Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các quy định của công ước liên hợp quốc về xây dựng công trình, thiết bị nhân tạo trên biển nững vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
---∞∞---

BÙI THỊ THÊM

CÁC QUY ĐỊNH CỦA CƠNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN
BIỂN – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
----∞∞----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CÁC QUY ĐỊNH CỦA CƠNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN
BIỂN – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ THÊM
KHÓA: 36 - MSSV: 1155010339
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ HỮU PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Các quy định của Liên Hợp quốc về xây dựng những cơng trình
thiết bị nhân tạo trên biển – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Để hồn thành
khóa luận, ngồi sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự động
viên, dạy bảo từ gia đình, q thầy cơ, các anh chị và các bạn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ
Ngơ Hữu Phước, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả về phương pháp
nghiên cứu, về lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, chỗ dựa tinh thần vững
chắc. Xin chân thành cảm ơn đến các anh, chị cộng tác viên thư viện trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp tác giả tìm kiếm tài liệu để
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thêm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thêm



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO
TRÊN BIỂN THEO CƠNG ƢỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT
BIỂN 1982 ................................................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm và phân loại cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển
theo UNCLOS ........................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trên biển .................9
1.1.2. Phân loại cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển .......................................13
1.2. Các quy định của UNCLOS về xây dựng và quyền tài phán
của quốc gia đối với cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển ...........................21
1.2.1. Các quy định của UNCLOS về xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển .................................................................................................21
1.2.2. Các quy định của UNCLOS về quyền tài phán của quốc gia đối
với cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển ............................................................37
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2
ẢNH HƢỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN BIỂN .............................................................. 40
2.1. Ảnh hƣởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc thực thi chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển ..............................40
2.1.1. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền
của quốc gia trên biển ..........................................................................................40
2.1.2. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc thực thi quyền tài phán của quốc gia
trên các vùng biển .................................................................................................42

2.2. Ảnh hƣởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đến việc thực các quyền hàng hải, hàng không,
nghiên cứu khoa học biển ...................................................................................51


2.2.1. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đến việc thực các quyền hàng hải, hàng không
quốc tế ...................................................................................................................51
2.2.2. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đến việc thực quyền nghiên cứu khoa học biển ......................57
2.3. Ảnh hƣởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc giải quyết tranh chấp biển và bảo
vệ môi trƣờng biển ..............................................................................................58
2.3.1. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc giải quyết tranh chấp biển ..................................58
2.3.2. Ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với việc bảo vệ môi trường biển .......................................61
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................................. 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài
Biển là nguồn chứa đựng các tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại.
Ngày nay, khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt do sự tàn phá và
khai thác của con người, xu thế “tiến ra biển” là nhu cầu tất yếu của quốc gia.
Chính vì vậy, việc xây dựng các cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển là cách thức
để quốc gia thực hiện quyền năng của mình trên biển. Việc xây dựng đó được quy
định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (gọi tắt là UNCLOS)1.
Sau Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc

tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết
và tham gia. UNCLOS có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày
Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Là một văn kiện pháp
lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm
pháp luật, UNCLOS đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế
về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương,
bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. UNCLOS khơng chỉ bao gồm các
điều khoản mang tính điều ước mà cịn là văn bản pháp điển hố các quy định
mang tính tập quán. UNCLOS thể hiện sự thoả hiệp mang tính tồn cầu, có tính đến
lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là
nước đang phát triển. Công ước khơng chấp nhận bảo lưu mà địi hỏi các quốc gia
phải tham gia cả gói, có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Cơng ước địi hỏi
quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện tồn bộ các điều khoản của Cơng ước, nội
dung của UNCLOS mang tính cơng bằng cho cả quốc gia có biển và quốc gia
khơng có biển cũng như bất lợi về vị trí địa lý. Do đó, UNCLOS được xem là bản
“Hiến pháp của cộng đồng quốc tế về biển”.
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, số lượng cơng trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng trên biển ngày càng
tăng. Trong thực tiễn Nhà nước, đã có nhiều quốc gia xây dựng đảo nhân tạo trên

1

United Nations Convention on Law of the Sea
1


biển như: Tonga2, Maldives3, Ả Rập Thống Nhất4, Nhật Bản5, Singaphore,
Califonia, Canada…Việc xây dựng đó có những tác động nhất định đối với quốc
gia ven biển và các quốc gia khác. Ngồi những tác động tích cực như: tăng cường
khả năng khai thác, phát triển kinh tế biển, du lịch biển, nghiên cứu khoa học biển,

thực hiện chức năng đảm bảo an tồn hàng hải, hàng khơng, tăng cường sự kiểm
sốt an ninh biển và phịng chống và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
Việc xây dựng các cơng trình, thiết bị trên biển cịn là giải pháp thiết yếu để chống
chọi với thiên tai như chống sạp lở, sụt lún, xói mịn đất trong sự biến đổi khí hậu
trên tồn cầu. Hơn nữa, với áp lực gia tăng dân số, việc xây dựng đảo nhân tạo cịn
nhằm mục đích thiết thực là tạo mơi trường sống cho dân cư. Tất cả những mục
đích đó phù hợp với chiến lược hướng ra biển của nhiều quốc gia trên thế giới và
tuân thủ đúng các quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động
tích cực thì việc xây dựng cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển cũng có những tác
động tiêu cực, những tác động tiêu cực chủ yếu do những hành động như sau: xây
dựng phi pháp, xây dựng trên vùng biển đang tranh chấp, chồng lấn…Những hoạt
động đó ảnh hưởng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đối với an
ninh hàng hải, hàng không quốc tế và đối với nghiên cứu khoa học biển, môi
trường biển và giải quyết tranh chấp trên biển. cụ thể đó là những hành động làm
thay đổi thực trạng trên biển, lấn biển, xây lên vùng biển chồng lấn, các hành động
nhằm yêu sách chủ quyền về các vùng biển, vì mục đích phi hịa bình…Tất cả
những hành động đó đều trái với ngun tắc của UNCLOS là sử dụng biển vì mục
đích hịa bình được quy định tại các Điều 88, Điều 138, Điều 141, Điều 143, Điều
240, Điều 280…
Thực trạng xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là một
minh chứng cho sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế nói chung và UNCLOS

2

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, Tonga là quốc gia với cấu trúc địa lý là các rạn san hô, họ đã dùng xi
măng để nâng cấp các rạn san hô tạo thành đảo nhân tạo
3
Maldives gồm 1192 đảo san hơ được nhóm lại trong một chuổi kép 26 đảo. Là quốc gia đã xây dựng hàng
loạt đảo nhân tạo như Hulhumalé, Thilafushi, Gulhi Falhu, gaadhoo…Xem tại địa chỉ webside
Ngày truy cập 05/6/2015

4
Cơng trình nhân tạo nổi tiếng đó là quần đảo hình cây cọ ở Dubai bao gồm Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali
và Palm Deira, đây cũng chính là ba hịn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, xem tại địa chỉ chỉ webside
Ngày truy cập 05/6/2015
5
Nhật Bản đã xây dựng nhiều hòn nhân tạo như: Sân bay quốc tế Chubu Centrair, Sân bay quốc tế Kansai,
đảo Dream, sân bay Kobe, sân bay Nagasaki, Dejima ở Nagasaki…Xem thêm tại địa chỉ webside
Ngày truy cập 05/6/2015
2


nói riêng. Hiện nay, vấn đề tranh chấp biển Đơng đang diễn ra căng thẳng giữa các
quốc gia, Trung Quốc cấp tập, ráo riết xây dựng chuỗi đảo nhân tạo và cơng trình,
thiết bị nhân tạo diễn ra với quy mơ chưa từng có, làm thay đổi thực trạng trên biển
Đông. Cụ thể là ở việc Trung Quốc xây dựng chuỗi đảo nhân tạo và các cơng trình
nhân tạo trên những đảo, bãi ngầm mà Trung Quốc đã chiếm đoạt bằng vũ lực một
cách phi pháp tại hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa của Việt Nam. Vấn đề
chính liên quan đến tranh chấp Biển Đơng, đó là chủ quyền lãnh thổ đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền đối với các vùng biển. Hiện
nay, Hoàng Sa đang là đối tượng của tranh chấp song phương giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Sau khi sử dụng vũ lực bất hợp pháp vào năm 1974, Trung Quốc đang
chiếm đóng hồn tồn quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện đang là đối tượng
tranh chấp của năm quốc gia và một thực thể, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam,
Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan đã đưa ra yêu sách đối với toàn bộ hoặc
một phần của quần đảo Trường Sa. Trong đó, tất cả các bên trừ Bruney đều có lực
lượng chiếm đóng một số đảo. Những thực thể mà Trung Quốc chiếm được vào
năm 1988 chỉ là những bãi đá đa phần chìm dưới mặt nước. Theo Monique
chemillier – Gendreau, Quần đảo Trường Sa (spratlys) thì Trung Quốc đã kiểm sốt
gồm6: đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef), đá Gạc Ma
(Johuson Reef), đá Hugơ (Hughes Reef), đá Gaven (Gaven Reef), Đá én đất (Eldad

Reef), đá Subi (Xubi Reef), Đá Lạc (Mishief Reef). Vậy mà, trong khoảng một năm
trở lại đây Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét đất, cát từ đáy biển, các
sạn san hô để bồi đắp trên các thực thể mà trước đây Trung Quốc đã chiếm đóng.
Đây là dự án xây dựng quy mơ lớn và chưa có tiền lệ tại quần đảo Trường Sa. Với
mục đích nhằm biến các bãi thành các đảo nhân tạo lớn, xây dựng những căn cứ,
cơng trình qn sự, dân sự trên các hịn đảo đó để đáp ứng cho mục đích to lớn là
tăng cường mở rộng sự kiểm sốt của Trung Quốc trên Biển Đơng, biến Biển Đơng
thành “ao nhà” của mình. Với tốc độ bồi đắp chóng mặt của Trung Quốc hiện nay,
chỉ trong vịng vài tháng những thực thể mà Trung Quốc đang chiếm có thể biến
thành những đảo nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều tất cả các đảo/đá tự nhiên còn
lại ở Trường Sa, phá vỡ tình trạng tự nhiên của các thực thể và mở ra những nguy
6

Xem Monique chemillier – Gendreau, (2011), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, tr 210.
3


cơ mới tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành
hoạt động xây dựng trên các bãi như Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa,
Gạc Ma, Xu Bi, Vành Khăn, Én Đất7. Trung Quốc đã và đang xây dựng những
cơng trình như: cảng, cầu cảng, đường băng, hệ thống đê chắn biển bao quanh, các
nhà máy, các ngọn hải đăng8…
Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm giữ các đảo Phú Lâm (tên quốc tế
Woody Island) và Quang Hòa (Duncan Island) lần lượt vào năm 1956 và
1974. Theo hình ảnh vệ tinh được chụp hôm 17/3, hai đảo này đã được mở rộng
đáng kể sau hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc gần đây. Từ 17 tháng 3 đảo Phú
Lâm đang trải qua một sự mở rộng lớn của đường băng sân bay và cơ sở của nó.
Trong vịng năm tháng qua, một đường băng 2.400 mét đã thay thế hoàn toàn với
một đường băng bê tông mới đo 2.920 mét chiều dài, kèm theo một đường lăn mới,

mở rộng đường băng phụ và các tòa nhà lớn liền kề đang được xây dựng 9. Trung
Quốc đã xây dựng đảo Phú Lâm thành một căn cứ quân sự cỡ nhỏ, nó sẽ trở thành
những điểm tiếp liệu như những “tàu sân bay không chìm”, tạo sức mạnh liên hồn
trong chiến tranh trên biển. Trong khi đó, trên đảo Quang Hịa có một doanh trại
qn đội, đê chắn biển và các cơng trình khác. Trên đảo Duy Mộng, bị Trung Quốc
chiếm gần đó, các tòa nhà mới cũng xuất hiện10. Với tất cả các hành động phi pháp
đó, Trung Quốc đã gặp phải sự phẫn nộ, lên án mạnh mẽ từ bạn bè quốc tế và đặc
biệt là Việt Nam, Philippines.
Từ thực trạng nêu trên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các quy định của
Công ước Liên hợp quốc về xây dựng cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
7

Xem thêm Nhóm tác giả, “hồ sơ đảo nhân tạo”, tại địa chỉ webside
Ngày truy cập
06/6/2015
8
“China to construct two large lighthouses in the South China Sea”
truy cập ngày 04/6/2015
9
Victor Robert Lee, “China is building on the Paracel Islands in the South China Sea” tại
Ngày truy cập 06/6/2015
10
Anh Ngọc, “Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa” tạ Truy cập ngày
08/6/2015
4


Từ khi UNCLOS ra đời, đã có nhiều sách, cơng trình nghiên cứu cũng như

những bài báo của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề pháp lý biển,
đảo. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về chủ đề cơng trình, thiết bị nhân tạo
trên biển theo UNCLOS thì chưa phải là số lượng lớn. Cụ thể có những cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan là:
-

Ngô Hữu Phước (2015), “Trung Quốc hành xử xấu xí: cịn nhiều nguy hiểm
hơn thế…” đăng trên báo Đất Việt11.

-

Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), “Đảo và các cơng trình nhân tạo trên biển
theo quy định của công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982”12.

-

Nguyễn Hồng Thao (2015), “Lấn biển tạo đảo ở Biển Đông và cạnh tranh
Trung - Mỹ”13

-

Đinh Ngọc Vượng (2014 ), “Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
tại vùng biển của Việt Nam và những vấn đề pháp luật quốc tế, Khoa học
pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Số 03 (82)/2014, tr.3-10

-

Kim Ngân (2015), đảo nhân tạo ở Trường Sa dưới góc nhìn luật pháp quốc
tế”, đăng báo Năng lượng Mới số 423/201514


-

Keyaun Zou (2011), “tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần
đảo Trường Sa”15

-

Nikos Papadakis (1977), “the international legal regime of artificial
islands”16

-

Alfred HA Soons (1974), “Artificial Islands and Installations in International
Law”17

11

Ngô Hữu Phước (2015), “Trung Quốc hành xử xấu xí: cịn nhiều nguy hiểm hơn thế…” đăng trên báo Đất
Việt, tại địa chỉ webside Ngày truy cập 4/7/2015
12
Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2013, Số 04 (155), tr.59-65
13
Nguyễn Hồng Thao (2015), “Lấn biển tạo đảo ở Biển Đông và cạnh tranh Trung - Mỹ”, báo Thế giới và
Việt Nam, số 23 (1105)/2015, tr.8-9
14
Kim Ngân, “đảo nhân tạo ở Trường Sa dưới góc nhìn luật pháp quốc tế”, đăng báo Năng lượng Mới số
423/2015 tại địa chỉ webside Ngày truy cập 30/6/2015
15
Keyaun Zou (2011), “tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa tại địa chỉ
webside Ngày truy cập 29/6/2015)

16
Nikos Papadakis (1977), “the international legal regime of artificial islands”, Xem tại địa chỉ webside
/>sa=X&ei=Our8UOiZGIqNrgfj3YCQCg#v=onepage&q=%22artificial%20island%20is%20a%22&f=false .
Ngày truy cập 27/6/2015
5


-

Huy Duong (2015), “massive island building and international law”18

-

Grigoris, TSALTAS “artificial islands

and structures as a means of

safeguarding state sovereignty against sea level rise a law of the sea
perspective”19
Nói chung, những cơng trình nghiên cứu trên đã làm rõ những khía cạnh
pháp lý nhất định theo quy định của UNCLOS và theo pháp luật Việt Nam. Đó thật
sự là những đóng góp quý báu cho kho tàng lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, có lẽ
trong phạm vi một bài viết đăng trên tạp chí với dung lượng có hạn cho nên về mặt
lý luận, chưa có sự khái quát các quy định của UNCLOS về xây dựng cơng trình,
thiết bị nhân tạo trên biển, chưa có phân biệt, phân loại cơng trình nhân tạo một
cách cụ thể, chưa nêu rõ quy chế của các cơng trình, thiết bị nhân tạo trong từng
vùng biển và ảnh hưởng và tác động của chúng đối với chủ quyền, quyền chủ quyền
quốc gia và đối với an ninh trên biển. Vì thế, có thể khẳng định rằng đây là một đề
tài có tính mới. Nên tác giả đã chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp trong
việc xây dựng kho tài liệu nghiên cứu về UNCLOS nói chung và nghiên cứu về tình

hình Biển Đơng hiện nay nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả chọn đề tài “Các quy định của Cơng ước Liên hợp quốc về xây dựng
cơng trình thiết bị nhân tạo trên biển – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các quy định của UNCLOS về xây dựng công trình,
thiết bị nhân tạo trên biển và phân tích những ảnh hưởng, tác động của việc xây
dựng đó đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đối
với tự do hàng hải, hàng không quốc tế và nghiên cứu khoa học biển, đối với giải
quyết tranh chấp biển và môi trường biển. Từ những vấn đề lý luận đó, tác giả phân
tích về thực trạng Trung Quốc xây dựng chuỗi đảo nhân tạo trên Biển Đông.
4. Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu
17

Alfred HA Soons (1974), “Artificial Islands and Installations in International Law” Xem tại địa chỉ
webside Ngày
truy cập 12/7/2015
18
Huy Duong (2015), “massive island building and international law”, tại Ngày truy cập 17/6/2015
19
Grigoris, TSALTAS “artificial islands and structures as a means of safeguarding state sovereignty against
sea level rise a law of the sea perspective” Tại địa chỉ webside
Ngày truy cập 17/6/2015

6


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các quy định của UNCLOS về xây dựng
cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển và thực trạng ở Biển Đông.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Về nội dung chỉ trong khuôn khổ các quy
định của UNCLOS, về không gian, thời gian chỉ tập trung nghiên cứu các quy định

của UNCLOS kể từ năm 1982 trở đi, thực trạng hiện nay của Trung Quốc xây dựng
đảo nhân tạo ở Biển Đơng.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng
những phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: được nghiên cứu xuyên suốt khóa luận, thể hiện ở sự vận
động và phát triển của các vấn đề lý luận và thực tiễn về các khái niệm, bản chất
của đảo nhân tạo, cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển theo UNCLOS trong mối
liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ đến sự hình thành UNCLOS và hiện nay. Phương
pháp cịn được sử dụng để nghiên cứu về thực trạng xây dựng cơng trình, thiết bị
trên Biển Đơng.
- Phương pháp so sánh: tác giả đã sử dụng phương pháp này nhằm phân biệt đảo
nhân tạo với cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển. Làm sáng tỏ sự khác nhau và
phân biệt quy chế pháp lý của đảo nhân tạo với các thực thể tự nhiên như đảo, đá,
bãi cạn lúc nổi lúc chìm.
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
và phương pháp logic: Các phương pháp này được sử dụng xuyên suốt khóa luận
nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Tác giả sử dụng để nghiên cứu
từng vấn đề cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
- Phương pháp định tính và định lượng: được sử dụng để thu thập, phân tích, xử lý
những số liệu thu thập được.
Trong đó phương pháp chủ đạo là phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh. Tóm lại, khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu bằng cách sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học pháp lý để làm rõ nội dung khóa luận
và dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, dựa trên quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta.

7



6. Bố cục của khóa luận
Ngồi mục lục, lời nói đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được chia làm 02 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về xây dựng cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển
theo Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Chƣơng 2. Ảnh hƣởng và tác động của việc dựng cơng trình, thiết bị
nhân tạo trên biển đối với chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia và an ninh
trên biển.

8


CHƢƠNG 1
KHÁI QT VỀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN
BIỂN THEO CÔNG ƢỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
1.1. Khái niệm và phân loại công trình, thiết bị nhân tạo trên biển theo
UNCLOS
1.1.1. Khái niệm đảo nhân tạo, cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển
1.1.1.1. Định nghĩa đảo nhân tạo
Xuất phát từ nhu cầu về kinh tế, khoa học và xã hội, từ xa xưa con người đã
xây dựng các cơng trình trên biển vì những mục đích nhất định, hơn nữa xuất phát
từ học thuyết thềm lục địa, từ lâu người ta đã công nhận thẩm quyền của quốc gia
ven biển xây dựng các cấu trúc nhân tạo nhằm mục đích thăm dị và khai thác tài
nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa của mình nhưng các cấu trúc này khơng có qui
chế đảo. Tại Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế La Hay năm 1930, đại diện
của Đức đã đề nghị nếu một đảo nhân tạo có người ở thì sẽ được hưởng qui chế đảo
nhưng Hội nghị đã bác bỏ. Từ đó, khơng có quốc gia nào đề nghị các cấu trúc nhân
tạo có quy chế đảo nữa.
Luật quốc tế khơng có định nghĩa về đảo nhân tạo. Trong những năm 1970
và 1980, đã có những bài báo và sách viết về lĩnh vực này20. Thậm chí trong Hội

nghị lần thứ ba của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS III), một số quốc gia
cũng đã đệ trình đề xuất liên quan tới đảo nhân tạo. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là
không đưa ra định nghĩa nào về đảo nhân tạo. Trong khi đảo nhân tạo rõ ràng do
con người tạo nên, nhưng trong lịch sử của luật pháp quốc tế, thuật ngữ cũng như
quy chế pháp lý của nó chưa bao giờ được xác định rõ ràng. Ví dụ, theo Gidel, đảo
nhân tạo có thể được coi là đảo tự nhiên miễn là chúng thỏa mãn các điều kiện sau:
bao quanh là nước, vĩnh viễn nổi trên bề mặt biển khi thủy triều lên và các điều
kiện tự nhiên để xây dựng đảo có thể cho phép con người sinh sống. Ngồi ra, đảo
nhân tạo cịn phải là các đảo được hình thành theo cơng thức tự nhiên như các lớp
20

Các tác phẩm tiêu biểu gồm Nikos Papadakis, The International Legal Regime of Artificial Islands,
Leyden: A.W. Sijthoff, 1977; và Alfred HA Soons, Artificial Islands and Installations in International Law,
Tạp chí thường kỳ số. 22, Học viện Luật Biển, Tháng 7, 1974
9


bồi tích với sự trợ giúp của con người21. Theo Nikos papadakis thì đảo nhân tạo là
một sự bồi đắp nhân tạo, được hình thành bằng cách đổ đất hoặc đá xuống biển22.
Cách nhìn nhận đảo nhân tạo như các con tàu có thể bắt nguồn từ một báo
cáo của Hội đồng Hội Quốc Liên năm 1927, trong đó nói rằng những đảo được con
người tạo ra và neo đậu tại đáy biển mà không cần kết nối cố định với đáy biển,
nhưng được sử dụng như là một cơ sở thiết lập ổn định cho doanh nghiệp để phát
triển giao thơng vận tải… thì loại đảo hư cấu này phải được xem như là tàu đang đi
trên biển. Nhận thấy rằng đảo nhân tạo cũng có một số đặc điểm của cả tàu và đảo
tự nhiên, nhưng việc phân loại đảo nhân tạo là tàu hay đảo tự nhiên cũng đều là
không hợp lý23. Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)
khơng hề có định nghĩa về “tàu”. Trong những năm 1950, ông Francois- báo cáo
viên đặc biệt đã dự thảo một định nghĩa về “tàu”, là “một thiết bị có khả năng vượt
biển nhưng khơng phải là trên không với các trang thiết bị và thuyền viên phù hợp

với mục đích mà nó được sử dụng” tại Ủy ban Luật pháp Quốc tế trong thời gian
đàm phán các Công ước Geneva về luật biển. Tuy nhiên, dự thảo định nghĩa này
cuối cùng đã bị Ủy ban Luật pháp Quốc tế xóa bỏ vào năm 1955. UNCLOS về sau
cũng theo thông lệ này và chỉ định nghĩa thuật ngữ “tàu chiến”24. Tuy vậy, một số
điều ước quốc tế khác cũng đã định nghĩa về “tàu”. Ví dụ, Điều 2 Công ước Quốc
tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ các con tàu năm 1973 đã định nghĩa “tàu” là “bất kỳ
loại phương tiện nào hoạt động trong môi trường biển, bao gồm tàu cánh ngầm, các
phương tiện hơi đệm, tàu ngầm, tàu nổi và các nền tảng cố định hoặc thả nổi khác”.
Như vậy, có thể thấy, định nghĩa này bao gồm các nền tảng cố định hoặc thả nổi
mà cũng có thể được xếp loại là đảo nhân tạo.
Trong luật quốc tế, khái niệm “đảo nhân tạo” vẫn cịn gây nhiều tranh cãi và
chưa có định nghĩa nào về đảo nhân tạo được chấp nhận rộng rãi mặc dù hàng loạt
các quy định trong UNCLOS đề cập đến khái niệm này. Bởi vì UNCLOS khơng

21

Gidel, 1934, 684 (Tác giả dẫn theo Keyaun Zou, “tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần
đảo Trường Sa” tại Ngày truy cập 29/6/2015)
22
Nikos Papadakis “the international legal regime of artificial islands” Tại
/>sa=X&ei=Our8UOiZGIqNrgfj3YCQCg#v=onepage&q=%22artificial%20island%20is%20a%22&f=false
(Trang 6). Ngày truy cập 27/6/2015
23
Xem mục 1.1.2.1. Phân biệt đảo nhân tạo với đảo tự nhiên trang 20 của khóa luận này
24
Điều 29 UNCLOS
10


định nghĩa về đảo nhân tạo nên giới học giả ngành luật pháp quốc tế đã cố gắng

định nghĩa “đảo nhân tạo” như sau:
Định nghĩa phổ biến nhất và được giới học giả ngành luật pháp quốc tế chấp
nhận rộng rãi nhất cho đến này là định nghĩa trong Bách khoa tồn thư Cơng pháp
quốc tế: Đảo nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con
người tạo nên bằng cách đặt, đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá, bao
quanh là nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên25.
Theo Soons, đảo nhân tạo là những cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ
lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá; trong khi đó các cơng trình lắp đặt
nhân tạo lại là những cấu trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và
các cọc26.
Theo sổ tay các khía cạnh pháp lý của Công ước 1982 do IHO (Tổ chức
Thủy văn Quốc tế) soạn thảo 1989 đưa ra định nghĩa “…Đó là các cấu trúc do con
người tạo ra trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, thường
được sử dụng để thăm dò hoặc khai thác tài nguyên biển. Chúng cũng có thể được
xây dựng nhằm mục đích khác như nghiên cứu khoa học biển, các trạm quan trắc
thủy triều”27.
Nhận thấy việc thiếu vắng định nghĩa về đảo nhân tạo trong UNCLOS đã đã
làm cho các quốc gia không thống nhất và gây ra nhiều tranh chấp trên biển. Tuy
nhiên, có thể hiểu đảo nhân tạo thứ nhất, là dạng cấu trúc do con người tạo ra trong
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia và trong
vùng biển quốc tế, đáy đại dương. Thứ hai, đảo nhân tạo phải thường xuyên nổi
trên mặt nước khi thủy triều lên. Thứ ba, đảo nhân tạo được xây dựng nhằm mục
đích nhất định về an ninh, dân sự, kinh tế, khoa học và xã hội nhưng phải phù hợp
với những quy định của UNCLOS.
1.1.1.2. Định nghĩa cơng trình nhân tạo trên biển

25

Kim Ngân, “đảo nhân tạo ở Trường Sa dưới góc nhìn luật pháp quốc tế”, báo Năng lượng Mới số 423, tại
địa chỉ webside Ngày truy cập 30/6/2015

26
Soons, 1974 (Tác giả dẫn theo Keyaun Zou, “tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo
Trường Sa” tại địa chỉ webside Ngày truy cập 29/6/2015)
27
Bộ Ngoại Giao, Theo Sổ tay pháp lý cho người đi biển, (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr. 38
11


Trước khi tìm hiểu về cơng trình nhân tạo trên biển, cần hiểu cơng trình là
gì, cơng trình có đặc điểm gì trước. Như vậy, có những định nghĩa về cơng trình
như sau: Theo từ điển bách khoa Việt Nam “cơng trình” (xây dựng), sản phẩm
hồn chỉnh của một q trình hoặc của một cơng việc xây dựng có mục đích. Cơng
trình có thể có quy mơ khác nhau: Cơng trình lớn như thủy điện Hịa Bình, cầu
Thăng Long, cơng trình nhỏ như một tường rào, một cái cổng, vv28. Theo cuốn sách
3450 Thuật ngữ pháp lý phổ thông “công trình phải là vật chắc chắn, bền mà việc
xây dựng nó cơng phu, phải có khoa học, kỹ thuật hoặc nghệ thuật”29. hay từ điển
tiếng Việt “Cơng trình là vật xây dựng đòi hỏi phải sử dụng kỷ thuật phức tạp.
Cơng trình kiến trúc. Xây dựng cơng trình thủy lợi”30.
Tại khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng 2014 của nước Việt Nam quy định “cơng trình
xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng,
cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng
trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác”.
Định nghĩa về cơng trình nhân tạo trên biển
Mặc dù Cơng ước 1982 có nhiều quy định về quy chế pháp lý của cơng trình
nhân tạo trên biển nhưng khơng có định nghĩa nào về cơng trình nhân tạo. Như vậy,
có thể hiểu cơng trình nhân tạo trên biển thứ nhất, đó là sản phẩm do con người tạo
ra. Thứ hai, là vật đòi hỏi phải được xây dựng một cách khoa học, kỷ thuật, định vị

trên vùng biển. Thứ ba, cơng trình có thể được lắp đặt nhiều thiết bị và được sử
dụng nhằm mục đích nhất định. Cơng trình nhân tạo chắc chắn và có quy mơ hơn
so với thiết bị nhân tạo, một cơng trình nhân tạo có thể gồm nhiều thiết bị được lắp
đặt vào cơng trình.
Các cơng trình, thiết bị nhân tạo nhìn chung khơng được coi là đảo vì chúng
rõ ràng khơng phải là các vùng đất được hình thành một cách tự nhiên. Cả Công
28

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam HN- 1995- trang 595
Theo Nguyễn Ngọc Điệp, 3450 Thuật ngữ pháp lý phổ thông,(2009), Nhà xuất bản Giao thông vận tải, tr.
539
29

30

Theo Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê (chủ biên), (2006), Từ diển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 211

12


ước 1958 về Lãnh hải và UNCLOS đều không ghi nhận quy chế đảo cho các cơng
trình thuộc loại này. Khoản 4 Điều 5 của Công ước 1958 về Thềm lục địa qui định
chế độ pháp lý của các công trình này như sau: "Các cơng trình và thiết bị này
thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển, nhưng khơng có qui chế như
các đảo, khơng có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng khơng ảnh hưởng đến
việc xác định biên giới lãnh hải của quốc gia ven biển".
1.1.1.3. Định nghĩa thiết bị nhân tạo trên biển
Nói đến thiết bị là có thể hiểu chúng là những “chi tiết”, là những vật có quy
mơ, kích thước nhỏ, khơng đồ sộ như cơng trình. Có một số định nghĩa về thiết bị
như: theo Viện ngôn ngữ học “Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng

cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Thiết bị của nhà máy, thiết bị của
phịng thí nghiệm, thiết bị quân sự, thiết bị điện, đổi mới thiết bị”31. hay khoản 39
Điều 8 Luật xây dựng 2014 quy định “Thiết bị lắp đặt vào cơng trình gồm thiết bị
cơng trình và thiết bị cơng nghệ. Thiết bị cơng trình là thiết bị được lắp đặt vào
cơng trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong
dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo thiết kế cơng
nghệ”.
Khơng có văn bản quốc tế nào định nghĩa thiết bị nhân tạo trên biển, kể cả
công ước 1982 cũng không có định nghĩa về thiết bị nhân tạo trên biển, mặc dù
Cơng ước có nhiều điều khoản quy định quy chế của thiết bị nhân tạo trên biển.
Như vậy, có thể hiểu thiết bị nhân tạo trên biển là tổ hợp nhiều chi tiết tạo thành có
nguyên lý hoạt động nhất định, do con người lắp đặt trên biển một cách chắc chắn
nhằm sử dụng vào mục đích nhất định. Thiết bị là những vật có quy mơ nhỏ hơn so
với cơng trình, một cơng trình có thể có nhiều thiết bị được lắp đặt.
1.1.2. Phân loại cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển
Một số quan điểm của các học giả như: theo Nikos Papadakis32, có rất nhiều
loại đảo nhân tạo như (1) thành phố trên biển; (2) đảo nhân tạo phục vụ phát triển
kinh tế, chẳng hạn như đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên,
31

Theo Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê (chủ biên), (2006), Từ diển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 942
Nikos Papadakis “the international legal regime of artificial islands” Tại địa chỉ webside
/>sa=X&ei=Our8UOiZGIqNrgfj3YCQCg#v=onepage&q=%22artificial%20island%20is%20a%22&f=false
Ngày truy cập 27/6/2015
32

13


đảo nhân tạo công nghiệp, đảo nhân tạo phục vụ đánh bắt cá, các cơng trình xây lắp

nhân tạo để phát triển các nguồn lực phi tự nhiên như cứu hộ hoặc khảo cổ học, nhà
máy điện; (3) các công trình nhân tạo phục vụ giao thơng vận tải, chẳng hạn như
bến tàu nổi, nhà kho, sân bay nổi; (4) các cơng trình phục vụ nghiên cứu khoa học
và dự báo thời tiết; (5) các cơng trình phục vụ giải trí; và (6) các căn cứ quân sự.
Như vậy, Nikos Papadakis đã căn cứ vào mục đích sử dụng để phân loại. Nếu nhìn
vào từng phân loại một, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng tình trạng pháp lý của
chúng khác nhau. Đây là một trong những lý do tại sao khơng có một định nghĩa
nào về đảo nhân tạo trong UNCLOS và do đó UNCLOS đã đơn giản là né tránh
những phức tạp nảy sinh từ vấn đề định nghĩa đảo nhân tạo. Nhưng mặt khác,
những kẽ hở còn lại trong UNCLOS vẫn làm phức tạp vấn đề liên quan đến quy
chế pháp lý của đảo nhân tạo.
Theo GS . Keyuan Zou , Khoa Luâ ̣t , Đa ̣i ho ̣c T rung tâm Lancashire , Vương
quố c Anh “mặc dù thuật ngữ đảo nhân tạo có thể bao gồm cả các cấu trúc và thiết
lập nhân tạo như dàn khoan dầu hay cơ sở nuôi trồng thủy sản (ví dụ như các dàn
khoan đã cũ hay khơng cịn được sử dụng nữa đơi khi có thể được dùng như các rạn
nhân tạo để nuôi trồng thủy sản”33.
Theo Bách khoa tồn thư Widipedia cơng trình biển gồm cảng biển, đảo
nhân tạo, đập, hải đăng, kênh đào Suez34.
UNCLOS không có một điều khoản nào quy định phân loại đảo nhân tạo,
cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển bằng cách liệt kê cụ thể, tuy nhiên, thấy rằng
UNCLOS cũng có nhiều điều khoản quy định về những cơng trình, thiết bị nhân tạo
trên biển như: Cảng, dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, các thiết bị và hệ thống đảm bảo
hàng hải, các thiết bị hay cơng trình khác, lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các
thiết bị và cơng trình nhằm mục đích nghiên cứu khoa học biển, mục đích thăm dị,
khai thác tài ngun thiên nhiên. Theo quan điểm của tác giả, đảo nhân tạo cũng là

33

Keyaun Zou, “tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa” tại
Ngày truy cập 29/6/2015)

34
Thể loại cơng trình biển, tại địa chỉ webside
/>h_bi%E1%BB%83n Ngày truy cập 15/6/2015
14


một loại “cơng trình” trên biển. Tuy nhiên, để phân biệt đảo nhân tạo với cơng trình,
thiết bị nhân tạo trên biển có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:
(i) Căn cứ vào ngấn nước thủy triều: đảo nhân tạo là “đảo” nên luôn nổi trên mặt
nước kể cả khi nước thủy triều lên. Cịn cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển thì
chúng khơng bắt buộc phải luôn nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Chúng có thể
nổi trên mặt nước hoặc chìm.
(ii) Căn cứ vào mức độ bền vững: đảo nhân tạo là cấu trúc chắn chắn và cố định
trên biển, khơng thể nói đảo nhân tạo di động được, nên đảo nhân tạo không có tính
lưu động. Cịn những cơng trình, thiết bị trên biển như giàn khoan, hải đăng, dây
cáp, ống dẫn ngầm…thì mức độ bền vững của chúng thấp hơn so với đảo nhân tạo.
Các cơng trình, thiết bị khơng cố định, có khả năng di dời.
(iii) Căn cứ vào tính quy mơ: đảo nhân tạo có quy mơ lớn hơn so với cơng trình,
thiết bị. Thực tế, nhiều quốc gia xây dựng cả sân bay, nhà hàng, khách sạn, sân
golf…trên đảo nhân tạo. ví dụ: Sân bay quốc tế Kansai được thiết kế xây dựng trên
hòn đảo nhân tạo tại Osaka, Nhật Bản; Quần đảo hình cây cọ ở Dubai bao gồm
Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira được xây dựng như thành phố trên
biển, đây cũng chính là ba hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới… Còn giữa cơng trình
và thiết bị thì cơng trình có quy mơ lớn hơn so với thiết bị. Một cơng trình có thể có
nhiều thiết bị lắp đặt tạo thành. Cơng trình như giàn khoan, cảng biển, hải
đăng…Các thiết bị như dây cáp, ống dẫn ngầm…
(iv) Căn cứ vào mục đích sử dụng: đảo nhân tạo thường được sử dụng nhằm mục
đích là nơi sinh sống của con người, mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phịng, du lịch.
Các đảo nhân tạo xây dựng nhằm củng cố, bồi đắp, cải tạo các đảo đá, bãi san hô,
bãi cạn để tạo điều kiện cho con người đến ở và có một đời sống kinh tế. Các cơng

trình, thiết bị trên biển thường nhằm mục đích kinh tế như thăm dị dầu khí, các tài
nguyên trên biển, nhằm nghiên cứu khoa học, đảm bảo an ninh hàng hải…
Khoản 1 Điều 34 Luật Biển Việt Nam 201235 quy định: Đảo nhân tạo, thiết
bị, cơng trình trên biển bao gồm:

35

Luật số: 18/2012/QH13
15


a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm
bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên
dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, cơng trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
Báo hiệu hàng hải Việt Nam là những cơng trình, tổ hợp cơng trình như đèn
biển, tàu đèn, chập tiêu, phao v.v…được bố trí trên bờ hay dưới nước trong vùng có
hoạt động hàng hải tại Việt Nam, để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác
định vị trí của tàu thuyền mình trong mọi điều kiện về thời gian và thời tiết. Trong
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi cần thiết cũng lắp đặt các báo hiệu hàng hải
Việt Nam. Như vậy, các báo hiệu hàng hải có thể có tại các khu vực hàng hải, cảng
biển, nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Tính đến năm
2010, Nhà nước đã đầu tư xây dựng 20 nhà giàn trên 6 bãi ngầm ở khu vực DKI.
Song do bão, sóng gió lớn nên nhà giàn DKI/3 (Phúc Tần) bị đổ năm 1990; nhà
DKI/6 (Phúc Nguyên) bị đổ năm 1998; nhà DKI/5 (Tư Chính) bị đổ năm 1999 và
nhà DKI/4 (Ba Kè) bị đổ năm 2000, và nhà giàn DKI/1 (Tư Chính) cũng khơng cịn
ngun vẹn…”36.
Trên vùng biển Việt Nam hiện có ba loại đảo nhân tạo, các cơng trình, thiết
bị trên biển:

(i) Cụm dịch vụ kinh tế khoa học và kỹ thuật Vũng Tàu – Côn Đảo, gồm 11 trạm
dịch vụ được xây dựng theo quyết định của Chính Phủ tháng 8 năm 1989, tại tọa độ
7 00’ - 8 30’ B; 100 14’ - 112 30’Đ.
(ii) Các cơng trình, thiết bị nhằm thăm dị và khai thác dầu khí được điều chỉnh
bằng Luật Dầu khí ngày 6 tháng 7 năm 1993 và Nghị định hướng dẫn thi hành ngày
30 tháng 10 năm 1993.
(iii) Các cơng trình, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học biển được điều chỉnh
bằng Nghị Định số 242/1991-NĐ/HĐBT ngày 05 tháng 8 năm 1991 Ban hành quy

36

Theo “những điều cần biết về thềm lục địa ở phía nam và các lô nhà giàn DK1 – Kỳ” 1, tại địa chỉ webside
ngày truy cập 17/6/2015
16


định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa
học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
(iv) Các nhà cao chân DK1, khu vực các bãi ngầm vùng biển Đông Nam.
1.1.2.1. Phân biệt đảo nhân tạo với đảo tự nhiên
Một định nghĩa khác liên quan tới đến đảo nhân tạo là định nghĩa về “đảo”.
Theo Điều 121 UNCLOS, “một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. Định nghĩa trên của UNCLOS đã
gián tiếp đưa ra các tiêu chuẩn xác định đảo trong mối tương quan cấu trúc tự
nhiên hay nhân tạo khác tồn tại trên biển, bao gồm một số yếu tố quan trọng: một
vùng đất, hình thành tự nhiên, bao quanh là nước và nổi trên mặt biển khi thủy
triều lên. Tuy nhiên UNCLOS khơng giải thích một mảnh đất bao quanh là nước
và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên ở mức độ nào có thể được coi là đảo.
Thứ nhất, đảo là một mảnh đất được hình thành tự nhiên. Đặc điểm này là
cơ sở để phân biệt với đảo nhân tạo và các cơng trình, thiết bị do con người xây

dựng trên biển. Về nguồn gốc hình thành, rõ ràng đảo nhân tạo là sản phẩm do con
người tạo nên chứ khơng phải hình thành tự nhiên như đối với đảo. Tiêu chí này
loại bỏ sự can thiệp của con người làm thay đổi định dạng, cấu trúc tự nhiên của
các thực thể nhằm tạo thành đảo. Các thực thể trên biển có thể chia làm ba loại là
các thực thể chìm, các bãi nửa nổi nửa chìm và các đảo. Hơn nữa, “một vùng đất”
thì đảo khơng thể là vật thả trôi hay các tảng băng trên biển, “vùng đất” này cũng
phải gắn bó hữu cơ một cách tự nhiên đối với đáy biển. Còn đảo nhân tạo là đảo cố
định, sự cố định này do con người tạo nên có thể bằng cách cải tạo, bồi đắp các bãi
ngầm, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay các bãi san hơ, đảo đá để sử dụng nhằm mục
đích của mình.
Thứ hai, đảo phải có nước bao bọc xung quanh. Và đương nhiên đảo nhân
tạo cũng có đặc điểm này của đảo. Đặc điểm này để phân biệt đảo với bán đảo.
Vùng đất có nước bao bọc xung quanh khi thủy triều lên cao nhưng lại nối với lãnh
thổ đất liền khi thủy triều xuống thấp thì cũng được coi là bán đảo. Tuy nhiên, vùng
đất có nước bao bọc xung quanh vẫn được xem là đảo nếu được nối với đất liền
bằng cầu hoặc đường hầm.

17


Thứ ba, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Tiêu chuẩn này
nhằm loại bỏ tất cả các bãi cạn lúc nổi lúc chìm37 ra khỏi định nghĩa đảo. Sự khác
biệt cơ bản giữa đảo với bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở chỗ đảo vẫn hiện hữu ở trên mặt
nước không phụ thuộc vào mức nước thủy triều lên hay xuống, trong khi đó sự xuất
hiện của bãi cạn lúc nổi lúc chìm lại phụ thuộc vào sự lên xuống của nước thủy
triều. Chính vì đặc tính này nên bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ khơng có vùng biển
riêng biệt và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch địch ranh giới
các vùng biển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định liên quan đến việc
xác định đường cơ sở của quốc gia có biển, bãi cạn lúc nổi lúc chìm cũng có thể
được tính đến là điểm xuất phát hay kéo đến của tuyến đường cơ sở38.

Thứ tư, một đặc điểm nữa để phân biệt đảo nhân tạo và đảo tự nhiên là đảo
nhân tạo không được hưởng quy chế của đảo, chúng khơng có lãnh hải riêng và sự
có mặt của chúng khơng có tác dụng gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa39. Khi mô ̣t đảo thỏa mañ toàn bộ các yếu
tố cấ u thành theo Điề u 121 UNCLOS thì đảo đó sẽ có quy chế pháp lý đầ y đủ với
các vùng biển là : nô ̣i thủy , lãnh hải , vùng tiếp giáp , vùng đặc quyền kinh tế và
thề m lu ̣c điạ áp du ̣ng như đố i với lañ h thở đấ t liề n. Cịn đối với các đảo không đáp
ứng được khoản 3 Điề u 121 là những hịn đảo đá nào khơng thích hợp cho con
người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ có quyề n có nơ ̣i thủy và
lãnh hải, khơng có vùng đặc quyền đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa đảo nhân tạo và đảo tự nhiên là về
nguồn gốc hình thành và quy chế pháp lý. Trong thực tiễn Nhà nước, một số quốc
gia sử dụng thuật ngữ “đảo” với ý nghĩa rất rộng. Ví dụ như Nhật Bản gọi
“Okinotori” là “shima” (nghĩa là đảo trong tiếng Nhật) và Trung Quốc dùng
từ “qundao” (nghĩa là quần đảo hoặc nhóm đảo trong tiếng Trung Quốc) để đặt tên
cho tất cả các điểm đảo, thậm chí kể cả một số điểm ở dưới nước vĩnh viễn, chẳng
hạn như Bãi ngầm Macclesfield ở Biển Đông. Mặc dù định nghĩa “đảo” trong
UNCLOS vẫn để ngỏ cho các cuộc bàn thảo và tranh luận thêm, nhưng nó vẫn
được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi.
37

Điều 13 UNCLOS
Khoản 4 Điều 7 và khoản 1 Điều 13 UNCLOS
39
Điều 60 UNCLOS
38

18



1.1.2.2. Phân biệt đảo nhân tạo với đá tự nhiên
Đá tự nhiên thường gọi là đảo đá hoặc bãi đá, là một dạng của đảo. Bởi vì,
mặc dù có một quy chế cho các đảo, nhưng UNCLOS không đưa ra các tiêu chuẩn
để phân loại các đảo. Trước đây, trong dự thảo các điều khoản liên quan tới việc
hoạch định quyền tài phán của quốc gia ven biển trong các vùng biển thuộc quyền
tài phán của họ đưa ra trong hội nghị lần thứ III của Liên Hợp quốc về Luật Biển
ngày 17 tháng 7 năm 1973 có đưa ra đề nghị đảo “là một diện tích tự nhiên có diện
tích trên 1 km2”. Kiến nghị này có vẻ như giống các nổ lực phân loại của Văn
phòng Thủy văn quốc tế và một số chuyên gia:
+ Đá (rocks) có diện tích nhỏ hơn 0,001 hải lý vng;
+ Đảo nhỏ ( Islets) có diện tích 0,001 - 1 hải lý vng;
+ Đảo vừa (Isles) có diện tích 1 - 1.000 hải lý vng;
+ Đảo lớn (Islands) có diện tích trên 1.000 hải lý vng.
Cho đến nay, vẫn chưa có sự phân loại các đảo một các cụ thể chính xác của
bất kỳ cơ quan, tổ chức quốc tế nào. Vì thế, sự bỏ ngõ đó đã gây ra nhiều tranh cãi
một đảo như thế nào là thõa mãn khoản 3 Điều 121 của UNCLOS, “thích hợp cho
con người đến ở” hoặc có “một đời sống kinh tế riêng”. Như vậy, vấn đề đặt ra là:
số lượng người đến ở là bao nhiêu? Là một cộng đồng dân cư tạo nên một đơn vị
hành chính lãnh thổ? hay là chỉ cần một vài hộ gia đình? Con người ở đây cũng
khơng được quy định rõ là dân thường, hay lực lượng quân đội hoặc các nhân viên
kỹ thuật cũng được chấp nhận. Cư trú ở đây là việc sinh sống lâu dài hoặc chỉ là cư
trú tạm thời cũng được công nhận. Đơn vị dân cư đó có đời sống kinh tế riêng tức
là họ hồn tồn có thể tồn tại độc lập hay tồn tại phụ thuộc bên ngoài? “đời sống
kinh tế riêng” đó có phải là một mơi trường đời sống kinh tế để gắn kết, đoàn kết
dân cư lại để cùng phát triển hay không? Các đèn biển, đường băng, trạm khí tượng
thủy văn, sân chim hay cơng viên trên biển, các trạm dầu khí, các cơng trình kinh tế
xây dựng trên các đá có tạo thành đời sống kinh tế riêng của các đá hay không?
Các đảo đá khơng có người đến ở nhưng với ý nguyện của nhân dân và Chính phủ

19



×