Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế chống khủng bố về tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------*----------

NGUYỄN QUYẾT THẮNG

NỘI LUẬT HĨA QUY ĐỊNH CỦA
CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CHỐNG
KHỦNG BỐ VỀ TỘI PHẠM HĨA TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------*----------

NỘI LUẬT HĨA QUY ĐỊNH CỦA
CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾCHỐNG
KHỦNG BỐ VỀ TỘI PHẠM HĨA TRONG
BỘ LUẬTHÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: LUẬT HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số:60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA
Học viên: NGUYỄN QUYẾT THẮNG, KHĨA 19

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
không trùng lặp với bất cứ một cơng trình nào khác.Các số liệu, thơng
tin sử dụng để phân tích, tổng hợp, thống kê trong đề tài được thu thập từ
các cơ quan chức năng có thẩm quyền, từ các nguồn tài liệu tham khảo
đáng tin cậy và chính xác.
Người cam đoan

NGUYỄN QUYẾT THẮNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

ĐUQT:

Điều ước quốc tế

LQH:

Liên Hợp Quốc

PLHS:

Pháp luật hình sự


UNODC:

Văn phịng Liên Hợp Quốc về Ma tuý và Tội phạm (“United
Nations Office on Drugs and Crime”)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA QUY
ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CHỐNG KHỦNG BỐ VỀ TỘI
PHẠM HĨA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

8

1.1 Một số vấn đề lý luận về nội luật hóa quy định của các
điều ƣớc quốc tế trong pháp luật hình sự Việt Nam

8

1.1.1 Nhận thức chung về nội luật hóa quy định của các điều ước
quốc tế
1.1.2 Cơ sở của việc nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế
chống khủng bố trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.2 Tội phạm khủng bố theo các điều ƣớc quốc tế chống khủng
bố


8

14
17
17

1.2.1 Khái quát các điều ước quốc tế chống khủng bố

28

1.2.2 Đặc điểm của tội phạm khủng bố

35

1.3 Yêu cầu tội phạm hóa của các điều ƣớc quốc tế chống khủng
bố
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM
KHỦNG BỐ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm khủng
bố
2.2 So sánh quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội
phạm khủng bố với yêu cầu tội phạm hóa của các điều ƣớc
quốc tế chống khủng bố

46
46

53
53

55

2.2.1 Sự tương đồng
2.2.2 Sự khác biệt
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ Ở VIỆT
NAM, KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NƢỚC NGỒI VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Thực tiễn xử lý tội phạm khủng bố ở Việt Nam trong

58
58

63


thời gian qua
3.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc nội luật hóa quy
định của các điều ước quốc tế chống khủng bố về tội phạm
hóa
3.2.1 Quy định về tội phạm khủng bố trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới
3.2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam
3.3 Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

63
68

70
79


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khủng bố xuất hiện kể từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp và đấu tranh
giai cấp. Hiện nay, khi mà các yếu tố tiêu cực về mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, sự bất công… kéo dài và gia tăng thì khủng bố ngày càng trở thành mối hiểm
họa cho hịa bình, an ninh nhân loại. Khủng bố gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng
xấu đến các quốc gia trong khu vực và thế giới. Các thiệt hại đó khơng chỉ là những
thiệt hại vật chất mà cịn bao gồm cả những thiệt hại phi vật chất không thể định
lượng. Trong xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, khủng bố xảy ra ở bất kì
một quốc gia nào cũng đều tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Tổng thư
kýLiên Hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã nhấn mạnh: “Khủng bố là một trong
những mối đe dọa thường trực đối với hịa bình và an ninh thế giới. Khủng bố xâm
phạm các quyền con người, quyền tự do cơ bản cũng như vi phạm các nguyên tắc
cơ bản đảm bảo sự bền vững toàn cầu cũng như mối liên kết thống nhất giữa các
quốc gia... Khủng bố là hiện thân của những đe dọa mang tính tồn cầu”1. Đó cũng
là lý do tại sao vào ngày 9 tháng 12 năm 1985, LHQ đã thông qua Nghị quyết chính
thức khẳng định “… rõ ràng mọi hành vi, phương thức và biểu hiện của chủ nghĩa
khủng bố xảy ra ở bất cứ nơi đâu và do bất cứ ai thực hiện đều là tội phạm, bao gồm
cả những hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng như
an ninh quốc gia”2.Xuất phát từ tính chất nguy hiểm và tính chất quốc tế của hành vi
khủng bố, với vai trị của mình, LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tếcùng nhau chung
tay, hợp tác để cùng tạo nên “phản ứng toàn cầu” đối với tội phạm khủng bố. Đặc
biệt, thông qua các diễn đàn quốc tế, nhiều giải pháp được cộng đồng quốc tế đưa ra
để đối phó với khủng bố. Trong số các giải pháp đó thì “pháp luật là nhân tố cốt lõi

trong đấu tranh với khủng bố”3. Chính vì vậy, các công cụ pháp lý quốc tế đã được
xây dựng. Chính các cơng cụ pháp lý này, đặc biệt là các điều ước quốc tế (ĐUQT)
chống khủng bố chính là các cơng cụ pháp lý có giá trị nhất thể hiện“phản ứng tồn
cầu”thơng qua sự buộc tội hành vi khủng bố, thể hiện sự cam kết của các quốc gia
trong việc đấu tranh với khủng bố. Ngoài ra, các ĐUQT này còn hướng dẫn các
1

Liên Hợp quốc (2008), Các cơng cụ quốc tế về phịng ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế (“International
Instruments related to the Prevention and Suppression of International Terrorism”), Newyork. Xem (bản tiếng
Anh) tại:
/>_Terrorism/Publication_-_English_-_08-25503_text.pdf, truy cập ngày 20/1/2016.
2

Nghị quyết của LHQ về khủng bố, Số A/RES/40/61 được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 108
(ngày 9/12/1985), xem nội dung tại: truy cập ngày
20/1/2016.
3

Liên Hợp quốc (2008), tlđd (1) – Lời nói đầu (“Preface”).


2

quốc gia cách thức tiến hành các hoạt động hữu hiệu để đấu tranh chống khủng
bố… Việc các quốc gia thành viên thực thi nghiêm túc, đầy đủ, có thiện chí các u
cầu của các cơng cụ pháp lý quốc tế nàycòn thể hiện vai trò và trách nhiệm của từng
quốc gia trong việc giải quyền các vấn đề có tính quốc tế.
Là một quốc gia với truyền thống yêu chuộng hịa bình nhưng lại có vị trí địa
lý liền kề với một số quốc gia thường xảy ra các vụ khủng bố quốc tế (như
Indonesia, Philippin, Thái Lan…), Việt Nam luôn tỏ thái độ đấu tranh không khoan

nhượng với hành vi khủng bố dưới bất kỳ hình thức nào và với mục đích gì. Việt
Nam cũng đã và đang nổ lực cùng các nước trên thế giới tham gia vào nhiều hoạt
động đấu tranh chống khủng bố, trong đó có việc ký kết, gia nhập nhiều ĐUQT
chống khủng bố, cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế nêu trong
các điều ước, trong đó có nghĩa vụ tội phạm hóa. Chính vì vậy, việcnội luật hóa các
yêu cầu của các ĐUQTnói chung, trong đó có các ĐUQT chống khủng bốvào hệ
thống pháp luật Việt Nam, nhất là BLHSViệt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng,
phản ánh quan điểm, đường lối, định hướngcủa Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực
xây dựng và hoàn thiện PLHS4. Mặt khác, nhu cầu tất yếu của hợp tác quốc tế trong
bối cảnh hiện nay, nhất là hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố đòi hỏi sự
tương đồng nhất định trong quy định pháp luật của các quốc gia về loại tội phạm
này. Do vậy, thực tiễn cho thấy cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi
BLHS Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót và đáp ứng được yêu
cầu nội luật hóa. Điều này thể hiện trực tiếp trong Báo cáo số 35/BC-BTP về Kết
quả tổng kết thực tiễn thi hành BLHS (ngày 12 tháng 02 năm 2015) của Bộ Tư
pháp. Sự ra đời BLHS Việt Nam 20155một lần nữa thể chế hóa sâu sắc những quan
điểm, chủ trương của Đảng ta về xây dựng, hoàn thiện PLHS, cải cách tư pháp,
phản ánh yêu cầu cấp thiết của việc nội luật hóa quy định trong cácĐUQTmà Việt
Nam là thành viên, trong đó có nhóm ĐUQT chống khủng bố. BLHS 2015 ra đời
trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp 2013, đồng thời nhiều điểm mới trong
BLHS này thể hiện tinh thần thực thi một cách nghiêm túc, thiện chí các cam kết
quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm
khủng bố nói riêng. Do vậy, việc tìm hiểu đầy đủ vấn đề nội luật hóa yêu cầu của
các ĐUQT chống khủng bố sẽ góp phần đảm bảo nhiệm vụ triển khai thi hành hiệu
quả BLHS Việt Nam cũng nhưđưa ra các luận cứ khoa học làm định hướng góp
phần tiếp tục hồn thiện PLHS Việt Nam trong thời gian tới.
4

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số
49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5

Sáng ngày 27.11.2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thơng qua BLHS
2015 với tỷ lệ tán thành hơn 84%.


3

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề“Nội luật hóa quy định của
các điều ƣớc quốc tế chống khủng bố về tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt
Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ tính chất phức tạp và sự đe dọa đối với hịa bình và an ninh thế
giới, tội phạm khủng bố đã trở thành mối quan ngại sâu sắc của tất cả các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến loại tội phạm này ln mang tính chất thời sự, có ý nghĩa lớn về mặt
thực tiễn lẫn về mặt khoa học. Do đó, đã có một số cơng trình nghiên cứu về loại tội
phạm này ở nhiều góc độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu này có thể được
phân chia thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về tội phạm khủng bố dưới dạng là tài
liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu
mang tính chất phổ biến cung cấp những tri thức cơ bản nhất liên quan đến đề tài
tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu như:
- Sách chuyên khảo “Hồn thiện pháp luật về phịng, chống khủng bốNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” (năm 2011) của GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh,
NXb Công an nhân dân, trong đó tác giả chủ yếu phân tích thực trạng và thực tiễn
thi hành pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam - Tập 2” (Tội phạm học chuyên
ngành) do Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm của Học

viện cảnh sát nhân dân biên soạn. Vì nguyên cứu dưới góc độ tội phạm học, nên
nhóm tác giả chủ yếu đưa ra đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm khủng
bố.
- Sách chuyên khảo “Pháp luật về chống khủng bố của một số nước trên thế
giới” do TS. Phạm Văn Lợi và Võ Văn Tuyển biên soạn tìm hiểu quy định của pháp
luật một số quốc gia quy định về tội khủng bố.
Ngoài ra, nhiều tài liệu khác cũng chủ yếu tập trung phân tích tình hình
khủng bố hiện nay trên thế giới, đưa ra đặc điểm về tội khủng bố hiện nay như thế
nào.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu thể hiện qua hệ thống các luận văn cao
học có liên quan đến đề tài nghiên cứu, điển hình làLuận văn thạc sĩ “Tội khủng
bố trong luật hình sự Việt Nam” - Lê Quang Đạo (2011).
Những cơng trình trên có đóng góp lớn trong việc làm rõ dấu hiệu pháp lý về
tội khủng bố trên cơ sở tìm hiểu quy định về tội phạm khủng bố trong luật hình sự
Việt Nam, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện PLHS. Một số


4

cơng trình có đề cập đến các quy định trong các ĐUQT về hành vi khủng bố, tuy
nhiên lại chưa thật sự đẩy đủ và tồn diện...
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu là những bài viết trên các tạp chí chuyên
ngành, hội nghị, hội thảo. Trong thời gian gần đây, có khá nhiều bài viết được đăng
tải trên các tạp chí chun ngành luật có uy tín (như Tạp chí Cơng an nhân dân, Tạp
chí Tịa án nhân dân, Tạp chí Viện Kiểm sát, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh,
Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,…) có
liên quan đến tội phạm khủng bố. Có thể kể ra một số bài viết điển hình như:
- Vũ Ngọc Dương (2009), “Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước
quốc tế”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 11 (114).
- Nguyễn Ngọc Anh (2010), “Một số vấn đề về xây dựng luật phòng, chống

khủng bố”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phịng Quốc hội), số 23 (184).
- Đặng Thu Hiền (2009), “Bàn về tội khủng bố được sửa đổi, bổ sung trong
Bộ luật hình sự và một số vấn đề cần chú ý khi định tội danh”, Tạp chí Dân chủ &
pháp luật, Số 11(212).
- Phạm Minh Tuyên (2013), “Một số vấn đề về xét xử tội phạm khủng bố và
tài trợ khủng bố theo điều 230a và điều 230b của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí Kiểm sát,Số 4.
- Lê Thái Sơn (2013), “Hoàn thiện pháp luật về chống khủng bố và chống tài trợ
khủng bố theo những chuẩn mực quốc tế chung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
23(254).
Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết khoa học, cho nên nội dung các bài
viết nêu trên cố gắng tập trung làm rõ lý luận về tội khủng bố, một số bất cập trong
quy định của BLHS Việt Nam 1999 về nhóm tội phạm khủng bố; hoặc có bài viết
lại đề cập một cách tổng quát công tác đấu tranh với loại tội phạm này trên thế giới,
từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Với tư cách các bài viết khoa học nên chưa
thể nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, chi tiết về vấn đề nội luật hóa quy định
của các ĐUQT chống khủng bố vào PLHS Việt Nam.
Tóm lại, hiện nay các cơng trình khoa học nghiên cứu về tội phạm khủng bố
ở các góc độ khác nhau và đã có những đóng góp nhất định. Kết quả khoa học của
các cơng trình trên được tác giả tiếp thu, kế thừa nhất là những vấn đề lý luận về nội
luật hóa, dấu hiệu pháp lý của mộ số tội phạm khủng bố, tình hình khủng bố trên thế
giới. Tuy nhiên, hiện chưa có cơng trình nào đi sâu vào tìm hiểumột cách đầy đủ,
toàn tiện các yêu cầu cụ thể của các ĐUQT chống khủng bố, nhất là yêu cầu về tội
phạm hóa làm cơ sở cho nội luật hóa. Bên cạnh đó, các cơng trình chưa đánh giá
mức độ tương đồng, khác biệt giữa quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm


5

khủng bố với pháp luật quốc tếcũng như PLHS các quốc gia trên thế giới về tội

phạm này. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam nỗ lực ký kết, tham
gia thêm một số ĐUQT chống khủng bốcùng với những thay đổi tích cực trong hệ
thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố, nhất là sự ra đời của BLHS
2015 đã đặt ra yêu cầu, địi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ hơn nhằm đảm
bảo tính tương thích, hiệu quả trong triển khai áp dụng PLHScũng như cung cấp
luận cứ khoa học định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài lànhằm đưa ra các kiến nghị trong việc triển khai
áp dụng BLHScũng như đưa ra các luận cứu khoa học nhằm định hướng hoàn thiện
quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm khủng bố trên cơ sở phù hợp với yêu cầu tội
phạm hóa của các điều ước đa phương chống khủng bố.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ lý luận nội luật hóa quy định của các ĐUQT chống khủng bố về tội
phạm hóa;
- Khái quát quy định của các ĐUQT chống khủng bố và đặc điểmtội phạm
khủng bố trong pháp luật quốc tế;
- Đánh giá quy định của PLHS Việt Nam về tội phạm khủng bố trên cơ sở so
sánh với yêu cầu tội phạm hóa trong các ĐUQT chống khủng bố;
- Kinh nghiệm của một số nước về nội luật hóa quy định củacác ĐUQT
chống khủng bố vào PLHS quốc gia.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nội luật hóa quy định của các
ĐUQT chống khủng bốvề tội phạm hóa trong BLHS Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Ở góc độ pháp luật quốc tế, các ĐUQT chống khủng bố, hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm nhiều loại văn kiện khác nhau như: các điều ước quốc tế toàn cầu “universal instruments”, điều ước quốc tế khu vực - “regional instruments”, các
Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc - “Resolutuions of the Security
Council” và một số văn kiện khác về chống khủng bố. Ngoài ra, các ĐUQT
chống khủng bố đề cập đến nhiều yêu cầu bắt buộc mà các quốc gia thành viên

phải có nghĩa vụ nội luật hóa, như: yêu cầu tội phạm hóa các hành vi khủng bố,
các hình thức và biểu hiện của hành vi khủng bố; yêu cầu xác lập quyền tài phán
(trong PLHS) để trừng trị hành vi khủng bố; yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế


6

trong dẫn độ tội phạm khủng bố… Do vậy, khi nghiên cứu đề tài luận văn thạc
sỹ này, học viên xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Luận văn chỉ nghiên cứu các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng chống khủng bố
đƣợc xây dựng bởi LHQ và các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc
(“Universal instruments”) cùng với các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
quốc và các tài liệu của Liên Hợp quốc hướng dẫn áp dụng các ĐUQT trên. Luận
văn không nghiên cứu các quy định của các điều ước khu vực, điều ước song phương
và các văn kiện quốc tế khác về phòng chống khủng bố.
- Trong các yêu cầu có tính bắt buộc mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
nội luật hóa, đề tài chỉ nghiên cứu yêu cầu tội phạm hóa các hành vi khủng bố cũng
nhƣ các hình thức và biểu hiện (“all forms and manifestations”)của hành vi
khủng bố được quy định trong các ĐUQT.
- Đối với các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài (tình hình
tội phạm khủng bố xảy ra ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng PLHS để xử lý tội phạm
khủng bố), cơng trình sẽ khảo sát số liệu thời gian từ năm 2000 đến năm 2015.
- Về khảo sát kinh nghiệm lập pháp của nước ngồi, cơng trình sẽ lựa chọn
pháp luật của một số quốc gia để nghiên cứu so sánh và tổng hợp kinh nghiệm cho
Việt Nam. Khi tham khảo pháp luật nước ngồi, chúng tơi lựa chọn PLHS của Nhật
Bản, Liên bang Nga, Thụy Điển và Phần Lan. Sự lựa chọn này dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, điều quan trọng đầu tiên chi phối sự lựa chọn của nhóm tác giả là
khả năng học tập kinh nghiệm cho Việt Nam. Pháp luật Việt Nam nằm trong dòng
họ luật xã hội chủ nghĩa, vì vậy PLHS Việt Nam có những tương đồng nhất định
với pháp luật của các nước trong cùng dòng họ này. Sự tương đồng về quan điểm,

tư tưởng sẽ có những thuận lợi nhất định cho Việt Nam trong việc học tập kinh
nghiệm. Hơn nữa, dòng họ luật này cũng được coi là một nhánh trong dòng họ luật
Châu Âu lục địa, vì vậy việc tham khảo PLHS của các nước có nền pháp luật phát
triển và kinh điển cũng là cơ hội cho Việt Nam học tập kinh nghiệm.
Thứ hai, việc lựa chọn tham khảo pháp luật nước ngồi cũng được cân nhắc
trên tính tiêu biểu, tiến bộ của PLHS của quốc gia nhất định, đặc biệt là quốc gia có
nhiều kinh nghiệm đấu tranh với khủng bố. Việc nghiên cứu này sẽ đem lại những
kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực cải cách tư pháp.
Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả áp dụng các phương pháp
nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực pháp lý, bao gồm:


7

-Phương pháp phân tích và tổng hợp sẽ được áp dụng xun suốt tồn bộ
cơng trình để thực hiện tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp so sánhđược áp dụng chủ yếu để đánh giá sự tương đồng và
khác biệt giữa các quy định trong BLHS và quy định trong các ĐUQT về hành vi
khủng bố.
- Phương pháp thống kêđược áp dụng để làm rõ những vấn đề thực tiễn. Các
thông tin, số liệu thống kê được sử dụng để phân tích, đánh giá tình hình tội phạm
khủng bố xảy ra ở Việt Nam, đánh giá hoạt độngxử lý tội phạm khủng bố, từ đó
luận giải cơ sở thực tiễn của việc nội luật hóa cũng như định hướng cho việc nội
luật hóa.
- Phương pháp điều tra điển hình được sử dụng để phân tíchtình hình tội
phạmkhủng bố ở nước ta, đánh giá hiệu quả cũng như hạn chế còn tồn tại trong thực

tiễn xử lý các tội phạm khủng bố, từ đó làm cơ sở để đưa ra đề xuất, kiến nghị.
8. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Về mặt khoa học, đề tài nêu rõ các yêu cầu cụ thể trong các ĐUQT chống khủng bố
mà Việt Nam có nghĩa vụ nội luật hóa, nhất là yêu cầu tội phạm hóa, từ đó định hướng việc
hoàn thiện các qui định của BLHScũng như đảm bảo hiệu quả trong triển khai thi hành
BLHS.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa, đấu tranh
đối với tội phạm khủng bố, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
9. Nội dung nghiên cứu
Bên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn thể hiện qua 03 Chương như sau:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế
chống khủng bốvề tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Chƣơng 2. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm khủng bố và so
sánh với các điều ước quốc tế
Chƣơng 3. Thực tiễn xử lý tội phạm khủng bố ở Việt Nam, kinh nghiệm pháp luật
hình sự nước ngồi và một số kiến nghị


8

CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA
QUY ĐỊNHCỦA CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CHỐNG KHỦNG BỐVỀ
TỘI PHẠM HĨA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1Một số vấn đề lý luận về nội luật hóa quy định của các điều ƣớc quốc
tếtrong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Nhận thức chung về nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế
Trong thời đại ngày nay, việc các quốc gia thiết lập và đẩy mạnh các mối
quan hệ ngoại giao hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục…

và cả lĩnh vực phòng, chống tội phạm đang trở thành xu thế tất yếu. Khi đó,ĐUQT
trở thành cơng cụ pháp lý quan trọng và hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề có
tính quốc tế, nhất là trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, việc
các quốc gia nói riêng và chủ thể của luật quốc tế nói chung kí kết, gia nhập nhiều
ĐUQT về phòng, chống khủng bố phản ánh nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong
việc đấu tranh với các tội phạm có tính chất quốc tế. Vấn đề đặt ra, đó là sau khi kí
kết, gia nhập các ĐUQT, các quốc gia thành viên sẽ thực thi các điều ước đó như
thế nào.
Ở góc độ luật pháp quốc tế, ĐUQT và thực thi ĐUQT được quy địnhtrong
Công ước Viên 1969 về luật ĐUQT (gọi tắc là Công ước Viên 1969) và Công ước
Viên 1986 về luật điều ước giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế.Cơng ước Viên
1969 đã có hiệu lực vào ngày 27/01/1980 và hiện có 114 thành viên6, trong khiCơng ước
Viên năm 1986 chưa có hiệu lực và hiện chỉ có 43 thành viên7.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 Cơng ước viên Viên 1969 8 thì
ĐUQT là văn bản thỏa thuận được ký kết giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế
(quốc gia và tổ chức quốc tế) và được điều chỉnh bằng luật quốc tế, bất kể tên gọi
của văn bản thỏa thuận đó là gì. Các cách thức thể hiện sự đồng ý ràng buộc bởi
một ĐUQT của chủ thể luật quốc tế được quy định tại Điều 11 Công ước Viên 1969
bao gồm: ký, trao đổi các văn kiện hình thành điều ước, thông qua hoặc phê chuẩn
(“ratification”), thừa nhận hoặc công nhận (“acceptance”), tán thành hoặc chấp
6

Xem (bản tiếng Anh) tại: truy cập ngày 20/1/2016.
7

Xem (bản tiếng Anh) tại: truy cập ngày 20/1/2016.
8

Xem nội dung Công ước Viên 1969 (bản tiếng Anh) tại:


truy cập
ngày 20/1/2016.


9

thuận (“approval”), gia nhập (“accession”) hoặc bằng bất cứ cách thức nào được
đồng thuận bởi các bên. Tuy nhiên, Công ước Viên không nêu cụ thể các cách thức,
biện pháp mà quốc gia thành viên áp dụng để đáp ứng yêu cầu cũng như thực thi
quy định của các ĐUQT mà quốc gia đó đã ký kết, gia nhập. Hơn thế, trong lời nói
đầu và tại Điều 26 Cơng ước Viên1969 lại quy định: “Mọi điều ước đã có hiệu lực
đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành trên tinh
thầnthiện chí”. Hay tại Điều 27 Công ước Viên1969 quy định: “Một bên không thể
viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do cho việc
khơng thi hành một điều ước”. Như vậy, pháp luật quốc tế không quy định quốc gia
cần phải thực hiện ĐUQT bằng cách thức nào; các quốc gia có quyền tự do lựa chọn
cách thức để thực hiện điều ước, miễn là thực hiện một cách tận tâm và thiện chí.
Đây cũng là nội dung của nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận trong Tuyên bố của Đại hội đồng
LHQ năm 1970 về những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ, đồng thời
cũng là nguyên tắc được hầu hết các quốc gia thừa nhận và chấp hành.
Tinh thần nguyên tắc “Pacta sunt servanda”cũng được thể hiện đối với các
ĐUQT chống khủng bố. Theo tài liệu Hướng dẫn toàn cầu về việc hợp tác pháp
luật và thực thi các ĐUQT chống khủng bố (2006)9 của Văn phòng Liên Hợp Quốc
về Ma tuý và Tội phạm (UNODC), các ĐUQT chống khủng bốtrở thành nền tảng
pháp lý trong việc đấu tranh phòng, chống khủng bố một khi được các quốc gia gia
nhập và thực thi một cách thiện chí, có trách nhiệm trên thựctế. Do vậy, các ĐUQT
chống khủng bốđóng vai trị là nền tảng pháp lý trong công cuộc đấu tranh với chủ
nghĩa khủng bố,sau khi được cộng đồng quốc tế xây dựng sẽ được các quốc gia

thành viên tiến hành các bướctiếp theo nhằm thực thi nghiêm túc những quy định
của ĐUQT đó trong phạm vi quốc gia mình. Các bước đó bao gồm hoạt
động“chuyển hóa”quy định, yêu cầu của các ĐUQT vào pháp luật quốc gia. Về mặt
khoa học, hoạt độngnày gọi là nội luật hóa.Hiện nay có nhiều định nghĩa về nội luật
hóa, bao gồm nội luật hóa ĐUQT, nội luật hóa tập quán quốc tế, các phán quyết của
tòa án quốc tế… Xét về ngữ nghĩa, nội luật hóa là quá trình chuyển hóa nội dung, u
cầu trong các quy định của ĐUQT vào pháp luật quốc gianhằm thực thi ĐUQT. Mục
đích nội luật hố là nhằm hướng tới việc thực thiĐUQT. Theo Từ điển luật học,nội
luật hóalà việc “[c]huyển hóa quy định trong ĐUQT thành quy phạm pháp luật có
giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc nội luật hóa
9

Văn phịng LHQ về Ma tuý và Tội phạm (UNODC) (2006), Hướng dẫn toàn cầu về việc hợp tác pháp luật
và thực thi các ĐUQT chống khủng bố (2006), NewYork, Mỹ (đoạn 244). Xem (bản Tiếng Anh) tại:
/>English.pdf, truy cập ngày 20/1/2016.


10

được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy
định trong ĐUQT ràng buộc đối với quốc gia đó (phê chuẩn hoặc phê duyệt)”10.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, nội luật hóa là phương thức thực
thiĐUQT khác biệt với việc phê chuẩn hay phê duyệt ĐUQT. Nội luật hóa khơng
nhằm mục đích thừa nhận ĐUQT mà nhằm tạo ra sự ràng buộc đối với pháp nhân,
thể nhân của quốc gia kí kết với ĐUQT. Rõ ràng, nội luật hóa có vai trị quan trọng
trong việc thực hiện các ĐUQT, góp phần đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt
servanda”.
Cách thức nội luật hóa hay nói cách khác là cách thức để thực thi ĐUQT của
quốc gia thành viên phụ thuộc vào cách thức giải quyết mối quan hệ giữa luật pháp
quốc gia và luật pháp quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hai trường phái khi đề cập đến

mối quan hệ giữa ĐUQT và hệ thống pháp luật quốc gia, đó là trường phái “nhất
nguyên luận” (“monism”) và “nhị nguyên luận” (“dualism”)11. Trường phái “nhất
nguyên luận” cho rằng ĐUQT và luật pháp của một quốc gia là hai mặt thống nhất của
hệ thống luật pháp. Khi quốc gia đã ký kết hoặc tham gia ĐUQT thì có thể áp dụng
trực tiếp quy định của ĐUQT đó trong lãnh thổ quốc gia. Chẳng hạn, Hoa Kỳ là một
nước theo thuyết nhất nguyên luận. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: Các ĐUQT và các
luật ban hành trong nước là “luật tối cao” của đất nước. Hệ quả kèm theo là quy định
của ĐUQT có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Như vậy,
trường phái nhất nguyên luận xác định cách thức nội luật hóa thơng qua việc áp dụng
trực tiếp ĐUQT. Trong khi đó, trường phái “nhị nguyên luận” cho rằng luật pháp quốc
tế và nội luật là hai hệ thống pháp luật tách biệt; ĐUQT chỉ có thể có hiệu lực thi hành
trong phạm vi quốc gia sau khi đã được “chuyển hóa” một cách thích hợp bằng văn bản
pháp luật. Chẳng hạn, các quốc gia Đức, Cô-Oét, Kê-nya, Hy Lạp, Anh, Ma-lai-xia,
Băng-la-đét… theo trường phái này12.
Mỗi trường phái có ưu điểm, khuyết điểm riêng và rõ ràng các quốc gia cũng
không nhất thiết buộc phải theo trường phái, cách thức nội luật hóa nào miễn sao
đảm bảo việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các ĐUQT. Chính vì vậy mà khi
để cập đến việc thực thi nhóm các ĐUQT chống khủng bố, Văn phịng LHQ về Ma
tuý và Tội phạm đã hướng dẫn như sau13:

10

Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr.593-594

11

Tom Ginsburg, Svitlana Chernykh and Zachary Elkins (2008), “Commitment and Diffusion: How and
Why National Constitutions Incorporate International Law”, University of Illinois Law Review 201,
truy cập ngày 20/1/2016.
12


Tóm tắt thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến kí kết và thực hiện ĐUQT, xem tại:
/>te_ve_DUQT.pdf, truy cập ngày 20/1/2016.
13

Văn phòng LHQ về Ma tuý và Tội phạm (UNODC) (2006), tlđd (9), (đoạn 9).


11

Mỗi quốc gia thành viên phải lựa chọn ra cách thức nào hợp lý, phù hợp
nhất để đảm bảo thực thi các yêu cầu, nội dung cơ bản của điều ước quy
định về hành vi khủng bố. Sẽ khơng có một giải pháp cụ thể nào để áp dụng
chung cho tất cả các quốc gia mà việc lựa chọn cách thức, biện pháp pháp
nào là phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước hoàn toàn tùy thuộc vào
mỗi quốc gia. Sau hoạt động bắt buộc là ký kết, phê chuẩn ĐUQT về chống
khủng bố, việc đảm bảo thực thi và áp dụng các ĐUQT này có thể được
thiết lập bằng cáchhoặc là sửa đổi, bổ sung các quy định trong PLHS của
quốc gia, hoặc là bằng cách ban hành văn bản pháp luật riêng chứa
đựng tất cả các yêu cầu, nội dung của các ĐUQT (đây là cách thức
nhanh và đơn giản nhất).
Điều 12 Hiến Pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cũng khẳng định sự cam kết của Việt Nam trong việc tham gia và thực hiện các
ĐUQT: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (…) chủ động và tích cực hội
nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ,
khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ
Hiến chương LHQ và ĐUQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên…”. Mặc dù việc cam kết thực hiện ĐUQT một cách nghiêm túc và thiện chí
nhất đã được quy định rõ nhưng Hiến pháp Việt Nam lại không quy địnhcách thức
cụ thể để áp dụng và thực thi các yêu cầu của ĐUQT.Khi tìm hiểu ở pháp luật

chuyên ngành, cụ thể là Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
2005(Luật số 41/2005/QH11) và Luật Điều ước quốc tế 201614, mối quan hệ giữa
ĐUQT với pháp luật trong nước được quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật và ĐUQT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐUQT đó, trừ
Hiến pháp”15.Như vậy, trong trường hợp pháp luật quốc gia và ĐUQT quy định có
sự khác nhau thì áp dụng (trực tiếp) ĐUQT.
Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế2005 và Luật Điều ước
quốc tế 2016 quy định mọi điều ước Việt Nam ký kết hoặc gia nhập không được trái
với Hiến pháp, và trong trường hợp ĐUQT mà Việt Nam là thành viên và pháp luật
trong nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của
ĐUQT. Các quy định cho thấy Việt Nam nghiêng về cách tiếp cận “nhất nguyên
luận”, tức là ĐUQT có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Tuy nhiên, việc có áp dụng trực tiếp được một điều khoản của điều ước hay
14

Ngày 9/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 đã thơng qua Luật ĐUQT (Luật số 108/2016/QH13).
Với 10 chương, 84 điều, Luật ĐUQT có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016, thay thế Luật Ký kết,
gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005.
15

Khoản 1, Điều 6 Luật ĐUQT 2016.


12

khơng cịn phụ thuộc vào chính quy định đó, chẳng hạn: có quy định về quyền,
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hay khơng? quy định đó có đủ rõ, đủ chi tiết để áp
dụng hay không? Tại khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định:
Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐUQT, Quốc hội, Chủ tịch

nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐUQT
đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp tồn bộ hoặc một phần ĐUQT đó
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐUQT
đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện
ĐUQT đó.
Như vậy, sau khi “ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận,
phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận” 16đểchấp nhận sự
ràng buộc của ĐUQT, các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hànhnội luật hóa và các quy
định trong các ĐUQT đó phát sinh hiệu lực đối với công dân, pháp nhân, tổ chức của
Việt Nam.
Qua phân tích trên, ta thấy rằng quan điểm của Việt Nam trong việc nội luật
hóaĐUQTdựa trên quan điểm hỗn hợp giữa hai thuyết nhất nguyên luận và nhị
nguyên luận17, tức là vừa có thể - theo thuyết nhất nguyên luận - áp dụng trực tiếp
ĐUQT trong trường hợp pháp luật trong nước có quy định khác với ĐUQT hoặc
trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định áp dụng trực tiếp
khi thấy ĐUQT đã đủ rõ và chi tiết; vừa có thể - theo thuyếtnhị nguyên luận - “sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện”
trong trường hợp khi thấy ĐUQT chưa đủ rõ hoặc chi tiết. Như vậy, khái quát về mặt
lý luận, Việt Nam có thể nội luật hóa quy định của các ĐUQT bằng các cách thức như
sau:
Thứ nhất, ban hành văn kiện cấp nhà nước thừa nhận các quy định trong
ĐUQTsẽ có hiệu lực áp dụng ở trên lãnh thổ quốc gia. Đây là hình thức đơn giản nhất để
nội luật hóa vì khơng phải ban hành nhiều quy phạm pháp luật mà chỉ thuần túy quy định
pháp nhân, thể nhân có nghĩa vụ thực hiện quy định trong từng ĐUQT. Tuy nhiên, hạn
chế hình thức này ở chỗ: do các quy định trong ĐUQT xác lập nhằm điều chỉnh hành vi của
các quốc gia thành viên nên thường không đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi của pháp nhân,
thể nhân;

16


Điều 11 Công ước Viên 1969

17

Nguyễn Thị Phương Hoa (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội
phạm có tổ chức xun quốc gia trong BLHS Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 8 - tr.9


13

Thứ hai, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung quy
định trong các văn bản pháp luật để cụ thể hóa các quy định trong ĐUQT. Hình
thức nội luật hóa này sẽ tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới trong hệ thống pháp
luật quốc gia hoặc làm thay đổi nội dung điều chỉnh của một số quy định trong văn
bản pháp luật hiện hành theo yêu cầu của ĐUQT;
Thứ ba, cáchthức bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật hoặc một số quy định
trong văn bản pháp luật quốc gia để phù hợp với yêu cầu của ĐUQT. Đây là hình
thức khắc phục sự mâu thuẫn trong nội dung điều chỉnh của pháp luật quốc gia theo
yêu cầu của quy định trong ĐUQT.
Cách thức nào được lựa chọn để áp dụng đối với ĐUQT cụ thể dường như sẽ được
xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với từng trường hợp cụ thể.
Dựa trên thực tiễn nội luật hóa ĐUQT ở Việt Nam trong thời gian qua thì
cách thức nội luật hóa phổ biến nhất là bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định trong văn
bản pháp luật để phù hợp với u cầu của ĐUQT18. Chính vì vậy mà theo nhóm tác
giả Hồng Phước Hiệp, cho rằng, ở Việt Nam “nội luật hố là q trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết để chuyển hoá các quy
phạm của ĐUQT thành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa
đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nước (…).”19

Rõ ràng, khơng có nội luật hóa, pháp luật quốc tế sẽ khó đi vào thực tiễn áp
dụng ở từng quốc gia. Qua tìm hiểu nội hàm khái niệm và cách thức nội luật hóa,
chúng ta có thể kết luận một số vấn đề sau đây:
-Về điều kiện để nội luật hóa mộtĐUQTbao gồm: thứ nhất, điều ước phải
được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; thứ hai, nội dung của điều ước không
trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
- Về đặc điểm:Văn bản nội luật hóa thực chất là văn bản pháp luật quốc gia
chứa đựng các quy phạm pháp luật có nội dung cụ thể hóa quy định của ĐUQT.
Văn bản nội luật hóa có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể luật
quốc gia cũng như trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của quốc gia với tư cách một văn
bản pháp luật quốc gia thơng thường.
- Về ý nghĩa, vai trị: Nội luật hóa đóng vai trị quan trọng trong việc thực
hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT, đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, tạo cơ
sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc
tế trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất quốc tế mà tội phạm khủng bố là một
18

Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tlđd (10), tr.593-594

19

Hoàng Phước Hiệp (Chủ nhiệm đề tài), Nội luật hóa ĐUQT mà Việt Nam ký kết, gia nhập phục vụ quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), tr.18.


14

ví dụ điển hình.Ngồi ra, nội luật hóa cịn góp phần đảm bảo sự hài hòa giữa pháp
luật quốc gia và pháp luật quốc tế;thúc đẩy, góp phần hồn thiện pháp luật quốc gia,
tăng cường kỹ thuật lập pháp trong nước.

1.1.2 Cơ sở của việc nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế chống khủng
bốtrongpháp luật hình sự Việt Nam
Trong xu thế hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay trên nhiều lĩnh
vực, kể cả lĩnh vực phòng, chống tội phạm, việc các quốc gianội luật hóa qui định
của các ĐUQT chống khủng bốlà một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển
và hội nhập, đồng thời nhằm thực hiện tốt nhất các cam kết quốc tế, đảm bảo tinh
thần nguyên tắc “Pacta sunt servanda”.Tuynhiên, q trình nội luật hóa khơng phải
đơn giản là sự sao chép lại nội dung ĐUQT vào pháp luật quốc gia. Cụ thể, ở Việt Nam,
việc nội luật hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền thực
hiện phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của Việt Nam và phải dựa trên các cơ sở quan trọng sau
đây:
Cơ sở thứ nhất: Nội luật hóa phải dựa vào quan điểm, đường lối, chủ trương chính
sách, định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với qui mơ tồn diện, đồng bộ trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, quốc phịng - an ninh, tư pháp... đã và đang
là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta phù hợp với xu thế tồn cầu hóa hiện
nay. Q trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
trong đó có lĩnh vực tư pháp hình sự, bao gồm vấn đề hợp tác trong phịng, chống tội
phạm có tính chất quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận: “Hoạt động hợp tác
quốc tế về tư pháp được mở rộng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế”20; “Mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng, chống tội phạm, trước hết là với các
nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực ASEAN.
Tổ chức thực hiện tốt các Công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định
hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Tiếp tục
nghiên cứu tham gia, ký kết các ĐUQT khác liên quan đến cơng tác phịng, chống tội
phạm”21.Đặc biệt, trong lĩnh vực phòng chống khủng bố, nhiều Nghị quyết của Đảng ta
đã thể hiện rõ quan điểm, thái độ kiên quyết lên án các hành động khủng bố. Cụ thể,
Nghị quyết 08/1999/NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược an ninh quốc gia nêu rõ
phải “Chủ động xây dựng phương án bảo vệ an ninh, trật tự, phương án phòng, chống
địch xâm nhập, phá hoại, gây rối, bạo loạn, chống khủng bố…”. Hay trong Nghị quyết

20

Kết luận Số 92-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 12 tháng 3 năm 2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
21

Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 22 tháng 10 năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.


15

40/2004/NQ/TW năm 2004 của BCT về Nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác
cơng an trong tình hình mới cũng khẳng định: “Nguy cơ khủng bố và lợi dụng chống
khủng bố đe dọa nghiêm trọng an ninh thế giới vẫn tiếp tục gia tăng; phòng, chống
khủng bố đang trở thành vấn đề quốc tế lớn đòi hỏi các nước đều phải quan tâm…”.
Việc kí kết, gia nhập cácĐUQT về phịng, chống khủng bố và nội luật hóa
vào PLHS Việt Nam cũng là một bước cụ thể hóa chính sách hội nhập của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Cụ thể, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 hiện đang được triển khai thực hiện, đã
nhấn mạnh đến nhiệm vụ“ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng
bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham
nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp. Chú trọng việc nội luật hoá những ĐUQT
mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”22, “Tổ
chức thực hiện tốt các ĐUQT mà Nhà nước ta đã tham gia”23.
Như vậy, các quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách, định hướng chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước ta là cơ sở rất quan trọng trong q trìnhnội luật hóa quy
định của các ĐUQT chống khủng bố vàoPLHS Việt Nam.
Cơ sở thứhai:Nội luật hóa phải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và cơ sở pháp luật

quốc gia.
Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của tội phạm khủng bố quốc tế, nhất là sự
tác động tiêu cực của khủng bố đến an ninh tồn cầu cùng với sự biến đổi nhanh
chóng của khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay thì nguy cơ khủng bố đang
hiện hữu và có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã
tích cực hịa mình vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đưa ra các
giải pháp hữu hiệu để phòng, chống khủng bố quốc tế, trong đó bao gồm việc kí kết,
tham gia hầu hết các ĐUQT về phòng, chống khủng bố. Trước mắt, tinh thần hợp
tác bền vững, thiện chí, tận tâm của các quốc gia dựa trên luật pháp quốc tế và pháp
luật quốc gia vẫn là điều kiện cần thiết để đảm bảo thắng lợi trong q trình đấu
tranh phịng, chống khủng bố tiến tới loại trừ nó ra khỏi đời sống cộng đồng quốc
tế. Do vậy, hoạt động nội luật hóa các cam kết quốc tế về phịng, chống tội phạm
khủng bố vào PLHS Việt Nam phải căn cứ vào các điều ước và các văn kiện pháp
lý quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể chia cơ sở pháp lý này ra làm 02
nhóm: Nhóm thứ nhất là các ĐUQT quy định về việc kí kết, gia nhập và thực thi
ĐUQT (như Công ước Viên 1969); nhóm thứ hai chính là nội dung các quy định
của các ĐUQT chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên.
22

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
23

Nghị quyết Số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.


16

Ngoài ra, tinh thần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ĐUQT cũng phải dựa
trên cơ sở pháp lý của quốc gia, đó chính là Hiến pháp (2013) Việt Nam,Luật Điều

ước quốc tế 2016 và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hành vi khủng bố
(như: Luật phòng, chống khủng bố 2013,BLHS Việt Nam…) nhưng hiện nay các
quy định về khủng bố trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có sự tương thích
với nhau. Điển hình là đặc điểm hành vi khủng bố trong Luật phòng, chống khủng
bố 2013 khác biệt với đặc điểm tội phạm khủng bố trong PLHS Việt Nam.
Cơ sở thứba: Việc nội luật hóa quy định của các ĐUQT chống khủng bố dựa
vàotình hình khủng bố trên thế giới và nguy cơkhủng bố ở Việt Nam.
Khủng bố xảy ra luôntác động xấu đến tất cả các quốc gia trong khu vực và
thế giới. Hậu quả của khủng bố không chỉ là những thiệt hại vật chất mà còn bao
gồm những thiệt hại phi vật chất không thể định lượng. Trong xu thế tồn cầu hóa,
quốc tế hóa hiện nay, một khi khủng bố xảy ra ở bất kì một quốc gia nào cũng đều
tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Chúng ta có thể đánh giá phần nào tính
nguy hiểm của tội phạm khủng bố thông quaChỉ số khủng bố toàn cầu năm 201524
được xây dựng bởi Viện Kinh tế và hịa bìnhvới những phân tích chi tiết xu hướng
thay đổi của chủ nghĩa khủng bố từ năm 2000 đến nay tại 162 quốc gia ở tất cả các
vùng miền trên thế giới. Theo đó, riêng trong năm 2014, trên thế giới có tới 93 quốc
gia bị khủng bố tấn công và 63 quốc gia bị thương vong về người. Quốc gia xảy ra
nhiều vụ khủng bố nhất và chịu nhiều thương vong nhất là Nigeria. Hậu quả
thương vong do khủng bố gây ra có chiều hướng ngày càng tăng, từ 18.111
người năm 2013 lên đến 32.685 người trong năm 2014 25 (Xem Phụ lục 2). Ước
tính thiệt hại về kinh tế do khủng bố gây ra đạt đỉnh năm 2014 với 52.9 tỷ đô la,
tăng 61% so với năm 2013 và gấp 10 lần so với năm 200026.
Hiện nay, tội phạm khủng bố quốc tế có xu hướng gia tăng với tính chất, mức
độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều tổ chức khủng bố quốc tế nguy hiểm vẫn đang hoạt
động, trong đó Boko Haram được xem là nhóm khủng bố gây thương vong nhiều nhất
trên thế giới (Xem Phụ lục 2.3). Riêng năm 2014, nhóm khủng bố này làm chết 6644
người. Nhóm khủng bố gây thương vong lớn thứ 2 là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
(còn gọi là ISIL hay Daesh) làm chết 6073 người (năm 2014). Hiện tổ chức khủng bố
Boko Haram đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS (ISIL hay Daesh) vào tháng 3
24


Institute For Economics and Peace – IEP (Viện Kinh tế và Hịa bình), Global Terrorism Index 2015 (“Chỉ
số khủng bố toàn cầu năm 2015”):Measuring and understanding the impact of terrorism,
www.economicsandpeace.org, truy cập ngày 20/1/2016.Tài liệu đã cung cấp những phân tích chi tiết xu
hướng thay đổi của chủ nghĩa khủng bố từ năm 2000 đến nay tại 162 quốc gia ở tất cả các vùng miền trên thế
giới.
25

Viện Kinh tế và Hịa bình (Institute For Economics and Peace – IEP, tlđd (24), trang 9.

26

Viện Kinh tế và Hịa bình (Institute For Economics and Peace – IEP, tlđd (24), trang 61.


17

năm 2015. Bên cạnh đó cịn một số tổ chức khủng bố quốc tế nguy hiểm khác như:
Jamā' at Ahl as-Sunnah lid-Da'wah wa'l-Jihād; Al-Shabaab… (Xem Phụ lục 2.3). Trong
thời gian gần đây, hình thức khủng bố theo kiểu “Con sói đơn độc” (“Lone Wolf
Terrorists”) ở các quốc gia phương Tây gia tăng, gây thiệt hại lớn và diễn biến phức
tạp, khó lường với nhiều động cơ phạm tội khác nhau (Xem Phụ lục 2.4 và Phụ lục
2.5).Những gì đang diễn ra với an ninh tồn cầu cùng với đó là những biến đổi nhanh
chóng của chủ nghĩa khủng bố chắc chắn sẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Thực tiễn cũng đã chứng minh, ở Việt Nam nguy cơ phát sinh khủng bố (kể cả
khủng bố quốc tế)là đang hiện hữu. Nghị quyết 40-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị
về Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác công an trong tình hình mới cũng đã
khẳng định “Nguy cơ khủng bố (…) đe dọa nghiêm trọng an ninh thể giới vẫn tiếp tục
gia tăng; phòng, chống khủng bố đang trở thành vấn đề quốc tế lớn đòi hỏi các nước

đều phải quan tâm”.Đối với nước ta, nguy cơ khủng bố xuất phát từ các nhân tố bên
trong (như: hạn chế trong cơng tác phịng, chống khủng bố; một số vụ việc phức tạp về
an ninh trật tự…) và cả các nhân tối bên ngồi (vị trí địa lý, tình hình khủng bố trên thế
giới còn diễn biến phức tạp…)27. Các nhân tố đó đóng vai trị là ngun nhân, điều kiện
làm nảy sinh tội phạm khủng bố ở nước ta.
1.2 Tội phạm khủng bố theocác điều ƣớc quốc tế chống khủng bố
1.2.1Khái quát các điều ước quốc tế chống khủng bố
Khủng bố đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh nhân loại, nó
xâm hại đến các giá trị cốt lõi mà cộng đồng quốc tế đang chung tay bảo vệ. Do vậy, để
đấu tranh với khủng bố, cần phải tạo ra một “phản ứng toàn cầu”từ cộng đồng quốc tế
với nhiều biện pháp, cơng cụ mang tính quốc tế, trong đó pháp luật được xem là cơng cụ
then chốt. Trải qua hơn 05 thập kỷ, cộng đồng quốc tế đã và đang tiếp tục xây dựng
“khung pháp lý quốc tế chung” thông quacác ĐUQT nhằm chống lại các hình thức và
biểu hiện của khủng bố. Cụ thể, từ năm 1963 cho đến nay, có tổng cộng 12 Công ước và
7 Nghị định thư quốc tế quy định về hành vi khủng bố lần lượt ra đời28 dưới sự bảo trợ
của LHQ và các tổ chức chuyên môn của LHQ (như Tổ chức hàng không dân dụng quốc
tế (ICAO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA)...). Trong số đó, hiện có 16 ĐUQT chống khủng bố đã phát sinh hiệu lực29 và

27

Nguyễn Quyết Thắng (2016), “Tội phạm khủng bố tại Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và một số vấn đề đặt
ra đối với cơng tác phịng ngừa của lực lượng cơng an”, Tạp chí Khoa học và giáo dục An ninh, số 47, tr.79 – tr.83.
28

Xem hệ thống các ĐUQT chống khủng bố tại: />
29

Ban chỉ đạo phịng, chống khủng bố - Bộ Cơng an (2013), Các ĐUQT, ASEAN và pháp luật Việt Nam về
phòng, chống khủng bố, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.



18

được LHQ cơng bố rộng rãi30.Hiện Việt Nam đã kí kết, gia nhập 12 điều ước(Xem Phụ
lục1) và sẽ tiếp tục nghiên cứu để gia nhập 04 điều ước còn lại31 vào thời điểm thích hợp.
Ở góc độ khoa học, căn cứ vào nội dung điều chỉnh, chúng ta có thể chia các
ĐUQT chống khủng bố thành 05 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các ĐUQT chống khủng bốthuộc lĩnh vực an ninh hàng
không
Công ước Tokyo (1963) về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên máy bay32
Đâylà công ước quốc tế đa phương chống khủng bố đầu tiêncủa cộng đồng
quốc tế thuộc lĩnh vực an ninh hàng không.Công ước không liệt kêcác hành vi phạm
tội cụ thể mà chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên xác lập quyền tài phán đối với bất
kỳ hành vi vi phạm PLHS hay bất kỳ hành vi nào khác gây nguy hiểm cho an toàn
của tàu bay, xâm phạm người hoặc tài sản trên tàu bay hoặc làm mất trật tự, vi phạm
kỉ luật trên tàu bay. Ngoài ra, trong các quy định về chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay
thông qua hành vi “bắt giữ trái pháp luật hoặc các hoạt động trái pháp luật khác
nhằm kiểm soát tàu bay khi tàu bay đang bay” (khoản 1, Điều 11), Công ước 1963
chỉ buộc quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết có thể, thiết lập
quyền tài phán để trừng trị hành vi phạm tội với tư cách là quốc gia nơi tàu bay
được đăng ký (khoản 2, Điều 3). Hơn nữa, yêu cầu nhằm thiết lập quyền tài phán
(Chương II của Công ước) chỉ áp dụng đối với các hành vi phạm tội được thực trên
tàu bay khi nó đang bay, tức là từ khi năng lượng đang được cung cấp cho máy bay
lúc cất cánh đến khi hạ cánh.
Ngồi ra, Cơng ước cịn trao quyền cho người chỉ huy tàu bay thực hiện các biện
pháp thích hợp, bao gồm bắt giữ người đã thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các hành vi
phạm tội nhằm bảo vệ an toàn cho chuyến bay, yêu cầu các quốc gia thành viên bắt giữ
người phạm tội và trao trả lại quyền kiểm soát tàu bay cho người chỉ huy tàu bay hợp
pháp.

Công ước (1970) về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay33
30

Liên Hợp quốc (2008), Các công cụ pháp lý quốc tế về ngăn chặn và trừng trị khủng bố quốc tế, New
York (Mỹ), xem (bản tiếng Anh) tại:
/>Terrorism/Publication_-_English_-_08-25503_text.pdf, truy cập ngày 20/1/2016.
31

04 điều ước quốc tế gồm: Công ước 1991 về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết; Công ước 2005 về
trừng trị hành vi khủng bố bằng hạt nhân; Nghị định thư 2005 bổ sung Công ước vềtrừng trị các hành vi bất
hợp pháp chống lại an tồn hành trình hàng hải; Nghị định 2005 bổ sung Nghị định thư về trừng trị hành vi
bất hợp pháp chống lại an tồn của các cơng trình cố định trên thềm lục địa.
32

Cơng ước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 4/12/1969. Đối với Việt Nam, Cơng ước có hiệu lực vào ngày
8/1/1980.
33

Cơng ước này bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên vào ngày 14/10/1971. Công ước có hiệu
lực đối với Việt Nam vào ngày 8/1/1980


19

Tại Điều 1(a) của Công ước 1970 đã yêu cầu các quốc gia thành viên phải
trừng trị bằng cách hình phạt nghiêm khắc người đang ở trên tàu bay “đang bay” mà
“sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe dọa nào
khácđể chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp hoặc có sự chuẩn
bị (“attempt”34) thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy”. Nội hàm tàu bay “đang bay”
được mở rộng ra hơn so với Công ước Tokyo 1963, tức là“sau khi cửa ngoài máy

bay được mở để hành khách lên tàu đến khi cửa đó được mở để xuống tàu” (đoạn 1,
Điều 3), chứ không phải là từ khi cất cánh đến khi hạ cánh.
Công ước (1971) về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn
hàng khơng dân dụng(được gọi tắt là Công ước Montreal 1971)35
Công ước này được thông qua sau sự kiện 04 tàu bay dân sự đang đậu trên
mặt đất ở Trung Đông bị phá hủy vào tháng 9 năm 197036. Điều 1 của Công ước đã
liệt kê các hành vi chống lại an tồn hàng khơng dân dụng mà các quốc gia thành
viên phải có nghĩa vụ tội phạm hóa, như: hành vi gây nguy hiểm cho sự an toàn của
tàu bay bằng cách phá hủy tàu bay, phá hủy hoặc làm hỏng thiết bị không lưu,hành
vi bạo lực chống lại người trên máy bay đang bay,hành vi đặt thiết bị nổ trên máy
bay,…khi tàu bay đang trong quá trình khai thác, tức là “từ khi các nhân viên phục
vụ dưới mặt đất hoặc tổ bay bắt đầu việc chuẩn bị bay cho đến 24 giờ sau khi hạ
cánh” (đoạn b, Điều 2). Cơng ước cịn u cầu các quốc gia thành viên phải tội
phạm hóa và quy định các hình phạt nghiêm khắc để trừng trị hành vi bắt giữ người
phạm tội để trục xuất hoặc tiến hành các thủ tục để truy tố người phạm tội. Ngồi ra,
u cầu tội phạm hóa cũng mở rộng cả với những hành vi chuẩn bị (“attempts”)
thực hiện các hành vi phạm tội (nêu tại đoạn 2, Điều 1) và với hành vi trong đồng
phạm mà không chịu những “giới hạn” như trong Công ước (1970) về trừng trị việc
chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay (chỉ áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên
máy bay).
Nghị định thư (1988) về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các
34

Theo Từ điển Black Law Dictionary 9th edition (2009), “an attempt” được giải thích ở góc độ luật hình sự
(Criminal law) là “An overt act that is done with the intent to commit a crime but that falls short of
completing the crime […] includes any act that is a substantial step toward commission of a crime, such as
enticing, lying in wait for, or following the intended victim …” (trang 146). Tạm dịch: “…. là hành vi rõ ràng
được thực hiện để cố ý phạm một tội nhưng lại khơng hồn thành […] bao gồm bất kỳ hành vi nào đóng vai
trị là các bước thực tế nhằm hướng đến thực hiện một tội phạm, chẳng hạn như: đặt bẫy, nằm đợi hoặc theo
dõi nạn nhân…”. Như vậy, “an attempt” gần giống với quy định về “hành vi chuẩn bị phạm tội” trong PLHS

Việt Nam.
35
36

Công ước này bắt đầu phát sinh hiệu lực ngày 26/1/1973 và có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 8/1/1980

UNODC (2008), Hướng dẫn áp dụng chế độ pháp lý toàn cầu về chống khủng bố (“Legislative guide to the
universal legal regime agains terrorism”), NewYork, Mỹ, trang 14. Xem (bản tiếng Anh) tại:
/>f, truy cập ngày 20/1/2016.


×