến và được

5
6

Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 195.
Rene David (2003), chú thích số 1, tr 234.

6


áp dụng thống nhất trên tồn lãnh thổ khơng phải là kết quả của hoạt động xây dựng pháp
luật. Thông luật được hình thành và ngày càng phát triển là nhờ vào sự đóng góp từ hoạt
động xét xử của hệ thống Tòa án. Những thẩm phán Anh phát biểu rằng: luật pháp đã tồn
tại từ trước đó, họ chỉ đơn thuần khám phá hoặc công bố chúng. Tuy nhiên, có thể thấy
ngay từ đầu các thẩm phán đã có một sự sáng tạo ở trình độ cao trong việc lựa chọn và
chỉnh sửa các tập quán cổ7. Bên cạnh đó, các luật sư (đặc biệt là luật sư bào chữa) cũng có
những đóng góp nhất định trong q trình hình thành nên thơng luật.
Hai là: thơng luật sáng tạo nên nguyên tắc Stare decisis (tiền lệ phải được tuân thủ), đây
cũng chính là nguyên tắc xương sống của pháp luật Anh. “Nguyên tắc Stare decisis có thể
được tóm tắt một cách đơn giản như sau: hai sự việc tương tự như nhau sẽ được giải quyết
như nhau”8. Nội dung của nguyên tắc còn thể hiện ở chỗ các quyết định của Tịa án trước

đó nếu khơng được chấp nhận hồn tồn thì cũng được xem xét với một thái độ vô cùng tôn
trọng 9.
Ba là: hệ thống trát lệnh đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong Thơng luật Anh,
kéo theo đó là quan điểm: luật tố tụng chiếm ưu thế hơn luật thực chất. Ban đầu, yêu cầu
và quyết định được đưa ra theo từng vụ việc cụ thể. Thời gian trôi qua, người ta xây dựng
nên nhiều loại trát khác nhau. Các loại trát này dần dần được chuẩn hóa, và vì vậy người đi
kiện chỉ cần điền vào những mẫu đơn có sẵn. Trát lệnh được tống đạt ngay lập tức bằng
việc bên nguyên trả phí quy định mà khơng cần xem xét đến nội dung của vụ việc. Tuy vậy,
hệ thống trát lệnh ngày càng mất đi tính linh hoạt và trở nên cứng nhắc. Điều này đã khiến
cho sự tồn tại của nó không thể bắt kịp được xu hướng phát triển của xã hội, cũng như ý
thức pháp luật của thời đại.
Bốn là: giải pháp của thông luật là bồi thường thiệt hại và thu hồi tài sản. Đây không
phải là giải pháp thích đáng trong mọi trường hợp. Đối với nhiều vụ việc, nguyên đơn
không chỉ đơn thuần mong muốn được bù đắp tổn thất, mà bên cạnh đó cịn tồn tại nhu cầu

7

New York University School of Law (1998), “Fundamentals of American Law” (Những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Hoa Kỳ), Oxford University Press, New York, tr 10.
8
Michael Bogdan (1994), Luật So sánh, Nxb Norstedts Juridik,(bản dịch năm 2002), tr 89.
9
New York University School of Law (1998), chú thích số 7, tr 10.

7


buộc bên kia thực hiện một (hoặc một số) hành vi nhất định. Tuy nhiên, mong muốn chính
đáng này khơng được giải quyết bởi các quy định của thông luật.
Năm là: khơng có sự phân chia giữa luật cơng và luật tư. Mọi bản án ban hành đều nhân

danh nhà vua cho dù đó đơn thuần là những tranh chấp giữa các cá nhân. Điều này có liên
quan tới các cuộc đấu tranh chính trị vào thế kỷ XVII, với sự thắng thế của phe bảo hồng,
kéo theo đó là việc áp đặt tư tưởng của chế độ quân chủ lên pháp luật.
Sáu là: nguyên tắc Stare decisis được áp dụng trong Luật Thương mại. Từ nửa đầu thế
kỷ XVIII trở về trước, tập quán của các thương nhân được áp dụng ở châu Âu – bao gồm cả
ở Anh (tập quán này thường được biết đến với tên gọi: Lex mercatiria). Theo đó, tại các hải
cảng người ta lập nên những Tòa án Thương mại. Tranh chấp giữa người Anh và người
nước ngồi được giải quyết thơng qua hội đồng gồm một thị trưởng, một thương nhân
người Anh và một thương nhân nước ngoài. Nhưng từ cuối thế kỷ thứ XVIII trở đi, luật tập
quán này được sáp nhập vào thơng luật, Tịa án Hồng gia đã thay thế cho Tịa án Thương
mại. Chính sự áp dụng ngun tắc Stare decisis trong lĩnh vực thương mại đã khiến cho
pháp luật thương mại của Anh có “tính chất Anh” hơn.
1.3.

Các bộ phận chính cấu thành Thơng luật Anh

Thơng luật Anh được cấu thành từ ba bộ phận chính. Đó là: hệ thống án lệ - hình thức
chủ yếu của thơng luật, nguyên tắc Stare decisis – cơ chế vận hành của hệ thống án lệ và hệ
thống trát lệnh (Writ system) – hình thức khởi kiện trong thơng luật. Những bộ phận này có
ý nghĩa quan trọng đối với Thơng luật Anh tương tự như vai trò của luật nội dung và luật
hình thức đối với pháp luật của những quốc gia thuộc hệ thống Civil law.
Việc tìm hiểu về các yếu tố cấu thành nên Thông luật Anh dưới đây sẽ được thực hiện
dưới góc độ làm cơ sở cho q trình nghiên cứu về vai trị của thơng luật trong sự hình
thành hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.
1.3.1.

Án lệ - hình thức của Thơng luật Anh

Có rất nhiều cách hiểu về án lệ, cách hiểu thứ nhất cho rằng: “án lệ là việc làm luật của
Tòa án thông qua sự công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử”10.

Như đã trình bày ở phần trên, thẩm phán Anh đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt
10

Bryan A. Garner (1990), “The Black’s Law Dictionary”, 2 nd Edition, West Group, USA, tr 544.

8


động xây dựng pháp luật. Bằng việc xét xử và tạo ra các bản án, thẩm phán thiết lập nên
các quy tắc – cái mà sẽ được áp dụng trong những vụ việc tương tự tiếp theo. Do đó, trong
Thơng luật, việc tạo ra án lệ cũng chính là tạo ra pháp luật. Có thể thấy rằng cách hiểu thứ
nhất chủ yếu tập trung vào cách thức mà pháp luật được hình thành (do Tịa án – thẩm phán
tạo ra, thông qua việc sáng tạo nên những án lệ).
Cách hiểu thứ hai cho rằng: án lệ gồm các quy tắc được lập ra trong một bản án đã ban
hành trước đó, có giá trị ràng buộc với thẩm phán khi có sự tương tự về mặt tình tiết. Cách
hiểu này phần nào giống với định nghĩa về án lệ được nêu trong The Black’s Law
Dictionary: “án lệ là vụ việc đã được giải quyết, được dùng làm cơ sở để ra phán quyết cho
những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự”11.
Cách hiểu thứ ba cho rằng: “án lệ là những nguyên tắc pháp lý rút ra từ những phán
quyết của tòa do các thẩm phán sáng tạo ra, cung cấp tiền lệ hay cơ sở pháp lý để các thẩm
phán giải quyết các vụ việc có tình tiết tương tự trong hiện tại và tương lai”12. Có thể thấy,
cách hiểu này là sự tổng hợp của cả hai cách hiểu đã nêu trước đó.
Dưới một góc độ nhất định, các án lệ ở Anh cũng đóng vai trò quan trọng tương tự như
những quy phạm pháp luật ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law (đều là những
quy tắc pháp lý có tính chất bắt buộc tuân thủ). Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là các án lệ
đề cập đến những vấn đề có thật, đã xảy ra trong cuộc sống, chứ không phải là những giả
thiết thiên về lý luận và mang tính suy đốn cho các tình huống có thể xảy ra trong tương
lai. Bởi vậy “những quy phạm pháp luật” trong thông luật chứa đựng một số đặc điểm khá
khác biệt như sau: không thấy trong Thông luật Anh các dạng quy phạm thơng thường
(khơng có sự phân chia ra quy phạm pháp luật chỉ dẫn và quy phạm pháp luật mệnh lệnh).

Các quy phạm này ln có tính cụ thể cao, chứ không khái quát và trừu tượng như các quy
phạm pháp luật tại những quốc gia thuộc hệ thống Civil law. Thông qua án lệ, trong những
vụ việc tương tự, các thẩm phán có thể đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp ngay lập
tức. Bởi vậy, tính thực dụng cũng được xem là một trong những ưu điểm nổi trội của án lệ.

11
12

Bryan A. Garner (1990), chú thích số 10, tr 544.
Đại học Luật Hà Nội (2009), “Giáo trình Luật So sánh”, Nxb Cơng an Nhân dân, Hà Nội, tr 259.

9


Chính vì chứ đựng những ý nghĩ vơ cùng quan trọng nên khơng phải một Tịa án bất kỳ
nào cũng có khả năng tạo án lệ, cũng như khơng phải với những tịa được trao thẩm quyền
thì tất cả các bản án đã được tun bởi Tịa án đó đều đương nhiên có giá trị như những tiền
lệ pháp. Chỉ 10% các bản án của Tòa Cấp cao (Hight court of Justice), 25% bản án của Tòa
Phúc thẩm (Court of Appeal), 75% bản án của Viện nguyên lão (House of Lords) mới trở
thành án lệ và có giá trị ràng buộc với các Tịa án cấp dưới. Ngồi tiêu chí về thẩm quyền
kể trên thì một bản án muốn trở thành án lệ còn đáp ứng nhiều điều kiện khác như: bản án
đó phải có hiệu lực pháp luật, phải đảm bảo yêu cầu về hình thức (tên gọi, cấu trúc rõ ràng),
nội dung phải có tính mới và bản án đó phải được cơng bố.
Một bản án thơng thường bao gồm rất nhiều phần, khơng thể xem tồn bộ bản án đó là
án lệ, cũng như khơng phải tất cả những gì được thể hiện trong phần quyết định của phán
quyết đều là quy tắc pháp lý cần phải tuân thủ. Một quyết định của Tòa án bao gồm hai
phần chính: phần lý do để quyết định (Radio decidendi) và phần lời nhận xét, bình luận của
thẩm phán (Obits dictum).
Radio decidendi (lý do để quyết định – nhân tốt bắt buộc bất kỳ trong quá
trình suy luận dẫn tới quyết định của Tòa án. Lý do để quyết định của Tòa án

cấp trên là bắt buộc với các Tòa án cấp dưới trên cơ sở học thuyết tiền lệ của
luật án lệ) có tính chất bắt buộc vì nó là quy định pháp luật mà Tịa án dựa
vào đó để đưa ra phán quyết cho vụ việc, nghĩa là quy định pháp luật cần thiết
cho việc đưa ra quyết định; Obits dictum (lời nhận xét bình luận của thẩm
phán khơng có giá trị bắt buộc) thì trái lại chỉ là lời tuyên cáo, không chi phối
đối với quyết định và vì thế khơng có tính bắt buộc với các vụ việc trong
tương lai (tuy nhiên, đơi khi, nó có giá trị thuyết phục đáng kể do vị trí của
Tịa án và danh tiếng của vị thẩm phán đưa ra quyết định đó). Ngun nhân
khiến các Obits dictum khơng có tính chất bắt buộc trước hết là vì nó được
đưa ra mà khơng có sự kiểm nghiệm và xem xét hậu quả thực tế từ phía thẩm
phán. Điều này có nghĩa là có thể nó chưa được nghiền ngẫm một cách kỹ
lưỡng như Radio decidendi13.
13

Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 90.

10


Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế việc xác định ranh giới giữ phần Radio decidendi
và phần Obits dictum không phải là một vấn đề đơn giản. Các thẩm phán Anh không phải
lúc nào cũng chỉ ra rõ ràng đâu là phần Radio decidendi hay phần Obits dictum trong quyết
định của mình. Mặt khác bản án ở Anh cũng thường rất dài và phức tạp. Chính những điều
này đã khiến cho các Tòa án cấp dưới cũng như những người nghiên cứu gặp phải khơng ít
khó khăn trong q trình tìm hiểu một bản án.
Ví dụ về vụ án Elizabeth Manley14 sẽ giúp minh họa thêm cho phần nội dung trên.
Elizabeth Manley đã trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ơng đã đánh cơ và lấy
tồn bộ tiền bạc của cô. Tuy nhiên khi cảnh sát tiến hành điều tra thì đã phát hiện rằng vụ
việc trên là khơng có thật. Tịa án đã kết tội Elizabeth Manley với tội danh: “làm ảnh hưởng
trật tự công cộng”. Tội danh này đã được tuyên dựa trên hai lý do: đặt người vô tội trước

nguy cơ bị bắt giữ và làm tốn thời gian, công sức của cảnh sát cho một vụ việc khơng có
thật. Như vậy, đây chính là phần Radio decidendi trong quyết định của Tịa án. Từ đây đã
hình thành nên án lệ: “Bất kỳ người nào đặt người vơ tội vào tình trạng bị truy tố và làm
cảnh sát phải điều tra một sự việc khơng có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, làm ảnh
hưởng đến trật tự công cộng”.
Xác định đúng phần Radio decidendi và phần Obits dictum chỉ là sự khởi đầu trong quá
trình tìm hiểu án lệ. Việc giải thích những nội dung được quy định trong phần Radio
decidendi mới thực sự là khâu quan trọng, để có được cái nhìn đúng đắn về phán quyết của
Tịa án. Đây cũng là hoạt động không thể thiếu trước khi áp dụng một án lệ bất kỳ để giải
quyết các vụ việc xảy ra sau này.
Như chúng ta đã biết, án lệ luôn xuất phát từ phán quyết dành cho một vụ việc cụ thể,
nhưng sau đó phán quyết ấy sẽ được khái quát hóa thành một hoặc một số nguyên tắc pháp
lý nhất định và được áp dụng cho các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Như vậy, khi áp
dụng pháp luật (hay nói đúng hơn là áp dụng các án lệ) thì thẩm phán và các luật gia phải
hiểu được nội dung cốt lõi của án lệ, làm rõ được rút cuộc án lệ đó muốn hướng đến điều
chỉnh những vấn đề gì và bảo vệ những mối quan hệ nào trong xã hội. Bởi vậy, không thể

14

Richard Chisholm and Garth Nettheim, “Understanding Law”, Rv. Elizabeth Manley, decided in 1933 by the Court
of Criminal Appeal, Butter Worths 1997.

11


giải thích án lệ chỉ đơn thuần dựa trên những câu chữ của phần quyết định trong một bản
án, mà phải đặt nó trong mối quan hệ với các điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm mà bản
án đó được ban hành. Án lệ trong Thơng luật Anh chỉ thực sự phát huy được vai trị của
mình (là những nguyên tắc pháp lý có khả năng áp dụng cho nhiều vụ việc) khi các thẩm
phán đặt những quyết định về vụ việc cụ thể trong sự vân động, hướng đến việc thiết lập

những quy tắc chung – cái mà có thể được áp dụng ngay cả khi hồn cảnh đã có sự thay
đổi15. Đây cũng chính là cách thức được các luật gia Anh sử dụng để nhìn nhận và giải
thích một án lệ bất kỳ.
Nếu như ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law, các luật gia thường bắt đầu
nghiên cứu một vấn đề từ những quy định có sẵn của luật thành văn; thì ở Anh, các luật gia
lại bắt đầu cơng việc từ những tình tiết đã xảy ra trên thực tế và tiến hành so sánh chúng với
các quy định pháp luật tương ứng được đưa ra trong những vụ việc tương tự trước đó. Từ
những án lệ có liên quan, họ phải lựa chọn ra án lệ phù hợp nhất để áp dụng. Tuy nhiên,
một án lệ thế nào thì được coi là phù hợp lại tùy thuộc rất nhiều vào cách thức giải thích
của thẩm phán hoặc khả năng thuyết phục của các luật sư. “Nếu thẩm phán Anh khơng tán
thành án lệ cụ thể nào đó, nếu có thể, ông ta sẽ né tránh bằng cách chỉ ra điểm khác biệt
giữa án lệ đó với vụ việc ơng ta đang xem xét bằng mọi tình tiết có thể và như vậy chỉ một
chi tiết khác biệt cũng có thể được coi là đủ”16. “Giới luật gia Anh cho rằng chỉ ra sự khác
biệt giữa các vụ việc là nghệ thuật hơn là khoa học hoặc là những mánh khóe đơn giản hay
là một nghề nghiệp. Nhiệm vụ của nó là khám phá ra những khác biệt có liên quan hoặc
được Tịa án xem xét là có liên quan”17. Như vậy, việc giải thích án lệ khá mang tính chủ
quan. Nó phụ thuộc nhiều vào lập luận, lý lẽ, cũng như nhận thức của thẩm phán và các luật
gia. Điều này phần nào làm mất đi tính khn mẫu và sự thống nhất của pháp luật. Tuy
nhiên, khi mà trong thông luật không diễn ra việc bãi bỏ hoặc sửa đổi pháp luật như ở các
nước thuộc hệ thống Civil law, thì phương thức giải thích án lệ một cách linh động và mềm
dẻo như vậy sẽ giúp cho pháp luật bớt cứng nhắc và có thể thích ứng một cách tốt hơn với
những thay đổi của xã hội.
15

New York University School of Law (1998), chú thích số 7, tr 21.
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 92.
17
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 92.
16


12


Như vậy, có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính dẫn đến sự phức tạp trong việc tìm
hiểu một án lệ như sau. Như đã trình bày trước đó, việc giải thích án lệ phụ thuộc rất nhiều
vào ý kiến chủ quan của từng chủ thể. Mặc dù cùng nhau tham gia giải quyết vụ việc, các
thẩm phán trong cùng một hội đồng xét xử vẫn có cách giải thích về phán quyết đã được
ban hành một cách khác nhau. Mặt khác, Tịa án khơng thể tun bố những nguyên tắc
pháp lý trong sự chung chung, trừu tượng, mà phải gắn chúng với những sự kiện quan trọng
trong vụ việc. Tuy nhiên, việc xác định tình tiết nào có ý nghĩa đối với việc ra phán quyết
lại không phải là một vấn đề đơn giản. Và ngay cả khi đã làm được điều trên thì vấn đề
khoanh vùng phạm vi tác động của án lệ cũng là điều rất phức tạp18 (vấn đề này sẽ được tìm
hiểu kỹ hơn trong phần nội dung của nguyên tắc Stare decisis).
Tóm lại, với tư cách là bộ phận của hệ thống pháp luật Anh, án lệ thực chất là một trong
những hình thức phản ánh tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhưng đồng thời nó cũng thể
hiện tính xã hội khi hướng đến việc điều hòa một cách hợp lý lợi ích của các giai cấp khác
nhau. Bởi vậy, muốn giải thích một án lệ, trước tiên cần phải tìm hiểu vụ việc mà xuất phát
từ đó án lệ đã ra đời. Tiếp đến, cần đặt án lệ trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định,
giải thích chúng trên cơ sở lập trường chính trị và tư duy pháp lý của từng giai đoạn lịch sử
nhất định. Có như vậy thì án lê – với ý nghĩa là những nguyên tắc pháp lý của thông luật,
mới thực sự phát huy được vai trị to lớn của mình trong việc điều chỉnh các mối quan hệ
của xã hội.
1.3.2.

Nguyên tắc Stare decisis – cơ chế vận hành của hệ thống án lệ

Thông luật được tạo nên bằng việc Tòa án sử dụng các quyết định đã tồn tại trước đó
như những tiền lệ. Nguyên tắc này phát triển rất nhanh với việc những phán quyết trước đó
ln được nghiên cứu, tham khảo, và nhận được sự tơn trọng nhất định từ phía các thẩm
phán khi giải quyết một vụ việc cụ thể. Ban đầu điều này khơng bắt buộc, nó chỉ được thực

hiện dựa trên ý thức của các thẩm phán. Nhưng dần dần vào giữa thế kỷ XVII và bắt đầu
vào thế kỷ thế kỷ XIX nguyên tắc kể trên đã chính thức được áp dụng. “Trước đó người ta
cũng chú ý đến việc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong thực tiễn xét xử của Tòa án và khi

18

New York University School of Law (1998), chú thích số 7, tr 19.

13


giải quyết các vụ án cũng đối chiếu, so sánh kỹ càng những tình huống thực tế, nhưng
khơng đưa ngun tắc tuân thủ bắt buộc án lệ lên hàng đầu”19. Từ khi hình thành cho đến
nay, dù chưa bao giờ được quy định cụ thể thành luật nhưng nguyên tắc Stare decisis vẫn
ln đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của pháp luật Anh.
Nội dung của nguyên tắc Stare decisis thể hiện ở chỗ: hai sự việc tương tự sẽ được giải
quyết như nhau, hay nói một cách khác là tiền lệ phải được tuân thủ. Có thể thấy, các thẩm
phán thuộc hệ thống pháp luật Civil law luôn tư duy trong giới hạn của những giải pháp đã
được đề xuất từ các quy định pháp luật mang tính hệ thống và có hiệu lực rõ ràng. Thơng
qua đó, họ làm việc và giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, những thẩm phán ở Anh lại
xác định nhiệm vụ hàng đầu của mình là phân xử và giải quyết tranh chấp (tức là không tồn
tại những quy định pháp luật có sẵn cho họ áp dụng). Vì vậy, họ quan tâm đặc biệt đến
những tình tiết trong vụ kiện, xem xét kỹ lưỡng những vấn đề phải quyết định, cân nhắc
xem liệu rằng có bất cứ án lệ nào chứa đựng những tình tiết tương tự với vụ việc đang giải
quyết hay không20. Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào có thể xác định được một án lệ
thích hợp trong số vơ vàn các án lệ khác, để áp dụng vào giải quyết vụ việc mới phát sinh.
Sẽ là rất khó khăn để tìm được một án lệ có các tình tiết hồn tồn trùng khớp với vụ việc
đang giải quyết và thực ra các thẩm phán cũng không cần phải quan tâm đến tất cả các tình
tiết trong vụ việc làm pháp sinh án lệ đó. Vì vậy việc xác định tính tương tự giữa các vụ án
là vô cùng quan trọng. Trong một vụ án có thể có rất nhiều sự kiện và tình tiết diễn ra,

nhưng chỉ một số ít trong chúng có ý nghĩa mấu chốt để quyết định cách thức giải quyết
vấn đề. Hai vụ việc được coi là tương tự nhau nếu các tình tiết quan trọng của chúng có bản
chất tương tự nhau. Quay trở lại vụ án Elizabeth Manley, có một vụ việc tương tự xảy ra
sau đó khi bà May Jones đi mua sắm ở cửa hàng và phát hiện ra mình bị mất chiếc ví. Bà
nhớ lại trước đó ít phút, có một người đàn ơng đã va vào người bà, vì thế, ngay lập tức bà
Jones đã khai báo với cảnh sát và miêu tả nhận dạng của người đàn ơng này. Ngày sau đó,
cửa hàng đã gọi điện thông báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại một quầy hàng ở đây.
19

Rene David (2003), chú thích số 1, tr 278.
Peter De Cruz (2006), “Comparative Law in a Changing world” (Luật So sánh trong một thế giới thay đổi), 2nd
Edition, Routledge-Cavendish, tr 104.
20

14


Trong vụ việc này bà Jones đã bị kết tội như cơ Elizabeth Manley vì đã đặt người vơ tội vào
nguy cơ bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một sự việc khơng có thật. Như vậy, về bề
ngồi, các tình tiết giữa hai vụ việc này hồn tồn khác nhau (về thời gian, khơng gian, chủ
thể, sự kiện pháp lý…), nhưng xét về bản chất của những tình tiết quan trọng thì chúng
được xem là tương tự nhau. Vì thế án lệ được áp dụng trong trường hợp này được coi là
khá hợp lý.
Một vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng nguyên tắc Stare decisis là việc khoanh vùng
phạm vi tác động của án lệ. Hoạt động này cũng tương tự như việc làm rõ nội dung phần
giả định, nhằm làm toát lên đối tượng điều chỉnh của một quy phạm pháp luật thông
thường. Trong Thông luật Anh, điều này cần được thực hiện dựa trên tinh thần của bản án
và ý đồ của thẩm phán, hơn là chỉ đơn thuần căn cứ vào những tình tiết cụ thể có trong vụ
việc. Ví dụ như: trường hợp một nhà sản xuất bán nước chanh được đóng sẵn trong những
chiếc chai có màu tối, nên khách hàng khơng thể thấy rõ trong chai có những gì. Sau khi

mua về, cơ gái đã đổ nó qua một cái cốc thủy tinh khác, trong quá trình uống cơ đã phát
hiện ra trong nước chanh của mình có một cái móng tay. Vì vụ việc này cơ gái đã bị ốm,
sau đó cơ quyết định kiện cơng ty này ra tịa, và cuối cùng thì cơ đã thắng kiện. Như vậy,
với án lệ liên quan đến vụ kiện kể trên, việc xác định phạm vi áp dụng cho những trường
hợp về sau được đặt ra như thế nào? Ở cấp độ đầu tiên, chúng ta có thể nói rằng án lệ này
chỉ đề cập đến những nhà sản xuất nước chanh đóng chai (sử dụng những chai có màu tối)
mà khiến cho khách hàng bị đau ốm vì phát hiện ra trong nước chanh mình uống có một
mẩu móng tay. Tuy nhiên cách hiểu này có phần ấu trĩ khi quá bám sát vào những tình tiết
nhỏ nhặt của vụ việc. Án lệ này nên được hiểu là: các nhà sản xuất hàng hóa phải có trách
nhiệm đối với bất cứ ai bị tổn hại vì sự khiếm khuyết của sản phẩm do họ làm ra. Mặc dù
vậy, một số thay đổi về giới hạn các tình tiết liên quan cũng có thể coi là hợp lý, nếu án lệ
này chỉ được hiểu và giải thích để áp dụng cho những sản phẩm là đồ ăn, thức uống; hoặc
chỉ áp dụng cho những chủ thể là khách hàng chứ khơng phải là một bên thứ ba có liên
quan; hay chỉ áp dụng cho những người tiêu dùng không có cơ hội hợp lý để phát hiện ra
khuyết điểm của hàng hóa, tức là họ ở trong tình trạng bị lừa dối hoặc những rủi ro bị che

15


khuất (vì một lý do nào đó) mà hồn tồn không phải do lỗi cẩu thả trong việc kiểm tra
hàng hóa trước đó21.
Thơng qua những nội dung trên, ta thấy được việc xác định tính tương tự có mối liên hệ
mật thiết với cách thức giải thích một án lệ. Điều đó có nghĩa rằng, ngun tắc Stare decisis
bề ngồi có vẻ như là một nguyên tắc khá cứng nhắc khi ràng buộc các thẩm phán vào
những án lệ trước đó. Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế cũng khá linh
động và mềm dẻo. Bằng cách giải thích án lệ theo ý kiến chủ quan của mình, các thẩm phán
được lựa chọn án lệ mà họ cho là thích hợp và có thể giải quyết thỏa đáng vụ việc mà họ
đang xem xét. Việc đánh giá đâu là tình tiết có ý nghĩa trong q trình xét xử, cũng như sự
giới hạn phạm vi áp dụng của một án lệ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh xã hội. Khi các
giá trị xã hội thay đổi thì những tình tiết trước đây ít được xét đến trong một vụ kiện nay có

thể được đánh giá là quan trọng và ngược lại. Như vậy, Tòa án Anh khơng chỉ đóng góp
vào sự phát triển liên tục của pháp luật bằng cách giải quyết các vụ việc mới (chưa hề tồn
tại án lệ trước đó), mà cịn bằng cách bổ sung những nội dung mới mẻ, thông qua việc chỉ
ra điểm khác biệt giữa các vụ việc và không áp dụng những án lệ đã lỗi thời. Điều này là
hết sức cần thiết đối với thông luật, khi mà các án lệ không được quy định rõ ràng về thời
điểm chấm dứt hiệu lực và cũng khơng có việc bãi bỏ hoặc sửa đổi các tiền lệ pháp một
cách minh thị như ở các nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa. Bằng cách giải
thích án lệ, các thẩm phán và các luật gia Anh đã đóng một vai trị lớn trong việc đào thải
các ngun tắc pháp lý đã lỗi thời. Có lẽ cũng vì vậy mà cho dù phần Ratio decidendi trong
các phán quyết không thể tồn tại một cách “vĩnh cửu”22, nhưng nguyên tắc Stare decisis
vẫn là một nguyên tắc pháp lý không thể thiếu được trong Thông luật Anh. Và dù đã tồn tại
từ rất lâu, nhưng có đến nay nguyên tắc này luôn được coi là “xương sống của pháp luật
Anh”23.
Nguyên tắc Stare decisis đã vạch ra cơ chế vận hành cho hệ thống án lệ theo cả chiều
ngang và chiều dọc. Điều này có mối liên hệ rất mật thiết với cơ cấu hệ thống Tòa án, cũng
như thẩm quyền ban hành án lệ ở Anh. Cơ chế vận hành theo chiều dọc thể hiện ở chỗ: án
21

New York University School of Law (1998), chú thích số 7, tr 19- 20.
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 92.
23
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 80.
22

16


lệ của Tịa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc với Tòa án cấp dưới. Án lệ của Viện nguyên
lão có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tịa. Án lệ hình thành bởi tịa Phúc thẩm có tính
chất bắt buộc với các tịa cấp dưới (trừ tịa Hình sự). Án lệ của tịa Cấp cao có giá trị ràng

buộc với tịa Cấp thấp (County courts và Magistrate’s courts). Cơ chế vận hành theo chiều
ngang thể hiện thơng qua quy tắc: các Tịa án bị ràng buộc bởi chính án lệ do mình tạo ra.
Có thể thấy rằng: cơ chế vận hành của hệ thống án lệ có phần cứng nhắc và đặt ra khá nhiều
ràng buộc đối với các tòa Cấp thấp. Tuy nhiên, như đã trình bày trước đó, việc vận dụng và
giải thích án lệ một cách linh hoạt của các thẩm phán và luật gia Anh đã phần nào khắc
phục nhược điểm kể trên. Nhờ vậy mà mặt hạn chế của nguyên tắc Stare decisis đã không
gây ra những cản trở đáng kể cho sự phát triển của Thơng luật Anh nói riêng và pháp luật
Anh nói chung.
Tóm lại, vai trị của nguyên tắc Stare decisis đối với Thông luật Anh là vô cùng quan
trọng. Với một hệ thống pháp luật không có những quy phạm pháp luật quy định nội dung
luật thực định một cách rõ ràng, nguyên tắc Stare decisis đã đảm bảo cho tính ổn định, bền
vững, tính hệ thống, cũng như giúp ích cho khả năng dự đốn các giải pháp mà Thông luật
Anh sẽ áp dụng để giải quyết một vấn đề. Bởi vậy, ở Anh, “thực tiễn xét xử của Tịa án sẽ
có ý nghĩa khác so với ở châu Âu lục địa. Những quy tắc trong các quyết định Tòa án cần
được áp dụng trong tương lai, nếu khác đi sự ổn định của thông luật sẽ bị phá vỡ và sự tồn
tại của nó sẽ bị đe dọa”24.
1.3.3.

Trát lệnh – hình thức khởi kiện 25

Trát lệnh (Writ system) là mệnh lệnh của Tòa án tồn tại dưới dạng văn bản, được ban
hành nhằm yêu cầu người nhận được phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi
nhất định26. Không chỉ đơn thuần là hình thức khởi kiện, trát lệnh được xem như một loại
giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể “bước qua cửa” Tịa án Hồng gia và tiếp
cận được với cơng lý.

24

Rene David (2003), chú thích số 1, tr 278.
Nội dung mục này chỉ đề cập đến hệ thống trát lệnh được sử dụng trong lĩnh vực tư pháp (không bao gồm hệ thống

trát lệnh dùng trong lĩnh vực hành chính)
26
Bryan A. Garner (1990), chú thích số 10, tr 773.
25

17


Nội dung của một trát lệnh thường bao gồm rất nhiều vấn đề. Ở các nước thuộc hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa, thủ tục tố tụng thường là một cái khung chung, có thể áp
dụng cho hầu hết các trường hợp. Nhưng với Thông luật Anh, thủ tục tố tụng lại được quy
định sẵn cho từng dạng vụ việc riêng biệt, và đôi khi giữa những trát lệnh tồn tại những
khác biệt rất lớn. Tuy vậy, nội dung chính của các trát lệnh thường xoay quanh các vấn đề
đáng chú ý sau đây 27:
Một là: Tòa án nào có thẩm quyền xét xử vụ việc. Ví dụ như: đối với các vụ việc dân
sự thì cả ba tịa King's Bench, Common Pleas và Exchequer (ba tòa này được hình thành từ
Tịa án Hồng gia trước đây) đều có thẩm quyền ngang nhau. Tuy nhiên, có một số khác
biệt là: tòa King's Bench và tòa Exchequer xem xét hầu hết các vụ việc, còn tòa Common
Pleas độc quyền trong việc xét xử các vấn đề về bất động sản.
Hai là: u cầu bị đơn có mặt tại một Tịa án cụ thể mà nguyên đơn đã chọn. Tuy
nhiên, để có được kết quả như trên thì thủ tục được quy định trong các trát lệnh không phải
bao giờ cũng như nhau. Trong một số trường hợp nguyên đơn phải bắt đầu bằng việc mời
(hoặc yêu cầu triệu) bị đơn đến tòa, nhưng đối với trường hợp khác nguyên đơn có thể ngay
lập tức yêu cầu bị đơn bị bắt giữ. Người này cũng có thể bị ép buộc đưa ra một vật để làm
tin và phải cầm cố nó nhằm đảm bảo cho sự có mặt của mình.
Ba là: đưa ra hướng giải quyết khi bị đơn vắng mặt. Liệu rằng ngun đơn có thể sở
hữu tồn bộ tài sản đã được cầm cố hay không? Nếu bị đơn khơng được tìm thấy thì
ngun đơn có quyền gì? Ngun đơn có được sở hữu tài sản đang tranh chấp không? Mỗi
trát lệnh sẽ quy định vấn đề này một cách khác nhau. Có trường hợp nguyên đơn sẽ được
sở hữu tài sản, nhưng cũng có trường hợp điều này là không được phép.

Bốn là: hướng giải quyết trong trường hợp có đương sự vắng mặt. Nếu nguyên đơn
vắng mặt thì phiên tịa có được tiến hành hay khơng? Nếu bị đơn vắng mặt thì liệu ngun
đơn có đạt được những yêu cầu của mình? Điều này cũng được quy định chi tiết trong từng
loại trát lệnh.
Năm là: nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong từng vụ việc.

27

F. W. Maitland , “The Forms of Action at Common Law” [ ] (Truy cập ngày29/5/2012)

18


Sáu là: hình thức tổ chức của phiên tịa. Khơng phải trong mọi trường hợp vai trò xét
xử của bồi thẩm đồn đều như nhau, có những trường hợp vụ việc được giải quyết thơng
qua q trình tranh luận giữa các bên. Đối với một số vụ việc vấn đề kiểm chứng khơng
được thực hiện bởi bồi thẩm đồn mà bởi các thẩm phán (thông qua việc lắng nghe nhân
chứng). Trong một vài trường hợp khác thì bị đơn lại bị buộc phải tuyên thệ để chứng minh
cho sự vô tội của mình.
Bảy là: Nếu việc xét xử chống lại bị đơn (nguyên đơn thắng kiện) thì hình thức thi hành
(hậu quả pháp lý) đối với vụ việc được quyết định như thế nào. Nguyên đơn có sở hữu tài
sản tranh chấp hay khơng? Bị đơn có thể bị phạt tù, bị trừng phạt gì khác hay chỉ đơn thuần
bị tịch biên tài sản?
Tám là: dạng hình phạt được áp dụng. Trong một số trường hợp bị đơn không chỉ phải
thỏa mãn những yêu cầu chính đáng (về bồi thường thiệt hại) của nguyên đơn, mà còn phải
gánh chịu những hình phạt khác (bị bỏ tù hay bị phạt tiền).
Chín là: việc quy định trường hợp nào nguyên đơn phải có mặt tại phiên tịa, trường hợp
nào được phép ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các hoạt động tố tụng. Có
những trường hợp vì lý do vắng mặt là hợp lệ nên vụ việc bị trì hỗn trong một thời gian rất
dài, khi nguyên đơn không được phép ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên

tịa.
Như vậy có thể thấy, trát lệnh quy định khá chi tiết trình tự tố tụng từ khi một vụ việc
được khởi xướng cho đến khi nó được giải quyết. Bên cạnh những quy định về thủ tục một
cách thuần túy, trát lệnh còn ẩn chứa những nội dung thuộc về luật thực định (ví dụ như
những quy định về các dạng hình phạt có thể áp dụng cho từng loại vụ việc cụ thể). Bởi
vậy, trong thông luật tất cả đều đồng hành cũng với trình tự thủ tục28. Cũng vì thế mà việc
lựa chon trát lệnh được xem là một bước vơ cùng quan trọng. Nó khơng chỉ giúp mở ra một
q trình tố tụng, mà cịn có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết hợp lý một vấn đề.
Khả năng thành công của mỗi nguyên đơn trong vụ kiện phụ thuộc vào việc hiện có trát
lệnh nào phù hợp hay khơng, hoặc nếu khơng thì liệu Văn phịng (Chanery) có đồng ý ban

28

H. Patrick Glenn (2000), “Legal Traditions of the World” (Những truyền thống pháp luật trên thế giới), 2nd Edition,
Oxford University Press, USA, tr 228.

19


hành một trát lệnh mới29. Theo cách này hệ thống trát lệnh đã tạo ra khung phía ngồi hoặc
giới hạn nội dung thực định của luật án lệ, mà người ta thường gọi là: “khơng có trát, khơng
có quyền”30.
Sau rất nhiều cuộc cải cách, việc một số khiếu kiện không nằm trong nội dung của bất
cứ loại trát nào được ban hành trước đó, khơng tạo ra sự cản trở về mặt thủ tục đối với quá
trình tố tụng. Tuy vậy, cơ hội thắng kiện của các nguyên đơn vẫn cịn rất thấp vì thiếu
những án lệ hỗ trợ cho các yêu cầu về mặt nội dung của vụ việc31.
Lựa chọn trát lệnh đồng nghĩa với việc ngay từ đầu nguyên đơn đã quyết định phương
thức tố tụng32. Sự lựa chọn này mang tính cố định, khơng thay đổi trong suốt vụ kiện (ngay
cả khi xuất hiện những tình tiết mới)33. Nếu một người lựa chọn sai trát lệnh, vụ kiện sẽ bị
đình chỉ, như vậy, rất có thể sau nhiều năm theo đuổi người đó vẫn khơng giải quyết được

vấn đề của mình. Trái lại, nếu chon lựa đúng loại trát lệnh và thuyết phục được ban bồi
thẩm tin mình, có nghĩa là người đó đã thắng kiện. Bởi vậy, tùy thuộc vào các tình tiết
trong vụ việc, tùy thuộc mục đích, cũng như những lợi thế của mình so với bên còn lại, mà
một người cần phải thực sự cân nhắc khi quyết định lựa chọn loại trát lệnh, để có thể giải
quyết một cách thỏa đáng các vấn đề của mình.

29

Sau này việc ban hành các loại trát mới bị cấm bởi điều khoản Oxford được thông qua vào năm 1258.
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 81.
31
Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 82.
32
F. W. Maitland , “The Forms of Action at Common Law”, chú thích số 27.
33
H. Patrick Glenn (2000), chú thích số 28, tr 228.
30

20


×