Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Đảng bộ tỉnh an giang lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ MỸ AN

ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CƠNG TÁC
XĨA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ MỸ AN

ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CƠNG TÁC
XĨA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ HIỆN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
cô Đỗ Thị Hiện là người đã tận tình hướng dẫn tơi từ khâu chọn đề tài đến các bước
thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn Văn phịng Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh, Cục Thống kê, Sở
Lao động thương binh và xã hội tỉnh An Giang cùng các ban ngành ở tỉnh An Giang
đã cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết nhất để tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo Trường Đại học An Giang, thầy cơ trong
Khoa Lý luận chính trị trường đại học An Giang đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi suốt thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong Khoa Lịch sử, phòng Sau Đại học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tơi hồn thành chương trình học.
Sau cùng tơi xin cảm ơn gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong q trình thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp của q thầy cơ để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Mỹ An


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin, dữ
kiện và số liệu thống kê hoàn toàn trung thực theo những tài liệu mà tơi đã có được từ
văn phịng lưu trữ Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân, Cục Thống kê, Sở Lao động thương

binh và xã hội tỉnh An Giang và các sở ban ngành có liên quan đến vấn đề xóa đói
giảm nghèo. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố và trung
thực. Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ An


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ..................................... 8
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2010 .............................................................................................................. 12
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và quan điểm của
Đảng bộ tỉnh An Giang về XĐGN và công tác XĐGN ở An Giang
trước năm 2005 ....................................................................................... 12
1.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo ................................. 12
1.1.1.1. Khái niệm về đói nghèo và các tiêu chí đánh giá đói nghèo 12
1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về XĐGN ......................................... 15
1.1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về XĐGN ........... 18
1.1.2. Công tác XĐGN ở tỉnh An Giang trước năm 2005 ..................... 25

1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH .................................................... 25
1.1.2.2. Thực trạng công tác XĐGN ở An Giang trước năm 2005 .... 32
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác XĐGN từ
năm 2005 đến năm 2010 ......................................................................... 34
1.3. Quá trình và kết quả lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN của
Đảng bộ tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2010 ........................... 42
1.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh An
Giang... ................................................................................................... 42
1.3.1.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN ............................................... 43
1.3.1.2. Công tác điều tra phân loại hộ nghèo ................................... 44


1.3.1.3. Chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp tham gia thực
hiện chương trình XĐGN ................................................................... 46
1.3.1.4. Đảng bộ An Giang chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án, chính
sách XĐGN ......................................................................................... 51
1.3.2. Kết quả lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh An
Giang….................................................................................................. 60
CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CƠNG TÁC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM
2015 .............................................................................................................. 65
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác XĐGN từ
năm 2010 đến năm 2015 ......................................................................... 65
2.1.1. Tình hình nhiệm vụ và yêu cầu trong giai đoạn mới ................... 65
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác XĐGN ...... 71
2.2. Quá trình và kết quả lãnh đạo thực hiện cơng tác XĐGN của
Đảng bộ tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2015. .......................... 76
2.2.1. Q trình chỉ đạo cơng tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh An Giang . 76
2.2.1.1. Kiện toàn Tổ tư vấn an sinh xã hội ....................................... 76
2.2.1.2. Công tác điều tra phân loại hộ nghèo ................................... 78

2.2.1.3. Đảng bộ tỉnh An Giang phát huy sức mạnh của các cấp, các
ngành, các đồn thể trong cơng tác XĐGN ....................................... 81
2.2.1.4. Đảng bộ An Giang chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án, chính
sách XĐGN ......................................................................................... 89
2.2.2. Kết quả lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh An
Giang .. ................................................................................................... 95
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ
QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CƠNG TÁC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2015 ............................................................................................................ 100
3.1. Một số nhận xét về Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện
công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015 ...................................... 100
3.1.1. Ưu điểm ..................................................................................... 100
3.1.2. Hạn chế ...................................................................................... 107
3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh An Giang
lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015 ..... 110


KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 123


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ASXH:

An sinh xã hội

2. BHYT:


Bảo hiểm y tế

3. BCH:

Ban chấp hành

4. CCB:

Cựu chiến binh

5. CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

6. CSXH:

Chính sách xã hội

7. DTTS:

Dân tộc thiểu số

8. KT-XH :

Kinh tế - xã hội

9. LĐTB&XH:

Lao động thương binh & xã hội


10. LHPN:

Liên hiệp phụ nữ

11. MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

12. MTQG:

Mục tiêu quốc gia

13. UBND:

Ủy ban nhân dân

14. TW:

Trung ương

15. XĐGN:

Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1.1 Tổng hợp hộ nghèo tỉnh An Giang năm 2004…….. 33
2. Bảng 1.2 Tỷ lệ đói nghèo tỉnh An Giang năm 2005 áp dụng cho chuẩn
cũ và mới…………………………………………...…45

3. Bảng 1.3 Tỷ lệ XĐGN qua các năm 2005-2010...……..…….61
4. Biểu đồ 1.4 Tốc độ giảm nghèo tỉnh An Giang so với toàn quốc
………………………………………………...…………………62
5. Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2011 theo chuẩn giai đoạn
2011-2015…………………………….................…..…79
6. Biểu đồ 2.2 Cơ cấu hộ nghèo theo cơ cấu dân số tỉnh An Giang đầu
năm 2011...........................................................................80
7. Biểu đồ 2.3 Biểu đồ tỷ lệ giảm nghèo tỉnh An Giang so với khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước………………...98


1

1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Đói nghèo là vấn đề xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới với
những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo
của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng
cũng vơ cùng khó khăn trong việc thực hiện XĐGN. Thế nên nhiều chính phủ
cũng như các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề đói nghèo và tìm kiếm
những giải pháp để đấu tranh đẩy lùi đói nghèo. Việc xóa đói nghèo tiếp tục
nằm trong 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững từ nay đến năm 2030,
chính thức được Liên hiệp quốc thông qua vào tháng 9/2015 mà cả thế giới sẽ
tiếp tục cùng nhau chung tay thực hiện.
Ở Việt Nam XĐGN đang là mối quan tâm của Đảng và Nhà Nước và
của cả cộng đồng xã hội.Đây là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của
Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, nhằm thực hiện tăng trường kinh tế ổn

định và bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Việc giải quyết vấn đề
đói nghèo cũng là thể hiện cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng
đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Thực hiện
những cam kết đó, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt
Nam đã có nhiều nỗ lực, cố gắng chăm lo cho đời sống của bộ phận những
người đói nghèo, nhiều dự án chương trình được tập trung chỉ đạo, ưu tiên
nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, nhằm tạo cơ hội cho người nghèo
thốt nghèo hịa nhập cộng đồng. Ngồi các chính sách thường xuyên đối với
người nghèo, chính sách đối với các hộ cận nghèo bước đầu cũng được hình
thành tạo điều kiện thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; các nguồn lực
đầu tư của Nhà nước đã được ưu tiên cho các huyện nghèo, xã nghèo, các xã
dân tộc, miền núi nhằm cải thiện, nâng cao mức sống người nghèo, ổn định
cuộc sống và tự lực vươn lên thoát nghèo,cùng cộng đồng tham gia xây dựng
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đối với tỉnh An Giang, một tỉnh biên giới nằm trong khu vực đồng


2
bằng sông Cửu Longvớicác điều kiện đặc thù: sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, mật độ dân số đông (cao nhất trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long),
có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Chăm, Hoa, Khmer), có đường biên
giới dài tiếp giáp Campuchia, …nên nhìn chung đời sống một bộ phận khơng
nhỏ người dân An Giang cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ nghèo đói vẫn
cịn khá cao (nhất là các huyện vùng sâu xa, biên giới như Tịnh Biên, Tri Tơn,
An Phú…). Trong khi đó An Giang lại là một trong những tỉnh đứng đầu khu
vực và cả nước về sản lượng lúa, thuộc khu vực đảm bảo an ninh lương thực
cho cả nước nhưng An Giang vẫn còn nhiều hộnghèo là vấn đề nghịch lý của
tỉnh. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển KT-XH của tỉnh và trở
thành gánh nặng, rào cản trong xu hướng phát triển, hòa nhập hiện nay. Do đó
XĐGN được xem là vấn đề quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, các

cấp,các ngành và nhân dân chú trọng tổ chức thực hiện. Công tác XĐGN
được ưu tiên trong chính sách ASXH cũng như trong hoạch định chiến lược
phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,tỉnh cũng đã tích
cực thực hiện chương trình XĐGN và đã đạt được một số kết quả đáng khích
lệ.Những thành tựu đó là sự nỗ lực phấn đấu của cả tỉnh dưới sự lãnh đạo của
đảng bộ tỉnh An Giang.Qua đó có thể thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh An Giang đối với công tác XĐGN là rất quan trọng. Hơn thế nữa trong
giai đoạn mới vấn đề đói nghèo diễn ra theo nhiều chiều hướng phức tạp
trước những tác động, biến đổi của nền kinh tế cũng như xã hội trong nước và
quốc tế cũng như những cách đánh giá đói nghèo ngày càng thay đổi theo
chiều hướng phát triển của xã hội. Thế nên cần có sự đánh giá một cách đầy
đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang đối với vấn đề XĐGN để có thể
lãnh đạo công tác XĐGN đáp ứng được những yêu cầu từ thực tiễn từ đó có
những chủ trương, chính sách phù hợp và xây dựng, cải tiến, giải pháp hữu
hiệu trong quá trình thực hiện XĐGN, cũng như những việc làm cụ thể thiết
thực hơn tiến tới khơng cịn đói nghèo, khơng tái nghèo đời sống ổn định đưa
tỉnh An Giang vươn lên, phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập với cả


3
nước. Chính vì vậy tác giả đã chọn “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực
hiện công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình với mong muốn có
thể đóng góp phần nhỏvào sự phát triển của quê hương An Giang.
2.

Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu chung về XĐGN trước đó đã nhận được sự quan tâm rất

lớn của các cấp ủy đảng, sự quan tâm đó thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết
của BCH Trung ương, đảng bộ Tỉnh An Giang cũng như nghị quyết của các
ban ngành đoàn thể và các tổ chức chính trị tại tỉnh An Giang. Từ nhiều năm
qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, bài viết liên quan đến
vấn đề XĐGN được cơng bố:
Cơng trình của Bộ LĐTB&XH với Tài liêu tập huấn cán bộ xóa đói
giảm giảm nghèo cấp xã, thơn, bảndo Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất
bản năm 2006 tại Hà Nội. Trong đó đề cập những vấn đề định hướng giảm
nghèo ở nước ta từ năm 2006 -2010, quy trình khảo sát xác định hộ nghèo và
vai trò của cán bộ giảm nghèo cấp xã, nhiệm vụ và hoạt động của ban giảm
nghèo cấp xã. Bên cạnh còn đề cập giới trong XĐGN.
Năm 2002 Nhà xuất bản Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sách Hội thảo
nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vĩ mô. Cuốn sách giới
thiệu 45 bài báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo cùng tên do Viện Dân
Tộc (ủy ban dân tộc trung ương) Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà
Lan tổ chức tại Đà Nẵng (2002). Các báo cáo tập trung thành 4 nhóm: XĐGN
và bảo vệ tài nguyên môi trường; XĐGN và giới, phát triển con người;
XĐGN và vấn đề chính sách thể chế cộng đồng; XĐGN và áp dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ.
Năm 2004 Nhà xuất bảnNông nghiệp công bố cuốn sách Lắng nghe
người nghèo nói. Cuốn sách này là kết quả của chương trình hợp tác nghiên
cứu giữa viện Nghiên cứu kinh tế học và tổ chức Action Aid. Nội dung của
cuốn sách phản ánh cuộc sông của những người đói kinh niên ở các dân tộc
Kinh, Thái, H’Mơng, Khơ Mú, Chăm, Khmer, Ra-glai thuộc các tỉnh: Lai


4
Châu, Sơn La, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Thành Phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, từ
đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp để giúp đỡ người đói kinh niên hòa
nhập với cộng đồng.

Năm 2007, Bộ kế hoạch và Đầu tư công bố cuốn sách Tăng trưởng và
XĐGN ở Việt Nam – Thành tựu, thách thức và giải pháp. Nội dung cuốn sách
phản ánh tình hình tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam qua đó nói lên
việc thực hiện XĐGN từ đó đánh giá những mặt được và thách thức của Việt
Nam trong quá trình thực hiện XĐGN đồng thời đề ra những giải pháp.
Năm 2011, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố cuốn sách Giảm
nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức do NxbThế giới, Hà Nội xuất bản.
Cuốn sách đánh giá về những thành tự đạt được của công tác XĐGN ở Việt
Nam trong giai đoạn mới trước những thách thức của quá trình hội nhập và
phát triển.
Các cơng trình nghiên cứu có:
- PTS Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân (1996), Phụ nữ nghèo nông thôn
trong điều kiện kinh tế thị trườngdo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
Cuốn sách này nêu lên các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng
đói nghèo ở nước ta và thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn
và yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn; đưa ra các khuyến nghị cho việc
hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo và giúp phụ nữ nông thôn vươn
lên.
- Nguyễn Thị Hằng (1997),Vấn đề XĐGN ở nông thôn nước ta hiện
nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, đây là tác phẩm trình bày khá rõ nét về
cơ sở lý luận của vấn đề đói nghèo, tiêu chí để xác định hộ đói nghèo, đặc biệt
tác giả đã nêu lên bức tranh chung về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo ở nước ta trong khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó
tác giả đề ra một số phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm XĐGN cho nông
dân ở nước ta đến năm 2000.
- P.GS, TSKH Nguyễn Phong Du – PTS Hoàng Phong Hoa (1999),
Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu – nghèo ở vùng dân tộc miền núi phía


5

Bắc nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả
đã đánh giá những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 10 năm đổi mới và
tiềm năng ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta.
- Lê Quốc Lý (2012),Chính sách XĐGN: thực trạng và giải pháp,Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đưa ra những nhận định phân
tích về chính sách XĐGN từ đó đưa đánh giá tình hình XĐGN hiện nay và
đưa các giải pháp chủ yếu cho XĐGN.
- Vũ Thị Vinh (2014), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam
hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đánh giá phân tích
tình hình XĐGN ở Việt Nam trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế
hiện nay từ đó đưa ra những đề xuất cho cơng tác XĐGN đạt hiệu quả hơn.
- Bên cạnh các cơng trình tiêu biểu trên, trên các báo, tạp chí, cũng
đăng nhiều bài viết của nhiều tác giả như TS Nguyễn Minh Hịa nói vềXĐGN
dưới cái nhìn văn hóa truyền thống đăng trên tạp chí lý luận số 12-2000,
trong đó tác giả chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa văn hóa Việt Nam và các
nước phương Tây trong việc đề ra các CSXH để thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo. Theo tác giả, ở Việt Nam chủ trương XĐGN bằng phương thức dựa
vào nội lực từ chính sách cộng đồng, từ chính người dân và các tổ chức xã hội
tự nguyện, trong khi đó ở phương Tây lại chủ trương XĐGN dựa trên nguồn
lực của chính phủ.
- TS. Lê Bá (cùng tập thể tác giả) (2001), Nghèo đói và XĐGN ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Các tác giả đã phản ánh tồng quan về nghèo
đói trên thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay,
nghèo đói ở Việt Nam và nghiên cứu nghèo đói thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình;
qua đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về XĐGN ở Việt Nam.
- Nguyễn Đức Triều (2008), Hội nông dân Việt Nam trong cơng tác
XĐGN đăng trên tạp chí cộng sản số 24 ra tháng 8/2002, đề cập đến vai trò
của tổ chức hội nông dân trong công tác XĐGN ở nước ta.
- Nguyễn Phương Nam (2004), Tồn cầu hóa và vấn đề XĐGN, phát
triển bần vững trong những năm đầu thế kỷ XXI được đăng trên tạp chí khoa



6
học xã hội số 2 (66) – 2004, trong đó tác giả chủ yếu đi sâu lý giải sự tác động
tồn cầu hóa đối với vấn đề XĐGN theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
Về phía cơng trình khoa học luận văn, luận án có:
-Trần Thị Hương Giang (2008), Phân hóa giàu nghèo ở Tỉnh Quảng
Trị trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, luận văn thạc sĩ
chủ nghĩa khoa học, trường đại học KHXH&NV, Tp HCM. Tác giả đã phân
tích về kinh tế thị trường và tác động của nó đối với sự phân hóa giàu nghèo;
phân tích thực trạng kinh tế - xã hội về sự phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Quảng
Trị, đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế khoảng cách giàu nghèo ở tỉnh
Quảng Trị.
- Nguyễn Thị Tú Trinh (2009), Đảng bộ thành phố Cần Thơ lãnh đạo
và thực hiện công tác XĐGN (1996 -2006), luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử,
trường đại học KHXH&NV, Tp HCM. Tác giả phân tích làm rõ thực trạng,
ngun nhân đói nghèo và chủ trương, đường lối củ Đảng bộ thành phố Cần
Thơ lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN(1996-2006), rút ra nhận xét những
kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, kinh nghiệm.
- Trần Thị Mỹ Xuân (2010), Thực trạng và ngun nhân đói nghèo của
nơng dân Khmer xã Tân Mỹ huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, luận văn thạc sĩ
Xã hội học, trường đại học KHXH&NV, Tp HCM. Ở luận văn này tác giả đi
vào phân tích những cơ sở lý luận; phân tích thực trạng đói nghèo và ngun
nhân đói nghèo của nơng dân Khmer xã Tân Mỹ huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh
Long nhưng chưa đưa ra giải pháp nhằm hạn chế đói nghèo của nơng dân
Khmer ở Tân Mỹ.
- Nguyễn Thị Túy (2011), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực hiện
công tác XĐGN (2001 - 2010), luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, trường đại
học KHXH&NV, Tp HCM. Ở luận văn này tác giả đã đi phân tích thực trạng,
ngun nhân đói nghèo của tỉnh Đồng Nai; phân tích chủ trương, đường lối

của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong lãnh đạo XĐGN từ năm 2001-2010, đánh
giá kết quả đạt được, thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm đưa ra giải pháp.
- Võ Hữu Ngọc (2012), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo thực hiện


7
chính sách XĐGN đối với đồng bào Khmer (1992-2010), luận văn thạc sĩ
khoa học lịch sử, trường đại học KHXH&NV, Tp HCM. Tác giả phân tích
thực trạng, nguyên nhân nghèo đói và những chủ trương đường lối của Đảng
bộ Vĩnh Long trong lãnh đạo XĐGN đối với đồng bào Khmer (1992-2010),
các kết quả đạt được, thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm, giải pháp, khuyến
nghị.
- Lưu Thị Xuân Hương (2012), Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo công tác
XĐGN vùng đồng bào dân tộc thiểu số (1991 - 2010), luận văn thạc sĩ khoa
học lịch sử, trường đại học KHXH&NV, Tp HCM. Luận văn này tác giả đi
vào phân tích những chủ trương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, thực trạng,
ngun nhân đói nghèo, phân tích chủ trương, đường lối của Đảng bộ Gia Lai
trong lãnh đạo XĐGN đối với đồng bào dân tộc thiểu số (1997-2010), các kết
quả đạt được, thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm và giải pháp.
- Hà Ngọc Ninh (2013), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công
tác XĐGN (1996-2010), luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, trường đại học
KHXH&NV, Tp HCM. Ở luận văn này tác giả đã đi phân tích thực trạng,
ngun nhân đói nghèo của tỉnh Phú Thọ; phân tích chủ trương, đường lối của
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh đạo XĐGN từ năm 2001-2010, đánh giá kết
quả đạt được, thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm đưa ra giải pháp.
Ở An Giang chưa có nhiều đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề liên
quan đến công tác XĐGN, trước đó có luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa
học, trường đại học KHXH&NV, Tp HCM của Phạm Thanh Hải (2010),
XĐGN ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang hiện nay. Tác giả cũng đi phân tích
thực trạng và ngun nhân đói nghèo và cơng tác XĐGN, giải pháp XĐGN ở

huyện Châu Phú tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó năm 2014, UBND tỉnh đã chủ trì hội thảo Giảm nghèo bền
vững ở An Giang: cơ hội và thách thức, các bài viết của hội thảo đã đi vào
nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, những chuyển biến trong quá trình
thực hiện các chính sách XĐGN ở An Giang cũng như xây dựng đề xuất
những giải pháp trong quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững.


8
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh An Giang nhiều năm nay có nhiều báo cáo,
tổng kết về XĐGN của cơ quan nhà nước và các đoàn thể: Ban chỉ đạo
XĐGN tỉnh, huyện thị, Sở lao động thương binh và xã hội, Cục thống kê tỉnh,
Hội nông dân tỉnh, Hội LHPN, Hội CCB, MTTQ…
Có thể khẳng định có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về XĐGN ở nước
ta.Những cơng trình nêu trên là cơ sở để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
về vấn đề XĐGN cũng như cung cấp những tư liệu có giá trị đối với luận
văn.Bên cạnh nguồn tài liệu trên, tơi cịn tiến hành thu thập, sử dụng nguồn tư
liệu từ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, chính
quyền tỉnh An Giang có liên quan đến đề tài luận văn.
Cho đến nay vấn đềXĐGN ở An Giang vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên
cứu sâu, tồn diện về cơng tác XĐGN ở An Giang. Như vậy dưới góc độ
chuyên ngành lịch sử Đảng đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện
công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015” mà tác giả chọn để nghiên cứu
còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài mà tác giả chọn lựa để
nghiên cứu không trùng với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố. Đây cũng
là lý do tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


Đề tài nhằm tổng kết, đánh giá một giai đoạn lãnh đạo công tác XĐGN
của Đảng bộ tỉnh An Giang, khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn
chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đồng thời đúc kết những kinh
nghiệm góp phần thực hiện hoàn thành chủ trương, giải pháp tổ chức thực
hiện cơng tác XĐGN một cách có hiệu quả hơn.
Để đạt được những mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
-Trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh An Giang về XĐGN.
- Làm rõ những đặc điểmKT-XH tác động đến việc thực hiện công tác
XĐGN trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống lại quá trình lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ tỉnh An


9
Giang và đánh giá kết quả thực hiện XĐGN của An Giang trong những năm
2005 – 2015.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh An Giang trong
lãnh đạo thực hiện XĐGN.
4.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh
đạo thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh An Giang từ năm 2005 đến
năm 2015. Cụ thể là những chủ trương chỉ đạo của Đảng bộ An Giang và quá
trình triển khai thực hiện công tác XĐGN.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh An
Giang.
Thời gian giới hạn trong vòng 10 năm từ năm 2005 đến năm 2015. Tuy

nhiên để trình bày cho nội dung chính được logic và khoa học, đề tài mở rộng
thêm thời gian trước năm 2005 để so sánh, đối chiếu và đánh giá được toàn
diện.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước về XĐGN. Đồng thời kế thừa có chọn lọc quan điểm của các tổ
chức, cơ quan, tác giả khác về XĐGN được thể hiện trong các cơng trình nghiên
cứu đã cơng bố mà tác giả có tham khảo.
Để hồn thành luận văn này, hai phương pháp được tác giả sử dụng chủ
yếu trong suốt quá trình nghiên cứulà phương pháp lịch sử và phương pháp
lơgic. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn để làm rõ vai trị lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh trong cơng tác XĐGN.
6.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp khá đầy đủ và có hệ thống về những tư liệu, số liệu
liên quan đến quá trình lãnh đạo, thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ An
Giang trong giai đoạn 10 năm từ 2005 – 2015.


10
Ngồi ra luận văn cịn làm rõ những chủ trương, biện pháp mà Đảng bộ
An Giang đã triển khai thực hiện nhằm giải quyết thực trạng đói nghèo trên
địa bàn tỉnh. Qua đó luận văn cũng nêu lên được những thành tựu và mặt hạn
chế trong lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ tỉnh An Giang trong 10

năm 2005 -2015 đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm cơ sở
khoa học cho việc hoạch định chính sách XĐGN của Đảng bộ An Giang nói
riêng và Đảng, Nhà nước ta nói chung trong thời gian tới đạt những kết quả
cao hơn.
Những kết quả, kết luận trong luận văn có thể được sử dụng làm nguồn
tư liệu trong nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Đảng và các mơn khoa
học xã hội liên quan, có thể làm cơ sở để dự báo, định hướng về chiến lược
XĐGN tại An Giang và nhiều địa phương khác trong cả nước.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác
XĐGN từ năm 2005 đến năm 2010.
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và quan điểm của Đảng
bộ tỉnh An Giang về XĐGN và công tác XĐGN ở An Giang trước năm 2005
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác XĐGN từ năm
2005 đến 2010
1.3. Quá trình và kết quả lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN của Đảng
bộ tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2010
Chương 2: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác
XĐGN từ năm 2010 đến năm 2015
2.1. Chủ trương lãnh đạo XĐGN của Đảng bộ tỉnh An Giang từ năm
2010 đến năm 2015
2.2. Quá trình và kết quả lãnh đạothực hiện cơng tác XĐGNcủa Đảng
bộ tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2015
Chương 3: Một số nhận xét, kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng



11
bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN từ năm 2005 đến
năm 2015
3.1. Đánh giá chung về quá trình Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực
hiện công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015
3.2. Những kinh nghiệmrút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh
đạo thực hiện công tác XĐGN từ năm 2005 đến năm 2015


12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CƠNG TÁC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và quan điểm của
Đảng bộ tỉnh An Giang về XĐGN và công tác XĐGN ở An Giang trước
năm 2005
1.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo
1.1.1.1. Khái niệm về đói nghèo và các tiêu chí đánh giá đói nghèo
* Khái niệm về đói nghèo
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo, được nhiều
nước trên thế giới chấp nhận và sử dụng. Ở Việt Nam đói nghèo được tiếp cận
theo khái niệm được đưa ra tại hội nghịXĐGN ở Châu Á Thái Bình Dương do
ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) tổ chức
tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau :
"Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương”
[16; 1].

Ở Việt Nam đói và nghèo thường được chia ra làm hai khái niệm riêng
biệt:
Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hồn
cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu
sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ
không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa- tinh thần hoặc những nhu cầu này
phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như khơng có. Điều này đặc biệt
rõ ở nơng thơn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nơng dân nghèo
khơng có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, khơng đủ


13
hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa
cho nhu cầu ở. Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của
người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí khơng đủ chi
cho ăn, phần tích lũy hầu như khơng có.
Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.
Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người
khơng có cái ăn, ăn khơng đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì
sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động.
Về mặt năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thỏa mãn mức
1500calo/ ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt. Đó là các hộ
dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng
đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà
ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng tương
đương 45.000 nghìn đồng.
Một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì

những lý do nào đó khơng được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của
chính xã hội đó. Biểu hiện của việc khơng được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản đó, là tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng,
mù chữ, bệnh tật, mơi trường suy thối, tuổi thọ trung bình thấp, ít được tiếp
cận với các dịch vụ xã hội.
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người
nghèo:
+ Khơng được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành
cho con người.
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
*Quan niệm về XĐGN ở Việt Nam
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm


14
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách
về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư. [22; 1]. Ở khía cạnh khác XĐGN là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện
lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện cuộc
sống về mọi mặt của một bộ phận dân cư. Nói giảm nghèo trong đó bao hàm
cả vấn đề xố đói cũng như khái niệm nghèo và giảm nghèo cũng chỉ là tương
đối, do đó đánh giá mức độ giảm nghèo phải được đặt trong một khoảng thời
gian khơng gian nhất định.
Ở góc độ người nghèo: XĐGN là q trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo.
* Các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam

Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển KT XH, từ năm 1993 đến nay Bộ LĐTB&XH đã 6 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể
cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự
thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia, trong giai đoạn 2005-2015 chuẩn nghèo
được thay đổi qua các giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015.
Tại quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH ngày 01/11/2000 của Bộ
trưởng Bộ LĐTBXH đã phê duyệt chuẩn mức đói nghèo mới giai đoạn 20012005 theo mức thu nhập bình quân đâu người cho từng vùng cụ thể như sau:
- Vùng nông thôn miền núi hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng tương
đương 960.000 đồng/năm.
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng tương đương
1.200.000 đồng/năm.
-

Vùng

thành

thị:

150.000

đồng/người/thángtương

đương

1.800.000/năm [13; 1].
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định những người có mức thu



15
nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
- Thu nhập bình qn đầu người đối với khu vực nơng thơn là dưới
200.000 đồng/người/tháng.
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới
260.000 đồng/người/tháng [111; 1].
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên
chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn
cịn cách q xa so với chuẩn mực do WB đưa ra với ngưỡng 1
USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc
XĐGN để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
Giai đoạn 2011-2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số
09/2011/QĐ -TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 201-2015dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ngày
30/01/2011. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011-2015 như sau:
- Hộ nghèo:
+ Vùng nơng thơn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở
xuống.
+ Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở
xuống.
- Hộ cận nghèo:
+ Vùng nông thơn: có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000
đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000
đồng/người/tháng [112; 1].
1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về XĐGN
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từngđề cập đến vấn
đềXĐGN. Điều này thể hiện tấm lòng yêu nước,thương dân vô hạn mà Người
dành tất cả cho nhân dân lao động.Cho nên sinh thời Bác luôn luôn tâm

nguyện và mong muốn dân ta có cơm ăn áo mặc và được học hành: “Tôi chỉ


16
có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành” [85; 187].
Ngay từ những ngày đầu sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vừa
thành công, đất nước mới được thành lập, Chính phủ cách mạng lâm thời do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ngày đêm phải đối phó với thù trong, giặc
ngồi, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến vấn đề chống đói.
Bácđã coi cơng việc chống đói quan trọng và cấp bách như là diệt giặc. Người
đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba thứ giặc cần phải diệt và giao nhiệm vụ
cho nhân dân tồn quốc: “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, là
một trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết. Phát biểu trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ ngày 10/01/1946, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh "Chúng ta
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập
cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân
được ăn no, mặc đủ".
Chúng ta phải thực hiện ngay: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có
mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành"[85; 152].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn, việc làm, ấm no và đời sống
hạnh phúc. Bác đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất
và tiết kiệm để XĐGN. Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với
Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất.Trong khi chờ đợi
ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tơi
đề nghị mở một cuộc lạc qun. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta
nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo” [85;
7-8]. Vậy, XĐGN là trách nhiệm của toàn xã hội, Người kêu gọi toàn dân

đoàn kết phát huy tinh thần nhân ái, giá trị truyền thống của dân tộc “lá lành
đùm lá rách'' để giúp đỡ nhân nhân vượt qua đói nghèo.Người đã huy động
sức mạnh to lớn của toàn thể đồng bào vào cuộc vận động đầy ý nghĩa này để
cứu giúp dân nghèo và xây dựng đất nước.


×