GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và
thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều
thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất
cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay
đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của
cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống
một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải
nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về
kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian
học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn
cần học kỹ năng sống.
4. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống.
Dựa vào môi trường sống:
- Kỹ năng sống tại trường học
- Kỹ năng sống tại gia đình
- Kỹ năng sống tại nơi làm việc
Dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
- Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các
mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình
cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
5. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ( từ 6 -> 15 tuổi),
người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây:
1
5. 1. Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Nhóm kỹ năng nhận thức:
• Nhận thức bản thân
• Xây dựng kế hoạch
• Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
• Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu
• Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo
Nhóm kỹ năng xã hội:
• Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
• Kỹ năng giao tiếp không lời
• Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông
• Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi
• Kỹ năng từ chối
• Kỹ năng hợp tác
• Kỹ năng làm việc nhóm
• Kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng
• Kỹ năng ra quyết định
Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
• Kỹ năng làm chủ cảm xúc
• Phòng chống stress
• Vượt qua lo lắng, sợ hãi
• Khắc phục sự tức giận, ứng phó với căng thẳng
• Quản lý thời gian
• Nghỉ ngơi tích cực
• Giải trí lành mạnh
• Tìm kiếm và xử lý thông tin.
• Dám nhận trách nhiệm.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG:
MỤC TIÊU TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIÁO DỤC SỨC
KHOẺ HỌC SINH
Bản thân kỹ năng sống có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta
chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị ( cái chúng ta nghĩ/cảm
thấy/tin tưởng) thành hành động ( cái cần làm và cách cần làm nó) theo xu hướng
tích cực và mang tính chất xây dựng.
Ngày nay nhiều thanh thiếu niên không có khả năng đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hổ trợ cần thiết để
2
tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có thể gây ra những tổn
hại về mạt sức khoẻ và đạo đức của mồi người.
Vì vậy mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là:
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khoẻ giới tính.
- Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề sức khoẻ bản thân, phát
triển ở họ những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong
cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
- Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh,
trong quan hệ với bạn bè cùng trang lứa và người lớn.
- Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình
đẳng giới tính trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu của tệ nạn xã hội
với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát
triển giống nòi của mỗi dân tộc.
3. LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và các trường học nói
riêng sẽ mang lại cho họ những lợi ích như sau đây:
Lợi ích về mặt sức khoẻ
- Giáo dục kỹ năng sống góp phân xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho
cá nhân và cộng đồng.
- Giáo dục kỹ năng sữ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để được
phát triển.
- Giáo dục kỹ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức
khoẻ cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.
- Giáo dục kỹ năng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo
cho sự phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
Lợi ích về mặt giáo dục
- Giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh
làm trung tâm sẽ có những tác động tích cực đối với:
- Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn
- Hứng thú trong học tập.
- Hoàn thành công việc của mọi cá nhân một cách sống sáng tạo và hiệu quả.
- Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh,
sinh viên trong quá trình học tập, tu dưỡng.
Lợi ích về mặt văn hoá xã hội
- Giáo dục kỹ năng sông thúc đảy những hành vi mang tính xã hội tích cực,
góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
- Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên
trong một xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà
chung.
Lợi ích về kinh tế chính trị
3
- Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà khoa
học, kinh tế và chính trị trong tương lai cần có.
- Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của
thanh thiếu niên, giúp họ xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia
đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia.
4. VÌ SAO CẦN TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG?
Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống giúp cho mọi người phát triển các kỹ
năng cá nhân và xã hội mà họ cần để giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những
người có trách nhiệm và có tình thần độc lập, sáng tạo. Tiếp cận kỹ năng sống cũng
có khả năng làm chủ tình cảm và xúc cảm của mọi cá nhân.
Phương pháp tiếp cận cá kỹ năng sống làm cho người ta hiểu rằng có một
khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy, nếu chỉ chú ý tiếp
thu kiến thức thì con người có thể nhận được những thông tin, nhưng lại có ít ảnh
hưởng đến hành vi. Ngược lại nếu có được những kỹ năng sống thì sự tác động lên
cuộc sống của họ sẽ rất tích cực. Khi những kỹ năng của mỗi người phát triển và
nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng sẽ tăng theo. Điều này rất quan trọng vì sự tự
trọng là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định hành vi của mỗi người, đặc
biệt đối với việc duy trì lối sống lành mạnh và có trách nhiệm trước sức khoẻ bản
thân và công đồng.
5. MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG GIÁO
DỤC:
5.1 KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, trong nhóm
với tập thể đông đảo hơn. Kỹ năng giao tiếp giúp các nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm
xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu rõ mình hơn. Thái độ cảm thông
với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ năng
hợp tác và làm việc tập thể là yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp, giúp đem
lại hiệu quả cho nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong việc
thương thuyết, sự lý tình huống và giúp đỡ người khác.
Đối với học sinh kỹ năng giao tiếp nhằm giúp:
- Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp.
- Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Dưới đầy là một số kỹ năng cần vận dụng khi giao tiếp:
Mỗi quan hệ giữa các cá nhân.
- Các mỗi quan hệ là bản chất của cụoc sống. Ở thanh thiếu niên thường có
mối quan hệ với:
- Những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ: Cha mẹ, họ
hàng, thầy cô giáo.
- Bạn bè đồng lưa trong và ngoài trường học.
- Những người mà họ gặp gở trong cuộc sống: Bạn bè của gia đình, những
nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội, người sống trong cộng đồng.
4
Thanh thiếu niên cần phải biết cách giao tiếp và đối sữ một cách phù hợp
trong từng mối quan hệ để họ có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi
trường sống của mình.
Thiết lập tình bạn
Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè để chia sẻ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà
mình quan tâm. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời,
nhưng thanh thiếu niên cần phải nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào và
phải thiết lập và phát triển ra sao để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời phải biết
khước từ kiểu tình bạn có thể đưa họ đến những hành vi nguy hiểm như quan hệ
tình dục bừa bãi, nghiện ma tuý, trôm cắp, cờ bạc…
Sự thông cảm
Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc
biệt khi thanh thiếu niên phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn
cảnh hoặc do những hành vi cuả chính hành vi họ gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu
và coi hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm cách giảm bớt gánh
nặng bằng sự chia sẻ với họ hơn là lên án hoặc coi khinh họ. Do vậy, cảm thông
cùng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững
trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất.
Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè
Đứng vững trước sự lôi kéo giữa bạn bè có nghĩa là bảo vệ những giá trị và
niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩa và việc làm trái ngược
của bạn bè. Bản thân phải dừng ngay những việc mà mình tin là sai lầm và phải có
khả năng bảo vệ quyết định của mình dù điều này không được nhóm bạn đồng tình.
Do vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc
phản đối, khước từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng.
Thương lượng
Thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng
đương đầu với sự đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè hoặc xác định rõ vị trí của cá nhân và thiết
lập sự hiểu biết lẫn nhau.
Giao tiếp hiệu quả
Một trong những kỹ năng sống quan trọng là khả năng giao tiếp một cách có
hiệu quả với mọi người. Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được
người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người
ta giao tiếp với nhau ra sao.
Để giao tiếp có hiệu quả cần vận dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời, giao
tiếp không lời và kỹ năng lắng nghe.
5.2. KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC
Kỹ năng nhận thức giúp hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói
quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối
quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận
5