Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VŨ HUỲNH PHƯƠNG KHANH

ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CƠNG CHÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ MINH HÙNG
Học viên: VŨ HUỲNH PHƯƠNG KHANH
Lớp: Cao học Luật K23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn “Đề nghị giao kết hợp đồng với
công chúng theo pháp luật Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên
cứu của bản thân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs.Ts. Lê Minh Hùng.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần
trích dẫn tài liệu tham khảo; các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là trung
thực và hồn tồn chính xác, đúng sự thật.
Tác giả luận văn

Vũ Huỳnh Phương Khanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG .................................................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ......... 7
1.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ......................... 10
1.2. Các phương thức đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ................... 15
1.2.1. Đề nghị trực tiếp ....................................................................................... 15
1.2.2. Đề nghị gián tiếp ....................................................................................... 16
1.3. Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ............................... 18
1.3.1. Đề nghị bằng lời nói.................................................................................. 19
1.3.2. Đề nghị bằng văn bản ............................................................................... 20
1.3.3. Đề nghị bằng hành vi ................................................................................ 21
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. HIỆU LỰC CỦA ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI
CƠNG CHÚNG ..................................................................................................... 24

2.1. Điều kiện có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ...... 24
2.1.1. Điều kiện về chủ thể .................................................................................. 24
2.1.2. Điều kiện về nội dung ................................................................................ 27
2.1.3. Điều kiện về hình thức ............................................................................... 29
2.1.4. Điều kiện về thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng .. 30
2.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực và hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết
hợp đồng với công chúng .................................................................................... 34
2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công
chúng .................................................................................................................. 34
2.2.2. Hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.......... 37
2.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị
chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự.............................................................. 44


2.3.1. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị
chết...................................................................................................................... 44
2.3.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị
mất năng lực hành vi dân sự ............................................................................... 46
2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với hiệu lực về thời gian của đề nghị
giao kết hợp đồng với công chúng khi đề nghị không giới hạn thời gian ........ 48
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 50
CHƯƠNG 3. SỬA ĐỔI, RÚT LẠI, HỦY BỎ VÀ CHẤM DỨT ĐỀ NGHỊ
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG ................................................ 51
3.1. Sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng .................................... 51
3.1.1. Căn cứ sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ....................... 51
3.1.2. Hệ quả của việc sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ......... 54
3.2. Rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng........................ 54
3.2.1. Căn cứ rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ............ 54
3.2.2. Hệ quả của việc rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ... 62
3.3. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ............................... 68

3.3.1. Căn cứ chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng .................... 68
3.3.2. Hệ quả của việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ...... 70
3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thay đổi, rút lại và hủy bỏ đề nghị giao
kết hợp đồng với công chúng .............................................................................. 73
3.4.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về sửa đổi, rút lại đề nghị ......................... 73
3.4.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hủy bỏ đề nghị và sửa đổi đề nghị sau khi
bên được đề nghị nhận được đề nghị (sửa đổi) ................................................... 74
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015


Bộ nguyên tắc
UNIDROIT hoặc PICC

Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT

CISG 1980

Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế

LGDĐT 2005

Luật Giao dịch điện tử năm 2005

NLHVDS

năng lực hành vi dân sự

NLPLDS

năng lực pháp luật dân sự

PECL

Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu

TĐDL

thông điệp dữ liệu


TMĐT

thương mại điện tử

TNTHĐ

trách nhiệm tiền hợp đồng

UCC

Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể tồn tại nếu không thiết lập
các mối quan hệ xã hội, chúng ta luôn cố gắng tạo dựng các mối quan hệ với nhau
mà trong đó quan hệ vật chất giao dịch là một trong những quan hệ tiền đề và quan
trọng. Chính những mối quan hệ này đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát
triển của chế định hợp đồng nói chung và đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng.
Đồng thời, cùng với sự phát triển đó là vai trò ngày càng được nâng cao của pháp
luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Có thể nói, chế định hợp đồng càng
cần được hoàn thiện và coi trọng khi kinh tế ngày càng phát triển và xã hội ngày
càng văn minh. Và theo tác giả, một vấn đề quan trọng, cần phải được quan tâm và
hoàn thiện ở đây chính là quy định về “đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của cơng nghệ thơng tin,
của phương tiện thơng tin đại chúng thì hình thức đề nghị giao kết hợp đồng với

công chúng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Đối tượng đề nghị và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng ngày càng đơng và phức tạp. Do đó, cần
tăng cường hoàn thiện pháp luật để đảm bảo an tồn pháp lý cho các bên cũng như
thực hiện cơng tác quản lý trật tự xã hội.
Trong những năm qua, pháp luật dân sự Việt Nam nói chung, đặc biệt là Bộ
luật Dân sự và pháp luật về hợp đồng nói riêng đã có những đóng góp tích cực đối
với sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bản chất của các quan hệ dân sự là năng động, đa
dạng và phong phú, sự phát triển không ngừng nghỉ của các quan hệ xã hội, nhất là
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay
thì cơ hội và thách thức đối với đất nước là ngang nhau. Điều này buộc pháp luật
cũng không thể đứng n, trì trệ mà phải ln được điều chỉnh và hồn thiện cho
phù hợp với tình hình mới.
Để hình thành hợp đồng, các bên phải tiến hành giao kết hợp đồng. Điều này
cũng không ngoại lệ đối với đề nghị giao kết với công chúng. Hành vi đầu tiên của
việc giao kết hợp đồng đó là đề nghị giao kết hợp đồng. Đây chính là cơ sở đầu tiên
để thiết lập quan hệ hợp đồng, do đó việc hồn thiện quy định của pháp luật về vấn
đề này là yêu cầu đầu tiên và cần thiết. Trước đây, pháp luật Việt Nam chưa có các
quy định về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng như các quốc gia khác trên


2
thế giới (đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng đã được đề cập trong các bộ
nguyên tắc hợp đồng thế giới như Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT, Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu). Tiếp thu những quy định tiến
bộ của pháp luật quốc tế, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự phù hợp với
thực tiễn phát triển tại Việt Nam, lần đầu tiên những quy định về đề nghị giao kết
hợp đồng với công chúng đã xuất hiện trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên,
chưa có các văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành trong khi thực tế đã phát
sinh khá nhiều các vụ việc đề nghị giao kết với công chúng tác động cả tích cực lẫn

tiêu cực đến nhiều mặt trong đời sống.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đề nghị giao kết hợp
đồng với công chúng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học luật của mình nhằm phân tích rõ hơn những quy định về vấn đề này và kiến
nghị nhằm góp phần hồn thiện hệ thống những quy định pháp luật về đề nghị giao
kết hợp đồng với cơng chúng tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giao kết hợp đồng là vấn đề rộng và phức tạp, cả về lý luận, quy định pháp
lý cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Do vậy, vấn đề này cũng đã được nhiều
nhà khoa học pháp lý và các tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên
cứu này chỉ dừng lại ở việc đề cập vấn đề về đề nghị giao kết hợp đồng nói chung
mà khơng đề cập về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng, cụ thể như:
Trong các sách về bình luận khoa học Bộ luật Dân sự, có thể nói quyển bình
luận được coi là hồn thiện sớm nhất ở Việt Nam là quyển Bình luận Bộ luật Dân sự
năm 1995 của nhóm tác giả do Hồng Thế Liên chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia
xuất bản hai tập vào các năm 1999 – 2001). Sau đó, nhóm tác giả này tiếp tục biên
soạn quyển Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Nxb. Tư pháp, năm 2013).
Trong đó (tập II) có nghiên cứu về đề nghị giao kết hợp đồng, chủ yếu bình luận dưới
góc độ kiến thức khoa học ở mức độ thường thức phổ thông để những người học luật
ở mức độ cử nhân và cấp độ khác có thể tham khảo, tham chiếu. Các bộ sách này đều
chưa đề cập đến nội dung đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.
Thêm vào đó là các giáo trình giảng dạy về pháp luật hợp đồng của trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Giáo trình Luật dân sự Việt
Nam, tập I (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2014) do các tác giả Đinh Văn
Thanh và Nguyễn Minh Tuấn làm chủ biên. Trong sách này, các tác giả đã đề cập


3
một cách cơ bản các vấn đề về giao kết hợp đồng, trình tự giao kết (đề nghị và chấp
nhận đề nghị), nhưng cũng chưa đề cập đến việc giao kết hợp đồng với cơng chúng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu đề cập về đề nghị giao
kết hợp đồng với công chúng nhưng cũng không chuyên sâu như:
Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, do tác giả Đỗ Văn Đại làm chủ biên
(Nxb. Hồng Đức, năm 2017), ở Chương 2 phần “Hợp đồng” (tác giả Lê Minh
Hùng) có đề cập rõ hơn về điều kiện giao kết hợp đồng nói chung, có bổ sung và
lồng ghép vấn đề về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng theo quy định tại Bộ
luật Dân sự năm 2015. Mặc dù giáo trình lại được biên soạn với mục đích giảng dạy
cho sinh viên và tác giả giáo trình chỉ mới trình bày những nội dung khoa học ở
mức độ kiến thức sư phạm, mang tính khái quát nhằm giúp cho việc nghiên cứu
mơn học, nhưng có thể nói đây là nền tảng lý luận cơ bản mang tính chuẩn mực về
kiến thức liên quan đến hợp đồng nói chung, đề nghị giao kết hợp đồng và giao kết
hợp đồng với cơng chúng nói riêng, giúp tác giả có kiến thức ban đầu và có nền
tảng lý luận về chủ đề giao kết hợp đồng khi nghiên cứu và phát triển vấn đề giao
kết hợp đồng với công chúng trong luận văn này.
Tiếp theo là quyển Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015 (Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, năm 2016) do tác giả Đỗ Văn
Đại làm chủ biên có đề cập đến vấn đề giao kết hợp đồng với công chúng nhưng do
đây là sách bình luận những điểm mới về Bộ luật Dân sự năm 2015, nên các nội dung
chỉ là những thơng tin bước đầu, mang tính sơ lược.
Ngồi ra, cịn có một số quyển bình luận khác được viết theo tinh thần Bộ
luật Dân sự năm 2015 như quyển Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015
(Nxb. Công an nhân dân, năm 2017) của tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ
hay quyển bình luận của tác giả Nguyễn Minh Tuấn... Những quyển bình luận này
là kiến thức nền tảng để tác giả có những thông tin ban đầu trong việc tiếp cận vấn
đề. Tuy nhiên, dưới góc độ là tài liệu bình luận một điều luật nên đây khơng phải là
một cơng trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về vấn đề này mà chỉ đề cập ở góc độ
khái qt nên khơng trùng lặp với đề tài tác giả nghiên cứu.
Đặc biệt, có một cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách chuyên
khảo Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới,

các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam (Nxb. Hồng Đức,


4
năm 2015) của tác giả Lê Minh Hùng làm chủ biên. Tuy sách được viết trong bối
cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa được ban hành, và thời điểm giao kết hợp đồng
với công chúng chỉ là một mảng nhỏ trong sách, nhưng có thể nói đây là cuốn sách
đặt nền tảng ban đầu và rất quan trọng, mang tính chất chuyên sâu đã gợi ý giúp cho
tác giả có cái nhìn bao qt hơn về vấn đề giao kết hợp đồng, đặc biệt là thời điểm
giao kết hợp đồng với công chúng, là vấn đề khoa học cần được nghiên cứu và mở
rộng thành đề tài luận văn thạc sĩ.
Nhìn tổng thể, các tài liệu nghiên cứu nêu trên bước đầu đã đặt vấn đề và
nghiên cứu các khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề giao kết hợp đồng.
Tuy vậy, chưa có một cơng trình nào kể trên nghiên cứu và trình bày tồn diện các
khía cạnh lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và định hướng hoàn thiện
pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề
tài “Đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng” của tác giả là thiết thực, có tính mới
và khơng trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố ở nước ta trong thời gian qua.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng
- một phương thức đề nghị giao kết hợp đồng với nhiều nội dung pháp lý đặc thù so
với đề nghị giao kết hợp đồng thông thường, chủ thể được đề nghị ở đây không xác
định cụ thể mà có thể là số đơng, một tập thể người.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp
lý về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng, tập trung nghiên cứu và đánh giá
việc thực hiện đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng trong thời gian qua trong
phạm vi cả nước, có tham khảo một số vụ việc nước ngồi đã được phổ biến trên
các phương tiện thơng tin đại chúng.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của tác giả luận văn là nghiên cứu cơ bản các quy định pháp luật

về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng của các nước có nền pháp luật tiên
tiến và các bộ ngun tắc quốc tế về hợp đồng, qua đó tìm kiếm, học hỏi những
kinh nghiệm tiến bộ của các quy định này để từ đó hướng đến việc hồn thiện pháp
luật Việt Nam.
Xuất phát từ mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể là làm rõ các cơ sở
lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng; phân tích các quy định của Bộ


5
luật Dân sự Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật; tìm hiểu những ưu điểm
và hạn chế của quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này; có so sánh với các quy
định của các quốc gia khác và các văn bản pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu trên, nhận diện và nêu ra một số bất cập, vướng mắc
trong quy định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng với cơng
chúng nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung nhằm đưa ra các kiến nghị cụ thể để
góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm giải quyết
các vấn đề lý luận cũng như phân tích các thực tiễn pháp lý của Việt Nam và trên
thế giới về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.
Thứ hai, phương pháp so sánh luật học sẽ được áp dụng để tìm kiếm và chọn
lọc những kinh nghiệm hay, các giải pháp tốt, những quy định mang tính chất hiện
đại và tiến bộ, hợp lý từ pháp luật của các nước tiên tiến để kiến nghị xây dựng
pháp luật Việt Nam trên quan điểm toàn diện, hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tác giả sử dụng phương pháp suy luận logic pháp lý để phân tích,
đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành.
Trong mỗi chương, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp đi từ phân tích
lý luận, đối chiếu so sánh với pháp luật của các quốc gia và các điều ước quốc tế, đến

tổng hợp, đánh giá, nêu rõ quan điểm cá nhân về những ưu và nhược điểm của chế
định đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng trong Bộ luật Dân sự hiện hành cũng
như đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hồn thiện chế định này, giải
quyết trọn vẹn từng vấn đề cụ thể liên quan đến chế định này trong mỗi chương.
Luận văn đi từ những vấn đề chung nhất cho đến những vấn đề cụ thể của đề
nghị giao kết hợp đồng với công chúng, vừa đảm bảo mối quan hệ logic giữa các
chương, vừa đảm bảo tính tồn diện và tính có hệ thống trong tất cả các nội dung
của luận văn. Bằng các phương pháp này, luận văn đã nghiên cứu, làm rõ các nội
dung đề tài về cả chiều rộng lẫn chiều sâu các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu
của luận văn.


6
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trong phạm vi có giới hạn của một luận văn thạc sĩ, tác giả khơng tham vọng
góp ý xây dựng và hồn chỉnh toàn bộ các quy định của pháp luật về đề nghị giao
kết hợp đồng với công chúng. Đề tài cố gắng nghiên cứu tương đối toàn diện những
vấn đề chung về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng trên cơ sở so sánh
những quy định của pháp luật Việt Nam với những quy định tương đồng của các
nước có nền pháp luật tiên tiến (Đức, Pháp, Nga, Nhật, Anh – Mỹ…) và quy định
của các bộ nguyên tắc quốc tế được chấp nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay, qua
đó giúp tác giả có góc nhìn, nhận thức tổng quan và cụ thể hơn về các quy định,
những hạn chế, vướng mắc của pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề này. Đồng
thời, từ nhận thức đó, tác giả phân tích, tổng hợp, đánh giá và nêu ra một số đề xuất,
kiến nghị nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về đề nghị
giao kết hợp đồng với công chúng, tạo điều kiện cho việc giao lưu dân sự trong xã
hội ngày càng phát triển.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có
kết cấu bao gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.
Chương 2: Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.
Chương 3: Sửa đổi, rút lại, hủy bỏ và chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
với công chúng.


7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng
1.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng
Đề nghị giao kết hợp đồng là cơ sở đầu tiên để thiết lập quan hệ hợp đồng, do
đó việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này là yêu cầu đầu tiên và cần
thiết. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều có đề cập đến việc đề nghị giao kết
hợp đồng với chủ thể xác định và với công chúng. Tuy nhiên, lại khơng có một khái
niệm thống nhất nào về vấn đề này. Tại Việt Nam, cụm từ “đề nghị giao kết hợp đồng
với công chúng” lần đầu tiên được bổ sung vào Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015.
Theo Từ điển tiếng Việt, “đề nghị” được hiểu là việc “đưa ra ý kiến về một
việc nên làm nào đó để thảo luận, để xét” hoặc “yêu cầu và mong muốn được chấp
nhận”.1 Tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) có quy định
về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng như sau:
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”.
Mặc dù Điều 386 BLDS 2015 có đề cập đến vấn đề về đề nghị giao kết hợp
đồng với công chúng nhưng không đưa ra khái niệm cụ thể.
Tương tự, việc hứa thưởng tại Điều 570 và thi có giải tại Điều 573 BLDS
2015 đều cho thấy lời cam kết hứa thưởng và lời mời tham gia thi có giải đều có đối

tượng hướng đến là cơng chúng rộng rãi. Theo đó, người đã cơng khai hứa thưởng
phải trả thưởng khi có một người bất kì trong số người không xác định thực hiện
công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Và người tổ chức thi phải trao giải
khi có người bất kì trong số người khơng xác định trúng giải. Thêm vào đó, đề nghị
công cộng phần nào được ghi nhận tại Điều 12 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày
16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử:
“Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà khơng
có bên nhận cụ thể thì chỉ là thơng báo mời đề nghị giao kết hợp đồng. Thơng báo đó

1

Viện Ngơn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, TP.HCM, tr. 308.


8
chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thơng báo chỉ rõ tại thơng
báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”.
Thơng báo khơng có bên nhận cụ thể vẫn có thể là đề nghị giao kết hợp đồng
“khi bên thơng báo chỉ rõ tại thơng báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp
nhận được trả lời chấp nhận”.
Như vậy, BLDS 2015 và các văn bản pháp luật Việt Nam đều thừa nhận vấn
đề về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng mặc dù không nêu ra định nghĩa.
Điều này có nhiều nét tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới (Pháp, Thuỵ Sỹ,
Bỉ, Anh, Úc…). Họ chủ yếu xác định thông qua điều kiện của đề nghị giao kết hợp
đồng với công chúng hoặc mô tả dấu hiệu nhận diện về chủ thể “công chúng” nhằm
giúp xác định, phân biệt với đề nghị giao kết thông thường, cụ thể:
Theo BLDS của Pháp, đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương
có chủ ý của một người, bày tỏ ý định giao kết theo những điều kiện xác định với
một hay nhiều người, có nghĩa là đề nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết, xác định
nội dung chủ yếu của hợp đồng (nhưng không cần cụ thể), được thể hiện rõ hoặc

ngầm định dưới một hình thức nhất định có xác định thời hạn trả lời hoặc khơng, có
thể được đưa tới cơng chúng, một nhóm người hoặc một người cụ thể.2 Ở đây, đề
nghị giao kết có thể hướng tới một người, một nhóm người cụ thể hoặc có thể
hướng tới cơng chúng nói chung và “trong án lệ ngày 28/11/1968, Tịa án Pháp
cơng nhận việc trả lời chấp nhận một lời đề nghị được đưa ra rộng rãi công chúng
có giá trị pháp lý ràng buộc như hợp đồng”.3
Cả pháp luật của Thuỵ Sỹ và Bỉ đều cho rằng đề nghị gửi tới “cơng chúng”
vẫn có thể là lời đề nghị giao kết hợp đồng.4 Pháp luật của Anh và Úc cũng không
nêu rõ khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng mà chỉ xác định “cơng
chúng” là một người, nhiều người, một nhóm người, hoặc cả thế giới. Điều này đã
được pháp luật của Úc quy định rõ, “đề nghị có thể được lập ra cho một hoặc nhiều
người cụ thể, hoặc một nhóm người, hoặc cả thế giới”.5
2

Renault – Brahinsky, Corinne (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Người dịch: Trần Đức Sơn, Nxb.
VH-TT, Hà Nội, tr. 27-28.
3
Lê Minh Hùng (Chủ nhiệm) (2014), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế
giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam: Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và
công nghệ cấp trường, Trường Đại học Luật TP.HCM.
4
Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, Hà Nội, tr. 106-107.
5
Ngô Huy Cương (2010), “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 5 (265), tr. 29-44.


9
Theo kết quả hệ thống của tác giả, các nước phát triển nêu trên đều không

đưa ra khái niệm hay định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng. Vấn
đề đặt ra ở đây là có cần thiết đưa ra khái niệm, định nghĩa hay chỉ cần mô tả như
hiện nay là đủ? Theo quan điểm của tác giả thì chúng ta cần có quy định cụ thể để
thống nhất cách hiểu về vấn đề này.
Hiện nay nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng với
cơng chúng cịn hạn chế, chỉ được quy định tại BLDS, Luật Giao dịch điện tử năm
2005 (LGDĐT 2005) và một số văn bản pháp luật khác.
Qua phần trình bày trên, ta thấy rằng BLDS 2015 của Việt Nam và các quốc
gia phát triển đều có điểm chung là đã đưa những quy định về giao kết hợp đồng
với công chúng vào các văn bản pháp luật của mình và cơng nhận giá trị pháp lý của
những quy định này nhưng lại chưa đưa ra khái niệm cụ thể cho vấn đề này.
Để có cơ sở tìm hiểu thế nào là “đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng”,
trước tiên ta cần xác định khái niệm “cơng chúng”. Có khá nhiều quan điểm định
nghĩa về khái niệm này như “công chúng” là chủ thể không xác định, bất kì chủ thể
nào (nếu đáp ứng được điều kiện về mặt chủ thể) mà chấp nhận đề nghị thì bên đề
nghị phải giao kết hợp đồng.6 Hoặc có thể hiểu “cơng chúng” có thể là chủ thể xác
định nhưng là “những người nào thực hiện những công việc mô tả trong đề nghị và
mang kết quả công việc đến bàn giao cho người đề nghị”.7 “Công chúng xác định”
là lời đề nghị được gửi đến công chúng nhưng bị giới hạn bởi các điều kiện mà bên
đưa ra lời đề nghị yêu cầu, tức bị giới hạn cho một nhóm người và được thể hiện rõ
nhất ở chế định hứa thưởng và thi có giải. Và vì chủ thể là công chúng (dù xác định
hay không xác định) nên việc đưa ra đề nghị phải mang tính cơng cộng, cơng khai
như thơng qua truyền thơng, báo chí, triển lãm, catalogue… của nhà cung cấp hàng
hóa, dịch vụ. Qua nghiên cứu pháp luật và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay, có
thể xác định “cơng chúng” là tất cả các chủ thể xác định (nhưng với số lượng nhiều
người và không phải cụ thể là cá nhân hay pháp nhân) và không xác định mà bên
đề nghị giao kết hướng đến.
Từ những phân tích trên, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm “đề nghị giao
kết hợp đồng với công chúng” để làm cơ sở lý luận và là khái niệm kỹ thuật cho


6

Lê Thị Diễm Phương (2013), “Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, đặc san số 02/2013, tr. 70.
7
Lê Minh Hùng (2013), “Khái qt hợp đồng”, trích Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (CB: Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức, tr. 211.


10
tồn bộ luận văn của mình như sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, xác định rõ nội dung chủ yếu của hợp
đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với công chúng”.
1.1.2. Đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng
Pháp luật nước ngồi tồn tại hai hình thức đề nghị là “đề nghị giao kết hợp
đồng với công chúng” (offers to the public) và “đề nghị thương lượng” (invitation
to treat). Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng là lời đề nghị được gửi
đến một nhóm người hoặc đến cơng chúng.8 Cịn đề nghị thương lượng là sự tuyên
bố của một bên nhằm chào mời các bên khác tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng
mà chưa đưa ra những nội dung cụ thể hoặc chưa cam kết chịu trách nhiệm ràng
buộc về lời mời đó. Tuy nhiên, pháp luật nước ngồi và pháp luật hợp đồng quốc tế
vẫn xem lời mời đàm phán như là lời đề nghị giao kết hợp đồng nếu lời mời này có
nội dung cụ thể, có đủ tiêu chuẩn để được coi như một lời đề nghị và thể hiện rõ
việc mong muốn ràng buộc của bên đề nghị nếu được chấp nhận. Việc gửi lời mời
thương lượng là bước khởi động ban đầu của một bên muốn giao dịch.9
Hiện nay, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về đề nghị thương lượng. Ranh
giới giữa đề nghị thương lượng và đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng rất
mong manh, đặc biệt liên quan đến quảng cáo. Do đó, ta cần nắm rõ những đặc
điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng như sau:
Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng phải thể hiện rõ ý định giao

kết. Thông thường người ta thường xem xét đến cách trình bày, nội dung đề nghị để
tìm ý định muốn giao kết của bên đề nghị. Đề nghị càng chi tiết, cụ thể thì càng có cơ
hội được xem là thể hiện rõ mong muốn giao kết của người đề nghị. Tuy nhiên, cũng
có trường hợp lời đề nghị đã nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết
nhưng người đề nghị đưa ra một số bảo lưu thì nó chỉ được xem là lời mời đàm phán.
Thứ hai, đề nghị giao kết phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Tùy loại
hợp đồng mà bên đề nghị đơn phương đưa ra các vấn đề chủ yếu cho bên kia xem xét.
Thứ ba, thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên được
đề nghị chấp nhận. Điều này có nghĩa là, ý chí của bên đề nghị thơng qua đề nghị
này phải được thể hiện ra bên ngồi bằng các hình thức cụ thể như lời nói, hành vi
8

Catherine Elliott & Frances Quinn (2011), Contract Law, 8th edition, Pearson Education Ltd, Great Britain, pp.13.
Lê Minh Hùng (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới, các bộ
nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 45.
9


11
hoặc bằng văn bản10 như thư, catalogues, áp phích, email, fax, telex… có kèm thời
hạn trả lời hoặc khơng. Nếu đề nghị đó được bên được đề nghị chấp nhận thì hai
bên bị ràng buộc vào quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị khi đã được trả lời thì đương
nhiên việc đàm phán lại sẽ không thể xảy ra bởi khi một đề nghị giao kết được đưa
ra mà có sự tồn tại của đàm phán hay thay đổi cơ bản thì đề nghị ban đầu thường
chấm dứt sự tồn tại và đơn giản chỉ là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể. Và
sự thể hiện ý chí của các bên trong trường hợp này chỉ được xem là một bước thể
hiện ý chí của một giai đoạn đàm phán mà thôi. Bên thể hiện ý chí đó được xem là
bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Bên còn lại là bên được đề nghị. Hợp đồng sẽ
được giao kết vào thời điểm bên được đề nghị gửi chấp nhận hoặc vào thời điểm
bên đề nghị nhận được chấp nhận tùy thuộc vào từng hệ thống pháp luật.

Trong thực tế, mong muốn được ràng buộc ít khi được tuyên bố rõ ràng, nên
thường phải diễn giải từ các tình huống cụ thể và dựa theo quy định của pháp luật, như
tình huống trong vụ kiện giữa nguyên đơn là Lefkowitz và bị đơn - Great Minneapolis
Surplus store, Inc năm 1957.11 Vụ kiện phát sinh do bị đơn từ chối bán những sản
phẩm lông thú đã quảng cáo trên báo cho nguyên đơn. Tóm tắt vụ kiện như sau:
Quảng cáo xuất hiện ngày 06/04/1956, bị đơn đăng quảng cáo trên báo của
thành phố Minneapolis như sau: 9h sáng thứ bảy, những chiếc áo lông mới hiệu
Sharp giá 100.00 USD, sẽ được bán cho người có mặt đầu tiên với giá 1 USD. Ngày
13/04/1956, bị đơn tiếp tục đăng quảng cáo với nội dung dưới đây: Khăn chồng
lơng thỏ màu đen dành cho phụ nữ giá 139.50 USD, sẽ bán cho người có mặt đầu
tiên với giá 1 USD.
Vào một trong những ngày thứ bảy như cơng bố, ngun đơn là người đầu tiên
có mặt tại cửa hiệu của bị đơn và trong mỗi thời điểm, nguyên đơn yêu cầu bị đơn
bán áo choàng và khăn như quảng cáo. Trong cả hai thời điểm, bị đơn từ chối bán
hàng trưng bày và tuyên bố trong thời điểm thứ nhất rằng, do một quy tắc của hãng,
quảng cáo được đưa ra và chỉ bán cho phụ nữ. Do đó, ngun đơn đã kiện bị đơn ra
tịa vì cho rằng, bị đơn đã không thực hiện đúng cam kết đã nêu trong quảng cáo.
Bị đơn cho rằng quảng cáo bán những món hàng trưng bày với giá được
định rõ là một chào hàng đơn phương và có thể rút lại mà không cần thông báo.

10

Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Lefkowitz v. Great Minneapolis Surplus Store, Inc. 86 N.W.2d 689 (Minn. 1957),
/faculty/rowley/Lefkowitz.pdf.
11


12
Anh ta tin rằng, trong tình huống người quảng cáo cơng bố trên báo là có những

món hàng với số lượng và chất lượng rõ ràng thì đây khơng phải là chào hàng để
dẫn đến hợp đồng ngay sau khi bất cứ người nào biết được thông tin trên quảng
cáo tới chỗ bên đưa ra quảng cáo thông báo sẽ mua số lượng cụ thể những món
hàng đó. Do đó, quảng cáo đã được giải thích như một lời mời cho việc chào bán
những món hàng được tuyên bố. Mỗi chào hàng có thể được chấp nhận hoặc từ
chối và do đó khơng dẫn tới hợp đồng mua bán cho tới khi được chấp nhận của
người bán và cho tới khi hợp đồng được lập ra, người bán có thể sửa đổi, rút lại giá
cả hay hàng hóa.12 Tịa án xác định đây là đề nghị giao kết hợp đồng với công
chúng và nguyên đơn đã đáp ứng yêu cầu của bị đơn.
Như vậy, để một lời đề nghị đưa ra với công chúng trở thành một lời đề nghị
giao kết hợp đồng thì lời đề nghị này phải có nội dung rõ ràng và thể hiện được
mong muốn được ràng buộc của bên đề nghị. Hay nói cách khác là bên đề nghị phải
có ý muốn tạo lập hợp đồng với bên được đề nghị.
Thứ tư, đề nghị phải gửi đến cơng chúng. Như đã trình bày, điều quan trọng
nhất của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng là phải gửi tới các đối tượng là
chủ thể không xác định hoặc những chủ thể xác định nhưng với số lượng lớn, nhiều
người và không phải là một cá nhân hay pháp nhân cụ thể. Đây là xu hướng của đại
đa số các hệ thống luật, Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT (PICC), Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (PECL) khi chấp nhận
đề nghị gửi đến công cộng (thông báo, quảng cáo…). Để thấy rõ hơn điều này, ta có
thể xem xét ví dụ sau:
Năm 1983, bị đơn là nhà sản xuất “carbolic smoke ball” với tác dụng ngăn
ngừa cảm cúm. Họ quảng cáo sản phẩm ra công chúng rằng nếu ai sử dụng
“carbolic smoke ball” phù hợp với chỉ dẫn kèm theo mà vẫn bị cảm cúm hay bất cứ
bệnh nào gây ra bởi nhiễm lạnh sẽ được bồi thường 100 bảng. Nhà sản xuất đã gửi
1000 bảng vào ngân hàng để minh chứng cho sự thành thật của họ. Tin vào quảng
cáo và sự nghiêm túc của nhà sản xuất, bà Carlill đã mua và sử dụng theo đúng chỉ
dẫn nhưng vẫn mắc bệnh nên khởi kiện đòi bồi thường. Tuy nhiên, bị đơn lập luận
rằng quảng cáo của họ khơng thể là hợp đồng vì khơng thể giao kết với tồn thế
giới. Do đó, họ khơng đồng ý bồi thường. Tòa án đã bác bỏ lập luận này và tuyên

12

Nguyễn Văn Phái (2010), “Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24 (185), tr. 37.


13
bố quảng cáo này là lời đề nghị giao kết hợp đồng với toàn thế giới. Lời đề nghị
này sẽ trở thành hợp đồng khi có người trong cơng chúng chấp nhận sử dụng sản
phẩm đã được quảng cáo theo chỉ dẫn.13
Trong trường hợp này, quảng cáo của nhà sản xuất “carbolic smoke ball” thể
hiện đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng. Do đó, điều kiện về bên được đề
nghị đã được thỏa mãn, được đáp ứng trong vụ việc trên.
Giữa đề nghị giao kết hợp đồng với chủ thể xác định (hay còn gọi là đề nghị
giao kết theo cách truyền thống) và với cơng chúng thì tồn tại những điểm tương
đồng và không tương đồng nhau như sau:
Giao kết hợp đồng truyền thống là giao kết theo những phương thức truyền
thống như các bên trực tiếp gặp gỡ, đưa ra lời đề nghị, cùng nhau đàm phán và giao
kết hợp đồng trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản, thậm chí bằng hành vi cụ thể
hoặc giao kết hợp đồng thông qua trao đổi thư từ, tài liệu giao dịch bằng đường bưu
điện. Còn giao kết hợp đồng với cơng chúng thì khơng địi hỏi các bên phải trực tiếp
gặp mặt nhau, bên mua lẫn bên bán có thể hồn tồn khơng hề biết mặt nhau trong
suốt quá trình giao kết hợp đồng (từ lúc đưa ra lời đề nghị giao kết đến khi bên được
đề nghị chấp nhận).
Ví dụ: Việc mua và bán hàng hóa thông qua các trang web như www.ebay.com,
www.sendo.com, www.tiki.com... hoặc thông qua tờ rơi quảng cáo về các sản phẩm sắp
ra mắt, những mẩu quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram… hay thơng
qua các kênh truyền hình cáp như Viet Home Shopping (VHS) trên HTVC+, Home
Shopping Network (HSN) phát sóng 24/24 giờ trên kênh SCTV hay truyền hình cáp
Việt Nam có hẳn kênh mua bán hàng hóa TV shopping trên VCTV11…

Về sự giống nhau: Đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng hay với chủ thể
xác định thì khi đưa ra lời đề nghị và thực hiện đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý
nhất định và tuân thủ những yêu cầu luật định.
Về sự khác nhau: Bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản nêu trên, hợp đồng
giao kết với chủ thể xác định và với công chúng cũng tồn tại nhiều điểm khác nhau:
Một là, về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng với công chúng:
Trong giao kết hợp đồng truyền thống, bên bán và bên mua đều (hoặc đại diện bên
bán và bên mua) được xác định, còn trong giao kết hợp đồng với cơng chúng thì bên
13

Catherine Elliot & Frances Quinn, tlđd (8), pp.13.


14
mua có thể là những chủ thể khơng xác định (hay nói cách khác là cơng chúng) và
cả hai bên có thể hồn tồn khơng biết mặt nhau.
Hai là, về nội dung: So với hợp đồng truyền thống thì hợp đồng giao kết với
cơng chúng khơng có sự khác biệt nhiều về nội dung. Về bản chất thì đây cũng là
một dạng hợp đồng dân sự nên vẫn phải chứa đựng những nội dung chủ yếu như
hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ngồi
thơng báo miệng, văn bản… thì cịn có một cách thức giao kết khá đặc biệt là thông
qua hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng
truyền thống như sau:
Thứ nhất, về địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ
bưu điện), hợp đồng điện tử cịn có địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi,
ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu (TĐDL)… Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để
xác định tính hiện hữu, tồn tại của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chủ thể
của việc giao kết.
Thứ hai, các quy định về quyền truy cập, cải chính thơng tin điện tử. Ví dụ
như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

Thứ ba, các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu,
mã số,… để xác định được các thơng tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
Thứ tư, việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử: Cũng thường được thực
hiện thơng qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thường có
quy định chi tiết về phương thức thanh tốn. Ví dụ: Thanh tốn bằng thẻ tín dụng,
tiền điện tử…
Ba là, về quy trình giao kết hợp đồng: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa
hợp đồng điện tử và truyền thống. Hợp đồng truyền thống sẽ được giao kết bằng
việc các bên gặp trực tiếp hay trao đổi với nhau bằng phương tiện “giấy tờ”, “vật
chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn hợp đồng giao kết với công chúng, mà ở đây là
hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện điện tử và được “ký” bằng chữ
ký điện tử. Hai phương thức giao kết hoàn toàn khác nhau sẽ phát sinh những điểm
khác biệt lớn: Việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở
nên khó khăn hơn vì thời điểm “gửi” và “nhận” một TĐDL (chính là một chào
hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong mơi trường điện tử.
Đối với quảng cáo, tờ rơi được phát thì việc quảng cáo và tờ rơi đến được tay người
cầm nó thì có nghĩa là bên đề nghị đang đưa ra lời đề nghị của mình. Những người


15
xem quảng cáo, đọc tờ rơi… nếu chấp nhận với lời đề nghị trong đó sẽ đến tận nơi
để mua sản phẩm hoặc gọi điện thoại đặt hàng, truy cập trang web của bên đưa ra đề
nghị và tiến hành đặt hàng online.
Bốn là, về luật điều chỉnh: Các quy định chung về hợp đồng trong BLDS sẽ
được áp dụng cho cả hợp đồng giao kết với chủ thể xác định và với cơng chúng.
Mặc dù, chủ thể này có tính chất đặc thù và có những vấn đề pháp lý đặc biệt nảy
sinh trong quá trình giao kết và thực hiện nhưng hiện nay pháp luật điều chỉnh vẫn
chưa hồn thiện.
Tóm lại, có rất nhiều lời đề nghị với cơng chúng thơng qua các phương thức
mang tính chất cơng cộng nhưng không phải lời đề nghị nào cũng được xem là đề

nghị giao kết hợp đồng với công chúng. Bởi lẽ, một lời đề nghị được coi là đề nghị
giao kết hợp đồng với cơng chúng khi nó có đầy đủ các đặc điểm như đã phân tích.
1.2. Các phương thức đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng
1.2.1. Đề nghị trực tiếp
Là đề nghị được thực hiện trực tiếp giữa các chủ thể với nhau. Theo phương
thức này, các bên trực tiếp “mặt đối mặt, lời đối lời” để đưa ra đề nghị và thảo luận
về việc ký kết hợp đồng. Việc trao đổi thông tin và đưa ra đề nghị giao kết thông
qua phương tiện truyền thông tin trực tiếp như gọi điện thoại, cầu truyền hình trực
tiếp và những cách thức truyền tin trực tiếp khác tương tự. Sở dĩ đề nghị giao kết
qua điện thoại được xem là giao kết trực tiếp bởi đây là phương tiện phổ thơng, dễ
sử dụng và có thể truyền đạt tồn bộ thơng tin giữa bên đề nghị và bên được đề
nghị. Tuy nhiên, chi phí giao dịch trực tiếp bằng điện thoại (đặc biệt là điện thoại
đường dài) là khá đắt. Điện thoại trước đây có một hạn chế là chỉ truyền tải được
âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ. Tuy nhiên, ngày
nay chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng gọi điện thoại, video call miễn phí trên
điện thoại như Viber, Zalo, Facetime… để truyền tải thông tin cả hai chiều. Bên
mua và bán có thể trao đổi trực tiếp với nhau. Tương tự, cầu truyền hình trực tiếp
cũng là phương tiện đóng vai trị quan trọng trong thương mại, nhất là quảng cáo
hàng hóa. Đây được xem là một công cụ truyền thông hai chiều, thông qua đó, bên
mua và bán có sự tương tác qua lại với nhau, bên mua có thể tìm kiếm các chào
hàng, bên bán có thể đưa ra những đề nghị giao kết hợp đồng và hai bên đều có thể
đàm phán, thương lượng về các điều khoản mua bán cụ thể.


16
Hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 394 BLDS 2015 thì khi đề nghị trực
tiếp (kể cả thơng qua điện thoại hay những phương tiện tương tự) thì bên được đề
nghị phải trả lời ngay về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu sẽ trả lời trong
một thời gian nhất định thì các bên ấn định thời hạn chờ trả lời. Thời hạn chờ trả lời
xác định theo phương thức này do các bên ấn định và phải có sự đồng ý của các

bên. Quy định này cũng tương đồng với quy định trong các bộ pháp điển các nước
châu Âu lục địa (như BLDS Đức)14 cũng như các nước theo Thông luật15 là bắt
buộc người được đề nghị khi nhận được đề nghị phải trả lời ngay hoặc gần như lập
tức (virtually instantaneous).
1.2.2. Đề nghị gián tiếp
Trên cơ sở quan hệ hợp đồng theo cách hiểu thông thường, đề nghị giao kết hợp
đồng với công chúng ngồi phương thức đề nghị trực tiếp cịn có phương thức gián tiếp
(còn được gọi là đề nghị giao kết với người vắng mặt). Đề nghị gián tiếp là việc các bên
tham gia giao dịch không cần trực tiếp gặp nhau mà chỉ cần trao đổi thông tin qua
phương tiện thông tin liên lạc (phương tiện điện tử) như thư tín, điện tín, Internet, fax,
telex… (đây là hình thức thể hiện của TĐDL theo quy định của Luật Giao dịch điện tử
năm 2005). Bằng phương tiện điện tử hay thông qua phương tiện điện tử, các bên có thể
sử dụng phương thức giao kết mới - là hợp đồng thương mại điện tử (TMĐT).
Ngày nay, TMĐT được biết đến với nhiều tên gọi như “thương mại điện tử”
(electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trading) hoặc “thương mại
không giấy tờ” (paperless commerce). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên
gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay cơng trình nghiên
cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Về cơ bản, hợp đồng điện tử cũng
tương tự như hợp đồng truyền thống về chức năng, nội dung, giá trị pháp lý.
Điểm khác biệt nổi bật là hình thức thể hiện và phương thức ký kết hợp đồng điện
tử. Với phương thức giao kết này, bên đề nghị có thể đưa ra đề nghị tới công chúng, đàm
phán, ký kết mà không cần trực tiếp gặp mặt. Để làm được điều này các bên phải truy
cập vào hệ thống thông tin của nhau hay của các giải pháp tìm kiếm thơng qua Internet,
Extranet... để tìm hiểu thơng tin về nhau. Từ đó tiến hành đàm phán, ký kết.
14

Khoản 1 Điều 147 BLDS Đức quy định “một đề nghị với một người có mặt tại chỗ chỉ có thể được chấp
nhận ngay lập tức. Tương tự như vậy đối với đề nghị của một người này với người khác qua điện thoại”.
15
Xem thêm Lê Minh Hùng (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế

giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, các tr. 161,
167 và 249; Ston, Richard (2002), The Modern Law of Contract, 5th edition, Cavendish, London, pp. 52.


17
Ví dụ: Ngày nay, doanh nghiệp muốn tìm kiếm đối tác trong cơng chúng khắp
tồn cầu chỉ cần vào các trang tìm kiếm như Google, Yahoo hay vào các cổng thương
mại điện tử trong nước như ecvn.com hay nước ngoài như ec21.com (Hàn Quốc).
Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ tài liệu điện tử (hay văn bản điện tử) lần đầu
tiên được định nghĩa tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính
phủ về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì văn bản điện tử là “văn bản được thể hiện
dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Đồng thời giá trị pháp lý của tài liệu điện tử đã được
khẳng định tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Giao dịch điện tử năm
2005 và Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Theo điều 11, mục 1, luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm
1996 có quy định: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành qua
việc sử dụng thông điệp dữ liệu”. Và tại Điều 33 LGDĐT 2005 cũng nêu rõ: “Hợp
đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định
của Luật này”.
Như vậy, hợp đồng điện tử hình thành qua các thao tác click, browse, typing
và qua nhiều giao dịch bằng email.
Từ đó ta thấy rằng, hợp đồng TMĐT là hợp đồng được thiết lập dưới dạng
thơng điệp dữ liệu hay nói cách khác là hợp đồng có sử dụng thơng điệp dữ liệu.
Theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, thì yếu tố nền tảng trong
giao dịch điện tử là phương tiện điện tử, thông điệp dữ liệu và chữ ký số (trong
trường hợp pháp luật quy định thông điệp dữ liệu phải được ký bằng chữ ký số hoặc
các bên thoả thuận thơng điệp dữ liệu phải có chữ ký của các bên).
Phương tiện điện tử là cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch thương mại

điện tử với thương mại thông thường. Nếu như phương tiện thực hiện trong giao dịch
thương mại thông thường chủ yếu được thực hiện thơng qua lời nói, văn bản giấy tờ thì
“Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên cơng nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”.16
Ví dụ: Hệ thống các máy tính truyền dữ liệu với tốc độ ánh sáng qua các
đường truyền dữ liệu cáp quang hoặc bằng tia hồng ngoại…
16

Điều 3 Luật Kế toán năm 2015.


18
Như vậy, pháp luật đã công nhận giao dịch điện tử như những phương thức
giao dịch truyền thống bằng văn bản. Nếu so sánh với cách thức giao dịch bằng
văn bản thì có thể nói pháp luật đã thừa nhận giao dịch điện tử có giá trị tương
đương: “Thơng điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, trường hợp pháp luật yêu cầu
thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thơng điệp dữ liệu được xem là đáp
ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và
sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”.17 Về giá trị pháp lý khi sử dụng tài
liệu điện tử, tại Điều 13 LGDĐT 2005 khẳng định: “Thơng điệp dữ liệu có giá trị
như bản gốc…”, tương tự tại Điều 14 Luật này xem “Thơng điệp dữ liệu có giá trị
làm chứng cứ” và tại Điều 11 quy định: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu
không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thơng tin đó được thể hiện dưới dạng
thơng điệp dữ liệu”.
Như vậy, có thể coi cơng nghệ điện tử, công nghệ thông tin là điều kiện tiên
quyết trong giao dịch TMĐT. Thông qua công nghệ điện tử, bên đề nghị có thể gửi
đề nghị giao kết tới công chúng. Bằng sự phát triển của các phương tiện điện tử, con
người có thể điện tử hóa các giao dịch, trong đó phương tiện giao dịch chủ yếu, phổ
biến là thực hiện qua Internet. Thông qua email và web, Internet trở thành phương
tiện trao đổi thông tin tiện lợi, nhanh chóng, ít tốn kém nhất và khơng thể thiếu

trong đời sống xã hội hiện đại.
Hệ quả của việc đề nghị giao kết gián tiếp (giao kết hợp đồng với người vắng
mặt) là phải có một khoảng thời gian hợp lý để bên được đề nghị trả lời chấp nhận
hay khơng chấp nhận đề nghị đó. Khi đưa ra lời đề nghị gián tiếp thì bên đề nghị có
thể dự liệu được những vấn đề phát sinh như thời điểm nào lời đề nghị bị ràng buộc,
cũng như thời điểm chấm dứt, thời hạn bên đề nghị phải trả lời đề nghị… “Nếu bên
đề nghị không dự liệu được các nội dung này, thì các nội dung này áp dụng theo
quy định tại các Điều 386, 388, 389, 390, 391, 392 BLDS năm 2015”.18
1.3. Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng với cơng chúng
Theo nghĩa thơng thường, hình thức là “cái bên ngồi, cái chứa đựng nội
dung”.19 Ở góc độ triết học, nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng là cặp
phạm trù cơ bản, thể hiện “những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật” và là
17

Điều 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng (tái bản, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 167.
19
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (tái bản 2008), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia, TP.HCM.
18


19
“phương thức tồn tại và phát triển của sự vật”.20 Cũng như các sự vật, hiện tượng
khác của thế giới khách quan, hình thức biểu lộ ý chí các bên trong việc tạo lập hợp
đồng thường được biểu hiện ở hai cấp độ: Hình thức bên trong và hình thức bên
ngồi của nó.
Trong đời sống xã hội nói chung, quan hệ hợp đồng là quan hệ khá phổ biến,
theo đó, các bên tự nguyện thỏa thuận về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải

được thể hiện ra bên ngồi bằng hình thức nhất định. Hay nói cách khác, hình thức
hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy
thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy vào độ tin tưởng lẫn
nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định cho phù hợp với từng
trường hợp cụ thể. Hình thức ghi nhận thỏa thuận có thể bằng lời nói, văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể khi pháp luật khơng quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng hình thức nhất định.
1.3.1. Đề nghị bằng lời nói
Đề nghị giao kết hợp đồng cơng cộng bằng lời nói là những lời đề nghị được
giao kết dưới hình thức ngơn ngữ nói, bằng lời hay cịn gọi là đề nghị giao kết hợp
đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói,
trực tiếp hoặc thơng qua điện thoại, điện đàm, gửi thơng điệp điện tử bằng âm thanh
(tiếng nói) để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình. Thơng qua hình thức này, các
bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của
hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
Đây có lẽ là hình thức thể hiện việc giao kết hợp đồng có độ chính xác thấp
nhất bởi các bên chỉ dùng lời nói để xác lập các thỏa thuận mà khơng có bằng
chứng cụ thể nào có thể xác nhận được các thỏa thuận của họ, các bên chọn cách
thức hợp đồng này chủ yếu dựa trên uy tín và độ tin tưởng nhau. Hình thức giao kết
này thường sử dụng trong trường hợp: Các bên tham gia giao kết có sự tin tưởng lẫn
nhau nhất định, các bên thường có mối quan hệ ruột thịt, hàng xóm láng giềng, bạn
bè, đồng nghiệp... (Ví dụ: Bạn bè thân thiết cho nhau vay tiền); các hợp đồng có giá
trị nhỏ mà việc thành lập hình thức khác sẽ gây chi phí lớn hơn hay mất nhiều thời
gian so với giá trị hợp đồng (Ví dụ: Đi mua đồ ở chợ); các hợp đồng chấm dứt ngay
20

Nguyễn Hữu Vui & Nguyễn Ngọc Long (Chủ biên) (2005), Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dùng trong
các trường đại học, cao đẳng), Tái bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 110.



×