Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quyền biểu tình của công dân và những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
‫־־־־־־־־־ * * *־־־־־־־־־־‬

NGUYỄN NGỌC LINH
MSSV: 3250094

QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CƠNG DÂN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2007 – 2011

GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Minh

TP.HCM – Năm 2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CƠNG DÂN .................................... 1
1.1.

Khái niệm Quyền biểu tình của cơng dân .................................................................................1

1.2.

Phân loại biểu tình...................................................................................................................11

1.2.1. Dựa vào hình thức của biểu tình ..........................................................................................11
1.2.2. Dựa vào lĩnh vực mà biểu tình tác động đến .......................................................................13


1.2.3. Dựa vào tính hợp pháp của biểu tình ...................................................................................13
1.3.

Ý nghĩa của biểu tình và quyền biểu tình của cơng dân .........................................................14

1.4.

Quyền biểu tình trong mối tƣơng quan với một số quyền ......................................................16

1.4.1. Quyền tự do ngôn luận ........................................................................................................16
1.4.2. Quyền đƣợc thông tin ..........................................................................................................17
1.4.3. Quyền tự do hội họp ............................................................................................................18
1.5.

Xu hƣớng chung của thế giới ..................................................................................................18

CHƢƠNG II: THỰC HIỆN QUYỀN BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC
TRẠNG .................................................................................................................................................. 20
2.1. Cơ sở pháp lý ...............................................................................................................................20
2.1.1. Quyền biểu tình của cơng dân qua các bản Hiếp pháp..........................................................20
2.1.2. Quyền biểu tình của công dân qua các văn bản luật và dƣới luật .........................................22
2.1.2.1. Tập trung đông ngƣời nơi công cộng .............................................................................24
2.1.2.2. Các hành vi bị nghiêm cấm ............................................................................................25
2.1.2.3. Các nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật nơi cơng cộng .28
2.1.2.4. Trình tự thủ tục của tập trung đông ngƣời nơi công cộng ..............................................28
2.1.2.4. Các trƣờng hợp không cho phép tiến hành tập trung đông ngƣời nơi cơng cộng ..........33
2.1.2.5. Tạm đình chỉ, đình chỉ, hoặc hủy bỏ việc cho phép hoạt động tập trung đông ngƣời nơi
công cộng ....................................................................................................................................34



2.1.2.6. Các biện pháp đảm bảo trật tự nơi công cộng ................................................................35
2.1.2.7. Xử lý vi phạm.................................................................................................................36
2.1.2.8. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, trách nhiệm của các cơ
quan liên quan .............................................................................................................................37
2.1.3. So sánh cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện của quyền biểu tình và một số quyền khác trong
nhóm quyền tự do dân chủ và quyền chính trị đƣợc quy định trong Hiến pháp .............................37
2.2. Thực tiễn các hoạt động liên quan đến biểu tình tại Việt Nam ....................................................40
2.2.1. Phản đối Mỹ tấn công Iraq 2003 ...........................................................................................40
2.2.1. Tây Nguyên năm 2004 ..........................................................................................................41
2.2.2. Phản đối Trung Quốc ............................................................................................................43
2.3. Sự cần thiết cho sự ra đời dự luật.................................................................................................46
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO CHO CÔNG DÂN
THỰC HIỆN QUYỀN BIỂU TÌNH ...................................................................................................... 49
3.1.

Pháp luật về quyền biểu tình của công dân ở một số nƣớc trên thế giới .................................49

3.1.1. Khái quát chung pháp luật về biểu tình trên thế giới ...........................................................49
3.1.2.1. Các cách đánh giá về biểu tình và quyền biểu tình ........................................................52
3.1.2.4. Đơn yêu cầu – xin phép – thông báo ..............................................................................57
3.1.2.5. Các trƣờng hợp cấm, hạn chế biểu tình..........................................................................60
3.1.2.6. Các trƣờng hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán cuộc biểu tình .....................................64
3.1.2.7. Trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan đảm bảo an ninh, trật tự cho cuộc biểu tình
.....................................................................................................................................................65
3.1.2.8. Xử lý vi phạm.................................................................................................................66
3.2.

Kết hợp với đặc trƣng về thể chế chính trị của Việt Nam. ......................................................68

3.3.


Xây dựng dự thảo Luật biểu tình ............................................................................................70

3.3.1. Các nguyên tắc khi xây dựng dự thảo luật biểu tình ..........................................................70
3.3.2. Nội dung định hƣớng cơ bản của dự thảo luật biểu tình .....................................................71
3.3.2.1. Quan điểm về khái niệm biểu tình và các khái niệm liên quan.....................................72
3.3.2.2. Phạm vi điều chỉnh........................................................................................................72


3.3.2.3. Chủ thể tham gia biểu tình, quyền và nghĩa vụ liên quan .............................................72
3.3.2.4. Trình tự cách thức, thủ tục của một cuộc biểu tình .......................................................74
3.3.2.6. Xử lý vi phạm đối với vi phạm liên quan đến biểu tình................................................76
3.3.2.7. Cơ quan có trách nhiệm đảm bảo trật tự cho cuộc biểu tình .........................................77
3.4. Sự cần thiết phải sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan trong việc kết hợp với dự luật về
biểu tình ..............................................................................................................................................77
3.4.1. Pháp luật hành chính ...........................................................................................................78
3.4.2. Pháp luật hình sự .................................................................................................................78
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền biểu tình là một quyền cơ bản của cơng dân khơng chỉ đƣợc Hiếp pháp Việt
Nam ghi nhận mà còn đƣợc Hiến pháp tiến bộ của nhiều quốc gia trên thế giới quy
định, không những vậy ở một số nƣớc quyền biểu tình của cơng dân cịn đƣợc ghi nhận
trên thực tế bởi các luật về diễu hành, luật về biểu tình hoặc luật về hành vi nơi cơng
cộng. Tuy nhiên quyền biểu tình của cơng dân ở Việt Nam trên thực tế vẫn chƣa đƣợc
thực hiện trên thực tế do các nguyên nhân từ lịch sử, chính trị và xã hội.
Đảm bảo thực hiện quyền thực hiện quyền biểu tình của công dân trên lý luận và

thực tiễn thực là một đòi hỏi cấp thiết trƣớc yêu cầu xây dựng một nhà nƣớc pháp
quyền trong tƣơng lai. Nghiên cứu quyền biểu tình của cơng dân, qua đó chứng minh
việc thực hiện quyền này trên cơ sở bộ luật cụ thể nhằm đảm bảo quyền biểu tình trên
thực tế là đảm bảo tinh thần thƣợng tôn pháp luật trên cơ sở pháp luật thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân.
Việc xây dựng một cơ chế pháp lý chặt chẽ và đầy đủ để thực hiện quyền biểu tình
cũng là một yêu cầu để xây dựng xã hội dân sự. Trƣớc xu thế đi lên của xã hội, ngày
càng coi con ngƣời là trung tâm phục vụ, những yêu cầu địi hỏi để mỗi cá nhân có thể
đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ nhất các giá trị về vật chất mà hơn thế là sự thỏa mãn
các đòi hỏi về tinh thần là một trong những nội dung quan trọng nhất của xã hội dân
sự, một trong những giá trị tinh thần cần đảm bảo đó là quyền lên tiếng của một tập thể
ngƣời có cùng quan điểm, đó là quyền biểu tình của cơng dân.
Xuất phát từ tơn chỉ hoạt động và cách thức vận hành của nhà nƣớc ta - nhà nƣớc
xã hội chủ nghĩa “của dân , do dân và vì dân” “ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”
việc ghi nhận quyền biểu tình chỉ trên Hiến pháp mà chƣa có cơ chế thực hiện trên thực
tiễn là chƣa đảm bảo đƣợc quyền lên tiếng của nhân dân những ngƣời chủ thực sự của
đất nƣớc, qua đó chƣa để cho họ thực hiện quyền của mình và chƣa thực sự vì dân.
Về mặt xã hội, nhu cầu đƣợc trình bày quan điểm là một nhu cầu hết sức bức thiết
của nhân dân, trong những năm gần đây nhu cầu đó lại càng nóng bỏng hơn bao giờ
hết, trƣớc những sự kiện của thế giới, những hoạt động của bộ máy nhà nƣớc hay các
vần đề của xã hội, nhu cầu lên tiếng là một điều hết sức tất yếu. Vì vậy, các cuộc “biểu
tình” trên thực tế vẫn xảy ra một cách tự phát, vô tổ chức, và đôi khi gây ảnh hƣởng
đến hoạt động bình thƣờng của xã hội. Một số lực lƣợng đối lập dựa trên yếu tố này


cơng kích chúng ta vi phạm nhân quyền, tạo ra hình ảnh khơng đẹp của chính phủ Việt
Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Chính vì những lý do nhƣ trên tác giả lựa chọn đề tài “Quyền biểu tình của công
dân, lý luận và thực tiễn” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhận thức từ nhu cầu của xã hội về yêu cầu phải có một cơ chế đảm bảo quyền
biểu tình của cơng dân trên thực tế, nhƣng để thực hiện đƣợc cơng việc khó khăn đó
phải xây dựng đƣợc một nền tảng lý luận đầy đủ và vững vàng. Việc nghiên cứu quyền
biểu tình của công dân mới chỉ trong giai đoạn bƣớc đầu có thể thể hiện qua 3 lĩnh vực
sau:
Thứ nhất, về các văn bản pháp luật hiện nay ngoại trừ điều 69 của Hiến pháp hiện
hành quy định về quyền biểu tình của cơng dân thì chƣa có văn bản nào quy định chi
tiết trực tiếp, cụ thể về vấn đề này.
Thứ hai về các bài báo, tạp chí nghiên cứu quyền biểu tình mới chỉ đƣợc đề cập một
cách chung chung trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân, quyền con ngƣời mà
chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên quyền và thực trạng pháp luật về quyền biểu tình của
cơng dân, ngồi ra cũng có một số bài báo nêu lên yêu cầu phải có luật về biểu tình,
nhƣng đó chỉ là ý kiến đóng góp đơn thuần.
Thứ ba về các cơng trình nghiên cứu: Do tính nhạy cảm của đề tài cũng nhƣ việc
chƣa nhận thức một cách nhìn đúng đắn về quyền này nên hiện nay mới chỉ có một
cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về vấn đề này là “quyền biểu tình của công
dân , lý luận và thực tiễn” của hai tác giả Kim Từ Nga và Võ Tấn Lộc năm 2010, cơng
trình đã đóng góp đƣợc những ý tƣởng ban đầu hết sức quan trọng trong quá trình xây
dựng nền tảng lý luận về quyền biểu tình của cơng dân ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Quyền biểu tình của cơng dân là một trong những quyền cơng dân cơ bản, mà đã là
quyền cơ bản thì phải là một trong những ƣu tiên hàng đầu để thực hiện, đi vào nghiên
cứu đề tài này tác giả mong muốn góp phần xây dựng một nền tảng lý luận vững chắc
cho việc thực hiện quyền biểu tình của cơng dân dựa trên việc xây dựng các khái niệm
về biểu tình và quyền biểu tình, phân tích các hình thức của biểu tình trên thực tế, phân


tích ngun nhân vì sao chƣa thể thực hiện đƣợc quyền này, cũng nhƣ vì sao việc xây
dựng cơ chế thực hiện quyền biểu tình là một điều cần thiết. Đƣa ra một cái nhìn khái
quát về pháp luật và xã hội ở Việt nam cũng nhƣ trên thế giới, phân tích một số bộ luật

và đƣa ra định hƣớng xây dựng một cơ chế đảm bảo quyền phù hợp với Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi
nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ tính chất của việc nghiên cứu là nhằm xây dựng nền tảng lý luận về
quyền biểu tình cho công dân ở Việt Nam nên đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý
luận về biểu tình của một số nƣớc trên thế giới, một số luật về biểu tình của các nƣớc
và thực trạng biểu tình tại Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về
nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng về nhà nƣớc và pháp luật
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp nghiên cứu biện
chứng duy vật. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhƣ tổng hợp, phân tích, suy luận đặc biệt là phƣơng pháp so sánh trong qúa trình giải
quyết các vấn đề đặt ra.
4.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ nội dung đề tài rất rộng, do sự hạn chế về thời gian cũng nhƣ trình độ vì
vậy đối với đề tài này tác giả tập trung vào việc nghiên cứu lý luận về quyền biểu tình
của cơng dân trên tinh thần xây dựng khái niệm về biểu tình và các vấn đề liên quan,
phân tích thực trạng định hƣớng xây dựng dự luật về biểu tình thơng qua việc nghiên
cứu một số chế định luật hiện hành gần gũi và một số luật về biểu tình trên thế giới nhƣ
luật về các hoạt động diễu hành nơi công cộng của Hàn quốc, luật biểu tình của Trung
Quốc, luật biểu tình của Campuchia. Luận văn vì vậy, chỉ dừng lại ở việc đƣa ra một số
định hƣớng ban đầu tạo điều kiện cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thêm.
5. Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm 3 chƣơng
Chƣơng I bao gồm các vấn đề lý luận liên quan đến biểu tình và quyền biểu tình
của cơng dân nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và xu hƣớng



Chƣơng II nghiên cứu, đánh giá các vấn đề thực tiễn quyền biểu tình tại Việt Nam
trên cơ sở khái niệm đã đƣợc đƣa ra, phân tích các quy phạm pháp luật liên quan nhằm
rút ra từ nguyên nhân nào quyền biểu tình của cơng dân vẫn chƣa đƣợc thực hiện trên
thực tế và sự cần thiết phải cho ra đời một bộ luật
Chƣơng III phân tích một số bộ luật trên thế giới quy định về biểu tình đối chiếu so
sánh với tình hình kinh tế, xã hội cũng nhƣ thể chế chính trị của Việt Nam qua đó xây
dựng các nguyên tắc cũng nhƣ định hƣớng nội dung cho dự luật trong thời gian tới.


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CƠNG DÂN
1.1. Khái niệm Quyền biểu tình của cơng dân
Quyền biểu tình là một thuật ngữ pháp lý đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành,
tuy nhiên để đi tìm một khái niệm về quyền biểu tình trƣớc hết chúng ta phải tìm hiểu
nội dung trong bản thân câu chữ. Đúng nhƣ nhiều tác giả đã phân tích về bất cứ khái
niệm liên quan đến một quyền nào đó trong hệ thống quyền con ngƣời, quyền công dân
là phân tích khái niệm quyền và khái niệm chuyên ngành để từ đó có thể đúc kết ra một
khái niệm mang đầy đủ ý nghĩa nhất của khái niệm đó. Quyền biểu tình bao gồm quyền
và biểu tình, về phần quyền xin đƣợc phân tích ở phần sau, ở phần đầu tác giả sẽ đi sâu
vào vế thứ hai của khái niệm - Biểu tình.
Trƣớc hết cần phải khẳng định rằng quyền biểu tình là quyền cơ bản của cơng dân
khi tổ chức, tham gia hoặc thực hiện một cuộc biểu tình nào đó. Để hiểu một cách rõ
ràng hơn về khái niệm quyền biểu tình, tác giả sẽ phân tích khái niệm biểu tình nhƣ
một phần quan trọng của đề tài nhằm định hƣớng cho các phần tiếp theo. Biểu tình trên
thế giới là một hoạt động rất lâu đời. Nơm na ta hiểu đó là sự phản kháng của một tập
thể ngƣời về một hoặc nhiều vấn đề, tuy vậy biểu tình ở mỗi nƣớc, mỗi thời điểm lại có
những thuật ngữ khác nhau với những cách hiểu khác nhau về biểu tình.
Theo Từ điển Luật học Nxb từ điển bách khoa nhóm tác giả định nghĩa về biểu tình
“…biểu tình là hình thức đấu tranh bằng cách tụ họp đơng đảo để bày tỏ ý chí nguyện
vọng và biểu dƣơng lực lƣợng chung của một tập thể1”. Theo bách khoa tồn thƣ Bắc
Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình “là hành động bất bạo lực của một nhóm

ngƣời, nhằm mục đích đƣa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một
vấn đề nào đó trong xã hội”. Theo các tác giả Kim Từ Nga và Võ Tấn Lộc thì ” Biểu
tình là sự tập hợp tự nguyện từ mƣời ngƣời trở lên, hành động mang tính phi bạo lực,
để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ cơng khai về một vấn đề nào đó trƣớc Nhà nƣớc,
tổ chức hoặc cá nhân nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã
hội”2. Mỗi khái niệm đƣợc rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả từ những góc độ
khác nhau. Nhƣng nhìn chung các khái niệm trên đều đƣa ra các đánh giá về biểu tình
dựa trên các đặc trƣng cơ bản nhằm phân biệt biểu tình với hoạt động tƣơng tự khác.

1
2

Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ biên).Từ điển luật học,tr 396, NXB từ điển bách khoa Hà Nội 1999,
Kim Từ Nga, Võ tấn lộc. “Quyền biểu tình, lý luận và thực tiễn”

1


Nhìn một cách tổng quan trên cả ba khái niệm đã đƣa ra những đặc điểm chung là sự
tập trung của một số ngƣời nhất định nhằm đƣa ra quan điểm về một vấn đề nào đó đối
với xã hội.
Thứ nhất đó là sự tập trung một số lượng người nhất định
Tuy ở mỗi khái niệm điều diễn tả bằng các cách khác nhau nhƣ “bằng cách tụ họp
đông đảo”, “một nhóm ngƣời” hay “sự tập hợp từ mƣời ngƣời trở lên” thì đặc điểm dễ
nhận thấy nhất của một cuộc biểu tình đó là sự tập hợp đơng đảo của một số lƣợng
ngƣời nhất định trong một phạm vi nhất định. Sự tập hợp này là tiền đề cho các điều
kiện sau của một cuộc biểu tình nhƣ diễu hành hay hơ khẩu hiệu. Tuy nhiên, một mình
sự tập trung này thì tự nó lại khơng thể tạo nên một cuộc biểu tình, việc tập hợp một số
lƣợng ngƣời đơng đảo hồn tồn có thể tạo thành một hội chợ, một trận bóng, một lễ
hội hay đơn giản chỉ là một đám đơng bất kì.

Thứ hai đó là sự bày tỏ quan điểm
Đặc điểm này đã thể hiện đƣợc một trong những nội dung quan trọng nhất cả cuộc biểu
tình. Cho dù đó là đó là “bày tỏ ý chí nguyện vọng’ hay là “đƣa đến cộng đồng hay
một cách nhìn về xã hội” hay “ bày tỏ sự phản đối hay ủng hộ cơng khai” thì đó cũng
là sự trình bày quan điểm của một tập thể ngƣời. Khi ngƣời dân tiếp xúc với một số
hành vi, thông tin hay sự kiện nhất định, bất cứ ai cũng sẽ có những phản hồi nhất
định, tùy vào mức độ tác động của thơng tin sự phản hồi đó sẽ diễn ra ở các mức độ
khác nhau. Ở một mức độ cụ thể ngƣời dân có nhu cầu đƣợc lên tiếng và muốn thể
hiện quan điểm của mình cho xã hội biết. Đến đây kết hợp với đặc điểm thứ nhất, đã
đƣa đến những cái nhìn đầu tiên về một cuộc biểu tình đó là sự biểu hiện ý kiến của
một tập thể ngƣời nhất định.
Ngoài ra, ở mỗi khái niệm cũng đề cập đến những đặc điểm riêng biệt, để có đƣợc
một cách nhìn tồn diện hơn về biểu tình tác giả sẽ đi vào phân tích từng khái niệm nêu
trên.
Trƣớc hết đối với khái niệm đƣợc đề cập đến trong từ điển luật học
“Biểu tình là hình thức đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí nguyện
vọng và biểu dƣơng lực lƣợng chung của một tập thể3”. Khái niệm này đánh giá biểu
tình dựa trên bốn đặc điểm cơ bản là một hình thức đấu tranh, dƣới hình thức tụ họp

3

Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ biên).Từ điển luật học,tr 396 sđd.

2


đơng đảo, mục đích là bày tỏ ý chí nguyện vọng và biểu dƣơng lực lƣợng chung của
một tập thể.
Khi coi biểu tình là một hình thức đấu tranh, trƣớc hết ta phải hiểu thế nào là “đấu
tranh” và đấu tranh có những hình thức và mức độ nào. Đấu tranh hiểu theo nghĩa

thơng thƣờng là cách thức địi hỏi để đƣợc đáp ứng một nhu cầu nào đó. Đấu tranh có
nhiều hình thức nhƣ đấu tranh vũ tranh, đấu tranh bất bạo động... Biểu tình theo một
cách phổ biến và thông thƣờng nhất là tập hợp một số lƣợng đông ngƣời, xuống đƣờng
diễu hành và hô vang các khẩu hiệu, khi một lực lƣợng, một tầng lớp hay một nhóm cụ
thể nào đó trong xã hội nhận thấy quyền lợi của họ bị ảnh hƣởng một cách trực tiếp hay
gián tiếp hoặc họ phản ứng vì những sự kiện đang diễn ra mà họ thấy bất bình. Tuy
nhiên trong trƣờng hợp các cuộc biểu tình ủng hộ ví dụ nhƣ là các cuộc diễu hành ngày
2 tháng 1 năm 2011 hơn 100.000 ngƣời dân Triều Tiên đã tập trung tại Quảng trƣờng
Kim Nhật Thành, thủ đơ Bình Nhƣỡng để ủng hộ chính sách phát triển đất nƣớc trong
dịp đầu năm mới4 thì tính chất là một cuộc đấu tranh lại khơng rõ vì vậy theo tác giả
đấu tranh có thể là một phần của một cuộc biểu tình nhƣng khơng phải cuộc biểu tình
nào cũng có, việc coi đó là một đặc điểm để đƣa vào khái niệm là chƣa hợp lý.
Tiếp theo về hình thức của biểu tình, nhƣ đã phân tích ở các đặc điểm chung đây là một
trong những đặc điểm nền móng cho một cuộc biểu tình, trong quá trình nghiên cứu
thực tiễn các cuộc biểu tình đƣợc cơng nhận là hợp pháp trên thế giới, thì việc tụ họp
một cách đơng đảo là điều kiện bắt buộc để đƣợc coi là một cuộc biểu tình. Tuy nhiên,
vấn đề tiếp theo đặt ra là thế nào đƣợc coi là đơng đảo? Bao nhiêu thì đủ để cho một
nhóm ngƣời tập hợp bày tỏ nguyện vọng đƣợc coi là một cuộc biểu tình, luật pháp một
số nƣớc trên thế giới cũng không quy định rõ một cuộc biểu tình thì cần bao nhiêu
ngƣời bởi thật ra quy định điều này là một điều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn phải định lƣợng một con số cụ thể để việc quản lý dễ dàng hơn. Về vấn đề số
lƣợng ngƣời, tác giả Kim Từ Nga đƣa ra con số 10 ngƣời, Thông tƣ 09/2005/TT-BNV
coi 5 ngƣời là trung đông ngƣời nơi công cộng để bày tỏ ý kiến. 10 hay 5 thì cũng chỉ
là những con số cố định đƣợc đƣa ra, theo tác giả biểu tình là một hoạn động tập trung
đơng ngƣời, vì vậy nên quy định con số tƣơng đối nhiều, ví dụ nhƣ 30 ngƣời vì lúc này
vấn đề mà đồn biểu tình đƣa ra mới thể hiện tính chất bức bách của một tập thể đông
4

/>
3



ngƣời, lúc này số lƣợng đông ngƣời mới thể hiện đƣợc sức mạnh. Đặc điểm cuối cùng
đƣợc nêu ra trong khái niệm này là mục đích của cuộc biểu tình nhằm bày tỏ ý chí
nguyện vọng và biểu dƣơng lực lƣợng chung của một tập thể, xét trên câu chữ theo tác
giả việc đánh giá mục đích của cuộc biểu tình là việc bày tỏ ý chí nguyện vọng chung
của tập thể những ngƣời tham gia biểu tình là hợp lý, nhƣ đánh giá của tác giả Kim Từ
Nga thì việc mục đích của cuộc biểu tình khơng chỉ dừng lại ở việc bày tỏ ý chí nguyện
vọng mà là thể hiện quan điểm ủng hộ hay phản đối trƣớc một vấn đề một sự kiện và
đòi quyền lợi cho chủ thể nhất định là quá đi vào chi tiết đặc điểm của biểu tình, ở khái
niệm cái quan trọng nhất là phải đƣa đến cho ngƣời tiếp nhận một cái nhìn bao qt
nhất chứ khơng phải là nêu thật rõ, lật mặt chỉ tay nhƣ thế nào mới coi là biểu tình vì
đó là nhiệm vụ của phần đặc điểm. Vì vậy, đối với cụm từ “bày tỏ ý chí nguyện vọng
chung của tập thể” chúng ta khơng những có thể hiểu đƣợc những chủ thể đó đang có
thái độ ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó và qua đó nhằm địi hỏi quyền lợi cho
những chủ thể nhất định một cách hết sức súc tích và sâu sắc mà chúng ta cịn có thể
hiểu rằng biểu tình là một hoạt động cởi mở, một cách thức thể hiện quan điểm, một
cách phản ánh của nhân dân dễ dàng và hiệu quả.
Cũng xét trên mặt câu chữ việc coi việc biểu dƣơng lực lƣợng là mục đích của biểu
tình lại là một vấn đề cần phải bàn lại. Biểu dƣơng lực lƣợng là cách thức đƣợc sử
dụng trong rất nhiều các hoạt động ngồi biểu tình nhƣ tập trận quân sự, diễu hành kỉ
niệm, diễu hành cổ động, ở các sự kiện này ta thấy rằng những chủ thể thực hiện các
hoạt động thực hiện việc biểu dƣơng lực lƣợng ví dụ nhƣ hoạt động tập trận nhằm cho
ngƣời khác thấy đƣợc sức mạnh của mình qua đó e sợ dè chừng và coi lại thái độ hành
vi hoặc sự an tồn của mình, hoặc đối với diễu hành ủng hộ việc kế hoạch hóa gia đình,
việc hàng ngàn ngƣời xuống đƣờng vừa đi vừa hơ vang về kế hoạch hóa nhằm cho
ngƣời khác thấy rằng có rất nhiều ngƣời ủng hộ việc đó và đó là một hoạt động đƣợc
xa hội ủng hộ vì vậy hãy thực hiện kế hoạch hóa. Nhƣ vậy, ta thấy rằng đánh giá biểu
dƣơng lực lƣợng là mục đích dƣờng nhƣ chƣa chính xác, theo tác giả biểu dƣơng lực
lƣợng là một đặc điểm quan trọng của biểu tình nhƣng nó khơng phải là mục đích mà

cách thức nhằm đạt đƣợc mục đích rất đặc trƣng của các hoạt động biểu tình.
Theo bách khoa tồn thƣ Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình “là hành
động bất bạo lực của một nhóm ngƣời, nhằm mục đích đƣa đến cộng đồng một quan
điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội”. Ở khái niệm này cũng đề

4


cập đến những đặc điểm đặc trƣng của một cuộc biểu tình đó là là hành động bất bạo
lực, của một nhóm ngƣời và nhằm mục đích đƣa đến xã hội một quan điểm, một cách
nhìn về vấn đề nào đó.
Trong một cuộc biểu tình vấn đề bạo lực hay bất bạo lực luôn là vấn đề gây ra tranh
cãi, qua nghiên cứu các cuộc biểu tình trong lịch sử cũng nhƣ các năm gần đây đặc biệt
đối với các cuộc biểu tình về các vấn đề chống chiến tranh phản đối các quyết sách của
nhà nƣớc hay các cuộc biểu tình của các phe phái tơn giáo chống lại nhau thì tình trạng
bạo lực thƣờng xun xảy ra. Ví dụ Ngày 3 tháng 4 năm 2011, hàng nghìn ngƣời
Afghanistan tiếp tục xuống đƣờng tại nhiều thành phố để phản đối vụ mục sƣ Mỹ đốt
kinh Koran. Trƣớc đó, những ngƣời q khích đã tràn vào tấn cơng một văn phòng của
Liên Hợp Quốc tại Mazar e-Sharif, sát hại 7 nhân viên LHQ. Đó là ngày thứ ba liên
tiếp của làn sóng biểu tình ở Afghanistan phản đối vụ đốt kinh Koran. Tại Jalalabad,
hàng trăm ngƣời đã phong tỏa tuyến đƣờng chính trong suốt ba giờ. Trƣớc đó, cuộc
biểu tình bạo lực tại Kandahar đã làm 10 ngƣời thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát 5.Vì
vậy vấn đề đặt ra là bạo lực có phải là một đặc điểm của biểu tình hay khơng? Có nên
coi bạo lực là một đặc điểm của biểu tình theo quan điểm hiện đại hay khơng. Đánh giá
một số cuộc biểu tình có bạo lực có thể thấy rằng hầu hết các cuộc biểu tình đều bắt
đầu diễn ra trong tình trạng ơn hịa, về sau do nhiều ngun nhân, có trƣờng hợp xuất
phát từ chính những ngƣời biểu tình khi họ q phấn khích, có trƣờng hợp xuất phát từ
hành vi của nhà cầm quyền trong việc đàn áp, hạn chế hay cố gằng giải tán cuộc biểu
tình bằng những cách thức khơng đúng luật hoặc đúng luật nhƣng khơng thích hợp,
hoặc trong trƣờng hợp nguyện vọng của ngƣời biểu tình liên quan đến các lợi ích thiết

thân của họ mà khơng đƣợc đáp ứng thì dễ gây ra tâm lý bất mãn, chống đối. Từ đó
gây ra tình trạng xung đột giữa ngƣời biểu tình với lực lƣợng đảm bảo an ninh hoặc
giữa ngƣời biểu tình của đồn biểu tình này với ngƣời biểu tình của đồn biểu tình
khác, hoặc giữa ngƣời biểu tình với ngƣời khơng tham gia biểu tình. Ví dụ nhƣ ngày 16
và ngày 17 tháng 2 năm 2011, chính phủ Bahrain đã buộc phải cử quân đội cùng với xe
tăng hỗ trợ cảnh sát lấy lại trật tự trị an tại những thành phố lớn. Mặc dù vậy, biểu tình
vẫn có xu hƣớng lan rộng và biến thành bạo động. Ngày 17/2, lực lƣợng Cảnh sát
Bahrain lần đầu tiên phải sử dụng đến hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đơng q khích
5

/>
5


tại quảng trƣờng khi họ lớn tiếng đòi cải tổ chính trị, thay đổi nội các. Ghi nhận của
phóng viên nƣớc ngồi cho hay, ít nhất 4 ngƣời đã thiệt mạng trong vụ bạo động này,
phản đối các quyết sách của nhà nƣớc hay các cuộc biểu tình của các phe phái tơn giáo
chống lại nhau thì tình trạng bạo lực thƣờng xuyên xảy ra6.
Diễn giải nhƣ vậy không bao gồm ý nghĩa bạo lực là một đặc điểm của biểu tình mà
chỉ chú ý một sự thật đang diễn ra là trong các cuộc biểu tình ln tiềm ẩn nguy cơ gây
ra bạo lực, tác giả dùng từ nguy cơ bởi vì những cuộc tập trung đơng ngƣời để diễu
hành mà đã thể hiện rõ ý chí dùng bạo lực ngay từ đầu thông qua thái độ hoặc trang bị
vũ khí thì đã thể hiện một hành vi hồn toàn khác về bản chất đƣợc gọi là bạo loạn sẽ
đƣợc phân tích ở sau.
Thơng qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng bạo lực trong một cuộc biểu tình khơng
phải là một hành động xuất phát từ bản chất mà chỉ là do tác động từ các yếu tố bên
ngồi nên nảy sinh ra mà thơi. Vì vậy tác giả ủng hộ quan điểm biểu tình là một hoạt
động mang tính bất bạo lực nhƣ ở khái niệm 2 và khái niệm 3 vì nếu hiểu theo cách
này, thứ nhất có thể xác định một cách rõ ràng biểu tình với các hoạt động tƣơng tự
khác thứ hai nhà nƣớc có thể dễ dàng quản lý hơn đối với hoạt động biểu tình. Tuy

nhiên ở cách dùng từ thì phải xem xét lại, trên thế giới khái niệm biểu tình mang tính
phi bạo lực (non-violent protest) và khái niệm biểu tình hịa bình (paceful
demonstration) cùng đƣợc sử dụng để nói về nội dung nêu trên. Khi xây dựng khái
niệm này tác giả cũng cân nhắc khi sử dụng hai thuật ngữ này. Về nội hàm hai khái
niệm này có nội hàm giống nhau tuy nhiên xét về ngoại diên ta thấy rằng khái niệm phi
bạo lực có phạm vi rộng hơn có nghĩa là nếu ta sử dụng thuật ngữ phi bạo lực sẽ bao
hàm đƣợc nội dung rộng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhà nƣớc ta hiện nay việc lựa
chọn khái niệm để làm sao nhà nƣớc có một cách nhìn thoải mái hơn đối với vấn đề
biểu tình cũng quan trọng. Vì vậy, tác giả theo định hƣớng xây dựng một nền tảng lý
luận cho quyền biểu tình đƣợc đảm bảo trên thực tế một cách đơn giản nhất sẽ lựa chọn
thuật ngữ biểu tình hịa bình, vừa có thể thể hiện một cách mạnh mẽ hơn bản chất của
cuộc biểu tình, vừa có thể tranh thủ đƣợc sự đồng thuận của nhà nƣớc, của xã hội lại
cịn phù hợp với tiêu chí xây dựng đất nƣớc hịa bình, phát triển và thịnh vƣợng .Về
đặc điểm thứ hai thứ ba của khái niệm đã đƣợc nói đến trong phần trƣớc nên khơng
trình bày lại nữa.
6

/>
6


Theo tác giả Kim Từ Nga “Biểu tình là sự tập hợp tự nguyện từ mƣời ngƣời trở lên,
hành động mang tính phi bạo lực, để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về
một vấn đề nào đó trƣớc Nhà nƣớc, tổ chức hoặc cá nhân nhằm địi hỏi quyền lợi cho
mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội”. Đây là khái niệm xuất phát từ cơng trình
nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả đã nêu lên những đặc điểm nổi bật và riêng có
để tạo ra một cuộc biểu tình đó là.: Sự tập hợp tự nguyện, từ 10 ngƣời trở lên để bày tỏ
cơng khai ủng hộ hay phản đối nhằm địi hỏi quyền lợi cho những chủ thể nhất định.
Về những đặc điểm nhƣ sự tập hợp đông đảo từ 10 ngƣời trở lên để bày sự phản đối
hay ủng hộ quyền lợi cho một nhóm chủ thể nào đó đã đƣợc phân tích ở trên xin khơng

nhắc lại. Định nghĩa này có hai đặc điểm mới đƣợc đề cập đến đó là tính tự nguyện của
ngƣời biểu tình và tính cơng khai của viêc trình bày quan điểm.
Về tính tự nguyện tác giả hồn tồn đồng ý, biểu tình là một hình thức thể hiện
quan điểm của cá nhân dƣới hình thức ý kiến tập thể. Cơng ƣớc Châu Âu về quyền con
ngƣời hay Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời đều đảm bảo các quyền tự do của
con ngƣời về tự do thân thể tự do về tƣ tƣởng và tự do thể hiện quan điểm, không một
thế lực nào kể cả nhà nƣớc có thể can thiệp, khống chế hay hạn chế các quyền tự do
của con ngƣời, khơng chỉ có biểu tình, các hoạt động khác liên quan đến con ngƣời mà
ở đó tồn tại sự cƣỡng chế cƣỡng ép hay bất cơng thì hoạt động đó khơng thể đƣợc thực
hiện. Dựa trên cơ sở lý luận này, yếu tố tự nguyện là một yếu tố rất quan trọng của biểu
tình, cuộc biểu tình sẽ khơng thực hiện đƣợc ý nghĩa của nó là thể hiện quan điểm
trƣớc một vấn đề mà những ngƣời tham gia nếu những ngƣời tham gia biểu tình vì sự
cƣỡng ép bằng vũ lực thì đó khơng đƣợc coi là cuộc biểu tình. Cũng cần phải nói thêm
rằng tính tự nguyện phải đƣợc đƣợc thể hiện ở tất cả những ngƣời tham gia chứ khơng
phải chỉ có một số ngƣời tự nguyện cịn những ngƣời khác lo cƣỡng ép thì đó chƣa thể
coi là một cuộc biểu tình mang tính tự nguyện. Mặt khác, cũng phải lƣu ý đến một vấn
đề là tính tự nguyện của ngƣời biểu tình cũng nhƣ của cuộc biểu tình phải dựa trên
quan điểm của chính những ngƣời tham gia vào đồn biểu tình tức là trƣớc một sự
kiện, một hiện tƣợng chính những ngƣời đó họ thấy bức xúc, đồng tình, ủng hộ hay
phản đối hoặc họ thơng qua các kênh khác nhau thì chính họ có quan điểm về vấn đề
đó chứ khơng phải là xuất phát từ việc mua chuộc, dụ dỗ bằng các lợi ích vật chất,
hoặc từ các áp lực về tinh thần khác nhau. Ví dụ năm 2004 sự nổi dậy của những ngƣời
dân tộc Tây Nguyên xuống đƣờng, biểu tình, gây rối nhằm mục đích địi độc lập cho

7


“nhà nƣớc Đề ga” là có sự kích động, đáng lƣu ý hơn là sự kích động đó khơng nhằm
vào việc yêu cầu nhà nƣớc công nhận tự trị cho Tây Nguyên mà chỉ yêu cầu ngƣời dân
xuống đƣờng tránh nạn để có một cuộc sống sung sƣớng ở nƣớc ngoài7. Thật ra, việc

phân biệt đâu là sự tự nguyện xuất phát từ chính bản thân ngƣời biểu tình, đâu là sự
tham gia vì những lợi ích hoặc những áp lực khơng liên quan đến nội dung mà ngƣời
biểu tình mong muốn đƣa đến xã hội là một vấn đề khơng dễ dàng vì những điều này
tồn tại trong ý chí chủ quan của từng ngƣời, tuy nhiên khơng vì thế mà chúng ta có thể
lơ là hoặc đánh đồng một cách dễ dãi giữa những ngƣời thực sự thiết tha muốn thơng
qua biểu tình có thể tạo sự chú ý từ phía xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu của họ với
những ngƣời tham gia biểu tình vì những lợi ích khơng liên quan đến cuộc biểu tình
hay dƣới sự chỉ đạo của một lực lƣợng, một thế lực nhằm mục đích cá nhân đen tối nào
đó. Sự phân biệt này một mặt củng cố hơn nữa ý nghĩa của hoạt động biểu tình là một
kênh để nhà nƣớc, xã hội có thể thấu hiểu hơn nhu cầu của ngƣời dân, những vấn đề
nóng bỏng, nổi cộm trong xã hội để từ đó có thể nhà nƣớc quản lý tốt hơn. Mặt khác,
có thể đảm bảo quản lý tốt hơn các cuộc biểu tình đảm bảo cho hoạt động của các cuộc
biểu tình diễn ra một cách lành mạnh, đúng nhƣ bản chất của nó. Tránh tình trạng để
các thế lực chống đối có cơ hội thao túng, lợi dụng hoạt động này nhƣ là một cách để
gây rối trật tự, an tồn, cũng nhƣ sự hoạt động bình thƣờng của xã hội. Điều này khơng
có nghĩa là hạn chế quyền biểu tình của cơng dân mà là đảm bảo cho quyền biểu tình
của cơng dân thực hiện một cách đúng nghĩa nhất.
Đặc điểm tiếp theo đƣợc đề cập đến đó là sự thể hiện sự ủng hộ hay phản đối
một cách cơng khai, mục đích của cuộc biểu tình là nhằm bày tỏ ý chí nguyện vọng
của tập thể hƣớng đến những chủ thể nhất định. Muốn thực hiện mục đích này có nhiều
cách thức khác nhau nhƣ tuyên truyền bằng cách gửi thƣ, dán áp phích, rải truyền đơn.
Tuy nhiên với đặc tính là một hoạt động thể hiện quyền lên tiếng của một ngƣời dân
thông qua tập trung một số lƣợng ngƣời nhất định gây áp lực nhằm đạt đƣợc mục đích
thì việc thể hiện quan điểm công khai là một điều kiện rất đƣơng nhiên. Nếu quan điểm
của đồn biểu tình khơng đƣợc thể hiện cơng khai thì mục đích của cuộc biểu tình khó
có thể đạt đƣợc vì xã hội khơng biết họ muốn gì thì làm sao có thể biết mà đáp ứng yêu
cầu của họ, và lúc này việc tập trung đông ngƣời cũng khơng ngƣời cũng khơng có ý
nghĩa gì nữa.
7


/>
8


“Nhằm địi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội” đƣợc coi là mục
đích cao nhất của cuộc biểu tình. Theo tác giả căn cứ trên thực tiễn các cuộc biểu tình
cho thấy khơng phải bất cứ cuộc biểu tình nào cũng nhằm địi hỏi quyền lợi cho một
đối tƣợng chủ thể nào đó có những cuộc biểu tình việc địi hỏi đƣợc thể hiện rất rõ ràng
nhƣng cũng có những cuộc biểu tình chỉ là sự bày tỏ ý chí đơn thuần mà khơng bao
gồm một sự địi hỏi nào. Ví dụ trong vụ ám sát trùm khủng bố Osama bin Laden, có rất
nhiều ngƣời xuống đƣờng phản đối hành vi đó của Mỹ vì lý do họ ủng hộ Bin Laden
tuy nhiên họ khơng địi hỏi là phải cho phép các hoạt động khủng bố đƣợc diễn ra,
hay đòi hỏi phải bảo vệ tổ chức Alqeada8 . Thêm một ví dụ nữa trong các cuộc biểu
tình tuần hành ủng hộ quyết sách nhà nƣớc đối với nhân dân lao động hoặc đối với
ngƣời nghèo, tức là những ngƣời tham gia biểu tình thỏa mãn với những gì họ hoặc
ngƣời khác đã nhận đƣợc từ nhà nƣớc thì ở đây đâu có gì mà phải địi hỏi nữa. Hoặc có
địi hỏi thì cũng là ở nhóm khác hoặc một chủ thể khác .
Ngồi ra theo tác giả biểu tình cịn một đặc điểm nổi bật nữa đó là sự thống nhất ý
chí. Những ngƣời tham gia biểu tình để phản ánh nguyện vọng chung thì khơng thể
khơng có sự thống nhất ý chí, hoặc ít nhất đó khơng phải là sự khác biệt hoặc đối lập
quan điểm giữa những ngƣời tham gia trong đoàn biểu tình. Nếu thiếu yếu tố này cuộc
biểu tình khơng những khơng thể có ý kiến chung của tập thể mà cịn có thể khơng
thực hiện đƣợc hay khơng đảm bảo sự ổn định trong quá trình diễn ra sự việc.
Qua việc phân tích chi tiết từng khái niệm đƣợc đƣa ra trên cơ sở đối chiếu với các
cuộc biểu tình trên thực tế có thể thấy bản chất của biểu tình thực ra là một hình thức
thể hiện quan điểm chung của tập bằng cách tập hợp lực lƣợng một cách hịa bình
thơng qua biểu dƣơng lực lƣợng gây áp lực để đạt mục đích.
Từ những phân tích trên đây tác giả đƣa ra khái niệm về biểu tình mang tính nền
móng cho hoạt động lập pháp nhƣ sau:
Biểu tình là cách thức trình bày ý chí nguyện vọng của ngƣời dân một cách

cơng khai, thống nhất dƣới hình thức tập hợp một cách hịa bình, tự nguyện từ 30
ngƣời trở lên, thông qua biểu dƣơng lực lƣợng để đạt đƣợc mục đích.
Một khi nhà nƣớc đặt ra luật pháp để điều chỉnh hoạt động biểu tình thì sẽ quy định
những thủ tục nào để một cuộc biểu tình đƣợc coi là hợp pháp, và thật ra nếu một cuộc

8

/>
9


biểu tình nếu khơng đƣợc coi là khơng hợp pháp vừa khó khăn cho những ngƣời biểu
tình vì có thể gặp phải sự cƣỡng chế từ phía nhà nƣớc và nguyện vọng của họ khơng
đƣợc chấp nhận vừa khó khăn cho nhà nƣớc trong việc quản lý xã hội và đảm bảo trật
tự cơng cộng. Vì vậy, khi xây dựng khái niệm này tác giả không chỉ hƣớng đến việc
xây dựng bản chất của một cuộc biểu tình mà cịn nhằm xác định nhƣ thế nào thì coi đó
là một cuộc biểu tình trọn vẹn ý nghĩa dƣới góc độ pháp lý.
Biểu tình là một hiện tƣợng hết sức phổ biến, hoạt động này không giới hạn ở một
nội dung nào, một quốc gia hay chủ thể nào, tuy nhiên trong thực tế, trên các phƣơng
tiện truyền thông, báo, đài chúng ta bắt gặp các khái niệm gần với biểu tình nhƣ bạo
loạn, bạo động, cuộc phản đối, mít tinh, diễu hành, thị uy…Vậy làm sao để nhận diện
đâu là biểu tình đâu là các hoạt động khác. Cũng nhƣ biểu tình các hoạt động nhƣ bạo
loạn, bạo động vẫn chƣa có một khái niệm chính thức. Đối với khái niệm bạo loạn, có
một khái niệm đƣợc ghi nhận trong luật hình sự Việt Nam tại điều 82 về Tội bạo loạn
“Ngƣời nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực chống chính quyền nhân…” Tính
chất của hoạt động này theo luật hình sự quy định là mang tính cơng khai, sử dụng vũ
trang hoặc bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân. Theo Bách khoa toàn thƣ “Bạo
loạn là một hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lƣợng phản động hay
lực lƣợng ly khai, đối lập trong nƣớc hoặc cấu kết với nƣớc ngoài tiến hành nhằm gây
rối loạn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phƣơng

hoặc trung ƣơng)”“Bạo động là hoạt động của một số đông ngƣời dùng bạo lực nổi dậy
nhằm lật đổ chính quyền”.
Theo tác giả khái niệm của bách khoa tồn thƣ mở đánh giá về bạo loạn và bạo
động là chƣa hợp lý. Phân tích cuộc bạo loạn Tân Cƣơng9 cho thấy cuộc bạo loạn này
nảy sinh từ xung đột sắc tộc giữa dân tộc Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Hán lên đến đỉnh
điểm gây ra tình trạng bạo lực mất kiểm sốt kể từ những xích mích giữa cá nhân dẫn
đến thù địch dân tộc rồi gây ra ẩu đả hỗn chiến tập thể, nhƣ vậy trong cuộc bạo loạn
tân cƣơng nhìn từ góc độ khách quan ta thấy rằng mặc dù không tồn tại lực lƣợng ly
khai, đối lập hoặc cấu kết với chính trị thì định nghĩa nhƣ trên là chƣa chính xác ,vấn
đề ai thực hiện các hoạt động này đơn giản chỉ là sự lựa chọn phƣơng thức thực hiện
mục đích của họ vì vậy không nên coi chủ thể thực hiện để đánh giá hành vi vì nhƣ vậy

9

/>
10


sẽ rất bó hẹp trong việc đánh giá đâu là bạo loạn. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nếu
không phân biệt rõ hai khái niệm này với biểu tình việc đề ra cơ chế đảm bảo quyền
biểu tình sẽ khơng giữ đƣợc ý nghĩa ngun vẹn của nó, nhà nƣớc rất khó khăn trong
việc đánh giá và quản lý, và nếu làm không tốt lại gây sự bất mãn trong các tầng lớp
nhân dân. Ở đây tác giả sẽ không phân biệt giữa bạo loạn và bạo động mà chỉ chú trọng
vào việc phân biệt bạo động, bạo loạn với biểu tình. Nhƣ vậy, ta thấy rằng giữa các
hoạt động này có đặc điểm chung là sự tụ tập đơng ngƣời nhƣng có các đặc điểm khác
nhau là bạo loạn, bạo động có yếu tố bạo lực mất kiểm sốt, và khơng mang tính chất
bày tỏ ý chí nguyện vọng của tập thể mà chủ yếu giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát
sinh bằng cách sử dụng vũ lực, mục đích của biểu tình là nhằm thể hiện quan điểm của
một tập thể cịn mục đích của bạo loạn, bạo động là nhằm chống chính quyền nhân
dân.

Cịn đối với các hoạt động mít tinh, diễu hành, thị uy thì ta thấy rằng hầu hết các
hoạt động này điều diễn ra một cách hịa bình có tổ chức, đƣợc sự hƣớng dẫn của một
tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xét về bản chất nó có bản chất cuả một cuộc biểu
tình, tác giả sẽ phân tích đặc điểm này ở phần sau.
Việc xây dựng khái niệm có vai trị quan trọng trong việc định hƣớng đề tài về sau
cũng từ đây tác giả đánh giá quyền biểu tình là quyền của nhân dân đƣợc thực hiện
biểu tình theo quy định của pháp luật. Vì khái niệm biểu tình thế nào là hợp pháp đã
đƣợc khái niệm rõ ràng nhƣ trên nên khái niệm quyền biểu tình thiết nghĩ khơng cần
phải nhắc lại.
1.2. Phân loại biểu tình
Biểu tình là một hoạt động hết sức phổ biến trên thế giới vì vậy để phân loại biểu
tình tùy vào từng loại tiểu chí có thể phân loại biểu tình thành nhiều loại khác nhau.
Việc phân loại không nhằm mục đích gì khác hơn là nhằm tạo một hƣớng nhìn đầy đủ
và hồn thiện hơn về biểu tình. Cách phân loại biểu tình ở đây dựa trên bản chất của
biểu tình
1.2.1. Dựa vào hình thức của biểu tình
Diễu hành, tuần hành, thị uy là việc những ngƣời biểu tình xuống đƣờng di
chuyển trong trật tự từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Đây là hình thức đƣợc
sử dụng một cách thƣờng xuyên và phổ biến nhất, việc một cuộc biểu tình khơng nhất
thiết chỉ đƣợc sử dụng một hình thức để biểu tình nó có thể chuyển từ hình thức này
11


sang hình thức khác nếu cần thiết để mục đích đạt đƣợc. Ví dụ VON, đơn vị sở hữu
trang cổng thông tin lớn nhất VN www.TimNhanh.com đã tặng 400 mũ bảo hiểm cho
tồn thể nhân viên cơng ty đồng thời tổ chức diễu hành bằng xe máy qua các trục
đƣờng chính của trung tâm TP nhƣ: Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Huệ,
Lê Lợi, Lê Duẩn... để cổ vũ cho phong trào đội mũ bảo hiểm10.
Mít tinh là hình thức ngƣời biểu tình tập hợp tại một địa điểm cố định để nghe
diễn thuyết của một ngƣời, và đôi khi là diễn đàn để đƣa ra các ý kiến và quan điểm.

Hình thức này mang nhiều đặc điểm của sự tụ họp nơi cơng cộng. Ví dụ ngày 3 tháng 8
năm 2006, hàng chục nghìn ngƣời Hồi giáo dịng Shiite, trùm đầu bằng vải trắng, đã
tập trung tại thủ đô Baghdad, Iraq, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Hezbollah. Các
đƣờng phố thuộc khu ổ chuột của thành phố Sard, do ngƣời Shiite cai quản tại
Baghdad, đầy chật ngƣời. Ban tổ chức cho biết có khoảng 250 nghìn ngƣời tham dự
cuộc mít tinh do giáo sĩ Muqta al-Sadr khởi xƣớng. Những ngƣời biểu tình trùm đầu
bằng vải liệm màu trắng – biểu tƣợng cho tinh thần sẵn sàng xả thân vì đạo. Bên cạnh
đó, cuộc biểu tình cịn có ý nghĩa phơ trƣơng thanh thế của al-Sadr, ngƣời đang chỉ huy
lực lƣợng quân đội hùng hậu Mahdi11.
Hàng rào ngăn cản là các cuộc biểu tình vây quanh một địa điểm nào đó nhằm
để phản đối trực tiếp. Hình thức này diễn ra nhằm vào một đối tƣợng cụ thể, thơng qua
ngăn cản hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng để đáp ứng nguyện vọng của ngƣời biểu
tình.
Chiếm đóng là những ngƣời biểu tình trụ lại một địa điểm nhất định trong một
thời gian dài gây áp lực gây khó khăn cho chủ thể chịu phản đối.
Giả chết là hình thức biểu tình khổ hạnh, ngƣời biểu tình sắp đặt một cảnh
tƣợng chết chóc dùng để phản đối chiến tranh, hay phản đối một sản phẩm thuốc men
mà cho rằng có hại. Ngồi ra cịn một số hình thức khác nhƣ biểu tình khỏa thân

10

/>
11

/>
12


1.2.2.


Dựa vào lĩnh vực mà biểu tình tác động đến

Biểu tình chính trị là các cuộc biểu tình hƣớng đến việc giải quyết các vấn đề
chính trị nhƣ thay đổi chính phủ, địi quan chức nhà nƣớc từ chức, ủng hộ các đảng
cầm quyền. Biểu tình chính trị là hoạt động hết sức phổ biến và có ý nghĩa sâu sắc đối
với nhà nƣớc và xã hội, ví dụ nhƣ tại Tunisia hàng nghìn ngƣời đã xuống đƣờng ở thủ
đơ Tunis và ở các tỉnh để đòi tổng thống Ben Ali từ chức, mặc dù một ngày trƣớc đó,
lãnh đạo Tunisia đã một lần nữa tìm cách xoa dịu sự bất mãn của dân chúng. Các cuộc
biểu tình cũng diễn ra ở nhiều tỉnh của nƣớc này12.
Biểu tình về các vấn đề kinh tế
Ví dụ nhƣ các cuộc biểu tình tại Anh Hàng trăm nghìn ngƣời đã xuống đƣờng biểu tình
ở thủ đơ London, Anh nhằm phản đối các biện pháp thắt lƣng buộc bụng của Chính
phủ, theo đó sẽ cắt giảm 81 tỷ bảng chi tiêu ngân sách để đối phó với mức thâm hụt
ngân sách kỷ lục tại quốc gia này. Hoặc tại Italia khoảng 300.000 ngƣời đã tụ tập biểu
tình ở thủ đơ Roma để phản đối việc tƣ nhân hóa ngành nƣớc và chƣơng trình khơi
phục điện hạt nhân của Chính phủ. Những ngƣời biểu tình cho rằng nƣớc là tài sản
chung và cần phải có một cuộc trƣng cầu dân ý về việc tƣ nhân hóa ngành nƣớc và
khơi phục ngành điện hạt nhân13. Các cuộc biểu tình này hƣớng vào các vấn đề nhƣ
lạm phát kinh tế, sự xâm phạm của các công ty tới quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, hoặc
của doanh nghiệp khi khơng trả lƣơng cho ngƣời lao động.
Biểu tình về các vấn đề xã hội.
Các cuộc biểu tình diễn ra một cách tƣơng đối phổ biến và thu hút sự quan tâm của các
tầng lớp nhân dân khi các vấn đề liên quan đến xã hội nhƣ bạo hành gia đình, bn bán
trẻ em, an sinh xã hội khơng đƣợc đảm bảo vv…Ví dụ nhƣ trong cuộc biểu tình tại
Mêxicơ hàng nghìn ngƣời đã tuần hành trong im lặng ngang qua trung tâm thành phố
Mexico City để phản đối bạo lực ma túy đã khiến hàng chục nghìn ngƣời chết và chiến
lƣợc quân sự đã thất bại trong việc ngăn chặn tệ nạn14 .
1.2.3. Dựa vào tính hợp pháp của biểu tình
12


/>
13

/>
14

/>
13


Biểu tình hợp pháp là biểu tình diễn ra theo quy định của pháp luật về trình tự mục
đích, đối tƣợng, trình tự…
Biểu tình bất hợp pháp là biểu tình không tuân theo các quy định của pháp luật.
1.3. Ý nghĩa của biểu tình và quyền biểu tình của cơng dân
Biểu tình là một hình thức để cơng dân có thể thực hiện quyền của mình thơng qua
biểu tình cơng dân gửi đến chủ thể một thông điệp mạnh mẽ. Thông qua biểu dƣơng
lực lƣợng đông đảo buộc chủ thể hƣớng tới phải thực hiện nguyện vọng của mình. Vì
vậy cơng dân thực hiện quyền biểu tình thơng qua việc tổ chức, tham gia cuộc biểu tình
có ý nghĩa hết sức to lớn.
Là thước đo trình độ dân trí của một xã hội dân chủ, dân quyền
Một xã hội dân chủ là xã hội đảm bảo đƣợc quyền cơ bản của công dân, đảm
bảo quyền lợi của mỗi công dân trong sự hài hòa với quyền lợi của tập thể, của xã hội.
Đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội trong sự quản lý của nhà nƣớc. Nhƣ vậy
có nghĩa là phải đảm bảo cho sự hài hịa. Khơng có sự tự do nào là tuyệt đối nhƣng
cũng khơng nên vì q coi trọng lợi ích tập thể mà xem nhẹ đi quyền lợi của cá nhân vì
mục đích cao nhất của tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội đã, đang và sẽ diễn
ra là để mỗi ngƣời có đƣợc cuộc sống tự do và thoải mái nhất.
Đúng nhƣ nhà báo Quang Minh nhận xét “Khơng ngƣời bình thƣờng nào muốn
cuộc sống xáo trộn bởi các cuộc biểu tình, nhƣng khơng có biểu tình thì chƣa chắc lịng
ngƣời đã thật bình n” 15. Biểu tình là hoạt động để biểu lộ ý chí của một tập thể, số

đơng đƣơng nhiên điều đó là những vấn đề nổi cộm hơn, nóng bỏng và cấp thiết hơn
khi có nhiều ngƣời cùng quan điểm nhƣ vậy, cũng khơng phải là vấn đề có thể giải
quyết từ từ mà là một vấn đề cấp bách, phải đƣợc giả quyết ngay, nhƣ các vấn đề chấm
dứt sự can thiệp vào vấn đề nội bộ quốc gia, hoặc các quyết sách quan trọng của nhà
cầm quyền. Ví dụ Thƣợng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách chế độ hƣu trí,
ngƣời dân đổ xuống đƣờng phản đối dự luật của chính phủ nhằm tăng tuổi về hƣu từ 60
lên 6216. Biểu tình phản ánh đƣợc khả năng nhận thức đánh giá vấn đề của công dân,
vấn đề nào là cần lên tiếng đồng tình hay phản đối. Thơng qua biểu tình đảm bảo cho
xã hội cởi mở, và cơng bằng hơn, nhân dân có quyền lên tiếng và nhà cầm quyền lắng
15

/>16
/>
14


nghe. Hơn nữa nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân do dân và vì dân, khi nhà nƣớc là của
dân thì quyền biểu tình là một cách thức để thực hiện quyền của nhân dân một cách
thực sự.
Biểu tình góp phần trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
Nhân dân khơng bao giờ địi hỏi q đáng những gì đáng đƣợc hƣởng, đảm bảo
quyền biểu tình cho cơng dân bằng pháp luật tức là đã thiết lập một cơ chế quản lý nhà
nƣớc, giám sát xã hội bằng pháp luật.
Mặt khác biểu tình khi đã đƣợc thể chế hóa một cách rõ ràng về trình tự thủ tục rõ
ràng, căn cứ mạch lạc thì nhân dân sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền mà nhà
nƣớc cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, vì tất cả đã đƣợc quy định trong luật.
Thêm một cách thức để quản lý nhà nước
Thực ra đây cũng là một nội dung của ý trƣớc nhƣng nó là một ý nghĩa rất quan
trong, nhà nƣớc nắm trong tay quyền lực của nhân dân vì nhân dân khơng thể trực tiếp
sử dụng quyền của mình, nằm trong tay quyền lực của nhân dân lẽ dĩ nhiên phải phục

vụ nhân dân. Nhƣng khi có quyền lực mà khơng có hoặc cơ chế kiểm sốt yếu thì hiện
tƣợng lạm quyền dễ xảy ra. Thiết lập các cơ chế giám sát việc quản lý cuả nhà nƣớc là
các cơ quan này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Qua biểu tình, nhà nƣớc có thể
nhìn thấy những sai phạm của những ngƣời cầm quyền, những vấn đề mà nhà nƣớc
chƣa giải quyết thấu đáo.
Một hình thức phản biện xã hội, phản ảnh thực trạng của xã hội để nhà nước có
thể quản lý xã hội hiệu quả hơn
Phản biện xã hội là các hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội sử
dụng các lập luận phân tích, hoặc các cơng cụ tƣ duy logic để khẳng định, bổ sung
hoặc bác bỏ khuynh hƣớng, phƣơng án kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội (gọi chung là
đối tƣợng cuả phản biện xã hội. Đây là một hoạt động nằm trong khôn khổ pháp luật,
mang tính tích cực xây dựng, nhằm hƣớng tới các mục tiêu chung của xã hội (công
bằng, dân chủ, pháp chế, phát triển đất nƣớc17). Thơng qua biểu tình nhân dân có thể
phản ảnh ý chí của mình đến với xã hội.

17

Nguyễn Lê Trúc Nguyệt( Trƣởng nhóm), Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền việt
nam hiện nay, trang 8, Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp trƣờng.

15


1.4. Quyền biểu tình trong mối tƣơng quan với một số quyền
Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc xây dựng nền tảng lý luận
cho biểu tình và quyền biểu tình của cơng dân là đặt quyền biểu tình trong mối quan hệ
với các quyền khác có mối tƣơng quan chặt chẽ.
Trƣớc hết chúng ta thấy rằng xét một cách khái quát quyền biểu tình là một trong
các quyền cơ bản của công dân. Và nguồn gốc xa hơn là từ các quyền tự do cơ bản của
con ngƣời. Điều này có nghĩa rằng quyền biểu tình sẽ có mối quan hệ dù ít dù nhiều

với các quyền cịn lại ví dụ nhƣ quyền mƣu cầu hạnh phúc của con ngƣời, quyền tự do
thân thể trong quyền công dân… Nhƣng tác giả sẽ đi sâu hơn vào các quyền của cơng
dân có mối tƣơng quan mật thiết nhất nhƣ quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp,
quyền đƣợc thơng tin, từ đó có thể làm tốt hơn trong định hƣớng xây dựng pháp luật về
biểu tình sau này phải dựa trên sự thống nhất và đồng đều của pháp luật.
1.4.1. Quyền tự do ngôn luận
Là một trong những quyền cơ bản của công dân và cùng nằm trong nhóm quyền
tự do dân chủ, quyền tự do ngơn luận về cơ bản là một trong những quyền có mối
tƣơng quan gần gũi nhất với quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận đƣợc ghi nhận
trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế nhƣ điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con
ngƣời năm 1948, tuyên ngôn quốc tế về các quyền dân sự và chính trị…
Nội dung cơ bản của quyền tự do ngôn luận của công dân đƣợc ghi nhận tại điều
10 công ƣớc Châu Âu về quyền con ngƣời (European convention on human rights)18:
1. Mọi ngƣời có quyền biểu đạt, quyền này bao gồm quyền giữ quan điểm, quyền nhận
và truyền bá thông tin và ý kiến mà khơng có sự can thiệp của bất cứ quyền lực công
cộng nào và không giới hạn về biên giới. 2. Tuy nhiên quyền này sẽ phải chịu những
thủ tục, điều kiện, hạn chế hay những hình phạt do luật định vì cần thiết cho một xã hội
dân chủ, an ninh quốc gia, tính tồn vẹn lãnh thổ, an toàn cho cộng đồng, ngăn ngừa
mất trật tự hay tội ác; bảo vệ thanh danh sức khỏe hay đạo đức và việc thực hiện những
quyền khác, ngăn chặn sự tiết lộ những thơng tin bí mật, duy trì thẩm quyền và cơng
bằng của bộ máy tƣ pháp. Hay nói tóm lại quyền tự do ngôn luận là quyền đa diện bao
gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận, biểu đạt, truyền bá thông tin quan điểm tƣ
tƣởng19(John stuart mill).
18

/>
19

/>
16



Có thể khẳng định rằng nếu quyền tự do ngơn luận khơng đƣợc đảm bảo thì
quyền biểu tình cũng khơng thể thực hiện đƣợc bởi vì khi quyền tự do ý chí, tự do biểu
đạt ý kiến của mỗi chủ thể đƣợc tơn trọng thì mới có sự tự do biểu đạt của một số đông
ngƣời. Chỉ khi con ngƣời đƣợc tự do ngôn luận về các vấn đề xung quanh thì mới tạo
ra dƣ luận, mới tạo ra xu hƣớng để con ngƣời có những phản ứng ít nhiều về vấn đề
đƣợc đặt ra, nếu vấn đề đó cấp bách cần thiết đƣợc nêu lên, gây sự chú ý thì lúc đó
ngƣời dân sự dụng đến quyền biểu tình.
Mối tƣơng quan là mối quan hệ có tác động qua lại. Nếu quyền tự do ngôn luận
là tiền đề cho quyền biểu tình thì thơng qua biểu tình và cách thức thực hiện quyền
biểu tình lại là biểu hiện nâng cao của quyền tự do ngôn luận, đƣa quyền tự do ngơn
luận lên một tầm cao mới, đó là u cầu thực hiện nguyện vọng một cách mạnh mẽ và
quyết liệt mà không chỉ dừng ở mức độ biểu đạt thông tin thông thƣờng.
1.4.2. Quyền đƣợc thông tin
Quyền đƣợc thông tin hay cịn gọi là quyền tiếp cận thơng tin có nguồn gốc từ
quyền tự do thơng tin, khái niệm ban đầu đƣợc sự dụng là “quyền của công chúng đƣợc
tiếp cận các tài liệu của chính quyền, là quyền tự do cơ bản và đƣợc thừa nhận rộng rãi.
Quyền đƣợc thông tin là quyền của công chúng đƣợc biết thông tin của nhà nƣớc theo
các cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp, để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình cũng
nhƣ để bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác đã đƣợc pháp luật ghi nhận. Quyền
đƣợc thông tin thể hiện mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nƣớc. Cụ thể là quyền (đƣợc
yêu cầu nhà nƣớc cung cấp thông tin) và nghĩa vụ cung cấp thông tin của nhà nƣớc20,
trừ trƣờng hợp thông tin thuộc bí mật nhà nƣớc) hoặc bắt buộc phải cơng khai theo quy
định của pháp luật
Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền tự do thông tin. Thông tin do nhà
nƣớc nắm giữ là những thông tin quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của
ngƣời dân do đó cần phải công khai. Muốn ngƣời dân tham gia vào hoạt động của nhà
nƣớc góp phần tăng cƣờng tính dân chủ thì các hoạt động cần cơng khai minh bạch
hơn. Quyền tự do thơng tin có vai trị quan trọng trong hầu hết các hoạt động của xã

hội hiện đại vì nhu cầu ngày càng lớn của phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát
triển con ngƣời, đặc biệt với biểu tình và quyền biểu tình quyền đƣợc thơng tin có vai
trị vơ cùng quan trọng. Vai trị đó khơng chỉ có ý nghĩa trực tiếp trong việc để nhân
20

Thái Thị Tuyết Dung. Quyền tiếp cận thông tin lý luận và thực tiễn. Trang 18. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trƣờng 2009.

17


×