Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (từ thực tiễn tỉnh tây ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.76 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ (TỪ
THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt
Học viên: Nguyễn Văn Đơng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM .......................... 7
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ ........ 7
1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ ...... 7
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - cơ sở
của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ......... 7
1.1.2. Khái niệm, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ ................................................................................................... 21
1.1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ................................................................................................... 23
1.2. Pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đƣờng bộ .................................................................................. 28
1.2.1. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ............................ 28
1.2.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ................................................................................................... 34


1.2.3. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông giao
thông đường bộ......................................................................................... 38
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TÂY NINH VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN.................................. 46
2.1. Tình hình tỉnh Tây Ninh có liên quan đến cơng tác đảm bảo trật tự
an tồn giao thơng trên địa bàn ................................................................ 46
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ
tại tỉnh Tây Ninh và nguyên nhân ............................................................ 47
2.2.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
tại tỉnh Tây Ninh ....................................................................................... 47
2.2.2. Nguyên nhân của tình hình vi phạm hành chính về trật tự an tồn
giao thơng đường bộ và tai nạn giao thơng đường bộ trong thời gian qua
.................................................................................................................. 54
2.3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đƣờng bộ tại tỉnh Tây Ninh....................................................................... 58
2.3.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ ................................................................................................... 58
2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ................................. 61
2.4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ ................................................................... 67


2.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ......................................................... 67
2.4.2. Kiện toàn lực lượng cảnh sát giao thông ....................................... 76
2.4.3 Đẩy mạnh công tác giáo dục phổ biến pháp luật về trật tự an tồn
giao thơng đường bộ cho người dân và hoàn thiện hệ thống đường giao
thông ......................................................................................................... 77

2.4.4 Tăng cường chất lượng hoạt động đào tạo cấp giấy phép lái xe ... 77
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội Khố VII thơng qua ngày 13
tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Sau
khi Luật Giao thông đường bộ có hiêụ lực, Chính phủ, Bộ Giao thơng vận tải,
Bộ Công an ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi
hành. Để phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008,
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống vi phạm hành chính về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, ngày 02 tháng 4 năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số
34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ để thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9
năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ, có hiệu lực ngày 20 tháng 5 năm 2010.
Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm trật tự an tồn giao thơng
diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông ngày một gia tăng trên cả ba
mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương. Một trong những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do những quy định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định hiện hành chưa đủ mức răn đe giáo dục, nhiều vấn
đề mới phát sinh chưa được quy định gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm
của cơ quan thực thi pháp luật.
Tỉnh Tây Ninh cũng như các tỉnh khác trên cả nước, tình hình vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực giao thơng đường bộ diễn ra ngày càng phức tạp,
mức độ vi phạm ngày càng tăng.
Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về xử lý vi
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một yêu cầu cấp thiết nhằm đề ra
những giải pháp cấp bách hạn chế vi phạm, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp
chế và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay, bảo đảm


2

cho việc phát hiện xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với mọi hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, góp phần đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng, phịng ngừa tai nạn giao thơng, bảo vệ tính mạng và tài sản
của nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu thực tế, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ diễn biến tương đối phức tạp, hành vi vi phạm được thực hiện
ngày càng phổ biến mang tính đối phó trong khi các lực lượng chức năng tăng
cường xử phạt nhưng vấn đề vi phạm vẫn không giảm. Việc thực hiện quy
định của pháp luật về giao thông đường bộ cịn nhiều bất cập, có những hành
vi vi phạm thực tiễn mà pháp luật chưa điều chỉnh tạo ra nhiều kẽ hở cho đối
tượng vi phạm lợi dụng để thực hiện mà không bị cơ quan chức năng xử lý,
việc xử lý vi phạm hành chính đơi lúc chưa thực sự nghiêm minh, chính xác,
rõ ràng làm ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác và lịng tin của nhân dân đối với
các cơ quan thực thi pháp luật.
Qua tìm hiểu, có nhiều luận văn thạc sĩ về xử lý vi phạm hành chính các
lĩnh vực, nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ. Vì vậy, tác giả mạnh
dạn chọn đề tài này để nghiên cứu tìm hiểu chun sâu, góp phần hồn thiện
cơ chế pháp lý trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thơng đường bộ, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm
minh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Những vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Thực trạng tình hình xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.


3

- Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó có các giải pháp
nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu
+ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên tình hình vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao
thông đường bộ từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh
sát giao thông Công an tỉnh Tây Ninh.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các
phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như phương pháp thống kê, so
sánh và phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh.
5. Nội dung đề tài, các vấn đề cần giải quyết
- Khái quát được các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật cũng như tình hình vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đuờng bộ trên địa bàn tỉnh từ đó tác giả sẽ

đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của pháp luật
trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ở
nước ta nói chung và ở tỉnh Tây Ninh nói riêng. Những kiến nghị này có thể
tham khảo để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - cơ sở
của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
1.1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường
bộ
Vi phạm hành chính (dưới đây: VPHC) là một loại vi phạm pháp luật vô
cùng phổ biến và tính chất đang ngày càng nghiêm trọng và gia tăng mỗi ngày
một nóng hơn, xét về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì hậu quả
do mỗi VPHC gây ra thấp hơn so với một tội phạm, nhưng hậu quả do tổng
thể các VPHC gây ra cũng khó mà so sánh với hậu quả của tội phạm nói
chung, và nếu xã hội khơng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời để răn
đe phòng ngừa thì đây sẽ là mầm móng dẫn đến tội phạm. Thực tế cho thấy
trường hợp đối tượng chạy xe biểu diễn, lạng lách, đánh võng gây rối trật tự
công cộng ban đầu là những VPHC, nếu không được xử lý kịp thời thì từ một

hành vi VPHC có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự như việc đua xe, cá
cược, tổ chức đua xe, gây rối trật tự công cộng, v.v..
Khái niệm “VPHC” đã tồn tại khá lâu trong đời sống pháp lý ở nước ta,
tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm chính xác về VPHC để xác định tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, tạo cơ sở pháp lý cho
việc quy định, xử lý cũng như đấu tranh, phịng chống một cách có hiệu quả
đối với các hành vi VPHC là một vấn đề mang tính khoa học và tư duy pháp
lý còn nhiều vấn đề phải bàn luận.
Khái niệm VPHC trong hệ thống pháp luật nước ta lần đầu tiên được
định nghĩa tại Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt VPHC do Hội đồng Nhà nước ban
hành ngày 30 tháng 11 năm 1989 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1990


5

(Pháp lệnh 1989) như sau: “VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà khơng
phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
VPHC”.
Theo quy định này, dấu hiệu pháp lý của VPHC là: hành vi, tính trái
pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử phạt hành chính. Theo đó, định nghĩa
cịn đề cập đến yếu tố chủ thể của VPHC gồm cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên,
vấn đề này cũng còn nhiều quan điểm chưa thống nhất với định nghĩa nêu
trên.
Trong bài viết của tác giả Lê Vương Long về “Một số vấn đề hoàn thiện
pháp luật về xử phạt VPHC”1 cho rằng định nghĩa trên vẫn còn thiếu dấu hiệu
về năng lực trách nhiệm hành chính của chủ thể và quy định quy tắc quản lý
nhà nước là khách thể của vi phạm là khơng chính xác.
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Ngô Tử Liễn trong bài viết của mình
về “cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh Xử

phạt VPHC”2 cũng chỉ ra rằng việc xác định khách thể của VPHC theo khái
niệm nêu trên có thể được hiểu khách thể bao gồm cả vi phạm kỷ luật và
không bao gồm các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu nhà nước, các quyền
tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.
Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002, được sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008 (dưới đây: Pháp lệnh Xử lý VPHC) không đưa ra định nghĩa về VPHC,
mà chỉ đưa ra định nghĩa xử phạt VPHC: tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh nêu:
“Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi
cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
VPHC”.
1

Lê Vương Long (2003), “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật
học, (số 9), tr.35.
2
Ngơ Tử Liễn (1994), “Cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 1), tr.14.


6

Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của tác giả Nguyễn Cửu Việt cho
rằng cần chính xác hóa thêm định nghĩa trên ở một số khía cạnh sau3:
1) Yếu tố khách thể của VPHC (những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại)
không được thể hiện trong định nghĩa, tuy rất quan trọng. Công thức
“xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước” không phải chỉ khách thể vi
phạm, mà là chỉ tính trái pháp luật của hành vi, vì khách thể vi phạm
pháp luật là quan hệ xã hội, chứ khơng phải là “quy tắc”, mà quy tắc
chính là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2) Công thức “mà khơng phải là tội phạm hình sự” rất dễ làm cho chủ thể
có thẩm quyền xử phạt hành chính tưởng lầm mà tự cho mình có quyền
đánh giá hành vi vi phạm pháp luật nào là VPHC, mà xem nhẹ việc tuân
thủ những căn cứ của pháp luật.
Theo quan điểm này VPHC được định nghĩa như sau:
VPHC là hành vi (hành động hoặc khơng hành động) trái pháp luật, có
lỗi (cố ý hoặc vơ ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính
hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý,
sở hữu của nhà nước, của tổ chức và của công dân mà theo quy định của
pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
Theo định nghĩa này, thuật ngữ “trật tự nhà nước và xã hội” bao gồm tất
cả những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và xã
hội, theo đó “trật tự quản lý” bao gồm những mối quan hệ phát sinh trong
hoạt động nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước4.
Chúng tơi hồn tồn thống nhất với định nghĩa VPHC nêu trên. Vì khách
thể của VPHC là những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại, đây là cơ sở quan
trọng, thể hiện được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC, nên cần
phải thể hiện trong định nghĩa VPHC. Năng lực chịu trách nhiệm hành chính
3

Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội,
tr.386.
4
Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội,
tr. 393-394.


7

của chủ thể vi phạm cũng được khẳng định ngay trong định nghĩa, đây là dấu

hiệu bắt buộc quan trọng của chủ thể thực hiện hành vi VPHC.
Bên cạnh đó, định nghĩa cịn thay đổi cơng thức “mà khơng phải là tội
phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC” bằng
“phải chịu trách nhiệm hành chính” là sự thay đổi phù hợp, khoa học vừa
ngắn gọn vừa đầy đủ ý. Đồng thời cụm từ “chịu trách nhiệm hành chính”
cũng thể hiện hợp lý và đầy đủ hơn so với cụm từ “phải bị xử phạt VPHC” vì
chịu trách nhiệm hành chính bao gồm cả bị xử phạt VPHC và bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước phải đặt
ra những quy tắc quản lý điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau phát
sinh trong quá trình quản lý. Dựa vào tính chất của các quan hệ xã hội theo
từng lĩnh vực mà nhà nước phân chia ra thành các lĩnh vực quản lý xã hội
khác nhau tương ứng với từng loại hành vi VPHC mà nó xâm hại, như VPHC
trong lĩnh vực xây dựng, VPHC trong lĩnh vực đất đai, VPHC trong lĩnh vực
du lịch, VPHC trong lĩnh vực khống sản, bảo vệ mơi trường, VPHC trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, v.v..
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khoản 2 Điều 1 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ (dưới đây: Nghị định số
34/2010/NĐ-CP) đã đưa ra định nghĩa:
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá
nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử lý VPHC, bao gồm: Các hành vi
vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy định về
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy định về
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy
định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;



8

Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; Các hành vi vi
phạm khác có liên quan đến giao thông đường bộ.
Từ định nghĩa trên, VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ có các
đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của
cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, tức là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm mà hành vi vi
phạm đó phải được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.
Ví dụ, hành vi người điều khiển xe ôtô chở người ngồi hàng ghế phía
trước trong xe ơtơ có trang bị dây an tồn mà khơng thắt dây an tồn khi xe
đang chạy thì cá nhân đó xem như vi phạt quy tắc giao thông đường bộ, sẽ bị
phạt tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.
Hai là, VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quy định của pháp luật
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tức là chủ thể thực hiện hành vi VPHC
trong trạng thái có đủ năng lực nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật
hành chính nhưng vẫn cố ý thực hiện hoặc do quá tự tin, cẩu thả trong xử sự
dẫn đến hành vi trái pháp luật.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ lỗi là yếu tố mang tính bắt buộc của
VPHC. Ví dụ, khi tham gia giao thông đường bộ, một cá nhân thực hiện hành
vi điều khiển xe mơ tơ khơng có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm,
không chấp hành tín hiệu đèn giao thơng, khơng tn theo chỉ dẫn của người
điều khiển giao thông, v.v.. là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ với
lỗi cố ý.
Ba là, hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ do cá nhân, tổ
chức thực hiện.
Bốn là, hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử lý VPHC.



9

Như vậy, VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một dạng cụ thể
của VPHC, nên nó có những dấu hiệu chung như VPHC. Tuy nhiên khác với
những VPHC trong các lĩnh vực khác, VPHC trong lĩnh vực giao thông
đường bộ gắn liền với hoạt động tham gia giao thơng của người điều khiển
phương tiện, mang tính phổ biến hơn về số lượng và tính chất của hành vi vi
phạm. Cũng như các VPHC khác, VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
cũng có những dấu hiệu pháp lý cơ bản của VPHC nói chung. Về mặt pháp lý
những dấu hiệu cơ bản này là cơ sở để xác định một hành vi của cá nhân, tổ
chức có phải là hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không.
1.1.1.2. Đặc điểm các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ
Các yếu tố cấu thành pháp lý của VPHC trong lĩnh vực giao thông đường
bộ là mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan và chủ thể. Theo lý luận về vi
phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật hay VPHC nói chung và
của VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ nói riêng, đều nằm trong bốn
yếu tố cấu thành pháp lý này. Đặc điểm của VPHC trong lĩnh vực giao thông
đường bộ thể hiện qua đặc điểm của các yếu tố cấu thành của nó.
a. Mặt khách quan của VPHC là hệ thống những dấu hiệu được pháp
luật dự liệu trước, đặc trưng cho mặt bên ngồi của vi phạm, bao gồm: hành
vi, tính trái pháp luật, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả, mối
liên quan nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương pháp
và phương tiện thực hiện vi phạm5, cụ thể như sau:
1) Hành vi:
Hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được quy định
trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, tức là cá nhân, tổ chức thực hiện những
hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu những hành vi vi
phạm đó mà khơng được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP thì

5

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (Chủ biên: Nguyễn
Cửu Việt), Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 519.


10

khơng bị xử lý trách nhiệm hành chính đối với hành vi đó. Ví dụ, trong thực
tiễn xử lý có những hành vi: người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện sử
dùng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; người điều khiển xe ơtơ khơng thắt
dây an tồn do xe khơng trang bị dây an tồn hoặc người điều khiển xe ô tô sử
dụng điện thoại di động không bị xử lý do chưa được quy định trong Nghị
định xử lý vi phạm hành hành chính nên khơng được coi là VPHC.
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước hết phải là hành vi,
hành vi đó được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc dạng không hành động.
Ví dụ, hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ biểu hiện dưới dạng
hành động là hành vi chạy quá tốc độ quy định; hành vi đi không đúng phần
đường quy định hay khơng chấp hành tín hiệu đèn giao thông...Hành vi
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ biểu hiện dưới dạng không hành
động là không cứu giúp người khác khi tai nạn giao thông xảy ra khi mình có
điều kiện; khơng báo hiệu trước khi chuyển hướng; không nhường đường cho
xe đang lưu thông trên đường ưu tiên, ...
2) Tính trái pháp luật của hành vi:
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy
định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, đó là những hành
vi: vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (từ Điều 8 đến Điều 14 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP); Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ (từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP); Các
hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ (từ

Điều 19 đến Điều 23 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP); Các hành vi vi phạm
quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (từ
Điều 24 đến Điều 25 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP); Các hành vi vi phạm
quy định về vận tải đường bộ (từ Điều 26 đến Điều 31 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP); Các hành vi vi phạm khác có liên quan đến giao thông
đường bộ (từ Điều 32 đến Điều 42 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP).


11

Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi như đua xe trái phép; điều khiển
xe chạy một bánh đối với xe hai bánh; điều khiển xe lạng lách, đánh võng hay
hành vi sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định thể hiện ở chỗ đây là
những nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đe dọa đến tính mạng và
tài sản của con người, do đó nó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
3) Các yếu tố thời gian, địa điểm, phương tiện, phương pháp thực hiện
hành vi là các yếu tố đặc trưng cơ bản trong mặt khách quan của VPHC trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, là yếu tố rất quan trọng mang tính phổ biến so
với các VPHC khác, trong đó phương tiện là yếu tố mang tính phổ biến nhất,
vì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm chủ yếu là điều khiển phương
tiện tham gia giao thông hoặc đưa phương tiện không đảm bảo về mặt tiêu
chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự an tồn giao
thơng.Ví dụ, đối với hành vi của người điều khiển xe môtô chạy quá tốc độ
quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: về thời gian, xác định lúc mấy giờ cá nhân
đó thực hiện hành vi VPHC; về địa điểm, trong nội thị hay ngoại thị để xem
quy định tốc độ của xe môtô được phép chạy là bao nhiêu để xem xét hành vi
đó có vi phạm hay khơng; về phương tiện, người vi phạm đó điều khiển xe
mơ tơ hay ơ tơ biển số mấy, loại xe nào, người đó có giấy chứng nhận đăng ký
xe khơng, có giấy phép lái xe khơng? Đây là các yếu tố để định khung phạt
tiền, để thông báo lỗi vi phạm và tiến hành lập biên bản VPHC theo quy định.

b. Khách thể của vi phạm pháp luật nói chung là tổng thể những quan hệ
xã hội được chế tài luật hành chính bảo vệ, bao gồm: trật tự nhà nước và xã
hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền tự do, lợi ích hợp pháp của cơng dân và
trật tự hoạt động hành chính6. Khách thể của VPHC trong lĩnh vực giao thông
đường bộ là những quan hệ pháp luật giao thông đường bộ được các quy
phạm pháp luật hành chính bảo vệ bằng các biện pháp trách nhiệm hành
chính. Đó là những hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ,
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường
6

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (Chủ biên: Nguyễn
Cửu Việt), Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 525.


12

bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (Điều 1
Luật Giao thông đường bộ năm 2008).
c. Chủ thể của VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định
trong Điều 2 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, là: cá nhân, tổ chức có hành vi
VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm
cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài, kể cả người chưa thành niên, có
hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ thì bị áp dụng hình thức
xử lý theo Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Cá nhân VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ là người có đủ năng
lực trách nhiệm hành chính thực hiện những hành vi vi phạm được quy định
trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP. Thông thường, cá nhân vi phạm những
hành vi phổ biến như: điều khiển phương tiện khơng có giấy phép lái xe;
khơng mang theo giấy chứng nhận đăng ký; khơng có giấy chứng nhận bảo

hiểm trách nhiệm dân sự; chạy quá tốc độ quy định; sử dụng rượu, bia quá
nồng độ cồn quy định; chở hàng vượt quá trọng tải; đi không đúng phần
đường; tránh, vượt khơng đảm bảo an tồn, ...
Tổ chức thơng thường có những hành vi phạm các quy định về vận tải
đường bộ; vi phạm về sản xuất lắp ráp trái phép phương tiện, biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ; vi phạm các quy định điều kiện đảm bảo an
tồn đối với việc thi cơng, sửa chữa cầu đường. Trong thực tiễn xử lý đối
tượng này hầu như là khơng có xử lý bằng tiền mà chủ yếu là nhắc nhở.
d. Mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ được
thể hiện chủ yếu ở tính chất lỗi của hành vi và ngồi ra cịn thể hiện ở động
cơ, mục đích vi phạm.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Một hành
vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu chưa xác định được VPHC,
yếu tố chủ quan, tức là chưa xác định được thái độ, động cơ, ý chí của người


13

vi phạm đối với hành vi của mình thì cũng khơng xử lý trách nhiệm hành
chính đối với hành vi vi phạm đó.
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hai
hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trong việc thực hiện hành vi vi phạm hành
chính. Lỗi cố ý được thể hiện ở người thực hiện hành vi vi phạm nhận thức
được tính chất và hậu quả hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vơ ý có
hai hình thức: vơ ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Vơ ý do cẩu thả là người
có hành vi vi phạm không biết và không nhận thức được rằng hành vi của
mình là trái pháp luật, mặc dầu cần phải biết và nhận thức được điều đó; vơ ý
do quá tự tin là người có hành vi vi phạm nhận thức được điều này nhưng do
khinh suất cho rằng có thể ngăn ngừa được dễ dàng hậu quả của hành vi trái

pháp luật đó của mình.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, lỗi cố ý được chủ thể vi phạm thực
hiện trong việc điều khiển phương tiện tham gia giao thơng, đó là việc khơng
chấp hành quy tắc tham gia giao thông; không chấp hành báo hiệu đường bộ;
không tuân thủ quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe; chuyển hướng
trái quy định; vượt không đúng quy định, v.v..
Riêng lỗi vơ ý tập trung ở nhóm hành vi vi phạm dẫn đến va chạm giao
thông và tai nạn giao thơng, đó là: chuyển hướng thiếu quan sát; chuyển
hướng đột ngột; vượt không đảm bảo; đi không đúng phần đường gây tai nạn
giao thông. Thực tế lỗi vô ý thể hiện trong lĩnh vực giao thông đường bộ rất
rõ rệt và phổ biến. Khi xác định lỗi vi phạm này, người thực hiện hành vi vi
phạm do cẩu thả hoặc do quá tự tin nên gây ra hậu quả thiệt hại về tính mạng,
tài sản của mình và của người khác khi tham gia giao thông, thiệt hại này các
bên có liên quan đến tai nạn khơng ai mong muốn xảy ra.
Về động cơ, mục đích vi phạm: là những yếu tố cũng được xem xét đến
của mặt chủ quan của nhiều VPHC, để quyết định các hình thức và mức phạt
cụ thể. Trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, động cơ, mục đích vi phạm


14

thường là do động cơ vụ lợi là chủ yếu, như: hành vi họp chợ, mua bán hàng
hóa trên đường bộ nhằm mục đích kiếm lời (điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị
định số 34/2010/NĐ-CP); hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh dịch
vụ ăn uống; bày bán hàng hóa (điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP); hành vi đón, trả khách khơng đúng nơi quy định (điểm a
khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP), hay hành vi chở quá số
người quy định đối với ôtô chở khách được quy định tại khoản 2 Điều 26
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP. Ta thấy các hành vi vi phạm này đều do mục
đích do lợi nhuận.

Bên cạnh đó, cịn có một số hành vi vi phạm do thiếu ý thức, cẩu thả
không chấp hành các quy tắc tham gia giao thông đường bộ như: không chấp
hành hiệu lệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐCP; tránh xe không đúng quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP, những hành vi vi phạm này khơng nhằm mục đích lợi
nhuận.
1.1.1.3. Các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
Các loại hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy
định tại Chương II của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP về hành vi VPHC, hình
thức và mức xử phạt gồm sáu nhóm hành vi sau đây:
1) Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, được quy định Mục 1 Chương
II, gồm: xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương
tự ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 8), xử phạt người điều
khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe
tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ (Điều 9), xử phạt người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên
dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 10), xử phạt người điều
khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 11), xử phạt người đi bộ vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ (Điều 12), xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc


15

vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều
13), xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ (Điều
14). Theo đó, hình thức xử phạt gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt
tiền thấp nhất là 40 nghìn đồng và cao nhất là 25 triệu đồng. Ngồi ra cịn áp
dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2) Vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được quy
định tại Mục 2, Chương II, gồm: xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm

về sử dụng khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ (Điều 15), xử phạt
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì cơng trình
trong phạm vi đất dành cho đường bộ (Điều 16), xử phạt cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí
đường bộ (Điều 17), xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về
quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ (Điều 18). Theo đó, hình
thức xử phạt gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 60
nghìn đồng và cao nhất là 40 triệu đồng. Ngồi ra cịn áp dụng hình thức phạt
bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
3) Vi phạm các quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ,
được quy định tại Mục 3, Chương II, gồm: xử phạt người điều khiển xe ô tô
và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện
khi tham gia giao thông đường bộ (Điều 19), xử phạt người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại
xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi
tham gia giao thông (Điều 20), xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm
quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông (Điều 21), xử
phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về
điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông (Điều 22), xử phạt người
điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về
bảo vệ môi trường khi tham gia giao thơng (Điều 23). Theo đó, hình thức xử
phạt gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 40 nghìn


16

đồng và cao nhất là 15 triệu đồng. Ngoài ra cịn áp dụng hình thức phạt bổ
sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
4) Vi phạm các quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ, được quy định tại Mục 4, Chương II, gồm: xử phạt hành vi

vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới (Điều 24), xử
phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy
chuyên dùng (Điều 25). Theo đó, hình thức xử phạt gồm: cảnh cáo hoặc phạt
tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 60 nghìn đồng và cao nhất là 3 triệu đồng.
Ngồi ra cịn áp dụng hình thức phạt bổ sung.
5) Vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, được quy định tại Mục 5,
Chương II, gồm: xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người
vi phạm quy định về vận tải đường bộ (Điều 26), xử phạt người điều khiển xe
ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa (Điều 27),
xử phạt người điều khiển xe ơ tơ có hành vi vi phạm quy định về vận chuyển
hàng siêu trường, siêu trọng (Điều 28), xử phạt người điều khiển xe ơ tơ có
hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng
nguy hiểm (Điều 29), xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô
chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác có hành vi vi phạm quy định về
hoạt động vận tải trong đô thị (Điều 30), xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm
quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (Điều 31).
Theo đó, hình thức xử phạt gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền
thấp nhất là 40 nghìn đồng và cao nhất là 10 triệu đồng. Ngồi ra cịn áp dụng
hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
6) Các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ, được quy định
tại Mục 6, Chương II, gồm: xử phạt cá nhân, tổ chức sản xuất, lắp ráp trái
phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép (Điều 32), xử phạt chủ phương tiện
vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ (Điều 33), xử phạt nhân
viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe


17

vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm

quy định về trật tự an tồn giao thơng (Điều 34), xử phạt hành khách đi xe vi
phạm quy định về trật tự an toàn giao thơng (Điều 35), xử phạt người điều
khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả
xe ô tô chở hành khách) (Điều 36), xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua
xe trái phép (Điều 37), xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công
vụ (Điều 38), xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ gắn biển số nước ngoài (Điều 39), xử phạt người điều khiển phương tiện
đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt (Điều 40), xử phạt
các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe (Điều 41), xử phạt
các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo
vệ mơi trường xe cơ giới (Điều 42). Theo đó, hình thức xử phạt gồm: cảnh
cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 40 nghìn đồng và cao nhất là
40 triệu đồng. Ngồi ra cịn áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả.
1.1.2. Khái niệm, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Theo từ điển Luật học, khái niệm xử lý VPHC được định nghĩa là “hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng
chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp
luật nhưng chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự”7. Nhưng định nghĩa
này sử dụng cụm từ chưa rõ ràng là “vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức
truy cứu tránh nhiệm hình sự”, bởi vì trong lý luận pháp luật chỉ có các loại vi
phạm pháp luật là vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật, tội phạm và VPHC.
Điều 1 Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 quy định:
1. Xử lý VPHC bao gồm xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý khác.
7

Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa và Nxb Tư pháp, tr.
874.



18

2. Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có
hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt VPHC.
3. Các biện pháp xử lý VPHC khác được áp dụng đối với cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26
và 27 của Pháp lệnh này.
Những biện pháp này là giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và
quản chế hành chính (biện pháp quản chế hành chính đã bị bãi bỏ bởi Pháp
lệnh năm 2007). Nhưng các đối tượng bị áp dụng các biện pháp này đa phần
khơng phải là đối tượng VPHC, mà là có hành vi phạm tội, trong đó có cả trẻ
em dưới 14 tuổi (dưới cả tuổi chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự); các
biện pháp mang tính chất hình sự vì đều hạn chế tự do, thậm chí có biện pháp
rất nặng (hạn chế tự do đến 2 năm). Vì vậy, tác giả đồng tình với quan điểm
khơng thể gọi đây là “biện pháp xử lý VPHC khác” và quy định chúng trong
Pháp lệnh xử lý VPHC là không hợp lý 8.
Theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 quy định về
các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả, thì ngồi
các hình thức phạt chính như: cảnh cáo phạt tiền cịn có thể bị áp dụng một
hoặc một các hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe, tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để VPHC, và cịn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Như vậy, có thể coi việc
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cũng là các biện pháp hành chính
khác ngồi biện pháp xử phạt. Do đó, khái niệm xử lý VPHC bao gồm cả việc


8

Nguyễn Cửu Việt (2009), Vấn đề hồn thiện pháp luật về vi phạm hành chính, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, (số 1).


19

xử phạt và việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là chính xác và đầy
đủ hơn cả.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn tiến hành các thao tác trong q trình xử lý
VPHC xem xét, điều tra, hồn tất hồ sơ vụ VPHC, từ giai đoạn khởi xướng
việc xử lý đến giai đoạn ra quyết định xử lý, áp dụng các hình thức xử phạt và
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với VPHC đã phải áp dụng nhiều biện
pháp có tính chất cưỡng chế các biện pháp ngăn chặn và nhằm bảo đảm việc
xử lý VPHC, như: đình chỉ hoạt động, tạm giữ tang vật, phương tiện dùng để
VPHC để đảm bảo việc thi hành quyết định xử lý. Vì vậy, khái niệm xử lý
VPHC cần phải được hiểu bao gồm các thành tố bên trong bao gồm các hình
thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục
hậu quả cả các biện pháp ngăn chặn và nhằm bảo đảm việc xử lý VPHC mới
đầy đủ và cho đúng nghĩa của nó.
Như vậy, từ nội dung khái niệm “xử lý VPHC” được nêu trong Pháp lệnh
Xử lý VPHC năm 2002, ta có thể hiểu xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông
đường bộ như sau:
Xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động của các
chủ thể có thẩm quyền trong lĩnh vực giao thơng đường bộ được quy định tại
Điều 48,49,50 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, căn cứ vào những quy định
của pháp luật hiện hành (Pháp lệnh Xử lý VPHC; Luật Giao thông đường bộ;
Nghị định xử lý vi phạm hành chính) để quyết định các hình thức xử phạt và

áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) và các biện pháp ngăn
chặn để bảo đảm việc xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
1.1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ


20

Khái niệm “nguyên tắc” trong quản lý nhà nước được hiểu là những tư
tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước9.
Nguyên tắc xử lý VPHC là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ
hoạt động xử lý VPHC đảm bảo cho người có thẩm quyền xử lý áp dụng hình
thức xử lý đúng người, đúng lỗi, đúng pháp luật, đồng thời giúp cho cơ quan
quản lý phát hiện kịp thời hành vi của người có thẩm quyền khơng tn theo,
áp dụng tùy tiện theo ý chí chủ quan của mình.
Cơ sở pháp lý cao nhất để xác định nguyên tắc xử lý VPHC là Pháp lệnh
Xử lý VPHC hiện hành. Tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 xác
định các nguyên tắc xử lý VPHC chung nhất như sau:
1) Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và phải được xử lý ngay. Việc
xử lý VPHC phải được tiến hành nhanh chóng, cơng minh triệt để; mọi hậu
quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, là một yêu
cầu trọng tâm của hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất những thiệt hại do VPHC gây ra, vì vậy ngun tắc này
mang tính chủ động cao và có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động quản lý nhà
nước.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khi phát hiện một hành vi vi phạm
thông qua hoạt động tuần tra kiểm sốt giao thơng, người được trao quyền
phải kịp thời đình chỉ ngay hành vi vi phạm, tiến hành kiểm tra giấy tờ có liên

quan đến phương tiện như giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy
chứng nhận bảo hiểm để đảm bảo cho việc xử lý VPHC, có thể áp dụng các
biện pháp ngăn chặn như tạm giữ giấy tờ có liên quan hoặc tạm giữ phương
tiện theo quy định của pháp luật.
Ngun tắc nhanh chóng, cơng minh: Hành vi VPHC trong lĩnh vực giao
thông đường bộ diễn ra rất đa dạng, phức tạp nên việc phát hiện, xử lý nhanh
9

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (Chủ biên: Nguyễn
Cửu Việt), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 35.


21

chóng là nguyên tắc nhằm giảm bớt thiệt hại do hành vi VPHC gây ra, nhất là
những hành vi là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông như người điều
khiển xe có sử dụng nước uống có nồng độ cồn và các chất kích thích khác,
nếu khơng xử lý nhanh chóng thì có thể gây thiệt hại về tính mạng và tài sản
của người dân. Ngun tắc cơng minh thể hiện ở chỗ khi xử lý vi phạm người
có thẩm quyền xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, phải đảm bảo việc
xử lý khách quan, công bằng, tránh sự so bì, khiếu nại. Việc xử lý triệt để đối
với hành vi VPHC là rất khó thực hiện vì theo quy trình xử lý phải xử lý từng
trường hợp một, không được dừng phương tiện tràn lan. Thực tế hành vi vi
phạm này xảy ra rất nhiều, lực lượng mỏng nên khó có thể xử lý triệt để.
2) Cá nhân tổ chức chỉ bị xử phạt VPHC khi có VPHC do pháp luật quy
định
Một người chỉ bị coi là có VPHC khi hành vi mà họ đã thực hiện được
pháp luật quy định cụ thể (một người, trong trường hợp nào) phải làm như thế
nào hoặc không cho phép thực hiện, nhưng họ đã làm khác đi hoặc làm những
việc pháp luật cấm. Trong trường hợp này họ bị coi là đã có hành vi vi phạm

pháp luật về quản lý nhà nước và do đó họ mới phải chịu trách nhiệm hành
chính. Đối với những việc pháp luật chưa quy định hoặc có hành vi thực hiện
khơng trái với các quy định của pháp luật thì người đó khơng có lỗi do đó
khơng được tùy tiện xử phạt họ. Nguyên tắc này đảm bảo cho người có thẩm
quyền xử lý đúng người đúng hành vi vi phạm và hạn chế sự tùy tiện của
người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ cá nhân, tổ chức được coi là VPHC
khi cá nhân, tổ chức đó thực hiện những hành vi được quy định trong Nghị
định xử phạt VPHC. Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi chưa được
quy định trong nghị định thì cá nhân, tổ chức đó khơng bị coi là có VPHC,
mặt dầu hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội đến đâu cũng khơng
được truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức đó. Ví dụ như:
hành vi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện có sử dụng rượu bia quá


22

nồng độ cồn. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên do khơng có
quy định trong Nghị định xử phạt nên không thể truy cứu trách nhiệm hành
chính theo quy định.
3) Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng
quy định của pháp luật.
Để tránh sự tùy tiện trong hoạt động xử lý VPHC, hạn chế thiếu sót và
tăng cường hiệu lực, quản lý nhà nước thì trước hết người được giao quyền
phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, vì vậy pháp lệnh xử lý
VPHC quy định việc xử phạt VPHC do người có thẩm quyền tiến hành.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ việc xử lý VPHC phải do người có
thẩm quyền được quy định tại các Điều 47, 48, 49 và Điều 50 của Nghị định
số 34/2010/NĐ-CP.
4) Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực

hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực
hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm.
Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật, bất cứ hành vi VPHC nào đều phải bị xử phạt kịp thời, chính xác. Tuy
nhiên, khi một người thực hiện một hành vi vi phạm thì họ phải chịu trách
nhiệm hành chính về chính hành vi mà họ đã thực hiện (trong một thời gian,
không gian xác định) và không thể buộc họ phải tiếp tục chịu thêm trách
nhiệm hành chính một lần nữa về hành vi đó, nghĩa là khơng được xử phạt
nhiều lần cho một hành vi VPHC, vì như vậy là chồng chéo và khơng mang
tính giáo dục, cũng như khơng mang tính nhân đạo.
Tuy vậy, cũng cần phân biệt với trường hợp một người thực hiện nhiều
hành vi vi phạm, trong trường hợp này họ phải bị xử phạt về từng hành vi đó.
Ví dụ: Nguyễn Văn A điều khiển xe mô tô vi phạm không đội mũ bảo hiểm
tham gia giao thông, về mặt nguyên tắc ông A chỉ bị xử lý một lần về hành vi
không đội mũ bảo hiểm. Khi dừng phương tiện để kiểm tra nếu Nguyễn Văn


×