Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân gia đình thời lê thế kỷ xv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.84 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH


TRẦN THẾ KHANH
MSSV: 3150069

QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT
HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH THỜI LÊ THẾ KỶ XV

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2006 – 2010

Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. TRẦN QUANG TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH


TRẦN THẾ KHANH
MSSV: 3150069

QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT
HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH THỜI LÊ THẾ KỶ XV

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2006 – 2010


Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. TRẦN QUANG TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG
KIẾN VIỆT NAM THỜI THỜI LÊ THẾ KỶ XV
1.1. Khái quát tình hình lịch sử nhà Lê (1428 – 1527) ............................................. 1
1.2. Tổng quan về quyền con ngƣời và quyền phụ nữ trong lịch sử phong kiến
nhà Lê (1428 – 1527). .................................................................................................. 4
1.2.1. Vấn đề quyền con người thời Lê sơ .............................................................. 4
1.2.2. Đặc điểm về quyền của người phụ nữ .......................................................... 8
1.2.3. Cơ sở xác lập quyền của người phụ nữ ......................................................... 14
1.3. Những quyền cơ bản của ngƣời phụ nữ trong đời sống xã hội ........................ 17
1.3.1. Các quyền về nhân thân ................................................................................ 17
1.3.2. Các quyền về tài sản ...................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HƠN NHÂN – GIA
ĐÌNH THỜI LÊ THẾ KỶ XV
2.1. Tổng quan về pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ thế kỷ XV ............ 22
2.2. Quyền của ngƣời phụ nữ trong quan hệ hôn nhân ........................................... 25
2.2.1. Quyền của người phụ nữ trong việc kết hôn ................................................. 25
2.2.2. Quyền của người phụ nữ trong việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ................. 29
2.3. Quyền của ngƣời phụ nữ trong đời sống gia đình ............................................ 35
2.3.1. Quyền của người phụ nữ với vai trò là người vợ .......................................... 35
2.3.2. Quyền của người phụ nữ với vai trị là người mẹ trong gia đình ................. 40
2.3.3. Quyền của người phụ nữ với vai trò là người con trong gia đình ................. 42
2.4. Kế thừa và phát huy những giá trị tiến bộ về quyền của phụ nữ trong
pháp luật nhà Lê (1428 – 1527) trong giai đoạn hiện nay ....................................... 43

2.4.1. Thực trạng việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ............. 43
2.4.2. Những giá trị cần được kế thừa ..................................................................... 47
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NĨI ĐẦU
1). Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới luôn là một trong những nội dung quan trọng của mục tiêu
tiến bộ và công bằng xã hội. Đây khơng cịn là vấn đề riêng của Việt Nam hay một
quốc gia nào mà nó đã vượt ra phạm vi quốc tế. Nhiều cuộc hội thảo, bài viết, tài
liệu nghiên cứu đã phản ánh thực trạng này. Các văn bản pháp luật cũng đã thể chế
hóa và đưa ra những biện pháp thiết yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới
nhưng trên thực tế vẫn chưa đem lại kết quả khả quan. Sự bình quyền nam nữ hiện
nay chỉ mới thể hiện trong chính sách pháp luật của nhà nước, trên thực tiễn,
người phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thịi hơn. Một trong những ngun nhân dẫn tới
tình trạng này là hậu quả của hệ thống tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho
giáo đã để lại những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến các quan hệ xã hội, đặc
biệt là quan hệ hôn nhân – gia đình.
Ngày nay, phụ nữ đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trị của mình
trong tiến trình đổi mới của đất nước và trên tất cả các lĩnh vực. Để tạo điều kiện
về mặt pháp lý cho người phụ nữ khẳng định mình. Điều 63 Hiến pháp 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, nghiêm cấm mọi hành vi phân
biệt đối xử với phụ nữ. Xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…”. Tuy nhiên, vấn đề này đã
được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử nước nhà. Nổi bật nhất là triều đại Lê sơ (1428
– 1527) với những chế định pháp luật bảo vệ quyền lợi người phụ nữ rất tiến bộ.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những chế định pháp quy này là hết sức
cần thiết. Bởi từ việc nghiên cứu này sẽ tạo nên tiền đề cơ bản trong việc hoạch
định những biện pháp pháp lý thiết thực bảo vệ người phụ nữ thốt khỏi tình trạng

bất bình đẳng nam nữ.
Để có cái nhìn đúng đắn hơn về địa vị của người phụ nữ trong gia đình và
xã hội, đồng thời để cùng đồng hành và cổ vũ mạnh mẽ cho cơng cuộc đấu tranh
vì quyền lợi của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã chọn đề tài:
1


“Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân – gia đình thời Lê thế kỷ XV” để làm
khóa luận tốt nghiệp.
2). Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm:
- Thứ nhất: phân tích khái quát về vai trị, vị trí của người phụ nữ trong
gia đình và xã hội phong kiến và những biểu hiện cụ thể của quyền phụ nữ.
- Thứ hai: tìm hiểu những giá trị tích cực của pháp luật hơn nhân – gia
đình triều Lê thế kỷ XV trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
phụ nữ. Từ đó, đề xuất những kiến nghị về việc tiếp nhận những giá trị của pháp
luật cổ nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật hiện đại trong vấn đề bảo vệ quyền
của người phụ nữ.
3). Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quyền của người phụ
nữ trong pháp luật hôn nhân – gia đình thời Lê thế kỷ XV
- Phạm vi nghiên cứu: Trên nền tảng nghiên cứu những quan niệm cơ bản
về quyền của người phụ nữ, đề tài đi đến việc phân tích sâu những quyền và lợi
ích pháp lý của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân – gia đình đã được pháp luật
nhà Lê thừa nhận và bảo vệ.
4). Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh.
5). Bố cục đề tài

Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về quyền phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam
thời Lê thế kỷ XV.
Chương 2: Quyền phụ nữ trong pháp luật hơn nhân – gia đình thời Lê thế
kỷ XV.

2


Ngồi ra cịn có thêm các phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.

3


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM THỜI LÊ THẾ KỶ XV
1.1. Khái quát tình hình lịch sử nhà Lê (1428 – 1527)
Trải qua hơn 1000 năm tồn tại và phát triển của các triều đại phong kiến
Việt Nam, vương triều Lê sơ là thời kỳ phát triển thịnh trị và rực rỡ nhất trên tất cả
các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, xã hội; trong
đó đặc biệt là sự đóng góp xuất sắc của vua Lê Thánh Tông.
Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta trở
thành thuộc địa phong kiến nhà Minh. Đến đầu tháng 7 Minh Thành Tổ hạ chiếu
đổi nước Đại Việt ta thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Hoa. Sự hiện diện
và chính sách cai trị, bóc lột và đàn áp tàn bạo trong vịng 20 năm (1407 – 1427)
của chính quyền đơ hộ nhà Minh đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế - xã hội mà
các triều đại Lý, Trần trước đó đã gây dựng nên. Trước sự áp bức đó, nhiều cuộc
khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt đã bùng nổ. Trong đó cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ

nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) do Lê Lợi lãnh đạo, đã đem lại
độc lập dân tộc cho nước nhà vào năm 1428 và mở ra triều đại hậu Lê; đồng thời
bắt tay khơi phục kinh tế, chính trị, xã hội vốn điêu tàn mà trước hết là khôi phục
nền kinh tế nông nghiệp.
- Về kinh tế: Sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng kéo dài 20
năm của quân Minh xâm lược. Lê Lợi lên ngôi vua, thiết lập nên triều đại nhà Lê.
Nền kinh tế đã khôi phục trở lại và đời sống nhân dân được cải thiện; ở đó nền
kinh tế nơng nghiệp gắn với nghề trồng lúa nước đóng một vị trí cực kỳ quan
trọng. Một nhà khoa học Pháp, P. Mus đã có nhận xét như sau: “Đối với các xã
hội Việt Nam, mạng lưới các ơ ruộng nước là một lí do tồn tại lịch sử, một cấu
trúc ổn định, một kỷ luật cho công việc và đời sống công cộng. Được lặp đi lặp lại
tới những địa giới xa xôi, các làng lúa hình thành nên nhà nước này. Người Việt

4


gắn chặt với đất đai mà họ làm ruộng lúa” 1. Nhằm đẩy mạnh kinh tế, nhiều biện
pháp khuyến khích để phát triển nông nghiệp đã được đề ra như việc chăm sóc,
đào đắp kênh đê đã được chú trọng; đặt ra các chức quan chuyên lo về nông
nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia
ruộng đất cơng làng xã gọi là phép quân điền. Để đảm bảo sản xuất, các vua Lê
tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, cho quân đội thay phiên về làm
ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh”. Luật pháp nghiêm cấm giết mổ
trâu, bò sống bừa bãi để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy
gặt. Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác những
vùng đất mới. Đến thời Lê Thánh Tơng, về kinh tế thì nơng nghiệp là phần gốc, nó
chiếm một ưu thế tuyệt đối. Chính vì chủ trương trọng nông như vậy nên giai đoạn
này thủ cơng nghiệp và thương nghiệp chỉ đóng vai trị thứ yếu. Tư tưởng “trọng
nông ức thương” đã được thể chế hóa và được triệt để thực hiện thơng qua các
chính sách và biện pháp cụ thề của nhà nước. Từ đây hình thành nên quan điểm

phân tầng xã hội làm tứ dân: sĩ – nông – công – thương.
Nhờ những chính sách tích cực này, nơng nghiệp đã đảm bảo tương đối
đời sống nhân dân trong nước, có tác dụng tích cực thúc đẩy nền sản xuất nơng
nghiệp, duy trì sự ổn định của xã hội. Dân cường quốc phú đang dần phục sinh.
- Về chính trị - pháp lý: Nếu như đời sống kinh tế thời nhà Lê đã phát triển
đến mức hồn chỉnh thì các thể chế chính trị - pháp lý trong giai đoạn này của triều
đình Lê sơ cũng không kém phần thịnh trị. Lê Lợi lên ngôi vua lấy niên hiệu là
Thuận Thiên lập ra nhà Lê (1428). Mặc dù ở ngơi có 5 năm ngắn ngủi (1428 –
1433) nhưng với tài năng của mình và sự ủng hộ của nhân dân, ông đã đặt nền
móng vững chắc cho triều đại; vị thế nhà Lê khơng ngừng được nâng cao góp
phần củng cố thể chế quân chủ trung ương tập quyền. Triều hậu Lê kéo dài 361
năm (1428 – 1789), gồm 27 đời vua được chia làm 2 giai đoạn: Lê sơ (1428 –
1527) và Lê Trung Hưng (1527 – 1789). Sự thịnh trị của nhà hậu Lê thể hiện rõ
1

Dẫn theo Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa việt nam, Nxb Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002,
Tr.118.

5


nét nhất ở thời Lê sơ, nhất là giai đoạn vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). So với
các triều đại trước, việc tổ chức bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế khác
trong việc thực hiện quyền lực chính trị, nhà Lê rất chú trọng đến pháp trị. Lê Thái
Tổ đề cao vai trò của pháp luật trong đạo trị nước. Ơng có lệnh: “Từ xưa đến nay,
trị nước phải có pháp luật, người mà khơng có để trị thì loạn. Cho nên, bắt chước
đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là
thiện, ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp” 2. Các đời vua
sau cũng có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng hệ thống pháp luật mà
Lê Thái Tổ đã khởi xướng. Nhưng đỉnh cao là dưới đời vua Lê Thánh Tơng, với

những đóng góp tích cực trong việc hệ thống hóa pháp luật cả về số lượng lẫn chất
lượng, nhà vua đã ban hành bộ “Quốc Triều Hình Luật” hay còn gọi là “Bộ Luật
Hồng Đức”. Bộ luật chia làm 6 quyển gồm 13 chương, 722 điều. Bộ luật ngoài
bảo vệ những quyền lợi của giai cấp cầm quyền thì quyền lợi con người, đặc biệt
là quyền của người phụ nữ đã được pháp luật chú trọng. Bởi lẽ Lê Thánh Tông đã
lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng nhằm thể chế một nhà nước
phong kiến Đại Việt với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân là gốc.
- Về ý thức hệ tư tưởng: Nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán nên
sự chi phối, tác động của chính trị Trung Hoa truyền thống đối với Việt Nam là
thường xuyên, trực tiếp và sâu sắc, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng mà điển hình
là tư tưởng Nho giáo. Khởi nguồn từ Trung Quốc, Nho giáo là một học thuyết
chính trị và đạo đức gắn bó mật thiết với các vấn đề tổ chức nhà nước và quản lý
xã hội dưới thời phong kiến. Nho giáo trải qua 5 thế kỷ với các triều đại Đinh, Lê,
Lý, Trần, Hồ và Lê sơ mới dần được coi trọng và chiếm vị trí độc tơn, ổn định;
góp phần vào việc xây dựng, phát triển đất nước, củng cố nền chính thể quân chủ.
Đặc biệt đến đời Lê Thánh Tông, ông chủ trương và kiên quyết dùng Nho
giáo để thống nhất về mặt tư tưởng trong phạm vi cả nước, đồng thời đưa nó lên vị
trí độc tôn và ngự trị trong các thể chế của nhà nước. Ơng thấy rằng chỉ có Nho
2

Dẫn theo Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb An ninh
nhân dân, Hà Nội, 2007, Tr. 130.

6


giáo mới có thể củng cố được bộ máy tập quyền quan liêu, củng cố nền thống nhất
của xã hội, tạo ra kỷ cương theo lễ và pháp trên cơ sở gia đình, gia tộc. Nói cách
khác, một nền thống nhất quốc gia, một sự ổn định xã hội và một nhà nước tập
quyền dựa trên cơ sở kinh tế nơng nghiệp thì phải dựa vào các biện pháp quản lý

hành chính là chính mà tư tưởng Nho giáo là “bệ đỡ” tinh thần, bởi tính hữu hiệu
của nó hơn hẳn Phật giáo và Đạo giáo3. Để khẳng định vị trí độc tơn của Nho giáo,
vua Lê Thánh Tơng đã thi hành một loạt các biện pháp: tăng cường giáo dục Nho
học và khoa cử Nho học; tu bổ, chỉnh trang Quốc tử giám và Văn miếu ở Kinh đô
Thăng Long; trong đó đáng lưu ý nhất là việc sửa nhà Thái học trở thành không
chỉ là nơi thờ tự các ơng tổ của Đạo nho mà cịn là một “ học cung” đáng kính
trọng, nơi lưu giữ và đề cao tên tuổi những người có trình độ Nho học uyên thâm
của đất nước.
Như vậy, về cơ bản bức tranh xã hội nhà Lê thế kỷ XV đã đạt đến đỉnh
cao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - pháp lý. Chính thể quân chủ
nhà Lê đã để lại nhiều giá trị kinh điển trong quá trình xây dựng nhà nước ta hiện
nay cũng như một số chế định pháp lý cụ thể. Trong đó, quyền và lợi ích chính
đáng của người phụ nữ là một vấn đề rất đáng quan tâm.
1.2. Tổng quan về quyền con ngƣời và quyền phụ nữ trong lịch sử phong kiến
nhà Lê (1428 – 1527)
1.2.1. Vấn đề quyền con ngƣời thời Lê sơ
Quyền con người là một phạm trù mang tính lịch sử cụ thể, là sự thống
nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội” – sự chế định bằng các
quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vấn đề quyền con người
ra đời và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của chế độ tư hữu, giai cấp, nhà
nước và pháp luật. Trong lịch sử chính trị - tư tưởng của nhân loại, thuật ngữ
“quyền con người” đã được sử dụng một cách rộng rãi, đã có rất nhiều học thuyết
khoa học, tư tưởng đề cập đến vấn đề này. Nhưng ở nước ta, khái niệm này mới
3

Nguyễn Hồi Văn, Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr. 101.

7



chỉ được sử dụng một cách phổ biến trong thời gian gần đây mặc dù nội dung của
vấn đề con người và quyền con người đã được đặt ra từ rất sớm và tồn tại trong
suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Khác với phương Tây luôn lấy cá thể làm trung tâm, lấy đơn vị con người
cá thể để phát hiện, giải quyết và sáng tạo. Con người với tư cách cá nhân – là đối
tượng thực sự “cho phép” tự nhiên và cá nhân là chủ thể của quyền4. Ở phương
Đơng nói chung, Việt Nam nói riêng coi trọng con người quần thể, bảo tồn khuynh
hướng quần thể, con người hòa tan vào cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm,
tạo ra sự ổn định trong xã hội, sáng tạo cộng đồng nhiều hơn.
Dẫu rằng chưa có một quan niệm cụ thể nào về vấn đề quyền con người
nhưng trong lịch sử phong kiến nước ta, ít nhiều đã đề cập đến “quyền của thần
dân”- một hình thức của quyền con người. Quyền con người trong lịch sử phong
kiến Việt Nam có những nét rất đặc biệt với tính chất đặc thù của “người Việt –
nước Việt”.
Sử gia Ngơ Thì Sĩ có viết: “Nước Nam về đời Lạc Hồng vua dân cùng
cầy, cha con cùng tắm, người và giống vật cùng ở nhà sàn, cấy ruộng lạc điền
theo nước triều lên xuống. Dân sống đời bấy giờ cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở
trong cõi đất khơng rét, khơng nóng…có thể nói đời thì chí – đức, nước thì vực
lạc…vua dân thân nhau, dầu vài nghìn năm cũng không thay đổi” 5. Lịch sử phong
kiến Việt Nam gắn liền với chế độ quân chủ tuyệt đối từ rất sớm và kéo dài qua
hàng ngàn năm. Nhưng trong xã hội ấy, con người không tồn tại với tư cách cá
nhân tự do, cá thể độc lập mà cái “tơi” cá nhân bị hịa tan vào cộng đồng, cộng
đồng như một gia đình lớn mà mỗi cá nhân khơng thể tách rời ra được. Cá nhân bị
chìm vào cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm và động lực để khẳng định
mình, tìm thấy quyền lợi của mình. Có thể thấy rằng, nhu cầu thường trực của
nhân dân ta là nhu cầu sức mạnh tập thể, nhu cầu đồn kết cộng đồng, từ đó duy trì

4


Dẫn theo Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005, Tr. 60.
5
Dẫn theo Nguyễn Văn Vĩnh (sđđ), Tr. 116.

8


được một cách tương đối thăng bằng mối quan hệ giữa đời sống cá nhân với toàn
bộ đời sống cộng đồng.
Sở dĩ như vậy, xuất phát từ xã hội Việt Nam ta là một xã hội mà nền sản
xuất chủ yếu trồng lúa nước phụ thuộc vào tự nhiên luôn luôn phải đối mặt với
thiên tai khắc nghiệt, đồng thời dân tộc Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống lại
sự xâm lăng của ngoại bang. Thêm vào đó là đặc trưng truyền thống quan niệm về
con người kiểu phương Đơng: đó là quan niệm về Thiên – Địa – Nhân hịa đồng.
Chính vì vậy mà cách quản lý và tổ chức xã hội của người Việt từ rất sớm đã theo
xu hướng tập trung chuyên chế, kết thành cộng đồng để có sức mạnh tồn tại và
phát triển. Vấn đề quyền con người trên thực tế chỉ có thể tồn tại cùng với quyền
và lợi ích chung của cả cộng đồng, tồn xã hội. Nó được biểu hiện tập trung trong
quyền được có Tổ quốc, quyền có một cộng đồng cấu kết chặt chẽ không thể bị
phá vỡ để từ đó có quyền của từng cá nhân trong lợi ích cộng đồng. Vỏ ngôn ngữ
biểu hiện phong phú những tư tưởng truyền thống của dân tộc đã được đúc kết
trong các câu ca dao, tục ngữ, văn học dân gian:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Những tư tưởng này của dân tộc ta cũng được pháp luật ghi nhận. Năm
1042 đánh dấu sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp luật

nước ta. Bộ luật Hình thư do Lý Thánh Tông ban hành. Vấn đề về quyền con
người, lần đầu tiên được pháp luật thành văn ghi nhận và bảo vệ. Bộ luật Hình thư
thực hiện bước đầu quan tâm đến quyền sống của con người rõ nét nhất ở việc bảo
vệ và phát triển sức sản xuất, coi trọng việc sử dụng tốt tư liệu sản xuất mà hàng
đầu là ruộng đất, Nhà nước đã bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất; đặc biệt hơn cả là
bảo vệ sức lao động của nông dân, coi trọng việc phát triển dân số.

9


Pháp luật nhà Lê quan tâm tới con người với những nhu cầu và quyền lợi
thiết thực của nó trở thành một nền tảng xã hội quan trọng nhằm tạo lập sự ổn định
và phát triển của cộng đồng xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nội dung của
quyền con người được ghi nhận và khẳng định trong các tiêu chuẩn và quy tắc đạo
đức cũng như trong Quốc Triều hình luật. Bộ luật quán triệt được nhu cầu, khát
vọng sống, tồn tại và phát triển của con người cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Quốc Triều hình luật đã thể chế hóa nhiều khía cạnh thuộc về quyền con người:
- Bộ luật bảo vệ quyền sống, phẩm giá con người, giữ gìn cuộc sống bình
yên của dân. Trong bộ luật có khơng ít điều luật trừng phạt nghiêm khắc những
người quyền quý ức hiếp, nhũng nhiễu dân binh. Điều 300 quy định: “Những quan
ti ở trấn ngoài cùng các tướng hiệu mà tự tiện thu tiền của quân, dân để làm lễ vật
cung phụng lên vua thì xử biếm một tư, nặng thì thêm một bậc và bắt trả lại cho lễ
vật cho quân dân”. Hoặc các điều 312, 453 quy định về việc xử tội bắt người đem
bán; điều 436 xử tội dọa nạt người khác để cướp của cải.
- Ở mức độ nhất định, nhà làm luật triều Lê đã bênh vực quyền lợi của
người phụ nữ. Trong xã hội phương Đơng nói chung quyền của người phụ nữ rất
hạn chế; nhưng ở xã hội Việt Nam thời này, quyền lợi của người phụ nữ đã được
pháp luật bảo vệ một cách chính đáng. Trong gia đình, tuy người chồng gia trưởng
nhưng khi có việc hệ trọng, người chồng phải bàn bạc với vợ. Nếu chồng chết,
người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình. Đặc biệt, người phụ nữ được

quyền thừa kế, con gái được hưởng bằng phần con trai. Điều 388 quy định: “khi
cha mẹ mất cả, có ruộng đất nhưng khơng có di chúc mà anh em tự chia nhau thì
lấy 1/20 số ruộng đất làm hương hỏa, cịn thì chia nhau. Phần con gái vợ cả bằng
phần con trai vợ cả, phần con gái vợ lẽ bằng phần con trai vợ lẽ…”.
- Quốc Triều hình luật đã phản ánh một cách rõ nét tư tưởng nhân ái của
ông cha ta trong đời sống cộng động “lá lành đùm lá rách”, nhất là những đối
tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Điều 294 quy định phải giúp đỡ kẻ đau ốm
không nơi nương tựa, phải chôn cất cho người chết đường; hoặc điều 295 quy định
phải chăm sóc người góa vợ, góa chồng, mồ cơi, tàn tật, nghèo khổ, không thể tự
10


mình mưu sống, khơng có thân thích để nương tựa. Điều này đã phản ánh và đáp
ứng nhu cầu phát triển xã hội Việt Nam đương thời thể hiện tinh thần nhân đạo sâu
sắc trong truyền thống dân tộc, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ
đất nước trước những thử thách sống còn của thiên tai, địch họa.
Vấn đề quyền con người ở giai đoạn này khơng chỉ được quy định trong
luật pháp mà cịn trong rất nhiều quy ước, thông lệ, tập tục, chuẩn mực đạo đức…
Vì vậy, việc nghiên cứu quyền con người qua các lệ làng là rất cần thiết. Paul
Doumer đã từng kết luật rằng: “…Theo cách tổ chức này thì mỗi làng xã sẽ là một
nước cộng hòa nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương. Đó là
một tập thể được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỷ luật và rất có trách nhiệm đối với
chính quyền cấp trên về cá nhân những thành viên của nó”6.
Tóm lại, trong xã hội phong kiến Việt Nam con người chỉ tồn tại với tư
cách là một thành viên trong cộng đồng, cá nhân bị hòa tan vào trong cộng đồng.
Ý thức dân tộc, cộng đồng đặt lên hàng đầu nhưng khơng vì thế mà ý thức về
quyền cá nhân bị mờ nhạt. Điều này được thể hiện rõ nét trong nhiều quy định,
nhất là các quy định về quyền của người phụ nữ.
1.2.2. Đặc điểm về quyền của ngƣời phụ nữ
- Quyền phụ nữ thời Lê tiến bộ hơn so với các nước láng giềng

Nhìn lại lịch sử phong kiến phương Đơng nói chung, hầu hết các nước đều
khơng thừa nhận địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Bởi tất
cả các nước này đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Khổng giáo của Trung Hoa. Tuy
nhiên, tùy vào mức độ ảnh hưởng và những khía cạnh đặc thù của văn hóa và lịch
sử của mỗi dân tộc mà địa vị của người phụ nữ ở các quốc gia này sẽ khác hơn địa
vị người phụ nữ Trung Hoa. Trường hợp nước Việt Nam ta thể hiện rõ đặc tính
này.
Ở Trung Hoa, Nho giáo thừa nhận và hệ thống hóa các quan niệm phụ
quyền cho nên người phụ nữ không được tôn trọng, luôn phải ở địa vị thấp hèn.
Họ không được quyền tham gia quyết định công việc hệ trọng trong nhà cũng các
6

Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999, Tr. 97.

11


quan hệ mang tính chất cơng. Về mặt tín ngưỡng, Nho giáo Trung Hoa nhấn mạnh
đến đạo hiếu và được diễn đạt qua việc thờ cúng ông bà mà theo đó chỉ có con trai
mới có quyền nắm giữ truyền thống này, bởi con gái không được quyền dâng lễ
vật cúng tổ tiên, không thể làm vinh quang cho tên tuổi của dịng họ và cũng
khơng được phép giữ mãi suốt đời cái họ của mình. Trong việc quyết định khối tài
sản chung của gia đình cũng vậy, dù vợ là một đồng sở hữu của tài sản gia đình thì
uy quyền của người chồng vẫn cho phép anh ta được định đoạt về tài sản đó mà
khơng cần có sự thỏa thuận của người vợ.
Ở Nhật, địa vị người phụ nữ cũng không khá hơn. Người phụ nữ Nhật bị
luật lệ của vương quyền ngăn cấm các tập tục cũ như đời sống gia đình tập trung
chung quanh người mẹ và người mẹ trông coi, nuôi dưỡng con cái. Về sau, khi các
nhà quân sự thống nhất nhiều phần lãnh thổ, các Samurai chiếm địa vị ưu thế trong
xã hội thì người phụ nữ Nhật bị mất quyền sở hữu tài sản trong gia đình Samurai.

Vào cuối thế kỷ XVII, xã hội phụ hệ ở Nhật đã được cố định hóa thành một trật tự,
trong đó các cuộc hơn nhân được xếp đặt và chỉ có người chồng mới có quyền đề
xuất ly hơn. Đến thế kỷ XIX, do ảnh hưởng của đạo luật quy định quyền thừa kế
dành cho người con trai trưởng nên địa vị của người phụ nữ lại sa sút thêm7.
Cũng như ở Tàu và Nhật, xã hội Triều Tiên vào cổ thời cũng theo mẫu hệ;
ít nhất đến cuối thế kỷ thứ XVII, chế độ mẫu hệ hãy còn ghi nhận được trong các
gia đình của vua chúa. Sau đó, Triều Tiên chịu ảnh hưởng của Nho giáo từ Tàu du
nhập vào đã đẩy địa vị người phụ nữ Triều Tiên bất bình đẳng so với người đàn
ông: “Người chồng phải thể hiện phẩm cách, và người vợ phải thể hiện sự vâng
phục; có như vậy thì gia đình mới được cai quản tốt”8.
Nằm trong vùng lân cận với các nước trên, Việt Nam cũng không tránh
khỏi sự ảnh hưởng những tư tưởng bất bình đẳng đối với người phụ nữ. Tuy nhiên,
sự tương tác này chỉ trong phạm vi hạn định; thực sự địa vị, vai trò người phụ nữ
Việt Nam được bảo đảm về nhiều mặt và được thừa nhận cả về tập quán lẫn quy
7
8

Trang web: www.dvconline.net, Địa vị phụ nữ trong nhân quyền, Nguyễn Văn Trần, cập nhật 08/03/2008.
Trang web: www.dvconline.net (sđđ).

12


phạm pháp luật. Người phụ nữ Việt Nam được quyền bình đẳng hơn rất nhiều so
với phụ nữ ở các nước khác, đặc biệt là phụ nữ Trung Hoa. InSun Yu từng so
sánh: “Nếu như gia đình Trung Hoa mang nét đặc trưng bởi quyền lực của người
cha trùm lên tất cả các thành viên gia đình thì gia đình Việt Nam lại khác, người
vợ hầu như bình đẳng với chồng và các thành viên khác cũng khẳng định tư cách
của mình”9. Bên cạnh đó, người phụ nữ Việt cịn có quyền tự do, khơng bị bó
buộc trong gia đình. Họ thường xuyên hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất

lẫn trong gia đình. Samuel Baron đã viết: “Ở quốc gia này, phụ nữ chưa bao giờ
bị giữ gìn chặt chẽ để người khác lạ khỏi ngắm nhìn mình như phụ nữ Hồi giáo và
Trung Quốc”10. Ngồi ra, trong các quan hệ về hôn nhân và tài sản, pháp luật đã
dành cho người phụ nữ Việt Nam có những quyền hạn cơ bản như quyền được ly
hôn với chồng, quyền được hưởng thừa kế di sản, hương hỏa; quyền được để lại
thừa kế. Như vậy, so với các nước láng giềng, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn
giữ được quyền bình đẳng với nam giới.
- Quyền phụ nữ mang tính bất bình đẳng
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận vai trị tích cực và khả năng cống hiến to lớn
của người phụ nữ Việt Nam. Họ góp phần không nhỏ vào công cuộc dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Thế nhưng, ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lực
phong kiến kéo dài hàng nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinh thần
của người phụ nữ Việt. Sự bất bình đẳng ln là điều mà họ phải đối mặt và gánh
chịu. Nguyên nhân của tính bất bình đẳng thể hiện ở một số khía cạnh:
Điều kiện kinh tế: Từ khi chế độ mẫu hệ tan rã chuyển sang chế dộ phụ hệ
đã kéo theo vai trò của người phụ nữ cũng thay đổi. Nếu như trước đó, với hoạt
động kinh tế chính là săn bắt và hái lượm để đảm bảo nguồn thực phẩm thường
xuyên, người phụ nữ là trụ cột, quyết định tất cả mọi việc từ trông nom nhà cửa,
giáo dục con cái cho đến điều khiển công việc, điều hịa quan hệ giữa các thành
viên… Thì nay nền kinh tế khai thác chuyển sang kinh tế sản xuất; từ săn bắt, hái
9

Trang web: www.dvconline.net (sđđ).
InSun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, Tr. 116.

10

13



lượm sang chăn ni, trồng trọt vai trị của người đàn ông được khẳng định. Càng
về sau kinh tế càng nặng nhọc phụ thuộc vào sức vóc của người đàn ông rất nhiều,
người phụ nữ không có khả năng đảm đương như trước. Vì thế, người đàn ơng
được đề cao tuyệt đối, là gia trưởng nắm mọi quyền hành trong gia đình, cịn
người phụ nữ chấp nhận phụ thuộc vào người đàn ơng.
Quan niệm xã hội: Sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ ở thể chế này
thể hiện ở hai phương diện. Một là, bất bình đẳng giữa người đàn ơng và người
phụ nữ. Hai là, bất bình đẳng giữa những người phụ nữ với nhau nhưng ở những
đẳng cấp khác nhau.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bị hạn chế gần như tuyệt đối
không được tham gia vào các cơng việc chính trị, các quan hệ xã hội mang tính
chất cơng như tham gia bàn bạc cơng việc của làng tại đình hay đóng góp xây
dựng làng xóm theo nghĩa thực hiện nghĩa vụ cộng đồng của một thành viên. Bổn
phận người phụ nữ là làm mẹ, làm vợ phục vụ chồng và gia đình chồng; chỉ có
người đàn ơng mới được quyền tham gia vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết
các công việc của đất nước, làng xã. Điều này xuất phát từ việc ảnh hưởng sâu
nặng ý thức hệ Nho giáo.
Dưới thời Lê Thánh Tông, giáo dục và khoa cử Nho học rất được chú
trọng, là biện pháp quan trọng nhất để tuyển chọn được tương đối chính xác đội
ngũ quan lại tài năng, làm rường cột cho các hoạt động của quốc gia. Tuy nhiên,
sự coi trọng giáo dục theo tư tưởng phụ quyền Nho giáo này chỉ dành cho người
đàn ông. Họ được học hành, thi cử ra làm quan, tham gia vào hoạt động quản lý
Nhà nước. Nữ giới khơng có được những quyền đó, khơng được đến trường học
mà phải ở nhà học lấy những bài học cơ bản của người phụ nữ là thêu thùa, may
vá, nấu nướng, chăm sóc gia đình, giúp đỡ cha mẹ. Với quan niệm “nữ nhi ngoại
tộc”, con gái lớn sẽ phải lấy chồng, về phục vụ gia đình chồng; tất cả cơng việc
trong gia đình cũng như ngồi xã hội đã có chồng gánh vác nên khơng cần thiết nữ
giới phải học hành. Do vậy, suốt cả đời từ khi còn phụ thuộc ở gia đình bố mẹ đẻ
cho đến khi lấy chồng, phụ thuộc vào gia đình chồng, người phụ nữ chỉ quanh
14



quẩn ở nhà, ở xó bếp. Vì vậy, người phụ nữ trở nên thụ động, khơng phát huy
được tài trí cũng như năng lực của mình trong đời sống gia đình và xã hội. Cứ như
thế sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn tồn tại dai dẳng và cho đến hơm nay, nó
vẫn cịn là vấn đề rất đáng lưu tâm.
Ở phương diện thứ hai, sự bất bình đẳng quyền người phụ nữ tồn tại giữa
những người phụ nữ trong những đẳng cấp khác nhau. Trong xã hội phong kiến
trung ương tập quyền tồn tại quá nhiều vấn đề bất cập: sự mâu thuẫn, sự phân biệt
giữa các đẳng cấp, phe phái ln diễn ra; trong đó có những con người “giống
nhau” cùng chịu chung số phận, chung sự chèn ép của người đàn ông. Tổng thể
người phụ nữ đều chịu sự chi phối từ người đàn ông nhưng với địa vị đẳng cấp
khác nhau thì sự chi phối ấy cũng khác nhau. Phụ nữ quý tộc vốn có mối quan hệ
nhân thân với tầng lớp thống trị nên trong chừng mực nhất nào đó họ được hưởng
các quyền lợi đáng kể tương xứng với địa vị của mình. Điều 7 Bộ Luật Hồng Đức
có nêu: “Những đàn bà vì chồng làm quan có phẩm trật mà phạm tội thì cho theo
phẩm trật mà nghị giảm”, hoặc điều 496 có quy định về việc coi trọng danh dự,
nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của người thân thuộc của quan lại: “Lăng mạ vợ
của quan tại chức thì bị tội cùng tiền tạ,…”.
Bộ luật còn quy định trong những trường hợp những người thuộc về Nghị
thân mà phạm tội thì họ tơn thất, họ hồng thái hậu đều được miễn tội đánh roi,
đánh trượng, thích mặt, họ hồng hậu thì được chuộc bằng tiền (Điều 6). Theo tinh
thần của điều luật này thì khơng chỉ riêng chính bản thân phụ nữ quý tộc được
hưởng quyền miễn trừ hình phạt mà đối với họ hàng thân thuộc của các “quý bà”
cũng được hưởng những đặc ân đó. Như vậy, pháp luật đã ghi nhận rất nhiều
quyền lợi cho tầng lớp q tộc. Trong khi đó, phụ nữ bình dân thuộc tầng lớp bị
trị, họ không được những quyền lợi như vậy. Họ hồn tồn khơng bình đẳng so
với tầng lớp quý tộc trong các quan hệ xã hội lẫn quan hệ pháp luật. Một khi phạm
tội sẽ bị xử lý với những hình phạt rất nặng, điều 474: “…nếu đánh người trong
hoàng tộc…xử nặng dần thêm từng bậc một, đánh chết thì xử tội chém”. Có thể

thấy rằng ở một khía cạnh nào đó trực tiếp hay gián tiếp, pháp luật đã thừa nhận sự
15


phân biệt đẳng cấp giữa những người phụ nữ với nhau. Quyền lợi cũng như nghĩa
vụ giữa họ không hề đồng nhất, ln có sự chênh lệch, khác biệt rất xa.
- Quyền phụ nữ được cụ thể hóa trong từng nhóm quan hệ xã hội
Với Trung Hoa, một đất nước với giáo lý Khổng Mạnh buộc người phụ nữ
phải khép mình vào đạo “tam tịng”, “tứ đức”, “phu xướng phụ tùy”, có nghĩa vụ
chung thủy với chồng. Trong khi đó, ở Đại Việt xưa, những đạo lý này đối với
người phụ nữ đã được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo hơn nhiều trong cả quan hệ
hôn nhân lẫn quan hệ gia đình. Ở mỗi mối quan hệ, người phụ nữ đều được đạo
đức và pháp luật ghi nhận những quyền và lợi ích nhất định.
Trong quan hệ vợ chồng, người vợ đã có được sự tự do hạn định. Địa vị
thực tế của vợ chồng thay đổi nhiều tùy thuộc vào vị trí xã hội và kinh tế của họ.
Trong vấn đề quản lý tài sản, người vợ có quyền lợi ngang bằng với người chồng.
Các giao dịch về tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở đồng thuận
của vợ chồng. Trong các quan hệ hôn nhân, người phụ nữ có quyền ly hơn chồng,
quyền từ hôn, quyền được thuỷ chung, đồng cư trú với chồng; trong quan hệ tài
sản, người phụ nữ có quyền để lại thừa kế hoặc nhận thừa kế từ di sản của
chồng,…
Đối với mối quan hệ giữa cha mẹ và con, trước hết người phụ nữ được bảo
vệ với vai trò là người mẹ. Người mẹ có quyền quán xuyến các cơng việc trong gia
đình; giám đốc, dạy dỗ con cái, nhất là khi chồng chết thì quyền này càng thể hiện
rõ rệt. Theo nguyên lý thì người quả phụ phải ở với con, phụ thuộc vào con nhưng
sự thực thì bà mẹ góa hồn tồn có khả năng nắm giữ quyền hành gia đình và chi
phối quyền gia trưởng của con. Trong khi đó, người con phải hết lịng hiếu thảo
với mẹ, nghe lời răng dạy của mẹ và không được làm chuyện sai quấy để mẹ buồn,
giận. Trong Gia huấn ca, Nguyễn Trãi đã nói: “Biết ơn cha mẹ đã hết sức khó
nhọc để chăm lo cho con. Con phải hằng phụng dưỡng cha mẹ với lịng tơn thờ và

sự thành kính…Trong sự tỏ lịng biết ơn cha mẹ, con được tiếng là người con có

16


hiếu…”11. Do vậy, pháp luật cũng như luân lý đạo đức khơng bao giờ chấp nhận
một người con có thái độ xấc láo, bất hiếu với cha mẹ mình.
Với vị trí là người con gái (con dâu) trong gia đình, người phụ nữ cũng
được pháp luật ưu ái rất nhiều. Khơng phủ nhận rằng người Việt Nam vẫn thích
con trai hơn con gái, vẫn có những sự đối xử khắt khe, phân biệt đối với con gái.
Nhưng thực tiễn, người con gái hồn tồn được bình đẳng với các anh em của
mình. Về quyền thừa kế tài sản và hương hỏa tổ tiên người con gái vẫn có vị thế
nhất định trong gia đình. Pháp luật đã cơng nhận quyền này đối với người con gái
khơng có sự phân biệt giữa thành viên gia đình là con gái hay con trai. Điều 391
Bộ Luật Hồng Đức quy định “Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng
con trai trưởng, khơng có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất
hương hỏa thì cho lấy một phần hai mươi”. Như vậy, trong những trường hợp như
thế này, sự phân biệt nam và nữ thật sự khơng thực tế.
Nhìn chung, các mối quan hệ căn bản ở gia đình Việt ít nhiều đều bị chi
phối, ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng giáo. Nhưng với truyền thống lâu đời của
Việt Nam ta đã biến tấu những tư tưởng này cho phù hợp với cộng đồng, với gia
đình người Việt. Vì thế, địa vị người phụ nữ trong gia đình được xem trọng rất
nhiều, không đến nỗi bị khinh miệt quá mức như theo đạo đức Nho giáo.
1.2.3. Cơ sở xác lập quyền của ngƣời phụ nữ
- Vai trò của người phụ nữ trong đời sống kinh tế nông nghiệp
Với nền nông nghiệp lúa nước cịn thơ sơ, đơn giản nên địi hỏi một lực
lượng sản xuất rất lớn, ở đó người phụ nữ chiếm tỷ lệ đa số. Lịch sử đã chứng
minh, phụ nữ Việt Nam rất năng động, có vai trò quan trọng trong lao động, sản
xuất. Các thế kỷ trước nạn ngoại xâm thường trực liên miên nên việc huy động
người đàn ông lên đường chống giặc là tất yếu. Ở hậu phương, người phụ nữ phải

đảm đương công việc lao động sản xuất nặng nhọc, vất vả không kém gì đàn ơng.
Họ vẫn phải “sớm ra ruộng lúa, tối về nương dâu” không hề lo ngại vấn đề “thân
em vất vả trăm bề”. Dân gian ca ngợi rất nhiều về truyền thống này:
11

InSun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, Tr. 136.

17


“Có con sáo đậu bờ rào,
Nhìn em tát nước hát chào líu lo”
Hoặc
“Lúa tốt vì bởi có phân,
Vì tay em lấm, vì chân em mịn”
Chính từ những hình ảnh này nên nhiều người ngoại quốc có dịp đến Việt
Nam vào những thế kỷ trước đã thốt lên những nhận xét ngạc nhiên: “Ở ruộng
đồng, đường xã, chợ búa, đâu đâu cũng thấy phụ nữ đi lại hoạt động tự do”; “Phụ
nữ xứ này năng động, họ làm nhà, làm gốm, chèo thuyền, bán hàng, bật bông, kéo
sợi, dệt vải, may vá quần áo…Phần lớn công việc là do phụ nữ cáng đáng” 12. Như
vậy, người phụ nữ Việt Nam có một vai trị quan trọng với sự đóng góp to lớn
trong tiến trình lịch sử xã hội đối với sự phát triển dân tộc Việt Nam. Vì vậy yêu
cầu tất yếu là phụ nữ phải có được những quyền lợi chính đáng thậm chí bình đẳng
như quyền lợi của nam giới.
- Quyền người phụ nữ dưới góc độ tư tưởng triết học Trung Hoa
Từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, các thế lực phong kiến đã “Nho
giáo hóa” các luân lý, chuẩn mực đạo đức ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội.
Đạo Nho đề cao quyền lực gia đình gia trưởng, quyền lực người đàn ơng. Người
phụ nữ ở một địa vị thấp kém trong gia đình, ln phải tn thủ các đạo lý “tam
tịng, tứ đức”. Tuy nhiên ở phạm vi nhất định, Nho giáo cũng chứa đựng những tư

tưởng tiến bộ tôn trọng người phụ nữ. Trong Kinh Lễ đã đề cập rất rõ: “Thực hành
cái đại đạo, thì thiên hạ là chung cả…người ta khơng riêng thân cha mẹ mình,
khơng riêng u con mình, khiến kẻ già có chỗ ni nấng trọn đời,…thương kẻ góa
chồng, người tàn tật có chỗ ni, con trai có chức phận, con gái có chồng tử tế”13.
Khổng Tử cũng từng nói rằng: “Trong nhà mà anh em, vợ chồng, con cái đều hòa
thuận, đấng làm cha mẹ rất vui lòng”14. Mạnh Tử còn nhấn mạnh hơn đến người
12

Dẫn theo Lê Thị Nhâm Tuyết, Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2010, Tr .17.
13
Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Văn học, 2003, Tr. 155.
14
Đồn Trung Cịn, Tứ thư, Nxb Thuận Hóa, 2006, Tr. 61.

18


phụ nữ và cho rằng: “phụ nữ không chồng là góa, chồng chết gọi là quả, khơng có
con gọi là độc là những hạng người khổ nhất trong thiên hạ, không biết nhờ cậy
cùng ai”15.
Nho giáo quan niệm rằng chữ hiếu là một phạm trù đặc biệt quan trọng
của đạo làm người, đạo tề gia và là gốc của đạo trị quốc. Người có hiếu đạo phải
hết lịng phụng kính, yêu thương cha mẹ. Đức Khổng Tử từng nói: “Quân tử đốc
ư thân, tắc dân hưng y nhân; cố cựu bất di, tắt dân bất thâu” có nghĩa là người
quân tử hậu với cha mẹ, thì dân hưng khởi làm điều nhân; khơng bỏ sót những
người cố cựu, thì dân khơng có bạc tục16. Như vậy thơng qua sự kính cẩn, hiếu đễ
của con cái đối với cha mẹ, ta hiểu rằng ít nhiều người phụ nữ đã được tơn trọng.
Con cái ln phải tỏ lịng hiếu thuận, tơn kính mẹ như đối với cha mình, khơng
được có sự phân biệt. Cụm từ cha – mẹ luôn được ghi nhận song hành trong các

văn bản thể hiện rất rõ vị thế người mẹ cân đối so với người cha trong gia đình.
Có thể nói, dù cịn hạn chế nhưng đây là những biểu hiện tiến bộ của tư
tưởng Nho giáo khi nhìn nhận về vai trị của người phụ nữ cũng như vị trí của
người phụ nữ trong mối tương quan với các nhóm thành viên khác trong gia đình.
Với ông vua được mệnh danh là “hủ Nho” nên vua Lê Thánh Tơng đã tiếp thu và
thể chế hóa vai trị, vị trí của người phụ nữ thành các quy phạm “quyền” của phụ
nữ trong pháp luật, tạo điều kiện cho người phụ nữ có thể sánh ngang với người
đàn ông trong các mối quan hệ ở gia đình cũng như ngoài xã hội.
- Truyền thống dân tộc và ý thức tôn trọng phụ nữ
Từ thời kỳ mẫu quyền, trải qua hàng nghìn năm, vai trị của người phụ nữ
Việt Nam được thể hiện rất đặc biệt. Đó là vai trò thực tế của người chủ, người trụ
cột trong gia đình, mặc dù trên danh nghĩa đấy là vai trị của người đàn ơng. Về
mặt kinh tế, tài chính phụ nữ là người quản lý, quán xuyến việc chi tiêu trong gia
đình, nắm giữ “tay hịm chìa khóa”. Dân gian có câu: “Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh
ơng khơng bằng cồng bà” hoặc “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu

15
16

Nguyễn Hiến Lê, Mạnh Tử, Nxb Văn Hóa, 1996, Tr. 136.
Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Văn học, 2003, Tr. 109.

19


lịng” là vậy. Người phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trị quyết định
trong việc giáo dục con cái: “Phúc đức tại mẫu”. Với bản lĩnh, ý chí tự lập, tự
chủ, người phụ nữ quyết định tất thảy mọi việc, làm thay nhiệm vụ của chồng:
“Sinh gái thì em gả chồng, sinh trai cưới vợ mặc lịng thiếp lo”.
Khi tư tưởng coi thường phụ nữ từ Trung Hoa truyền vào, đặc biệt là khi

nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo, người dân đã phản ứng rất mạnh mẽ; cụ thể
bằng việc người dân đề cao “Bà chúa Liễu”. Cùng với đó, nhân dân đã sáng tác ra
những câu ca dao đả kích tư tưởng xem thường phụ nữ:
“Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
Về mặt tín ngưỡng, phụ nữ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đó là việc
thờ phụng các Bà, các Mẫu. Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam
điển hình. Trước hết là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản
các hiện tượng tự nhiên thiết thân với cuộc sống của người dân trồng lúa nước.
Ngoài ra, người dân còn thờ các Bà cai quản các hiện tượng tự nhiên khác như các
Bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp.
Có thể thấy, người phụ nữ Việt Nam đã giữ vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế, xã hội và gia đình. Với tư cách là tế bào xã hội, họ đã hoàn thành tốt
các chức năng: sinh sản, văn hóa, giáo dục, kinh tế. Vì vậy, người phụ nữ xứng
đáng được tôn vinh.
1.3. Những quyền cơ bản của ngƣời phụ nữ trong đời sống xã hội
1.3.1. Các quyền về nhân thân
Như đã trình bày, phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu thiệt thòi rất nhiều,
bị “tê liệt” trong mọi hoạt động của gia đình, xã hội; do vậy thật cần thiết phải đảm
bảo được các quyền căn bản của người phụ nữ. Tuy nhiên, pháp luật của nhà nước
phong kiến trước đó rất ít đề cập đến vấn đề này; cho đến khi nhà Lê lên nắm
quyền, quyền lợi phụ nữ mới được quan tâm thoả đáng hơn. Điều này được minh
20


chứng qua bộ Quốc Triều hình luật được ban hành dưới thời Lê Thánh Tơng có
những quy định ưu việt đối với người phụ nữ.
- Quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự nhân phẩm: Bộ Luật Hồng Đức

có những quy định rất tiến bộ bảo vệ được tính mạng cũng như danh dự nhân
phẩm của người phụ nữ. Chẳng hạn về tội hiếp dâm được quy định tại điều 403:
“Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ…nếu làm người đàn bà
bị chết thì điền sản người phạm tội phải trả cho người bị chết”, hoặc về tội hiếp
dâm trẻ em quy định tại điều 404: “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở
xuống, dù người con gái thuận tình cũng xử tội như hiếp dâm”. Điều 313 xử về tội
mua bán phụ nữ: “Con gái…tự bán mình mà khơng có ai bảo lĩnh thì người
mua…xử tội xuy, trượng như luật…”. Điều 466 quy định về tội làm nhục người
khác. Trong trượng hình hoặc thi hành một số hình phạt đối với nữ giới, pháp luật
cũng dành cho một số ưu đãi; theo điều 1 thì khi phạm tội đồ hoặc lưu, phạm nhân
nam bao giờ cũng bị đánh bằng trượng, còn nữ thì chỉ phải chịu bằng roi. Nhìn
chung, dù trực tiếp hay gián tiếp pháp luật triều Lê đã bảo vệ được quyền lợi của
người phụ nữ trước những hành vi phạm tội của kẻ khác.
- Quyền được làm dân tự do: Đối tượng của quyền này là nô tỳ trong xã
hội. Nước ta cũng như các nước phong kiến khác, chế độ nô tỳ luôn tồn tại. Nguồn
nô tỳ là những người phạm tội, hoặc vợ con của những kẻ phản nghịch, những kẻ
tội nhân. Địa vị của nô tỳ rất thấp kém, không được ngang hàng với lương dân; tất
cả hoạt động cũng như sinh mạng của họ đều do chủ nhân định đoạt. Do vậy, gần
như họ khơng có bất cứ một cơ hội sống sót nào nếu lỡ khơng may chống trả lại
chủ nhà và hình phạt dành cho họ cực kỳ nặng nề. Điều 480 Quốc Triều hình luật
quy định: “Nơ tỳ đánh chủ nhà thì xử tội giảo; đánh què, bị thương thì phải tội
chém; ngộ sát thì phải lưu đi châu xa, lỡ làm bị thương thì lưu đi châu ngồi;…”.
Trong khi đó, chủ nhà đánh nơ tỳ thì mức phạt nhẹ hơn rất nhiều. Điều 490 Quốc
Triều hình luật quy định: “Nơ tỳ có tội chủ khơng thưa quan chức trách mà đánh
chết, thì xử biếm ba tư; khơng có tội mà đánh chết thì xử tội đồ,..”. Như vậy, ta
thấy rằng trong xã hội phong kiến tập quyền người phụ nữ bình dân đã phải chịu
21


nhiều khó khăn trong đời sống vật chất lẫn tinh thần huống chi là nô tỳ - tầng lớp

tận cùng của xã hội. Sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tất tùy thuộc vào
tâm lý của chủ nhân họ mà thơi. Vì vậy, quyền được tư do, được giải phóng đối
với họ là rất cần thiết.
Khơng khác gì với pháp luật của những nhà nước phong kiến trước đó, Bộ
Luật Hồng Đức vẫn có sự phân biệt về mức độ hình phạt giữa đẳng cấp quan lại và
nô tỳ. Đây là điều tất yếu ở nhà nước phong kiến nhằm bảo vệ đẳng cấp cầm
quyền; nhưng nhìn dưới một góc độ khác Bộ Luật Hồng Đức đã có được những
điểm tiến bộ. Đó là vẫn có những hình phạt nhất định trong việc đối xử với nơ tỳ
của giai cấp cầm quyền “…đánh người cầm cố…từ bị thương què trở lên, thì kém
tội người thường ba bậc; nếu vì bị thương mà đến chết, thì xử tội đồ làm chủng
điền binh;…”(điều 490). Hoặc điều 291 xử về tội bắt ép nô tỳ làm tôi tớ khi đã có
giấy phép cho về làm lương dân nếu người nào vi phạm thì phạt 50 roi, biếm một
tư. Như vậy, pháp luật nhà Lê đã tạo được những cơ sở pháp lý nhất định nhằm
hạn chế được tình trạng nơ tỳ hóa trong xã hội, làm cho tính chất của nô tỳ thay
đổi, địa vị của họ cũng cải thiện rất nhiều.
- Quyền được ly hôn, hồi hôn chồng: Quyền ly dị là điều tuyệt đối bị cấm
trong nhà nước phong kiến tập quyền; bởi tư tưởng phụ nữ suốt đời phải phụ thuộc
vào người đàn ông. Tuy nhiên, pháp luật nhà Lê lại cho phép người phụ nữ được
quyền này. Điều 322 Bộ Luật Hồng Đức quy định: “Con gái hứa gả chồng mà
chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì
cho phép người con gái kêu quan mà trả đồ lễ…”. Điều này nhằm cho phép người
con gái tự giải phóng khỏi cuộc sống hơn nhân khi thấy rằng sẽ khơng hạnh phúc
với người chồng mà mình sắp cưới. Hoặc điều 308 quy định: “Phàm chồng bỏ
lửng vợ năm tháng khơng đi lại thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn một
năm…nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”. Điều
này được quy định như vậy nhằm để đấu tranh xây dựng quan hệ hôn nhân bền
vững và bảo vệ quyền tự do của phụ nữ trong hôn nhân. Điều 338 và điều 320 của
bộ luật cũng thể hiện rõ mục đích này.
22



×