Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Diễn ngôn về thân phận và vị thế của giai cấp công nhân việt nam một phân tích về mâu thuẫn giữa diễn ngôn chính thống và nhận thức của công nhân (nghiên cứu tại các khu công nghiệp ở tỉnh bình dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN QUANG HUY

DIỄN NGÔN VỀ THÂN PHẬN VÀ VỊ THẾ CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM: MỘT PHÂN TÍCH VỀ
MÂU THUẪN GIỮA DIỄN NGƠN CHÍNH THỐNG VÀ
NHẬN THỨC CỦA CƠNG NHÂN
(NGHIÊN CỨU TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH NHÂN HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.02

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN QUANG HUY

DIỄN NGÔN VỀ THÂN PHẬN VÀ VỊ THẾ CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM: MỘT PHÂN TÍCH VỀ
MÂU THUẪN GIỮA DIỄN NGƠN CHÍNH THỐNG
VÀ NHẬN THỨC CỦA CƠNG NHÂN


(NGHIÊN CỨU TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH NHÂN HỌC
MÃ SỐ 60.31.03.02

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LỘC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ với đề tài "Diễn ngôn về thân phận
và vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam: Một phân tích về mâu thuẫn giữa
diễn ngơn chính thống và nhận thức của công nhân (Nghiên cứu tại các khu
công nghiệp ở tỉnh Bình Dương) là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc.
Các tư liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Hơn một năm thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài "Diễn ngôn về thân
phận và vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam: Một phân tích về mâu thuẫn
giữa diễn ngơn chính thống và nhận thức của công nhân (Nghiên cứu tại các

khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương), tác giả đã trải qua nhiều khó khăn. Tuy vậy,
nhờ sự động viên, giúp đỡ tận tình từ nhiều phía mà đến nay, tác giả đã hồn thành
cơng trình này. Qua đây, tác giả xin gửi những lời tri ân đến những đơn vị và cá
nhân đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn - PGS. TS.
Nguyễn Đức Lộc, người đã giúp tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình về mặt chun mơn cũng như sự động
viên, khuyến khích khơng ngừng của Thầy mà tác giả mới có thể hồn thành luận
văn, cũng như có thêm nhiều động lực để hoàn thiện bản thân hơn trên con đường
giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này.
Bên cạnh đó, tác giả xin phép gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trong Khoa
Nhân học - những người đã truyền dạy cho tác giả những kiến thức quý báu đầu
tiên, là nền tảng vững chắc cho luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn
quý Thầy Cô, đồng nghiệp trong Khoa đã ln động viên tác giả trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các công nhâ đã tham gia trả lời
các cuộc phỏng vấn sâu trong đề tài. Cảm ơn các bạn bè đã giúp đỡ, giới thiệu các
mẫu phỏng vấn để tác giả có đầy đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Huy


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 6

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................ 7
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................................ 8
7. Bố cục luận văn ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO
SÁT .......................................................................................................................... 12
1.1 Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 12
1.2 Các lối tiếp cận lý thuyết của đề tài ................................................................... 19
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 21
1.3.1 Sự hình thành các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
.................................................................................................................................. 21
1.3.2 Đặc điểm cơng nhân tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
.................................................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2 DIỄN NGÔN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHẬN THỨC CỦA CÔNG
NHÂN VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ VỊ THẾ XÃ HỘI ................................................ 30
2.1 Diễn ngôn của nhà nước về vai trị của giai cấp cơng nhân ............................... 30
2.2 Nhận thức về nghề nghiệp của công nhân ......................................................... 35
2.3 Nhận thức về vị thế xã hội của công nhân ......................................................... 49
CHƯƠNG 3 DIỄN NGÔN CỦA NHỮNG NGƯỜI YẾU THẾ VÀ SỰ THIẾU
VẮNG TIẾNG NÓI ĐỐI THOẠI............................................................................ 58


2

3.1 Diễn ngôn của những người yếu thế .................................................................. 58
3.2 Sự thiếu vắng tiếng nói đối thoại ....................................................................... 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 79
I. Tài liệu tham khảo của các tác giả trong nước ..................................................... 79
II. Tài liệu tham khảo của các tác giả nước ngoài.................................................... 80
III. Tài liệu tham khảo trên Internet ......................................................................... 82

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 118
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 156


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam
đang chịu sự cai trị của thực dân Pháp (Dương Xuân Ngọc, 2014, Luận bàn về giai
cấp công nhân Việt Nam hiện đại – đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của nó). Kể từ khi
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân
trong cuộc kháng chiến chống xâm lược (Trần Phú, 1930, Dự thảo luận cương
chính trị). Sau giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng Việt Nam thống nhất đất nước,
vai trị của giai cấp cơng nhân tiếp tục được khẳng định trong diễn ngơn chính thống
là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa
mà trước hết là quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hình ảnh của giai cấp
công nhân được xác định là lực lượng lao động tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước (Nghị quyết 20 – NQ/TW, 28/1/2008, Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương khóa X).
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây lại cho thấy giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay phần lớn xuất thân từ những vùng quê nghèo khó và cuộc sống của
họ ở các khu công nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro về kinh tế và xã hội (Nguyễn Đức
Lộc, 2013). Ngoài những bất ổn về mặt vật chất, bản thân công nhân cịn được nhận
diện như là những người có đời sống tinh thần đơn điệu, thiếu cơ hội mở rộng mạng
lưới xã hội và hình thành vốn xã hội (Nguyễn Minh Hịa, 2005: 86). Trên thực tế,
thân phận của cơng nhân vẫn bị xem là thân phận của những người nhập cư vào các
đơ thị dù cho những đóng góp tích cực của họ vào nền kinh tế ở các khu đô thị lớn.

Theo số liệu thống kê, giai cấp công nhân là lực lượng đóng góp nhiều nhất vào
ngân sách nhà nước. Hàng năm giai cấp cơng nhân đóng góp hơn 60% tổng sản
phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước (Đặng Ngọc Tùng, 2010: 47).
Những dẫn chứng trên cho thấy đang tồn tại một khoảng cách giữa quan
niệm về vị thế của giai cấp cơng nhân từ phía nhà nước và đời sống thực tại của
cơng nhân. Chính ở điểm xuất phát này mà luận văn đã đặt trọng tâm vào việc tìm
hiểu về các diễn ngơn của cơng nhân Việt Nam đương đại khi nói về bản thân mình:


4

họ là ai, họ đến từ đâu và họ nhận thức như thế nào về nghề nghiệp và vị thế xã hội
của bản thân mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích nhận thức về nghề
nghiệp và vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam thông qua việc nghiên cứu về
những diễn ngôn của một bộ phận công nhân di cư đang sinh sống và làm việc tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Với mục đích trên, luận văn hướng đến bốn mục tiêu cụ thể:
- Mô tả nghề nghiệp và vị thế xã hội của một bộ phận công nhân di cư
vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua nhận thức của cơng
nhân.
- Phân tích nhận thức về nghề nghiệp và vị thế xã hội của công nhân
trong tương quan với diễn ngôn mang tính lịch sử của nhà nước.
- Giải thích sự khác biệt giữa nhận thức về nghề nghiệp và vị thế xã hội
của công nhân với diễn ngôn của nhà nước.
- Lý giải sự khác biệt giữa nhận thức về nghề nghiệp và vị thế xã hội của
công nhân với diễn ngôn của nhà nướctrên cơ sở lý thuyết diễn ngôn của James
Scott.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bàn về mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, Karl Marx (1844) trên lập trường
duy vật biện chứng đã nhấn mạnh về sự tha hóa của giai cấp cơng nhân xét theo hai
phương diện (1) công nhân là những người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng những sản phẩm do họ làm ra lại thuộc sở hữu của chủ tư bản (2) lao động
của cơng nhân là lao động bị bóc lột về mặt thể xác lẫn tinh thần, do đó giá trị lao
động của họ không đủ tạo nên sự tái sản xuất sức lao động. Giai cấp vô sản là
những người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp và trong tương lai, họ sẽ trở
thành lực lượng tiên phong, lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại giai cấp tư sản. Như
vậy, theo quan điểm của Marx, giai cấp cơng nhân là giai cấp bị tha hóa nhiều nhất


5

trong xã hội và chính vì vậy, giai cấp cơng nhân sẽ nắm giữ vài trò trung tâm trong
các cuộc cách mạng tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa. (Marx, 1844, Bản thảo kinh tế
học - triết học)
Cùng với quan điểm của Marx về mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản, Engels (1845) đã đi sâu vào mô tả đời sống của tầng lớp di cư ở
Anh trong những năm giữa của thế kỷ XIX. Theo Engels, tầng lớp công nhân là đại
diện tiêu biểu đầu tiên của sự bần cùng và nghèo đói ở đơ thị. Sự nghèo nàn cả về
vật chất lẫn tinh thần của giai cấp công nhân sẽ sớm dẫn đến những cuộc bạo động
và nổi dậy chống lại sự áp bức, bóc lột của chính giai cấp cơng nhân mà Engels gọi
là con đẻ của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Những nghiên cứu của Marx và Engels đã tạo nên dịng phân tích đầu tiên về
vị thế xã hội - chính trị của giai cấp cơng nhân. Giai cấp công nhân trong quan điểm
của Marx và Engels đã được đẩy lên vị trí cao nhất trong các tầng lớp xã hội. Từ
quan điểm của Marx và Engels đã tạo nên diễn ngôn về quyền lực của giai cấp công
nhân và đã ảnh hưởng đến các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, thơng qua sự tiếp thu chủ nghĩa Marx, quan niệm về vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân dần trở thành diễn ngơn chính thống. Điều này

được thể hiện qua các tác phẩm và những cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt
Nam. Như cơng trình nghiên cứu “Xu hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam
trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Dương
Xuân Ngọc làm chủ nhiệm đề tài, năm 2005; đề tài“Thực trạng của đội ngũ cơng
nhân thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ này trong
giai đoạn hiện nay” do Nguyễn Đăng Thành làm chủ nhiệm, năm 2007; “Sự biến
đổi của cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Luận án tiến sĩ triết học của Quản
Văn Trung, năm 1999; “Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” của
Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Thị Tuyết Hoa, năm 2008. Phần lớn tập trung vào việc
phân tích giai cấp cơng nhân dưới hai góc độ (1) đặc điểm lịch sử của giai cấp công
nhân (2) vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân trong cách mạng Việt Nam.


6

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, đã xuất hiện những cơng trình
nghiên cứu về cơng nhân với những cách tiếp cận mới. Giai cấp công nhân đã được
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và hình
ảnh cơng nhân được mô tả như là những người lao động di cư vào các khu đơ thị
lớn. Có thể kể đến các nghiên cứu về di dân của các nhóm xã hội (Đặng Nguyên
Anh 2008, Nghiêm Liên Hương 2010), đời sống xã hội và tâm lý của công nhân ở
thành thị (Lã Thị Thu Thủy 2011, Phạm Thanh Thôi 2013), mạng lưới xã hội, vốn
xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục, nhà ở v.v…) và chiến lược ứng phó
với các rủi ro (Nguyễn Đức Lộc 2011 - 2013), các cuộc đình cơng tập thể để bảo vệ
quyền lợi của công nhân (Trần Tử Vân Anh 2009, Angie N Tran 2007, 2012 và
2013, S. Clarke 2006, Đỗ Quỳnh Chi 2008, Lee Chang Hee, 2006). Hướng nghiên
cứu chính của các đề tài này là tập trung vào việc mơ tả hiện thực đời sống và phân
tích những khó khăn và những chiến lược ứng phó với các rủi ro trong cuộ sống
hàng ngày của giai cấp công nhân. Sự đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận về

giai cấp cơng nhân của các cơng trình nghiên cứu mới cho thấy sự thay đổi trong
cách nhìn nhận về vị trí của giai cấp cơng nhân trong xã hội.
Mặc dù các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho
thấy sự đa dạng trong các cách tiếp cận về công nhân, tuy nhiên, các đề tài nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận về đời sống kinh tế, xã hội của cơng nhân
mà chưa có những phân tích cụ thể về thân phận và vị thế của công nhân trong bối
cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, các đề tài này chủ yếu dựa vào thống kê
thông qua những số liệu mà chưa khai thác sâu ở góc độ ngơn từ của cơng nhân khi
nói về vị trí của mình trong xã hội. Luận văn này sẽ bổ sung thêm góc nhìn mới vào
mảng đề tài cơng nhân thơng qua việc phân tích về nhận thức của cơng nhân khi nói
về vị thế và vai trị của họ trong xã hội dưới góc độ diễn ngơn.


7

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là diễn ngôn về thân phận và vị thế
xã hội của những công nhân nhập cư vào tỉnh Bình Dương từ các vùng miền khác
nhau.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Không gian thực hiện đề tài tập trung ở bốn địa bàn
chính là: thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, huyện Bến Cát và huyện Tân Uyên. Sở dĩ,
chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu như vậy vì mỗi địa bàn kể trên có những đặc
điểm riêng và mang tính đại diện cho loại hình các khu cơng nghiệp tại tỉnh Bình
Dương (xét cả hai chiều kích khơng gian phân bố và quá trình hình thành). Việc tiến
hành khảo sát cùng lúc bốn địa bàn giúp chúng tơi có được cái nhìn so sánh, đối
chiếu, đồng thời từ đó có thể khái quát được bức tranh chung về hiện trạng đời sống
cơng nhân tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2011
đến năm 2013.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Qua việc vận dụng lý thuyết hậu cấu trúc luận trong nghiên cứu, luận văn
gợi một góc nhìn mới về vị thế và thân phận của những công nhân trong bối cảnh
xã hội đương đại. Đồng thời, với việc tiếp cận công nhân thông qua những diễn
ngôn của chủ thể, luận văn sẽ bổ sung thêm một cách tiếp cận khác về công nhân
bằng cách nhấn mạnh vào quan điểm, ý kiến và hành động của mỗi cá nhân hơn là
chú trọng xây dựng những khái niệm trừu tượng, phổ biến, khách quan và cách xa
với thực tế cuộc sống của cơng nhân
Bên cạnh đó, luận văn góp phần là một trong những nghiên cứu về giai cấp
công nhân – một trong những lực lượng lao động được xem là quan trọng nhất


8

trong xã hội hiện nay. Ngoài ra, luận văn cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện các
nghiên cứu nâng cao có liên quan trong tương lai.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu về giai cấp công nhân ở Việt Nam nói chung và ở Bình Dương
nói riêng tuy có sự đa dạng và phong phú trong các cách tiếp cận về đời sống, kinh
tế, văn hóa cũng như mạng lưới xã hội hay hệ thống phúc lợi của công nhân nhưng
chưa có những phân tích chun sâu về thân phận và vị thế xã hội của công nhân.
Với việc chọn nghiên cứu về mảng chủ đề trên, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm
thân phận, hồn cảnh sống và nhận thức về nghề nghiệp và vị thế xã hội của công
nhân trong bối cảnh hiện nay
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
 Nguồn dữ liệu: Luận văn này sử dụng hai nguồn dữ liệu chính: nguồn dữ liệu
thứ cấp (các cương lĩnh, văn bản, nghị quyết, văn kiện trung ương Đảng hoặc
sách, báo và các tạp chí viết về giai cấp cơng nhân qua các giai đoạn lịch sử) và
nguồn dữ liệu sơ cấp1 (phỏng vấn sâu các chủ thể nghiên cứu và các dữ liệu

được thu thập thông qua bảng hỏi anket).
 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn này kết hợp hai phương pháp nghiên cứu
định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính
 Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng: Nguyên tắc chọn mẫu định lượng
trong cuộc khảo sát của chúng tôi là chọn mẫu cụm theo nhiều giai đoạn.
Tổng số mẫu khảo sát định lượng bao gồm 800 đơn vị mẫu được phân bổ
đồng đều giữa bốn địa bàn nghiên cứu tập trung đông đảo công nhân đang
sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó: thị xã Dĩ An (200 đơn

1

Nguồn dữ liệu trong luận văn này nhận được sự đồng ý về việc chia sẻ hệ thống dữ liệu từ đề tài Quản lý
rủi ro của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Dương)
do TS Nguyễn Đức Lộc làm chủ nhiệm đề tài được khảo sát bằng hai phương pháp định tính và phương pháp
định lượng trong khoảng thời gian từ 2013 - 2015. Học viên là một trong những thành viên đã tham gia thực
hiện đề tài và luận văn này là sản phẩm của đề tài nghiên cứu trên.


9

vị mẫu), thị xã Thuận An (200 đơn vị mẫu), huyện Bến Cát (200 đơn vị mẫu)
và huyện Tân Uyên (200 đơn vị mẫu). Tiếp đó, tại mỗi thị xã/huyện chúng
tôi lại chọn hai xã/thị trấn, một nằm gần trung tâm khu công nghiệp, một
nằm ở ngoại vi khu công nghiệp. Ở cấp xã/thị trấn chúng tôi lại tiếp tục chọn
hai khu phố/ấp, mỗi phố/ấp sẽ chọn ra 50 công nhân trong tổng số cơng nhân
đang có trên địa bàn bằng cách tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu
nhiên có hệ thống theo danh sách cơng nhân tạm trú được các địa phương và
chủ nhà trọ cung cấp.



Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính trong cuộc
khảo sát của chúng tôi được tiến hành bằng các cuộc phỏng vấn sâu kết hợp
với quan sát - tham dự vào trong cuộc sống của công nhân. Mẫu phỏng vấn
sâu khoảng 30 đơn vị mẫu được chọn từ các mẫu khảo sát định lượng.
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu điển hình (case study) từ các nhóm
cơng nhân khác nhau (vùng miền, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn v.v…).
Ngồi ra, cịn khoảng 10 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng là chủ nhà
trọ, đại diện các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương như Liên
đoàn Lao động, hội Phụ nữ, ban quản lý nhà trọ, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương đầu tiên của luận văn chủ yếu làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ

cơ bản liên quan đến đề tài; những hướng tiếp cận lý thuyết và phương pháp làm
nền tảng cho toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương này sẽ khái quát về
địa bàn nghiên cứu bao gồm sự hình thành các khu cơng nghiệp; đặc điểm của đội
ngũ cơng nhân ở Bình Dương hiện nay.
Chương 2: Diễn ngơn của nhà nước và nhận thức của công nhân về nghề
nghiệp và vị thế xã hội


10

Chương thứ hai của luận văn sẽ tập trung vào việc mơ tả và phân tích nhận
thức của cơng nhân về thân phận, nghề nghiệp và vị thế xã hội trong mối tương
quan với diễn ngôn của nhà nước. Trái ngược với diễn ngơn đánh giá rất cao về vai
trị của giai cấp công nhân của nhà nước vốn dựa trên những hệ tư tưởng mang tính
lịch sử, những kết quả khảo sát trên thực tế cho thấy bản thân công nhân không

đánh giá cao về nghề nghiệp và vị thế xã hội của mình. Các ngơn từ mà cơng nhân
sử dụng để nói về bản thân mình như: cây cỏ, cây rau, cỗ máy v.v… hay về nghề
nghiệp và vị thế xã hội như: trung bình, lao động chân tay, bán sức khỏe v.v… đã
phản ánh một phần nào hình ảnh thực tại về một bộ phận cơng nhân ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến sự tương phản giữa những
diễn ngôn của nhà nước với những nhận thức của công nhân xuất phát từ việc các
diễn ngôn của nhà nước đã bị mã hóa trong một khung tư duy kinh tế - chính trị vốn
bị chi phối bởi những hệ giá trị lịch sử và vì thế, đã đóng khung cơng nhân vào
trong những vai trò và vị thế xã hội nhất định. Hệ quả là các diễn ngôn trên đã bỏ lỡ
tiếng nói của cơng nhân xuất phát từ hồn cảnh sống trên thực tế của họ.
Chương 3: Diễn ngôn của những người yếu thế và sự thiếu vắng tiếng nói đối
thoại
Chương thứ ba sẽ đi vào phân tích những diễn ngôn của công nhân về những
mâu thuẫn, xung đột trong các tương tác xã hội mà họ phải đối diện trong cuộc sống
hàng ngày. Qua những tương tác xã hội đã phản ánh nhận thức về thân phận yếu thế
của cơng nhân khi tiếng nói của họ hiếm khi được lắng nghe một cách đầy đủ ở
trong các cuộc đối thoại giữa công nhân và tổ chức xã hội của nhà nước. Sự thiếu
vắng tiếng nói đối thoại là nguyên nhân khiến cho bản thân công nhân không dám
công khai những suy nghĩ và ý kiến của mình một cách trực tiếp ở những nơi công
cộng. Mặc dù vậy, bản thân công nhân không tỏ ra thụ động trong việc chấp nhận
sự mặc định sẵn về vị thế xã hội cho mình từ bên ngồi mà trái lại, họ cũng có khả
năng tự định vị, lựa chọn những giá trị cho riêng mình dựa trên những hồn cảnh
thực tế. Điều này chỉ được bộc lộ trong những nơi chốn an tồn và kín đáo ở hậu
trường qua sự chủ động xây dựng những diễn ngôn và những chiến lược để đối phó


11

với những xung đột về mặt quyền lợi và kiểm soát những rủi ro mỗi khi xảy ra
những va chạm, mà bản thân họ thường là những người phải gánh chịu những thiệt

thòi, trong các tương tác xã hội hàng ngày.


12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI
TƯỢNG KHẢO SÁT
1.1. Các khái niệm liên quan
Đầu tiên, nhằm làm rõ và tạo tiền đề cơ sở lý luận cho luận văn, chúng tơi sẽ
tiến hành thao tác hóa khái niệm chính của đề tài, gồm các khái niệm chính là "giai
cấp cơng nhân", "vị thế xã hội và nghề nghiệp", "diễn ngôn":
- Giai cấp công nhân: Khi đề cập đến giai cấp công nhân, người ta thường
nhắc đến Karl Marx và những học thuyết của ông. Karl Marx là người đã cống hiến
cả sự nghiệp để đi tìm con đường giải phóng giai cấp, đặc biệt là giai cấp cơng
nhân. Con đường giải phóng giai cấp mà Marx đề cập chính là con đường đấu tranh
giai cấp, mà sứ mệnh giải phóng này thuộc về giai cấp vơ sản và cụ thể là giai cấp
công nhân (L.Kolakowski, 1978). Chính vì thế thuật ngữ “giai cấp” (class) được
xem là thuật ngữ then chốt trong lý thuyết của Marx. Khái niệm Giai cấp trong bối
cảnh chế độ tư bản được Marx dùng để đề cấp đến hai “cực đối lập” - giai cấp tư
bản và giai cấp cơng nhân. Ơng cho rằng khi tư bản phát triển thì trong xã hội càng
ngày càng phân chia thành hai nhóm người kịch liệt chống đối nhau, thành hai giai
cấp lớn trực tiếp đối mặt với nhau-giai cấp tư bản và giai cấp lao động.
Marx phân biệt giai cấp trung lưu hay giai cấp tư bản chính là những người
chủ sở hữu hệ thống sản xuất hay chính là những người thu được lợi nhuận từ việc
bán hàng hóa hữu hình. Cịn người lao động hay giai cấp lao động là những người
không sở hữu tư bản. Họ bị ép trao đổi sức lao động của họ vì đồng lương được
những ơng chủ tư bản trả. Sự mâu thuẫn lợi ích của hai giai cấp này đã dẫn đến sự
xung đột giai cấp. Để tăng tối đa lợi nhuận của mình, giai cấp tư bản mở rộng sự
kiểm soát của họ lên cơ cấu kinh tế xã hội và đẩy mức lương của những người lao
động xuống thấp nhất có thể. Mặt khác, giai cấp lao động từ chối quyền sở hữu và

sự kiểm sốt những sản phẩm từ chính sức lao động của họ, giai cấp này trở nên bị
tha hóa khỏi tồn bộ q trình sản xuất (James D. Orcutt, 1983: 312 - 319).


13

Ông đặc biệt lưu ý đến sự mâu thuẫn giữa bản chất con người và những điều
kiện dành cho lao động trong chủ nghĩa tư bản. Ông lý luận rằng dưới chế độ của
chủ nghĩa tư bản, lao động bị bán như một món hàng hay nói cách khác con người
đã bị hàng hóa hóa trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Từ đây dẫn đến sự tha hóa
(alienation) khỏi mọi thứ người công nhân, từ hành động sản xuất, đến các sản
phẩm, v.v... Sự tha hóa này thể hiện qua sự sùng bái những hàng hóa vốn che giấu
cho mối quan hệ mâu thuẫn giữa tầng lớp trên (những người thu lợi nhuận) và tầng
lớp lao động (những người cung cấp sức lao động để tạo ra lợi nhuận). Theo mạch
tư duy của mình, Marx cho rằng sự mâu thuẫn giữa hai tầng lớp này sẽ sản sinh ra
một cuộc khủng hoảng kinh tế, nơi đó hệ thống tư bản sẽ thất bại (hoặc bởi tự thân
nó hoặc thơng qua sự nhận thức giai cấp và cuối cùng đưa đến cuộc cách mạng và
hệ thống tư bản) sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, ơng đã mong chờ một
xã hội cộng sản thay thế cho xã hội đầy rẫy sự áp bức và xung đột này.
Những nghiên cứu của Marx về mối quan hệ mâu thuẫn giữa những người
chủ lao động và những người lao động trong xã hội tư bản đã được F. Engels tiếp
nối bằng cách khái quát những đặc điểm của giai cấp vơ sản hay cịn gọi là giai cấp
cơng nhân. Ông đưa ra định nghĩa như sau:
“Họ[những công nhân] là giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc
bán sức lao động của mình, chứ khơng phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư
bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự
sống của họ đều phụ thuộc vào số cầu người lao động, tức là vào tình hình
chuyển hướng tốt hay xấu của cơng việc làm ăn, vào những sự biến động của
cuộc cạnh tranh khơng có gì ngăn nổi” (Karl Marx và F. Engels, 1994: 4)”
Theo Engels, giai cấp công nhân là những người vô sản đã đạt tới một trình

độ cao và do vậy, giai cấp công nhân được lựa chọn để tiến hành vai trò lịch sử
trong việc loại bỏ hệ thống tư bản. Điều này buộc “người công nhân phải phát triển
một ý thức giai cấp hay ý thức tập thể về lợi ích khách quan của họ xét như một giai
cấp cách mạng” (James D. Orcutt, 1983: 312 - 319). Ý thức nói trên được hiểu rằng


14

giai cấp cơng nhân khơng chỉ đấu tranh vì mức lương èo uột được ông chủ tư bản
trả mà họ cần phải ý thức mình là những chủ thể đối với nhận thức sai lạc của ý
thức hệ tư bản (James D. Orcutt, 1983: 312 - 319). Vì giai cấp tư bản kiểm soát nền
tảng kinh tế của đời sống xã hội, cho nên giai cấp này cũng thống trị Thượng tầng
cấu trúc (superstructure) ở chiều kích văn hóa và chính trị của xã hội tư bản. Marx
cho rằng “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là ở những tư
tưởng thống trị (ruling ideas)” (James D. Orcutt, 1983: 312 - 319). Như vậy, toàn bộ
các thành phần của xã hội, bao gồm cả những người cơng nhân đều chịu sự ảnh
hưởng văn hóa của một ý thức hệ vốn biện hộ và hỗ trợ cho lợi ích của giai cấp tư
bản.
Ở Việt Nam, giai cấp cơng nhân xuất hiện trong hồn cảnh đất nước Việt
Nam đang chịu sự cai trị của thực dân Pháp (Tony Bilton, Kevin Bonnett, Philip
Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworth và Andrew Webster, 1985: 132). Đặc biệt,
kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định vai trò chủ đạo của giai cấp
công nhân trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, đặt trong bối cảnh đấu tranh
giải phóng dân tộc (Tony Bilton, Kevin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard,
Michelle Stanworth và Andrew Webster, 1985: 132). Giai cấp cấp công nhân, cùng
với giai cấp nông dân được xem là lực lượng nịng cốt của cách mạng dân tộc. Sau
giai đoạn hồn thành cuộc cách mạng Việt Nam thống nhất đất nước, vai trị của
giai cấp cơng nhân vẫn tiếp tục duy trì diễn ngơn trong các văn bản chính thống là
giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa mà
trước hết là quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa X đã định nghĩa về giai cấp công nhân như sau:
“Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng
sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp
tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nịng cốt


15

trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”2
Với khái niệm trên giai cấp công nhân được xác định như là một nhóm
những cá nhân có cùng các phẩm chất ưu tú về mặt chính trị (lãnh đạo), kinh tế
(phương thức sản xuất tiên tiến), vị trí xã hội (đội tiền phong, giai cấp tiên phong,
lực lượng đi đầu) và qua đó nó cũng mặc định sẵn một vị thế xã hội dành cho giai
cấp công nhân giữa các tầng lớp khác trong xã hội.
- Vị thế xã hội và nghề nghiệp: Vị thế xã hội (social status) là khái niệm
dùng để chỉ vị trí hoặc thứ bậc, được xác định kèm với danh dự hoặc sự tơn kính,
của một cá nhân hay của một nhóm trong xã hội (Thye và Witkowski, 2005: 795).
Nhà xã hội học, R. Linton định nghĩa khái niệm vị thế như là vị trí trong xã hội,
chẳng hạn như đứa trẻ hoặc cha mẹ. Theo ông, vị thế là cái để xác định cá nhân là
ai, trong khi một khái niệm khác là vai trò (role) lại nhấn mạnh đến những hành vi
được mong đợi của một cá nhân trong một vị thế (R. Linton, 1936). Trong những xã
hội hiện đại, nghề nghiệp là một yếu tố quyết định đến vị thế của một cá nhân bên
cạnh những yếu tố khác như là thành viên của một nhóm như: nhóm tộc người, tơn
giáo, giới, tự nguyện, sở thích v.v…
Quay ngược lại với lịch sử của khái niệm vị thế, văn bản đầu tiên mang tính
hệ thống về khái niệm này là của triết gia người Hy Lạp Aristotle, người cho rằng vị
thế (status), phẩm chất (merit) hoặc sự ưu tú (excellence) là một trong những nền

tảng cơ bản để phân phối những phần thưởng xã hội. Sang đến thế kỷ XX, nhà xã
hội học người Đức Max Weber đã mở rộng khái niệm vị thế khi cho rằng các nhóm
xã hội (ví dụ như nhóm cơng nhân cổ trắng và nhóm cơng nhân cổ xanh) đều chia
sẻ lối sống chung như nhà cửa, quần áo và những hoạt động lúc rỗi rãi. Đối với
Weber, vị thế là một chiều kích quan trọng của sự phân tầng về mặt xã hội. Ông cho
rằng sự phân tầng về mặt xã hội là kết quả của sự tương tác giữa của cải (giai cấp),

2

Nghị quyết 20 – NQ/TW, 28/1/2008, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X.


16

uy tín vị thế và quyền lực (đảng phái) (Tony & Dagmar Walters, 2015). Ngoài khái
niệm về sự phân tầng xã hội, Max Weber đã phát triển thêm khái niệm nhóm vị thế
vốn dựa trên ý tưởng cho rằng lối sống và danh dự của một nhóm có thể được xác
nhận và được mang lại bởi những người khác. Nhóm vị thế có thể bao gồm các
nhóm nghề nghiệp, nhóm tộc người, nhóm chúng tộc, hoặc những nhóm khác có
cùng một hình mẫu (Weber, 1946).
Cùng xuất phát trên quan điểm về sự phân tầng xã hội như Max Weber
nhưng nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu lại chú trọng đến sự phân tầng xã
hội dựa trên ý tưởng về thị hiếu thẩm mỹ. Bourdieu cho rằng cách mà một cá nhân
lựa chọn để giới thiệu không gian xã hội của bản thân trước thế giới, những sự sắp
đặt thẩm mỹ của một cá nhân đều mô tả vị thế của cá nhân đó. Những sự sắp đặt
này đã được nội tâm hóa ngay từ khi cịn nhỏ thơng qua việc giáo dục để hướng đến
vị trí xã hội phù hợp cho tuổi trưởng thành, hướng đến cách cư xử thích hợp và một
sự ác cảm đối với những lối sống khác. Bourdieu tin rằng “sự phân biệt về xã hội và
những sự ưu tiên được biểu hiện nhiều nhất trong những lựa chọn thông thường
trong cuộc sống hàng ngày như đồ dùng gia đình, quần áo, cách nấu nướng mà qua

đó chúng bộc lộ một cách cụ thể những sự sắp đặt ăn sâu và bền vững v.v…”
(Bourdieu, 1984: 77).
Từ những quan điểm lý thuyết trên, khái niệm vị thế xã hội có thể được hiểu
như là vị thế của một cá nhân hay của một nhóm xã hội. Vị thế xã hội có thể do một
cá nhân đạt được trong suốt cuộc đời như là một kết quả của sự rèn luyện về mặt tri
thức, khả năng hay là các kỹ năng hoặc do những sự mặc định của xã hội thơng qua
việc cá nhân nội tâm hóa các giá trị xã hội. Xuất phát từ vị thế xã hội mà cá nhân sẽ
xây dựng cho mình những căn cước xã hội (social identity) và thực hiện những
hành vi ứng xử phù hợp với vị thế xã hội mà mình đang nắm giữ.
Dưới quan điểm của lý thuyết vị thế xã hội, có thể thấy sự hình thành vị thế
xã hội luôn gắn chặt với các phẩm chất và giá trị nhất định. Từ đó nó xác định vị trí
của một cá nhân hay một nhóm người trong hệ thống thang bậc của xã hội. Tuy


17

nhiên, một số nhà nghiên cứu theo trường phái hậu cấu trúc (Foucault, Lacan,
Giddens, Goffman) lại tỏ ra nghi ngờ các phẩm chất hay giá trị này. Họ đặt lại
nguồn gốc xuất phát của các phẩm chất hay giá trị này. Đối với họ, vị thế xã hội có
thể trở thành đối tượng của mối quan hệ quyền lực và được biểu hiện ra bên ngồi
thơng qua các văn bản hay các phát ngơn đã được hợp thức hóa. Các hình thức này
đã được các nhà hậu cấu trúc gọi là các diễn ngôn.
- Diễn ngôn: Diễn ngôn (discourse) là một khái niệm quan trọng và mang
nhiều nội hàm khác nhau trong những phân tích của nhà nghiên cứu theo trường
phái hậu cấu trúc. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, dấu vết của diễn
ngơn có thể được tìm thấy từ những tác phẩm đầu tiên của nhà nhân học người Pháp
Claude Levi Strauss (1958) khi ông sử dụng lý thuyết cấu trúc để lý giải văn hóa có
sự tương đồng thực sự với ngơn ngữ mà qua đó những thành tố mang tính cấu trúc
có thể được phát hiện thơng qua việc phân tích hệ thống về những đơn vị văn hóa
thống nhất hay những huyền thoại (ví dụ như huyền thoại Oedipus) (Charles

Lemert, 2007: 204). Tuy nhiên, ngay lập tức các nhà hậu cấu trúc, theo nhiều cách
khác nhau, đã bác bỏ những đặc trưng mang tính khách quan trong phương pháp
của Levi Strauss. Đáng chú ý nhất là Jacques Derrida với tác phẩm “Cấu trúc, Ký
hiệu và Trị chơi trong Diễn ngơn của các ngành Khoa học Nhân văn” (1966) và tác
phẩm này được xem như là tuyên ngôn của các nhà hậu cấu trúc. Sau đó, khái niệm
diễn ngơn đã được Michel Foucault giới thiệu trong những phân tích mang tính
khảo cổ (archaeological) của ông về tri thức và quyền lực. Đối với ông, khái niệm
diễn ngôn không chỉ đơn thuần được định nghĩa như là một tập hợp đặc thù của
những phát ngôn được nói hay được viết ra mà là “những hệ thống tư tưởng được
tập hợp từ những ý kiến (ideas), những thái độ (attitudes), những hành động
(actions), những niềm tin (beliefs) và những thực hành (pratices) định hình một
cách tự động những chủ thể và những thế giới mà họ phát ngôn” (Iara Lessa, 2006).
Sự cấu thành của một diễn ngôn theo Foucault bắt nguồn từ một số lượng
giới hạn những phát ngơn mà một nhóm những điều kiện cho sự hiện hữu [diễn
ngơn] có thể được định nghĩa. Hiểu theo nghĩa này, diễn ngôn không phải là một ý


18

niệm (ideal), một mô thức phi thời gian v.v… mà nó có tính lịch sử, hay nói đúng
hơn là một phần của lịch sử qua đó [diễn ngơn] thiết lập những giới hạn, những sự
phân chia, những sự chuyển hóa, những hình mẫu đặc thù mang tính tạm thời
(Foucault, 1972: 117). Như vậy, diễn ngôn là một tập hợp những phát ngôn được
cấu tạo từ những hệ giá trị mang tính lịch sử và được thể hiện thơng qua những thực
tiễn xã hội (social pratices) khác nhau.
Dựa trên những đặc trưng của diễn ngôn, Foucault đã phát triển khái niệm
diễn ngơn tập trung vào “những quy tắc của cấu hình” mang tính ngẫu nhiên và biến
thiên theo lịch sử, vốn là điều kiện để sản xuất ra những phát ngôn trong sự sắp đặt
đặc thù. “Những quy tắc của cấu hình” kiểm sốt cái có thể được nói đến, cách mọi
người thảo luận về một vấn đề, cá nhân nào được phép phát biểu và cách mà những

phát ngơn có thể được kết hợp trong một sự tinh lọc mang tính chiến lược về diễn
ngơn. Những quy tắc này khơng hiện hữu một cách độc lập mà được khắc vào trong
những mơ thức đã được trầm tích của những diễn ngơn mà nó đang kiểm sốt. Do
đó, những điều kiện khả thể của diễn ngôn luôn luôn được thâm nhập qua những
thực tại (Stewart & Mark: 2009: 112).
Mặc dù những phân tích về diễn ngơn của Foucault cho thấy cách mà những
giá trị mang tính quyền lực được thiết lập và thẩm thấu vào trong suy nghĩ và cách
ứng xử của các cá nhân, tuy nhiên, trên thực tế các cá nhân không chỉ thụ động tiếp
nhận các diễn ngôn được áp đặt từ bên ngoài vào mà bản thân họ cũng có những
diễn ngơn của riêng mình. Những diễn ngơn này có thể khơng được biểu hiện một
cách cơng khai ở những nơi cơng cộng nhưng nó có thể được biểu hiện thông qua
những hành vi như: lời đồn, những chuyện phiếm, những sự che đậy, những mẹo
ngôn ngữ, những ẩn dụ, những uyển ngữ, những câu chuyện dân gian, những cử chỉ
mang tính lễ nghi, sự nặc danh (James Scott, 1985: 137) và chỉ được tiếp cận thông
qua việc quan sát và lắng nghe những động thái và tiếng nói trong cuộc sống hàng
ngày của họ.
Ở trong luận văn này, chúng tôi sẽ dành sự ưu tiên cho việc phân tích những
diễn ngơn của cơng nhân về thân phận, vị thế và nghề nghiệp của họ dựa trên quan


19

điểm của James Scott. Những diễn ngôn vốn chưa được “mã hóa” bởi những cấu
trúc hay những khung giá trị về hình ảnh của giai cấp cơng nhân và được thể hiện
thông qua những hành động như: sự không đồng thuận, những lối nói ẩn dụ, những
sự so sánh, những tự sự minh họa về bản thân v.v…
1.2. Các lối tiếp cận lý thuyết của đề tài
Lý thuyết nghiên cứu chính trong luận văn này là lý thuyết hậu cấu trúc (post
structuralism). Mặc dù đã có nhiều những tranh luận về nguồn gốc xuất phát của lý
thuyết hậu cấu trúc, tuy nhiên những quan điểm chính yếu của lý thuyết này có thể

được tìm thấy trong các tác phẩm của một nhà tư tưởng lớn như: Roland Barthes,
Gilles Deleuze, Jacques Derrida, Michel Foucault, Julia Kristeva hay Richard Rorty
v.v… Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, trường phái lý thuyết hậu cấu
trúc thường được xem như là một sự phản ứng, mở rộng và phê phán lý thuyết cấu
trúc vốn được biết đến với những đại diện tiêu biểu như: Ferdinand Saussure trong
lĩnh vực ngôn ngữ học, Claude Levi Strauss trong những nghiên cứu dân tộc học,
Sigmund Freud trong nghiên cứu về phân tâm học hay thậm chí là các nhà nghiên
cứu theo trường phái Marxist (Murphy, 2007: 590).
Đối với các nhà nghiên cứu theo quan điểm cấu trúc luận, họ thường tập
trung vào những khung cấu trúc nằm ẩn sâu bên dưới xã hội mà họ tin rằng chi phối
tới các nền tảng của xã hội cũng như hành động của con người. Chẳng hạn như Karl
Marx đã nhấn mạnh vào những cấu trúc kinh tế nằm bên dưới xã hội khi ơng đi sâu
vào phân tích những nguyên lý vận hành trong của xã hội tư bản (Michael Ryan,
2007: 804). Phần lớn những nhà cấu trúc luận thường giữ vững quan điểm cho rằng
những ý nghĩa, những hành động thông qua việc nghiên cứu những thành tố trong
một cấu trúc hay trong một hệ thống. Do đó, họ xem sự đối lập mang tính nhị phân
như là chìa khóa để hiểu những mối quan hệ mang tính cấu trúc giữa các thành tố
này (ví dụ như: nam/nữ, phương Tây/ngồi phương Tây, da trắng/khơng phải da
trắng, trung tâm/ngoại vi v.v…).


20

Tuy nhiên, những luận điểm trên của các nhà nghiên cứu theo quan điểm cấu
trúc luận đã bị hoài nghi bởi các quan điểm nghiên cứu của trường phái hậu cấu
trúc. Theo Derrida, một trong những gương mặt tiên biểu của trường phái hậu cấu
trúc cho rằng trong hai phần đối lập nhau của quan điểm cấu trúc, ln có một phần
chiếm ưu thế hơn phần cịn lại vì nó được xem như là phổ quát, chuẩn mực và trung
tâm, trong khi phần còn lại được đặt ở trong vị trí ngoại biên, thứ yếu và phái sinh
(Derrida, 1976). Vì thế với Derrida quan điểm cấu trúc luôn ẩn chứa đằng sau một

sự phân biệt về mặt thứ bậc giữa hai nhóm đối lập. Mặc dù quan điểm cấu trúc luận
đã thành cơng trong việc chứng minh vai trị của một bộ khung mang tính cấu trúc
tác động lên nhận thức của con người, tuy nhiên, các nhà cấu trúc luận đã bỏ qua
những yếu tố như tác nhân hành động con người, tính tương đối của văn hóa và lịch
sử phát triển từng xã hội (M.Balkin, 1996). Hệ quả là con người chỉ được xem như
là những cá nhân thụ động và chịu sự áp đặt của một cấu trúc trong các hành động
của mình.
Vì thế, để phản bác mơ hình cấu trúc mang tính ổn định, phổ qt và phi lịch
sử mà các nhà cấu trúc đã xây dựng để lý giải về các cấu trúc xã hội, một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra quan điểm mà họ đặt tên là hậu cấu trúc (post - structuralism)
nhằm hàn gắn sự phân chia mang tính cấu trúc và cứng nhắc của các nhà cấu trúc
luận. Với quan điểm này, một mặt các nhà hậu cấu trúc phê phán sự áp đặt của
những diễn ngơn mang tính ý thức hệ lịch sử, mặt khác, họ đề xuất một cách tiếp
cận mang tính đa thanh (multivocality) với những diễn ngơn đa dạng của các chủ
thể khác nhau.
Trong luận văn này, dựa trên quan điểm lý thuyết hậu cấu trúc, sẽ chú trọng
vào tiếng nói đa thanh của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó tiếng nói của cơng
nhân, chủ thể nghiên cứu chính của luận văn, sẽ được ưu tiên trong các phân tích về
diễn ngơn.


21

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu3
1.3.1. Các khu cơng nghiệp ở Bình Dương
Bình Dương được xem là một trong những tỉnh thành thuộc vùng kinh tế
trọng điểm miền Nam có nhiều cơng nhân tập trung, làm việc tại 28 khu cơng
nghiệp (KCN) trên tổng diện tích là 8.925,13 ha. Các KCN của tỉnh được phân bố
trên địa bàn bốn huyện. Trong đó Dĩ An có sáu KCN với diện tích là 713,6 ha,
Thuận An có ba KCN với diện tích là 654,6 ha, Bến Cát có chín khu với diện tích

là 4.114,4 ha và Tân Un có ba khu với diện tích là 1.715,8 ha (bao gồm một phần
VSIP II mở rộng với diện tích là 1.008 ha) và bảy KCN thuộc Khu liên hợp công
nghiệp – đô thị - dịch vụ Bình Dương với diện tích 1.717,7 ha. Tổng diện tích được
cấp phép cho thuê tại các KCN của tỉnh là 5.337,5 ha, diện tích đất đã cho thuê là
2.579,6 ha, đạt tỷ lệ lấp kín là 49,3%. Tồn tỉnh có 23 KCN đã đi vào hoạt động, số
còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có 11 KCN đạt tỷ
lệ lấp kín trên 90% là Sóng Thần I, II, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương, Tân
Đơng Hiệp A, Việt Nam – Singapore 1, Mỹ Phước 1 và 2, Bình An. Cơ cấu ngành
của tỉnh Bình Dương cũng dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành sử
dụng công nghệ tiên tiến và định hướng xuất khẩu, các khu, các cụm cơng nghiệp
được hình thành và phát triển mạnh, cơng nghệ sản xuất ở một số ngành đổi mới
theo hướng hiện đại, bình qn mỗi năm ngành cơng nghiệp của tỉnh tạo ra 30.000
việc làm mới v.v…Những con số đó có thể minh chứng cho nỗ lực dịch chuyển từ
nền kinh tế nông nghiệp sang giai đoạn phát triển mới với cơ cấu chủ đạo là cơng
nghiệp của Bình Dương.
1.3.2. Đặc điểm công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương
- Đặc điểm về giới tính và tuổi tác:
3

Phần tổng quan của luận văn này sử dụng phần tổng quan trong báo cáo đề tài Quản lý rủi ro của người
công nhân đang làm việc tại các khu cơng nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Dương) do TS Nguyễn
Đức Lộc làm chủ nhiệm đề tài và được sự đồng ý chia sẻ từ chủ nhiệm đề tài.


×