Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI



NGUYỄN THỊ THANH

PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI
KINH DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại

TP.HỒ CHÍ MINH - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI
KINH DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH


KHĨA 35 - MSSV: 1055010237
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. PHẠM HOÀI HUẤN

TP.HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ
Giảng viên hướng dẫn là Th.S Phạm Hoài Huấn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Những số liệu trong các
biểu đồ và thông tin trong các vụ việc cũng như các đánh giá nhận xét của các tác giả
khác góp phần phục vụ cho quá trình phân tích được trích từ các nguồn khác nhau có
ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết
quả khóa luận của mình.
TP. Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 7 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP VÀ KINH DOANH ĐA
CẤP BẤT CHÍNH ............................................................................................................................ 4
1.1 Kinh doanh đa cấp ................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm kinh doanh cấp ................................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh đa cấp ...................................................................... 7
1.1.3. Tác động tích cực của kinh doanh đa cấp ......................................................... 9
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp .................................................. 9

1.1.3.2. Đối với người tiêu dùng .......................................................................... 10
1.1.3.3. Đối với xã hội .......................................................................................... 10
1.2. Kinh doanh đa cấp bất chính ............................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm kinh doanh đa cấp bất chính.......................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ....................................... 13
1.2.3. Tác động tiêu cực của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính .......................... 16
1.2.3.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ................................................ 16
1.2.3.2. Đối với người tham gia, tiêu dùng .......................................................... 17
1.2.3.3. Đối với xã hội .......................................................................................... 17
1.2.4. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính theo pháp luật Việt Nam ..................... 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................................. 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI ĐA CẤP BẤT
CHÍNH TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................... 25
2.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hành vi đa cấp bất chính .................... 25
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính . 28
2.2.1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá
ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp.
......................................................................................................................... 29
2.2.2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho
người tham gia để bán lại. .............................................................................................. 31
2.2.3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ
yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. ............................. 32


2.2.4. Cung cấp thơng tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác
tham gia. ......................................................................................................................... 37
2.3. Đánh giá quy định của pháp luật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính. ........................................... 41

2.3.1. Đánh giá quy định mới của pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất
chính. ......................................................................................................................... 41
2.3.2. Đề xuất hồn thiện pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính .... 45
2.3.2.1. Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật. ...................................... 45
2.3.2.2. Giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.................. 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 51
TỔNG KẾT.................................................................................................................. 52


LỜI NĨI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc đa dạng hóa các phương thức kinh
doanh trong mỗi quốc gia là vô cùng cần thiết để có thể bắt nhịp cùng với tốc độ phát
triển của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc đa dạng các phương thức kinh doanh
được thể hiện qua việc tiếp cận các phương thức mới, trong đó khơng thể khơng nhắc
tới phương thức kinh doanh theo kiểu “phi truyền thông”, được du nhập trên 10 năm
nay và đang phát triển mạnh mẽ đó chính là kinh doanh đa cấp. Bắt đầu xuất hiện tại
Việt Nam vào năm 1998, kinh doanh đa cấp bước chân vào Việt Nam một mặt với
những ưu điểm của mình là điều kiện tạo môi trường kinh doanh mới lạ, giúp quảng bá
hàng hóa một cách hữu hiệu, thu hút các doanh nghiệp, giúp hàng hóa đến tận tay với
người tiêu dùng và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Trái lại, việc du nhập này một mặt
lại gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây lúng túng cho các cơ quan quản lý
và mất an toàn trật tự xã hội khi phương thức kinh doanh này bị biến tướng - kinh
doanh đa cấp bất chính. Sự biến tướng này, gây nên những tác động tiệu cực không chỉ
với người tiêu dùng, với công ty kinh doanh đa cấp hợp pháp khác mà cịn tác động
đến tồn xã hội. Vậy nên, cần có một khung pháp lý chặt chẽ để có thể chống lại hành
vi kinh doanh này, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, mang đúng bản chất của

kinh doanh đa cấp. Để đạt được mục đích đó, pháp luật về chống hành vi kinh doanh
đa cấp bất chính hình thành là một điều tất yếu. Là cơ sở pháp lý ban đầu, Luật Cạnh
tranh được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 (viết tắt là Luật Cạnh
tranh), có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2005 và Nghị định 110/2005/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (viết tắt là Nghị
định 110/2005/NĐ-CP) là những cơ sở quan trọng giúp cơ quan quản lý cạnh tranh xử
lý một số hành vi kinh doanh đa cấp bất chính trong thời gian vừa qua. Thế nhưng,
bằng nhiều phương thức khác nhau và với thủ đoạn ngày càng tinh vi, một số công ty
vẫn che dấu được hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của mình; điều đó cho thấy,
pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính vẫn chưa đạt được hiệu quả thực
sự, khung pháp lý vẫn còn lỏng lẻo, chưa giải quyết thấu đáo bản chất của vấn đề.
Vì vậy, để góp phần đạt được hiệu quả của pháp luật và hạn chế hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính việc nghiên cứu về pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp
bất chính là vơ cùng cần thiết. Đề tài mang tính thực tiễn cao thơng qua các vụ việc bị
xử lý trong thực tế và mang tính cấp thiết khi các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính
diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp; đặc biệt ngày 14 tháng 5 năm 2014, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (viết tắt
1


là Nghị định 42/2014/NĐ-CP) thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP Nghị định
42/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2014, đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm
của dư luận và các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp cũng như các cơ quan ban ngành
có liên quan.
2.

Mục đích nghiên cứu:

Trước những vấn đề về vệc kinh doanh đa cấp và hành vi kinh doanh đa cấp bất
chính hiện nay, đề tài mong muốn tìm hiểu rõ các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu thế nào là kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa cấp bất chính, tác

động của phương thức kinh doanh này và sự điều chỉnh của pháp luật.
Hai là, thông qua những vụ việc xảy ra trong thực tế đề tài mong muốn chỉ ra
những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật và công tác quản lý.
Ba là, đề tài đưa ra một số nhận xét trong quy định của Nghị định mới về quản lý
hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời cũng có một số đề xuất nhằm góp phần hồn
thiện pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính để pháp luật trở thành công
cụ hữu hiệu quản lý xã hội, đưa xã hội vào trật tự, ổn định.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính và biểu hiện của nó
trong thực tế thơng qua các vụ việc đã bị phát hiện và xử lý. Do có đã có khá nhiều các
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu như:
1. Hà Ngọc Sơn (2006), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp”,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
2. Trần Thị Kim Hồng (2006), Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật chống hành vi
bán hàng đa cấp bất chính”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hồng Thị Nga (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật chống hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính” , Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Bí Bo, Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước với hoạt động bán hàng đa
cấp”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Huỳnh Lan Phương (2013), Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật chống hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong các đề tài trên đã nghiên cứu khá kỹ về kinh doanh đa cấp, hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính, pháp luật điều chỉnh và một số vụ việc xảy ra trong thực tế
đồng thời đưa ra kiến nghị. Các vụ việc được đề tài nhắc tới xảy ra trong thời điểm
2



chịu sự điều chỉnh của Nghị định 110/2005/NĐ-CP nhưng tới thời điểm làm khóa luận
thì Nghị định này đã bị thay thế bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP, chính vì vậy để đảm
bảo tính mới của đề tài cũng như góp phần làm rõ được giá trị của Nghị định thì tác giả
không tập trung nghiên cứu nhiều vào các vấn đề đã đươc các tác giả trước nói tới mà
tập trung ở việc chỉ ra những điểm mới và đánh giá được phần nào hiệu quả điều chỉnh
của Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Để có thể làm rõ hiệu quả của Nghị định, đề tài giả sử
các vụ việc xảy ra khi đó chịu sự điều chỉnh của Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Đồng thời
qua việc đánh giá đó, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị xây dựng hoàn thiện pháp
luật cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Phƣơng pháp nghiên cứu:

4.

Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu như: duy
vật biện chứng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin để nghiên cứu về lịch sử
hình thành và phát triển của phương thức kinh doanh đa cấp và biểu hiện của hành vi
kinh doanh đa cấp bất chính . Khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích, bình
luận, so sánh,với quy định của pháp luật hiện hành và nhận xét, đánh giá làm sáng tỏ
từng vấn đề. Những vụ việc, số liệu trong bài được thu thập theo phương pháp quan
sát, phân tích tổng hợp từ các nguồn thơng tin sách, báo chí, mạng Internet…
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

5.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo bổ sung
cho pháp luật thực định cũng như cho quá trình nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan ,
tổ chức.
Phần nghiên cứu của khóa luận phần nào phản ánh được thực tiễn đã, đang diễn
ra và những tiêu cực mà hành vi kinh doanh đa cấp bất chính gây nên. Khóa luận cũng
như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đã tham gia hay có ý định tham gia

mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính này. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra những bất
cập và hướng hoàn thiện cho pháp luật về chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.
6.

Kết cấu:
Khóa luận gồm có 2 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về kinh doanh đa cấp và kinh doanh đa cấp bất chính
Chương 2: Thực trạng pháp luật chống hành kinh doanh đa cấp bất chính tại
Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP VÀ KINH
DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH
1.1
Kinh doanh đa cấp
1.1.1.
Khái niệm kinh doanh cấp
Kinh doanh đa cấp hay “multi level marketing” hay kinh doanh theo mạng là
phương thức tiếp thị bán lẻ hàng hóa sản phẩm do một nhà hóa học người Mỹ Karl
Renborg (1887-1973), sinh tại Augustine bang California, con trai của một nhà kinh
doanh kim hoàn người Mỹ gốc Thụy Điển, sáng tạo ra.1 Ông là người đầu tiên đã ứng
dụng mạng lưới tiếp thị vào trong cuộc sống tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành
kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.2 Khái niệm kinh doanh đa
cấp chưa được định nghĩa rõ ràng ở bất kỳ một cuốn từ điển thuật ngữ thương mại nào,
vậy nên khi tìm hiểu ở các góc độ khác nhau thì kinh doanh đa cấp lại có cách hiểu
khác nhau.

Dưới góc độ ngơn ngữ, kinh doanh đa cấp hiểu là tiếp thị nhiều tầng, là việc tiêu
thụ hàng hóa qua nhiều tầng khác nhau3 cụ thể đây là phương thức đưa sản phẩm từ
nhà sản xuất hay nhà phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua một mạng
lưới phân phối gồm nhiều tầng khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu kinh doanh đa cấp
dưới góc độ này thì khơng thể làm rõ được nội hàm khái niệm kinh doanh đa cấp, cũng
như không thể phân biệt được kinh doanh đa cấp với phương thức tiêu thụ sản phẩm
qua các khâu trung gian vì qua các khâu trung gian cũng tổ chức mạng lưới phân phối
gồm nhiều tầng khác nhau.
Dưới góc độ kinh doanh theo Don Failla thì “Kinh doanh đa cấp là hình thức kinh
doanh gồm nhiều tầng, được xây dựng nhằm lưu hành hàng hóa từ điểm sản xuất đến
người tiêu dùng qua những mối giao tiếp giữa mọi người với nhau.”.4 Theo cách tiếp
cận này thì ơng đã chỉ ra ba đặc điểm của kinh doanh đa cấp đó là: sản phẩm được tiêu
thụ là hàng hóa và dịch vụ; sử dụng phương pháp giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp giữa con
người với con người và mục tiêu của kinh doanh đa cấp là phân phối hàng hóa, dịch vụ
trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong định nghĩa mà Don Failla đưa ra lại
1

16:00
12/05/2014
2
/>16:1512/05/2014
3
Hoàng Văn Châu – Đỗ An Chi (2003), Từ điển Kinh tế Quốc tế Anh - Việt, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
4
17:00
12/05/2014,.Don Failla (2003), Kinh doanh theo mạng: Từ A đến Z, Tủ sách sưu tầm, tr.2-3.

4



khơng cho thấy tính chất đa tầng của kinh doanh đa cấp cũng như cách thức chi trả hoa
hồng cho những người tham gia mạng lưới này.
Để bổ sung những đặc điểm khác của kinh doanh đa cấp đó là tính độc lập trong
hoạt động kinh doanh của phân phối viên, vấn đề tuyển dụng người tham gia và cách
thức chi trả hoa hồng, Richard Poe đã đưa ra khái niệm: “Kinh doanh đa cấp là bất kỳ
một phương pháp kinh doanh nào mà cho phép một cá thể kinh doanh độc lập tiếp
nhận vào công việc kinh doanh của mình những cá thể kinh doanh độc lập khác và lấy
ra những khoản tiền hoa hồng từ các công việc kinh doanh của các cá thể kinh doanh
mà họ thu hút được”.5 Trong khái niệm này Richard Poe không chỉ chỉ ra thêm các đặc
điểm mà ơng cịn giúp phân biệt được kinh doanh đa cấp với các phương thức kinh
doanh trực tiếp khác như bán hàng qua điện thoại, hoặc thông qua các đại diện phân
phối do doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng, bằng cách cho thấy rằng trong các cách
thức này, đại diện bán hàng khơng có quyền tuyển người và chỉ nhận hoa hồng dựa
trên khối lượng sản phẩm mà mình trực tiếp bán ra được.
Dưới góc độ pháp lý, pháp luật nhiều quốc gia đã đưa ra những định nghĩa khác
nhau về kinh doanh đa cấp; theo quy định trong pháp luật Bang Georgia – Hoa Kỳ:
“Công ty phân phối đa cấp là bất kỳ người nào, bất kỳ loại hình cơng ty nào tiến hành
việc bán, phân phối hoặc cung ứng hàng hóa dịch vụ có giá trị sử dụng thơng qua các
đại lý, phân phối viên, hợp tác viên độc lập ở các tầng khác nhau mà trong đó, những
người tham gia có thể tuyển dụng người khác tham gia vào mạng lưới và tiền hoa
hồng, tiền thưởng, những khoản giảm giá hoặc những lợi ích khác sẽ được chi trả từ
kết quả của việc bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc từ kết quả của những người
tham gia mới”.6 Định nghĩa này đã cho thấy đối tượng của kinh doanh đa cấp là hàng
hóa, dịch vụ có giá trị sử dụng; mức độ tầng lớp trong mạng lưới và cách thức chi trả
tiền hoa hồng. Bên cạnh đó, định nghĩa cũng cho thấy tính độc lập của các cá thể trong
mạng lưới, các phân phối viên độc lập với nhau và có quyền tuyển dụng những người
mới tham gia.
Tóm lại, qua nhiều cách tiếp cận khác nhau của các chuyên gia tiêu biểu cũng như
pháp luật điển hình về kinh doanh đa cấp có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh đa cấp
là phương thức phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thông qua một

5

8:30
13/05/2014, Richard Poe (2003), Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên mới của kinh doanh theo mạng, Tủ sách sưu tầm,
tr.23
6
Hà Ngọc Sơn (2006), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.5.

5


mạng lưới cá nhân gồm nhiều tầng khác nhau, trong đó mỗi cá nhân độc lập với nhau
và có quyền tuyển dụng người mới tham gia vào mạng lưới của mình đồng thời cá
nhân đó được chi trả hoa hồng dựa trên khối lượng sản phẩm mình tiêu thụ được cũng
như hoa hồng trên khối lượng sản phẩm do mạng lưới mình trực tiếp tổ chức.
Việt Nam, là một quốc gia cũng theo xu hướng của thế giới tiếp nhận phương
thức kinh doanh mới, kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam bắt đầu trong những
năm 19987 và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Dưới góc độ pháp lý, theo Luật Cạnh
tranh năm 2004 hoạt động kinh doanh đa cấp được hiểu là:
Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 ghi nhận như sau:
“Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thơng qua mạng lưới người tham
gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa
điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi
ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng

đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp
bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Và trong khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP cũng ghi nhận: “Kinh
doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thơng qua mạng lưới người
tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được
hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của
mình và của mạng lưới do mình xây dựng.”
Khái niệm kinh doanh đa cấp theo Luật Cạnh tranh, tuy không ghi nhận việc kinh
doanh đa cấp đối với dịch vụ gây bó hẹp lĩnh vực hoạt động trong việc kinh doanh này
nhưng đã ghi nhận khá đầy đủ những đặc điểm cơ bản của kinh doanh đa cấp.
7

Hà Ngọc Sơn (2006), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.29.

6


1.1.2.

Đặc điểm của kinh doanh đa cấp

Kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh mới lạ, mang nhiều lợi thế. Kinh
doanh đa cấp được biết đến với những đặc trưng cơ bản như:8
Thứ nhất, kinh doanh đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ. Bán lẻ hàng hoá là
phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các
đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.9 Chính vì nắm bắt được
ưu thế của người bán lẻ là thường nắm bắt được tâm lý cũng như thị hiếu của người
tiêu dùng nên các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp áp dụng phương thức tiếp thị bán lẻ
để đưa sản phẩm của mình đến với tay người tiêu dùng thay vì phải thơng qua một hệ

thống đại lý hay cửa hàng. Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp cũng không áp dụng
phương thức tiếp thị với số lượng lớn hay bán sỉ mà áp dụng phương thức bán lẻ với
một số lượng nhỏ những mặt hàng cũng vì số lượng lớn thường gây tâm lý e ngại về
chất lượng đối với khách hàng. Áp dụng triệt để bán lẻ sản phẩm thông qua những
người bán lẻ - người tham gia chính là các tiếp thị viên mà các công ty đa cấp sử dụng
để thâm nhập vào mỗi người tiêu dùng, đây là phương thức tiếp thị vừa sâu vừa rộng
bởi ln có một đội ngũ tiếp thị viên đông đảo.
Thứ hai, kinh doanh đa cấp là một phương thức tiếp thị thông qua một mạng lưới
hệ thống với nhiều người tham gia ở các cấp độ khác nhau.
Một là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp là cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu
dùng thông qua mạng lưới nhiều người tham gia hay còn gọi là phân phối viên. Theo
số liệu của tạp chí “Success”, cứ mỗi tuần ngành công nghiệp này lại sản sinh ra 2 nhà
triệu phú mới. Mỗi tháng trên toàn thế giới lại có hơn 100 ngàn người mới gia nhập
kinh doanh đa cấp. Khoảng 15% dân số Mỹ, tức là cứ 9 người dân Mỹ thì có 1 người
tham gia phân phối trong các công ty kinh doanh đa cấp. Riêng ở Nhật có hơn 2 triệu
nhà phân phối với tổng doanh thu đạt 30 tỷ USD mỗi năm. 10 Người tham gia trong các
công ty đa cấp ban đầu có thể xuất thân từ chính người tiêu dùng của doanh nghiệp, bởi
lẽ, chỉ khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, người tham gia mới có thể hiểu biết và
cảm nhận sản phẩm để rồi sau đó thơng qua phương thức “miệng truyền miệng” quảng
bá cho người khác. Thông thường người khác ở đây chính là những người thân quen
của những người tham gia mạng lưới, vì những người thân quen họ mới tin tưởng về
8

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh
chấp thương mại, tr. 125-127.
9
9:00 15/05/2014.
10
10:10 15/05/2014


7


cảm nhận mà người thân quen mình đã sử dụng và giới thiệu cho mình. Kinh doanh đa
cấp khơng địi hỏi người tham gia phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, giới tính hay
ngoại hình…mà chỉ cần ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp mua một số tài liệu liên
quan đến sản phẩm, tham gia một số buổi huấn luyện đào tạo của doanh nghiệp là sự
nghiệp kinh doanh của họ có thể bắt đầu; rất dễ dàng để trở thành người trong mạng
lưới này. Hơn nữa, những người tham gia mạng lưới đa cấp không chỉ được nhận hoa
hồng từ số lượng sản phẩm do mình tiêu thụ được cũng như hoa hồng dựa trên doanh
số bán hàng của những người tham gia khác mà còn được hưởng các lợi ích kinh tế
khác như nhà, xe hơi hay những chuyến du lịch hấp dẫn…Vậy nên, hình thức kinh
doanh này thu hút số người lượng lớn người tham gia.
Hai là, kinh doanh đa cấp được tổ chức thành nhiều cấp khác nhau. Mỗi người
tham gia ngoài việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì người tham gia lại tự xây
dựng riêng cho mình một mạng lưới phân phối, ở đó người tham gia lại trở thành chủ
của mạng lưới mình, tự mình gây dựng nên mạng lưới phân phối tuyến dưới cho mình,
mỗi phân phối viên, sẽ làm việc và hưởng lợi như một chủ doanh nghiệp. Cứ mỗi tầng
lại gây dựng một nhóm người tham gia tuyến dưới, tương tự đó mỗi người tuyến dưới
lại tự gây dựng tuyến dưới cho mình, cứ như vậy tạo thành nhiều tầng tầng lớp lớp
khác nhau. Mạng lưới này ngày càng được mở rộng và tăng theo cấp số nhân, số người
tham gia sau bao giờ cũng nhiều hơn số người trước đó. Phương thức này tạo ra một hệ
thống phân phối hình tháp với chân tháp ngày càng phình to cùng với sự phát triển của
mạng lưới. Chính vì vậy, việc tiếp cận thị trường khơng chỉ sâu, rộng mà cịn nhanh
chóng cho những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, việc phân cấp chỉ
mang tính hình hình thức bởi vì khơng có sự lệ thuộc cũng như mệnh lệnh, phục tùng ở
đây mà những người tham gia mạng lưới hoàn toàn độc lập với nhau, không chịu sự
ràng buộc của nhau.
Thứ ba, hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho
người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không

phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia. Đây
là một trong những chiến lược kinh doanh nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng cũng
như nắm bắt được xu hướng hiện nay, khi con người ngày càng bận rộn và hạn hẹp với
vốn thời gian của mình. Thay vì phải đến các cửa hàng bán lẻ, hay các đại lý thì người
tiêu dùng có thể mua sản phẩm ngay tại nơi mình sinh sống và làm việc, vừa tiết kiệm
thời gian cũng như chi phí đi lại, hơn nữa họ lại chính là người tận tay, tận mắt xem xét
được chất lượng sản phẩm.

8


Thứ tư, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng
hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia
bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được
doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Hoa hồng là tiền trả cho người đứng trung
gian trong việc giao dịch, mua bán.11Một trong những điểm khác biệt so với các
phương thức kinh doanh khác, kinh doanh đa cấp thu hút người tham gia bởi mức hoa
hồng không chỉ giới hạn trong số lượng sản phẩm mình bán được mà còn và tăng theo
số lượng sản phẩm do mạng lưới mình gây dựng tiêu thụ được. Các doanh nghiệp kinh
doanh theo loại hình này thường trả hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng của cá nhân
– hoa hồng trực tiếp và ngồi ra cịn có hoa hồng gián tiếp chính là hoa hồng dựa trên
doanh số làm việc của cá nhân cấp dưới của mình. Hoa hồng chính là khoản khuyến
khích cho từng cá nhân khơng ngừng nỗ lực bán hàng và xây dựng mạng lưới cấp dưới
của mình; bán hàng càng nhiều, mạng lưới càng nhiều cấp thì hoa hồng lại càng gia
tăng.
1.1.3. Tác động tích cực của kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh mới mang nhiều ưu điểm được
pháp luật thừa nhận và bảo hộ, tác động tích cực khơng chỉ đối với doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp, đối với người tiêu dùng mà cịn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp

Kinh doanh đa cấp là một cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, giúp các
doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với phương thức kinh doanh này doanh
nghiệp sẽ có một lượng thu nhập lớn nhờ một mạng lưới phân phối viên đông đảo; nhờ
vậy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đến mỗi gia đình, mỗi người tiêu dùng. Hơn nữa
với phương thức truyền miệng nên sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhiều người
biết đến mà khơng phải bỏ ra một lượng chi phí tốn kém từ việc thiết lập hệ thống phân
phối và chi phí tiếp thị cho đến việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin
đại chúng hay phức tạp trong việc quảng cáp bằng các pano, áp phích… Thay vào đó,
với khoản chi phí có thể tiết kiệm trên, doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư, mua sắm
các máy móc, trang thiết bị hiện đại để tăng nhanh khối lượng sản xuất cũng như nâng
cao chất lượng sản phẩm. Như vậy một mặt doanh nghiệp vừa đơn giản chi phí, vừa tạo
uy tín với người tiêu dùng, mặt khác lại tăng tính cạnh tranh một cách lành mạnh với
các doanh nghiệp khác.
11

Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt – Nam, NXB TP.Hồ Chí Minh, tr.839.

9


1.1.3.2. Đối với ngƣời tiêu dùng
Người tiêu dùng chính là những người mua, sử dụng các sản phẩm của doanh
nghiệp. Richard Poe đã viết: “Trước khi bán cho người khác - hãy mua cho mình”.12
Trong hoạt động kinh doanh đa cấp, người tiêu dùng có thể vừa là người tham gia, vừa
là người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng là người tham gia,
thì chính họ là người ban đầu sử dụng và cảm nhận sản phẩm; thứ nhất họ có thể có
một cơng ăn việc làm mà không bị giới hạn về thời gian, giới tính và trình độ. Bên
cạnh đó, họ cịn có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong cuộc
sống vì đây là một mơi trường mà ở đó ln có sự sẻ chia thơng tin và kinh nghiệm với
nhau. Thứ hai, họ lại chính là người sử dụng sản phẩm và tin tưởng vào chất lượng của

nó để giới thiệu cho bạn bè và người thân. Họ vừa có thể quảng bá sản phẩm uy tín cho
những người thân quen, lại vừa được hưởng một lượng hoa hồng không hề nhỏ khi xây
dựng được mạng lưới những người tham gia kinh doanh đa cấp.
Còn với những người tiêu dùng đơn thuần chỉ là những người sử dụng sản phẩm
thì chất lượng sản phẩm cao thì chính họ là người được hưởng lợi nhất chứ không ai
khác, bởi vì cũng chỉ với một lượng tiền đó người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản
phẩm chất lượng, được tiếp thị tận tình chu đáo được mua sản phẩm với giá gốc lại
không sợ mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hơn nữa với những sản
phẩm đến với tay người tiêu dùng thường là những sản phẩm được người tham gia là
những người thân quen của họ giới thiệu, nên người tiêu dùng có thể yên tâm phần nào.
1.1.3.3. Đối với xã hội
Trong bối cảnh hàng triệu người mất việc làm như hiện nay thì ngành kinh doanh
đa cấp đã chứng tỏ mình như một giải pháp việc làm tối ưu trong nền kinh tế hiện đại.
Kinh doanh đa cấp giúp tạo ra một lượng lớn công việc, giải quyết việc làm cho mỗi cá
nhân, giải quyết được phần nào vấn nạn thất nghiệp trong xã hội. Một công việc tốt,
linh hoạt về thời gian, tuổi tác, trình độ hơn nữa lại có thu nhập khơng bó hẹp là sức
hút đối với nhiều người trong xã hội. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh đa
cấp ra đời là thiết yếu. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phát triển
mạnh, hoạt động này giúp góp phần kích thích tiêu dùng, cộng với mơi trường cạnh
tranh lành mạnh là điều kiện thúc đẩy cho nền kinh thế phát triển giúp cho mỗi quốc
gia đi lên sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Đất nước phát triển cũng đồng

12

8:30
14/05/2014, Richard Poe (2003), Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên mới của kinh doanh theo mạng, tr.110.

10



nghĩa với việc mức sống và nhận thức của người dân được nâng cao, hạn chế các tệ
nạn xã hội, làm cho xã hội lành mạnh, văn minh.
Tuy nhiên, hầu như bất kỳ một hình thức kinh doanh nào, cũng nảy sinh ra những
mặt ưu và khuyết điểm trái ngược nhau. Nếu như, mặt ưu điểm có tác động tích cực,
cần phải khuyến khích và phát triển thì trái lại, khuyết điểm lại chính là những vấn đề
cần phải khắc phục và hạn chế tối đa. Kinh doanh đa cấp là hình thức kinh doanh chân
chính, nhưng cũng khơng phải một sớm, một chiều là thành công như mọi người vẫn
lầm tưởng mà: “Thành công không đến sau một đêm…Thành cơng chính là ở sự lao
động cần cù và lịng kiên trì cao độ. Mệt mỏi thường đánh bại 90% các nhà phân phối
của bạn trước khi họ có thể nhận được một khoản thu nhập đáng kể nào đó…Trong
hầu hết các sự vụ kinh doanh, nhà phân phối phải bỏ ra rất nhiều tiền của và sức lực
để duy trì khả năng cạnh tranh và có được những khoản thu nhập cao”.13 Chính vì do
q nóng vội để thành công cũng như những hứa hẹn viển vông về một cuộc sống đáng
mơ ước mà nhiều người đã trở thành nạn nhân của sự biến tướng - kinh doanh đa cấp
bất chính. Kinh doanh đa cấp bất chính với những tác động tiêu cực, gây nhức nhối
trong xã hội và cần phải nghiên cứu để có giải pháp hợp lý chống lại hành vi này.
1.2. Kinh doanh đa cấp bất chính
1.2.1.
Khái niệm kinh doanh đa cấp bất chính
Việc đưa ra một khái niệm cụ thể về kinh doanh đa cấp bất chính là rất khó, bởi
vì, hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng những thủ đoạn tinh vi và đa dạng
nhằm thu lợi bất chính. Pháp luật nhiều nước cũng đưa ra định nghĩa về kinh doanh đa
cấp bất chính:
Theo Hiệp hội bán hàng trực tiếp của Hoa Kỳ thì : “Kinh doanh đa cấp bất chính
là một chuỗi người (gồm nhiều tầng) mà trong đó những người thuộc tầng cuối cùng
trả tiền cho một vài người ở tầng cao nhất”.14
Luật chống mơ hình tháp ảo của Hoa Kỳ định nghĩa: “Kinh doanh đa cấp bất
chính (pyramid promotional shemes) là một kế hoạch mà trong đón người tham gia
quan tâm đến quyền được nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển người mới tham


13

/>14:30 14/05/2014, Richard Poe (2003), Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên mới của kinh doanh theo mạng.
14
Hà Ngọc Sơn (2006), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp”, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, tr.14.

11


gia vào mạng lưới hơn là từ tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho những người
tham gia khác hoặc bởi những người tham gia cho người khác”.15
Trong hai định nghĩa trên cho thấy kinh doanh đa cấp bất chính là một mơ hình
gồm nhiều tầng, trong đó người tham gia có quyền tuyển dụng thêm người mới vào
mạng lưới và được hưởng hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng được nhận không phải do
doanh số của việc bán hàng mà chủ yếu là từ việc tuyển người mới tham gia vào mạng
lưới và lấy tiền của người mới tham gia đóng vào để chi trả hoa hồng cho những người
ở tầng trên.
Trong pháp luật Singapore và Canada cũng cấm hành vi kinh doanh đa cấp bất
chính này. Điều 55 pháp luật Cạnh tranh năm 1933 của Canada quy định cấm đối với
mơ hình tháp ảo. Mục đích của kinh doanh đa cấp bất chính là lấy tiền của người tham
gia và dùng người tham gia để lợi dụng lừa gạt những người tham gia khác. Pháp luật
Canada nhìn nhận mơ hình tháp ảo dưới góc độ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và đưa ra các dấu hiệu để phân biệt với kinh doanh đa cấp chân chính trong đó có điểm
mới đáng lưu ý là quy định thêm trách nhiệm thông tin chi tiết về mức thu nhập điển
hình của người tham gia mạng lưới đa cấp.
Năm 1973, Luật chống bán hàng đa cấp và mơ hình tháp ảo (The multi level
marketing and Pyramid Selling Prohibition Act) được ban hành với mục đích bảo vệ
người tiêu dùng trước mơ hình tháp ảo. Theo pháp luật của Singapore, mơ hình tháp ảo
có những đặc điểm sau:

-

-

Một là, doanh nghiệp thổi phồng về việc rất dễ kiếm tiền, rằng mọi người sẽ trở
nên giàu có trong một khoảng thời gian rất ngắn và cách để đạt được điều đó là
tuyển người tham gia vào mạng lưới.
Hai là, giá cả sản phẩm được mua từ doanh nghiệp không ở mức mà người ta sẽ
mua trong điều kiện bình thường.
Ba là, người tham gia bị yêu cầu phải đầu tư tiền vào hệ thống cho dù dưới hình
thức mua hàng hay đóng phí tham gia.16

Dưới góc độ pháp luật Việt Nam kinh doanh đa cấp bất chính được nhìn nhận
dưới góc độ hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Hoạt động này là một trong những
đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004 và cụ thể hơn là một trong số
15

14:30 17/05/2014.
16
Hà Ngọc Sơn (2006), Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp”, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, tr.56

12


những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị Luật cấm. Pháp luật cạnh tranh nước ta
không đưa ra một định nghĩa khái quát về kinh doanh đa cấp bất chính như trong pháp
luật Hoa Kỳ và khơng chỉ ra các đặc điểm của mơ hình tháp ảo như trong pháp luật
Singapore mà đánh mạnh vào việc liệt kê ra những hành vi bị cấm trong hoạt động
kinh doanh đa cấp bất chính tại Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004 được cụ thể hóa tại Điều

5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và nhằm mục đích
sinh lợi thì được coi là hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.
Qua quy định trong pháp luật của một số nước, có thể hiểu kinh doanh đa cấp bất
chính là hành vi kinh doanh mà doanh nghiệp và những người tầng trên trong mạng
lưới người tham gia hưởng các lợi ích kinh tế khơng dựa trên lượng sản phẩm do
những người tham gia tiêu thụ được mà dựa trên khoản tiền đóng góp của mỗi người
tham gia bị lôi kéo vào mạng lưới kinh doanh. Kinh doanh đa cấp bất chính là một
hành vi khơng lành mạnh, vi phạm đạo đức kinh doanh. Pháp luật các quốc gia đều ra
sức chống lại hành vi này.
1.2.2.

Đặc điểm của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính

Kinh doanh đa cấp bất chính mặc dù cũng mang một số đặc điểm giống với kinh
doanh đa cấp chân chính như: người tham gia đều được tổ chức theo cấu trúc hình tháp
nhiều tầng và mỗi người đều có quyền tuyển dụng người tham gia vào mạng lưới, nên
rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có nét khác riêng biệt, qua việc phân
tích những đặc điểm của kinh doanh đa cấp bất chính đồng thời so sánh, đối chiếu với
những đặc điểm của kinh doanh đa chân chính sẽ cho thấy rõ ràng hơn về sự khác biệt
trong mơ hình này.17
Thứ nhất, kinh doanh đa cấp bất chính mang tính chất của sự chiếm dụng vốn.
Trong mơ hình kinh doanh đa cấp chân chính, mục đích của mơ hình này là tìm kiếm
lợi nhuận thơng qua việc đào tạo những phân phối viên chuyên nghiệp, chuyên tiếp thị
sản phẩm và bán lẻ trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng, thu nhập của phân phối
viên chủ yếu dựa trên khả năng bán lẻ sản phẩm của doanh nghiệp. Với kinh doanh đa
cấp bất chính, cũng nhằm hướng tới lợi nhuận nhưng khơng đi bằng cịn đường hợp
pháp, khơng nhằm bán lẻ sản phẩm mà thực chất là sự chiếm dụng vốn của những
người tham gia. Theo đó, những người muốn tham gia mạng lưới này phải đặt cọc một
khoản tiền, mua một khối lượng sản phẩm ban đầu hay phải nộp một khoản tiền.
Những yêu cầu trên của doanh nghiệp là hết sức bất hợp lý bởi lẽ: “Đặt cọc là việc một

17

Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Tính khơng lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật Cạnh
tranh 2004”, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2006, tr.4-5.

13


bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác
(sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng dân sự”.18 Nhưng trong quan hệ giữa doanh nghiệp, người tham gia và người
tiêu dùng là một quá trình mua đứt, bán đoạn. Người tham gia bỏ một khoản tiền mua
sản phẩm của doanh nghiệp, sau đó bán lại cho người tiêu dùng như vậy giữa người
tham gia và doanh nghiệp đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ sau việc mua bán ban đầu,
các hoạt động sau của người tham gia là hồn tồn độc lập, khơng phụ thuộc hay liên
quan đến doanh nghiệp, không phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau, cớ sao lại bắt
người tham gia phải đặt cọc một khoản tiền như trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ của mình. Hai là, người tham gia là người phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
cho người tiêu dùng, hoặc người tham gia khác, chứ không phải người tiêu dùng chính
của doanh nghiệp nên việc yêu cầu người tham gia phải mua một khối lượng sản phẩm
ban đầu trong khi họ khơng có nhu cầu sử dụng cũng là không phù hợp. Một trong
những chiêu thức để chiếm dụng vốn của người tham gia nữa đó là yêu cầu người tham
gia nộp một khoản tiền để được vào mạng lưới. Người tham gia, đã bỏ tiền ra để mua
sản phẩm của doanh nghiệp để bán lại cho người tiêu dùng, vậy khoản tiền này dùng để
làm gì, có chăng chỉ là để trả cho cái gọi là “hoa hồng” cho những người tham gia cấp
trên khác. Nói chung, bằng cách yêu cầu sách nhiễu khác nhau, doanh nghiệp đã chiếm
dụng vốn của người tham gia cấp dưới để chi trả cho những người khác ở tầng trên và
chiếm dụng vốn cho chính mình, đây là một hành vi không lành mạnh, vi phạm đạo
đức kinh doanh.
Thứ hai, kinh doanh đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho người

tham gia. Việc mua lại sản phẩm để bán lại cho người tiêu dùng là một công việc hoàn
toàn độc lập của mỗi phân phối viên. Dựa trên những thông tin do nhà sản xuất cung
cấp về cơng dụng, tính năng của sản phẩm cũng như việc nắm bắt tâm lý của người tiêu
dùng và khả năng bán hàng của mình mà phân phối viên sẽ đặt mua từ doanh nghiệp
những sản phẩm khác nhau và tự chịu trách nhiệm phân phối chúng. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp kinh doanh bất chính lại muốn hưởng lợi bằng việc dồn hàng cho người
tham gia thông qua việc lừa dối, đưa ra những thông tin nhầm lẫn về công dụng của
sản phẩm, khiến họ tin và mua. Nhưng khi sản phẩm đến với người tiêu dùng, do
không đúng như những gì đã được tiếp thị, sản phẩm khơng đúng tính năng hoặc có
nhưng rất ít, khiến người tiêu dùng mất niềm tin, khơng mua sản phẩm nữa thì lúc này,
người tham gia phải tự xử lý số hàng đó. Người tham gia khơng bán được hết hàng hóa
thì cũng đồng nghĩa với việc họ ôm lấy số lượng sản phẩm đó cho chính mình, doanh
nghiệp khơng cần quan tâm đến việc họ làm sao với số sản phẩm, chỉ cần dồn hàng là
18

Điều 358, Bộ Luật dân sự 2005

14


trách nhiệm đã chấm dứt. Còn trong các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, ln coi
mỗi phân phối viên đóng vai trò như là trung gian, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến
với người tiêu dùng, để quảng bá rộng rãi sản phẩm của doanh nghiệp vì vậy ln tạo
điều kiện để phân phối viên tin tưởng và yên tâm bán hàng cho doanh nghiệp. Nếu
phân phối viên không bán hết được số lượng sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh
nghiệp sẽ mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia,
nếu hàng hóa vẫn đảm bảo mẫu mã, chất lượng.
Thứ ba, kinh doanh đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc dụ dỗ, lôi kéo
người tham gia. Nếu mô hình kinh doanh đa cấp chân chính vào những năm 1960 hoạt
động theo nguyên tắc “từ con người tới con người”, có nghĩa là từ một người tham gia

lại giới thiệu cho một người khác, sau đó người này lại giới thiệu cho hai người tiếp
theo và kế tiếp người đó là lại giới thiệu cho người khác nữa,19 cứ như vậy mạng tầng
lớp được hình thành. Thì trong mơ hình “tháp ảo” - kinh doanh đa cấp bất chính, lại dụ
dỗ lôi kéo người tham gia bằng cách hứa hẹn những khoản hoa hồng cao ngất ngưởng,
cũng như các món hời dễ dàng nếu người đó đóng tiền tham gia cũng như lôi kéo thêm
được người khác gia nhập mạng lưới. Và trong khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp
chân chính, trả hoa hồng dựa trên khối lượng sản phẩm do cá nhân bán được và doanh
số sản phẩm do cấp dưới do mình bảo trợ hoặc hướng dẫn bảo trợ tiêu thụ được thì
kinh doanh đa cấp bất chính cũng trả hoa hồng nhưng hoa hồng ở đây là dựa trên việc
dụ dỗ người tham gia vào mạng lưới. Càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, càng
nộp nhiều tiền đặt cọc, hay khoản tiền gọi là phí tham gia thì hoa hồng càng cao. Như
vậy, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đâu phải dựa trên lợi nhuận do việc bán
hàng hóa mà thực chất là việc, lôi kéo, dụ dỗ nhiều người tham gia, lấy tiền của người
tham gia sau để gọi là “hoa hồng” chi trả cho người tham gia trước.
Thứ tư, kinh doanh đa cấp bất chính mang tính chất lừa dối. Việc lừa dối của
doanh nghiệp được thể hiện qua việc lừa dối đối với người tham gia và người tiêu
dùng. Với người tham gia, để thu hút đông đảo lực lượng tham gia mạng lưới, doanh
nghiệp kinh doanh bất chính thường đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin để vẽ ra một chân
trời mới, một kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo, một chiến lược kinh doanh để đạt đến
thành công. Hơn nữa, nắm bắt được tính hám lợi của con người, muốn giàu một cách
nhanh chóng mà khơng phải trải qua nhiều gian khổ bên cạnh đó cịn hưởng một lượng
hoa hồng tăng nhanh chóng, cũng như những lợi ích vật chất hào nhoáng như nhà lầu,
xe hơi, những chuyến du lịch nước ngoài…doanh nghiệp đã tạo ra một thế giới ảo để
19

Lê Bí Bo (2010), Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước với hoạt động bán hàng đa cấp”, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.8

15



chiếm lấy lịng tin của mọi người. Thơng qua những buổi thuyết trình, tập huấn hay
những chương trình đào tạo kỹ năng cũng như lấy một số nhân chứng sống giả danh để
lừa dối người tham gia. Cũng vì những lời nói và lợi ích vật chất phù phiếm mà những
người như đa phần là sinh viên hoặc lao động nghèo dễ bị sa chân vào bẫy đã được
dựng sẵn.
Với người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính thường thu hút
người tiêu dùng bằng cách khơng ngừng lựa chọn, sản xuất những sản phẩm uy tín và
nâng cao chất lượng để tạo niềm tin trong mắt người tiêu dùng. Trái lại, do doanh
nghiệp kinh doanh bất chính thường tập trung vào việc thu hút người tham gia, chứ
không mấy quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhưng vẫn muốn bán được nhiều sản
phẩm vậy nên thường cung cấp những thơng tin khơng chính xác về sản phẩm để
người tham gia tiếp thị cho người tiêu dùng hay quảng bá một cách thái quá chất
lượng, công dụng của sản phẩm, khiến người tiêu dùng bị lầm tưởng và mua sản
phẩm. Việc làm này không chỉ khiến hiểu sai về công dụng thực chất của sản phẩm,
không đáng với cái giá trên trời mà người tiêu dùng phải chi trả mà cịn làm mất uy tín,
mối quan hệ tốt đẹp của người tham gia.
Qua những đặc điểm cơ bản trên, đã thấy được phần nào những yếu tố bất chính
trong hành vi kinh doanh này. Kinh doanh đa cấp bất chính đã làm biến dạng một
phương thức kinh doanh chân chính trong khi đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển; khơng những thế nó cịn để lại những hậu quả đáng bàn, gây nhiều tác động tiêu
cực cho doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, người tiêu dùng, người tham gia và toàn xã
hội.
1.2.3.
Tác động tiêu cực của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính
1.2.3.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp
“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chính những doanh nghiệp có hành vi
kinh doanh đa cấp bất chính đã làm vấy bẩn bộ mặt của những doanh nghiệp kinh
doanh chân chính. Do ngày càng nhiều người tham gia bị dụ dỗ, bị lửa đảo để rồi trở
thành nạn nhân của kinh doanh đa cấp bất chính thì tiếng xấu về kinh doanh đa cấp

ngày càng tăng. Thêm vào đó là tâm lý e ngại, dè chừng của người tiêu dùng đối với
doanh nghiệp đa cấp và những sản phẩm của doanh nghiệp, cùng với tâm lý vơ cả nắm
không cần phân biệt là chân chính hay bất chính hiện hữu trong đa số người tiêu dùng.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay đã khó khăn trong việc tạo
niềm tin với người tiêu dùng, nay, gặp tiếng xấu này lại càng khó khăn hơn. Khơng
những vậy, hành vi bất chính của những doanh nghiệp này cịn làm cho mơi trường
16


cạnh tranh trở nên không lành mạnh, trong khi doanh nghiệp kinh doanh chân chính tạo
dựng thương hiệu của mình thông qua việc không ngừng tiếp thị rộng rãi và nâng cao
chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp bất chính lại phá hủy thành quả đó, khơng
những vậy, cịn tạo tiếng xấu, gây những nhầm lẫn hiểu sai về phương thức kinh doanh
chân chính này.
1.2.3.2. Đối với ngƣời tham gia, tiêu dùng
Hơn ai hết, người tham gia chính là những người đầu tiên bị thiệt hại trực tiếp,
chính người tham gia là người mất không một khoản tiền lớn để có thể trở thành thành
viên của mạng lưới. Đối với mỗi người nông dân, khoản tiền này là từ mồ hôi, nước
mắt là thu nhập lớn lao của họ, nên khi mất đi, họ sẽ cố gắng lấy lại vốn bằng cách lơi
kéo những người khác; nhưng họ đâu có biết rằng, rồi người khác cũng bị lừa. Không
những mất đi niềm tin trong mắt bạn bè, người thân, những người đã bị dụ dỗ vào hình
thức bất chính này mà còn bị mang tiếng là lừa đảo, lừa đảo vì đã dụ dỗ lơi kéo ngay
chính người thân quen của mình và gian dối về những thơng tin sai lầm về công dụng
của sản phẩm do người tham gia bị doanh nghiệp cung cấp một cách khơng chính xác.
Tiền mất, tật mang là những gì mà người tham gia trong các cơng ty kinh doanh đa cấp
bất chính phải hứng chịu, họ chỉ có thể trách do bản thân quá cả tin, hám lợi hay do các
doanh nghiệp này quá tinh vi, xảo quyệt.
Với người tiêu dùng, những doanh nghiệp bất chính thường tập trung vào việc dụ
dỗ người tham gia hơn là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cho nên, việc
xuất hiện các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính này làm cho người tiêu dùng

hoang mang về chất lượng sản phẩm mình đang dùng, thêm vào đó hàng kém chất
lượng, khơng đúng với những gì được tiếp thị sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, việc người
tiêu dùng bỏ ra hàng trăm, hàng triệu hàng chục triệu để mua hàng nhưng không tương
xứng với mức tiền ấy là cũng chuyện thường tình. Việc doanh nghiệp đưa ra những
thông tin gian dối để ngưởi tiêu dùng mua sản phẩm là hành vi lừa đảo, nhưng hành vi
này ngày càng tinh vi với nhiều chiêu thức, vì vậy, khơng phải người tiêu dùng nào
cũng đủ thơng minh, đủ kiến thức và trình độ để phân biệt và không trở thành nạn nhân
của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.
1.2.3.3. Đối với xã hội
Bất cứ hiện tượng tiêu cực nào xuất hiện thì dần dần tồn xã hội cũng phải gánh
chịu hậu quả của nó. Kinh doanh đa cấp bất chính cũng vậy, hành vi này làm phá vỡ
các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, vì kinh doanh đa cấp bất chính mà bạn bè, người
17


quen thậm chí là những người thân trong gia đình có khi khơng thèm nhìn mặt nhau.
Con người ln trong trạng thái hoài nghi, mất niềm tin với mọi người xung quanh,
gây tâm lý lo sợ khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội. Không những thế,
bằng nhiều cách thức khác nhau, cùng với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh
doanh đa cấp bất chính làm gia tăng số nạn nhân, số thiệt hại và cũng gia một số tội
phạm như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối…làm cho xã hội vốn bất ổn
nay càng nhiều bất ổn hơn.
Tóm lại, kinh doanh đa cấp bất chính là một hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến
cuộc sống của con người, từ cá nhân, tổ chức đến toàn xã hội. Hành vi này đã và đang
xuất hiện ngày càng nhiều, xâm lấn môi trường kinh doanh của các nước trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy việc ngăn chặn và xử lý kịp thời hành
vi bất chính này là vô cùng thiết yếu, để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, người
tiêu dùng và toàn xã hội.
1.2.4. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính theo pháp luật Việt Nam
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì để được coi là hành vi kinh doanh đa

cấp bất chính phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất đó là thực hiên một trong số những
hành vi được luật liệt kê. Thứ hai là nhằm thu lợi bất chính. Những hành vi được luật
liệt kê đó là:
Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004 quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển
dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban
đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người
tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ
việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thơng tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp,
thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham
gia.”
18


Mỗi nhóm hành vi này, mang những đặc điểm khác nhau và tương ứng với mỗi
khoản trong điều luật là một nhóm hành vi:
Đối với nhóm hành vi thứ nhất: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải
mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.20 Đây là một yêu cầu bất chính bởi lẽ, bằng nhiều
phương thức khác nhau như đặt cọc, phải mua số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả
một khoản tiền hay bất kỳ một hình thức nào khác dưới dạng các khóa học, khóa đào
tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay bất cứ một hình thức nào khác để được tham gia
mạng lưới đa cấp, các công ty đa cấp đã biến người tham gia thành chính người tiêu
dùng một cách bắt buộc, hay một cách bất đắc dĩ, tuy người tham gia không muốn sử
dụng các sản phẩm nhưng cũng phải khiên cưỡng mua để có thể tham gia vào mạng
lưới. Hay, thay vì việc ép mua sản phẩm mà người tham gia không dùng tới thì cơng ty

lại thay bằng hình thức nhanh, gọn lẹ hơn là bắt đặt cọc một khoản tiền đây là một điều
hết sức vô lý. Pháp luật không cấm doanh nghiệp đặt ra điều kiện để chọn lọc người
tham gia vào mạng lưới bán hàng nếu điều kiện đó không phải là điều kiện về trả tiền
hay đặt cọc. Nên để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp có thể đưa ra các
tiêu chuẩn nhất định về kinh nghiệm, trình độ, ngoại hình… để chọn lọc những người
có năng lực và điều kiện thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị, bán hàng của mình.
Cịn các điều kiện được đặt ra là phải trả tiền hay đặt cọc một khoản tiền thì đều là
hành vi vi phạm và bị pháp luật xem là bất chính. Biện minh cho hành vi cuả mình các
doanh nghiệp cho rằng là các nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền của người tham gia là biện
pháp để có thể bảo đảm an tồn, uy tín, để bình đẳng trong kinh doanh, là sự ràng buộc
vật chất để bảo đảm người tham gia phải tơn trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản
phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời lẽ ngụy biện, là cái cớ che giấu sự chiếm dụng
bất hợp lý trong hành vi của mình:
Người tham gia trong mạng lưới đa cấp chỉ là những tiếp thị viên để bán lẻ sản
phẩm giúp cho doanh nghiệp bằng phương thức tiến hành tiếp thị sản phẩm đến tay
người tiêu dùng chứ doanh nghiệp khơng ký gửi hàng hố cho người tham gia để bán
giùm. Khi trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho khách hàng, người tham gia phải thực hiện
theo phương thức mua đi, bán lại tức là mua của doanh nghiệp và bán lại cho người
tiêu dùng để hưởng phần chênh lệch. Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền cho việc
tham gia là khơng có căn cứ. Hơn nữa, bản chất của bán hàng đa cấp là người tham gia
tiếp thị sản phẩm giúp doanh nghiệp, được hưởng lợi ích từ kết quả tiếp thị, bán hàng
của mình và của mạng lưới do mình tổ chức ra. Quan hệ qua lại về lợi ích và nghĩa vụ
giữa doanh nghiệp với người tham gia thực sự chỉ phát sinh khi người tham gia thực
20

Khoản 1 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004

19



hiện việc tiếp thị sản phẩm. Việc gia nhập mạng lưới chưa đem lại cho người tham gia
bất cứ lợi ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với họ. Không những
thế, về bản chất, đặt cọc là biện pháp bảo đảm vật chất mà mà các chủ thể phải thực
hiện với nhau nhằm đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; việc trả tiền là nghĩa vụ
thanh toán của một chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích ngang giá. Vì vậy, việc
doanh nghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên như một
điều kiện để xem xét việc có được tham gia mạng lưới hay khơng là trái với bản chất
của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền. Vì vậy, những khoản tiền mà doanh nghiệp
bán hàng đa cấp có được từ nghĩa vụ vơ lý đã áp đặt cho người muốn tham gia là
những khoản tài chính bất chính, những yêu cầu này là những khoản đòi hỏi vượt ra
khỏi phạm vi mà doanh nghiệp có thể u cầu.
Nhóm hành vi thứ hai: “Khơng cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá
hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại”.21 Đây là một trong những biểu hiện
bất chính thể hiện chiến lược dồn hàng cho người tham gia, đây là một trong những đặc
điểm của kinh doanh đa cấp bất chính đã được phân tích trên. Trong quan hệ bán hàng
đa cấp, người tham gia đóng vai trị như là những tiếp thị trung gian, bán lẻ sản phẩm
đến tay người tiêu dùng, trong quan hệ này người tham gia chỉ là người giúp tiêu thụ
sản phẩm cho doanh nghiệp chứ không phải là đại lý bao tiêu22 hay người tiêu dùng sản
phẩm của doanh nghiệp. Bằng khả năng bán hàng cũng như khả năng tạo lập mạng lưới
phân phối của mình, xem xét khả năng tiêu thụ hàng hóa, người tham gia sẽ ước lượng
và mua số hàng hóa của doanh nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng để hưởng phần
trăm hoa hồng. Tuy nhiên, trong q trình tìm kiếm khách hàng có thể gặp nhiều bất
trắc, cũng như những rủi ro không lường trước được nên có thể người tham gia sẽ
khơng thể bán hết được số lượng sản phẩm mà mình đã mua. Vì những rủi ro có thể
xảy ra này, mà pháp luật không chấp nhận việc doanh nghiệp dồn hết rủi ro cho người
tham gia, mà thay vào đó phải mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán
cho người tham gia nếu hàng hóa vẫn đảm bảo về yêu cầu về mẫu mã, chất lượng. Và
10% mà người tham gia chịu mất đi là một điều hợp lý, đây có thể coi như là động lực
để người tham gia cố gắng thực hiện mục tiêu của mình. Nếu khơng mua lại hàng hóa
với ít nhất là 90% giá đã bán thì có khác nào doanh nghiệp dồn hàng cho người tham

gia và lại biến họ thành người tiêu dùng bất đắc dĩ. Chính vì vậy, nhóm hành vi này, bị
xếp vào là hành vi bất chính.

21

Khoản 2 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004
Khoản 1 Điều 169 Luật Thương mại 2005: “Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc
mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ chi bên giao đại lý”.
22

20


×