Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bắc thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.79 KB, 11 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu chính của Luận văn là giải quyết ba vấn đề sau: Đầu tiên, luận văn
đưa ra các cơ sở lý luận, khái niệm, các tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng tại
ngân hàng thương mại. Thực trạng phát triển tín dụng tại Vietinbank CN Bắc
Thăng Long được đánh giá dựa trên các cơ sở lý luận, tiêu chí đã nêu tại chương 1.
Từ những phân tích từ thực trạng tác giả sẽ đưa ra kết quả, hạn chế cũng như bài
học kinh nghiệm về việc phát triển tín dụng tại chi nhánh. Cuối cùng, chương 3 sẽ
tập trung các nhóm giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng từ thực trạng đã
phân tích ở chương 2. Cụ thể như sau:
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Lý thuyết cơ bản về tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại
Dựa trên các quan điểm triết học của Mác, định nghĩa của các nhà kinh tế
của các nước trên thế giới về khái niệm tín dụng, ngân hàng và tín dụng ngân hàng.
Tác giả sẽ đưa ra quan điểm của bản thân về khái niệm tín dụng ngân hàng. Phần
tiếp theo luận văn sẽ chỉ ra cách phân loại tín dụng trong ngân hàng thương mại và
vai trị của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế, doanh nghiệp trong nền kinh tế.
1.2. Phát triển hoạt động tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại
Đầu tiên, luận văn đưa ra khái niệm của Mác về sự phát triển. Theo đó thì:
“Phát triển là sự vận động, đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém đến hoàn thiện; sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy
định mới hơn, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu phương thức vận động và


tồn tại của sự vật hiện tượng cùng chức năng ngày càng hoàn thiện hơn”. Luận
văn sẽ làm rõ về khái niệm của sự phát triển và phát triển tín dụng.
Dựa trên quan điểm về sự phát triển, hai yếu tố lượng và chất là hai yếu tố
quan trọng của sự phát triển. Qua đó, phát triển tín dụng được phân tích theo hai
khía cạnh chính: Phát triển tín dụng theo chiều rộng và phát triển tín dụng theo
chiều sâu. Tiếp theo, tác giả chọn lọc một số tiêu chí để đánh giá sự phát triển tín


dụng trên hai khía cạnh này, bao gồm khái niệm, cơng thức tính và ý nghĩa của các
tiêu chí đánh giá:
Đối với phát triển tín dụng theo chiều rộng: Luận văn tập trung vào ba nhóm
tiêu chí chính đánh giá quy mơ phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là:
Doanh số cho vay, dư nợ cho vay và dư nợ cho vay bình quân, tăng trưởng khách
hàng mới.
-

Doanh số cho vay hay doanh số giải ngân của ngân hàng là tổng tất cả các
khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay (bao gồm khách hàng bán
lẻ, bán buôn) trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay giúp đánh giá
đươ ̣c quy mô phát triể n của khách hàng..

-

Dư nợ cho vay là dư nợ cho vay của một ngân hàng tại một thời điểm nhất
định (thông thường là cuối mỗi quý, năm).Tuy nhiên, chỉ số này không đánh
giá được hiệu quả hoạt động tín dụng trong một thời kỳ. Đôi khi dư nợ cho
vay cao chỉ bi ểu hiện sự phát triển tức thời c ủa khách hàng trong một thời
điểm. Để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng, người ta thường sử
dụng chỉ tiêu dư nợ bình quân. Dư nợ bình quân là dư nợ cho vay bình
quân của ngân hàng trong một thời kỳ (thường là một năm). Dư nợ bình
quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2.

-

Tăng trưởng khách hàng mới : Số khách hàng tăng lên trong từng thời kỳ

.



Chỉ tiêu này đánh giá quy mô tăng trưởng dựa vào số khách hàng mới tăng
lên của ngân hàng trong mơ ̣t thời kỳ
Đối với phát triển tín dụng theo chiều sâu: Luận văn tập trung vào 5 nhóm
chỉ tiêu chính đánh giá hiệu qủa của hoạt động tín dụng, cụ thể: Tỷ lệ nợ quá hạn,
nợ xấu trên tổng dư nợ; Mức độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận thu được;
Đa dạng sản phẩm cho vay; Mức độ hài lịng của khách hàng; Thị phần tín dụng
của ngân hàng. Cụ thể như sau:
-

Nợ quá hạn là nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ

xấu là nợ thuộc nhóm nợ 3,4,5. Đây là chỉ sốtrực tiế pđánh giá chấ t lươ ̣ng của tín du ̣ng
-

Doanh thu và lợi nhuận là hai tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

doanh tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Doanh thu của ngân hàng bao gồm
doanh thu từ hoạt động cho vay, doanh thu phí phát hành bảo lãnh LC, từ dịch vụ
chuyển tiền, doanh thu từ thẻ, các dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS banking,
Internetbanking…) Trong đó, doanh thu từ hoạt động cho vay thường chiếm 80%
tổng doanh thu. Lơ ̣i nhuâ ̣n thể hiê ̣n viê ̣c phát triể n tiń du ̣ng mang la ̣i lơ ̣i nhuâ ̣n bao
nhiêu cho chi nhánh . Chất lượng tín dụng tốt , trích lập rủi ro thấp thì lợi nhuận tín
dụng cao.
Thứ ba là đa dạng hóa sản phẩm cho vay: Chỉ tiêu này thể hiện sự đa dạng
phong phú của các sản phẩm dịch vụ mà một ngân hàng mang đến cho các khách
hàng. Một NHTM có nhiều sản phẩm, dịch vụ cho vay thì càng có năng lực cạnh
tranh cao, khách hàng có thể lựa chọn nhiều dịch vụ phù hợp với tiêu chí đầu tư,
tiêu dùng của mình.
Thứ tư là mức độ hài lịng của khách hàng: Mức độ hài lòng của khách

hàng là sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng thương mại Cổ phần. Việc phục vụ khách hàng tốt, không chỉ giúp
giữ chân khách hàng tại chi nhánh mà xa hơn giúp nâng cao hình ảnh thương


hiệu của ngân hàng trên thị trường. Qua đó, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng
so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bằng những lời khen, sự thoải mãn của
khách hàng hiện hữu sẽ là nguồn thông tin tới những khách hàng khác có nhu
cầu tín dụng đến ngân hàng để giao dịch, khiến số lượng khách hàng mới càng
được mở rộng.
Thứ năm là thị phần tín dụng của ngân hàng: Để đánh giá tổng quan nhất về
sự phát triển tín dụng của một ngân hàng cần dựa vào thị phần tín dụng của ngân
hàng đó đang chiếm lĩnh trên địa bàn. Một ngân hàng càng càng thu hút nhiều
khách hàng, chiếm được thị phần lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng hiệu
quả.
Phần cuối của chương 1, tác giả tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Phần này làm cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá,
giải thích nguyên nhân về những hạn chế trong phần tiế p theo : Thực trạng phát
triển tín dụng tại chi nhánh được nêu ở chương 2.

CHƢƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC THĂNG
LONG
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam CN Bắc
Thăng Long
Đầu tiên, luận văn giới thiệu khái quát về sự hình thành phát triển của
Vietinbank CN Bắc Thăng Long, cụ thể: Vị trí địa lý và tình hình sản xuất kinh

doanh của khu vực nơi chi nhánh đặt trụ sở chính. Cụ thể ở đây , chi nhánh đươ ̣c
thành lập và phát triển trên địa bàn huyê ̣n Sóc Sơn. Tiếp theo, luận văn giới thiệu
về mô hình tổ chức, chức năng của các phịng ban và mạng lưới các phòng giao
dịch trên địa bàn huyện, cũng như đặc điểm ưu thế của các phòng giao dịch. Hiê ̣n
Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam CN Bắ c Thăn g Long gồ m có 5 phòng
giao dich
̣ chính : PGD Phố Nỷ , PGD Bắ c Hà , PGD Nô ̣i Bài 1, PGD Nô ̣i Bài 2,
PGD Phú Minh. Cuối phần này, luận văn khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
của Vietinbank CN Bắc Thăng Long giai đoạn 2013 – 2015.
2.2. Thực trạng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng thƣơng
Việt Nam Chi nhánh Bắc Thăng Long.
Phần này, thực trạng phát triển tín dụng được phân tích theo hai khía cạnh là
phát triển tín dụng theo chiều rộng và phát triển tín dụng theo chiều sâu.
Thực trạng phát triển tín dụng theo chiều rộng của chi nhánh
Tình hình phát triển tín dụng tại Vietinbank CN Bắc Thăng Long được đánh
giá theo các tiêu chí đã nêu tại phần cơ sở lý luận tại Chương 1, đó là: Dư nợ tín
dụng, Tăng trưởng khách hàng mới, Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và tỷ lệ
doanh số thu nợ/doanh số cho vay. Nhìn chung quy mơ tín dụng của chi nhánh đều
có xu hướng phát triển trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015. Năm 2013, dư nợ cho
vay đạt 329 tỷ đồng. Năm 2014 là 815 tỷ đồng, tăng 247.7% so với 2013 đồng thời


vượt 15 tỷ so với chỉ tiêu năm 2014. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2015 đạt 1,531
tỷ đồng, tăng 187.9% so với năm 2014 (kế hoạch dư nợ đến cuối năm 2015 là
1,400 tỷ đồng) vượt hơn 100 tỷ so với chỉ tiêu đã đề ra. Năm 2016, chỉ tiêu kế
hoạch ngân hàng công thương đề ra là 2100 tỷ. Tuy nhiên, với chiến lược kinh
doanh đúng đắn và có định hướng rõ ràng của bản lãnh đạo chi nhánh, trong 6
tháng đầu năm 2016 dư nợ cho vay của toàn chi nhánh đạt 1750 tỷ 83.3% kế hoạch
đã đề ra.
Năm 2013, tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại Vietinbank Chi

nhánh Bắc Thăng Long đạt 132 người tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng cá
nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2014, con số này tăng 21,97% đạt 161
khách hàng và năm 2015 là 261 khách hàng. Có thể nhận thấy qua 3 năm hình
thành và phát triển số lượng khách hàng mới tăng gần gấp đơi, dư nợ có xu hướng
tăng qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, sự phát triển về lượng khách hàng mới giúp chi
nhánh mở rộng thị phần phát triển, khẳng định được vị thế thương hiệu của chi
nhánh tại địa bàn tỉnh đồng thời lợi nhuận chi nhánh vì thế tăng cao. Tuy nhiên,
mặc dù số lượng khách hàng cá nhân tương đối lớn nhưng tổng dư nợ cho vay của
nhóm đối tượng này này lại chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ của toàn chi
nhánh có thể chứng tỏ các khoản vay tương đối nhỏ, tình hình hoạt động tín dụng
tương đối khó khăn.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho
vay. Theo như số liệu thống kê về tình hình cho vay và thu nợ của chi nhánh, ta
thấy rõ được sự tăng trưởng tương đối tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Năm 2013, doanh số cho vay lại tương đối lớn 1,124 trong khi doanh số thu
nợ đạt 795 tỷ chiếm 70.7%. Hệ số thu nợ tương đối tốt chứng tỏ ngân hàng sử
dụng vốn cho vay hiệu quả và khả năng thu hồi vốn cao. Năm 2014 và năm 2015
chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ.


Doanh số cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng tăng trưởng được thêm nhiều khách
hàng mới, đồng thời khai thác phát triển thêm giới hạn tín dụng với các khách hàng
hiện hữu. Bên cạnh đó doanh số thu nợ/ doanh số cho vay ln có xu hướng tăng
và giữ ở mức ổn định đạt khoảng 0.75%. Sáu tháng đầu năm 2016, chứng kiến sự
tăng vọt về doanh số cho vay với 2,052 tỷ đồng, chiếm 70% doanh số cho vay cả
năm 2015, tỷ lệ thu nợ ở mức tương đối cao đạt gần 90%.
Hoạt động kinh doanh có xu hướng phát triển tốt qua các năm doanh số cho
vay tăng, dư nợ tín đụng dược đẩy lên cao, hoạt động tín được được đánh giá có
hiệu quả.
Thực trạng phát triển tín dụng theo chiều sâu

Tình hình phát triển tín dụng theo chiều sâu tại chi nhánh được đánh giá theo
5 tiêu chí : Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh; Chỉ tiêu sinh lời của hoạt động
tín dụng; Đa dạng hóa sản phẩm cho vay; Mức độ hài lịng của khách hàng; Thị
phần tín dụng của Vietinbank CN Bắc Thăng Long, cụ thể như sau:
Năm 2013, Chi nhánh khơng phát sinh nợ xấu. Ngun nhân chính do chi
nhánh được thành lập từ tháng 7 năm 2013, hoạt động tín dụng chưa phát triển nhiều
chủ yếu đến từ các dự án thuộc tập đoàn điện lực. Rủi ro hoạt động thấp. Tuy nhiên,
đến năm 2014 dư nợ quá han là 1.9 tỷ đồng chiếm 0.23% tổng dư nợ. Đây là món nợ
phát sinh từ Cơng ty Cổ phần Long Hồng Yến, khi dư nợ đạt nhóm 3 chi nhánh đã
tiến hành xử lý nợ xấu bằng cách xử lý tài sản bảo đảm. Tài sản sau khi xử lý có giá
trị là 1.75 tỷ đồng, 150 triệu cịn lại đã được trích lập dự phịng rủi ro bằng lợi nhuận
của công ty. Tỷ nợ nợ xấu năm 2014 được đánh giá là mức rất thấp so với quy định
của ngân hàng nhà nước là 1-3% trên tổng dư nợ. Năm 2015. Dư nợ quá hạn của chi
nhánh là 3.1 tỷ đồng chiếm 0.2 % tổng dư nợ. Chi nhánh đã tiến hành xử lý tài sản và
tiến hành đòi nợ từ bảo lãnh thanh tốn từ phía đối tác của khách hàng. Dư nợ quá hạn
đã được xử lý là 2.8 tỷ đồng. Phần cịn lại được trích lập một phần từ lợi nhuận của
chi nhánh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng, năm 2016


chi nhánh tiến hành thắt chặt kiểm soát việc giải ngân cấp tín dụng. Nhờ vậy, kết quả
6 tháng đầu năm 2016 chi nhánh gần như khơng có nợ xấu đảm bảo tỷ lệ nợ xấu
dưới mức cho phép của NHNN đã đề ra.
Chỉ tiêu sinh lời của hoạt động tín dụng: Phần lớn lợi nhuận của ngân hàng
đến chủ yếu từ hoạt động tín dụng, do đó chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng
phản ánh phần nào đó hiệu quả của việc cho vay. Nó cho biết lợi nhuận trên đồng
vốn cho vay là bao nhiêu. Doanh thu từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng từ
năm 2013 – năm 2015, và mức độ tăng tương ứng với mức độ tăng của mức dư nợ
bình quân. Điều này cho thấy sự ổn định về lãi cho vay của chi nhánh trong các
giai đoạn này. Tỷ suất sinh lời từ HĐTD của chi nhánh đạt khoảng 2.56% so với
mức dư nợ bình quân của cả chi nhánh. Lợi nhuận này đã tính đến chi phí mua vốn

của chi nhánh với Trung ương. Con số này hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh
doanh của chi nhánh khi lãi suất cho vay Trung bình của Chi nhánh ở mức 8.2 –
8.5% trong khi lãi suất mua vốn khoảng 5.75 %.
Năm 2015, Vietinbank Chi nhánh Bắ c Thăng Long áp du ̣ng rấ t nhiề u
chương trin
̀ h khuyế n maĩ , nghiên cứu tung ra các chương triǹ h ưu đaĩ phù hơ ̣p với
thị trường nhu cầu của khách hàng vay vớ n
Mức độ hài lịng của khách hàng: Năm 2015, chi nhánh tiến hành thực hiện
khảo sát hơn 150 khách hàng bao gồm cả khách hàng tiền gửi và tiền vay tại chi
nhánh nhằm đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng. Mức độ hài lòng của khách
hàng theo cuộc khảo sát thang 12 năm 2015 tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Thăng
Long nhìn chung là tương đối tốt. Khách hàng rất hài lòng về cơ sở vật chất của
ngân hàng.Vietinbank CN Bắc Thăng Long là chi nhánh mới thành lập, được thiết
kế theo phong cách hiện đại, cơ sở vật chất còn mới được đánh giá đầy đủ tiện nghi
và hiện đại so với các ngân hàng khác trong khu vực. Trang phục, thái độ nhân
viên được đánh giá cao về mức độ nhiệt tình tận tâm trong cơng việc. Các gói sản
phẩm dịch vụ ngân hàng được đánh giá rất đa dạng với mức lãi suất ưu đãi, phí


thấp hơn so với các ngân hàng trong khu vực. Khách hàng hoàn toàn tin tưởng về
dịch vụ,sản phẩm cũng như uy tín của chi nhánh trên địa bàn huyện. Có đến
126/150 khách hàng đồng ý rằng, Vietinbank CN Bắc Thăng Long là ngân hàng tốt
nhất trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Thị phần tín dụng của Vietinbank CN Bắc Thăng Long: Mặc dù chi nhánh
mới được thành lập và phát triển trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên chi nhánh ln
thuộc top 3 ngân hàng chiếm thị phần tín dụng lớn nhất trên địa bàn. Đặc biệt, năm
2015 dư nợ tín dụng cho chi nhánh đạt 1.531 tỷ đồng chiếm 31,2% tổng thị phần
cho vay của cả huyện Sóc Sơn. Đứng vị trí đầu bảng về thị phần tín dụng tồn
huyện. Điều này khẳng định được uy tín, thương hiệu Vietinbank đối với khách
hàng và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian

qua
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bắc
Thăng Long
Dựa trên phân tích số liệu về thực trạng phát triển tín dụng theo chiều rộng
và thực trạng phát triển tín dụng theo chiều sâu. Tác giả đưa ra những đánh giá
khách quan nhất về kết quả và hạn chế mà Vietinbank CN Bắc Thăng Long đã
đạt được trong thời gian qua. Thơng qua việc phân tích thị trường, điều kiện
kinh tế xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và thực trạng phát
triển tín dụng tại chi nhánh, tác giả đưa ra nguyên nhân của những hạn chế và
bài học kinh nghiệm của hạn chế đó.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƢƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG


Dựa trên nhưng kết luận đánh giá về hoạt động tín dụng tại Vietinbank CN
Bắc Thăng Long, tác giả đưa ra những nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động
tín dụng hiệu quả
3.1. Định hƣớng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Công
thƣơng CN Bắc Thăng Long năm 2016
Đầu tiên, luận văn nêu ra định hướng phát triển chung của toàn hệ thống
(định hướng này được xây dựng dựa trên phân tích về diễn biến thị trường, tình
hình kinh tế của Việt Nam trong những năm qua của NHCT). Định hướng này
cũng nêu rõ những ngành NHCT sẽ hạn chế hoặc khuyến khích cấp giới hạn tín
dụng. Dựa trên định hướng phát triển kinh tế của NHCT, điều kiện kinh tế xã hội
của địa phương cũng như đặc thù doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn, Vietinbank CN
Bắc Thăng Long sẽ đưa ra định hướng phát triển cụ thể cho chi nhánh. Trên cơ sở
phân tích, nhận định về đặc thù của từng phòng giao dịch chi nhánh sẽ tiến hành
phân chia cụ thể kế hoạch kinh doanh cho từng phòng. Phần này giúp người đọc

hiểu rõ hơn về đặc thù tín dụng của các phịng giao dịch, ngun nhân phân chia
chỉ tiêu tại các PGD này. Từ đó, làm tiền đề cho các nhóm giải pháp sẽ được áp
dụng tại phần sau.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng.
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng trong luận văn chỉ tập trung chủ yếu
vào các nhóm giải pháp cụ thể áp dụng trong phạm vi, quy mô của chi nhánh. Luận
văn đưa ra bảy nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng: Nhóm giải
pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp
nâng cao chất lượng dữ liệu khách hàng; Chuyển đổi mơ hình nâng cao, phát triển
tín dụng; Kết hợp nhiều gói sản phẩm, tăng cường bán chéo sản phẩm; Tăng cường
công tác quản trị rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng; Marketing, quảng bá


sản phẩm



×