Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm trong điều tra vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.25 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH VIẾT DIỆP

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM
TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM
TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn kh.oa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Trịnh Viết Diệp
Lớp: CHL, Khố 1 – KonTum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của
Kiểm lâm trong điều tra vụ án hình sự” này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của bản thân tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin,
dữ liệu và tài liệu trình bày trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn
gốc. Những thông tin, tài liệu này được tác giả thu thập đảm bảo tính khách quan và
trung thực.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Viết Diệp


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN
KIỂM LÂM .................................................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ
quan Kiểm lâm ........................................................................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm.............11
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ quan
Kiểm lâm ................................................................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................23
CHƯƠNG 2. QUYỀN KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN CỦA CƠ
QUAN KIỂM LÂM ..................................................................................................24
2.1. Quy định của pháp luật về quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị can của Cơ
quan Kiểm lâm ......................................................................................................24

2.2. Thực tiễn thực hiện quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị can của Cơ quan
Kiểm lâm ................................................................................................................31
2.2.1. Thực tiễn thực hiện quyền Khởi tố Bị can của Cơ quan Kiểm lâm ..........31
2.2.2. Thực tiễn thực hiện quyền hỏi cung Bị can của Cơ quan Kiểm lâm ........34
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung Bị
can của Cơ quan Kiểm lâm ..................................................................................36
KẾT LUẬN ...............................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, hệ thống các Cơ quan
điều tra được tổ chức trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và ở
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngoài những Cơ quan điều tra chuyên trách nêu
trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định các lực lượng: Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát biển và một số Cơ quan khác
trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong lĩnh vực quản lý của
mình cũng có thẩm quyền điều tra.
Mặc dù được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra
hình sự năm 2004 cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật tổ chức Cơ
quan điều tra hình sự quy định rất cụ thể rõ ràng nhưng khi triển khai thực hiện thấy
còn nhiều vấn đề bất cập về thẩm quyền, về trình tự thủ tục khi tiến hành điều tra
các vụ án hình sự của các Cơ quan khơng phải là Cơ quan điều tra chuyên trách.
Với mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, trong thời
gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng nền tư pháp vững mạnh, hiệu
quả, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị đã chỉ rõ: “Trước mắt tiếp tục thực hiện mơ hình tổ chức

Cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành, nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để
tiến tới tổ chức lại Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối”1. Nghị quyết cũng
chỉ rõ: “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư
pháp trong hoạt động tư pháp”. Vấn đề có tính xuyên suốt trong chỉ đạo của Đảng là
tiến tới thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra và phân định rõ thẩm quyền quản lý hành
chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều
tra các vụ án hình sự cịn nhiều vấn đề bất cập phát sinh khi giao cho các Cơ quan
được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (trong đó có Cơ quan Kiểm lâm).
Ngày 12/3/2014 Bộ chính trị ban hành Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết 49, trong đó kết luận: “Giữ nguyên quyền hạn và quy định
rõ hơn nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Cảnh
sát biển, Hải quan, Kiểm lâm”2.
1
2

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị- về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Kết luận 92-KL/TW ngày 12/2/2014 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện NQ 49-NQ/TW


2
Từ sự chỉ đạo của Đảng trong vấn đề cải cách tư pháp cho thấy cần phải sửa
đổi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan Kiểm lâm trong việc tiến hành một số
hoạt động điều tra nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra,
xử lý các vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Vì vậy việc nghiên cứu sâu
thêm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều tra của Cơ quan Kiểm lâm là hết sức cần
thiết. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp chúng ta thấy rõ được những vấn đề bất
cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục
khi giao cho các Cơ quan không phải là Cơ quan điều tra chuyên trách tiến hành
điều tra các vụ án hình sự. Từ đó chỉ ra được những vướng mắc trong quá trình điều

tra để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của Cơ quan
Kiểm lâm trong lĩnh vực điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Tất cả các vấn đề trên
đây là lý do tác giả chọn đề tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trong điều
tra vụ án hình sự” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả thì cho đến thời điểm hiện nay chưa
có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề
thẩm quyền điều tra, thẩm quyền khởi tố bị can, hỏi cung bị can của lực lượng Kiểm
lâm. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu các tài liệu, sách chuyên khảo cũng như
các bài viết trên các tạp chí, các ấn phẩm của các nhà khoa học, các cơng trình
nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp có nội dung liên quan đến đề tài này. Trong đó có
thể kể đến:
+ Bài viết “Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Một số
kiến nghị, đề xuất” của Thạc sỹ Nguyễn Duy Giảng- Phó vụ trưởng vụ 1- VKSND
Tối cao đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 02/2014. Bài viết “Quyền hạn điều
tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng cảnh sát biển theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Thạc sỹ Ngô Văn Vịnh. Bộ môn pháp luật,
Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân VI đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
04/2014. Bài viết “Về tổ chức Cơ quan điều tra” của Tiến sỹ Trần Đình Nhã đăng
trong Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 1995. Bài
viết “Một số vấn đề về Cơ quan điều tra” của Thạc sỹ Lê Tiến Châu – Giảng viên
khoa Luật hình sự - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Khoa


3
học pháp luật số 05/2002. Bài viết “Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, quá trình
hình thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Thị Bắc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp số 57 tháng 8/2005. Bài viết “Điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự và
phương hướng tiếp tục hồn thiện” của Phó giáo sư – Tiến sỹ Phạm Hồng Hải –

Viện nhà nước và pháp luật đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 11/2011 Bài viết “Hồn
thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ
thể tiến hành tố tụng và việc phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố
tụng trong hoạt động của các Cơ quan tiến hành tố tụng” của Tiến sỹ Từ Văn Nhũ
– đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 05+06/2002. Bài viết “Hoàn thiện quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng
và việc phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố tụng trong hoạt động
của các Cơ quan tiến hành tố tụng” của Tiến sỹ Từ Văn Nhũ – đăng trên Tạp chí
Kiểm sát số 05+06/2002…Trong các bài viết này có những nội dung đi sâu phân
tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền điều tra các
vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của
các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (trong đó có cơ quan
Kiểm lâm).
+Bài viết – Hồn thiện thủ tục Khởi tố vụ án, Khởi tố Bị can trong tố tụng
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Của GS.TS Đỗ Ngọc Quang – Học viện
CSND - Tạp chí khoa học Kiểm sát số 03- 2012. Luận văn Thạc sỹ: “Khởi tố bị can
và hoạt động Kiểm sát Khởi tố bị can tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Phạm Văn Đức. Bài viết “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về điều tra bổ
sung” của Thạc sỹ Nguyễn Hải Ninh – Giảng viên khoa Luật hình sự trường Đại
học Luật Hà Nội. Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức khoa học điều tra hình sự
(Chỉnh lý bổ sung 2016) của Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Thành
phố Hồ Chí Minh…Trong đó đã chỉ ra được những vấn đề bất cập và đề xuất những
phương hướng tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự mục đích nâng cao hiệu
quả công tác khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đi sâu phân tích địa vị pháp lý của các
chủ thể ( trong đó có Cơ quan Kiểm lâm) khi tiến hành các hoạt động điều tra các
vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong các cơng trình nghiên cứu, luận văn và các bài báo nêu trên
chưa có một cơng trình nghiên cứu, luận văn hoặc bài báo nào nghiên cứu chuyên



4
sâu dưới góc độ lý luận cũng như dưới góc độ thực tiễn về nhiệm vụ và quyền hạn
của Kiểm lâm trong điều tra các vụ án hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực
tiễn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm khi được giao tiến hành
một số hoạt động điều tra, từ đó đưa ra một số giải pháp đề xuất kiến nghị hồn thiện
pháp luật góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Cơ quan Kiểm
lâm trong tố tụng hình sự, tạo điều kiện cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải đi sâu
nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền điều tra, thẩm
quyền Khởi tố bị can, hỏi cung bị can của Kiểm lâm qua đó chỉ rõ những vấn đề còn
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phân tích các cơ sở lý luận và thực
tiễn để giải quyết những vướng mắc, hạn chế đã nêu, đề xuất những biện pháp cụ
thể để giải quyết những vướng mắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003, 2015, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Luật tổ chức điều
tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm
trong điều tra vụ án hình sự.
Phạm vi nghiên cứu: Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Kiểm lâm
trong điều tra vụ án hình sự được pháp luật quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn
nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu 02 vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ
quan Kiểm lâm đó là:
+ Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm lâm
+ Quyền khởi tố bị can và hỏi cung bị can của Cơ quan Kiểm lâm
Phạm vi về thời gian: Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh
điều tra hình sự năm 2004 có hiệu lực thi hành.
- Luận văn khảo sát, thống kê, đánh giá các thông tin và số liệu thực tiễn việc

điều tra, xử lý các vụ án hình sự của lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn một số tỉnh từ
năm 2010 đến năm 2016.


5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lê Nin trong việc tiếp cận về phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện
các nhiệm vụ đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng xun suốt và tồn bộ
luận văn để giải quyết tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng trong việc phân tích thực tiễn áp dụng
pháp luật.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ điển hình: Tác giả chọn những vụ án thuộc
trách nhiệm xử lý của cơ quan Kiểm lâm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng có
nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự. Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với việc đi sâu nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn trình bày những
vướng mắc của lực lượng Kiểm lâm khi thực hiện thẩm quyền điều tra và thẩm
quyền khởi tố bị can, hỏi cung bị can.
Trên cơ sở đó đề xuất hồn thiện Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản dưới
Luật tạo điều kiện cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng tham khảo trong q
trình giảng dạy, đào tạo luật và tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm. Ngoài
ra kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo
để tiếp tục đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động điều tra.
7. Cơ cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung

của luận văn “Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trong điều tra vụ án hình sự”
gồm 02 chương.
Chương 1: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm lâm
Chương 2: Quyền Khởi tố Bị can, hỏi cung bị can của Cơ quan Kiểm lâm


6
CHƯƠNG 1
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM
1.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của
Cơ quan Kiểm lâm
Theo từ điển tiếng Việt thì “thẩm quyền” là quyền xem xét để kết luận và
định đoạt một vấn đề. Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì thẩm quyền là quyền được
thực hiện những hành vi và ra quyết định pháp lý nhất định của chủ thể theo quy
định của pháp luật. Nói cách khác thẩm quyền là quyền hạn của một cơ quan, một
tổ chức hoặc một cá nhân được làm một việc hoặc một công việc trong phạm vi
pháp luật cho phép, phạm vi đó là giới hạn của thẩm quyền3.
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, sự phân định thẩm quyền được thiết lập giữa
các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng. Từ góc độ tố tụng hình sự thì thẩm
quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ để thực hiện các hoạt động tố
tụng và ra các quyết định tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được luật tố tụng
hình sự quy định.
Theo từ điển tiếng Việt thì “Điều tra” là những hành động “tìm tịi, xem xét để
biết rõ sự thật”4. Như vậy thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự là tổng hợp các
quyền và nghĩa vụ tìm hiểu hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội,
chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo, xác định hậu quả của tội phạm để thực hiện các biện pháp đảm bảo
bồi thường, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, yêu
cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Để thực hiện các hoạt động nêu trên Cơ quan điều tra, Điều tra viên có quyền
ban hành các quyết định tương ứng, các quyền này nhà nước khơng chỉ giao cho
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên mà Nhà nước còn giao
cho Thủ trưởng một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra. Thẩm quyền điều tra tố tụng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành
động quyết định của các chủ thể nhất định theo quy định của pháp lệnh tổ chức điều

3
4

Trích từ điển Luật học, NXB Bách khoa 1999. Tr 459.
Trích từ điển Luật học, NXB Bách khoa 1999. Tr 8.


7
tra hình sự thể hiện qua việc tìm tịi, xem xét để biết rõ sự thật khách quan của vụ án
hình sự trong giai đoạn điều tra.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm lâm là hoạt động mà
pháp luật cho phép Cơ quan Kiểm lâm thực hiện khi tiến hành điều tra và xử lý các
tội phạm xảy ra trong lĩnh vực Quản lý và Bảo vệ rừng5.
Vì vậy khi thực hiện quyền điều tra Cơ quan Kiểm lâm cũng phải áp dụng
các biện pháp nhằm phát hiện, nghiên cứu, củng cố, ghi nhận, thu giữ chứng cứ theo
đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm khác với
thẩm quyền điều tra của các Cơ quan khác như Cơ quan điều tra của Công an nhân
dân điều tra tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân Tối cao.
Pháp luật tố tụng hình sự giao cho Cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền điều
tra các vụ án hình sự trong lĩnh vực Quản lý và bảo vệ rừng, đây là lĩnh vực do Cơ
quan Kiểm lâm quản lý và là lĩnh vực có tình chất đặc thù (Quản lý và Bảo vệ

rừng). Do vậy mọi hành vi phạm tội xảy ra trong lĩnh vực này Cơ quan Kiểm lâm sẽ
chủ động nắm bắt thông tin về tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời và tiến
hành xử lý theo quy định của pháp luật nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực Quản lý
và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó khi giao thẩm quyền điều tra cho Cơ quan Kiểm lâm
tiến hành điều tra tội phạm liên quan đến lĩnh vực Quản lý bảo vệ rừng là tránh sự
chồng chéo về thẩm quyền điều tra sẽ đem lại hiệu quả và tiết kiệm được thời gian
và các chi phí cần thiết cho cơng tác điều tra. Ngồi ra việc giao cho Cơ quan Kiểm
lâm có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự trong lĩnh vực Quản lý và bảo vệ rừng
là thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng theo Kết luận 79-KL/TW ngày
12/3/2014 của Bộ chính trị đó là giữ ngun quyền hạn và quy định rõ hơn nhiệm
vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của cơ quan Kiểm lâm đảm bảo tính hiệu
quả, tiết kiệm, tránh chồng chéo6
Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“1. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Kiểm lâm có thẩm quyền:
5
6

Kết luận số 79-KL/TW ngày 12/2/2014 của Bộ chính trị - Tr 02.
Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị - Tr02.


8
a/ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố
bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong
thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án7;
Điều 21 Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004 quy định:
1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175,189,190,191,240 và 272 của

Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm,
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:…8”
Qua nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự 2003, 2015 thì thấy rằng: Mặc dù Bộ
luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ
quan Kiểm lâm như việc “Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm
tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng” thì tiến hành điều tra và
kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát truy tố. Trong thực tế Cơ quan
Kiểm lâm chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Mặc dù số lượng các
vụ án thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của lực lượng Kiểm lâm xảy ra nhiều. Mục
đích của Đảng và Nhà nước giao cho Cơ quan Kiểm lâm tiến hành điều tra các vụ
án hình sự trong lĩnh vực Quản lý và bảo vệ rừng là tránh sự chồng chéo về thẩm
quyền điều tra, bên cạnh đó nếu Cơ quan Kiểm lâm thực hiện tốt cơng tác điều tra
các vụ án hình sự sẽ đem lại hiệu quả tích cực như việc tiết kiệm được thời gian, tiết
kiệm các chi phí cần thiết và đảm bảo việc xử lý vụ án nhanh chóng, kịp thời.
Thời gian qua trong quá trình lấy ý kiến dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự và
Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự có nhiều ý kiến cho rằng cần phải mở rộng
quyền hạn điều tra của một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều
tra. Ngày 12/3/2014 Bộ chính trị ban hành Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục
thực hiện Nghị Quyết số 49-NQ/TW xác định một trong những nhiệm vụ cải cách
tư pháp đó là “Phân biệt thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố tụng”9, xác định
rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao
một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả
các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ
7

Bộ luật TTHS năm 2003, khoản 1 điều 111.
Pháp lệnh điều tra hình sự 2004, khoản 1 điều 21.
9
Kết luận số 92- KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị.
8



9
và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên
trách, đảm bảo hoạt động điều tra hiệu quả, tiết kiệm, không chồng chéo nhiệm vụ.
Bản thân các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là các
cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước nhưng được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để huy động sức mạnh tổng hợp tham gia
đấu tranh phòng, chống tội phạm nhất là ở những lĩnh vực có tính chất đặc thù,
những địa bàn khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà khi các vụ án
hình sự xảy ra Cơ quan điều tra chưa thể tiếp cận ngay được10.
Tại Điều 34 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:
“1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345
của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm
lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:...11”.
Qua nghiên cứu thấy rằng Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã
quy định cụ thể thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự đối với Cơ quan Kiểm lâm.
Cụ thể khi “thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội
phạm”; Cơ quan Kiểm lâm có quyền điều tra các tội quy định tại các điều 232 (tội
vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản), điều 243 (Tội
hủy hoại rừng), điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm); điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên), điều 313 (tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy) và điều 345 (tội vi
phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh gây hậu quả nghiêm trọng)…
Như vậy so sánh với Pháp lệnh điều tra hình sự 2004 thì Luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự đã hạn chế thẩm quyền của Cơ quan Kiểm lâm trong việc xử
lý các tội theo điều 233 (Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng), điều 234 (Tội

vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã). Bởi lẽ tội phạm vi phạm
các quy đinh về quản lý rừng cũng như tội phạm vi phạm các quy định về quản lý
bảo vệ động vật hoang dã là lĩnh vực thuộc sự quản lý của lực lượng Kiểm lâm,
10

Từ văn Nhũ (2002), “Phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tố tụng”, Tạp chí Khoa học Kiểm
sát, sơ 05+06.
11
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015,khoản 1 điều 34.


10
trong khi đó Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Khi phát hiện hành vi có
dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn mình quản lý’’12 thì Cơ quan Kiểm lâm
có thẩm quyền khởi tố vụ án. Như vậy căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Cơ
quan Kiểm lâm có quyền khởi tố và điều tra tất cả các vụ án trong lĩnh vực và địa
bàn quản lý của họ. Nhưng Luật tổ chức điều tra hình sự lại khơng quy định cho Cơ
quan Kiểm lâm khởi tố các tội quy định tại các điều 233,234 (đây là lĩnh vực thuộc
sự quản lý của Cơ quan Kiểm lâm) từ đó dẫn đến khó khăn cho Cơ quan Kiểm lâm
nói riêng và các Cơ quan tiến hành tố tụng nói chung vì khi phát sinh tội phạm vi
phạm quy định về quản lý rừng và tội phạm vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ
động vật hoang dã khó xác định thuộc thẩm quyền xử lý của Cơ quan nào? Bởi lẽ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thì cho rằng đây là lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực
quản lý của Kiểm lâm vì vậy theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thuộc trách
nhiệm xử lý của Cơ quan Kiểm lâm, nhưng Luật tổ chức điều tra hình sự thì lại
khơng quy định cho phép Cơ quan Kiểm lâm điều tra, xử lý đối với tội phạm này.
Đây là vấn đề khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền điều tra trong Luật tổ chức điều
tra hình sự.
Mặt khác trong những năm qua, quá trình xử lý các tội phạm trong lĩnh vực
Quản lý bảo vệ rừng phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho q trình điều tra như

việc chưa có cơ chế xử lý đối với các tội phạm vi phạm các quy định về quản lý bảo
vệ rừng và tội hủy hoại rừng khi người thực hiện hành vi phạm tội là chủ rừng hoặc
người thực hiện hành vi phạm tội không phải là chủ rừng. Vì vậy ngày 08/3/2007
Bộ NN&PTNT, Bộ tư pháp, Bộ công an, VKSTC, TATC đã ban hành thông tư liên
tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSTC-TATC hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật hình sự. Trong đó phần IV quy định về một số tội cụ thể như tội
“Vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng” (điều 175) liên ngành hướng dẫn:
“Nếu người khai thác là chủ rừng thì xử lý theo điều 175, nếu người khai thác
khơng phải là chủ rừng thì xử lý theo chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu”,
điều 189 về tội “Hủy hoại rừng” cũng quy định tương tự13. Như vậy Luật tổ chức
điều tra hình sự khi sửa đổi, bổ sung chưa thấy được những những vấn đề vướng
mắc, bất cập trong quá trình xử lý các tội phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý và
bảo vệ rừng như đã nêu trên để tiếp tục có những sửa đổi, bổ sung kịp thời. Do đó
12
13

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 1 điều 164.
Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT ngày 08/3/2007 của liên bộ -BNN-BTP-BCA-VKSTC-TATC.


11
đã không quy định cụ thể về thẩm quyền xử lý các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
quản lý và bảo vệ rừng khi cần chuyển hóa tội danh để Cơ quan Kiểm lâm thực hiện
việc khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể những trường hợp Cơ quan
Kiểm lâm và các Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra đối với
những trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, lý lịch người phạm
tội rõ ràng thì Cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền điều tra, Kết thúc điều tra chuyển
hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát truy tố. Khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ lên Cáo trạng
truy tố Viện kiểm sát thấy rằng hồ sơ vụ án chưa đảm bảo truy tố Bị can ra trước

Tòa án hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự cần phải trả hồ sơ để điều
tra bổ sung theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự. Vấn đề bất cập phát
sinh là Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ cho Cơ quan nào? Bởi lẽ trong trường hợp vụ án
phải trả để điều tra bổ sung, rõ ràng vụ án trên vẫn là vụ án ít nghiêm trọng nhưng
vì phải trả để điều tra bổ sung nên vụ án mang tính chất “phức tạp”. Vì vậy thẩm
quyền điều tra lúc này thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra có thẩm quyền (theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)14 chứ khơng
phải là thẩm quyền của Cơ quan Kiểm lâm (là Cơ quan đã tiến hành điều tra vụ án
và Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố). Đây cũng là những vấn
đề bất cập khi tiến hành điều tra xử lý các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan Kiểm lâm.
1.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm
Đối với cơ quan Kiểm lâm, thực tế qua quá trình Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động điều tra tại các Cơ quan được giao một số hoạt động điều
tra nói chung và Cơ quan Kiểm lâm nói riêng trong q trình điều tra các vụ án hình
sự thì thấy rằng: Mặc dù các cơ quan này được nhà nước phân công nhiệm vụ khởi
tố điều tra ban đầu và tiến hành điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong
trường hợp quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, nhưng trong thực
tế có rất nhiều vụ án có đủ các điều kiện theo luật định nhưng cơ quan Kiểm lâm
không thực hiện quyền năng pháp lý đã được pháp luật quy định để tiến hàn các
hoạt động điều tra, sau đó kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố mà họ
thường khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT để điều tra.
14

Bộ luật TTHS năm 2015, điểm b, khoản 1 điều 164.


12
Theo số liệu được khảo sát từ năm 2010 đến 2014 lực lượng Kiểm lâm trên
Toàn quốc đã khởi tố 966 vụ án hình sự15. Các vụ án do Kiểm lâm điều tra thường

chỉ tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu rồi chuyển đến Cơ quan điều tra
chuyên trách để tiến hành điều tra, khơng có vụ án nào Cơ quan Kiểm lâm tiến hành
điều tra rồi kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố (mặc dù có nhiều vụ án đủ
các điều kiện theo quy định đó là tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang,
chứng cứ lai lịch người phạm tội rõ ràng). Một trong những nguyên nhân dẫn đến
việc các Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung và Cơ
quan Kiểm lâm nói riêng chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình
trong q trình điều tra vụ án hình sự vì cịn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ
thể trong luật. Cụ thể như sau:
- Mặc dù có nhiều thế mạnh về chuyên môn trong công tác Quản lý và Bảo
vệ rừng nhưng về tổ chức cũng như về tư cách tham gia tố tụng, thẩm quyền tố tụng
của Cơ quan Kiểm lâm chưa được xác định phù hợp và chưa được thể hiện rõ ràng,
đầy đủ trong luật. Chẳng hạn như Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa
quy định rõ tư cách tố tụng của người có thẩm quyền thuộc các Cơ quan này, họ có
phải là chủ thể trong hoạt động tố tụng hình sự hay không? Mặc dù tại điểm a khoản
1 Điều 111 thì lại quy định cho họ có quyền tiến hành các hoạt động điều tra và tiến
hành Kết thúc điều tra vụ án hình sự chuyển Viện kiểm sát truy tố. Bộ luật tố tụng
hình sự quy định người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra là Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng, Điều tra viên. Vì vậy Cơ quan Kiểm lâm khi tiến hành tố tụng khơng có
các chức danh pháp lý trên. Do đó sẽ gây khó khăn khi thực hiện việc tiến hành một
số hoạt động điều tra theo quy định16. Bên cạnh đó các quy định liên quan đến hoạt
động tố tụng trong giai đoạn điều tra cũng chưa đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn
của Kiểm lâm khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung kịp thời những thiếu sót mà Bộ luạt
tố tụng hình sự 2003 chưa kịp điều chỉnh như quy định cụ thể quyền hạn và nhiệm
vụ của Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra(trong đó có Cơ quan
Kiểm lâm). Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật về tố tụng hình sự thì thấy rằng
pháp luật đã quy định cụ thể thẩm quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự của
15


Nguyễn Duy Giảng (2014), “Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Một số kiến nghị, đề xuất”, Tạp chí Khoa học
Kiểm sát, số 02.
16
Nguyễn Duy Giảng (2014), tlđd (15).


13
Cơ quan Kiểm lâm nhưng trên thực tế Cơ quan Kiểm lâm đã không thực hiện các
biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật dẫn tới việc các vụ án tội phạm ít
nghiêm trọng trong trường hợp quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng
chưa được Cơ quan Kiểm lâm điều tra, xử lý dẫn đến việc vụ án bị kéo dài thời hạn
giải quyết. Vì vậy mục tiêu xử lý các vụ án nhanh chóng, kịp thời của Đảng và của
nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc.
Điển hình như vụ việc phá rừng xảy ra ngày 21/3/2014 tại tiểu khu 658, xã
Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, qua tuần tra kiểm sốt phát hiện và bắt quả
tang ơng Agai trú tại làng Tang, xã Mơ Rai có hành vi chặt phá 8.000 m2 rừng tại vị
trí X 0507077, Y 1592985 thuộc khoảnh 2, tiểu khu 658, loại rừng sản xuất. Hạt
kiểm lâm huyện Sa Thầy đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ và xác định việc phá
diện tích rừng trên là do mình ơng Agai thực hiện, ơng Agai có hộ khẩu thường trú
tại địa phương, có lai lịch rõ ràng. Theo quy định thì Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy
phải tiến hành Khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra và Kết thúc điều tra chuyển
Viện kiểm sát truy tố17.
Theo thống kê từ năm 2010-2016 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cơ quan Kiểm
lâm khởi tố 162 vụ án hình sự, trong đó có 24 vụ thuộc trường hợp “Tội phạm ít
nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội rõ ràng” nhưng
cơ quan Kiểm lâm không tiến hành điều tra theo luật định và Kết thúc điều tra
chuyển Viện kiểm sát truy tố18.
Đối với địa bàn Kon Tum từ 2010 - 2016 cơ quan Kiểm lâm khởi tố 114 vụ,
trong đó có 09 vụ “Tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch

người phạm tội rõ ràng” nhưng cơ quan Kiểm lâm cũng không tiến hành điều tra
theo luật định19.
Cũng theo thống kê mỗi năm ngành Kiểm lâm tiến hành Khởi tố đối với
hàng ngàn vụ án hình sự. Trong đó có hàng trăm vụ án thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội rõ ràng nhưng cơ quan
Kiểm lâm không tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án và kết thúc điều tra
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát truy tố mà chỉ tiến hành khởi tố vụ án rồi chuyển
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra xử lý.
17

Phục lục 1. Vụ án hình sự xảy ra tại địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Trích Báo cáo Chi cục Kiểm lâm Gia Lai (2010-2016).
19
Trích Báo cáo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum (2010-2016).
18


14
Trên địa bàn huyện IAGRAI, tỉnh Gia Lai xảy ra vụ án như sau: Ngày
07/10/2016 tổ tuần tra của Hạt kiểm lâm huyện IAGRAI trong q trình tuần tra,
kiểm sốt phát hiện ông Rơ Mah Then trú tại làng O, xã IAO, huyện IAGRAI có
hành vi dùng rìu, rựa chặt phá rừng trái phép diện tích 8.500m2 tại tọa độ 0389807 –
1535886 thuộc tiểu khu 365 thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ IAGRAI
quản lý.
Ngày 19/01/2017 Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện IAGRAI đã ban hành Quyết
định khởi tố vụ án hình sự số 01. Khởi tố vụ án hình sự: Tội hủy hoại rừng quy định
tại điều 189 Bộ luật hình sự. Hành vi của ơng Rơ Mah Then phạm tội thuộc trường
hợp tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội
rõ ràng, lẽ ra Hạt kiểm lâm huyện IAGRAI phải căn cứ điểm a khoản 1 điều 111 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 để tiến hành khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động

điều tra đối với vụ án trên và kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát nhân dân huyện
IAGRAI truy tố theo quy định của pháp luật. Trong vụ án này Hạt kiểm lâm huyện
IAGRAI chỉ tiến hành Khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an
huyện IAGRAI điều tra là không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật làm kéo
dài thời gian giải quyết vụ án20. Như vậy mục đích giải quyết án nhanh, gọn, kịp thời
của Đảng và nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc.
Qua nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân thì thấy rằng các quy định của pháp
luật trong tố tụng còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể trong luật để các cơ
quan này thực hiện nhiệm vụ, bởi lẽ khi tiến hành điều tra, xử lý vụ án thì vụ án
được giải quyết và xử lý theo trình tự tố tụng, buộc Cơ quan điều tra, Điều tra viên
và một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ đúng
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu làm trái, làm khơng đúng thủ tục, trình tự
theo luật định sẽ là căn cứ để cấp phúc thẩm hủy án vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng. Mặt khác cán bộ làm công tác pháp chế của những cơ quan này chưa được
đào tạo chuyên sâu về công tác điều tra hình sự, cịn nhiều vướng mắc trong q
trình áp dụng tố tụng vì vậy họ khơng tiến hành thực hiện công tác điều tra mà chỉ
tiến hành khởi tố vụ án chuyển Cơ quan CSĐT tiếp tục tiến hành điều tra theo quy
định của pháp luật.

20

Phụ lục 02. Vụ án hình sự xảy ra tại địa bàn huyện IAGRAI, tỉnh Gia Lai.


15
Việc những Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra( trong đó
có cơ quan Kiểm lâm) không thực hiện quyền năng pháp lý đã được pháp luật cho
phép là do họ lo ngại trách nhiệm pháp lý cũng như các lý do pháp luật tố tụng hình
sự chưa có những quy định cụ thể, chặt chẽ để Cơ quan được giao tiến hành một số
hoạt động điều tra thực hiện quyền năng pháp lý này21. Bởi lẽ, việc Khởi tố vụ án

hình sự chỉ căn cứ vào “dấu hiệu tội phạm”22, chưa tiến hành xử lý đối với người
phạm tội cụ thể (chưa Khởi tố bị can) vì vậy nếu việc Khởi tố mà khơng chính xác
cũng không ảnh hưởng đến cá nhân cụ thể, chưa phải chịu trách nhiệm pháp lý về
những vấn đề oan sai xảy ra, do vậy Cơ quan Kiểm lâm không tiến hành điều tra
các vụ án theo quy định mà chỉ Khởi tố vụ án rồi chuyển Cơ quan điều tra có thẩm
quyền giải quyết.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật như đã nêu trên ở địa phương cũng như thống
kê trên địa bàn cả nước thì thấy rằng từ khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Pháp
lệnh điều tra hình sự năm 2004 có hiệu lực, ngành Kiểm lâm chưa tiến hành điều tra
và kết thúc điều tra một vụ án nào chuyển Viện kiểm sát truy tố theo quy định của
pháp luật (Mặc dù số lượng án đủ điều kiện để Cơ quan kiểm lâm tiến hành điều tra
xảy ra rất nhiều).
Theo Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004 thì đối với tội phạm ít nghiêm
trọng nhưng phức tạp hoặc tội phạm nghiêm trọng thì Cơ quan Kiểm lâm ra Quyết
định Khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày khởi tố vụ án23.
Quy định trên gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm trong quá
trình điều tra xử lý vụ án, bởi lẽ để có đủ căn cứ để khởi tố vụ án Cơ quan Kiểm
lâm phải thực hiện việc khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định thiệt hại để
làm căn cứ khởi tố, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng. Vì vậy về
thời hạn điều tra theo quy định chỉ có 07 ngày không đủ để cơ quan Kiểm lâm thực
hiện việc chuyển vụ án bàn giao tang vật cho Cơ quan điều tra trong thời hạn luật
định. Vì vậy cần phải xem xét nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự
theo hướng kéo dài thời gian để Cơ quan Kiểm lâm tiến hành các hoạt động điều tra

21

Ngô Văn Vịnh (2014), “Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng Cảnh
sát biển theo pháp luật TTHSVN”, Tạp chí Nhà Nước Và Pháp Luật, số 04.
22

Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS. Nxb Công an nhân dân
23
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, điểm a, khoản1 điều 21.


16
sau đó chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành các hoạt
động điều tra theo quy định của pháp luật.
Đơn cử như vụ “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” xảy ra
ngày 18/3/2013 tại khu vực 436 thuộc lâm phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thuộc
xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Hiện trường vụ án là 02 cây gỗ thuộc
chủng loại thơng 5 lá thuộc nhóm IIA (nguy cấp, quý hiếm). Việc chặt hạ bằng cưa
xăng, cây thứ nhất có đường kính gốc 88cm, đường kính ngọn 65cm, chiều dài cây
là 13m, cây thứ hai có đường kính gốc 84cm, đường kính ngọn 60cm, chiều dài cây
là 10,5m. Tổng trọng lượng 02 cây gỗ là 10,16 m3 gỗ tròn. Ngày 20/3/2013 Hạt
kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình
sự về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo điều 175 Bộ luật
hình sự. Do điều kiện địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nên đến ngày 29/3/2013
Hạt kiểm lâm phối hợp cùng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng
định giá trong tố tụng hình sự mới vào được hiện trường vụ án và tổ chức khám
nghiệm hiện trường. Sau khi khám nghiệm hiện trường, Hạt kiểm lâm tạm giữ tang
vật và thuê phương tiện vận chuyển số vật chứng trên. Đến ngày 17/4/2013 mới vận
chuyển được số tang vật trên về và tiến hành bàn giao hồ sơ vụ án, vật chứng cho
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mang Yang xử lý24. Như vậy căn cứ Pháp
lệnh điều tra hình sự thì việc chuyển giao hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền xử lý trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có quyết định khởi tố vụ án, ở đây
Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh khởi tố vụ án từ ngày 20/3/2013 lẽ ra
ngày 27/3/2013 phải được chuyển giao nhưng do chưa khám nghiệm hiện trường,
chưa thu giữ vật chứng nên đến ngày 17/4/2013 mới chuyển giao là vi phạm thời
hạn 20 ngày.

Theo quy định của điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và điều 164 Bộ luật
tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền điều tra tất cả các vụ án
hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình, mà lĩnh vực quản lý của lực lượng Kiểm
lâm là lĩnh vực Quản lý và Bảo vệ rừng. Do đó mọi tội phạm phát sinh trong lĩnh
vực này đều thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm. Tuy nhiên Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015 lại hạn chế một phần thẩm quyền điều tra đối
với các tội điều 233 (Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng), điều 234 (Tội vi

24

Vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” xảy ra tại Vườn quốc gia KonKaKinh- Gia Lai.


17
phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã)25 đây là lĩnh vực liên quan
đến công tác quản lý và bảo vệ rừng. Đây là lĩnh vực quản lý của lực lượng Kiểm
lâm, Luật tổ chức điều tra hình sự lại khơng quy định cho Cơ quan kiểm lâm có
thẩm quyền điều tra, xử lý đối với các tội phạm này nên dẫn đến có những vấn đề
bất cập khi tiến hành điều tra xử lý. Qua đó thấy rằng chưa có sự thống nhất trong
các quy định của pháp luật như việc Bộ luật tố tụng hình sự cho phép Cơ quan
Kiểm lâm điều tra tất cả các vụ án thuộc trách nhiệm quản lý của mình, trong khi đó
Luật tổ chức điều tra hình sự lại không cho phép Cơ quan Kiểm lâm điều tra các tội
điều 233 và tội điều 234 là lĩnh vực quản lý của lực lượng Kiểm lâm.
Đơn cử như vụ việc xảy ra tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia lai, khi
tuần tra kiểm soát Cơ quan Kiểm lâm phát hiện và bắt giữ 01 vụ vận chuyển, mua
bán động vật hoang dã và động vật hoang dã quý hiếm. Cụ thể như sau: Ngày
07/02/2017 Tổ tuần tra thuộc Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang phát hiện và bắt giữ
01 vụ mua bán động vật hoang dã trái phép tại làng Ta Dum, xã Ayun, huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai thu giữ 04 cá thể voọc chà vá chân xám có trọng lượng 26 kg; 02
cá thể mèo rừng trọng lượng 05 kg; 01 cá thể khỉ mốc trọng lượng 6,2kg; 01 cá thể

khỉ mặt đỏ trong lượng 7,8kg; 02 cá thể khỉ vàng trọng lượng 8kg; 01 cá thể khỉ
đi lợn trọng lượng 8,5kg; 07 cá thể sóc đen tổng trọng lượng 11kg. Việc mua
bán, vận chuyển, săn bắt, giết mổ động vật hoang dã trái phép là lĩnh vực thuộc
quyền quản lý của lực lượng Kiểm lâm và vụ việc trên do Cơ quan Kiểm lâm phát
hiện tội phạm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình, theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì vụ án này thuộc thẩm quyền khởi tố
của Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang. Khi căn cứ vào điều 34 Luật tổ chức điều tra
hình sự thì Hạt Kiểm lâm khơng có thẩm quyền khởi tố đối với vụ án này, do vậy
ngày 10/02/2017 Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang ban hành công văn số 01/CVKL gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mang Yang đề nghị chuyển vụ
việc trên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mang Yang thụ lý, giải
quyết theo thẩm quyền. Sau khi nhận công văn của Hạt Kiểm lâm, ngày 12/02/2017
Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an huyện Mang Yang có văn bản gửi Hạt kiểm lâm
huyện Mang Yang cho rằng việc quản lý động vật hoang dã thuộc trách nhiệm của
Cơ quan Kiểm lâm, bên cạnh đó vụ việc được phát hiện cũng bởi do Cơ quan Kiểm
lâm khi thực hiện nhiệm vụ phát hiện tội phạm. Căn cứ khoản 1 điều 111 Bộ luật tố
25

Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, điều 233, 234.


18
tụng hình sự 2003 và điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thẩm quyền khởi tố
vụ án thuộc trách nhiệm của Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang, vì vậy Cơ quan Cảnh
sát điều tra Cơng an huyện Mang Yang không nhận hồ sơ vụ việc trên và yêu cầu
Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang tiến hành Khởi tố vụ án xử lý theo đúng quy định
của pháp luật26.
Vụ việc trên thể hiện sự bất cập trong các quy định của pháp luật quy định về
thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm lâm, sau khi có những tranh
chấp về thẩm quyền điều tra Viện kiểm sát nhân dân huyện Mang Yang đã tổ chức
cuộc họp bàn về thẩm quyền xử lý vụ án. Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự và Luật

tổ chức điều tra hình sự cịn có những vướng mắc trong việc quy định về thẩm
quyền khởi tố của Cơ quan Kiểm lâm trong việc điều tra vụ án hình sự, tuy nhiên vụ
việc phải được xử lý. Vì vậy thống nhất giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an huyện Mang Yang tiến hành nhận hồ sơ cùng vật chứng của vụ án để điều tra.
Ngoài ra những vấn đề bất cập tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của
Luật tổ chức điều tra hình sự sẽ tổng hợp báo cáo về Liên ngành cấp trên để tiếp tục
báo cáo, đề xuất với Liên ngành Trung ương có hướng dẫn cụ thể.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT thì tồn ngành Kiểm lâm có khoảng trên
10.000 người, trong số đó cơng chức Thanh tra, pháp chế chỉ chiếm 10% tổng số
công chức ngành kiểm lâm, đối với công chức Thanh tra, pháp chế một số đã được
đào tạo Cử nhân luật. Hiện nay có 02 trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT,
theo thống kê hàng năm các trường tổ chức mở từ 01-02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng thanh tra, pháp chế trong ngành. Tuy nhiên giảng viên của các trường
cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT thường không được đào tạo chun sâu về
cơng tác điều tra hình sự, do vậy ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ làm công tác thanh tra, pháp chế trong ngành27.
Để cơng tác điều tra các vụ án hình sự của lực lượng Kiểm lâm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới địi hỏi Nhà nước phải mở các lớp đào tạo nghiệp
vụ về điều tra hình sự trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Đây là nội dung rất cần
thiết, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì Cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự và tiến hành khởi tố bị can đối với những vụ án ít nghiêm trọng,
26

Phụ lục 4. Vụ án xảy ra tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Trích Đề án 2885 ngày 6/9/2010 của Bộ NN&PTNT về đào tạo bồi dưỡng công chức Kiểm lâm giai đoạn
2011-2015.
27


19

chứng cứ, lai lịch rõ ràng, trong khi đó cơng chức Kiểm lâm hiện nay chủ yếu đào
tạo chuyên môn ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp chuyên ngành về
Lâm nghiệp (Một số ít được đào tạo chuyên ngành luật), trong quá trình thực thi
nhiệm vụ thường xuyên va chạm với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý bảo vệ rừng, do vậy để hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực thi nhiệm vụ
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật thì phải tiếp tục mở rộng việc đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng là Hạt trưởng, Phó hạt trưởng, Trưởng phịng,
Phó trưởng phịng thanh tra pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế tại các Hạt
kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm, Cục Kiểm lâm. Đây là các chủ thể trực tiếp tham gia
các hoạt động về điều tra hình sự.
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm quyền điều tra của Cơ
quan Kiểm lâm
Như phân tích ở trên, luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về thẩm quyền
điều tra vụ án hình sự đối với các cơ quan không phải là cơ quan điều tra chuyên
trách, bản thân các cơ quan này (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát
biển, Kiểm ngư...) là cơ quan chun mơn, quản lý hành chính trong các lĩnh vực có
tính chất đặc thù, vì vậy bản thân họ không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ
điều tra, không nắm vững các quy định về pháp luật tố tụng hình sự do vậy thường
lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều tra (Đối với những vụ việc ít
nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội
rõ ràng)28 lẽ ra họ phải tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật
và Kết luận điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố nhưng vì các lý do như đã phân tích
ở trên nên Cơ quan Kiểm lâm thường chọn phương án Khởi tố vụ án sau đó chuyển
hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện việc điều tra. Như vậy pháp luật tố
tụng đã quy định cụ thể, rõ ràng nhưng thực tế Cơ quan Kiểm lâm chưa thực hiện hết
quyền năng pháp lý này nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự xảy
ra trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Vì vậy để đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện nghiêm chỉnh và thống nhất cần thiết phải có quy định chế tài xử lý đối với
những người có trách nhiệm trong ngành Kiểm lâm khi không tiến hành điều tra, xử
lý đối với các vụ án hình sự thuộc trách nhiệm điều tra, xử lý của mình.


28

Bộ luật TTHS 2003, điểm a khoản 1 điều 111, Bộ luật TTHS 2015, điểm a, khoản 1 điều 164.


20
Ngoài ra quy định chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra chuyên trách trong thời
hạn 07 ngày kể từ ngày Khởi tố vụ án (đối với tội phạm nghiêm trọng trở lên) cũng
gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra, bởi lẽ trong lĩnh vực quản lý đặc thù của mình lực lượng Kiểm lâm,
Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng... là những cơ quan hoạt động đặc thù ở vùng sâu,
vùng xa, vùng biển đi lại khó khăn nên việc điều tra, thu thập chứng cứ, thu giữ vật
chứng là những nhiệm vụ điều tra ban đầu sau khi
Đối với quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Kiểm
lâm đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự nhưng thực tế Cơ
quan Kiểm lâm không thực hiện (theo số liệu thống kê trên địa bàn tồn Quốc từ khi
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực đến nay Cơ quan Kiểm klaam chưa thực
hiện việc điều tra và kết thúc điều tra bất kỳ một vụ án nào)29. Vì vậy đề xuất sửa
đổi Bộ luật tố tụng hình sự và Luật điều tra hình sự theo hướng thu hẹp quyền hạn
của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và chỉ giao cho họ
thẩm quyền khởi tố tất cả các vụ án hình sự thuộc quyền quản lý của họ, sau khi
khởi tố vụ án thì hồn tất các thủ tục và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền để giải quyết theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị “ tiến tới tổ
chức lại Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối”.
Từ phân tích trên đề xuất tiếp tục sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và
Luật tổ chức điều tra hình sự 2015 theo hướng:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan... Kiểm lâm... được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra.
1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản

lý của mình thì các cơ quan của... Kiểm lâm... có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến
hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có
thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự”.
Nếu vẫn tiếp tục quy định cho cơ quan Kiểm lâm và các Cơ quan khác được
giao tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền hành các hoạt động điều tra đối
với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch
người phạm tội rõ ràng thì cần phải quy định cụ thể các Cơ quan được giao tiến
hành một số hoạt động điều tra là chủ thể thực hiện quyền năng pháp lý trong Bộ
29

Số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm thuộc Bộ NN&PTNT.


21
luật tố tụng hình sự để các Cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng
quy định của pháp luật và theo đúng Kết luận số 92-KL/TW Ngày 12/3/2014 Bộ
chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49, trong đó kết luận: “Giữ nguyên
quyền hạn và quy định rõ hơn nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của Bộ
đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm”.
Vấn đề chưa có sự thống nhất giữa Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức
điều tra hình sự trong việc Bộ luật tố tụng hình sự giao cho Cơ quan Kiểm lâm tiến
hành điều tra tất cả các vụ án hình sự thuộc trách nhiệm quản lý nhưng Luật tổ chức
điều tra hình sự lại hạn chế một phần thẩm quyền điều tra của Cơ quan Kiểm lâm. Từ
đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức điều tra hình sự năm 2015 theo hướng giao
cho Cơ quan Kiểm lâm khởi tố thêm các Điều 233 (Tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng), Điều 234 (Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã) vì
đây là lĩnh vực quản lý của lực lượng Kiểm lâm, nếu không quy định cụ thể trong luật
tổ chức điều tra hình sự sẽ dẫn đến khó khăn trong việc phân định thẩm quyền xử lý.
Vì vậy đề xuất sửa Điều 34 Luật tổ chức điều tra hình sự theo hướng:
“1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của

mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 233, 234, 243, 244, 245,
313 và 345 của Bộ luật hình sự ...”
Để các Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra, xử lý các
vụ án hình sự. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về vấn đề trả
hồ sơ điều tra bổ sung đối với những vụ án do Cơ quan được giao tiến hành một số
hoạt động điều tra tiến hành điều tra, sau đó Kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho
Viện kiểm sát truy tố. Trong trường hợp này nếu phải trả hồ sơ điều tra bổ sung thì
nên quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự về việc sẽ trả hồ sơ cho Cơ quan
nào? (Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra đã tiến hành điều tra
và Kết thúc điều tra hay chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền).
Ngoài ra đề xuất sửa đổi Luật tổ chức điều tra hình sự 2015 và Thơng tư liên
tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSTC-TATC ngày 08/3/2007 của Bộ
NN&PTNT, Bộ tư pháp, Bộ công an, VKSTC, TATC hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật hình sự để kịp thời chuyển hóa tội phạm từ các tội “Vi phạm các quy
định về quản lý bảo vệ rừng” chuyển hóa sang xử lý các tội xâm phạm sở hữu và đối


×