Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.93 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ NGỌC XUÂN

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng tồn bộ nội dung Luận văn này là kết quả của quá
trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Đỗ Văn Đại. Các ý kiến của các tác giả khác, các
thông tin, bản án, quyết định được trích dẫn trong Luận văn đều được giữ
nguyên ý tưởng và trích dẫn chính xác.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Ngọc Xuân



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BLDS
2. NQ
3. HĐTP

:
:
:

Bộ luật dân sự
Nghị quyết
Hội đồng thẩm phán

4.
5.
6.
7.

:
:
:
:

Nhà xuất bản
Hình sự sơ thẩm
Hình sự phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao


NXB
HSST
HSPT
TANDTC


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 10
4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết...................................................................... 11
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ...................... 13

1.1. Khái quát về thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . 13
1.1.1. Khái niệm thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . 13
1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ................................................................................................ 15
1.2. Các loại thiệt hại trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ......... 18
1.2.1. Thiệt hại vật chất ......................................................................................... 18
1.2.2. Thiệt hại về tinh thần ................................................................................... 20
1.3. Căn cứ của việc xác định các thiệt hại............................................................. 22
1.3.1. Căn cứ pháp lý ............................................................................................. 22
1.3.2. Các căn cứ phân loại thiệt hại ...................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 28

CHƯƠNG 2: BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ................................................... 30
2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc xác định thiệt hại về vật
chất........................................................................................................................ 30
2.1.1. Xác định thiệt hại về vật chất do tài sản bị xâm phạm .................................. 30


2.1.2. Xác định thiệt hại vật chất do sức khỏe bị xâm phạm ................................... 36
2.1.3. Xác định thiệt hại vật chất do tính mạng bị xâm phạm ................................. 43
2.1.4. Xác định thiệt hại vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ...... 48
2.1.5. Xác định thiệt hại vật chất do thi thể, mồ mả bị xâm phạm .......................... 51
2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc xác định thiệt hại về
tinh thần ................................................................................................................ 53
2.2.1. Xác định tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm ....... 53
2.2.2. Xác định tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm ..... 54
2.2.3. Xác định tổn thất về tinh thần trong trường hợp uy tín, danh dự, nhân phẩm
bị xâm phạm .......................................................................................................... 56
2.2.4. Xác định tổn thất về tinh thần trong trường hợp thi thể, mồ mả bị xâm
phạm ..................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC BẢN ÁN


1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định lớn trong Bộ luật
Dân sự 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra khi có đầy đủ bốn điều
kiện phát sinh: thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật (hoặc có sự việc gây
thiệt hại do tài sản), người gây thiệt hại có lỗi và có mối liên hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra. Một trong những căn cứ quan trọng
nhất, đóng vai trị quyết định đến việc có hay khơng có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là phải có thiệt hại xảy ra. Do vậy để cụ thể hóa trách nhiệm
bồi thường thiệt hại thì việc xác định chính xác thiệt hại gây ra là điều cần
thiết. Việc xác định thiệt hại đóng vai trị cơ sở, then chốt trong việc đảm bảo
quyền lợi cho bên bị thiệt hại cũng như trách nhiệm bồi thường cụ thể đặt ra
đối với bên phải bồi thường.
Mặc dù việc xác định thiệt hại có vai trò quan trọng, tuy nhiên trên thực
tế, việc xác định thiệt hại đối với các cơ quan áp dụng pháp luật lại chưa có sự
nhất quán. Đối với các vụ án có cùng tính chất, nhưng phương pháp xác định
thiệt hại mà các cơ quan tố tụng này áp dụng cũng khác nhau, khơng có một
chuẩn mực thống nhất. Mặc dù số lượng văn bản quy định về vấn đề xác định
thiệt hại là khơng ít, tuy vậy hiệu quả của việc áp dụng trên thực tế là không
cao. Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do những quy định
này chưa thật sự rõ ràng, đầy đủ, và còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập trong việc xác
định những thiệt hại về vật chất. Khi nghiên cứu những quy định về bồi
thường thiệt hại, học viên thấy rằng có nhiều quy định khơng thực sự hợp lý
và rõ ràng. Khi quy định những chi phí mà bên gây thiệt hại cần bồi thường
cho bên bị thiệt hại về sức khỏe không đề cập tới số tiền cấp dưỡng. Trong
trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất hoàn toàn khả năng lao động
mà trước đó đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì khơng có quy
định buộc bên gây thiệt hại phải chi trả số tiền này. Quy định về chi phí cho
việc mai táng người chết trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm cũng



2

khơng có quy định cụ thể, trên thực tế mỗi địa phương, các tịa án khác nhau
thì áp dụng mai táng phí một cách khác nhau. Sự bất cập cịn được thể hiện
trong quy định liên quan đến tiền cấp dưỡng cho người mà người chết đang
có nghĩa vụ cấp dưỡng. Sự phân biệt quyền hưởng tiền cấp dưỡng theo giá trị
khác nhau phụ thuộc vào tính chất đối tượng thụ hưởng (cấp dưỡng và nuôi
dưỡng) là điều không hợp lý.
Thứ hai, pháp luật vẫn còn những quy định bất hợp lý về bù đắp tổn
thất về tinh thần. Thiệt hại về vật chất có thể khắc phục khi xác định được
những giá trị bị hao hụt, hủy hoại những giá trị về tinh thần thì rất khó có thể
định lượng. Pháp luật quy định bù đắp tổn thất về tinh thần căn cứ theo mức
độ nghiêm trọng của việc gây thiệt hại (mức bù đắp tinh thần giảm dần tương
ứng với các trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, gây thiệt hại về sức khỏe,
về uy tín danh dự nhân phẩm...). Tuy vậy, trong mỗi một trường hợp gây thiệt
hại với tính chất và hậu quả như nhau thì pháp luật lại có quy định khơng
thống nhất trong việc xác định nghĩa vụ bù đắp tổn thất tinh thần. Điển hình
trong BLDS năm 2005 quy định mức bù đắp tổn thất về tinh thần ở mức tối
đa lại chênh lệch lớn so với quy định này trong Luật trách nhiệm bồi thường
của nhà nước. Pháp luật hiện hành khi quy định về vấn đề bù đắp tinh thần
hướng tới sự tự định đoạt, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu trong
trường hợp không thể thống nhất và thỏa thuận được, yêu cầu tòa án xem xét
giải quyết thì mức tối đa mới được xét tới. Liệu việc pháp luật quy định mức
tối đa mà không quy định mức tối thiểu đã thực sự hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng luật, học viên nhận
thấy cần thiết phải có một cơng trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện và chi tiết
hơn về vấn đề xác định thiệt hại ngoài hợp đồng. Với những lý do trên đây,
học viên quyết định lựa chọn đề tài “Xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm

2005”. Học viên mong muốn luận văn này sẽ là cơng trình nghiên cứu khoa
học có giá trị tham khảo nhất định trong việc hoàn thiện quy định pháp luật,
định hướng áp dụng pháp luật trên thực tế một cách hiệu quả và thống nhất.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan trực tiếp đến vấn đề
xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có
thể nhắc đến một số sách chun khảo:
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, đã

nghiên cứu và trình bày vấn đề xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng dưới góc độ lý luận khái quát về quy định
của pháp luật. Cụ thể trong chương V giáo trình đã dành phần V để trình bày
về xác định thiệt hại. Đối với phần xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm,
các tác giả có đề cập tới việc áp dụng giá của tài sản bị xâm phạm nếu trong
trường hợp có giá cả thị trường và giá cả do nhà nước quy định, đồng thời
cũng làm rõ nội hàm của quy định phần thiệt hại liên quan đến lợi ích gắn liền
với việc khai thác, sử dụng tài sản, tuy nhiên lại khơng trích dẫn quy định
trong Nghị quyết 03/2006/NQ-TANDTC1. Trong phần xác định thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm tác giả phân tích quy định của Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP với những trích dẫn cụ thể và chi tiết, ví dụ liên quan đến
việc xác định thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại các tác giả có
trích dẫn Nghị quyết và rút ra trình tự các bước xác định thu nhập bị mất,
giảm sút của nạn nhân, của người chăm sóc nạn nhân. Nội dung này cịn được
minh họa qua những ví dụ điển hình2...Các trường hợp xác định thiệt hại cịn
lại (tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm...), các tác giả vẫn

giữ phương pháp tiếp cận và diễn đạt như trên. Với vai trò là một học liệu ban
đầu, đồng thời cũng là tài liệu quan trọng giới thiệu cho người học khi mới bắt
đầu tiếp cận lĩnh vực luật dân sự nói chung và chế định bồi thường thiệt hại
nói riêng, nhưng nội dung của giáo trình chi tiết và rõ ràng, giúp người đọc
1

Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.482 - 485.
2
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.488 - 489.


4

hiểu được lý thuyết, liên hệ được thực tế, nhớ được quy phạm pháp luật. Tuy
vậy, với bản chất là giáo trình, các tác giả chưa có điều kiện phân tích thêm
những bất cập của pháp luật cũng như phương hướng hoàn thiện những bất
cập này. Bên cạnh việc tiếp thu những nội dung mang tính lý luận của giáo
trình, học viên đã kết hợp cách tiếp cận thực tiễn bằng một số vụ việc tranh
chấp liên quan đến thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự
2005 Tập I, II, NXB Chính trị quốc gia, tác giả tiếp cận việc xác định thiệt hại
ở một góc độ khá hẹp. Hay nói cách khác, vấn đề xác định thiệt hại được lồng
ghép và nhắc đến khi tác giả bình luận những quy định chung của pháp luật
liên quan đến các trường hợp tài sản, sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm chứ
khơng được đề cập tới như một nội dung nghiên cứu chủ yếu. Cách tiếp cận
vấn đề của tác giả khi bình luận quy định của pháp luật khá tương đồng với
cách tiếp của các tác giả cuốn giáo trình Luật Dân sự của Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu phân tích và viện dẫn quy định của pháp

luật liên quan đối với việc xác định thiệt hại ngoài hợp đồng. Không tập trung
nghiên cứu những bất cập trong quy định của pháp luật để đưa ra phương án
khắc phục nhưng tài liệu này lại có những nội dung bình luận có giá trị. Ví dụ,
khi phân tích quy định của pháp luật liên quan đến thiệt hại do sức khoẻ bị
xâm phạm, tác giả cũng bình luận và giải thích vì sao luật khơng quy định về
trách nhiệm bồi thường liên quan đến khoản cấp dưỡng3. Ngoài ra, trong phần
bình luận quy định của pháp luật, tác giả ln trích dẫn khá nhiều quy định
trong các lĩnh vực pháp luật liên quan, ví dụ liên quan đến mức lương tối
thiểu vùng tác giả đã đưa ra những quy định cụ thể có giá trị tham khảo cao.
Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở mức độ và tính chất của việc bình luận các quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nên tác giả khơng có nhiều các kiến nghị và
giải pháp có giá trị tham khảo trong vấn đề xác định thiệt hại.

3

Hồng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 Tập I, II, NXB Chính
trị quốc gia.


5

Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn thạc
sỹ luật. Tại chương 2, tác giả có đi vào phân tích quy định của Bộ luật Dân sự
2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về mức tổn thất tinh thần mà người
bị thiệt hại được bồi thường khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm4. Tuy nhiên, đề tài chưa có lập luận và dẫn chứng cụ thể thực
tiễn xét xử. Trong phần kiến nghị và phương hướng hoàn thiện, tác giả mới chỉ
ra một số hạn chế nhưng lại không đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề hoàn
thiện pháp luật.

Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tài
sản, sức khỏe và tính mạng, NXB Hà Nội, trong chương IV tác giả phân tích
quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP và một
số văn bản có liên quan về vấn đề xác định thiệt hại về vật chất và tinh thần
khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm5. Trong đó, tác giả phân tích, đối chiếu,
so sánh quy định của các văn bản khác nhau về vấn đề xác định thiệt hại,
đồng thời tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt và cũng đưa ra
quan điểm cá nhân về vấn đề áp dụng luật cho phù hợp với thực tiễn. Tuy
vậy, vấn đề xác định thiệt hại được đề cập tại chương này cũng mới chỉ dừng
lại ở hai trường hợp cụ thể mà chưa bao quát toàn bộ những quy định của pháp
luật về xác định thiệt hại.
Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt
Nam Bản án và bình luận bản án Tập 1,2, NXB Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh. Cơng trình khoa học mang tính chun mơn sâu bình luận
những bản án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết tranh
chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Cuốn sách có hơn một trăm bản án
liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, trong đó có thể kể
4

Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội
5
Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng,
Nxb Hà Nội, Hà Nội.


6

đến những bản án trực tiếp liên quan đến việc xác định thiệt hại trong trách

nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng như bản án số 16,17,18,19 hay bản án số
13,146. Đây là một cuốn sách chuyên khảo có giá trị tham khảo cao đối với
những học giả nghiên cứu và những người làm công tác áp dụng pháp luật
trên thực tế. Tuy vậy, do đặc thù cuốn sách chỉ tiếp cận dưới góc độ thực tế do
vậy người đọc khó có thể theo dõi hồn chỉnh nếu muốn tìm hiểu những vấn
đề mang tính lý luận.
Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến một số khía cạnh pháp
lý của vấn đề xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng có những bài viết tiêu biểu sau đây:
Bài viết của Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn (2014), “Vấn đề xác
định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”,
Tạp chí Tịa án nhân dân, (10). Bài viết bước đầu tiếp cận và khẳng định vai
trò của việc xác định thiệt hại trong bồi thường ngoài hợp đồng. Trong bài
viết, tác giả trình bày theo hướng tìm hiểu quy định của pháp luật về cách xác
định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bằng
việc dẫn chiếu cơ sở pháp lý trong bộ luật dân sự, nghị quyết 01/2004/NQHĐTP của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, tác giả đã cung cấp
tương đối đầy đủ các văn bản pháp luật quy định trực tiếp về việc xác định
thiệt hại7. Tuy vậy, bài viết mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu có kèm theo một
số bình luận bước đầu về quy định của pháp luật, chứ chưa phân tích, đánh
giá đầy đủ, và cũng chưa chỉ ra được những bất cập, hạn chế của luật và hầu
như không thể hiện quan điểm cá nhân của người viết đối với những quy định
hiện hành đó.
Tác giả Thanh Thủy với bài viết “Xác định thiệt hại do tính mạng bị
xâm hại theo quy định của Bộ luật dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (số 10),

6

Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản
án tập 1, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
7

Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn (2014), “Vấn đề xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại
do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (10), tr. 13-20.


7

cũng tiếp cận dưới góc độ quy định của pháp luật dân sự hiện hành đối với
vấn đề xác định thiệt hại8. Tuy nhiên, phạm vi bài viết chỉ giới hạn những quy
định liên quan đến việc xác định thiệt hại đến tính mạng. Bằng việc dẫn chiếu
một ví dụ thực tế về việc cùng một vụ án, các toà lại có cách xác định thiệt hại
khơng thống nhất, bài viết đã đưa ra chuẩn mực mang tính cơ sở pháp lý
hướng tới sự đồng nhất khi áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến
xác định thiệt hại do xâm phạm tính mạng.
Bài viết của hai tác giả Tiến Long - Nguyễn Văn Cường “Cách tính
bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”, Tạp chí Tịa án nhân
dân, (10). Trong bài nghiên cứu này, hai tác giả cung cấp những dẫn chứng
cho thấy, những vụ án cùng có tính chất như nhau nhưng cách tính chi phí bồi
thường thiệt hại lại hồn tồn khác nhau. Một trong những nội dung có giá trị
của bài viết là việc hai tác giả đã dành một phần để phân tích, nhận xét thực
trạng áp dụng pháp luật và quyền lợi của người bị thiệt hại bị ảnh hưởng như
thế nào trong quá trình tố tụng9. Cụ thể, các tác giả cho rằng việc quy định
của luật mang tính chung chung chưa rõ ràng, nghiệp vụ của các thẩm phán
trong quá trình xét xử, việc thu thập chứng cứ về thiệt hại cũng góp phần hạn
chế tính hiệu quả trong việc giải quyết việc bồi thường. Bên cạnh việc tiếp
cận dưới góc độ tố tụng, các tác giả này cũng đưa ra được một vài bất cập
trong quy định hiện hành về việc xác định thiệt hại, ví dụ xác định chi phí hợp
lý cho việc chăm sóc nạn nhân khi sức khoẻ hồi phục nhưng mất hoàn tồn
khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên, lâu dài. Có nên
quy định bồi thường tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết trước đó
đang có nghĩa vụ cấp dưỡng ? Trong giới hạn của một bài tạp chí, bài viết đã

nghiên cứu khá sâu sắc, tuy vậy việc xem xét cơ sở lý luận lại chưa được
quan tâm.

8

Thanh Thủy (2004), “Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại theo quy định của Bộ luật dân
sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (10), tr. 35-37.
9
Tiến Long - Nguyễn Văn Cường (2004), “Cách tính bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị
xâm hại”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (10), tr. 22-27.


8

Tác giả Dương Quỳnh Hoa với bài viết “Xác định thiệt hại trong bồi
thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(03). Tác giả bài viết tập trung nghiên cứu và đề cập tới việc xác định thiệt hại
khi xâm phạm đến tinh mạng. Có một vài bất cập mà tác giả bài viết có phân
tích, ví dụ chi phí hợp lý cho việc mai tang phí, tác giả cho rằng việc
BLDS2005 đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể ngoại trừ
Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP được ban hành trước khi Bộ luật mới có hiệu
lực. Bên cạnh đó bài viết cũng thể hiện những quan điểm đồng nhất với các
tác giả trên đây, cụ thể đối với vấn đề cấp dưỡng, tác giả cho rằng không nên
đặt ra việc cấp dưỡng nếu trên thực tế khơng có hành vi cấp dưỡng10. Xác
định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu cũng là một vấn đề cần cân nhắc, tuy
nhiên tác giả lại chưa đưa ra được quan điểm cá nhân về vấn đề này.
Nguyễn Văn Hợi (2011), “Những hạn chế và bất cập trong việc xác
định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm theo quy định pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành”, tạp chí Tịa án nhân dân, (14). Bài viết của tác giả đưa ra
khá nhiều bất cập trong các quy định liên quan đến việc xác định thiệt hại. Có

thể kể đến các quy định về việc bồi thường thu nhập bị giảm sút khi người bị
tổn hại về sức khoẻ, sau khi điều trị thì mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc
sau khi điều trị thì thu nhập bị giảm sút11. Chi phí bồi thường liên quan đến
chi phí chăm sóc bồi dưỡng nạn nhân nếu sau khi điều trị, nạn nhân bị mất
khả năng lao động và cần có người chăm sóc ổn định, thường xuyên. Những
bất hợp lý trong các quy định liên quan đến việc xác định tổn thất về tinh thần
cũng được tác giả đề cập tới trong bài viết. Bài viết có giá trị tham khảo khoa
học cao, tuy nhiên nội dung bị giới hạn trong phạm vi những trường hợp xâm
phạm về sức khoẻ. Do vậy vẫn khó có được cái nhìn tổng thể và khái qt về
việc xác định thiệt hại khi tính mạng, danh dự, uy tín hay tài sản bị xâm phạm.

10

Dương Quỳnh Hoa (2006), “Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm
phạm”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr. 25-26.
11
Nguyễn Văn Hợi (2011), “ Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi sức khỏe
bị xâm phạm theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (14).


9

Những cơng trình nghiên cứu trên đây đều đã tiếp cận và nghiên cứu
trực tiếp vấn đề xác định thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, phạm vi và giới
hạn nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa có điều kiện phân
tích tồn diện và đầy đủ đối với tất cả các trường hợp xâm phạm tài sản, tính
mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự và nhân phẩm. Do vậy, cần thiết phải có cơng
trình nghiên cứu mang tính khái quát, đồng bộ tiếp cận từ góc độ lý luận đến
thực tiễn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khoa học pháp lý cũng như việc áp dụng
luật trên thực tế.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả hướng tới mục đích đầu tiên là hiểu rõ
những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xác định thiệt hại trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong luận văn, bằng việc
nghiên cứu quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và các văn bản dưới luật,
tác giả hy vọng sẽ có cái nhìn tồn diện và đầy đủ dưới góc độ luật thực định
liên quan đến vấn đề xác định thiệt hại ngoài hợp đồng. Tác giả cũng hướng
tới việc thu nhận được những kiến thức mang tính cơ sở lý luận của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, việc xác định thiệt hại
trong trách nhiệm bồi thượng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, nhận diện
những bất cập của quy định pháp luật về chủ đề liên quan và đưa ra các kiến
nghị hồn thiện pháp luật. Mục đích tiếp theo mà tác giả hướng tới là luận văn
sẽ trở thành một tài liệu khoa học pháp lý có giá trị khoa học nhất định đối với
những học giả, nhà nghiên cứu pháp lý. Những hạn chế, bất cập và phương
hướng, kiến nghị được tác giả đề cập trong luận văn, hy vọng sẽ góp phần trở
thành nguồn tài liệu tham khảo hiệu quả cho việc sửa đổi và hoàn thiện
pháp luật.
Mục đích quan trọng nhất học viên mong muốn đạt được khi lựa chọn
và thực hiện đề tài khoa học này là đóng góp những kiến nghị, giải pháp có
giá trị pháp lý phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 2005. Trong
bối cảnh Bộ luật dân sự 2005 bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp thực tiễn
xã hội, việc hoàn thiện, sửa đổi là nhu cầu cấp thiết. Các chế định được quy


10

định trong BLDS 2005 đều được định hướng sửa đổi mạnh mẽ, tồn diện.
Những kiến nghị được học viên trình bày trong luận văn dựa trên những kiến
thức lý luận và thực tiễn tích lũy được khi thực hiện cơng việc của bản thân. Học
viên hy vọng luận văn sẽ thành cơng và có những đóng góp giá trị cho nhiệm vụ

sửa đổi BLDS 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong chương 1 khi
nghiên cứu các quy định pháp lý của Việt Nam về vấn đề xác định thiệt hại
ngoài hợp đồng, các quy định pháp lý cơ bản của một số quốc gia trên thế giới
có nền pháp luật tiên tiến về việc xác định thiệt hại ngồi hợp đồng, từ đó rút
ra những điểm tương đồng, khác biệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong
chương 1 và chương 2: Đối với mỗi một quan điểm khoa học đưa ra, tác giả
đã phân tích, tổng hợp để rút ra những điểm ưu, nhược và dẫn đến cách nhìn
nhận, quan điểm của riêng tác giả.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng trong Chương 2 để làm rõ
thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bồi thường thiệt hại ngồi Hợp đồng có thể tồn tại trong Bộ luật dân sự
2005 và ngoài Bộ luật dân sự 2005 như Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng trong
phạm vi một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chú trọng đi sâu nghiên cứu
những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xác định thiệt hại trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể Bộ luật dân sự năm
2005, Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Kết hợp với việc
phân tích, đánh giá quy định hiện hành của pháp luật dân sự, tác giả cũng


11

mạnh dạn giới thiệu một vài quy định cơ bản trong Luật dân sự của một vài
quốc gia trên thế giới như Pháp luật Dân sự Nhật Bản và Bộ luật Dân sự Pháp

liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại nói chung và phương pháp xác
định thiệt hại nói riêng.
Trong chương 2 của luận văn, tác giả cung cấp những vụ án thực tế đã
được xét xử ngay sau Bộ Luật dân sự 2005 có hiệu lực pháp luật, để tham
khảo và đưa ra các bất cập, hạn chế trong việc áp dụng luật tại các cơ quan
tiến hành tố tụng. Từ những bất cập, hạn chế, luận văn đã đưa ra quan điểm cá
nhân trong việc định hướng hoàn quy định pháp luật cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Trong chương 1 của luận văn, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề
mang tính lý luận
Thứ nhất, luận văn xây dựng khái niệm pháp lý về thiệt hại, thiệt hại
được hiểu là những tổn thất đã xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra. Bên cạnh khái
niệm về thiệt hại, tác giả trình bày trong luận văn về phân loại thiệt hại, thiệt
hại được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: như căn cứ vào bản chất của
thiệt hại, vào tính xác định của thiệt hại, về thời điểm phát sinh thiệt hại...
Trong phần đầu tiên của luận văn này, khái niệm xác định thiệt hại cũng được
hoàn chỉnh dưới góc độ là một thuật ngữ mang tính pháp lý.
Trong chương 2 của luận văn, tác giả giải quyết những vấn đề mang
tính thực tiễn:
Thứ nhất, luận văn cung cấp những quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam về vấn đề xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng đối với các trường hợp cụ thể: xâm phạm tài sản, xâm phạm tính
mạng, xâm phạm sức khỏe, uy tín danh dự và nhân phẩm. Luận văn tập trung
nghiên cứu những quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP, Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP, Luật trách nhiệm bồi
thường nhà nước 2009.


12


Thứ hai, đối với mỗi trường hợp xâm phạm cụ thể, tác giả kết hợp giữa
việc phân tích luật thực định và đưa ra các vụ án thực tế đã được xét xử để
tham khảo và đối chiếu với quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong phần xác định thiệt hại về tính mạng, tác giả hướng tới
việc giải quyết các quy định trong việc xác định tiền mai tang, tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, vấn đề bù đắp
về tinh thần cũng được đưa ra để phân tích và đề xuất sửa đổi. Đối với trường
hợp gây thiệt hại về tài sản, tác giả tập trung giải quyết vấn đề liên quan đến
lợi ích gắn liền việc sử dụng, khai thác tài sản. Xâm phạm đến sức khỏe, luận
văn chú trọng giải quyết những bất cập về thu nhập thực tế bị mất, giảm sút
của người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại
sau khi điều trị xong nhưng mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành hai chương như sau
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xác định thiệt hại trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chương 2: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt
hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


13

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Khái quát về thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
1.1.1. Khái niệm thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng

Thiệt hại là một yếu tố đóng vai trị quan trọng mang tính chất quyết
định trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có
phát sinh hay khơng. Trách nhiệm bồi thường chỉ có thể đặt ra nếu trên thực tế
hành vi trái pháp luật hoặc sự việc trái pháp luật dẫn tới một tổn thất hiện hữu.
Khi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà chưa gây
ra thiệt hại thì khơng thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ
thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mà chỉ có thể áp dụng các loại trách
nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Thiệt hại
được đề cập tới trong giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, trường Đại học
Luật Hà Nội được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ
chức 12. Với khái niệm này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bao hàm trong
đó cả cách xác định thiệt hại được bồi thường, dựa vào những đối tượng bị
thiệt hại để có thể xác định, tính tốn những thiệt hại xảy ra bằng tiền là bao
nhiêu. Thiệt hại thực tế phải là những thiệt hại đã xảy ra hoặc những thiệt hại
chắc chắn xảy ra và có thể tính tốn, xác định được một cách chính xác. Thiệt
hại đã xảy ra là những thiệt hại đã có trên thực tế mà dựa vào các giác quan
khác nhau chúng đã có thể được nhận biết. Thiệt hại chắc chắn xảy ra là
những thiệt hại chưa xảy ra nhưng người bị thiệt hại đưa ra được bằng chứng
chứng minh nó sẽ xảy ra do bị hành vi trái pháp luật tác động vào.Về cơ bản,
12

Đại học luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Tập 2, Nhà xuất bản Công An
Nhân Dân.


14

dựa vào khái niệm này, có thể hiểu thiệt hại là gì và được xác định dựa vào
những yếu tố nào. Học viên không đồng ý với quan điểm xây dựng khái niệm

về thiệt hại chỉ bao gồm thiệt hại của một cá nhân hay một tổ chức. Bởi vì
trên thực tế có những trường hợp thiệt hại xảy ra lại không thể áp vào khái
niệm này, đơn cử một ví dụ như: “khi thi thể bị xâm phạm” thì thiệt hại xảy ra
khơng phải do việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín hay tài sản.
Trong phần định nghĩa về thiệt hại, giáo trình Luật Dân sự (2007), Học
viện Tư pháp, cho rằng thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền,
bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, sức khỏe, tính mạng,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần13. Quan điểm của các tác giả có điểm
đồng nhất với giáo trình Đại học Luật Hà Nội, tuy nhiên những thiệt hại cụ
thể được liệt kê ngay sau đó không gắn với chủ thể là các cá nhân hoặc tổ
chức, pháp nhân, định nghĩa trên đây không đề cập tới thiệt hại sẽ thuộc về
chủ thể nào.
Theo quan điểm khác, thiệt hại lại được hiểu là sự giảm bớt những lợi
ích vật chất và phi vật chất của một chủ thể xác định được trên thực tế bằng một
khoản tiền cụ thể14. Ý đồ của tác giả muốn sử dụng phương pháp so sánh để
xác định có thiệt hại hay khơng có thiệt hại xảy ra. Hai từ “giảm bớt” được sử
dụng để chỉ ra rằng nếu lấy một đối tượng trước khi bị xâm phạm so sánh với
chính nó sau khi bị xâm phạm mà những giá trị, những lợi ích của đối tượng
đó bị giảm đi thì chứng tỏ đã có thiệt hại xảy ra. Trong khái niệm này tác giả
không đưa ra các đối tượng bị xâm phạm cụ thể mà lại khái quát những đối
tượng bị xâm phạm trên cơ sở hai loại thiệt hại là thiệt hại vật chất và thiệt hại
phi vật chất. Đây là cách khái quát vấn đề rất hợp lý. Dưới góc độ quan điểm
cá nhân, học viên tự xây dựng khái niệm thiệt hại như sau: thiệt hại là những
tổn thất về vật chất và tinh thần mà một chủ thể phải gánh chịu khi có hành vi
(hoặc sự việc gây thiệt hại do tài sản) trái pháp luật xâm phạm tới các đối
13

Học viện Tư Pháp (2007), Giáo trình Luật Dân sự, Nhà xuất bản Cơng An Nhân Dân, tr.447 448.
14
Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng,

Nxb Hà Nội, Hà Nội.


15

tượng được pháp luật bảo vệ.
Khi đưa ra khái niệm này, học viên mong muốn chỉ ra những dấu hiệu
để được coi là có thiệt hại xảy ra. Có thể kể đến các dấu hiệu như: có sự mất
mát về một cái gì đấy (về vật chất hoặc tinh thần) đối với một chủ thể nhất
định; có hành vi trái pháp luật (sự việc gây thiệt hại do tài sản) xâm phạm tới
các đối tượng được pháp luật bảo vệ. Qua đây xin được nhấn mạnh rằng thiệt
hại được bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phải xảy ra từ những đối tượng được pháp luật bảo vệ; những đối tượng
không được pháp luật bảo vệ mà bị thiệt hại thì khơng thể được bồi thường
(như thiệt hại về tính mạng xảy ra khi một người bị thi hành án tử hình). Việc
gây ra thiệt hại cũng phải là trái pháp luật, khi gây ra thiệt hại mà khơng trái
pháp luật thì khơng thể có thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (như hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ chính
đáng, trong u cầu của tình thế cấp thiết,...).
1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của thiệt hại trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Những tổn thất về vật chất và tinh thần xảy ra đối với bên bị thiệt hại
tương đối đa dạng và xuất phát từ những nguyên nhân không giống nhau. Tuy
nhiên những thiệt hại này đều có những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết.
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra tương đối đa dạng. Những tổn thất xảy ra đối
với bên bị thiệt hại mang tính chất khác nhau tùy thuộc vào việc gây thiệt hại.
Tính đa dạng của thiệt hại thể hiện ở chính bản chất khơng giống nhau của
mỗi thiệt hại và đối tượng gánh chịu những tổn thất này. Có nhiều tiêu chí để
phân loại thiệt hại: Căn cứ vào bản chất của thiệt hại có thể phân loại thành
thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, căn cứ vào tính xác định của thiệt

hại phân loại thành thiệt hại đã xảy ra và thiệt hại chắc chắn xảy ra... Có
những thiệt hại xảy ra là những tổn thất mang tính tài sản (chi phí khắc phục,
sửa chữa khi tài sản bị hư hỏng, viện phí, thuốc men trong q trình điều trị,
chăm sóc nạn nhân khi bị xâm phạm về sức khỏe, mai táng phí khi nạn nhân
bị chết...). Những tổn thất này tính tốn trên cơ sở lợi ích vật chất mà bên bị


16

thiệt hại phải chi trả để nhằm khắc phục hậu quả xấu xảy ra do việc gây thiệt
hại. Việc gây thiệt hại còn tác động đến những yếu tố tinh thần (sức khỏe bị
xâm phạm chắc chắn sẽ để lại hậu quả tiêu cực về tinh thần, gây thiệt mạng
nạn nhân dẫn tới hậu quả là sự đau đớn về tinh thần cho những người thân
thích cịn sống, xâm phạm đến danh dự, uy tín nhân phẩm với nỗi đau tinh
thần kéo dài...) mà việc xác định thiệt hại là bao nhiêu để bù đắp cho hợp lý
không phải dễ dàng. Bên cạnh đó cịn nhiều những khoản chi phí cần chi trả
để khắc phục thiệt hại được cho là cần thiết trên thực tế nhưng pháp luật Dân
sự lại chưa dự liệu như chi phí lớn gia đình bỏ ra tìm kiếm thi thể nạn nhân
khi có hành vi xâm phạm thi thể diễn ra (trong vụ việc Bác sỹ Nguyễn Mạnh
Tường xâm phạm đến thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khiến gia đình
phải bỏ ra chi phí hơn 600 triệu đồng để tìm kiếm thi thể), chi phí cần thiết chi
trả khi thực hiện hành vi xâm phạm mồ mả...Những thiệt hại xảy ra đối với
nạn nhân trên thực tế phong phú, đa dạng, mn hình vạn chạng mà khơng có
trường hợp nào giống trường hợp nào. Chủ thể bị thiệt hại cũng khơng có giới
hạn, bất kể cá nhân, tổ chức hay một pháp nhân nào đó đều có thể chịu sự tác
động từ việc gây thiệt hại
Thứ hai, thiệt hại xảy ra phải là hệ quả xuất phát trực tiếp từ hành vi
trái pháp luật hoặc từ sự việc gây thiệt hại (do tài sản) trái pháp luật. Một
trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được xác định là mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật (hoặc

sự việc gây thiệt hại) và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra có thể là kết quả của
tổng hợp nhiều yếu tố, tuy vậy chỉ những yếu tố nào đóng vai trị là ngun
nhân trực tiếp dẫn tới thiệt hại thì mới được xét tới. Ví dụ: do mâu thuẫn từ
việc B khơng trả tiền vay đúng hạn, A đến nhà yêu cầu B thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình. Nhằm mục đích nhanh chóng thu được khoản nợ, A đã
dùng nhiều lời lẽ mang tính chất đe dọa, quá sợ hãi B tháo chạy và chẳng may
khi chạy ra ngoài đường quốc lộ B bị xe ô tô cán qua gây thiệt hại đến tính
mạng. Trong tình huống này, cần xác định thiệt hại về tính mạng của B xuất
phát từ nguyên nhân trực tiếp nào. Do đó, dấu hiệu đặc trưng đầu tiên phải


17

nhắc đến đối với thiệt hại là thiệt hại phải xuất phát từ một hành vi hoặc sự
việc gây thiệt hại. Cũng cần lưu ý rằng, hành vi và sự việc gây thiệt hại phải
là những sự kiện trái pháp luật. Vì rằng đối với những sự kiện gây thiệt hại
trong giới hạn pháp luật cho phép thì cũng khơng phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Pháp luật Dân sự loại trừ trách nhiệm bồi thường đối với chủ
thể có hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc theo u
cầu của tình thế cấp thiết. Việc xác định dấu hiệu đặc trưng này có ý nghĩa
lớn trong việc xác định chủ thể gây thiệt hại có phải gánh chịu trách nhiệm
bồi thường với những tổn thất phát sinh từ hành vi của bản thân mình hay khơng.
Thứ ba, thiệt hại xảy ra trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là những tổn thất không được dự báo từ trước. Thiệt hại xảy ra đối
với chủ thể mà trước đó khơng có mối quan hệ hợp đồng với bên gây thiệt hại
hoặc nếu có thì những tổn thất này khơng liên quan đến nội dung của hợp
đồng giữa các chủ thể đó. Nói cách khác, thiệt hại xảy ra trong trách nhiệm
bồi thường ngồi hợp đồng có những dấu hiệu đặc trưng phân biệt với thiệt
hại xảy tra đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong
hợp đồng, nếu một trong hai bên vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ

hợp đồng gây thiệt hại thì việc bồi thường sẽ đặt ra nếu pháp luật có quy định
hoặc các bên có thỏa thuận từ trước. Ví dụ, Điều 448 BLDS 2005 quy định
bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật của vật
gây ra trong thời hạn bảo hành. Nghĩa là nghĩa vụ bồi thường này đã được
pháp luật dự liệu từ trước. Ngoài những trường hợp pháp luật đã quy định từ
trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ được đặt ra nếu
các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc nghĩa vụ bị vi phạm dẫn
tới thiệt hại. Trường hợp các chủ thể tham gia hợp đồng khơng có thỏa thuận
về việc bồi thường khi có sự vi phạm nghĩa vụ thì ngay cả khi có thiệt hại xảy
ra thì cũng khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra để buộc chủ thể có hành vi gây thiệt
hại đến những giá trị pháp luật bảo vệ (như tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh
dự, nhân phẩm hoặc tài sản) phải gánh chịu một bất lợi pháp lý, cụ thể là trách


18

nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra. Trong quan hệ bồi thường
ngồi hợp đồng, chỉ cần có thiệt hại xảy ra thì có thể đã phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, đương nhiên không thể xuất phát từ sự thỏa thuận trước.
Hay nói cách, thiệt hại xảy ra trong mối quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng
thường khơng được dự đốn từ trước.
Thứ tư, thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phải là thiệt hại thực tế. Thiệt hại thực tế được định nghĩa là nhữnfg thiệt hại
có thể tính tốn được15. Cần nhận thức rõ rằng thiệt hại thực tế không có
nghĩa là những thiệt hại đã xảy ra, ngay sau thời điểm có sự kiện gây thiệt hại.
Những thiệt hại gián tiếp cũng thể hiện là thiệt hại thực tế nếu như nhất định
sẽ xảy ra và có thể ước lượng được. Ví dụ: A đang vận chuyển trứng gà từ cơ
sở sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng xe máy. Trên đường vận chuyển xe máy của
A bị B điều khiển ơ tơ tơng mạnh khiến vỡ hỏng tồn bộ số trứng. A yêu cầu

B bồi thường 1000 quả trứng trị giá mỗi quả là 5000 đồng (mặc dù A mua từ
cơ sở sản xuất chỉ 3000 đồng mỗi quả). Như vậy, khoản chênh lệch 2000
đồng mỗi quả được hiểu là những thiệt hại sẽ xảy ra và có thể ước lượng
được. Những thiệt hại do suy đoán sẽ khơng được bồi thường. Gia súc bị chết
thì khơng thể yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường cả giá trị những con gia
súc con có thể được sinh ra trong tương lai.
1.2. Các loại thiệt hại trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
1.2.1. Thiệt hại vật chất
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặt ra nhằm
mục đích khắc phục những thiệt hại xảy ra xuất phát từ hành vi pháp lý bất
hợp pháp của con người hoặc do tự bản thân tài sản gây ra thiệt hại. Những
thiệt hại xảy ra tương đối đa dạng, phức tạp. Những thiệt hại xảy ra có thể là
những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc tài
15

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 445.


19

sản. Thiệt hại về vật chất có thể là những bất lợi của chủ thể khi tài sản bị
xâm phạm, chủ thể phải cần có những chi phí để khắc phục, để sửa chữa đảm
bảo tài sản được sử dụng bình thường. Hay nói cách khác, khi việc gây thiệt
hại tác động trực tiếp đến những giá trị vật chất, tài sản thì thiệt hại xảy ra là
rõ ràng, tài sản hư hỏng ra sao, cần những chi phí nào để khắc phục cũng luôn
được cụ thể và xác định dễ dàng. Tuy nhiên những thiệt hại về tài sản không
chỉ đặt ra đối với trường hợp tài sản của chúng ta bị xâm phạm. Trong trường
hợp có thiệt hại đến tính mạng của con người, thiệt hại về vật chất cũng luôn

hiện hữu. Một hành vi trái pháp luật tước đoạt tính mạng của một con người
cụ thể sẽ dẫn tới nhiều hệ quả: Việc mai táng người chết lấy chi phí ở đâu, chi
phí đảm bảo cho việc cấp dưỡng đối với người mà trước đó người chết đang
có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được đảm bảo như thế nào. Thiệt hại về vật chất
trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm không được hiểu là giá trị về con
người, về một cơ thể sống đã chấm dứt tồn tại, giá trị vật chất bị thiệt hại ở
đây được hiểu là những chi phí mà thân nhân của người chết phải bỏ ra để lo
mai táng, chôn cất người thân, có thể các chi phí bỏ ra để thuê tìm thi thể của
người chết, là số tiền mà đáng lẽ nếu cịn sống thì người bị thiệt hại về tính
mạng phải bỏ ra để chu cấp cho những người khác theo quy định của pháp
luật về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Những tổn thất về vật chất còn xảy ra trong các trường hợp có sự xâm
phạm sức khỏe của con người. Một hành vi trái pháp luật hoặc một sự việc
gây thiệt hại tác động đến những giá trị mà pháp luật bảo vệ mà ở đây là sức
khỏe của con người luôn dẫn tới những bất lợi nhất định về mặt tài chính. Một
vụ tai nạn làm người bị nạn thương tật, mất một cánh tay, một bên chân...thì
thiệt hại về vật chất ở đây được hiểu là gì. Những bộ phận cơ thể của con
người, giá trị về sức khỏe không phải là tài sản và không thể định giá trên thị
trường, do vậy thiệt hại về vật chất ở đây không thể được hiểu theo cách cân
đo đong đếm bộ phận cơ thể, yếu tố sức khỏe, thẩm mỹ với giá trị tiền bạc
ngang giá. Thiệt hại về vật chất trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm được
hiểu là những chi phí cần thiết bỏ ra để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức


20

khỏe, chức năng bị giảm sút, ví dụ: Chi phí liên quan đến viện phí, thuốc men,
chi phí vận chuyển nạn nhân... thiệt hại về vật chất trong trường hợp sức khỏe
bị xâm phạm còn được xác định là thu nhập bị mất của nạn nhân trong thời
gian nghỉ việc, chi phí th người chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị.

Trong trường hợp hành vi trái pháp luật xâm phạm đến uy tín, danh dự,
nhân phẩm thì thiệt hại vật chất được xác định là những chi phí xác định được
thành tiền liên quan đến việc khắc phục thiệt hại. Ví dụ: A bị một tịa soạn
báo đăng bài đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự của A, A sẽ
phải bỏ ra những chi phí để ngăn ngừa và khắc phục thiệt hại, như số tiền bỏ
ra để thu hồi toàn bộ ấn phẩm đã phát hành, để đăng tin cải chính cơng khai
và trong một số trường hợp thiệt hại về vật chất cịn được xác định là khoản
tài chính liên quan đến thu nhập bị mất của người bị thiệt hại khi bị tác động
từ hành vi gây thiệt hại trước đó.
1.2.2. Thiệt hại về tinh thần
Những tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu có thể bao gồm
những tổn thất phi vật chất. Những tổn thất về tinh thần này tồn tại dai dẳng,
kéo dài cả cuộc đời. Không có cơng thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng
cho các trường hợp ảnh hưởng tới những giá trị về tinh thần. Thiệt hại về tinh
thần thì khơng thể cân, đo, đong, đếm bằng giá trị vật chất. Người có trách
nhiệm bồi thường khơng thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể
khơi phục được tinh thần16. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
được xác định là một loại trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự luôn được
xác định là một loại trách nhiệm mang tính chất tài sản. Bất kể hành vi gây
thiệt hại xâm phạm đến những lợi ích về vật chất hay những yếu tố phi vật
chất thì bên vi phạm luôn phải gánh chịu một bất lợi pháp lý mang tính chất
tài sản. Đa số các trường hợp xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng, uy tín,
danh dự, nhân phẩm đều tác động và gây thiệt hại đến những lợi ích vật chất.
Tuy vậy, những trường hợp xâm phạm đến giá trị tinh thần cũng khơng ít.
16

Đỗ Văn Đại (2008), Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong Pháp luật Dân sự Việt Nam, Tòa Án
Nhân dân, (16), tr. 15.



×