Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án Bai Viet So 4 - Thuyet minh HIV/khoi 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.9 KB, 4 trang )

Thế giới loài người chúng ta ngày càng phát triển không chỉ về khoa học kỹ thuật mà còn về
mặt y học, song dù vậy nhưng con người vẫn còn phải đối đầu với một số thử thách và trong số đó
thì lại có bệnh HIV/AIDS .HIV/AIDS được phát hiện cách đây hơn 25 năm và ảnh hưởng xã hội của
căn bệnh này đã mang tính toàn cầu và nghiêm trọng hơn tất cả các bệnh truyền nhiễm mà loài
người đã từng trải như thương hàn, cúm hay dich hạch. HIV/AIDS đã và đang là vấn nạn của nhiều
quốc gia trên thế giới. Không có nước nào có thể nói là mình an toàn. Hiện nay chưa có phương pháp
chữa khỏi bệnh, không có tiêm chủng phòng ngừa và chưa thấy điểm dừng của đại dịch.Tính tới năm
2005 trên toàn thế giới có 42 triệu người nhiễm virus HIV. Con số mới nhiễm trong năm 2004 là 4,9
triệu người. Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện cách đây hơn 25 năm đã có trên 60 triệu
người nhiễm. Người ta ước tính cứ mỗi ngày có thêm 14.000 ca nhiễm mới, trong đó có 95% ở các
nước nghèo và trung bình, khoảng 2000 trẻ dưới 15 tuổi, khoảng 12 000 trong độ tuổi lao động sản
xuất từ 15 đến 49 tuổi, trong đó 50% là phụ nữ.Phần lớn người nhiễm mới là thanh niên, và trong số
họ, hầu hết không biết gì về tình trạng nhiễm HIV của mình. Đó chính là chính là một trong những
nguy cơ tiềm ẩn của sự lây lan căn bệnh này.Người ta tiên đoán trong thập kỷ này đại dich HIV/AIDS
có thể xảy ra trầm trọng ở 53 nước và khoảng 46 triệu người sẽ chết vì HIV/AIDS.Còn việt nam
chúng ta thì vấn nạn nhiễm HIV/AIDS với trẻ đường phố rất cao.Theo phỏng vấn Bác sĩ Trương Trọng
Hoàng, phó giám đốc Trung tâm Truyền thông & giáo dục sức khỏe TPHCM, cho biết nguy cơ nhiễm
HIV/AIDS của trẻ đường phố tại TP.HCM rất cao. Theo kết quả một cuộc khảo sát do trung tâm thực
hiện, trẻ đường phố không chỉ thiếu kiến thức và hiểu biết sai về HIV/AIDS mà còn có quá nhiều
hành vi nguy cơ như sử dụng chung bơm kim tiêm (đối với người nghiện ma túy) hoặc quan hệ tình
dục không an toàn. Thái độ kỳ thị, xua đuổi trẻ đường phố, môi trường sống phức tạp và thiếu các
yếu tố bảo vệ khiến trẻ đường phố dễ lây nhiễm HIV/AIDS. Cũng tại buổi hội thảo “Trẻ đường phố:
dân số ẩn trong đại dịch HIV/AIDS” do trung tâm tổ chức vào sáng 28-6, đại diện các cơ sở xã hội và
giáo dục viên đường phố đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và nêu lên những khó khăn, bức xúc về cơ
chế, chính sách, nhân lực, phương pháp... bảo vệ trẻ đường phố.Mặt khác tình hình lây nhiễm vi rút
HIV tại Việt Nam theo thống kê, cho đến thời điểm này Việt Nam đã phát hiện trên 80.000 ca nhiễm
HVI/AIDS, nhưng ước tính số nhiễm thực tế có thể lên tới 200.000 người. Các số liệu dịch tễ gần đây
cũng cho thấy HIV đang chuyển sang cấp độ phổ biến hơn. Hiện 64 tỉnh thành trong cả nước đều đã
phát hiện có các trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong khuôn khổ Chiến lược Phòng chống AIDS Quốc
gia, Chính phủ đã đặt mục tiêu cung cấp thuốc điều trị HIV/AIDS cho 70% bệnh nhân HIV và thông
qua sáng kiến “Sáng kiến 3x5” của Tổ chức Y tế Thế giới và UNAIDS, có kế hoạch cung cấp thuốc


cho 15.000 người bị nhiễm cho đến năm 2005. Để đạt được chỉ tiêu này, Chính phủ đang nhanh
chóng tìm cách giảm giá thuốc kháng virus. Nhưng trở ngại lớn nhất trong quá trình này là các vấn
đề pháp lý về sở hữu trí tuệ và bảo hộ độc quyền sáng chế. Dược biết hiện nay ở Việt Nam, tất cả 22
thuốc kháng virus HIV đều thuộc dạng sáng chế được bảo hộ độc quyền hoặc đã có đơn xin cấp bằng
độc quyền sáng chế. Vì quyền sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết yếu này của các công ty bị
giới hạn nên thuốc kháng HIV có giá rất cao, làm người tiêu dùng không thể tiếp cận được. Hiện có 9
loại thuốc kháng virus HIV được đăng ký ở Việt Nam. Đa số ở dạng thuốc có nhãn hiệu của công ty
chủ sáng chế và đều là thuốc nhập khẩu. Tuy nhiên, các thuốc này không phải lúc nào cũng sẵn có.
Ngoài ra, có 4 nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất thuốc kháng virus HIV trong
nước. Tuy nhiên, mới chỉ có một công ty là STADA Vietnam JV Ltd là đang sản xuất và hiện có 2 sản
phẩm thuốc kháng virus trên thị trường. Giá 2 loại thuốc sản xuất trong nước này thấp hơn rất nhiều
so với các thuốc nhập khẩu có trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên vẫn cao hơn 5-7 lần so với giá
trên thị trường quốc tế.Vậy nhà nước có chính sách gì để cải thiện tình hình ?:Kế hoạch tổ chức
tháng chiến dịch truyền thông phòng chống AIDS đợt I năm 2006 (từ ngày 25/5 - 25/6/2006)Hưởng
ứng ngày Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh phòng chống nhiễm virut gây ra hội chứng
suy gim miễn dịch mắc phi ở người HIV/AIDS ( 31/5/1995). Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và
phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã phát động trong cả nước triển khai Tháng chiến dịch truyền
thông phòng chống AIDS đợt I năm 2006. Đợt cao điểm của chiến dịch diễn ra trong thời gian từ
25/5/2006 đến 25/6/2005.I. Mục tiêu- Nâng cao nhận thức và tác động đến việc thay đổi hành vi
trong các tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.- Huy động sự tham gia của toàn xã
hội trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.II. Nội dung tuyên truyền1. Phổ biến rộng rãi chủ đề
của Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2005-2006 và chiến dịch truyền thông.2. Thông tin trong
địa phưng, đn vị về tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong
phạm vi qun lý của địa phưng, đn vị.3. Tuyên truyền sâu rộng kiến thức và biện pháp tự phòng tránh
lây nhiễm HIV/AIDS. 4. Làm rõ quyền và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với gia đình và
xã hội cũng như quyền và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS góp
phần làm gim sự kỳ thị và phân biệt đối xử.5. Nêu cao vai trò của các cấp ban ngành đoàn thể, tổ
chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, nhóm cộng
đồng trong việc tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong công tác chăm sóc, hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS. .2. Nhân ngày Thế giới phòng, chống AIDS hàng năm, Chưng trình phối hợp

của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đều phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống
AIDS trên phạm vi toàn thế giới, với các chủ đề được lựa chọn phù hợp với trọng tâm của cuộc chiến
này trong năm đó và trong năm tiếp theo.Các chủ đề chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu từ năm
1998 đến nay là:- 1998: Động lực thay đổi - Chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu cho thanh thiếu
niên.- 1999: Hãy lắng nghe, học hỏi và sống an toàn hạnh phúc- 2000: Nam giới làm thay đổi đại
dịch- 2001: Tôi quan tâm phòng, chống AIDS, còn bạn?- 2002: Hãy sống và cùng chung sống- 2003:
Vượt qua rào cn của sự xa lánh và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.- 2004: Phụ nữ, trẻ em
gái và HIV/AIDS- 2005: Giữ vững cam kết: Quyết tâm ngăn chặn AIDSCác chính sách và biện pháp
can thiệp có liên quanTư liệu dịch: Các vấn đề toàn cầuLỚN LÊN KHỎE MẠNHTạp chí điện tử của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2005BẢO VỆ THẾ HỆ TRẺ TRƯỚC ĐẠI DỊCH AIDS Ở CÁC NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂNConstance A. CarrinoTrong tương lai, thế hệ trẻ ở các nước đang phát triển sẽ đóng vai
trò vô cùng quan trọng, do đó Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (AUSAID) sẽ cố gắng giúp họ giải
quyết những thách thức đang đặt ra phía trước. Một quan chức AUSAID đề cập tới những ưu tiên đối
với thanh niên và phòng chống AIDS trong Kế hoạch Cứu trợ AIDS Khẩn cấp của Tổng thống. Với con
số 1,7 tỷ, thanh niên hiện nay [1] là lực lượng đông chưa từng thấy đang bước sang độ tuổi trưởng
thành. Chiếm 30% dân số ở các nước đang phát triển, giới trẻ hiện nay cũng trở thành những thách
thức về kinh tế, chính trị và xã hội và có ảnh hưởng quan trọng đối với sự ổn định và phát triển lâu
dài. Những giá trị, thái độ và kỹ năng của thanh niên, cùng với những lựa chọn của họ, sẽ tác động
tới con đường phát triển của những gì đang diễn ra hiện nay và diện mạo của thế giới trong tương
lai. Thanh niên đang bước vào độ trưởng thành trong cuộc đời của họ. Khi có cơ hội được tham gia,
họ sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy dân chủ, nâng cao mức thu nhập, giúp đỡ cộng
đồng phát triển và hạn chế đại dịch AIDS. Tại Uganda và Zambia, lực lượng thanh thiếu niên đã trở
thành nhân tố quyết định trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV nhờ những hành động có trách nhiệm
hơn của họ. Những người không có cơ hội được học hành và tiến bộ sẽ dễ lâm vào con đường tội lỗi
và dễ bị lôi kéo hơn vào các cuộc xung đột vũ trang và chủ nghĩa khủng bố. Điều đó sẽ phương hại
tới ổn định xã hội. Những thanh niên bị cô lập cũng dễ có hành vi liều lĩnh hơn, do đó có thể dẫn tới
việc có thai ngoài ý muốn, nghiện hút và lây nhiễm HIV. Nếu thanh niên thiếu những kỹ năng, cơ hội
và sự trợ giúp để trở thành những công dân có ích thì khả năng đóng góp cho xã hội của họ sẽ bị hạn
chế. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ trở thành gánh nặng lâu dài đối với những nguồn lực của nhà nước và
tư nhân do tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi phí phúc lợi xã hội và y tế cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh

tế giảm đi. Đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế, một thiệt hại vô hình sẽ là khả năng của bộ
máy lãnh đạo sẽ bị giảm đi. Là cơ quan phát triển đa ngành, USAID giải quyết những thách thức đặt
ra với thanh niên trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên
đã tăng lên. Ở nhiều quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, có tới một phần
ba cho tới một nửa số người từ 15 đến 24 tuổi bị thất nghiệp. Bạo lực chính trị, tình trạng bất ổn
định trong xã hội và nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng đã làm đảo lộn cấu trúc của gia đình
và xã hội. Hệ quả là đã có hàng triệu thanh niên bị bỏ rơi, mồ côi hoặc bị cưỡng bức đi lính. Trước
tình hình đó, USAID đang cố gắng đảm bảo nội dung đào tạo kỹ năng cho thanh niên gần gũi hơn với
cuộc sống thường ngày của họ và trang bị cho họ cách thức kiếm sống. Ở các nước cộng hòa Trung
Á, USAID đang ưu tiên hướng tới thanh niên nhằm thúc đẩy những giá trị dân chủ và chuẩn bị lực
lượng đổi mới kinh tế và chính trị. Những vấn đề về sức khỏe và lối sống cũng thu hút sự chú ý của
chúng tôi. Trên phạm vi toàn cầu, USAID cam kết giúp đỡ các nước đang phát triển trang bị cho thế
hệ trẻ kiến thức, kỹ năng, sự trợ giúp và những dịch vụ cần thiết để bảo vệ họ trước đại dịch
HIV/AIDS. Thanh niên và căn bệnh AIDS HIV/AIDS hiện là một hiểm họa to lớn đối với giới trẻ.
Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác
động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì bệnh AIDS. Tuy nhiên, thanh
niên cũng chính là lực lượng có thể đẩy lùi tỷ lệ lây nhiễm HIV, nhất là khi họ được tiếp cận các
chương trình phòng chống có hiệu quả trước khi phạm phải những hành động liều lĩnh. Kế hoạch Cứu
trợ AIDS Khẩn cấp của Tổng thống kéo dài năm năm với trị giá 15 tỷ đô-la và đã được công bố năm
2003 nhằm tăng cường những cam kết của Hoa Kỳ đối với phòng chống HIV. Mục đích của kế hoạch
là ngăn chặn bảy triệu trường hợp lây nhiễm mới, trong đó dành ưu tiên đặc biệt đối với thanh niên
thông qua những mô hình can thiệp nhằm thay đổi hành vi và tiết dục. 20% ngân sách từ Kế hoạch
Khẩn cấp của Tổng thống sẽ được dành cho ngăn chặn lây nhiễm, và một phần ba ngân quỹ sẽ dành
cho các chương trình khuyến khích không quan hệ tình dục trước hôn nhân. USAID đang tăng cường
hỗ trợ cho các hoạt động thể hiện sự ưu tiên đó. Môi trường sống có ảnh hưởng sâu sắc tới hành vi
của giới trẻ. USAID sẽ thúc đẩy các nhân tố tích cực trong xã hội giúp thanh niên có những lựa chọn
lành mạnh trong cuộc sống. Đặc biệt, mối quan hệ gần gũi với bố mẹ và những người trưởng thành
khác cùng với việc đến trường và sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ là nền tảng cho hành vi tích cực trong
giới trẻ. Trái lại, những thanh niên có cuộc sống gia đình bất ổn định, hành động liều lĩnh và là tấm
gương xấu cho bè bạn sẽ dễ có quan hệ tình dục sớm và không an toàn. Thanh niên lang thang, bị

ruồng bỏ và mồ côi có nguy cơ cao nhất. Có thể họ cũng không nhận thấy những hiểm họa đang đe
dọa chính họ vì thiếu hiểu biết về HIV. Phụ nữ trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Nhiều nơi ở
châu Phi, những thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi bị lây nhiễm HIV cao gấp sáu lần nam giới cùng độ tuổi.
Tình trạng nghèo đói, khả năng dễ bị cưỡng bức và lạm dụng tình dục cùng với quan hệ với những
nam giới lớn tuổi và dày dạn kinh nghiệm tình dục hơn cũng là nguy cơ đối với các bé gái. Kinh tế
cũng là nhân tố buộc các bé gái phải bán dâm. USAID sẽ giúp các cộng đồng phát hiện và ngăn chặn
những hành vi khiến các thiếu nữ - và giới trẻ nói chung - dễ bị lây nhiễm HIV trong xã hội. Thay đổi
hành vi Thay đổi hành vi là yếu tố cốt lõi trong cuộc chiến ngăn chặn HIV. Hơn 70% tỷ lệ tử vong ở
thanh thiếu niên xuất phát từ những hành vi bắt đầu từ tuổi vị thành niên như hút thuốc và quan hệ
tình dục không an toàn. USAID sẽ áp dụng mô hình “ABC” vốn đã nổi tiếng thành công tại Uganda.
“A” là viết tắt của Abstinence (Tiết dục), “B” là Being Faithful (Chung thủy) và “C” là Correct và
Consistent Condom Use (Luôn sử dụng và sử dụng đúng cách bao cao su). Phương pháp tiếp cận
ABC cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhóm dân số của từng nước. Cụ thể
đối với thanh niên, USAID đặc biệt coi trọng hành vi tiết dục và lòng chung thuỷ. USAID sẽ giúp giáo
dục về HIV trên cơ sở đào tạo các kỹ năng để trang bị cho giới trẻ kiến thức cơ bản về HIV, giúp họ
xác định được những nguy cơ với bản thân, nâng cao lòng tự trọng, tăng cường kỹ năng giao tiếp và
ra quyết định cần thiết để có được những lựa chọn lành mạnh trong cuộc sống. Ở nhiều nước bị tác
động nghiêm trọng nhất từ đại dịch HIV/AIDS, quan hệ tình dục trước hôn nhân thường diễn ra rất
sớm. Các cuộc điều tra cho thấy trung bình trên 40% phụ nữ ở khu vực châu Phi cận Sahara có quan
hệ trước hôn nhân trước 20 tuổi. Đối với nam thanh niên, quan hệ tình dục trước hôn nhân thậm chí
còn phổ biến hơn. Hơn nữa, một số ít thanh niên còn có quan hệ tình dục lần đầu tiên trước lúc tròn
15 tuổi. Do vậy, các chương trình khuyến khích không quan hệ tình dục trước hôn nhân có ý nghĩa
rất quan trọng với thanh niên bởi lẽ một nửa trong tổng số trường hợp mới lây nhiễm diễn ra ở nhóm
người từ 15 đến 24 tuổi. Tạm hoãn quan hệ tình dục thêm chỉ một năm cũng có tác động sâu sắc tới
sức khỏe và hạnh phúc của thanh thiếu niên cũng như sự lan tràn của đại dịch HIV/AIDS. Trong năm
2004, USAIDS đã dành 117 triệu đô-la cho các chương trình thay đổi hành vi và tiết dục trong khuôn
khổ các thỏa thuận mới với 14 trong tổng số 15 quốc gia ưu tiên trong Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng
thống. Đã có 13 tổ chức nhận được tài trợ trong thời gian năm năm thông qua quá trình tuyển chọn
mang tính cạnh tranh. Một đối tác mới về sẽ phối hợp với hơn 1,5 triệu thanh niên ở Haiti, Kenya,
Mozambique và Rwanda, với các bậc phụ huynh, nhà thờ, trường học và các đối tác khác tại địa

phương để trợ giúp thanh niên lựa chọn tiết dục là biện pháp tốt nhất để phòng chống HIV. Một đối
tác khác sẽ phối hợp với các chi nhánh của Hội Chữ Thập đỏ và mạng lưới tình nguyện viên tại
Guyana, Haiti và Tanzania trợ giúp hơn 760.000 thanh niên thông qua các chương trình giáo dục
mang tính tương tác đồng đẳng. Các hoạt động ca múa nhạc, thể thao và kịch cũng sẽ giúp tập hợp
cộng đồng, khuyến khích hành vi lành mạnh. Cách thức quản lý phi tập trung cũng giúp cũng cho
phép USAID đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, do đó đã tạo
ra tiếng nói chung trong phòng chống HIV/AIDS tại địa phương. Các chương trình quảng bá trên
phương tiện thông tin đại chúng bao gồm việc sử dụng băng hình, hòa nhạc, phát thanh và truyền
hình đầy sáng tạo và có sức hấp dẫn với giới trẻ. Tại Tanzania, gần đây 35.000 thanh niên đã tổ chức
Tuần Thanh niên - một ngày hội để tham gia các cuộc thi thể thao, âm nhạc, kịch và viết văn. Hơn
1000 người tham gia (có 32 trường tiểu học tham gia, mỗi trường được chọn 40 người) mặc áo
phông có hàng chữ “Hãy học tập và làm việc, ĐỪNG QUAN HỆ TÌNH DỤC” hay “Một phút vui không
có ý nghĩa, HÃY CHỜ ĐỢI”. Nội dung giáo dục về tiết dục và chung thủy trong quan hệ tình dục được
lồng ghép trong các cuộc thi, các trò đố vui, hỏi-đáp và các hoạt động khác. Tại Jamaica, chương
trình truyền thông khuyến khích tiết dục trong thiếu niên và hành vi có trách nhiệm trong thanh niên
đã giảm đáng kể tỷ lệ mang thai ở độ tuổi vị thành niên. Giáo dục đồng đẳng cũng được xây dựng
trên cơ sở mạng lưới thanh niên hiện có nhằm tạo môi trường thoải mái cho thanh thiếu niên học hỏi
những điều tế nhị. Tại Kenya, USAID hỗ trợ Hiệp hội Hướng dẫn cho bé gái tăng cường nhận thức về
HIV trong hội viên thông qua các cuộc thi tìm hiểu về HIV và trao tặng huy hiệu liên quan tới việc
hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của HIV. Chương trình này là một diễn đàn cho các bé gái và
thiếu nữ thảo luận về vấn đề HIV và giúp nhau tránh những hành vi nguy hiểm. Nếu như phòng
chống HIV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với thanh niên thì các chương trình cũng cần cung cấp
liên tục các biện pháp chăm sóc và chữa trị HIV. Những thanh niên nhiễm HIV dương tính cần nhiều
sự trợ giúp, trong đó có trợ giúp tâm lý, ngăn chặn lây nhiễm từ mẹ sang con, giảm nhẹ nỗi đau và
liệu pháp chống kháng thuốc. USAID giúp mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp cho những
thanh niên thường xuyên có quan hệ tình dục, trong đó có giáo dục về việc sử dụng bao cao su liên
tục và đúng cách, chữa trị trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục và xét nghiệm HIV. Xét nghiệm
HIV rất quan trọng đối với thanh niên để giúp họ hiểu được tình trạng của bản thân và có hành vi an
toàn hơn. Tại Zimbabwe, USAID đã giúp 14 Trung tâm Khởi đầu mới (New Start Centers) cung cấp
các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV chất lượng cao. Những dịch vụ này được mở rộng tới các cá

nhân có nguy cơ nhiễm HIV, gồm các cặp vợ chồng trẻ và thanh thiếu niên. Đối với các bệnh nhân
nhiễm HIV dương và âm tính, New Start sẽ tư vấn để khuyến khích các hành vi ngăn chặn và giảm
thiểu rủi ro. Tương lai của chúng ta Thanh niên ngày nay là tài nguyên quý báu nhất của chúng ta,
do vậy sức khỏe của họ trên thế giới hiện nay và trong tương lai sẽ là hòn đá tảng cho quá trình phát
triển liên tục. Các quốc gia nghèo nhất và thường là những quốc gia kém ổn định chính trị nhất sẽ có
lực lượng thanh niên đông đảo nhất tới năm 2020. Do vậy USAID và các đối tác của mình phấn đấu
mở rộng các chương trình dành cho thanh niên sang lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo kỹ năng, dân
chủ, quản lý và các lĩnh vực khác. Đầu tư cho thế hệ trẻ sẽ giúp các nước đang phát triển đề cao lối
sống lành mạnh hơn, tăng trưởng kinh tế công bằng và một xã hội dân sự vững mạnh hơn. Đầu tư
cho thế hệ trẻ cũng sẽ mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ mai sau.Tiến sỹ
Constance A. Carrino là Giám đốc Văn phòng HIV/AIDS, Cục Y tế Toàn cầu thuộc C ơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ. Carrino có bằng tiến sỹ kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực th ương mại và tài chính
công, và đã được nhận Giải thưởng Arthur Fleming về thành tích điều hành xuất sắc trong Chính phủ
Hoa Kỳ. Không nhũng thế thanh niên là những người đang trong độ tuổi trẻ em chuyển sang người
lớn, tức là từ 10 đến 24 tuổi.Dịch tễ học Số liệu mới nhất do Bộ Y tế công bố :Tình hình nhiễm
HIV/AIDS trong toàn quốc từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 đến ngày 30 tháng 4 năm 2006 :Số trường
hợp nhiễm HIV báo cáo trong tháng : 1.265Số bệnh nhân AIDS báo cáo trong tháng : 340Số bệnh
nhân AIDS tử vong báo cáo trong tháng : 196Số trường hợp nhiễm HIV báo cáo trong năm: 3.442Số
bệnh nhân AIDS báo cáo trong năm : 880 Số bệnh nhân AIDS tử vong báo cáo trong năm : 503Tích
lũy số trường hợp nhiễm HIV trên toàn quốc : 107.553Tích lũy số bệnh nhân AIDS : 18.169Tích lũy
số bệnh nhân AIDS tử vong : 10.574Và tôi mong sau khi các bạn đọc được các thông tin chinh xác
sau khi tôi sưu tập và chỉnh đôi chút sau đây sẽ giúp cho các bạn trẻ hiện nay phần nào hiểu biết
hơn về căn bệnh thế kỉ này ,để ngăn chặn cho mọi người và chính mìnhvà nhiều nguồn khác.

×