Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện bát xát, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN CÔNG HƯỚNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 08.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO
DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ GIANG NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn khác.
Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hướng

i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này, tác giả đã
luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, sự chỉ bảo nhiệt tình
của các thầy, cơ giáo, sự quan tâm của các đồng nghiệp và bạn bè, người thân.
Với tình cảm chân thành, em bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa QLGD - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong
suốt quá trình đào tạo của khóa học.
Em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Ngô Giang Nam - Người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để bản luận văn này được hồn thành.
Tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cơ giáo, nhân viên và học sinh tại
các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai; đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và
giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tác giả luận văn này rất mong nhận
được ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Công Hướng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .....................................................................ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học .........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ
SỞ ..................................................................................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................11
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................14
1.2.1. Quản lý.....................................................................................................14
1.2.2. Giáo dục, hoạt động giáo dục ..................................................................15
1.2.3. Học sinh dân tộc thiểu số.........................................................................16
1.2.4. Giới tính...................................................................................................17
1.2.5. Giáo dục giới tính (GDGT) .....................................................................19
1.2.6. Giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ....................................22
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số
tại trường PTDT BT THCS .........................................................................23

3



1.2.8. Nhiệm vụ, nguyên tắc của giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại
trường PT DTBT THCS ..............................................................................24
1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại các
trường PTDTBT THCS ...............................................................................26
1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS ............................................26
1.3.2. Vị trí, vai trị của giáo dục giới tính cho HS DTTS tại trường PTDT
BT THCS trong chương trình GD...............................................................28
1.3.3. Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
PTDT BT THCS..........................................................................................30
1.3.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
PTDT BT THCS..........................................................................................31
1.3.5. Phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu
số tại trường PTDT BT THCS ....................................................................33
1.3.6. Các lực lượng phối hợp giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu
số tại trường PTDT BT THCS ....................................................................36
1.3.7. Đánh giá kết quả và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS ..................38
1.4. Nội dung quản lý giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường PTDTBT THCS ...............................................................................39
1.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS..................................................39
1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường PTDTBT THCS ...............................................................................40
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở trường PTDTBT THCS ................................................................41
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS ...................................46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS..................................................47
1.5.1. Các yếu tố chủ quan.................................................................................47
1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................48
Kết luận chương 1..............................................................................................49

4


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI ...............................................51
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ..................................................................................................51
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Bát Xát.................................51
2.1.2. Khái quát về giáo dục huyện Bát Xát......................................................52
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................56
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................56
2.2.2. Đối tượng khảo sát...................................................................................56
2.2.3. Nội dung khảo sát ....................................................................................56
2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................56
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................57
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số
ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ở huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .........................................................................................58
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai
trò hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường
PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.................................58
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ

thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai...........60
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................63
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai...................................................................................79
2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục giới tính của các trường
PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
.................................................................79

5


2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính
các trường phổ thơng dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát,
tỉnh
Lào Cai huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..........................................................82
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính của các trường phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
.......................85
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hiện giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................87
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
trung
học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................90
2.5.1. Đánh giá chung ........................................................................................90
2.5.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân.................................................91

Kết luận chương 2..............................................................................................94
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI......................................................95
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..............................................95
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục........................95
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................95
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................95
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................96
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ...........................................................96
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................96
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà
trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ..................................96
6


3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ,
giáo viên ......................................................................................................98

7


3.2.3. Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội
dung giáo dục giới tính thơng qua dạy học các môn học chiếm ưu
thế........100

3.2.4. Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội
dung giáo dục giới tính..............................................................................102
3.2.5. Phối hợp tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các
lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh............106
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...............................................................109
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ......110
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................110
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..........................................................................110
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ....................................................................110
Kết luận chương 3............................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................115
1. Kết luận........................................................................................................115
2. Khuyến nghị.................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120
PHỤ LỤC .......................................................................................................122

vii


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL

: Quản lý giáo dục

DTTS

: Dân tộc thiểu số

ĐBDTTS


: Đồng bào dân tộc thiểu số

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GDGT

: Giáo dục giới tính

GT

: Giới tính

GV

: Giáo viên

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HS

: Học sinh

PTDTBT

: Phổ thông dân tộc bán trú


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

8


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:

9


Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất trường THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai năm học 2018-2019 ..................................................................55
Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân .......................................................57
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..............58
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về mục tiêu hoạt động
giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....................61
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện
Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................63

Bảng 2.6. Đánh giá của HS về thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT
THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................................66
Bảng 2.7. Đánh giá của HS về phương pháp giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS
huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................70
Bảng 2.8. Thực trạng về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai .....................................................................................72
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai .....................................................................................74
Bảng 2.10. Thực trạng phối hợp các lực lượng hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................................................76

10


Bảng 2.12. Thực trạng về kết quả hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai .............................................................................78
Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS
huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................................................80
Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện
Bát Xát,

tỉnh Lào Cai .....................................................................................82
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai .....................................................................................85
Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường
PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................88
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở
các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai....................
111
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
.............................112
Hình:
Hình 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2019 ...51

11


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và
nhà nước ta, đặc biệt là ưu đãi trong giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số
(ĐBDTTS), các nhóm đặc biệt khó khăn. Đây là điều có ý nghĩa động viên các
nhóm người có hồn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục phổ
thông và góp phần bình đẳng xã hội giữa các nhóm người, các dân tộc trên một

vùng lãnh thổ, thể hiện sự ưu việt của nền an sinh xã hội nước nhà trong trách
nhiệm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần
ổn định cuộc sống cho nhóm dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Người dân tộc thiểu số (DTTS) có tiếng nói và chữ viết riêng có nền văn hóa
khác biệt cùng tồn tại song song và phát triển cùng với các phong tục tập quán
của văn hóa cộng đồng chung của người Việt có những dấn ấn tinh hoa nhưng
cũng có những hủ tục làm cho nhận thức và đời sống của người đồng bào dân
tộc thiểu số còn thua kém so với mặt bằng chung của cả nước vì vậy họ được
xem là nhóm đối tượng yếu thế, cần có sự quan tâm đặc biệt.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu
số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông
qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Nhờ đó, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến đáng kể: hệ
thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang,
đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học
sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Tỷ lệ HS
tốt nghiệp THCS và THPT hằng năm tăng rõ rệt. Hệ thống giáo dục chuyên
biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) ngày
càng phát huy hiệu quả tích cực. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý,
giáo viên và người học là người dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp
thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích cơng tác dạy và học, tạo sự bình
đẳng trong giáo
1


dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Vì thế đời sống
của nhân dân các dân tộc vùng dân tộc thiểu số được cải thiện cả về vật chất lẫn
tinh thần.
Để tăng cường cơng tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời
gian qua, Bộ chính trị đã có Chỉ thị 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ chính trị

khóa VIII về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với
công tác bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chỉ thị số 20-CT/TW ngày
5/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.
Tuy nhiên khi kinh tế-xã hội phát triển cũng kéo theo các mặt khác của
xã hội cũng phát triển đặc biệt là nền văn hóa khi đất nước đang trong q trình
hội nhập. Nền văn hóa tác động đến nhiều mặt đến sự phát triển của con người
nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có
những ảnh hưởng tiêu cực có ảnh hưởng đến học sinh THCS trong đó có học
sinh dân tộc thiểu số - lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng
như giới tính. Các em học sinh DTTS trong độ tuổi THCS cũng là giai đoạn
dậy thì, tâm lý ln muốn khám phá thế giới xung quanh, bên cạnh đó là những
hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,… vẫn còn diễn ra ở một số đồng
bào dân tộc thiểu số dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. Vì thế, việc trang bị
cho các em những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Từ
đó, các em sẽ khơng cịn ngỡ ngàng, lo sợ mà làm chủ được bản thân mình, tạo
hành trang vững chắc để tránh được các hậu quả do sự thiếu hiểu biết là việc
làm cần thiết trong mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường PTDTBT THCS. Từ
các kiến thức được trang bị, các em sẽ là nhân tố để về địa phương tuyên
truyền cho gia đình và những người xung quanh hiểu biết và dần xóa bỏ những
hủ tục khơng cịn phù hợp làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân
tộc thiểu số. Vì vậy vấn đề giáo dục giới tính, quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh đang được ngành giáo dục quan tâm nhất là học sinh vùng dân
tộc thiểu số.

2


Trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, ngành giáo dục
và đào tạo tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng đã có nhiều hoạt

động tích cực trong cơng tác giáo dục giới tính cho học sinh phổ thơng qua các
hoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh tham gia tìm hiểu. Tuy nhiên cơng
tác giáo dục giới tính trong các nhà trường phổ thơng nói chung, các trường
PTDTBT THCS nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những lý do trên,
tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” với
mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động giáo dục giới tính
và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường PTDTBT THCS, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBT
THCS nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, nâng cao hiệu quả giáo dục
ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường
PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bát Xát.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục giới tính là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhân
cách con người, chất lượng và hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số THCS ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục của các trường

3



PTDTBT THCS nói chung. Việc giáo dục giới tính cũng như quản lý hoạt động
giới tính của các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong
những năm gần đây đã được quan tâm, song vẫn còn những hạn chế. Nếu có
những biện pháp quản lý hợp lý, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểm
tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao hiệu quả
giáo dục giới tính cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Bát Xát gồm các chức năng của nhà quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra, đánh giá.
6.2. Giới hạn về không gian
Đề tài nghiên cứu khảo sát tại 06 trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiến hành sử dụng các
phương pháp sau:

4



7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có
liên quan liên quan đến giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm
hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh để thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giới tính, quản lý
hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh DTTS các trường PTDTBT THCS
trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường
PTDTBT THCS về triển khai giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số
trong chương trình và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản quản lý về hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc, sản phẩm của việc thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh để
đánh giá thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà
trường.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý để khảo nghiệm tính cần
thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày kết
quả nghiên cứu.
Lập các bảng biểu, sơ đồ để so sánh, đối chiếu...


5


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyến
nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục cơng trình khoa học liên quan đến
luận văn của tác giả, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Trong thời kỳ Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, có tính chất
rất thơ sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Giới tính đã được đề cập đến bằng
một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu như Kinh “Kama
Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu”
của Hazma,… Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về

đạo đức và tơn giáo cho tình u, mà cịn cung cấp những kiến thức về sinh học
và tâm lí học tình dục” [11].
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, các đề tài nghiên cứu giới tính được
mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học J.
Bachocen (Thuỵ Sỹ), J. Mac Lennan (Anh), E. Westermach (Phần Lan), Lewis
Henry Morgan (Mĩ), X.M. Kovalevxki (Nga)… đã gắn sự phát triển quan hệ
tính dục với các dạng hơn nhân và gia đình với yếu tố khác của chế độ xã hội và
văn
hoá.
Học giả A.X.Makarenko nghiên cứu về giáo dục giới tính đã nhấn mạnh
đến việc học tập của thanh niên “học tập cách yêu đương, phải học tập để hiểu
biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, học tập để biết tự trọng, học
tập để biết cái vinh hạnh được làm người” (dẫn theo [15]). Ơng khẳng định đạo
đức giới tính liên quan đến đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm
về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội: “Đạo đức
xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Sinh hoạt
giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời

7


sống gia đình tức là mối quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục
đích

8


hạnh phúc của con người, không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về
giới tính” [15]. Tiếp đến học giả I.X.Kon cho rằng giáo dục giới tính nhằm
chuẩn bị cho nam nữ bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hơn

nhân: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình địi hỏi
phải hồn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính” (dẫn theo
[15]).
Tại nước Anh, giáo dục giới tính cho trẻ em bắt đầu khi đứa trẻ trong giai
đoạn độ tuổi mầm non, pháp luật Anh quy định rất rõ trẻ đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu
học về giới tính một cách bắt buộc với tên gọi của chương trình là “Khóa học
Nhà nước u cầu”, áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư
thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Chương trình học được chia làm 4
phần tương ứng với 4 độ tuổi. Từ năm 2010 trở đi, ngay cả các em 5 tuổi cũng
sẽ được giảng dạy những điều căn bản về khoa học giải phẫu cũng như quan hệ
nam nữ. Sở dĩ việc giáo dục giới tính được đưa vào giảng dạy sớm như vậy là
vì so với tất cả các nước châu Âu, Anh là quốc gia này hiện phá kỷ lục về số
thiếu nữ vị thành niên mang thai. Qua các hoạt động giáo dục giới tính vị thành
niên và việc sử dụng hình ảnh tương tác, phương pháp này được áp dụng nhằm
hạn chế tệ nạn và tình trạng xâm phạm tình dục ở vị thành niên, giúp vị thành
niên có kỹ năng phịng chốn lạm dụng tình dục [23].
Đối với Thụy Điển thực hiện giáo dục giới tính qua kênh truyền hình, đây
là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ
em. Từ năm 1942, Thụy Điển đã yêu cầu và áp dụng giáo dục giới tính cho HS,
trong đó có chương trình được cơng nhận đầu tiên tại một trường học, đó là
“Giáo dục phòng tránh thai”, nhằm trang bị kiến thức mang thai và sinh con,
chương trình này được giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Các học sinh sẽ
được học về đặc tính sinh lý của nam và nữ khi lên bậc trung học. Một bước đột
phá diễn ra vào năm 1966, chương trình “Giáo dục phịng tránh thai” được
Thụy Điển chính thức đưa lên truyền hình để giúp phụ huynh giáo dục giới tính
cho con, ngay từ nhỏ các em đã được trang bị kiến thức về phòng tránh thai.
Qua chương trình
9



này, trẻ em Thụy Điển sẽ biết cách tự bảo vệ mình để khơng bị lạm dụng về
tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn.
Tại Hà Lan, giáo dục giới tính được giảng dạy ở bậc tiểu học, HS
tiểu học được học những bài học về tôn trọng những người chuyển đổi giới
tính, lưỡng tính hay đồng tính. Thậm chí, các phụ huynh của quốc gia này cịn
trao đổi về chủ đề giới tính trong bữa ăn của gia đình. Do vậy, giáo dục Hà Lan
được các nước trên thế giới ca ngợi về phương pháp giáo dục tiên tiến này, do
có tỉ lệ mang thai tuổi vị thành niên thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5%) [23].
Ở Đức, nội dung giáo dục giới tính được triển khai từ những năm 19601974, đã xây dựng chi tiết kế hoạch về một chương trình giáo dục giới tính, các
HS từ lớp 8 bắt đầu học chương trình với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sách
tham khảo được qui định.
J.P MA-SƠ-LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới
tính cho rằng: ''Nhiều người trong chúng ta biết rằng khơng nên để con cái
phải tự lần mị tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại khơng biết hướng dẫn, tác
động, khơng biết khi nào cần nói và nói như thế nào. Thế hệ tre ngày nay khác
rất xa thế hệ chúng ta. Vì vậy, phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.” và “Mục đích
của tồn bộ chương trình giáo dục tình dục tư tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành
không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là
xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông
và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội'' (dẫn theo
[15]).
Tại Mỹ, giáo dục giới tính được phân theo các cấp học: (1) cấp tiểu học
giới thiệu sự khác nhau giữa nam và nữ; (2) cấp THCS trở lên được giới thiệu
kiến thức về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhiễm, việc mang thai…
được giới thiệu cho HS một cách hệ thống. Các nhà giáo dục đã lồng ghép nội
dung giáo dục nhân cách cho HS, đó là nội dung biết quý trọng mạng sống và
yêu quý người khác giới. Nội dung “tình dục an tồn” và các biện pháp tránh

10



thai hiệu quả được các nhà giáo dục đưa vào nội dung chương trình lớp 6, lớp 7.
Theo

11


Hội đồng thơng tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93% người lớn được khảo sát ủng
hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thơng và 84% ủng hộ tại các
trường trung học cơ sở. Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng và
thoải mái hơn khi trị chuyện với con mình về tình dục [23].
Ở quốc gia Malaysia, phổ cập giáo dục giới tính được chính phủ quan
tâm và tiến hành đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, từ khi 4 tuổi. Chương trình
giáo dục giới tính được Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Phụ nữ, Gia đình và Cộng
đồng phụ trách, nội dung biên soạn do các chuyên gia và các tổ chức phi chính
phủ thực hiện. Nội dung chính của chương tình này là các khóa học về phát
triển con người, kiến thức sinh sản, kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an tồn
và hơn nhân và gia đình.
Ở Nhật Bản, chính sách giáo dục giới tính truyền thống của Nhật Bản
được gọi là “giáo dục thuần khiết”. Trong các năm 1947, 1949, 1955 Bộ Giáo
Dục Nhật Bản ra văn bản “Về việc thực thi giáo dục thuần khiết”, “Những
điều cơ bản về giáo dục thuần khiết”, “Đề án thí điểm thực thi giáo dục thuần
khiết”. Đến năm 1966, “giáo dục giới tính” mới bắt đầu triển khai sử dụng, HS
lớp 6 được phổ biến chương trình này. Đến năm 1985, Nhật Bản phát hiện
tường hợp đầu tiên nhiễm AIDS, vì vậy, các tờ rơi liên quan đến phòng chống
AIDS được nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác đã phát hành trên cả
nước, trong đó có đối tượng HS THCS [15].
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận giới tính và giáo dục
giới tính ở một số khía cạnh như: đạo đức giới tính liên quan đến đạo đức xã
hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con

người trong gia đình, xã hội hay giáo dục giới tính nhằm chuẩn bị cho nam nữ
bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hơn nhân. Một số nước như
Thụy Điển lại áp dụng giáo dục giới tính qua truyền hình; Ở Mỹ, giáo dục giới
tính được phân theo các cấp học. Đối với Hà Lan, giáo dục giới tính được giảng
dạy ở bậc tiểu học. Các cơng trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để tác
giả triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh ở các
trường
12


×