Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.33 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Văn Quản
Lớp: Cao học Luật, khóa I – Bình Thuận

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học: “Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản theo luật hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với
các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn


đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quản


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

:

Bộ luật hình sự

BLDS

:

Bộ luật dân sự

TAND

:

Tòa án nhân dân

VKS

:


Viện kiểm sát

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LỢI DỤNG, CHỨC VỤ
QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG NHÓM TỘI VỀ CHỨC VỤ .
.................................................................................................................................. 7
1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ ................................................................. 7
1.2. Những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ .......... 13
1.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ ............................ 24
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LỢI DỤNG, CHỨC VỤ
QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU ....................................................................................................................... 30
2.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu ............................................................. 30
2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn định tội danh khi áp dụng dấu hiệu lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu .
................................................................................................................................................... 32


2.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng khi áp dụng dấu hiệu “lợi dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” trong các tội xâm phạm sở hữu ....... 36
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật thường xuyên của cơ quan
Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án để cụ thể hố các quy phạm pháp luật hình sự
trừu tượng vào đời sống thực tế. Định tội danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong cơng tác đấu tranh, phịng ngừa tội phạm cũng như góp phần thực hiện chính
sách hình sự của Nhà nước. Định tội danh đúng là cơ sở để quyết định hình phạt
đối với người phạm tội, đồng thời nó cũng là cơ sở để áp dụng các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế; áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự như trách
nhiệm bồi thường thiệt hại...
Trong những năm gần đây, các tội phạm về tham nhũng nói chung cũng như
các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản diễn ra khá phổ biến,
không chỉ tăng về số lượng mà quy mơ, tính chất, độ phức tạp cũng gia tăng. Do sự
phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển bùng nổ về khoa học công nghệ,
nên đã nảy sinh nhiều dạng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
phi truyền thống, làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó nhận diện, lúng túng
trong việc định tội danh. Quan điểm, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng
không thống nhất làm cho vụ án bị kéo dài như phải nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu

điều tra bổ sung. Ngay trong cùng hệ thống cơ quan thì giữa cấp trên với cấp dưới
cũng còn nhiều trường hợp nhận thức không thống nhất nên án bị hủy, sửa nhiều
lần; cá biệt cũng có trường hợp bỏ lọt tội phạm do không định được tội danh cụ thể
nên các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất khơng xử lý hình sự.
Để định tội danh chính xác đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản thì không chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự mà cịn
phải dựa vào vào các văn bản khác có liên quan để xác định nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể của người có chức vụ quyền hạn; các quy định về tài sản là đối tượng tác
động của nhóm hành vi này. Tuy nhiên các quy định này hiện cũng chưa đồng bộ và
thống nhất nên trên thực tiễn đã gặp nhiều vướng mắc trong định tội danh giữa các
tội có ranh giới khó phân biệt, tranh chấp về tội danh như giữa các tội lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (có tình tiết định khung tăng nặng là lợi dụng
chức vụ quyền hạn) với tội tham ô hay tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt


2

tài sản; giữa các tội có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn cộng với hành vi chiếm
đoạt tài sản với các tội cũng có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn nhưng khơng có
hành vi chiếm đoạt tài sản như giữa tội tham ô với tội lập quỹ trái phép, tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội sử dụng trái phép tài sản (tình tiết
định khung tăng nặng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn)...
Trong Bộ luật hình sự 2015, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn đã thay
đổi so với Bộ luật hình sự 1999, theo hướng mở rộng đối tượng là người có chức
vụ, quyền hạn trong cả lĩnh kinh tế tư nhân, do vậy, cũng cần phải có sự nhận thức
mới để áp dụng pháp luật cho đúng.
Xuất phát từ thực tiễn và các quy định mới của pháp luật như trên, nên học
viên đã lựa chọn đề tài “Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ
Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài "Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam" có nhiều cơng trình nghiên cứu,
có thể kể đến:
- Nhóm thứ nhất, các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật như:
(1) Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (2)
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các
tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội; (4) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các
tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội; ... Các giáo trình này cung những kiến thức lý luận và quy định về các tội
phạm có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản -làm cơ sở tham
khảo cho luận văn nghiên cứu định tội danh giữa các tội này.
- Nhóm thứ hai, các sách chuyên khảo liên quan đến đề tài như: (1) Võ
Khánh Vinh (2013) Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội;
(2) Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Cơng
an nhân dân, Hà Nội; (3)


3

Phạm Tuấn Bình (2003), Tìm hiểu các tội phạm về chức vụ, NXB Lao động,
Hà Nội; (4) Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội
phạm- Các tội phạm về chức vụ, Tập 5, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh; (6) Đinh Văn Quế (2019), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phần thứ hai, Các tội phạm. Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con
người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XXII: Các tội phạm về chức vụ,
NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội ... Các sách chuyên khảo này giúp cho

việc nghiên cứu lý luận về định tội danh và quy định về các tội phạm có dấu hiệu
lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đầy đủ và chính xác hơn.
- Nhóm thứ ba, các Luận văn Thạc sỹ liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
(1) Nguyễn Văn Sơn (2004), Vấn đề lợi dụng chức vụ quyền hạn phạm tội trong
luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh; (2) Tơn Trung Tuấn (2014), Định tội danh tham ơ tài sản theo luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; (3)
Nguyễn Thị Thúy (2019), Tội tham ô tài sản theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh ... Các luận văn này là tài
liệu quan trọng cho tác giả tham khảo để có cách tiếp vận vấn đề định tội danh đối
với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng như gợi ý một số
hướng nghiên cứu của luận văn.
- Nhóm thứ tư, các bài viết đăng trên các tạp chí chun ngành về luật có liên
quan đến đề tài như: (1) Trần Văn Độ (1993), “Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội, Nhà nước và Pháp luật, Số 83, tr.28-31; (2) Võ Khánh Vinh (1996), “
Khái niệm người có chức vụ quyền hạn trong luật hình sự Việt Nam”, Nhà nước và
Pháp luật, Số 98, tr.36-43; (3) Nguyễn Ngọc Chí (1997), “Yếu tố chức vụ, quyền
hạn trong các tội xâm phạm sở hữu”, Nhà nước và Pháp luật, Số 115, tr.22-28; (4)
Nguyễn Duy Giảng (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Kiểm sát, Số 22, tr.51-54; (5) Trương Bá
Hùng (2006), Bàn về việc định tội tham ô tài sản trong giai đoạn hiện nay, Kiểm
sát, Số 22, tr.38-43; (6) Ngô Minh Hưng (2007), “Đồng phạm trong tội tham ô tài
sản, cũng phải là người có chức vụ, quyền hạn”, Tịa án nhân dân, Số 9, tr.42-44;
(7) Đỗ Đức Hồng Hà (2017), “Bình luận về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, Kiểm sát, Số 22, tr. 42 – 49; (8) Lò Thị
Việt Hà (2017), “Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy


4


định tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015”, Tòa án nhân dân, Số 22, tr. 09 - 14,
48; (9) Nguyễn Xuân Yêm (2017), “Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị
tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn; Tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Tội quy phạm quy định về giam giữ
trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Kiểm sát, Số 23, tr. 17 – 22; (10) Lị Thị Việt Hà
(2018), “Bình luận Điều 365 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, Tòa án nhân dân, Số 5, tr. 1 – 2; ... Các bài viết nêu
trên nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ở nhiều khía cạnh khác nhau giúp gợi
ý cho tác giả những vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên
cứu trong luận văn.
Tuy có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có liên quan đến
định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng
các cơng trình này phần lớn mang tính chất lý luận, chưa cập nhật các vướng mắc từ
thực tiễn để giải quyết các vướng mắc này, do các cơng trình nghiên cứu này đã viết
từ các năm trước đây nên chưa phản ánh được các thay đổi quy định về các tội
phạm của Bộ luật hình sự 2015 so với các Bộ luật hình sự trước đây những. Đặc
biệt là, chưa đưa ra các tiêu chí rõ ràng để phân biệt trong các trường hợp có tranh
chấp về định tội danh theo quy định của BLHS năm 2015. Do vậy, đề tài “Định tội
danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” còn nhiều
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn ở thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quy định về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm của BLHS năm 2015, cũng như phân tích,
đánh giá các vụ án thực tiễn để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn
định tội danh đối với hành vi đó, luận văn đưa ra một số giải pháp để định tội danh
đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích các quy định của pháp luật về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản


5

- Phân tích, đánh thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, qua đó chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc
định tội danh đối với hành vi này và nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế đó.
- Từ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng nên trên, đưa ra các giải
pháp góp phần định tội danh đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định tội danh đối với hành vi lợi dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức
vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản chủ yếu ở các Chương các tội xâm phạm sở hữu và
các tội phạm về chức vụ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Đề tài này không nghiên cứu đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt một số tài sản có tính năng đặc biệt như các chất ma túy, tàu bay, tàu thủy...
+ Về không gian: đề tài luận văn nghiên cứu định tội danh đối với hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các vụ án từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Luận văn nhằm làm
rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam.


6

- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống và
khác nhau giữa các vụ án có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
nhưng có tranh chấp về tội danh
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong thực
tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Luận văn phải chỉ ra được những vướng mắc trong
thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài
sản trong các tội xâm phạm sở hữu và chức vụ theo luật hình sự Việt Nam, từ đó,
đưa ra các kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết các vướng mắc đó.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu trước hết giúp bản thân tác giả là Thẩm phán có được
một sự nhìn nhận tồn diện, tư duy logic, khoa học trong thực tiễn định tội danh đối
với nhóm hành vi này, đồng thời kết quả nghiên cứu cịn có thể được sử dụng để
các cơ quan và người tiến hành tố tụng tham khảo, vận dụng trong thực tiễn cũng
như để đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các học viên khác và cho những người có quan tâm trong q trình
cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
nội dung của đề tài được kết cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1. Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong

nhóm tội phạm về chức vụ.
Chương 2. Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
các tội xâm phạm sở hữu


7

CHƯƠNG 1
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LỢI DỤNG, CHỨC VỤ QUYỀN HẠN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG NHÓM TỘI VỀ CHỨC VỤ
1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ
Điều 352 Bộ luật hình sự đã đưa ra các khái niệm các tội phạm về chức vụ và
người có chức vụ.
Khoản 1: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động
đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện
cơng vụ, nhiệm vụ”.
Khái niệm trên đã chỉ ra khách thể bị các tội phạm này xâm hại là những
quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức, cụ
thể là các quan hệ bảo đảm tính liêm chính, tính vơ tư và công minh trong hoạt
động thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức. Mặc dù Luật không chỉ rõ các cơ
quan tổ chức trong bộ máy nhà nước hay cả khu vực tư nhân nhưng bằng việc bổ
sung đối tượng tác động của tội phạm chức vụ là hoạt động thực hiện “nhiệm vụ”
bên cạnh hoạt động thực hiện “công vụ” đã khẳng định việc mở rộng phạm vi của
tội phạm về chức vụ sang khu vực tư nên các cơ quan, tổ chức theo quy định nêu
trên bao gồm cả tổ chức trong hay ngoài nhà nước như cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức phi chính phủ….Đồng thời,
quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước, của tổ ngồi nhà nước hoặc quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân cũng có thể trở thành khách thể của các tội phạm về chức vụ.

Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định trong phần giải
thích từ ngữ:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức,
đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ
chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ
hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia
quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội
(Khoản 9 Điều 2)


8

Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức
không thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này (Khoản 10 Điều 2)
Khái niệm người có chức vụ được quy định tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật
hình sự.
“Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện
một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ,
nhiệm vụ”.
Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn cũng chính là quy định về chủ thể
của tội phạm. Việc làm rõ khái niệm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định
của luật hình sự rất quan trọng trong khoa học luật hình sự, nhất là trong việc định
tội danh, bởi trong nhiều trường hợp cùng có những biểu hiện ở mặt khách quan và
chủ quan như nhau nhưng có trường hợp do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện,
có trường hợp khơng phải do người có chức vụ quyền hạn thực hiện, nên các hành
vi phạm tội cũng xâm phạm tới những khách thể khác nhau, dẫn đến các kết luận
khác nhau về tội danh. Như vậy, việc xác định chính xác người có chức vụ, quyền
hạn giúp cho các cơ quan áp dụng pháp luật vận dụng đúng các quy phạm pháp luật

hình sự vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, đảm bảo cho việc xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Khái niệm người có chức quyền hạn được quy định tại Điều 352 Bộ luật hình
sự. Khái niệm trên mới chỉ mức độ khái quát nhất, chưa quy định một cách cụ thể,
vì vậy trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp khơng ít
khó khăn trong việc xác định thế nào là người có chức vụ quyền hạn.
Ngồi việc quy định trong Bộ luật hình sự, thì “người có chức vụ, quyền
hạn” cịn được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng 2018.
Khoản 2 Điều 3 Luật phịng, chống tham nhũng 2018 ngồi việc đưa ra khái
niệm “người có chức vụ, quyền hạn” như Bộ luật hình sự, cịn quy định cụ thể
người có chức vụ quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ


9

quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.
Thực tiễn xét xử thì người có chức vụ quyền hạn có thể là công chức, viên
chức nhà nước hay không phải là công chức, viên chức nhà nước được giao một
công vụ, nhiệm vụ nhất định, khơng phụ thuộc vào hình thức được giao. Họ có thể
là người được bổ nhiệm, tuyển dụng, do hợp đồng, do dân cử hay do bất kỳ một
hình thức nào khác, miễn là việc giao cơng vụ, nhiệm vụ này được thực hiện theo
đúng quy định pháp luật, những người được giao cơng vụ, nhiệm vụ đó có thể được

hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, có quyền năng nhất định khi thực hiện cơng
vụ, nhiệm vụ; có thể được giao công vụ, nhiệm vụ một cách thường xuyên hay theo
thời vụ hay chỉ trong một thời gian ngắn như trường hợp thủ trưởng ủy quyền cho
cấp dưới thực hiện cơng vụ của mình khi vắng mặt.
Trong thực tiễn điều tra truy tố xét xử tội phạm về tham nhũng thì người có
chức vụ, quyền hạn thường là:
Người đại diện chính quyền: Những người này khi thực hiện cơng vụ được
giao khơng phải nhân danh cá nhân mình mà nhân danh nhà nước, đại diện và thực
thi quyền lực nhà nước có quyền ra những quyết định mang tính cưỡng chế pháp lý
đối với người khác.
Người có chức vụ thực hiện chức năng tổ chức quản lý hành chính: Những
người này giữ vai trị lãnh đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, có quyền
ra những quyết định xử lý kỷ luật hay khen thưởng đối với nhân viên thuộc quyền,
có quyền điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức mình, đề ra những biện pháp để
thực hiện các kế hoạch được giao, phân công nhiệm vụ cho nhân viên thuộc quyền,
có quyền tuyển dụng, bổ nhiệm vào cơ quan, tổ chức của mình, những người này
cịn có chức năng quản lý về mặt nhân sự, kiểm tra hoạt động của người khác như
giám đốc đốc nhân viên, những người đứng đầu trong các tổ chức bí thư đồn thanh
niên, hội trưởng hội phụ nữ...


10

Những người thực hiện chức năng hành chính, kinh tế những người này có
vai trị tổ chức điều hành việc sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc quản lý
bảo vệ và phân phối tài sản như kế toán, thủ kho, thủ quỹ những người này thường
là khơng có nhân viên thuộc quyền.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Người phạm tội đã làm trái chức vụ, quyền
hạn trong phạm vi thẩm quyền của mình như trong tội tham ơ tài sản, người có chức
vụ cũng có thể làm trái công vụ, thực hiện những hành vi vượt quá thẩm quyền,

cơng vụ, nhiệm vụ của mình như trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản.
Chiếm đoạt tài sản: Trong Bộ luật hình sự khơng đưa ra khái niệm chiếm
đoạt hay chiếm đoạt tài sản. Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xét xử thì
chiếm đoạt tài sản được hiểu là việc cố ý dịch chuyển một cách bất hợp pháp tài sản
đang trong sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.
* Tài sản là đối tượng chiếm đoạt:
Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Khái niệm tài sản trong nhóm tội có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản không đồng
nhất với khái niệm tài sản trong Bộ luật dân sự mà nó có nội hàm hẹp hơn nhiều.
Đó là: Tài sản phải là vật có thực, hiện hữu (khơng phải tài sản hình thành trong
tương lai), có thể cầm nắm, định đoạt được; tiền; giấy tờ có giá (có hai loại giấy tờ
có giá vơ danh và giấy tờ có giá ghi danh, trong đó chỉ có giấy tờ có giá vơ danh
mới là đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản). Các quyền tài sản (như quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả…), bất động sản cũng không phải là
đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tài sản là đối tượng của hành vi chiếm đoạt phải hội đủ các điều kiện sau
đây: Chủ sở hữu tài sản chưa từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; tài sản phải là sản
phẩm, kết quả lao động của con người, những sản có sẵn trong thiên nhiên, chưa có
sự đầu tư, tác động của con người thì cũng không phải là đối tượng của hành vi
chiếm đoạt tài sản.


11

Trong giới hạn của chương các tội phạm về chức vụ, thì tài sản ngồi các đặc
điểm nêu trên, còn phải là tài tài khơng có tính năng, cơng dụng đặc biệt (ma túy, vũ

khí, tài nguyên…) những tài sản này nhà nước có chế độ quản lý riêng nên việc
chiếm đoạt các tài sản này không phạm tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, mà
có thể phạm các tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trên cơ sở các khái niệm về chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền
hạn, chiếm đoạt tài sản, có thể hiểu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản như sau:
Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ
là hành vi do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đã sử
dụng chức vụ, quyền hạn trong phạm vi hoặc vượt quá thẩm quyền của mình cớ ý
dịch chủn một cách bất hợp pháp tài sản đang trong sự quản lý của người khác
thành tài sản của mình qua đó xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Đối chiếu với các dấu hiệu như đã phân tích trên với các quy định của Bộ
luật hình sự 2015, thì trong nhóm các tội phạm về chức vụ có hai tội thoả mãn tất
các các dấu hiệu trên (lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) đó là tội
tham ơ tài sản (Điều 353) và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 355).
Điều 353. Tội tham ô tài sản
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa
được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Tội tham ơ tài sản có 6 khoản với 4 khung hình phạt từ khoản 1 đến khoản 4,
khoản 5 quy định hình phạt bổ sung và khoản 6 có quy định hồn tồn mới so với
truyền thống pháp lý hình sự từ trước đến nay: Người có chức vụ, quyền hạn trong
các doanh nghiệp, tổ chức ngồi Nhà nước mà tham ơ tài sản, thì bị xử lý theo quy
định tại Điều này.



12

Điểm khác biệt lớn nhất và là đặc trưng của của tội tham ô tài sản để phân
biệt với các tội phạm trong nhóm các tội phạm về chức vụ là chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý, trách nhiệm này phát sinh do họ giữ một chức vụ hay
được giao một công vụ, nhiệm vụ nhất định, có thể là quản lý tài sản về mặt thực tế
như thủ kho, thủ quỹ hay là người quản lý trên giấy tờ, sổ sách như kế tốn, có thể
là người quản lý chung, tức là người có quyền định đoạt tài sản như thủ trưởng cơ
quan, đơn vị. Những người tuy khơng có trách nhiệm chính trong việc quản lý tài
sản nhưng do cơng việc được giao có tính chất độc lập nên nên cũng coi là có quan
hệ đến việc quản lý, ví dụ như lái xe được đơn vị giao cho việc vận chuyển hàng
hóa mà khơng có người áp tải thì trong thời gian vận chuyển đó được xem là có
trách nhiệm quản lý tài sản.
Cần phân biệt trách nhiệm quản lý tài sản với trách nhiệm bảo vệ đơn thuần
của những người làm công tác bảo vệ, họ chỉ có nghĩa vụ bảo vệ tài sản chứ khơng
có nghĩa vụ quản lý. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do đặc điểm của tài sản được
bảo vệ mà họ có khả năng tiếp cận trực tiếp với tài sản thì họ được xem như người
quản lý tạm thời đối với tài sản đó khi người quản lý vắng mặt.
Người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản nhưng lại chiếm đoạt
tài sản khơng do mình quản lý thì cũng khơng được coi là hành vi khách quan của tội
tham ô tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản nhưng việc chiếm
đoạt tài sản không bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì cũng khơng phạm tội
tham ơ tài sản. Ví dụ: kế tốn lợi dụng sơ sở của thủ quỹ đã lén lút mở két lấy tiền.
Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người
khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa
được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Điều luật có 5 khoản với 4 khung hình phạt, từ 01 năm tù đến tù chung thân,
khoản 5 quy định hình phạt bổ sung.


13

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người có chức vụ quyền hạn
thực hiện những hành vi rõ ràng vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền được giao
nhưng có liên quan đến cương vị cơng tác hoặc là trường hợp người có chức vụ,
quyền hạn đã dựa vào uy quyền, uy thế do chức vụ mà có để đe dọa người khác với
mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế, hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản thường được biểu hiện dưới các hình thức sau:
Người có chức vụ, quyền hạn đã dựa vào uy quyền, uy thế của mình đe dọa
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản người bị chiếm. Người bị chiếm đoạt do sợ uy
quyền của người có chức vụ, quyền hạn nên không dám chống lại. Xét về mặt hình
thức, tội này tương tự như tội cưỡng đoạt tài sản, điểm khác nhau cơ bản với tội
cưỡng đoạt của tài sản là ở chỗ người phạm tội đã dựa vào uy quyền của mình để uy
hiếp tinh thần người khác và người này bị uy hiếp tinh thần là do sợ uy quyền của
người phạm tội
Người phạm tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình làm phương tiện để
thực hiện hành vi gian dối, chủ tài sản do tin vào chức vụ, quyền hạn của người phạm
tội nên mới dễ bị mắc lừa. Người phạm tội chỉ có thể lừa dối và chiếm đoạt được tài
sản khi có chức vụ, quyền hạn. Ví dụ: Cán bộ xã tự đặt ra các khoản mà nhân dân
phải đóng góp, nhân dân không hiểu biết lại tin vào cán bộ nên đã giao tài sản cho
cán bộ và cán bộ này chiếm đoạt số tiền đó. Như vậy, xét về thực chất, tội này có thể
có hình thức chiếm đoạt là lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cịn khái niệm định tội danh thì : “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận
về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể

đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy
phạm pháp luật hình sự”1
1.2. Những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ
Trong thực tiễn xét xử, có rất nhiều vướng mắc phát sinh trong việc định tội
danh giữa hai tội phạm này với nhau và các tội phạm khác trong bộ luật hình sự.
Các vướng mắc trong việc định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thể hiện trong
nội dung các bản án sau:
1

Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9-10


14

- Vụ án thứ nhất:
Bản án số 07/2017/HSST ngày 24/02/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp (xét xử phúc thẩm tại Bản án số 477/2017/HSPT ngày 11/9/2017 của Tòa án
nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).
* Nội dung vụ án:
Cơng ty Cơng trình giao thơng Đồng Tháp là doanh nghiệp Nhà nước. Năm
2003, Công ty phân cơng Nguyễn Thành Long làm chỉ huy trưởng cơng trình tuyến
dân cư. Để có đất san lấp cơng trình, Nguyễn Thành Long quan hệ các hộ dân gần
cơng trình để mua đất san lấp, khi thỏa thuận với các hộ dân, Long đưa giá mua
đất mặt 9.000đ/m2, nếu chuyển quyền sử dụng đất (bán đứt) thì mua với giá
14.000đ/m2. Sau khi thỏa thuận, các hộ dân không đồng ý bán đất mặt mà đồng ý
bán với hình thức chuyển quyền sử dụng đất (bán đứt) giá từ 14.000đ/m2 15.000đ/m2. Tại thời điểm này, Long biết rõ công ty quy định chỉ mua đất mặt, khai
thác xong trả đất (ao) lại cho bên bán nên để chiếm đoạt được diện tích đất ao mà
không tốn tiền mua, Long đã thực hiện hành vi gian dối trong việc báo cáo nâng giá

với Ban giám đốc công ty là giá mua đất mặt của các hộ dân với giá từ 14.000đ/m2
- 15.000đ/m2. Công ty thống nhất cho Long tiến hành mua đất mặt để san lấp với
giá từ l4.000đ/m2 - 15.000đ/m2. Đồng thời, Công ty ký các Hợp đồng mua đất mặt
với các hộ dân. Trong nội dung hợp đồng đều thể hiện sau khi khai thác lớp đất mặt
xong trả đất ao lại cho dân.
Sau khi khai thác lớp đất mặt để san lấp cơng trình, Nguyễn Thành Long đã
lập hồ sơ chủn nhượng tồn bộ diện tích đất ao mà cơng ty đã mua sang tên
mình. Những người bán đất do đã nhận đủ tiền theo thỏa thuận nên đều đồng ý ký
tên vào hồ sơ chuyển nhượng do Long lập sẵn. Ngày 04/06/2003, Long được
UBND huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, bằng thủ đoạn
gian dối trong việc nâng giá mua đất mặt, Nguyễn Thành L đã chiếm đoạt diện
tích 30.759m2 đất ao (đo đạc thực tế là 31.215,15m2) của Công ty.
Ngày 13/8/2012 Nguyễn Thành L đã chuyển nhượng toàn bộ phần đất chiếm
đoạt với tổng diện tích 30.759m2 cho người khác.
Tổng giá trị tài sản (đất ao diện tích 30.759m2, sau khi lấy đất mặt): là
184.554.000đ.


15

Ngày 13/8/2012 Nguyễn Thành L đã chuyển nhượng toàn bộ phần đất chiếm
đoạt với tổng diện tích 30.759m2 cho ơng Võ Văn Đ3 - Bí thư xã T9, huyện T giá
40.000đ/m2, tổng thành tiền 1.230.360.000 đồng.
* Phần quyết định của bản án:
Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Thành L phạm tội “Tham ô tài sản”.
Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 278; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46;
Điều 47 Bộ luật hình sự 1999. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Thành L 02 (hai) năm tù.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Trong vụ án này, Tòa án nhận định: “Như vậy, bằng thủ đoạn gian dối trong
việc nâng giá mua đất mặt, Nguyễn Thành L đã chiếm đoạt diện tích 30.759m2 đất

ao (đo đạc thực tế là 31.215,15m2) của Công ty.”, đã làm phát sinh một số vướng
mắc là: (1) Đối tượng của hành vi chiếm đoạt (nếu có) trong vụ án này là “diện tích
30.759m2 đất ao (đo đạc thực tế là 31.215,15m2) của Công ty; thành tiền là
184.554.000đ” hay là số tiền chênh lệch giữa giá mua đất mặt với giá mua đứt. Nếu
là diện tích đất ao thì quyền sử dụng đất ao đó có là đối tượng của hành vi chiếm
đoạt tài sản trong tội tham ô hay không? và Nguyễn Thành Long có hành vi chiếm
đoạt hay khơng? Cơng ty có bị thiệt hại hay khơng;?
- Vụ án thứ hai
Bản án hình sự sơ thẩm số 41/2018/HS-ST ngày 17 tháng 8 năm 2018 của
Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
* Nội dung vụ án:
Lê Vinh Chi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận. Trong năm 2015, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao,
ông Lê Vinh Chi cùng với ông Nguyễn Thanh Liêm (là công chức Địa chính-Xây
dựng của xã Hàm Minh) đã bàn bạc và nhờ ông Trần Phi Hùng và ông Trương
Văn Dự đứng tên giùm để làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (CNQSDĐ) trên 02 thửa đất chưa sử dụng do UBND xã Hàm Minh quản lý.
Cụ thể như sau:
Để thực hiện tiêu chí giảm nghèo (một trong những tiêu chí xây dựng nơng
thơn mới), ơng Lê Vinh Chi đề xuất phương án lấy quỹ đất của xã tại khu kinh tế
Mũi Né thuộc thôn Minh Thành để cấp cho số hộ nghèo thiếu đất sản xuất của xã.


16

Sau khi cho người phát dọn đất, Chi bàn bạc với Liêm nhờ lập khống hồ sơ để nhờ
người khác đứng tên giùm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để làm thủ tục
đề nghị cấp giấy CNQSDĐ theo quy định, sau khi được ông Dự, ông Hùng cho
mượn giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, Liêm bằng nghiệp vụ đã vẽ file số
hình thể, diện tích và dùng máy định vị bấm toạ độ 02 thửa đất đề nghị cấp giấy

CNQSDĐ rồi ông Liêm đến chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Hàm
Thuận Nam chuyển các dữ liệu này cho ông Trần Hữu Thạnh, là Tổ trưởng Tổ đo
đạc chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện và nhờ ông Thạnh lập giúp bản đồ
trích đo địa chính 02 thửa đất. Ơng Thạnh không đi kiểm tra thực địa mà chỉ căn cứ
vào các dữ liệu do ông Liêm cung cấp và đối chiếu với bản đồ tổng thể của xã Hàm
Minh rồi biên tập bản đồ mảnh trích đo địa chính 02 khu đất gồm: khu đất đứng tên
Trần Phi Hùng gồm diện tích 47.708m2 và khu đất đứng tên Trương Văn Dự gồm
diện tích 41.594m2. Sau khi đã có bản đồ trích đo 02 thửa đất, Liêm tự làm, tự giả
chữ ký của ông Hùng và ông Dự ký vào 02 đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và 02 tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất đứng tên Trần Phi Hùng và
Trương Văn Dự; ngày 26/4/2015, ông Liêm tự lập phiếu lấy ý kiến khu dân cư về
nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất của 02 thửa đất đề nghị cấp giấy CNQSDĐ;
tiếp theo, ông Liêm tiến hành và lập biên bản việc công khai, kết thúc công khai các
trường hợp đủ điều kiện cấp giấy CNQSDĐ theo đúng quy định rồi trình cho ơng
Chi ký xác nhận với tư cách là Chủ tịch UBND xã Hàm Minh vào tất cả các loại
giấy tờ nêu trên để có cơ sở pháp lý trình đề nghị Chủ tịch UBND huyện cấp giấy
CNQSDĐ. Sau đó, ơng Liêm chuyển toàn bộ 02 hồ sơ đề nghị cấp giấy CNQSDĐ
đứng tên Trần Phi Hùng và Trương Văn Dự cho bộ phận một cửa của xã để chuyển
cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hàm Thuận Nam theo đúng trình
tự, thủ tục quy định.
Ngày 03/8/2015, UBND huyện Hàm Thuận Nam có 02 giấy CNQSDĐ số
CA.067416 cấp diện tích đất 47.708m2 đứng tên Trần Phi Hùng; giấy CNQSDĐ số
CA 067411 cấp diện tích 41.594m2 đứng tên Trương Văn Dự.
Ông Liêm là người trực tiếp nhận 02 giấy CNQSDĐ trên rồi điện thoại báo
cho ông Chi biết và mang về giao cho ông Trần Văn Quế cất giữ, không báo cho
ông Hùng và ông Dự biết theo yêu cầu của ơng Chi, do đó, ơng Hùng và ơng Dự
hồn tồn khơng biết gì về 02 giấy CNQSDĐ nói trên, khơng biết diện tích đất này
nằm ở đâu và cũng khơng tác động gì đến đất.



17

Trong thời gian này, ông Chi xây nhà ở và ông Đặng Hữu Lợi là người nhận
thầu (ông Lợi là bạn thân của ơng Chi). Do khơng có tiền để trả tiền công và mua
vật liệu cho ông Lợi nên ông Chi thống nhất cho ông Lợi lấy giấy CNQSDĐ (số
CA067416) đứng tên Trần Phi Hùng chuyển nhượng cho ông Lợi để ông Lợi thế
chấp vay ngân hàng lấy tiền chi trả các khoản chi phí trên. Ngày 31/8/2015, theo
yêu cầu của ông Lợi, ông Liêm đã nhờ ông Trần Phi Hùng cùng vợ là Nguyễn Thị
Thanh Linh đến Văn phịng cơng chứng huyện Hàm Thuận Nam ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua cho ông Đặng Hữu Lợi nhưng không nhận
khoản tiền nào của ông Lợi từ việc chuyển nhượng này.
Sau một thời gian, chi phí xây nhà cho ông Chi lại tiếp tục thiếu, ông Lợi có
báo với ơng Chi thì ơng Chi thống nhất giao giấy CNQSD đất (số CA067411) đứng
tên Trương Văn Dự chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền xây nhà nên ông Lợi
đã nói với bạn của ông Lợi là bà Võ Bảo Giang thì bà Giang đồng ý nhận chuyển
nhượng. Ngày 27/11/2015, theo yêu cầu của ông Lợi, ông Liêm nhờ vợ chồng ơng
Trương Văn Dự đến Văn phịng cơng chứng huyện Hàm Thuận Nam ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua cho bà Võ Bảo Giang nhưng không nhận
khoản tiền nào của bà Giang từ việc chuyển nhượng này.
Ngày 16/11/2017, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện
Hàm Thuận Nam đã tiến hành định giá và kết luận: trị giá thửa đất cấp theo giấy
CNQSDĐ số CA067416 là 954.160.000 đồng; trị giá thửa đất cấp theo giấy
CNQSDĐ số CA067411 là 831.880.000 đồng. Như vậy, tổng giá trị tài sản của 02
thửa đất nói trên là: 1.786.040.000 (một tỷ bảy trăm tám mươi sáu triệu không trăm
bốn mươi ngàn) đồng.
* Phần quyết định của bản án:
Tuyên bố: Bị cáo Lê Vinh Chi phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”
Áp dụng: Khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999 (khoản 3 Điều 356
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Điểm b, v, s khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54 Bộ luật
hình sự năm 2015.
Xử phạt: Bị cáo Lê Vinh Chi 7 (Bảy) năm tù và bị cáo Nguyễn Thanh Liêm
04 năm tù.


18

* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án thứ nhất và thứ hai:
Trong vụ án thứ hai này có một số tình tiết lưu ý trong vụ án: (1) Lê Vĩnh
Chi (chủ tịch xã) và Nguyễn Thanh Liêm (cán bộ địa chính xã) đều là người có
thẩm quyền trong quản lý nhà nước về đất đai (có trách nhiệm quản lý tài sản); (2)
Các bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối, lập khống hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; (3) Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị cáo
đã chuyển nhượng cho người khác lấy tiền tiêu xài.
Trong vụ án thứ nhất và thứ hai nêu trên, mặc dù có nhiều tình tiết khơng
giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng, đó là: Các bị cáo đã dùng thủ
đoạn gian dối để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (cấp cho mình như ở vụ án thứ nhất, hoặc cấp đứng tên người khác như
ở vụ án thứ hai và người cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là người đứng
tên giùm, không được lợi gì về tài sản do hành vi trái pháp luật của bị cáo), sau khi
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bị cáo đã chuyển nhượng lại cho
người khác lấy tiền tiêu xài.
Tuy có nhiều điểm tương đồng như vậy, nhưng việc định tội danh ở các Tịa
án lại khác nhau, có Tịa án định tội tham ơ tài sản (Tịa án tỉnh Đồng Tháp), có Tòa
án lại định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ (Tịa án Hàm
Thuận Nam).
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là trong tội tham ơ tài sản có
dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, trong tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
cơng vụ khơng có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản mà chỉ có dấu hiệu gây thiệt hại về tài

sản, tức là hành vi của bị cáo gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, tổ chức nhưng bị
cáo không được hưởng lợi trực tiếp từ tài sản bị thiệt hại đó.
Trong cả hai vụ án nêu trên, các bị cáo đều được hưởng lợi về tài sản sau khi
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, các bị cáo có hành vi chiếm đoạt tài
sản khơng, nếu có chiếm đoạt thì đối tượng chiếm đoạt là quyền sử dụng đất hay là
tiền (tiền chênh lệch giữa giá mua đất mặt với giá chuyển quyền sử dụng đất hay là
số tiền định giá đối với quyền sử dụng đất ao trong vụ án thứ nhất hay giá trị quyền
sử dụng đất trong vụ án thứ hai).
Chúng tơi cho rằng, trong các tội có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, tài sản là
tiền khi các bị cáo chiếm đoạt một số tiền nhất định (tức là có thể kiểm đếm được


19

mà không tiến hành định giá tài sản), nếu đối tượng tác động của tội phạm là vật thì
tài sản phải chính là vật đó chứ khơng phải là tiền và để định tội danh cho chính xác
và giải quyết vấn đề dân sự thì phải tiến hành định giá vật thành tiền. Trong hai vụ
án trên, đối tượng tác động của tội phạm là quyền sử dụng đất chứ không phải là
tiền. Do vậy, trong hai vụ án trên không thể kết luận các bị cáo đã chiếm đoạt tiền.
Vậy các bị cáo có chiếm đoạt quyền sử dụng đất khơng hay nói cách khác quyền sử
dụng đất có phải là đối tượng của hành vi chiếm đoạt hay khơng?
Như đã phân tích tại Mục 1.1 nêu trên, thì quyền sử dụng đất không phải là
đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản (bởi việc công nhận ai là người có quyền
sử dụng đất chỉ là thủ tục hành chính, quyền sử dụng đất có thể từ người này
chuyển sang người khác nhưng nó sẽ khơng tự sinh ra và khơng tự mất đi, chỉ có
thể định đoạt về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất). Và như vậy, trong hai vụ
án trên, các bị cáo khơng có hành vi chiếm đoạt tiền và cũng khơng thể xác định các
bị cáo đã có hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng đất thì chắc chắn khơng thể định tội
danh trong các nhóm tội có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản là tham ô tài sản hay lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể

định tội danh là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ (Điều 356
Bộ luật hình sự) và coi giá trị quyền sử dụng đất mà bị cáo được hưởng lợi là thiệt
hại cho nhà nước hoặc định tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo quy
định tại Điều 229 Bộ luật hình sự (khi khơng có động cơ vụ lợi).
- Vụ án thứ ba:
Bản án số: 92/2018/HSST ngày: 23/11/2018 của Tòa án nhân dân thị xã La
Gi, tỉnh Bình Thuận
* Nội dung vụ án:
Trần Văn Tuân là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Tân Tiến, có nhiệm
vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân xã Tân Tiến về việc thực hiện
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cơ sở; đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ quân sự và dân quân tự vệ tại địa phương. Đồng thời, Tuân còn
được Ban chỉ huy quân sự thị xã La Gi phân công nhiệm vụ nhận tiền trợ cấp để
giao cho lực lượng dân quân thường trực xã Tân Tiến và báo cáo kết quả chi trả về
Ban chỉ huy quân sự thị xã La Gi.
Theo Quyết định số 343/QĐ-CHT ngày 01/6/2009 của Chỉ huy trưởng quân
sự thị xã La Gi, về việc xây dựng tổ Dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu tại


20

địa bàn trọng điểm về chính trị, kinh tế, xã hội thì tại xã Tân Tiến, lực lượng dân
quân thường trực, gồm 03 người: Lê Thu Nhân, Trương Hồng Đơng và Lê Trung
Phương (ngoài ra danh sách lực lượng dân quân thường trực có sự thay đổi do một
số dân quân nghỉ, thực hiện nghĩa vụ quân sự nên phải bổ sung, thay thế), các dân
quân nêu trên được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2016, Trần Văn
Tuân đã nhiều lần nhận tiền chế độ của 03 dân quân thường trực xã Tân Tiến từ bộ
phận tài vụ Ban chỉ huy quân sự thị xã La Gi, với tổng số tiền là 600.690.900 đồng.
Sau khi nhận tiền về, Tuân đã không cơng khai các văn bản về chế độ chính sách,

về trợ cấp ngày công cho lực lượng dân quân thường trực biết, cũng như số tiền lực
lượng dân quân thường trực được nhận, mà Tuân tự ý chi cho lực lượng dân quân
thường trực xã Tân Tiến (Trong đó, theo quy định chỉ được chi cho 03 người,
nhưng có thời điểm Tuân đã chi cho 04, 06 hoặc 07 người), với tổng số tiền là
299.600.000 đồng.
Ngoài ra, Tuân chi mua sắm các vật dụng sinh hoạt trong trụ sở Ban chỉ huy
quân sự xã Tân Tiến với tổng số tiền là 31.070.000 đồng. Vào các ngày lễ, trực cao
điểm, thì Tuân chi tiền ăn uống cho lực lượng dân quân thường trực 200.000 đồng/
ngày, với số tiền là 10.400.000 đồng; Còn các ngày trực thường xuyên sẵn sàng
chiến đấu, Tuân chi 100.000 đồng/ ngày cho việc nấu ăn, với tổng số tiền là
39.200.000 đồng.
Trong thời gian này, Tuân còn tự ý chi cho mình với số tiền 59.400.000
đồng; chi cho ông Đặng Thành Quốc Anh số tiền 26.700.000 đồng và chi cho ơng
Dương Hồi Trung số tiền 16.500.000 đồng. Khi chi tiền cho ơng Trung và ơng
Anh, thì Tn khơng nói đây là tiền lấy từ tiền trợ cấp của lực lượng dân quân
thường trực, mà Tuân chỉ nói là tiền trợ cấp xăng xe.
Như vậy, từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2016, Trần Văn Tuân đã chiếm đoạt
số tiền của lực lượng dân quân thường trực xã Tân Tiến (15 người) là
220.420.900 đồng,
*Bản án nhận định:
Số tiền mà bị cáo Trần Văn Tuân chiếm đoạt của lực lượng dân quân thường
trực xã Tân Tiến (15 người) là 220.420.900 đồng, thuộc trường hợp "Gây hậu quả
nghiêm trọng". Ðây là tình tiết định khung hình phạt của tội: "Lợi dụng chức vụ,


×