Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát hiểu biết, thái độ, hành vi của cộng đồng về phòng chống tác hại của thuốc lá và luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.41 KB, 7 trang )

KHẢO SÁT HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CỘNG ĐỒNG
VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VÀ LUẬT PHÒNG
CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2014
Nguyễn Quang Chính, Phạm Thu Xanh,
Ngơ Quang Thành, Phạm Ngọc Hùng, Bùi Đức Lợi
Trung tâm Truyền thơng GDSK Hải Phịng
Tóm tắt nghiên cứu
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) số 09/2012/QH13 ban
hành ngày 02 tháng 7 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Sau
một năm triển khai, số người dân hiểu biết, thực hiện Luật ra sao; hiện chưa có
nghiên cứu nào công bố. Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên trên 400 người dân
tại Hải Phòng. Kết quả thấy: Tỷ lệ cộng đồng biết hút thuốc và hút thuốc thụ động
có hại cho sức khỏe rất cao 97,5% và 95,0%. 72,75% người dân biết đến tên Luật,
biết qua kênh truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất 84,19%. Chỉ có 27,0% đối tượng
nghiên cứu biết đúng mức xử phạt hút thuốc nơi có quy định cấm với mức phạt từ
100 đến 300 ngàn đồng. Luật phòng chống tác hại thuốc lá nhận được sử ủng hộ
cao của cộng đồng với tỷ lệ 77,5%.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm ở các nước
phát triển nhưng lại tăng ở các nước đang phát triển. Hơn 70% số người hút thuốc
lá là tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sử dụng thuốc lá là
nguyên nhân gây tử vong cho 6 triệu người một năm trên toàn thế giới.
Để giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm
thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới đã khởi xướng xây dựng Công ước Khung về
Kiểm sốt thuốc lá (dưới đây gọi tắt là Cơng ước Khung). Tính đến đến ngày 15
tháng 06 năm 2013 đã có 176 nước ký phê chuẩn Cơng ước Khung về kiểm sốt
thuốc lá. Đây là Cơng ước quốc tế đầu tiên về sức khỏe cộng đồng được đa số các
nước cam kết và thực hiện. Nội dung của Công ước Khung có liên quan đến nhiều
lĩnh vực, như: sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá.
Trước thực trạng đáng báo động trên, năm 2012, Nhà nước đã ban hành
Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để tổ chức hiệu


quả hơn cơng tác phịng chống tác hại thuốc lá, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá,
khắc phục những hậu quả do sử dụng thuốc lá gây ra nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe người dân.

73


Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều nội dung
hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Sau 1 năm Luật phòng chống tác hại của
thuốc lá được thực thi thì thực trạng hút thuốc hiện tại, phản hồi của người dân ra
sao, sự hiểu biết, thái độ về tác hại thuốc lá và Luật như thế nào cũng là một vấn
đề đáng được quan tâm. Do đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
hiểu biết, thái độ hành vi của cộng đồng về phòng chống tác hại thuốc lá và Luật
phòng chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức, thái độ hành vi của người dân tại 4
quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng trong phòng chống tác hại thuốc lá sau
01 năm thực thi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân từ 16 tuổi trở lên.
3.2. Thời gian và địa điểm
- Địa điểm: 2 Quận: Kiến An và Hồng Bàng; 2 huyện: An Dương và Tiên Lãng
- Thời gian: Tháng 4 - 5 năm 2014.
3.3. Thiết kế nghiên cứu: Mơ tả cắt ngang
3.4. Cơng thức tính cỡ mẫu:

n= Z2(1-/2) p (1-p)/d2
Trong đó:
n là cỡ mẫu nghiên cứu cần có
p là tỉ lệ, lấy p= 0,5 (ước lượng tỷ lệ cộng đồng biết về Luật
PCTHTL khi chưa có nghiên cứu nào về Luật).

Z là hệ số tin cậy khi α= 0.05 thì Z= 1.96
d= 0,05 : dự kiến sai lệch so với thực tế là 5%
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu cần có là 384, thực tế tiến hành nghiên cứu trên 4
quận huyện với 400 người.
3.5. Phương pháp chọn mẫu:
Chia các quận và huyện tại Hải Phịng thành 2 nhóm; lựa chọn ngẫu nhiên 2
quận và 2 huyện được: quận Kiến An, Hồng Bàng, huyện An Dương, Tiên Lãng.
Mỗi quận huyện sẽ điều tra ngẫu nhiên 100 người.
Mỗi quận, huyện chọn ngẫu nhiên 02 xã, phường, được 8 xã phường. Từ
trạm y tế chọn hướng đi ngẫu nhiên bằng cách quay bút, chọn ngẫu nhiên hộ đầu
tiên, sau đó đến các hộ kế tiếp theo cách cổng liền cổng. Mỗi hộ phỏng vấn 1
74


người (ưu tiên chủ hộ, nếu không chọn 1 người khác trên 16 tuổi). Nếu đi vắng
thì điều tra bù ở các hộ liền kề sao cho đủ 50 phiếu / mỗi xã phường.
3.6. Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn đối tượng sử dụng bộ câu hỏi
phỏng vấn.
3.7. Phương pháp xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng chương trình Excel.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kiến thức về tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động
Có 97,5% số người biết hút thuốc có hại cho sức khỏe; tỷ lệ biết hút thuốc
thụ động gây hại sức khỏe là 95%.
Bảng 1: Hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá
Hút thuốc lá chủ động
(n=400)

Hút thuốc lá thụ động
(n=400)


Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Bệnh ung thư phổi

86,66

74,21

Bệnh hơ hấp

63,58

65,78

Bệnh tim mạch

52,3

45,26

Sảy thai

26,92

22,1

Loại hình
Tác hại của thuốc lá


Tỷ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá thụ động rất cao, trong
đó tỷ lệ biết tác hại gây bệnh ung thư phổi với tỷ lệ cao nhất là 86,66% và 74,21%
và thấp nhất là tỷ lệ biết tác hại gây sảy thai là 26,92% và 22,1%.
4.2. Thái độ với việc hút thuốc lá
Số người khơng có ý kiến khi thấy người khác hút thuốc tại nơi cộng cộng
khiến mình hút thuốc thụ động là 45,25%, số yêu cầu ngừng hút là 27,5% và số tỏ
ra khó chịu là 15,25%. Số khơng ý kiến cho rằng hoặc mình có hút thuốc, hoặc sợ
phiền hà khi yêu cầu người hút thuốc ngừng hút.
4.3. Kiến thức về luật phòng chống tác hại thuốc lá
Có 72,75% số người được hỏi biết đến Luật phịng chống tác hại thuốc lá.
Nhưng thời điểm Luật chính thực có hiệu lực từ 1/5/2013 thì chỉ có 27,5% người
dân cộng đồng biết.
Bảng 2: Số người biết Luật phòng chống tác hại thuốc lá theo khu vực
Biết luật

Biết

75

Không biết


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


153

76,5

47

24,5

Nông thôn (n = 200)

138

69,0

62

31,0

Tổng

291

72,75

109

27,25

Khu vực

Thành thị (n = 200)

Tỷ lệ người dân ở thành thị biết về Luật cao hơn so với vùng nông thôn,
tương ứng tỷ lệ là 76,5% với 69%. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.
Truyền hình là kênh tuyên truyền phổ biến hiệu quả nhất trong việc phổ biến
Luật phòng chống tác hại thuốc lá với 84,19% người biết, tiếp đến là sách báo
47,76%, tờ rơi 36,08%, truyền thanh 35,39%, truyền thơng nhóm chỉ chiếm 17,86%.

60
50

50,51%
41,55%
28,52%

40
30

15,12%

20
10
0
Giảm tác Kiểm soát Kiểm soát
hại
nguồn
cầu
cung


Tạo điều
kiện PC
THTL

Biểu đồ 1: Tỷ lệ người biết nội dung chính của Luật
Trong 291 người biết về Luật thì số người hiểu biết về 4 nội dung chính của
Luật khá thấp, chỉ có 50,51% biết đến nội dung giảm tác hại của thuốc lá, rồi đến
kiểm soát nguồn cung 41,55%, kiểm soát nhu cầu 28,52%, thấp nhất là tạo điều
kiện để phòng chống tác hại thuốc lá 15,12%.
Có đến 94,5% số người được hỏi biết quy định cấm hút thuốc tại cơ sở y tế,
cơ sở giáo dục 82,81%, cơ sở nuôi dưỡng trẻ 66,66%, nơi dễ cháy nổ 63,91%,
phương tiện giao thơng 45,36%. Cịn 5,49% số người được hỏi biết về Luật
nhưng không biết các quy định chi tiết.
Bảng 3: Số người biết quy định nơi cấm hút thuốc trong nhà

76


Nơi cấm hút thuốc trong nhà

Số lượng (n =291)

Tỷ lệ (%)

Không biết

31

10,65


Nơi làm việc
Nơi công cộng
Trường đại học, học viện

230
220
260

79,0
75,6
89,34

Tỷ lệ biết cấm hút thuốc tại nơi làm việc là 79%; nơi công cộng 75,6%, trường
đại học, học viện 89,34%. Vẫn cịn 10,65% đối tượng khơng biết các kiến thức trên.
Có 60,14% người khơng biết nơi cấm hút thuốc trong nhà nhưng có khu vực
dành cho người hút thuốc. 62,19% số người biết ở khách sạn nhà hàng, 63,23%
biết quy định tại sân bay và chỉ có 29,89% biết quy định ở phương tiện giao thơng
tàu hỏa, tàu thủy có khu vực dành cho người hút thuốc.
Bảng 4: Số người biết quy định xử phạt theo Luật
Biết quy định xử phạt theo Luật
Không biết
Bị xử phạt khi hút thuốc nơi cấm
Mức xử phạt hiện nay từ 100-300 ngàn đồng
Bị xử phạt khi bán thuốc sai quy định

Số lượng
(n = 291)
151
216
108

104

Tỷ lệ (%)
37,8
74,2
37,1
35,7

Tỷ lệ biết bị xử phạt khi hút thuốc ở khu vực cấm là 74,2%, khi bán thuốc sai
quy định là 35,7% theo quy định xử phạt của Luật và Nghị định 176/CP. Tuy nhiên
chỉ có 37,1% biết đúng mức xử phạt hút thuốc nơi có quy định cấm với mức phạt từ
100 đến 300 ngàn đồng. Vẫn còn 37,8% khơng biết những quy định này.

6,0%

16,5 %

77,5 %

Đồng tình
Phản đối
Không ý kiến

Biểu đồ 2: Thái độ của người dân về quy định cấm hút thuốc nơi công cộng

77


Luật phòng chống tác hại thuốc lá nhận được sử ủng hộ cao của cộng đồng
với 77,5%, ý kiến phản đối chỉ có 6,0%.

5. Kết luận
5.1. Kiến thức thái độ về tác hại thuốc lá
-

Tỷ lệ cộng đồng biết hút thuốc và hút thuốc thụ động có hại cho sức khỏe rất
cao 97,5% và 95,0%, trong đó gây bệnh ung thư phổi với tỷ lệ cao nhất tương
ứng là 86,66% và 74,21%.

-

Số người khơng có ý kiến khi thấy người khác hút thuốc tại nơi cộng cộng
khiến mình hút thuốc thụ động là 45,25%, số yêu cầu ngừng hút là 27,5% và
số tỏ ra khó chịu là 15,25%.

5.2. Kiến thức thái độ về Luật Phịng, chống tác hại thuốc lá
-

Có 72,75% biết đến tên Luật, biết thời điểm Luật chính thức có hiệu lực chỉ có
27,5%, biết qua kênh truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất 84,19%.

-

Hiểu biết về 4 nội dung chính của Luật PCTHTL: Chỉ có 50,51% biết đến nội
dung giảm tác hại của thuốc lá, thấp nhất là tạo điều kiện PCTHTL 15,12%.

-

Nơi cấm hút thuốc hoàn toàn, nơi cấm hút thuốc trong nhà, nơi cấm hút thuốc
trong nhà nhưng có khu vực riêng có tỷ lệ cao được cộng đồng biết đến tương ứng
là cơ sở y tế (94,5%); trường đại học, học viện (89,34%); sân bay (63,23%).


-

Biết quy định xử phạt của Luật và Nghị định 176/CP chỉ có 54,0% biết bị xử
phạt khi hút thuốc ở khu vực cấm, bán thuốc sai quy định 26,0%. Biết đúng
mức xử phạt hút thuốc nơi có quy định cấm với mức phạt từ 100 đến 300 ngàn
đồng thì chỉ có 27,0%.

-

Luật nhận được sử ủng hộ cao của cộng đồng với tỷ lệ 77,5%.

6. Khuyến nghị
-

Ban ngành thành phố các cấp cần duy trì, tăng cường: tuyên truyền phòng chống
THTL và Luật phòng chống tác hại thuốc lá, quy định xử phạt nếu vi phạm Luật
trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng kênh truyền hình, truyền
thơng nhóm.

-

Tăng cường treo lắp biển cấm hút thuốc tại nơi có quy định cấm hút để giảm
tình trạng hút thuốc thụ động.

78


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp - Bộ Y tế, “Tài liệu giới thiệu về Luật phòng, chống tác hại thuốc

lá” (ban hành kèm theo chỉ thị số 2158/CT - CHK ngày 21/05/2013).
2. Cơng ước Khung về Kiểm sốt thuốc lá (Framework Convention On Tobacco
Control - FCTC), có hiệu lực ngay trong năm 2005.
3. Phan Văn Hớn và Cs (2010), “So sánh thực trạng hút thuốc tại Bình Định sau 10
năm thực hiện nghị quyết 12/2000 của chính phủ”, Kỷ yếu các đề tài khoa học
Truyền thông giáo dục sức khỏe 2012, Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, tr 28 -31.
4. Lý Ngọc Kính, Nguyễn Ngọc Khang, Đặng Huy Hồng và Cs (2006), “Tổng
quan về tình hình sử dụng thuốc lá và chương trình phịng chống tác hại thuốc
lá ở Việt Nam”, Một số cơng trình nghiên cứu về kiểm soát thuốc lá ở Việt
Nam giai đoạn 1999-2005, Tạp chí Y học thực hành (số 533), tr 5-11.
5. Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế, thuốc lá.
6. Quyết định số 229/QĐ-TTg (2013), Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại
thuốc lá đến năm 2020, tr 5, 6.
7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1315/QĐ-TTg, ngày 21/8/2009 phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Cơng ước khung về kiểm sốt thuốc lá – FCTC.
8. UBND thành phố Hải Phòng, Chỉ thị 28/2011 ngày 22/11/2011 về việc tăng
cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

79



×