Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thu hồi đất một vài góp ý đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.4 KB, 10 trang )

THU HỒI ĐẤT – MỘT VÀI GÓP Ý ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI
Lương Văn Lắm*1

1. Đặt vấn đề
Nếu bạn là người dân nằm trong diện bị thu hồi đất được hỏi thẳng phải lựa chọn một
trong hai trường hợp “nhận một số tiền đền bù (dù là thoả đáng, phù hợp giá thị trường) và ra
đi” hoặc “tiếp tục ở lại, sống như ngày hôm qua, hôm kia”, thì một người sử dụng đất đồng
thời là người làm ăn nghiêm túc thường sẽ chọn con đường thứ hai. Lý do là nếu chấp nhận
ra đi, người dân không chỉ chịu mất đất (quyền sử dụng đất), mất tài sản, mà cịn phải thay
đổi cơng ăn việc làm, nhất là phải từ bỏ nếp sống đã quá quen và đứng trước một viễn cảnh
sống đầy hiểm hoạ tiềm tàng: chơi vơi trong cuộc mưu sinh tại nơi ở mới, lạ lẫm với những
thách thức, đe doạ đối với cuộc sống, sinh kế mà bản thân hồn tồn chưa có kinh nghiệm để
đối phó.
Có thể nói khác đi, người sử dụng đất trong trường hợp điển hình ln mong muốn duy
trì ổn định, lâu dài quan hệ sử dụng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, đồng thời mong muốn
nhà chức trách bảo đảm điều đó bằng luật pháp. Trong điều kiện việc sử dụng đất đem lại
những lợi ích cho bản thân người sử dụng và góp phần phục vụ phần nào lợi ích chung của
tồn xã hội, điều mong muốn của người dân là hồn tồn chính đáng.2 Nếu việc thu hồi đất là
tốt hơn, vì mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế, xã hội hoặc
những trường hợp khác do luật định thì cũng phải cân nhắc lợi ích thỏa đáng của người bị thu
hồi.
Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua nhiều vụ khiếu kiện số người tham gia lên tới
hàng nghìn gây ra những bất ổn xã hội và khó giải quyết.Khiếu nại, tố cáo (KN-TC)khơng
được giải quyết đã dẫn đến xung đột mà điển hình là vụ "chống người thi hành công vụ" tại
Tiên Lãng, Hải Phòng hay tại Văn Giang, Hưng Yên. Báo cáo tại kỳ họp của UBTV Quốc
hội vừa qua cho thấy, số vụ KN-TC về đất đai lên tới gần 70% trong tổng số các vụ việc KNTC thời gian qua. Đó là điều “rất bất bình thường” ảnh hưởng nghiêm trọng lòng tin của
người dân đối với các quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong
việc thu hồi đất đai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ KN-TC về đất đai chẳng hạn thu hồi sai trường
hợp; áp dụng mức giá bồi thường, hỗ trợ không phù hợp; chậm thực hiện công tác tái định cư;
chính sách đào tạo cho người bị thu hồi... Theo chúng tôi, một trong các nguyên nhân quan


trọng nhất của tình trạng đó là chúng ta đã đánh giá khơng đúng tầm quan trọng của việc thu
1

Thạc sỹ luật, Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
Ý kiến của PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí
Minh "Quyền thu hồi đất: khi nào và bằng cách nào?" nguồn:
/>2

Trang 1/10


hồi đất.Luật Đất đai hiện hành có quá nhiều kẽ hở, quy định bất cập trong việc thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Những kẽ hở của Luật cộng hưởng với nạn tham nhũng
ngày càng nghiêm trọng ở nước ta đã và đang là nguyên nhân của rất nhiều vụ KN-TC kéo
dài, vượt cấp, đông người.Hơn thế nữa, Luật Đất đai hiện hành đã cho phép chủ sở hữu đất
đai (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) sử dụng quá giới hạn biện pháp thu hồi
đất, chỉ bằng quyết định hành chính. Thu hồi đất của nông dân (phần lớn là cá nhân, hộ gia
đình) để chủ yếu chuyển giao, cho thuê dưới các hình thức khác nhau cho các pháp nhân với
mục đích cơng cộng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế, xã hội khơng đơn thuần là cơng việc
mang tính hành chính. Đó là vấn đề vơ cùng quan trọng có liên quan đến hàng loạt khía cạnh
về kinh tế, chính trị và xã hội.
Việt Nam là một quốc gia đơng dân mà trong đó nơng dân chiếm gần 80% dân số, vấn đề
thu hồi đất lại càng quan trọng hơn. Đó là việc củng cố và duy trì lịng tin của hàng chục triệu
nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện tơn chỉ, mục đích của Đảng ta. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã thành công. Nhân dân,
đặc biệt là tầng lớp nông dân, đã một lịng theo Đảng là vì chúng ta đã thực hiện đúng khẩu
hiệu “Người cày có ruộng”. Vì vậy, nếu vì một mục tiêu nào đó mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thu hồi đất của nơng dân bất chấp những hậu quả sẽ xảy ra đối với đời sống của
những người bị thu hồi đất thì lịng tin của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ bị xói mịn.
Lưu ý rằng, nơng dân trong giai đoạn hiện nay là những thế hệ mới, cịn trẻ, khơng trải

qua các cuộc đấu tranh gian khổ như cha ông họ trước đây.Bên cạnh đó, họ là những người
ngày càng được giáo dục, đào tạo bài bản hơn và nhiều con em của họ là tầng lớp tri thức
trẻ.Từ đó, nếu gia đình họ bị mất đất ở và đất canh tác, lâm vào tình trạng thất nghiệp, nghèo
đói thì ai dám đảm bảo rằng, thế hệ trẻ này sẽ một lòng trung thành với Đảng. Họ sẳn sàng
KN-TCkhi lòng tin bị mất, cái gốc quan trọng nhất bảo đảm cho sự tồn tại của một thể chế tất
yếu cũng bị lung lay.
Hơn thế nữa, hiện tại các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những vụ KN-TC đông
người về đất đai để tuyên truyền, xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, gây
hậu quả không nhỏ trong quan hệ đối ngoại của đất nước. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng của việc sửa đổi Luật Đất đai là xoá bỏ một cách triệt để những nguyên
nhân (từ quy định của pháp luật) dẫn đến các KN-TC về đất đai, đặc biệt quy định cụ thể, giới
hạn các trường hợp bị thu hồi đất.3
Cách thức tiếp cận xuyên suốt cho việc sửa đổi Luật đất đai về thu hồi đất: Đất đai là tài
sản thuộc sở hữu nhà nước với tư cách là một chủ thể đặt biệt trong quan hệ pháp luật. Tuy
nhiên, quyền sử dụng đất là quyền tài sản, một trong các loại tài sản trị giá được bằng tiền và
được phép chuyển giao được Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết
3

Góp ý của Ông Vũ Xuân Tiền-Công ty tư vấn VFAM về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) hội thảo tại VCCI
ngày 09.10.2012

Trang 2/10


51/2001/NQQH của Quốc hội), Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định pháp luật liên quan ghi
nhận và bảo vệ. Nó là một loại tài sản được phép sở hữu theo thời hạn nhất định. Nếu quyền
sử dụng đất đó đã được nhà nước trao cho các chủ thể khác thông qua việc giao đất, cho thuê
đất hay nhượng quyền thì việc thu hồi đất chỉ trong các trường hợp luật định.Nhà nước được
thực hiện quyền của chủ sở hữu, thu hồi đất – biểu hiện quyền định đoạt số phận pháp lý đối
với thửa đất bị thu hồi.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được sự cân bằng quyền lợi ích của nhà nước với
quyền lợi ích của người sử dụng đất và giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai kéo
dài trong suốt thời gian qua là vấn đề bức bách cần phải được giải quyết khi sửa đổi, bổ sung
Luật đất đai hiện hành về thu hồi đất.

2.

Góp ý một số điều khoản về thu hồi đất

2.1. Vấn đề thứ nhất: Có nên quy định thẩm quyền của nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội hay không và các trường hợp cụ thể nào?
Điều 61: Các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội
1. Xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế.
2. Để xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn; thực hiện dự án nhà ở tái
định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
3. Để thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
4. Để cho thuê đất thực hiện các dự án thăm dị, khai thác, chế biến khống sản
Nhận xét:
Các trường hợp thu hồi đất nêu trên có nhiều trường hợp thuộc về mục đích
phục vụ lợi ích cơng cộng nên cần được ghi nhận tại Điều 60 của Dự thảo, chẳng hạn
như các trường hợp: Dự án nhà tái định cư, nhà ở xã hội, dự án sử dụng vốn ODA;
Hiện nay, thẩm quyền của Nhà nước trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế, xã hội đang có hai luồng quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ
nhất là Nhà nước nên thu hồi để thực hiện mục đích phát triển kinh tế - xã hội (mục
đích chung), thể hiện vai trị, quản lý của nhà nước đối với đất đai, điều tiết kinh tế vĩ
mô, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cũng có quan điểm thứ hai là khơng thu hồi
đất mà cứ để chủ đầu tư dự án và người bị thu hồi đất tự thỏa thuận thực hiện với
nhau để tránh các khiếu nại, tố cáo phức tạp như hiện nay. Chúng tôi ủng hộ quan
điểm thứ nhất bởi các lý do sau:


Trang 3/10


+ Các dự án phát triển kinh tế, xã hội là cần thiết nhằm mục đích chung mà nhà nước
cần thực hiện vai trò của người quản lý, điều hành kinh tế, xã hội.
+ Thông thường, các dự án này cần một diện tích đất khá lớn, cần thu hồi theo một thủ
tục hành chính nhà nước, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi đất của
người đang sử dụng đất để giao, cho thuê cho chủ thể mới thực hiện dự án. Vấn đề
này phải giao cho cơ quan nhà nước theo một trình tự thủ tục luật định để quản lý sử
dụng hiệu quả quỹ đất.
+ Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội cần được tiếp cận
dưới góc độ vì quyền lợi của các bên liên quangồmnhà nước (thông qua cơ quan nhà
nước,pháp nhân công quyền), chủ đầu tư (thường là các doanh nghiệp, pháp nhân
kinh tế) và người sử dụng đất (thường là cá nhân, hộ gia đình). Đây là vấn đề cần tiếp
cận, bàn thảo khi nhà nước quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế, xã hội.
+ Vấn đề ở chổ việc thực hiện thu hồi đất sẽ được thực hiện như thế nào là: công khai,
minh bạch, sát giá thị trường và đảm bảo quyền lợi ích của các bên, chứ không phải
việc thực hiện thu hồi đất chỉ được thực hiện bằng quyết định cưỡng chế thu hồi.
Chúng tơi vẫn đồng tình theo quan điểm cưỡng chế thu hổi đất nhưng việc cưỡng chế
chỉ cần thực hiện và nên thực hiện trong một số trường hợp cá biệt chống đối không
chấp hành khi mọi người khác, số đông đã chấp hành.
+ Phương án thỏa thuận bồi thường theo giá thị trường theo chúng tôi cần để cho chủ
dự án đầu tư và người bị thu hồi đất thỏa thuận, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận
được thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc thẩm định giá
hoặc và quyết định giá bồi thường để hai bên thực hiện. Quyết định của cơ quan nhà
nước là cuối cùng, nếu các bên khơng thực hiện thì nhà nước sẽ cưởng chế.
Do đó theo quan điểm của chúng tơi là nên quy định Các trường hợp thu hồi đất
để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhưng điểm mấu chốt cần quan tâm là nhà

nước cần quy định và giám sát chặt chẽ các điều kiện nhà đầu tư dự án cần phải chuẩn bị
cho người bị thu hồi đất trước khi thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã
hội trong đó phương án thỏa thuận bồi thường theo giá thị trường nên tạo điều kiện để các
chủ thể trong quan hệ thu hồi và được giao quyền sử dụng đất tự thương lượng trước.
Đề xuất:
+ Chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng chuyển các trường hợp như dự án nhà tái
định cư, nhà ở xã hội, dự án sử dụng vốn ODA sang trường hợp thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng tại Điều 60 của Dự thảo;

Trang 4/10


+ Quy định bổ sung các điều kiện nhà đầu tư dự án cần phải chuẩn bị cho người bị thu
hồi đất trước khi thu hồi đất về phương án thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
+ Cưỡng chế chỉ đặt ra đối với các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh
tế - xã hội khi và chỉ khi có phán quyết có hiệu lực của Tịa án có thẩm quyền trao cho
cơ quan thu hồi đất quyền cưỡng chế đó.
2.2. Vấn đề thứ hai: Về căn cứ thu hồi đất
Điều 62: Căn cứ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích cơng cộng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội
Việc thu hồi đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhận xét:
Đây là điều khoản mới bổ sung, quy định về căn cứ thu hồi đất để giải quyết
vướng mắc cơ bản trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2003, mong muốn tránh
các trường hợp thu hồi đất tràn lan dẫn đến khiếu kiện phức tạp như hiện nay.
Quy định này rất quan trọng nhưng căn cứ khơng rõ ràng, khó thực hiện và có
thể Chính phủ sẽ phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành đối với từng trường hợp
cụ thể thu hồi đất, đôi khi dẫn đến lạm quyền, trái luật. Vấn đề này nên luật hóa bởi

Quốc hội chứ khơng giao cho Chính phủ hay Bộ chủ quản.
Căn cứ thu hồi đất chưa dựa vào việc phân cấp thẩm quyền lập kế hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, đất quốc phòng, an ninh mà lại dựa vào duy nhất kế
hoạch sử dụng cấp huyện. Quy định này không tương thích với các quy định tại Điều
41 và Điều 43 của Dự thảo.
Kiến nghị:
+ Điều 62 cần điều chỉnh theo hướng:
"Việc thu hồi đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án phát
triển kinh tế, xã hội quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng
được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương và các dự án
phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của địa phương được Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh thông qua”
2.3. Vấn đề thứ ba: Giải quyết hậu quả khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất
đai
Điều 63: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai
Trang 5/10


1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, bao gồm:
…điểm h) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn mười hai (12) tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi
bốn (24) tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực
địa mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định giao đất, cho thuê đất; việc chấp thuận chỉ được thực hiện một lần và không quá thời
hạn mười hai (12) tháng.
Người bị thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại khoản này không được trả lại tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp; không được thanh tốn giá trị đầu tư vào đất cịn lại và tài
sản gắn liền với đất.
Nhận xét:

Quy định trên khơng tương thích với các quy định của Luật Đầu tư 2005 và
bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, theo Điều 64 của Luật đầu tư: “Dự án được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư khơng triển khai hoặc khơng có
khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và khơng có lý do chính đáng thì bị thu
hồi Giấy chứng nhận đầu tư”.
Tương tự, theo K2, Điều 68 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP: “Cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong
trường hợp: a) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng, nhà đầu tư
không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ quy định tại
Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện
dự án theo quy định tại Điều 67 Nghị định này”.
Một nhà đầu tư khi xin đầu tư dự án thì khơng nhà đầu tư nào lại mong muốn
dự án của mình bị nhà nước thu hồi. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một dự án đầu tư có
thể chậm tiến độ. Điều có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, lỗi
từ nhà đầu tư hay cũng có thể là từ sự tắc trách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với khoảng thời gian quy định nêu trên và khơng tính đến các trở ngại khách quan
hay sự kiện bất khả kháng để giãn tiến độ dự án, đặc biệt quy định “việc chấp thuận
chỉ được thực hiện một lần và không quá thời hạn mười hai (12) tháng”, chúng tôi cho
rằng không ổn và có thể xảy ra tiêu cực.
Quy định “Người bị thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại khoản này
không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp; khơng được thanh tốn giá
trị đầu tư vào đất còn lại và tài sản gắn liền với đất” là một chế tài quá nặng nề, vì tài
sản mà nhà đầu tư đã đưa vào dự án sẽ mất hết và lại thuộc sở hữu nhà nước. Đặc biệt
các “tài sản gắn liền với đất” cũng không được nhận lại mà bị “quốc hữu hóa” thì rất
vơ lý, khơng khuyến khích nhà đầu tư.
Trang 6/10


Chúng tơi cho rằng, tình hình kinh tế trên thế giới và Việt Nam đang khủng
hoảng chung và các nhà đầu tư đặc biệt khó khăn, mức độ đầu tư phát triển các dự án

của nước ta đang đang chậm lại, riêng các dự án bất động sản đang đóng băng. Do đó,
Luật đất đai nếu quy định như trên sẽ khơng kích thích được cho các dự án phát triển
và thu hút được các nguồn vốn đầu tư kế cả nguồn FDI, ODA và cả nội lực của Việt
Nam.
Kiến nghị:
Cân nhắc sửa đổi lại dự thảo Điều 63 theo hướng:
+ kéo dài thời gian triển khai dự án ban đầu;
+ việc chấp thuận có thể được thực hiện ít nhất là hai lần nếu có lý do chính đáng (trợ
ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng);
+ cần có cơ chế, chính sách cho phép các nhà đầu tư bị thu hồi dự án được nhận bồi
hoàn lại các giá trị đã đầu tư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp từ các nhà đầu tư
sau trên cơ sở thỏa thuận. Quy định này khuyến khích các nhà đầu tư trên cơ sở chủ
động thương lượng, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực
thực sự;
+ cân nhắc để tránh sự mâu thuẫn chồng chéo giữa các luật, chẳng hạn Luật Đầu tư
2005;
+ các trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng trong trường hợp này có thể là
thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, tài chính hoặc tương tự. Nếu
khơng phải các ngun nhân này, thì nhà đầu tư phải nộp thuế lũy tiến theo quy định
của pháp luật. Sau hai mươi bốn (24) tháng nộp thuế lũy tiến mà chủ đầu tư vẫn
không đưa đất vào sử dụng hoặc vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu thì Nhà nước thu
hồi đất và khơng được thanh tốn tiền sử dụng đất, tiền th đất và chi phí đầu tư vào
đất cịn lại;
+ Cho phép nhà đầu tư nhận lại tài sản gắn liền với đất cho dù họ có vi phạm pháp
luật đất đai như trên vì rằng xuất phát từ bản chất quyền sở hữu – quyền tuyệt đối.
2.4. Vấn đề thứ tư: Cần quy định lý do không gia hạn thời gian thuê, giao đất
Điều 64 Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự
nguyện gồm:
…d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.

Nhận xét:

Trang 7/10


Việc nhà nước không tiếp tục giao đất hoặc không tiếp tục cho thuê đất khi
thời hạn giao đất cho sử dụng, thuê đất đã hết cần được quy định cụ thể trong Luật đất
đai nhưng trong cả 206 điều luật trong dự thảo chưa có điều nào quy định về các căn
cứ mà nhà nước không tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho tồ chức và cá nhân.
Quy định như trên có thể tạo nguy cơ dẫn đến sự tùy tiện khi các cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền về đất đai ra các quyết định gia hạn nếu khơng có các căn
cứ của Luật quy định. Thực chất quy định mở như Luật đất đai hiện hành và Dự thảo
gây bất an cho người sử dụng đất.
Kiến nghị:
Cần xem xét quy định bổ sung những căn cứ mà nhà nước không tiếp tục
cho thuê đất, giao đất cho tồ chức và cá nhân.Đây phải là những trường hợp vi
phạm pháp luật nghiêm trọng về sử dụng đất hay hết thời hạn mà cần thiết phải thu
hồi vì mục đích luật định.
2.5. Vấn đề thứ năm: Thẩm quyền thu hồi đất
Khoản 3, Điều 65 của Dự thảo quy định: Thẩm quyền thu hồi đất "Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện “không được uỷ quyền” việc quyết định
thu hồi đất là không rõ ràng.
Nhận xét:
Quy định này có thể hiểu là khơng được uỷ quyền cho cấp sở hoặc phịng,
nhưng liệu có cấm uỷ quyền cho Phó Chủ tịch hay không? Trước đây, thẩm quyền
này được giao cho tập thể Uỷ ban nhân dân, nhưng Phó Chủ tịch vẫn được ký thay
Chủ tịch.
Quy định trên nhằm quy trách nhiệm cá nhân cho Chủ tịch chứ không phải
trách nhiệm tập thể. Cơ chế "không được ủy quyền” này lại hạ thấp thẩm quyền
xuống so với trước đây, nhưng lại có nguy cơ Phó Chủ tịch khơng được ký thay.

Kiến nghị: Cho phép Chủ tịch ủy quyền cho Phó chủ tịch ký thay đối với việc thu hồi đất.
Trên thực tiễn, các Phó chủ tịch phụ trách chun mơn hồn tồn có thể thay Chủ tịch ký các
văn bản, giảm thiểu áp lực cho Chủ tịch và về nguyên tắc nếu Phó chủ tịch ký đúng phạm vi
thẩm quyền đại diện thì trách nhiệm vẫn thuộc về chủ tịch.
2.6. Vấn đề thứ sáu: Thời điểm có hiệu lực quyết định thu hồi đất
Điều 66: Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và để thực hiện dự án
phát triển kinh tế, xã hội

Trang 8/10


Khoản 3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được cơng bố cơng khai, có hiệu lực thi
hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Nhận xét:
Điều luật này quy định về thời điểm có hiệu lực quyết định thu hồi đất, người
bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất chúng tơi cho rằng chưa ổn vì các
giai đoạn có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được cơng bố cơng khai thì chưa
xong trình tự để dự án bảo đảm các quyền lợi của các hộ gia đình bị giải tỏa, việc tái
định cư, việc nhận tiền bồi thường như thế nào?
Nếu đã từng làm thực tiễn, dứt khoát hai việc này khơng thể hồn thành ngay
sau khi phương án hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt, được cơng bố cơng khai. Nếu điều luật quy định như thế này thì có vẽ như nhà
nước quy định cho các nhà đầu tư dự án ép người bị thu hồi đất quá, cần cân nhắc
thấu đáo hơn khi thời điểm người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất
lại sát với thời điểm cơ quan nhà nước chuẩn bị cưởng chế giải tỏa thu hồi đất.
Kiến nghị:
Cần xem xét quy định bổ sung liên quan đến thời điểm chỉ định khu vực tái

định cư, hoặc đã chuyển khoản xong phần tiền bồi thường vào tài khoản ngân
hàng của người bị thu hồi đất thì người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu
hồi đất vì các quyền của người bị thu hồi đất dự án đã giải quyết xong và khi đó người
thu hồi đất phải thực hiện nghĩa vụ giao đất cho dự án.
Trên đây là góp ý đối với một số điều khoản về thu hồi đất trong dự thảo Luật đất đai.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm.
---Các Tài liệu tham Khảo
(1) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 28/01/2013 – Lấy ý kiến nhân dân nguồn tại
website
của
Chính
phủ
/>35_27927_27927.mode=detail&_piref135_27935_135_27927_27927.id=758;
(2) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 24/04/2013 nguồn tại website của Bộ Tài nguyên

Môi
trường
/>
Trang 9/10


(3) Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về những điểm mới cơ bản của dự thảo
Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 25/02/2013, tài liệu hội nghị triển khai Dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) tháng 3 năm 2013 tại UBND Tp.Hồ Chí Minh;
(4) Báo cáo tổng hợp của Chính phủ ngày 24/4/2013 về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối
với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) – Đối với dự thảo ngày 19/4/2013;
(5) Báo cáo tóm tắt của Chính phủ ngày 24/4/2013 về kết quả tổng hợp lấy ý kiến nhân
dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) – Đối với dự thảo ngày 19/4/2013;
(6) Diễn
đàn

thảo
luận
Luật
đất
đai
(sửa
đổi)
/>
Trang 10/10



×