Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.68 KB, 93 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TẠ CHƯƠNG LÂM

PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế. Mã số: 60.38.50.

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thanh Bình.

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009.


-2-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Những kết quả trong luận văn này chưa được ai cơng bố dưới bất kỳ
hình thức nào. Tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam
đoan này.

TP. Hồ chí minh, ngày 09 tháng 7 năm 2009.
Tác giả



Tạ Chương Lâm.


-3-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

TCTD

: Tổ chức tín dụng

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

QTRR

: Quản trị rủi ro

DTBB


: Dự trữ bắt buộc

BHTG

: Bảo hiểm tiền gửi

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

TSHTTTL : Tài sản hình thành trong tương lai


-4-

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 5
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng của ngân
hàng thương mại............................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân hàng thương mại ......................... 5
1.1.2. Các hoạt động ngân hàng chủ yếu của ngân hàng thương mại .............. 14
1.2. Bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng hàng
thương mại ...................................................................................................... 21
1.2.1. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại ... 21
1.2.2. Quản trị rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân

hàng thương mại .............................................................................................. 24
Kết luận Chương 1 ......................................................................................... 27

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO
ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 29
2.1. Thực trạng áp dụng các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động
ngân hàng của ngân hàng thương mại .......................................................... 29
2.1.1. Nhóm các quy định bảo đảm an tồn trong hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại ...................................................................................... 30


-5-

2.1.2. Nhóm các quy định bảo đảm an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại ...................................................................................... 37
2.1.3. Nhóm các quy định bảo đảm an tồn trong hoạt động ngân hàng khác
của ngân hàng thương mại ............................................................................... 57
2.2. Các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các quy định về bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại....................... 61
2.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng ................................................................................................ 61

2.2.2. Quy định cơ chế phối hợp thực hiện trong việc thực thi các quy định
hiện hành...................................................................................................... 63
2.2.3. Xây dựng các quy định, quy trình để áp dụng một cách thống nhất trong
nội bộ của ngân hàng thương mại .................................................................... 64
2.2.4. Xây dựng cơ chế giám sát và quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại .............................................................................................. 65

2.2.5. Xây dựng và thực hiện hệ thống phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng
thương mại ....................................................................................................... 68
Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 70

KẾT LUẬN .................................................................................................... 71


-6-

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2008.
.............................................................................................................................
MỞ ĐẦU


-7-

1. .......................................................................................................................... L
ý do chọn đề tài;
2. .................................................................................................................. T
ình hình nghiên cứu đề tài;
3. .................................................................................................................. M
ục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu;
4. .................................................................................................................. C
ác phương pháp tiến hành nghiên cứu;
5. .......................................................................................................................... Ý
nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài;
6. .................................................................................................................. B
ố cục của luận văn;

CHƯƠNG 1


LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. ............................................................................................................... K
hái niệm ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng
1.2. ............................................................................................................... V
ai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.2.1. ................................................................................................... N
gân hàng thương mại tập trung vốn cho nền kinh tế


-8-

1.2.2. ................................................................................................... C
hức năng tạo ra tiền cho nền kinh tế của ngân hàng thương mại
1.2.3. ................................................................................................... N
gân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán
1.2.4. ................................................................................................... N
gân hàng thương mại thực hiện vai trò cung ứng dịch vụ ngân hàng
1.3. ............................................................................................................... C
ác hoạt động ngân hàng chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.3.1. ................................................................................................... H
oạt động huy động vốn
1.3.2. ................................................................................................... H
oạt động cấp tín dụng
1.3.3. ................................................................................................... H
oạt động thanh toán và ngân quỹ
1.4. ............................................................................................................... R
ủi ro và quản trị rủi ro đối với hoạt động ngân hàng trong điều kiện

hội nhập quốc tế
1.4.1. ................................................................................................... R
ủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng
1.4.2. ................................................................................................... S
ự cần thiết của việc bảo đảm an toàn đối với hoạt động ngân hàng
trong điều kiện hội nhập quốc tế

Kết luận Chương 1


-9-

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ
BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. ............................................................................................................... T
hực trạng quy định và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn trong
hoạt động ngân hàng
2.1.1...................................................................................................... V
ề dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi bắt buộc
2.1.2...................................................................................................... V
ề các hạn chế, điều kiện tiến hành thực hiện các giao dịch cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại
2.1.3...................................................................................................... V
ề các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng
2.1.4...................................................................................................... V
ề phân loại nợ, trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý

rủi ro trong hoạt động tín dụng
2.1.5...................................................................................................... V
ề giới hạn góp vốn, mua cổ phần trong hoạt động ngân hàng
thương mại
2.2. ............................................................................................................... G
iải pháp hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động
ngân hàng của ngân hàng thương mại
2.2.1. ..................................................................................................... S


- 10 -

ửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn
cho phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng thương mại.
2.2.2. ..................................................................................................... H
ệ thống hóa tiêu chuẩn về bảo đảm an tồn trong hoạt động của
ngân hàng thương mại.
2.2.3. ..................................................................................................... X
ây dựng mơ hình quản trị rủi ro phù hợp trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại.
2.2.4. ..................................................................................................... X
ây dựng lộ trình và áp dụng các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm an
toàn để áp dụng đối với ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2.2.5. ..................................................................................................... X
ây dựng các quy định, quy trình để áp dụng một cách thống nhất
trong nội bộ của ngân hàng thương mại
2.2.6. ..................................................................................................... Q
uan tâm đến vấn đề xây dựng và thực hiện hệ thống phòng chống
rửa tiền tại các ngân hàng thương mại


Kết luận Chương 2

KẾT LUẬN


- 11 -

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm an toàn là vấn đề quan tâm đầu tiên của bất kỳ ai khi tiến hành
hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, với đối tượng kinh
doanh mang tính đặc thù đó là tiền tệ nên việc thực hiện bảo đảm an tồn ln
là một yêu cầu bắt buộc và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng nói chung
và Ngân hàng thương mại nói riêng có một vị trí rất quan trọng, đó là kênh tập
trung vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ
mà chủ yếu là hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng
thương mại đã tập trung được nguồn tiền nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức trong
xã hội để cung cấp nguồn vốn cho các cá nhân, tổ chức khác đang có nhu cầu
về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, trong hoạt động ngân hàng
luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà đặc biệt là rủi ro tín
dụng, vì vậy nếu khơng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn để ngăn ngừa
và hạn chế rủi ro thì Ngân hàng thương mại rất dễ phải đối mặt với nguy cơ suy
giảm nguồn vốn, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ ảnh
hưởng đến toàn hệ thống tài chính - tiền tệ cũng như nền kinh tế đất nước.
Ngược lại, nếu các biện pháp bảo đảm an toàn được áp dụng một cách chặt chẽ
sẽ giúp Ngân hàng thương mại kiểm soát được nguồn vốn, nâng cao khả năng
chấp nhận rủi ro cũng như có thể chấp nhận rủi ro ở một mức độ cho phép, từ
đó đưa ra những biện pháp chủ động và kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất trong

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến bảo đảm
an tồn trong hoạt động ngân hàng vẫn cịn những quy định chưa phù hợp, chưa
rõ ràng cũng như chưa có cơ chế để thực thi một cách hiệu quả. Hơn nữa, trong
thời kỳ hội nhập và Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới,
vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động của các Ngân hàng đã trở nên cấp bách
và là yếu tố quyết định cho sự thành công của các Ngân hàng thương mại Việt


- 12 -

Nam. Do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam – Thực trạng và
hướng hoàn thiện” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính vì tầm quan trọng của việc bảo đảm an tồn trong hoạt động ngân
hàng của ngân hàng thương mại mà trước đây vấn đề này đã được một số tác
giả quan tâm và thực hiện như: luận văn tốt nghiệp cao học luật khóa 1 của tác
giả Nguyễn Thị Thuỷ với đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp”,
luận văn tốt nghiệp cao học luật khóa 9 của tác giả Tơ Minh Hạnh với đề tài:
“Pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương
mại trong điều kiện hiện nay” và một số cơng trình của các tác giả khác như
“Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” của
tác giả Lê Thị Thu Thủy….
Tuy nhiên, các cơng trình đều tập trung nghiên cứu về các biện pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay cụ thể mà chưa nghiên
cứu vấn đề này với tư cách là hệ thống các quy định về bảo đảm an toàn được
áp dụng trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương mại. Vì vậy trên cơ
sở những nội dung mà các đề tài trước đã thực hiện, tác giả muốn nhấn mạnh

việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn là một quy định bắt buộc khơng
chỉ trong hoạt động cho vay mà nó cịn được áp dụng trong tất cả các hoạt động
của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín
dụng, là các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành, cũng như tình hình
nghiên cứu của vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đề tài
này tác giả không tập trung nghiên cứu các biện pháp bảo đảm nợ vay cụ thể,
cũng không tham vọng nghiên cứu tất cả các quy định về bảo đảm an toàn trong
hoạt động của Ngân hàng thương mại. Ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu


- 13 -

những nhóm quy định về bảo đảm an toàn mà các Ngân hàng thương mại phải
thực hiện trong hoạt động ngân hàng, từ hoạt động huy động vốn đến hoạt động
cấp tín dụng và các hoạt động ngân hàng khác. Từ đó tạo thành hệ thống các
quy định vể bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương
mại.
Từ việc nghiên cứu các quy định về bảo đảm đảm an tồn, phân tích thực
trạng và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để nêu lên các giải pháp
và hướng hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời thông qua thực tiễn
quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại, tác giả đề xuất các giải pháp trong
việc xây dựng các quy trình, hướng dẫn, cơ chế giám sát và quản trị rủi ro phù
hợp để áp dụng trong nội bộ của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để làm rõ cơ sở
lý luận về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương
mại và sự cần thiết phải thực hiện bảo đảm an toàn trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới.
Ngoài ra trong luận văn này, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích số liệu để làm sáng tỏ vai trị cũng như vị trí quan trọng của ngân
hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam; sử dụng phương
pháp diễn dịch, chứng minh, quy nạp và tổng hợp trong việc làm sáng tỏ những
ưu điểm cũng như những tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành để
từ đó đưa ra những kiến nghị trong các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
5. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục từ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 2 chương:


- 14 -

Chương 1. Lý luận chung về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân
hàng của Ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng và hướng hoàn thiện các quy định về bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương mại.


- 15 -

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại và các hoạt động ngân hàng
của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước theo hướng chuyển đổi nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, hệ thống các tổ chức tín
dụng (TCTD) nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng là kênh cung ứng vốn
để Nhà nước thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Với “Dư nợ cho vay
chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10%
tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước”1, điều đó đã thúc đẩy hoạt động đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu... của nền kinh
tế, trong đó Ngân hàng thương mại (NHTM) có một vai trị nhất định. Cùng với
sự quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHTM cùng với
NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát, duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định, góp phần quan trọng vào trong quá trình
phát triển kinh tế đất nước.
Vậy NHTM là gì? Từ khi mới xuất hiện, hoạt động ngân hàng chỉ đơn
thuần là việc các cá nhân, tổ chức nhận giữ và quản lý tiền cho khách hàng và
hưởng phí từ việc nhận giữ tiền đó. Với các hoạt động như vậy, hệ thống ngân
hàng cũng được tổ chức một cách đơn giản, khơng có sự phân chia thành nhiều
loại ngân hàng (như ngân hàng phát hành hay ngân hàng trung gian). Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cho đến ngày nay ở hầu hết
1

Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam” - />tinnghiencuu.jsp?tin=155.


- 16 -

các quốc gia trên thế giới, hoạt động của ngân hàng được tổ chức theo mơ hình
hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm: ngân hàng Trung ương và NHTM, trong

đó có hệ thống ngân hàng Việt Nam.
NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi
sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán
và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên2.
Mặc dầu vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau thì khái niệm NHTM cũng có sự
khác nhau. Theo quy định pháp luật của các nước như ở Mỹ thì “NHTM là một
cơng ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành dịch vụ tài chính”3. Trong khi đó NHTM ở Pháp là những xí nghiệp hay
cơ sở thường xun nhận tiền của cơng chúng dưới hình thức ký thác hay hình
thức khác các số tiền mà họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch
vụ tài chính. Cịn ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay
hay tài trợ và đầu tư, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu,
chiết khấu và những hình thức vay mượn khác.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 20 của Luật Các tổ chức tín dụng số
07/1997/QH10 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
X thông qua ngày 12/12/1997 và được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 (Luật Các tổ chức tín dụng 1997) thì “NHTM
là một loại hình TCTD, là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật để thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan”. Trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn”. Tuỳ theo
tính chất, mục tiêu hoạt động mà ngân hàng được tổ chức với các loại hình như
ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
2
Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Trường Đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr. 6.
3

Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại - />nganhang/14415.saga.


- 17 -

1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
 Ngân hàng thương mại có đối tượng kinh doanh đặc biệt
Với khái niệm NHTM được định nghĩa ở trên, chúng ta thấy rằng NHTM
cũng là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
để hoạt động ngân hàng. Mà hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng. Như vậy, đối tượng kinh doanh của NHTM là đối
tượng đặc biệt đó là tiền tệ, là “Phương tiện thanh tốn bao gồm tiền giấy, tiền
kim loại và các loại giấy tờ có giá như tiền”4. Tất cả các hoạt động ngân hàng
đều có liên quan đến tiền tệ và mang tính nhạy cảm bởi vì nó liên quan đến các
nguồn tiền trong nền kinh tế, nó là trung gian giữa người có tiền và nhà đầu tư
vay vốn. Mặt khác, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung
trong quá trình trao đổi. Vì vậy, nó bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn bởi nền
kinh tế của quốc gia.
Nhưng với tính chất là một TCTD, vì vậy các hoạt động của NHTM cịn
bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác như: hoạt động huy động vốn, hoạt động
tín dụng, hoạt động thanh tốn và ngân quỹ và các hoạt động khác (hoạt động
góp vốn, mua cổ phần; hoạt động tham gia thị trường tiền tệ, hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng; hoạt động giao và nhận ủy thác hoặc làm đại lý liên
quan đến ngân hàng; hoạt động môi giới bất động sản; kinh doanh và làm dịch
vụ bảo hiểm; hoạt động tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng...).
 Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính mang tính trung gian
Nếu như NHNN được xem như là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước, điều tiết tiền tệ thì NHTM là một định chế tài
chính mang tính trung gian (ngân hàng trung gian). Đặc điểm này của NHTM
được thể hiện: NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, dùng

nguồn vốn này cấp tín dụng bằng các hình thức cho vay, chiết chấu, cho thuê tài
chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán...để giải quyết nhu cầu vốn của nền
4
Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X thơng qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


- 18 -

kinh tế và kết quả là điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Vì vậy NHTM
vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Hay nói cách khác đặc điểm trung
gian tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay và từ đó góp phần thúc đẩy tái
sản xuất, kích thích q trình ln chuyển vốn của toàn xã hội.
Ngoài ra, NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng và là trung
gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Với những đặc trưng cơ
bản và thông qua các hoạt động nghiệp vụ, NHTM có một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế thị trường góp phần cùng với NHNN trong việc thực hiện các
chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, điều tiết kinh tế vĩ mơ, góp phần vào
việc phát triển và làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng như trong cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước.
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
 Ngân hàng thương mại tập trung vốn cho nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, các NHTM tăng lên đáng kể không những về
số lượng mà quy mô hoạt động cũng ngày càng lớn hơn để đáp ứng được nhu
cầu vốn cho xã hội và của nền kinh tế. Tính đến hết ngày 31/3/2009, trong tồn
hệ thống ngân hàng Việt Nam có tổng cộng 44 NHTM, trong đó có 6 NHTM
Nhà nước và 38 NHTM cổ phần5.
Các NHTM Việt Nam luôn nắm giữ phần lớn thị phần hoạt động của tồn

hệ thống tổ chức tín dụng, cung ứng một lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế mà
thể hiện qua hai hoạt động chính là nhận tiền gửi (tập trung vốn) và cho vay
(cung ứng vốn). Trong năm 2006, hệ thống NHTM đã tập trung một lượng vốn
lên đến 751.345 tỷ đồng (chiếm 87% tổng số vốn huy động của toàn hệ thống
TCTD) và tổng dư nợ cho vay của NHTM đạt 533.074 tỷ đồng (chiếm 86%
tổng dư nợ cho vay của toàn bộ hệ thống TCTD)6 và tổng nguồn huy động vốn
của các NHTM trong toàn quốc đạt tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây.

5


Ngân hàng Nhà nước – Dự án Star Việt Nam (2007), “Tọa đàm về Tổng kết Luật Các tổ chức tín dụng”,
TP. Hồ Chí Minh ngày 02/02/2007, tr 2-3.
6


- 19 -

Cụ thể, năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so
với năm trước, năm 2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng
24,94%, năm 2004 tăng 30,39%, năm 2005 tăng 32,08%, năm 2006 tăng
36,53% và 9 tháng đầu năm 2007 ước tính tăng khoảng hơn 35%, dự báo cả
năm tăng trên 40% 7.
Qua các số liệu trên cho thấy rằng: tập trung vốn cho nền kinh tế là một
vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của NHTM. Với bản chất là một định
chế trung gian tài chính:
- NHTM nhận tiền gửi và huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư
và các nguồn tiền khác, sử dụng chính số tiền đó để cấp tín dụng cho các cá
nhân, tổ chức đang cần nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh.
- NHTM là đơn vị trung gian giữa người gửi tiền và người được ngân
hàng cấp tín dụng mặc dù giữa họ hồn tồn khơng quen biết nhau. Như vậy
chính nhờ đặc điểm này mà các nguồn vốn được tập trung vào NHTM và được
NHTM điều tiết từ nơi này sang nơi khác, từ nơi thừa sang nơi đang cần vốn.
Từ đó các nguồn vốn đến được với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, với việc khủng hoảng kinh tế thế giới
mà bắt đầu từ thị trường tài chính - tín dụng của Hoa Kỳ, nó đã ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong
bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong hoạt động
sản xuất - kinh doanh, hoặc ngưng sản xuất hoặc hoạt động sản xuất cầm
chừng. Trong điều kiện đó, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
131/2009/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá
nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, Quyết định số 333/QĐ-TTg
ngày 10/3/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 131/QĐ-TTg ngày
23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng
để sản xuất kinh doanh (Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg), Quyết định
443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân
7

Trường Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
sau 1 năm gia nhập WTO, Nhà xuất bản thống kê, tr. 91.


- 20 -

vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản
xuất kinh doanh và Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về hỗ trợ lãi suất
vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu
xây dựng nhà ở nông thôn để thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ

nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh.
Theo đó, các NHTM với tiềm lực vốn sẵn có của mình đã thực hiện có
hiệu quả chủ trương của Nhà nước trong việc hỗ trợ, cung ứng vốn cho các cá
nhân, tổ chức để bảo đảm các hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ. Tính đến
ngày 23/4/2009 “Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất các khoản vay ngắn hạn bằng
đồng Việt Nam là 254.900 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của nhóm NHTM
Nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 187.660 tỷ đồng và nhóm
NHTM cổ phần là 55.245 tỷ đồng”8 thuộc chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất
theo Quyết định 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, với tiềm lực tài chính dồi dào, hệ thống NHTM có một vai
trị rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Theo đó, NHTM đã thực hiện
tốt và có hiệu quả trong việc cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp và cá
nhân đang có nhu cầu về vốn để tiếp tục tăng cường sản xuất kinh doanh, vượt
qua khó khăn và tất cả góp phần vào việc bình ổn sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng
và tạo đà cho việc phát triển kinh tế đất nước.
 Chức năng tạo ra tiền cho nền kinh tế của ngân hàng thương mại
Trong hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam, bao gồm NHNN và ngân
hàng trung gian (hay còn gọi là NHTM) thì NHNN là cơ quan của Chính phủ
và là ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, là ngân hàng phát hành tiền, là ngân hàng của các TCTD và ngân hàng
làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”9. Trong khi đó NHTM như đã đề cập đó là
8

http:// www.bsv.gov.vn.
Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X thơng qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số của 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.

9


- 21 -

một định chế tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi (đi vay
của các cá nhân, tổ chức) và cho các cá nhân, tổ chức khác vay. Chính vì bản
chất này của NHTM và đặt trong mối quan hệ với NHNN, với các TCTD khác
và các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng, quá trình tạo ra một
lượng tiền mới của NHTM được thể hiện như sau:
Tên Ngân hàng

Tiền gửi của
khách hàng

Dự trữ
bắt buộc

Cho vay
mới

Ngân hàng thương mại A

1.000.000

100.000

900.000

Ngân hàng thương mại B


900.000

90.000

810.000

Ngân hàng thương mại C

810.000

81.000

729.000







10.000.000

1.000.000

9.000.000


Lượng tiền mới được tạo ra


Bảng 1. Quy trình tạo ra tiền của Ngân hàng thương mại

- Khi các khoản tiền mà khách hàng gửi vào NHTM, sau khi trừ đi dự trữ
bắt buộc theo mức quy định thì NHTM được dùng số tiền còn lại để cho vay.
- Người được vay sẽ dùng số tiền vay để chi trả cho người thụ hưởng (các
khoản thanh tốn trong việc mua hàng hóa, trang thiết bị, tiền lương…).
- Người thụ hưởng sẽ đem số tiền này gửi vào một NHTM khác và ngân
hàng này sau khi trừ đi dự trữ bắt buộc theo mức quy định thì cũng được dùng
số tiền cịn lại tiếp tục cho vay.
Cứ tiếp tục như vậy người đi vay sẽ chi trả cho người thụ hưởng và người
thụ hưởng sẽ gửi tiền vào một ngân hàng khác …, từ đó một lượng tiền mới sẽ
được tạo ra thông qua hoạt động của hệ thống NHTM.
Như vậy qua sơ đồ trên, từ số tiền gửi ban đầu là 1.000.000 đồng, lượng
tiền mới được tạo ra là 10.000.000 đồng, dự trữ bắt buộc là 1.000.000 đồng và
tổng số tiền cho vay là 9.000.000 đồng. Chính vì chức năng nhận tiền gửi và sử


- 22 -

dụng tiền gửi để cho vay mà NHTM đã tạo ra một lượng tiền mới và đưa vào
lưu thông trong nền kinh tế được gọi là bút tệ - tiền trên tài khoản và cứ như
vậy NHTM tiếp tục cung ứng vốn cho nền kinh tế.
 Ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh tốn
Thơng thường việc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ được thực hiện một cách
trực tiếp giữa người mua và người bán, tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh
tế, việc lưu thơng hàng hóa, mua bán thương mại ngày càng đa dạng và rộng
khắp và song song đó là các hoạt động thanh toán và xuất nhập khẩu diễn ra
liên tục, các đối tác ở cách xa nhau và ở nhiều nước khác nhau thì việc thanh
tốn trực tiếp sẽ gặp một số trở ngại và khó có thể thực hiện được hoặc có thực
hiện được cũng mất rất nhiều thời gian để hồn thành việc thanh tốn đó. Chính

vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng đã trở thành một phương tiện hữu
hiệu.
Với bản chất là một định chế tài chính trung gian, NHTM sẽ đứng ra làm
trung gian thanh toán cho các khách hàng (bên mua và bên bán trong giao dịch
thương mại). Để thực hiện việc này, NHTM nhập tiền vào tài khoản khách hàng
của mình và thực hiện chi trả theo lệnh của khách hàng (chủ tài khoản). Tận
dụng thế mạnh của mình là có mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp ở
trong và ngoài nước cùng với việc tận dụng được sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, NHTM thực hiện vai trò thanh tốn một cách nhanh chóng, an tồn và tiết
kiệm rất nhiều thời gian cũng như chi phí như phí lưu thông, vận chuyển, bảo
quản tiền … đặc biệt là trong thanh toán quốc tế.
Để áp ứng nhu cầu thanh tốn, ngồi việc thanh tốn bằng đồng Việt
Nam, các NHTM cịn được thực hiện thanh tốn bằng ngoại tệ. Đồng thời trong
q trình làm trung gian thanh tốn, NHTM đã tạo ra các cơng cụ, phương tiện
thanh tốn và sử dụng nó như là một cơng cụ đặc trưng của mình như: séc, giấy
chuyển ngân, thẻ thanh tốn… đem đến sự phong phú và đa dạng của các
phương tiện thanh tốn tại các NHTM và từ đó cung ứng các phương tiện thanh
toán này cho khách hàng.


- 23 -

Đặc biệt hơn, theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12
năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thanh tốn khơng
dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó các
khoản thanh tốn đều phải được thông qua ngân hàng và hạn chế tiền mặt trong
lưu thơng, qua đó vai trị làm trung gian thanh tốn của NHTM đặc biệt có ý
nghĩa trong việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước, không những thế ngân
NHTM còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh tốn đơn giản, nhanh
chóng, thuận tiện và an tồn hơn.

 Ngân hàng thương mại thực hiện cung ứng dịch vụ ngân hàng.
Khi nói đến NHTM thì khơng thể khơng nhắc đến vai trò cung ứng dịch
vụ ngân hàng và đây cũng là một hoạt động ngân hàng chủ yếu của NHTM.
Hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng khơng chỉ để thực
hiện vai trị của NHTM mà cịn là nguồn thu nhập khơng nhỏ trong tổng thu
nhập của NHTM.
Khi nói đến dịch vụ ngân hàng là nói đến các dịch vụ mà chỉ có ngân hàng
mới có dựa vào ưu thế của mình như: chức năng, phạm vi hoạt động của
NHTM, có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở cả trong nước ở nước
ngoài, có quan hệ với nhiều chủ thể kinh doanh, có hệ thống trang thiết bị hiện
đại, các dịch vụ ngân hàng được Nhà nước cho phép thực hiện mà các doanh
nghiệp khác khơng có được như dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc
nội, dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế, dịch vụ uỷ thác, thu chi
hộ… Ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống này, NHTM còn thực hiện các
dịch vụ mà đối với một ngân hàng hiện đại ngày nay phải có như: tư vấn tài
chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các
dịch vụ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch
vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn…
Mặt khác, thực hiện các dịch vụ ngân hàng không những để đáp ứng các
nhu cầu của khách hàng mà thơng qua đó cịn hỗ trợ cho các hoạt động thường
xuyên khác của NHTM. Nếu cung ứng các dịch vụ ngân hàng tốt và đa dạng sẽ
làm cho các hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động vốn, cung ứng vốn cho
nền kinh tế và hoạt động thanh tốn đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy các dịch vụ


- 24 -

ngân hàng luôn gắn liền với các hoạt động khác của NHTM. Ngoài ra, trong xu
thế phát triển của ngân hàng hàng thì vai trị của dịch vụ ngân hàng ngày càng
quan trọng, vừa tạo nên một ngân hiện đại vừa hỗ trợ các hoạt động ngân hàng

khác, vừa mang tính rủi ro thấp hơn so với các hoạt động khác như hoạt động
tín dụng, đồng thời trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và với đặc điểm của
NHTM Việt Nam chủ yếu là các ngân hàng bán lẻ thì các dịch vụ ngân hàng
phong phú, đa dạng và hiện đại sẽ trở thành những yếu tố quan trọng góp phần
vào sự phát triển vững mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam.
1.1.2. Các hoạt động ngân hàng chủ yếu của ngân hàng thương mại
Như đã phân tích ở trên, NHTM là một tổ chức kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật để hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao
gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thanh tốn và
ngân quỹ…
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bên cạnh vốn tự có, để có được một lượng vốn đủ lớn đáp ứng cho việc
cấp tín dụng cho khách hàng, NHTM cịn phải thực hiện hoạt động huy động
vốn từ các nguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội của các cá nhân, tổ chức khác. Đây
là hoạt động thường xuyên, gắn liền với hoạt động kinh doanh của NHTM mà
Nhà nước cho phép thực hiện như là một hoạt động đặc trưng và quan trọng của
NHTM.
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày
12/9/2000 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM, theo đó
NHTM được huy động vốn thơng qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.


- 25 -


- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ
chức tín dụng nước ngồi.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo
quy định của NHNN.
Từ thực tế hoạt động của các NHTM cho thấy rằng, hoạt động huy động
vốn trong khối NHTM các năm sau luôn cao hơn so với năm trước và được thể
hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 1. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng năm 1997 và năm 2006
(Nguồn: “Tọa đàm tổng kết Luật Các tổ chức tín dụng” của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và tổ chức Star – Việt Nam)

So với thời điểm 31/12/1997 (khi Luật Các tổ chức tín dụng 1997 được
Quốc hội thông qua), đến hết 31/12/2006 tổng vốn huy động trong tồn hệ
thống các tổ chức tín dụng tăng 7.2 lần (từ 115.315 tỷ đồng năm 1997 tăng lên
868.397 tỷ đồng vào năm 2006). Trong đó khối NHTM tăng 7,7 lần (từ 97.067
tỷ đồng năm 1997 tăng lên 751.525 tỷ đồng năm 2006). Với tốc độ tăng trưởng
đó, NHTM đã dự trữ một khối lượng tiền lớn và sẵn sàng cung ứng vốn cho nền
kinh tế một cách nhanh chóng và kịp thời.


×