Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bao cao tong ket nam hoc 2009 2010 va phuong huongmuc tieu nhiem vu nam hoc 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.56 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN LỘC HÀ
<b>PHÒNG GD - ĐT</b>
Số: 370 /BC-PGD&ĐT


<b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.</b>


<b> </b><i>Lộc Hà, ngày 31 tháng 8 năm 2010</i>
<i><b> </b></i>


<b>BÁO CÁO</b>



<b> TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 - 2010</b>


<b>VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011 </b>
<b>PHẦN THỨ NHẤT</b>


<b>TỔNG KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010</b>


Thực hiện Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 và sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lộc
Hà, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện nhà đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua
khó khăn, phát huy tốt truyền thống hiếu học của quê hương, hoàn thành thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được những kết quả quan trọng, đáng phấn
khởi. Sau đây là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học
2009 - 2010.


<b> I. Triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây</b>
<b>dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: </b>



1. Tiếp tục triển khai chỉ đạo các đơn vị thực hiện Chỉ thị 06-CT/TƯ ngày
<i><b>07/ 11/ 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương</b></i>
<i><b>đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về</b></i>
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; triển khai Chỉ thị số
40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, phát động và
<i><b>chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”</b></i>
cho tất cả các trường. Các đơn vị đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thiết
thực.


2. Củng cố Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động.
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ
chức cho cán bộ, giáo viên toàn ngành học tập các chuyên đề về chính trị, các Nghị
quyết của TW và địa phương.


3. Triển khai xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực:


Tổng số trường đăng ký tham gia phong trào XD trường học thân thiện, học
sinh tích cực: 36/36 trường. Trong đó có 13/36 trường đăng ký 5 nội dung (Mầm
non 3 trường, Tiểu học 5 trường, THCS 5 trường).


* Kết quả đạt được:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mạnh dạn trong giao tiếp và tích cực, chủ động hơn trong học tập. Vai trị của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được phát huy tốt hơn như: TH Thạch Bằng,
TH Thạch Châu, TH Hồng Lộc, THCS Thạch Kim.


- Tổ chức được các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh và các hoạt động
văn nghệ, thể thao, nhờ vậy đã động viên được nhiều học sinh có hồn cảnh khó
khăn đến trường, góp phần duy trì tốt sỹ số. Một số trường đã sáng tạo trong việc
giới thiệu các làn điệu dân ca dân tộc và các địa phương bằng các Hội thi, Hội diễn,


chương trình ca múa hát sân trường với sự tham gia của đông đảo học sinh như TH
Thạch Châu, TH Mai Phụ, TH Thạch Bằng,...


- Nhận chăm sóc và phát huy giá trị tinh thần các di tích lịch sử văn hố đang
được các nhà trường quan tâm đúng mức, thiết thực góp phần giáo dục lịng yêu
nước, tự hào dân tộc và truyền thống quê hương.


- Việc triển khai phong trào đã tạo ra sự kết nối chặt chẽ và mối quan hệ gần
gũi giữa nhà trường với các cấp chính quyền địa phương, đồn thể và các lực lượng
xã hội tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và hiệu quả.


Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại trường học thân thiện, học sinh
tích cực năm học 2009 - 2010:


- Loại xuất sắc: gồm 8 trường (THCS Thạch Kim, Mỹ Châu; TH Thạch
Bằng, TH Thạch Châu, Thạch Kim, Hồng Lộc, Mai Phụ; MN Thạch Châu).


- Loại tốt: Gồm 8 trường (TH Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thịnh Lộc, Hậu Lộc, Bình
Lộc, An Lộc; THCS Đặng Tất; MN Thụ Lộc).


- Loại khá: Gồm 9 trường (TH Thụ Lộc, Tân Lộc; THCS Tân Vịnh, Nguyễn
Hằng Chi, Hồng Lộc, Tân Lộc, Thạch Bằng, Thịnh Lộc, THCS Bình An)


4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động ở các trường
lồng ghép với thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn, công tác tổ chức quản
lý trong nhà trường. Đồng thời chỉ đạo tổ chức thi kiểm tra, đánh giá học sinh một
cách nghiêm túc đúng tinh thần của cuộc vận động.


<b>II. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:</b>



<b>1. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở bậc Mầm non:</b>


Triển khai thực hiện Chương trình GDMN mới: chỉ đạo 6 trường, thực hiện
Chương trình GDMN mới (tăng 5 trường so với năm học trước). Việc triển khai
thực hiện chương trình GDMN mới bước đầu tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhưng đã
được đơng đảo cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh ủng hộ, chất lượng giáo dục
và chăm sóc trẻ bước đầu được khẳng định.


Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ về vệ
sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra việc tổ chức bán trú, bếp ăn tập thể tại các trường
Mầm non. Tăng cường chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác Vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP). Đặc biệt, chỉ đạo các trường tổ chức ăn bán trú, ăn bữa phụ
phải luôn đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, tuyệt đối đảm bảo VSATTP, không để
xẩy ra bất kỳ trường hợp ngộ độc thức ăn trong các nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chỉ đạo các trường phối kết hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ
cho trẻ 1 lần; tổng số trẻ được khám sức khỏe: 3928/3932 (= 98,2%).


Công tác cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ được thực
hiện có hiệu quả, những trẻ suy dinh dưỡng được nhà trường phối hợp với gia đình
để cùng chăm sóc, có 100% trẻ được tổ chức cân đo và theo dõi biểu đồ sức khoẻ.
Trong đó: trẻ SDD vừa: 396 cháu (=10,1%); SDD nặng: 32 cháu (=0,8%); trẻ thấp
còi độ 1: 368 cháu (=9,4%); thấp còi độ 2: 31 cháu (=0,7%); 93,5% trẻ đạt “bé
khỏe, bé ngoan”.


Công tác chuyển đổi trường MN bán công sang công lập: Đã chuyển đổi
được 2 trường (MN Thạch bằng, Thịnh Lộc); đề nghị trong những năm tới chuyển
đổi 7 trường (MN Thạch Châu, Thụ Lộc, Thạch Mỹ, Thạch Kim, Hồng Lộc, Hậu
Lộc, Tân Lộc) sang công lập.



<b>2. Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục phổ thông:</b>
<b>*. Tiểu học:</b>


Chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu,
các quy chế về chun mơn. Tập trung chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc dạy
học và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học.


Bộ phận chuyên môn Tiểu học đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát
đúng với tình hình thực tiễn, nhằm tạo điều kiện cho các nhà trường nâng cao hiệu
quả trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ; thực hiện chương trình, đổi
mới phương pháp dạy học, soạn bài theo hướng tinh giản, tăng cường công tác phụ
đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.


Chỉ đạo các cụm chuyên môn liên trường tổ chức các chuyên đề ứng dụng
công nghệ thông tin, dạy thể nghiệm bằng giáo án điện tử, trao đổi kinh nghiệm để
giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học một cách có hiệu quả.


Kết quả:


- Các trường thực hiện tốt việc tổ chức học tăng buổi, có 5543 em học 10
buổi/tuần (=77,3%), tăng 7,1% so với năm học qua; 1132 em học 9 buổi/tuần
(=15,8%); 495 em học 8 buổi/tuần (=6,9%).


- HS học Anh văn: 3904 em (=54,5%) tăng so với năm qua 9,4%; HS học
Tin học: 2844 em (=39,7%), tăng so với năm qua 21,8%.


- HS 6 tuổi vào lớp 1: 1532 em, tỷ lệ: 100%.
- Học sinh khuyết tật học hịa nhập có 159 em.


- Số HS yếu kém đã xoá được: 309 em; còn 126 em yếu, kém phải rèn luyện


trong hè.


- Số HS hồn thành chương trình Tiểu học lần 1: 1328 em (= 99,7%); còn lại
4 em phải rèn luyện trong hè để xét lần 2; khơng có học sinh bỏ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>*. Bậc Trung học:</b>


Thực hiện chương trình kế hoạch: chỉ đạo dạy học đúng theo chương trình,
kế hoạch với 37 tuần theo quy định của Bộ, trên cơ sở các công văn hướng dẫn của
Sở, ngành đã tập trung chỉ đạo các trường bố trí thời gian biểu phù hợp với đặc
điểm của từng trường, điều chỉnh thời lượng và tích hợp một số hoạt động giáo dục,
giảm số tiết hàng tuần.


Tổ chức tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học các mơn: Tốn,
Ngữ văn, Tiếng Anh cho tồn thể cán bộ, giáo viên trong huyện và các chuyên đề
bồi dưỡng giáo viên khối 9, chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy và học.


Tập trung chỉ đạo dạy học các môn tự chọn cho khối 6, 7, 8 đúng theo quy
chế và hướng dẫn của Bộ. Riêng lớp 9 dạy học tự chọn được thực hiện theo hình
thức nghề phổ thơng có 98,7% học sinh lớp 9 tham gia thi và được cấp chứng chỉ
nghề phổ thông.


Các trường đã khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy
học hiện có. Tồn huyện có có 4 trường THCS, 3 trường THPT có đầy đủ phịng bộ
mơn, thư viện, phịng máy vi tính; có 8 trường (2 trường THPT, 6 trường THCS) có
đủ phịng học để tổ chức học 1 ca.


Tập trung chỉ đạo các trường khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại đối
tượng học sinh. Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém, học sinh ngồi
nhầm lớp, đầu năm có 15% học sinh yếu kém được các trường đưa vào danh sách


cần được quan tâm giúp đỡ.


Chỉ đạo các trường phân loại học sinh cuối cấp để làm tốt công tác hướng
nghiệp, phân luồng sau THCS nhằm tăng tỷ lệ tốt nghiệp và tuyển sinh vào lớp 10
THPT.


- Chất lượng giáo dục đạo đức:


Tốt 77,7%; Khá 18,8%; TB 3,3%; Yếu 0,2%.
- Chất lượng GDVH:


Giỏi 3,7%; Khá 35,97%; TB 53,2%; Yếu 7,1%; Kém 0,03%.


Kết quả thi vào trường THPT năm học 2009 - 2010 điểm bình quân 4,5 tăng
0,38 điểm so với năm học 2008 - 2009, được xếp thứ 7/12 huyện thị mặt tăng tiến
về điểm. Các trường có điểm bình qn cao là: THCS Hồng Lộc, Thạch Kim.
Trường THCS Thịnh Lộc tuy điểm bình qn cịn thấp nhưng độ tăng về điểm đạt
cao (1,161 điểm) tăng 19 bậc so với năm qua.


- Tốt nghiệp THPT: Nguyễn Văn Trỗi 99,55%; Mai Thúc Loan 99,98%;
Nguyễn Đổng Chi 98%. Bình qn chung tồn huyện 99,17%.


<b>3. Cơng tác giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật:</b>


- Chỉ đạo các đơn vị phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, phân
công giáo viên kèm cặp, dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, học sinh cá biệt trong
các giờ học tăng buổi, giờ ngoại khóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>4. Cơng tác Phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia, triển</b>
<b>khai Đề án kiên cố hóa trường học:</b>



<i><b> * Công tác phổ cập giáo dục:</b></i>


- Tổ chức chuyên đề tập huấn cho cán bộ cốt cán, cán bộ phụ trách công tác
phổ cập ở các trường, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu, nhập
số liệu vào máy tính; xây dựng hồ sơ. Thành lập đồn kiểm tra, rà sốt các tiêu chí
2C, 2D ở THCS. Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập GDTH, cũng cố giữ vững
các tiêu chí phổ cập THCS, nâng cao tiêu chí 2B đạt 98,9%;


Kết quả: 100% trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi trước khi
vào lớp 1; Phổ cập GD: TH đúng độ tuổi đạt 99,5 %; THCS 94,5%; PCGD bậc
Trung học 74,0%; 6 xã Thạch Châu, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Phù Lưu, Bình Lộc, An
Lộc đã đạt PCGD bậc Trung học.


<i><b> * Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia:</b></i>


Tham mưu UBND huyện củng cố và kiện toàn BCĐ xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia, triển khai thực hiện Đề án và kế hoạch xây dựng trường chuẩn
Quốc gia của huyện. Tổ chức khảo sát CSVC ở tất cả các trường học trên địa bàn
huyện, chỉ đạo các trường và các địa phương đăng ký xây dựng trường chuẩn Quốc
gia mức độ 1 và mức độ 2 vào đầu năm học. Phân công cán bộ bám cơ sở để chỉ
đạo việc xây dựng trường chuẩn ở các đơn vị.


Năm học 2009 - 2010, Lộc Hà có 3 trường đăng ký xây dựng chuẩn Quốc
gia, trong đó có 1 trường MN; 2 trường TH; 1 trường THCS; 2 trường kiểm tra
công nhận lại sau 5 năm.


Kết quả: các trường TH Thịnh Lộc đạt chuẩn mức độ 2; MN Thụ Lộc đạt
chuẩn mức độ 1, MN Thạch Châu được công nhận lại chuẩn mức độ 1 sau 5 năm.
Các trường cịn lại do chưa hồn thiện một số tiêu chuẩn nên chưa được công nhận.



<b>* Công tác triển khai thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường học:</b>


Tập trung chỉ đạo các trường MN Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Mỹ; THCS
Tân Vịnh tích cực tham mưu cho các chủ đầu tư hồn thành cơng trình để đưa vào
sử dụng. Hiện nay có 6 trường: MN Hộ Độ, Tân Lộc; TH Thụ Lộc; THCS Hồng
Lộc, Nguyễn Hằng Chi, Thịnh Lộc đang triển khai xây dựng theo kế hoạch.


<b>5. Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ:</b>


Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40/CT của Ban Bí
thư TW về việc nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; triển
khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng
quyền chủ động của Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt
động giáo dục.


Phát động mạnh mẽ phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ bằng nhiều hình thức như động viên khích lệ CBGV học tại chức, từ xa. Trong
năm học có 11 cán bộ quản lý hồn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản
lý tại trường Đại học Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn ngành có trên 160 cán bộ giáo viên
đang theo học các lớp đại học tại chức, từ xa và thạc sỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Củng cố và chỉ đạo các Tiểu ban nghiệp vụ; tổ chức chuyên đề chuyên môn
trao đổi kinh nghiệm viết bài, ra đề và tổ chức cho HS tham gia giải tốn trên Tạp
chí Tốn tuổi thơ và các tạp chí chun ngành đã có nhiều cán bộ giáo viên đã có
bài viết chọn đăng trên các tạp chí chuyên ngành.


<b>6. Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học:</b>


Xác định cơng nghệ thông tin là một phương tiện dạy học hiện đại, hiệu quả


nên ngay từ đầu năm học ngành đã có cơng văn chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Ban
giám hiệu các trường chủ động trong việc động viên khích lệ cán bộ, giáo viên soạn
bài bằng vi tính và tổ chức tập huấn nghiệp vụ soạn và sử dụng giáo án điện tử, kĩ
năng sử dụng máy tính, internet khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học.


Để đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học và
quản lý, ngồi sự hỗ trợ của nhà nước các trường đã chủ động mua sắm các trang
thiết bị hiện đại như máy tính xách tay, máy chiếu đa năng, đến nay có 26/36
trường có máy tính xách tay, 26 trường có máy chiếu đa năng (TH 13, THCS 10,
THPT 3); 35/39 trường (MN 2, TH 13, THCS 9, THPT 3) nối mạng Internet để
khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học. Tồn huyện có 228 máy vi tính
(trong đó có 203 máy để bàn, 25 máy xách tay); 12 trường có phịng máy; 10 máy
ảnh kỹ thuật số.


Phát động phong trào khai thác tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học trên
mạng Internet trong toàn thể cán bộ giáo viên và các trường. Trang web của ngành
(www.violet.vn/locha) đã có tác dụng tích cực trong việc chuyển tải thơng tin và
các tài liệu chun mơn để CBGV tồn ngành cập nhật phục vụ cho công tác quản
lý, chỉ đạo chuyên mơn. Hiện nay trên trang web của ngành đã có nhiều bộ giáo án,
đề thi hay, nhiều tư liệu quý phục vụ cho hoạt động dạy học và quản lý. Tăng
cường việc trao đổi thông tin bằng thư điện tử giữa Phịng GD&ĐT với các phịng,
ban chun mơn của Sở, của huyện và các trường.


Số CBGV biết sử dụng vi tính 705 người, trong đó có 425 giáo viên soạn bài
trên vi tính, đạt tỷ lệ 45,5%; có 409 CBGV biết sử dụng GAĐT, đạt tỷ lệ 42,3%; có
125 lớp, 4275 HS được học tin học; trong năm học đã tổ chức dạy 256 tiết dạy có
ứng dụng cơng nghệ thông tin.


<b>7. Công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn:</b>



Trên cơ sở tập trung chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong năm học ngành đã làm
tốt công tác phát hiện, lựa chọn, tìm các giải pháp thích hợp chỉ đạo bồi dưỡng các
đội tuyển giáo viên, học sinh chuẩn bị cho các kì thi khá tốt nên đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận.


- Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: THCS có 15 GV dự thi, 9 GV đạt giờ
dạy giỏi.


- Công tác tổ chức thi khảo sát chất lượng HSG huyện:


+ Phòng đã tổ chức thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi cấp huyện. Lớp 3, 4:
có 205 học sinh dự thi, 161 em đạt giải; lớp 6, 7, 8: Có 446 học sinh dự thi, 370 em
đạt giải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh:


+ Lớp 5 có 70 thí sinh đăng ký dự thi, có 68 học sinh đạt giải, trong đó 1 giải
Nhất, 14 giải Nhì, 31 giải Ba, 22 giải KK;


+ Lớp 9 có 26 học sinh dự thi, trong đó có 15 học sinh đạt giải; trong đó 4
giải Nhì, 6 giải Ba, 5 giải KK. Đội tuyển HSG lớp 9 Lộc Hà xếp thứ 5/12 huyện thị
xã, thành phố.


+ Thi giải Toán qua mạng Internet: 30 em dự thi; có 18 em đạt giải; trong đó
có 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 6 giải KK; đoàn HS Lộc Hà được xếp thứ 6/12 huyện thị,
thành phố; có 3 em được chọn vào đội tuyển chính thức và đều đạt HSG cấp quốc
gia.


+ Kết quả tham dự Đại hội Điền kinh - Thể thao ngành giáo dục năm 2009 có


18 giải, trong đó: 9 giải Nhì, 9 giải Ba. Đội tuyển bóng đá Tiểu học đạt giải nhì
tồn tỉnh.


<b>8. Cơng tác kiểm định chất lượng: </b>


Năm học 2009 - 2010, là năm đầu tiên công tác tự đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục được thực hiện đồng loạt ở các cơ sở giáo dục phổ thơng trên phạm vi
tồn quốc.


Ngành đã phối hợp với phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở tổ chức tập
huấn nghiệp vụ về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục cho lãnh đạo các trường
trường tiểu học, trung học cơ sở trong toàn huyện; tập trung chỉ đạo các trường học tổ
chức tự đánh giá và Kiểm định chất lượng giáo dục. Nhiều đơn vị đã chủ động tích
cực triển khai coi đây thực sự là biện pháp có ý nghĩa trong việc tổ chức và nâng cao
chất lượng giáo dục. Tiêu biểu là các trường TH Thạch Châu, Thạch Bằng, Hồng Lộc;
THCS Mỹ Châu; THPT Nguyễn Văn Trỗi.


<b>9. Công tác thanh tra, kiểm tra:</b>


Trong học năm học 2009 - 2010, Phòng GD&ĐT đã thanh tra toàn diện được


9 đơn vị (MN: 3, TH: 3, THCS: 3), thanh tra chuyên đề 13 đơn vị. Kết quả thanh
tra tồn diện có 2 tốt, 4 khá, 3 ĐYC; số giáo viên được thanh tra 268; tổng số giờ
được thanh tra 341 (Giỏi 64, Khá 218, TB 58, Yếu 0); tổng số hồ sơ GV được kiểm
tra 176 bộ (Tốt 44, Khá 102, TB 32, Yếu 0).


Ngoài việc tổ chức thanh tra thường xuyên theo kế hoạch, Phòng còn tổ chức
các đợt thanh tra chuyên đề mang tính đột xuất khơng báo trước đối với các trường,
chủ yếu tập trung vào việc thanh tra thực hiện quy chế chuyên môn, giờ dạy của
giáo viên. Qua việc thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và giải quyết những


vướng mắc, tồn tại trong chuyên môn của các đơn vị.


<b>III. MỘT SỐ CÔNG TÁC KHÁC: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

học có 6 bài viết và nhiều đề thi, bài toán hay được chọn đăng trên các tạp chí
chuyên ngành.


2. Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác giáo dục môi trường, giáo dục Pháp
luật trong nhà trường. Đặc biệt, chỉ đạo 100% trường học tổ chức cho CBGV, học
sinh ký cam kết thực hiện tháng An tồn giao thơng, phịng chống các tệ nạn xã
hội, ma tuý học đường. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ và Trung tâm phát triển cộng
đồng Hà Tĩnh tổ chức các chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua các
trò chơi dân gian, bài hát dân ca, các chuyên đề phòng ngừa thảm họa thiên tai ở
các trường Tiểu học Thụ Lộc, Hậu Lộc.


3. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác Đội - Sao trong các nhà trường. Tổ chức
thành công Hội thi tiếng hát dân ca cho cán bộ, giáo viên và học sinh; kết quả thi ở
tỉnh đạt 1 giải Ba và 3 giải KK.


4. Phối hợp với trường dạy nghề Phạm Dương tổ chức chuyên đề tư vấn
hướng nghiệp cho phụ huynh, học sinh lớp 9.


5. Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; năm học 2009 - 2010
có 4 tập thể, 13 cá nhân được Hội đồng thi đua khen thưởng huyện đề nghị UBND
tỉnh tặng Bằng khen; 13 tập thể và 63 cá nhân được UBND huyện tặng Giấy khen;
trong năm học ngành đã phối hợp với Hội khuyến học huyện làm tốt các tác
khuyến học khuyến tài trên địa bàn huyện, tổ chức phát thưởng quỹ khuyến học
Phạm Dương do Công ty cổ phần An Viên tài trợ động viên học sinh có thành tích
cao trong học tập một cách kịp thời.



<b>IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>
<b>1. Những mặt làm được:</b>


Ngành giáo dục đào tạo Lộc Hà luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Sở
GD&ĐT, sự chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với
sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo huyện
nhà đã đạt được những kết quả khá tốt, hoàn thành các nhiệm vụ năm học; thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua; chất
lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng đại trà đã đã có nhiều chuyển
biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; phong trào
XHHGD được phát triển, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đã có nhận thức
đúng về vai trò của giáo dục trong xây dựng kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh.


Quy mơ giáo dục được ổn định và phát triển ở cả 3 cấp học. Cơ sở vật chất các
trường học được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá và hiện đại
hố, 100% xã đã có nhà học cao tầng và nhà học kiên cố; trang thiết bị phục vụ dạy
và học từng bước được hiện đại.


<b>2. Tồn tại, hạn chế:</b>


Bên cạnh những kết quả nổi bật cơ bản nêu trên, Giáo dục và Đào tạo Lộc Hà
vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

* Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn dù đã được nâng lên rõ rệt nhưng
chưa đồng đều ở các trường.


* Tỷ lệ huy động trẻ vào các trường Mầm non còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ huy
động trẻ nhà trẻ mới đạt 15,6%; điều kiện chăm sóc ni dạy trẻ một số trường
chưa đáp ứng được yêu cầu.



* Công tác quản lý ở một số cơ sở còn lỏng lẻo, đặc biệt là trong quản lý đội
ngũ giáo viên và quản lý tài chính, nên dẫn đến tình trạng mất dân chủ; cá biệt có
CBQL vi phạm kỷ luật bị cách chức.


* Công tác XHHGD được triển khai khá mạnh mẽ nhưng chưa đồng đều ở các
địa phương, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế hiện có nhằm tạo ra một phong
trào sâu rộng, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, nhất là trong
xây dựng CSVC trường học theo hướng hiện đại hóa, xây dựng trường chuẩn quốc
gia.


* Hoạt động của các Trung tâm HTCĐ nhiều nơi còn mang tính hình thức,
CSVC, trang thiết bị cịn yếu nên hiệu quả chưa cao.


* Việc quy hoạch khuôn viên của một số địa phương khi triển khai xây dựng
trường bằng nguồn vốn Kiên cố hố trường học cịn chưa tốt.


* Huyện chưa thành lập được Trung tâm GDTX - HNDN nên rất khó khăn
trong việc tổ chức cơng tác Hướng nghiệp - Dạy nghề cho học sinh THCS, THPT
và thực hiện PCGD trên địa bàn.


* Nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo của một số cấp ủy, chính
quyền địa phương có lúc cịn chưa đầy đủ, chưa mạnh dạn đưa ra những giải pháp
có tính chiến lược để huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục
trên địa bàn.


* Công tác luân chuyển giáo viên, bổ nhiệm CBQL có lúc cịn chậm ảnh
hưởng nhiều đến việc quản lý chỉ đạo ở cơ sở.


<b>3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:</b>
<b>* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:</b>


<b>- Nguyên nhân khách quan:</b>


+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Huyện ủy, HĐND, UBND;
cấp ủy, chính quyền các địa phương đã mạnh dạn đổi mới tư duy về giáo dục, xem
“giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên đã tập trung tối đa các nguồn lực để đảm bảo
các điều kiện CSVC trường lớp học phục vụ cho hoạt động giáo dục.


+ Những chủ trương, chính sách đầu tư và phát triển giáo dục của Đảng, Nhà
nước; những đổi mới trong quan điểm chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT đã tạo ra một
môi trường thuận lợi để phát triển giáo dục.


+ Xu thế hội nhập, giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước đã tạo ra những thay đổi về tư duy giáo dục, vận dụng được
những cơ hội trong kêu gọi đầu tư, nâng cấp CSVC theo hướng hiện đại hóa, mang
tính bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các Phòng, Ban, ngành cấp
huyện là điều kiện tiên quyết để ngành giáo dục huyện nhà kế thừa, phát huy tốt
truyền thống hiếu học của quê hương, phát triển sự nghiệp giáo dục đúng hướng, có
chiều sâu trong bối cảnh và tình hình mới.


+ Đa số cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành đã nỗ lực, tận tâm, năng động,
sáng tạo, phát huy tính tốt nội lực, hồn thành cơ bản những mục tiêu, nhiệm vụ
năm học.


<b>* Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém:</b>


- Nguyên nhân khách quan:


+ Do huyện mới thành lập, nguồn ngân sách đang tập trung xây dựng các cơng


trình trọng điểm nên sự đầu tư hỗ trợ ngân sách của huyện cho một số hoạt động
cịn q ít (hỗ trợ trường chuẩn quốc gia, hỗ trợ các Trung tâm HTCĐ).


+ CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học còn nhiều bất cập so với yêu cầu mới
của ngành (nhất là ở các trường MN).


+ Điều kiện kinh tế của nhân dân và của huyện cịn nhiều khó khăn;
- Ngun nhân chủ quan:


+ Một số giáo viên trong ngành năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.


+ Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, một số CBQL chưa mạnh dạn
đổi mới tư duy trong quản lý, chỉ đạo.


<b>* Bài học kinh nghiệm:</b>


- Cấp ủy và chính quyền địa phương nào có nhận thức đúng và ln quan tâm
đến Giáo dục - Đào tạo, chăm lo tốt cho nhà trường thì ở đó chất lượng giáo dục,
đào tạo sẽ được nâng cao và ổn định bền vững.


- Trong công tác quản lý, chỉ đạo, việc phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của
các lực lượng xã hội, đẩy mạnh XHHGD, tạo sức mạnh tổng hợp, tập trung triển
khai thực hiện có chiều sâu các nhiệm vụ trọng tâm là yếu tố quyết định dẫn đến
thành công.


- Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng CNTT vào công
tác quản lý và hoạt động dạy học; phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ
CBGV; định hướng, phân luồng, lựa chọn đúng hướng sớm thì cơng tác giáo dục
và nâng cao mũi nhọn sẽ đạt được kết quả tốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>PHẦN THỨ HAI</b>


<b>PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011</b>


<i><b>Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xác định chủ đề của năm học 2010 - 2011 là “Năm</b></i>
<i><b>học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trên cơ sở</b></i>
này ngành giáo dục - đào tạo Lộc Hà xác định phương hướng, mục tiêu và tập trung
thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:


<b>I. Phương hướng chung:</b>


Triển khai học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tích cực thực
<i>hiện các cuộc vận động, chú trọng nội dung “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí</i>
<i>Minh” với chủ đề “Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục</i>
<i>lành mạnh”. Ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Tích cực</i>
đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cán
bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho các nhà trường, tích
cực thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, hoàn thành chuyển đổi loại hình
tr-ường bán cơng, tăng tỷ lệ trtr-ường đạt chuẩn quốc gia.


Giữ vững phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào
tạo, tích cực xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng học tập ở các trung tâm
HTCĐ, đảm bảo công bằng trong giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện có hiệu
<i><b>quả chủ đề: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo</b></i>
<i><b>dục”.</b></i>


<b>II. Mục tiêu:</b>



<b>1. Giáo dục Mầm non: </b>


Đạt chuẩn Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; huy động 100% trẻ 5 tuổi đến trường. Trẻ
mẫu giáo 87 đến 90%; nhà trẻ 22 đến 25%; tỷ lệ ăn bán trú đạt từ 55 đến 60% trở lên;
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn dưới 9%. 80% trường mầm non dạy theo chương trình
mầm non mới. Xây dựng 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và 4 trường mầm non
thân thiện học sinh tích cực. Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. Chuyển đổi
thành công các trường mầm non bán cơng sang loại hình cơng lập theo kế hoạch của
tỉnh.


<b>2. Giáo dục Tiểu học:</b>


Huy động 100% trẻ 6 tuổi đến lớp, khơng có học sinh bỏ học. Tiếp tục củng cố
và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi ; 80% số học sinh được học đủ 10
buổi/tuần; 50% tổng số học sinh được học Tin học; 55% học sinh lớp 3, 4, 5 được học
Ngoại ngữ; khơng có học sinh ngồi nhầm lớp; Giữ vững kết quả thi giải toán qua
mạng; tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. Xây dựng thêm 2 trường chuẩn quốc
gia mức độ 2; 5 trường đạt các tiêu chí trường học thân thiện học sinh tích cực.


<b>3. Giáo dục trung học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

* Cấp THPT: Giữ vững chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng giáo dục mũi
nhọn. Tăng tỷ lệ học sinh vào các trường ĐH, CĐ. Có thêm 1 trường đạt chuẩn quốc
gia, 2 trường học thân thiện, học sinh tích cực.


<b>III. Nhiệm vụ và các giải pháp:</b>


<i>1. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương</i>
<i>đạo đức Hồ Chí Minh”; kết hợp với các cuộc vận động của ngành, tổ chức học tập</i>
quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng các cấp xây dựng và hoàn thiện các điển hình tiên


<i>tiến về trường học thân thiện, học sinh tích cực với chủ đề “Nhà giáo mẫu mực, học</i>
<i>sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh”. Phát huy kết quả 4 năm thực hiện</i>
<i>cuộc vận động “Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên</i>
trong các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục. Triển khai trong các nhà trường các
<i>hoạt động theo chủ đề “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí</i>
<i>Minh”. Tiếp tục triển khai sâu rộng trong các nhà trường phong trào thi đua “Xây</i>
<i>dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức quán triệt các mục tiêu, yêu</i>
cầu và nội dung của phong trào thi đua theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT; Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, xây
dựng môi trường sư phạm đảm bảo an tồn, thân thiện, gắn bó với học sinh.


2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục: Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội
dung chương trình và biên chế năm học, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng theo hướng hội nhập đáp ứng yêu cầu xã hội.


* Giáo dục Mầm non:


Tăng cường cơng tác chăm sóc ni dưỡng, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn
tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các cơ sở
GDMN. Quản lý chất lượng bữa ăn, thực hiện VSAT thực phẩm, trang bị đầy đủ đồ
dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú. Tăng cường đầu tư trang thiết
bị giáo dục, tài liệu, học liệu cho cơ sở để thực hiện chương trình GDMN mới. Nhân
rộng việc sử dụng phần mềm giáo dục, nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức trao đổi, học tập, rút
kinh nghiệm và hỗ trợ các đơn vị thực hiện chương trình GDMN mới, tổ chức rút kinh
nghiệm sau mỗi năm thực hiện.


* Giáo dục Tiểu học:


Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, xây
dựng chất lượng lớp 1 làm nền móng vững chắc cho chất lượng của toàn cấp học.


Giao quyền tự chủ triệt để cho Hiệu trưởng trong quản lý, đánh giá chất lượng của nhà
trường. Chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc giao nhận chất lượng học sinh từ lớp
dưới lên lớp trên và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học với THCS, kiểm sốt
được chất lượng đầu ra của giáo dục tiểu học.


* Giáo dục Trung học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- THPT: Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, triển khai có hiệu quả việc đánh
giá CBQL các trường học theo chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp. Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh
giá thi cử.


3. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giao và cán bộ QLGD đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu, đạt và vượt chuẩn nghề nghiệp. Tham mưu cho huyện quy chế luân
chuyển giáo viên đảm bảo tính cân đối về số lượng và chất lượng giữa các trường và
các vùng miền, xóa bỏ tình trạng trì trệ, cục bộ địa phương. Đề bạt cán bộ quản lý theo
hướng ưu tiên chọn người có năng lực thực tế về chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm
chất tốt, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và các yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả
quản lý. Nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn, bố trí sắp xếp tạo điều kiện để cán bộ,
giáo viên tích cực học thạc sĩ, để xây dựng đội ngũ cốt cán cho toàn ngành.


4. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện quy hoạch mạng lới trường lớp, tăng cường nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, bổ sung trang thiết bị, hoàn thành giải ngân chương trình kiên cố hóa, tích cực
phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực giáo dục.
Tích cực xây dựng XHHT. Kiểm tra, quản lý thu chi trong các cơ giáo dục đảm bảo
hiệu quả, đúng quy định, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Tăng cường XHH, tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng CSVC; khai
thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học đã trang cấp. Triển khai việc chuyển đổi
các trường bán công mầm non bán công sang công lập theo kế hoạch của tỉnh. Củng


cố và phát huy hiệu quả mạng lưới trung tâm HTCĐ, kết hợp chặt chẽ với Hội khuyến
học các cấp để duy trì phát triển hệ điều kiện xây dựng XHHT từ cơ sở. Đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trung tâm GDTX, trung tâm KTTH-HN để đáp ứng
yêu cầu học tập thường xuyên của nhân dân và hướng nghiệp, phân luồng cho học
sinh.


5. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác thanh tra giáo dục
đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính. Các cấp quản lý giáo dục cần tích cực tham
mưu, đổi mới nội dung và phương pháp quản lý theo hướng phát huy tính chủ động
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của cơ sở; Đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, xây dựng kỷ cương nền nếp, ngăn chặn, xử lý những vi phạm quy chế
chuyên môn, an ninh trật tự, bạo lực học đường.


Tiến hành đánh giá xếp loại GV, CBQL theo chuẩn nghề nghiệp, tăng cường
công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, tích cực ứng dụng CNTT trong
quản lý và giảng dạy để nâng cao hiệu quả hoạt động từ Phòng giáo dục đến các nhà
trường và cán bộ, giáo viên. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự
kiểm tra nội bộ trong các trường học. Thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra, xử
lý những kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra; đảm bảo thực thi pháp luật và giáo dục
pháp luật trong ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

đầu năm học để chủ động trong chỉ đạo điều hành. Giảm tối đa các thủ tục hành chính,
xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu gây phiền hà cho cơ sở và nhân dân.


Năm học 2010 - 2011, với nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng với sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự
phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương và với sự nỗ lực đổi mới
theo tinh thần kỷ cương nền nếp, dân chủ sáng tạo, chất lượng và hiệu quả, chúng ta
tin tưởng giáo dục - đào tạo Lộc Hà ngày càng phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu
phát triển của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, xứng


đáng với niềm tin cậy của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Sở GD&ĐT;


- Huyện ủy; HĐND, UBND huyện;
- Đại biểu dự Hội nghị;


- Các trường MN, TH, THCS;


- Website của Phòng GD&ĐT;


- Lưu VT.


<b>TRƯỞNG PHỊNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>PHỤ LỤC</b>
<b>I. Quy mơ phát triển:</b>


<b>1. Số trường: 36 trường, trong đó: MN 13; TH 13; THCS 10.</b>
<b> 2. Số lớp, số học sinh:</b>


<b>a/ Mầm non:</b>


TS trẻ huy động đến trường Mẫu giáo Nhà trẻ


Số cháu Số lớp Số cháu Số nhóm


Số lượng 3932 trẻ, 142 lớp 3905 119 423 23



Tỷ lệ huy động trẻ đến trường 80,0% (Tăng 0,53%) 15,6% (tăng 3.6%)
<b> - Tăng:0 trẻ, tăng 4 nhóm, lớp so với năm qua. </b>


b. Tiểu học:


TS Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5


Số lớp 252 54 48 52 51 47


Học sinh 7170 1532 1288 1511 1507 1332


Nữ 3236 653 586 712 692 593


- Số HS cuối năm so với số học sinh đầu năm giảm 24 em (do chuyển trường),
khơng có học sinh bỏ học .


- HS 6 tuổi vào lớp 1: 1532 em, tỷ lệ: 100%; HS khuyết tật: 159 em.
- HS học Anh văn: 3904 em, giảm 8 em; Tin học: 2844 em, tăng 947 em.
- HS học: 10 buổi/tuần: 5543; 9 buổi/tuần: 1132; 8 buổi/tuần: 296.


- Số học sinh hồn thành chương trình Tiểu học lần 1: 1326 em, đạt tỷ lệ
99,5%; có 6 em phải rèn luyện trong hè để xét lần 2.


c. THCS:


TS Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Ghi chú


Số lớp 197 44 48 52 53



Học sinh 7109 1523 1726 1892 1967


- So với năm học 2008 - 2009, giảm 13 lớp, 832 em.
- Học sinh khuyết tật: 79


- Tổng số HS bỏ học: 34, trong đó khối 6: 8, khối 7: 18, khối 8: 4, khối 9: 15
- Tổng số trường học 2 ca/ngày: 5; Số trường có một số lớp học 2 buổi/ngày: 5
- Tổng số học sinh học 2 buổi/ngày: 1967


<b> 3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên: </b>


<b> - Tổng số CBGV,CNV: 1120 người (MN 246; TH 424; THCS 450). </b>


Cấp học Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn


Mầm non 246 71 0


Tiểu học 424 332 0


THCS 417 258 33


<b>4. Chất lượng giáo dục:</b>
<b>4.1. Đạo đức:</b>


a/ Tiểu học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

7170 7109 99,15 61 0,85


b/ THCS:



Tổng Tốt Khá TB Yếu Ghi chú


SL % SL % SL % SL %


7109 5519 77.63 1340 18.85 234 3.29 16 0.23
<i><b>4.2. Chất lượng GD văn hố:</b></i>


<i><b>a/ Tiểu học:</b></i>


Mơn SL Giỏi Khá TB Yếu, kém TB trở lên


SL % SL % SL % SL % SL %


TV 7170 2364 33 3355 46,8 1375 19,2 76 1,1 7100 98,9
Toán 7170 3531 49,3 22,97 32 1233 17,2 109 1,5 7071 98,5


b/ THCS:


Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên


SL % SL % SL % SL % SL % SL %


7109 263 3.7 2555 35.9 3780 53.2 509 7.15 2 0.03 6598 92.81
<b>5. Cơ sở vật chất - Thiết bị trường học: </b>


<b>5.1. Phịng học, phịng bộ mơn, phịng chức năng: </b>
<i><b>a. Mầm non: </b></i>


Tổng số phòng học: 144 phòng, trong đó có 49 phịng kiên cố và bán kiên cố,
57 phòng cấp 4; phòng học tạm 25; số phòng học nhờ hội qn 27 phịng; phịng chức


năng: 12./13 trường có văn phòng độc lập, phòng giáo dục nghệ thuật 1 phịng; bếp ăn
1 chiều có 7 bếp, bếp tạm bợ có 8 bếp; hệ thống cơng trình vệ sinh, nước sạch: 100%
nhóm lớp có đủ cơng trình vệ sinh nước sạch phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày;
<b>bàn ghế học sinh: 100% đạt chuẩn. </b>


<i><b>b. Tiểu học: </b></i>


Số phịng học: 262; trong đó có 185 phịng học cao tầng, xây mới 14 phịng (4
phòng cấp 4 và 10 phòng cao tầng); Tổng số phòng thư viện: 12; phòng thiết bị 12;
phòng ban giám hiệu 28; Phòng Hội đồng SP: 14 ; Phòng đọc 13, phịng truyền thống
+ Đồn Đội 14, P. Âm nhạc 14, P. Mỹ thuật 14., P. Tin 7, phòng thường trực 10, số
bảng chống loá 302 (mua mới 12), số bàn đôi ghế 1: 3531 bộ, bàn đôi ghế đôi 765 bộ,
số tủ đựng thiết bị ở lớp 283, số phịng học lát gạch hoa 288, số máy vi tính 159 (để
bàn 146., xách tay 13), máy chiếu đa năng 13, máy potocopy 1, ti vi 27, video 27.
<i><b> c. THCS: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

UBND HUYỆN LỘC HÀ <b>TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC CUỘC THI CẤP HUYỆN</b>


<b>PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO</b> <b>BẬC THCS – NĂM HỌC 2009 – 2010</b>


<b>TT</b> <b>Trường THCS</b>


<b>Kết quả tốt nghiệp THCS </b> <b>Kết quả thi nghề phổ thông</b> <b>Kết quả KS HSG khối 6,7,8</b>


TSHS Đậu Tỉ lệ % Hỏng Tỉ lệ<sub>%</sub> Đăng<sub>ký</sub> Đậu Tỉ lệ % Hỏng Tỉ lệ % Số HS<sub>dự thi</sub> <sub>số giải</sub>Tổng Điểm<sub>BQ</sub> Xếp<sub>thứ</sub>


1 Thạch Kim 185 <b>176</b> 95.1 9 4.9 189 <b>184</b> 97.35 5 2.65 44 37 12.57 <b>2</b>


2 Thạch Bằng 166 <b>160</b> 96.4 6 3.6 158 <b>154</b> 97.47 4 2.53 39 21 10.02 <b>6</b>



3 Tân Vịnh 305 <b>298</b> 97.7 7 2.3 301 <b>299</b> 99.34 2 0.66 63 36 10.35 <b>4</b>


4 Mỹ Châu 283 <b>276</b> 97.5 7 2.5 274 <b>273</b> 99.64 1 0.36 66 58 13.74 <b>1</b>


5 Bình An 191 <b>187</b> 97.9 4 2.1 195 <b>190</b> 97.44 5 2.56 44 24 9.75 <b>7</b>


6 Hồng Lộc 183 <b>179</b> 97.8 4 2.2 181 <b>179</b> 98.9 2 1.1 51 31 10.73 <b>5</b>


7 Tân Lộc 140 <b>138</b> 98.6 2 1.4 139 <b>139</b> 100 0 0 27 9 9.01 <b>10</b>


8 Thịnh Lộc 206 <b>194</b> 94.2 12 5.8 202 <b>201</b> 99.5 1 0.5 41 21 9.95 <b>7</b>


9 Đặng Tất 154 <b>144</b> 93.5 10 6.5 154 <b>154</b> 100 0 0 29 19 10.99 <b>3</b>


10 Nguyễn Hằng Chi 154 <b>151</b> 98.1 3 1.9 155 <b>152</b> 98.06 3 1.94 42 21 9.85 <b>7</b>


<b>Toàn huyện</b> <b>1967</b> <b>1903</b> <b>96.75</b> <b>64</b> <b>3.25</b> <b>1948</b> <b>1925</b> <b>98.82</b> <b>23</b> <b>1.18</b> <b>446</b> <b>277</b> <b>10.09</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>UBND HUYỆN LỘC HÀ</b> <b>TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN</b>


<b>PHÒNG GD-ĐT</b> <b>Lớp 3, 4, 5 - Năm học 2009 – 2010</b>


TT <b>Trường TH</b> <b>đăngSố</b>
<b>kí</b>


<b>Số</b>
<b>TS</b>
<b>dự</b>
<b>thi</b>



<b>Khối 3</b> <b>Khối 4</b> <b>Khối 5</b> <b>Điểm</b>


<b>BQ</b>
<b>cả 3</b>
<b>khối</b>
<b>(1)</b>


<b>Số học sinh đạt giải</b> <b>Điểm</b>


<b>thưởng</b>
<b>theo</b>
<b>giải/ST</b>
<b>SDT(2)</b>


<b> Tổng</b>
<b>điểm</b>
<b>chung</b>


<b>(3) </b>


<b>Xếp</b>
<b>thứ</b>
<b>chung</b>
<b>Điểm</b>


<b>TBC</b> <b>Xếpthứ</b> <b>ĐiểmTBC</b> <b>Xếpthứ</b> <b>ĐiểmTBC</b> <b>Xếpthứ</b> <b>NhấtGiải</b> <b>GiảiNhì</b> <b>GiảiBa</b> <b>GiảiKK</b> <b>Cộng</b>


1 An Lộc 15 15 20.41 11 25.42 4 21.00 3 <b> 22.6</b> 0 1 3 8 <b>12</b> <b>1.13</b> <b>23.73</b> <b>7</b>


2 Bình Lộc 19 19 21.72 8 15.39 13 17.60 11 <b> 18.5</b> 0 0 2 8 <b>10</b> <b>0.63</b> <b>19.13</b> <b>13</b>



3 Hậu Lộc 32 32 21.37 10 18.59 11 20.40 6 <b> 20.3</b> 0 0 5 16 <b>21</b> <b>0.81</b> <b>21.11</b> <b>10</b>


4 Hộ Độ 24 24 21.56 9 23.42 7 25.20 1 <b> 23.3</b> 1 1 7 11 <b>20</b> <b>1.33</b> <b>24.63</b> <b>4</b>


5 Hồng Lộc 32 32 24.13 4 20.60 9 21.00 3 <b> 22.1</b> 0 3 4 14 <b>21</b> <b>0.97</b> <b>23.07</b> <b>8</b>


6 Mai Phụ 22 22 21.98 7 23.21 8 17.80 10 <b> 20.6</b> 0 0 4 11 <b>15</b> <b>0.86</b> <b>21.46</b> <b>9</b>


7 Tân Lộc 24 24 23.61 5 25.19 5 20.30 7 <b> 23.3</b> 0 2 5 14 <b>21</b> <b>1.25</b> <b>24.55</b> <b>5</b>


8 Thạch Bằng 28 28 25.01 3 26.47 3 17.00 13 <b> 23.2</b> 0 2 4 19 <b>25</b> <b>1.18</b> <b>24.38</b> <b>6</b>


9 Thạch Châu 18 18 25.1 2 24.50 6 25.10 2 <b> 25.0</b> 0 1 10 6 <b>17</b> <b>1.61</b> <b>26.61</b> <b>2</b>


10 Thạch Kim 30 30 19.75 13 19.15 10 20.70 5 <b> 19.5</b> 0 0 4 13 <b>17</b> <b>0.70</b> <b>20.20</b> <b>11</b>


11 Thạch Mỹ 22 22 23.51 6 28.26 2 19.80 8 <b> 23.9</b> 1 2 5 12 <b>20</b> <b>1.45</b> <b>25.31</b> <b>3</b>


12 Thịnh Lộc 28 28 30.34 1 29.60 1 19.00 9 <b> 26.0</b> 1 8 7 11 <b>27</b> <b>1.89</b> <b>27.89</b> <b>1</b>


<b>13 Thụ Lộc</b> 19 19 20.41 11 18.08 12 17.50 12 <b> 18.6</b> 0 0 2 9 <b>11</b> <b>0.68</b> <b>19.30</b> <b>12</b>


<b>Toàn huyện</b> <b>313</b> <b>313</b> <b> 23.0</b> <b> 22.9</b> <b> 20.2</b> <b> 22.1</b> <b>3</b> <b>20</b> <b>62</b> <b>152</b> <b>237</b> <b>1.11</b> <b>23.18</b>


(1) = Tổng số điểm/tổng thí sinh đăng kí dự thi.


(2) = Tổng điểm thưởng theo giải/tổng số TS dự thi. (Giải Nhất: 4đ, Nhì: 3đ, Ba: 2đ; KK: 1đ) <b>PHÒNG GD&ĐT LỘC HÀ</b>
(3) = (1) + (2)



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b> PHÒNG GD – ĐT</b> <b>Năm học 2009 – 2010</b>


TT Trường TH


<b>Tổng toàn</b>


<b>huyện</b> <b>Lớp 1</b> <b>Lớp 2</b> <b>Lớp 3</b> <b>Lớp 4</b> <b>Lớp 5</b> <b>Cộng 2 buổi/ngày</b>


Số lớp Số HS Số
lớp


Số
HS


Số
lớp


Số
HS


Số
lớp


Số
HS


Số
lớp


Số


HS


Số


lớp Số HS Số lớp Số HS Tỷ lệ %


1 Hộ Độ <b>20</b> <b>596</b> 4 132 4 103 4 132 4 124 4 105 <b>20</b> <b>596</b> <b>100</b>


2 Mai Phụ <b>19</b> <b>504</b> 4 94 4 105 4 105 3 99 4 101 <b>19</b> <b>504</b> <b>100</b>


3 Thạch Mỹ <b>18</b> <b>478</b> 4 102 3 73 3 86 4 110 4 107 <b>18</b> <b>478</b> <b>100</b>


4 Thạch Châu <b>12</b> <b>357</b> 3 85 2 58 3 82 2 61 2 71 <b>12</b> <b>357</b> <b>100</b>


5 Thạch Bằng <b>23</b> <b>699</b> 5 165 4 120 5 152 5 150 4 112 <b>23</b> <b>699</b> <b>100</b>


6 Thạch Kim <b>26</b> <b>811</b> 6 192 6 161 5 142 5 180 4 136 <b>26</b> <b>811</b> <b>100</b>


7 Hồng Lộc <b>27</b> <b>767</b> 1 36 1 35 1 43 1 41 1 37 <b>5</b> <b>192</b> <b>25.03</b>


8 Tõn Lộc <b>19</b> <b>554</b> 1 30 1 30 1 30 1 30 1 30 <b>5</b> <b>150</b> <b>27.08</b>


9 Hậu Lộc <b>24</b> <b>670</b> 5 143 4 112 6 165 5 133 4 117 <b>24</b> <b>670</b> <b>100</b>


10 Thụ Lộc <b>17</b> <b>499</b> 2 52 2 52 2 53 1 25 1 20 <b>8</b> <b>202</b> <b>40.48</b>


11 Bỡnh Lộc <b>15</b> <b>442</b> 0 0 0 0 0 0 0 0 3 91 <b>3</b> <b>91</b> <b>20.59</b>


12 An Lộc <b>10</b> <b>243</b> 2 47 2 47 2 50 2 51 2 48 <b>10</b> <b>243</b> <b>100</b>



13 Thịnh Lộc <b>22</b> <b>550</b> 4 91 4 103 4 108 5 131 5 117 <b>22</b> <b>550</b> <b>100</b>


<b>Cộng</b> <b>252</b> <b>7170</b> <b>41</b> <b>1169</b> <b>37</b> <b>999</b> <b>40</b> <b>1148</b> <b>38</b> <b>1135</b> <b>39</b> <b>1092</b> <b>195</b> <b>5543</b> <b>77.31</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>NĂM HỌC 2009 - 2010</b>


TT Trường MN


TS nhóm,
lớp <sub>Số</sub>
lớp
MG
5
tuổi
Tổng
số
trẻ
đến
trườ
ng


Trẻ Nhà trẻ (từ 0 đến dưới 3 tuổi) Trẻ Mẫu giáo (Từ 3 đến 5 tuổi)


Nh
óm
trẻ


Lớp
MG



Số liệu điều


tra Số trẻ đến trường Số liệu điều tra Số trẻ đến trường


Trong đó trẻ 5
tuổi theo điều


tra


Tổng số trẻ 5
tuổi đến


trường
Tổng


số ết tậtKhuy Tổngsố Tỷ lệ
Khu


yết
tật


Điều


tra ết tậtKhuy Tổngsố Tỷ lệ Khuyết tật Điềutra ết tậtKhuy Tổngsố


Khuy
ết
tật


1 Hộ Độ 1 12 6 396 274 1 18 6.6 0 391 2 378 96.7 2 135 0 135 0



2 Mai Phụ 1 8 4 250 165 0 24 14.


5 0 251 6 226 90.0 6 99 2 99 2


3 Thạch Mỹ 1 9 4 253 181 0 15 8.3 0 432 3 238 55.1 2 104 3 88 2


4 Thạch Châu 2 7 2 230 166 0 40 24.<sub>1</sub> 0 194 4 190 97.9 4 61 0 61 0


5 Thạch Bằng 3 10 4 436 278 0 65 23.


4 0 433 5 371 85.7 5 158 2 149 2


6 Thạch Kim 1 12 5 382 345 1 20 5.8 0 491 3 362 73.7 1 150 1 163 1


7 Hồng Lộc 2 13 5 387 253 1 42 16.


6 1 373 3 345 92.5 3 127 2 127 2


8 Hậu Lộc 2 10 4 278 207 2 17 8.2 0 310 3 261 84.2 4 115 3 115 1


9 Tân Lộc 2 9 5 301 202 0 40 19.<sub>8</sub> 0 291 2 261 89.7 2 126 2 126 2


10 Thụ Lộc 1 8 4 290 144 1 30 20.<sub>8</sub> 0 262 5 260 99.2 4 97 2 109 2


11 Bình Lộc 2 7 3 279 200 0 34 17.


0 0 284 2 245 86.3 1 107 0 107 0


12 An Lộc 3 6 2 187 138 1 38 27.<sub>5</sub> 1 147 2 149 101.4 1 53 1 53 1



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

8


<b>Cộng</b> <b>23</b> <b>119</b> <b>52</b> <b>393<sub>2</sub></b> <b>271<sub>4</sub></b> <b>9</b> <b>423 15.</b><sub>6</sub> <b>4</b> <b>413<sub>0</sub></b> <b>45</b> <b>350<sub>9</sub></b> 85.0 <b>40</b> <b>144<sub>3</sub></b> <b>20</b> <b>1443</b> <b>17</b>


<b> PHỊNG GD&ĐT</b>


<b>TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON</b>
<b>Năm hoc 2009 - 2010</b>


<b>TT</b> <b>Trường MN</b>


<b>Mẫu giáo</b> <b>Nhà trẻ</b> <b>Thực hiện chương trình GDMN mới</b> <b>CT đổi mới</b> <b>CT cải cách</b>


<b>Số lớp</b> <b>Số</b>


<b>trẻ</b>


<b>Số</b>


<b>nhóm</b> <b>Số trẻ</b>


<b>Tổng</b>
<b>số</b>
<b>nhóm</b>


<b>lớp</b>


<b>Tỷ lệ</b>
<b>%</b>



<b>Tổng</b>
<b>số trẻ</b>


<b>Tỷ lệ</b>
<b>%</b>


<b>Số trẻ</b> <b><sub>Số</sub></b>


<b>nhóm</b>


<b>lớp</b> <b>Số trẻ</b>


<b>Số</b>
<b>nhóm</b>


<b>lớp</b> <b>Số trẻ</b>


<b>N.T</b> <b>3 T</b> <b>4 T</b> <b>5 T</b>


1 Hộ Độ 12 378 1 18 0 0 0 0 0 0 0 0 6 188 7 208


2 Mai Phụ 8 226 1 24 0 0 0 0 0 0 0 0 6 192 3 58


3 Thạch Mỹ 9 238 1 15 0 0 0 0 0 0 0 0 8 212 2 41


4 Thạch Châu 7 190 2 40 8 88.9 215 93.5 25 50 79 61 1 15 0 0


5 Thạch Bằng 10 371 3 65 13 100 436 100 65 59 163 149 0 0 0 0



6 Thạch Kim 12 362 1 20 0 0 0 0 0 0 0 0 13 382 0 0


7 Hồng Lộc 13 345 2 42 0 0 0 0 0 0 0 0 7 169 8 218


8 Hậu Lộc 10 261 2 17 2 16.7 58 0 0 0 0 0 8 162 2 58


9 Tân Lộc 9 261 2 40 0 0 0 0 0 0 0 0 6 161 5 140


10 Thụ Lộc 8 260 1 30 9 100 290 100 30 53 99 109 0 0 0 0


11 Bình Lộc 7 245 2 34 0 0 0 0 0 0 0 0 9 279 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

13 Thịnh Lộc 8 223 2 40 7 70.0 220 83.7 0 21 99 100 3 43 0 0


<b>Cộng</b> <b>119</b> <b>3509</b> <b>23</b> <b>423</b> <b>45</b> <b>31.7 </b> <b>1368</b> <b>34.8 </b> <b>120</b> <b>234</b> <b>485</b> <b>530</b> <b>70</b> <b>1841</b> <b>27</b> <b>723</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24></div>

<!--links-->
Báo cáo tỏng kết năm học 2008 - 2009 triển khai nhiệm vụ năm học 2009 - 2010
  • 11
  • 1
  • 0
  • ×