Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chế định nguyên thủ quốc gia thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
--------------***-------------

CHU THỊ THANH TÂM
MSSV: 0855040181

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2008 – 2012

GVHD: PHAN NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
--------------***-------------

CHU THỊ THANH TÂM
MSSV: 0855040181

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Niên khóa: 2008 – 2012

GVHD: PHAN NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA .......... 1
1.1 Khái niệm chế định Nguyên thủ quốc gia .......................................................... 1
1.1.1 Khái niệm Nguyên thủ quốc gia ................................................................... 1
1.1.2 Khái niệm chế định Nguyên thủ quốc gia .................................................... 5
1.2 Sự hình thành và phát triển của Nguyên thủ quốc gia, chế định Ngun thủ
quốc gia ......................................................................................................................................... 6
1.3 Các mơ hình Ngun thủ quốc gia trên thế giới ................................................ 11
1.3.1 Trong hình thức chính thể qn chủ ........................................................... 11
1.3.2 Trong hình thức chính thể cộng hòa ........................................................... 20
1.4 Chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản hiến pháp Việt Nam năm 1946,
1959 và 1980 ............................................................................................................... 35
1.4.1 Chế định Nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp năm 1946 ........................ 36
1.4.2 Chế định Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp 1959 ................................. 44
1.4.3 Chế định Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp 1980 ................................. 48
CHƢƠNG II
CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNHTHỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN ......................................... 53
2.1 Nội dung cơ bản của chế định Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp hiện
hành .......................................................................................................................... 53
2.2 Thực trạng chế định Nguyên thủ quốc gia theo pháp luật hiện hành ................ 63
2.2.1 Trong lĩnh vực lập pháp .............................................................................. 64

2.2.2 Trong lĩnh vực hành pháp ........................................................................... 68
2.2.3 Trong lĩnh vực tư pháp ................................................................................ 70
2.2.4 Những vấn đề khác: ................................................................................................... 71
2.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia hiện nay .................. 75
2.3.1 Nhu cầu hoàn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia..................................... 75
2.3.2 Các quan điểm đổi mới chế định Nguyên thủ quốc gia .............................. 78
2.3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện chế định Chủ tịch nƣớc ................................. 85


KẾT LUẬN ................................................................................................................ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu hồn thiện bộ máy nhà nƣớc ln là một tất yếu lịch sự, một nhu
cầu khách quan. Đối với Việt Nam, nó cịn mang ý nghĩa lớn lao. Điều này bắt
nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nƣớc ta. Ngay từ khi thành
lập, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định phải xây dựng đƣợc một bộ máy nhà nƣớc
vững mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu của một nhà nƣớc đạt đƣợc ba yếu tố: dân chủnhân dân- pháp quyền. Mặt khác, định hƣớng xã hội chủ nghĩa khiến chúng ta
nhận thức đƣợc rằng, để có thể hồn thành đƣợc những mục tiêu đi lên chủ nghĩa
xã hội thì cơng cụ, phƣơng tiện cơ bản chỉ có thể là một bộ máy nhà nƣớc vững
mạnh. Chính vì thế, từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946, trải qua hai lần sửa đổi năm
1959, 1980 và đến Hiến pháp hiện nay, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc
khơng ngừng đƣợc củng cố và hồn thiện. Là một thiết chế quan trọng của bộ máy
nhà nƣớc, vấn đề đổi mới và hoàn thiện Nguyên thủ quốc gia cũng đã đƣợc đặt ra
ngay khi có ý tƣởng về việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp.
Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) lần đầu tiên đƣa ra luận điểm chỉ đạo
việc “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thiết chế và cơ chế vận hành cụ thể, đảm
bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…; có sự phân cơng,

phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp” và “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
năm 1992…”. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói
chung và tổ chức bộ máy quyền lực nhà nƣớc nói riêng đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu của các nhà luật học, chính trị học và các nhà lãnh đạo nƣớc ta. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu lại thƣờng tập trung vào sự đổi mới, hoàn thiện
của cơ quan quyền lực nhà nƣớc và bộ máy hành pháp. Trong khi đó, thực tế đã
chứng minh, thiết chế Nguyên thủ quốc gia ngày càng có vai trị quan trọng trong
cơ chế vận hành của bộ máy quyền lực nhà nƣớc. Bởi lẽ, ở nƣớc ta, Nguyên thủ
quốc gia không chỉ đơn thuần là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc mà còn đƣợc xác định
là cơ quan điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc
khác. Chế định Nguyên thủ quốc gia là một trong những phƣơng tiện quan trọng
1


để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo nhà nƣớc và xã hội, là “giá đỡ cuối cùng” cho
những khiếm khuyết, thiếu sót có thể xảy ra trong hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc. Với ý nghĩa trên, việc nghiên cứu mơ hình Ngun thủ quốc gia trong các
chính thể nhà nƣớc trên thế giới cũng nhƣ chế định Nguyên thủ quốc gia trong các
bản Hiến pháp trƣớc đây và Hiến pháp hiện hành ở nƣớc ta là điều không thể thiếu
nếu muốn hoàn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chế định Nguyên thủ quốc
gia – Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta xác định nhu cầu đổi mới, hoàn thiện chế
định Nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1992, đã có một số cơng trình nghiên
cứu riêng về vấn đề này: Nguyễn Văn Hải (2003), Chế định Chủ tịch nước theo
Hiến pháp 1946 – Sự kế thừa và phát triển qua các bản Hiến pháp Việt Nam,
Luận văn cử nhân Luật trƣờng Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Hải Châu

(2006), Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các bản
Hiến pháp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học trƣờng Đại học thành phố Hồ Chí
Minh; Lê Thị Nga (2011), Chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật trƣờng Đại học thành phố
Hồ Chí Minh;… Ngồi ra, cịn một số bài viết liên quan đến Nguyên thủ quốc gia
nhƣ: Vũ Văn Nhiêm, Bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 7; TS. Đỗ Minh Khơi, Định hướng hồn thiện chế định
Ngun thủ quốc gia trong Hiến pháp 1992: Phân tích từ lý luận và thực tiễn trên
thế giới, Lê Đình Tuyến, Quyền lập pháp của Chủ tịch nước, Tạp chí Nhà nƣớc
pháp luật số 7/2001; Ths. Cao Vũ Minh, Hiến pháp mới với vị trí, vai trị của
Ngun thủ quốc gia – Chủ tịch nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22(207),
tháng 11/2011…
Tuy nhiên, những cơng trình này, khi thì thiên về chế định Nguyên thủ quốc
gia theo Hiến pháp năm 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp Việt Nam, khi thì
chỉ mới dừng lại ở một bài viết chứ chƣa đi chuyên sâu nghiên cứu dƣới dạng một
đề tài. Tổng quan lại, chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về các thiết
2


chế Nguyên thủ quốc gia trên thế giới và đã từng ở Việt Nam trƣớc đó để đƣa ra
đƣợc một cái nhìn bao qt nhất về tồn bộ chế định Nguyên thủ quốc gia, từ đó
rút ra những ƣu và nhƣợc làm tiền đề cho những sự đổi mới, hoàn thiện chế định
này ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, sự hình thành và phát triển của
Nguyên thủ quốc gia và chế định Nguyên thủ quốc gia; nghiên cứu về các mơ hình
Ngun thủ quốc gia trong các chính thể nhà nƣớc hiện nay; nghiên cứu về các
chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam lần lƣợt qua các bản Hiến pháp 1946,
1959, 1980 và đặc biệt tập trung nghiên cứu, đánh giá chế định Nguyên thủ quốc

gia theo Hiến pháp hiện hành, từ đó đƣa ra kiến nghị hồn thiện chế định Nguyên
thủ quốc gia hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dừng lại ở những vấn đề mang tính lý luận về thiết chế
Nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể nhà nƣớc đã đƣợc ghi nhận.
Đối với chế định Nguyên thủ quốc gia trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đề tài
nghiên cứu dựa trên các bản Hiến pháp và những văn bản pháp lý có liên quan
trực tiếp.
Mục đích nghiên cứu:
-

Làm rõ khái niệm và đặc điểm của Nguyên thủ quốc gia.

-

Tìm hiểu các đặc tính cơ bản của các mơ hình Ngun thủ

quốc gia trên thế giới; đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của mỗi mơ hình.
-

Phân tích đi đến làm sáng tỏ các quy định của chế định

Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam và đi đến nhận biết về mô hình
Nguyên thủ quốc gia trong từng thời kỳ.
-

Rút ra đƣợc thực trạng chế định Nguyên thủ quốc gia hiện

nay: những thành tựu và vấn đề cịn tồn tại, từ đó đƣa ra đƣợc những
kiến nghị hoàn thiện.


3


4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài tiếp nối các cơng trình nghiên cứu trƣớc đó về chế định Nguyên thủ
quốc gia Việt Nam với những tổng hợp, phân tích, đánh giá các khía cạnh lý luận,
pháp lý và thực tiễn về chế định Nguyên thủ quốc gia.
Đề tài góp phần về mặt khoa học pháp lý trong việc hoàn thiện chế định
Nguyên thủ quốc gia hiện nay ở thời kỳ đổi mới và hội nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng xem xét chúng trong sự vận động
và phát triển với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, các văn kiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tài liệu liên quan đến Nguyên thủ quốc gia ở
các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, các phƣơng pháp khác mà tác giả sử dụng là phƣơng pháp tồng
hợp, phân tích, thống kê, so sánh, liệt kê, đối chiếu,…
6. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm Mục lục, Lời mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài
liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung gồm có:
-

Chương I: Một số vấn đề lý luận về chế định Nguyên thủ

quốc gia
-

Chương II: Chế định Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp


hiện hành – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
Cuối cùng, do khả năng và thời gian còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Vì thế tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các
thầy cơ và sự đóng góp từ phía các bạn sinh viên để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

4


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
Khái niệm chế định Nguyên thủ quốc gia
1.1.1

Khái niệm Nguyên thủ quốc gia

Bất kỳ một tổ chức nào dù là tổ chức kinh tế, chính trị hay xã hội thậm chí
chỉ là một nhóm ngƣời cùng làm việc chung với nhau cũng phải có ngƣời đứng
đầu. Với ý nghĩa là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một cấu trúc
phức tạp thì Nhà nƣớc càng cần phải có một ngƣời đứng đầu. Ngƣời đứng đầu nhà
nƣớc ở mỗi quốc gia trên thế giới đƣợc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ
Tổng thống, Hoàng đế, Vua, Chủ tịch nƣớc, Nữ hoàng, Quốc trƣởng, Đoàn chủ
tịch, Hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nƣớc… nhƣng xét về vị trí và vai trị trong
hệ thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc thì nó có tên gọi chung là “Nguyên thủ quốc
gia”.
Xét về mặt ngữ nghĩa, “nguyên thủ” là một từ Hán Việt có nghĩa là ngƣời
đứng đầu một nƣớc1. Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu của một quốc gia.
Cách hiểu này cũng giống với cách định nghĩa trong Từ điển luật học. Theo Từ
điển luật học: “Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước (quốc gia) để

đại diện cho nhà nước ấy cả về đối nội và đối ngoại” 2.
Từ hai định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của Nguyên thủ quốc
gia nhƣ sau:
-

Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc:

Trƣớc hết, cần phân biệt nói “Ngun thủ quốc gia là người đứng đầu…”
khơng có nghĩa là Nguyên thủ quốc gia chỉ có thể là cá nhân. “Ngƣời” ở đây đƣợc
hiểu có thể là cá nhân hoặc là tập thế. Trên thực tế, ở một số nƣớc, Nguyên thủ
quốc gia còn đƣợc biết đến dƣới hình thức tập thể. Điển hình nhƣ Hội đồng Nhà
nƣớc ở Việt Nam trƣớc đây hay Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao.

1

Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng 2006, tr.694.
Từ điển luật học, Viện khoa học pháp lý Bộ Tƣ pháp, NXB Từ điển bách khoa- NXB Tƣ pháp 2006 ,
tr.570.
2

5


Thứ hai, vị trí pháp lý của Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc là
“đứng đầu nhà nƣớc”. Điều này không đồng nghĩa với việc Nguyên thủ quốc gia
là ngƣời có quyền lực nhà nƣớc cao nhất hay ở vị trí cao nhất. “Đứng đầu nhà
nước” đƣợc hiểu theo nghĩa đại diện, biểu trƣng, thay mặt nhà nƣớc về đối nội,
đối ngoại.
Thứ ba, Nguyên thủ quốc gia tƣợng trƣng cho sự bền vững, thống nhất và
trƣờng tồn của một quốc gia, cho khối đoàn kết dân tộc, đại diện cho quốc gia dân

tộc trong các quan hệ quốc tế. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất
của Nguyên thủ quốc gia.
Cần phân biệt tính đại diện, biểu trƣng của Nguyên thủ quốc gia với những
trƣờng hợp cũng mang tính đại diện cho quốc gia khác nhƣ trong ngoại giao, có
Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao hay Trƣởng đoàn ngoại giao đi đàm phán, ký kết các
hiệp định với nƣớc ngoài; hoặc các Đại sứ tại cơ quan lãnh sự ở nƣớc ngồi…
Những ngƣời này cũng đóng vai trò đại diện cho quốc gia khi tham gia vào quan
hệ quốc tế. Thế nhƣng, việc đại diện của họ mang tính nhất thời hoặc là quyền hạn
phái sinh, thừa quyền trong một lĩnh vực, một tình huống, trƣờng hợp nhất định.
Còn Nguyên thủ quốc gia là đại diện cho nhà nƣớc trong cả lĩnh vực đối nội, đối
ngoại. Chức năng đại diện của Nguyên thủ quốc gia là chức năng chủ yếu đƣợc
ghi nhận trong các văn bản pháp lý cao nhất, thơng thƣờng là Hiến pháp. Đây
cũng chính là cách hiểu theo khái niệm của PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng Dung
đề cập trong Tìm hiểu pháp luật- Luật Hiến pháp so sánh. Cụ thể, PGS.TS đã định
nghĩa: “Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà
nước về mặt đối nội và đối ngoại; về nguyên tắc đều đại diện tượng trưng cho sự
bền vững và tập trung của nhà nước.”
-

Chức năng cơ bản của Nguyên thủ quốc gia là thay mặt cho

nhà nƣớc về đối nội, đối ngoại. Điều đó có nghĩa là Nguyên thủ quốc
gia đại diện cho quốc gia, dân tộc trong quan hệ quốc tế và trong nƣớc;
đại biểu cho khối đoàn kết dân tộc, cho sự thống nhất quốc gia và tồn
vẹn lãnh thổ; bảo đảm lịng tin của nhân dân vào chế độ hiện hành.
Chức năng ấy đƣợc cụ thể hóa bằng những thẩm quyền mà pháp luật
từng nƣớc trao cho Nguyên thủ quốc gia về mặt đối nội và đối ngoại. Sự
6



khác biệt về quy định của mỗi nƣớc đã dẫn đến việc có Nguyên thủ
quốc gia nắm trong tay rất nhiều quyền hạn, chẳng hạn Tổng thống Mỹngƣời đƣợc biết đến với nhiều danh xƣng nhƣ “ông vua quyền lực”,
“Tổng thống của các tổng thống”, “Nguyên thủ của các nguyên thủ”
nhƣng cũng có những Nguyên thủ mà quyền lực của họ chỉ mang tính
chất đại diện chủ yếu, đƣợc coi là các vị vua “trị vì nhƣng khơng cai trị”
nhƣ Nữ hoàng Anh hay Hoàng đế Thái Lan…
Theo quan điểm của tác giả, việc chúng ta đánh giá một Nguyên thủ quốc gia
có thực quyền hay chỉ mang tính đại diện là do chúng ta đã đánh đồng chức năng
Nguyên thủ quốc gia với các chức năng khác. Chức năng cơ bản và truyền thống
của Nguyên thủ quốc gia nhƣ đã nói ở trên là thay mặt nhà nƣớc về đối nội, đối
ngoại. Đây là chức năng mà bất kỳ Ngun thủ quốc gia nào cũng có. Cịn tuỳ
thuộc quy định mỗi nƣớc mà Nguyên thủ quốc gia có thể kiêm nhiệm thêm những
vị trí, vai trị khác dẫn đến việc Nguyên thủ quốc gia ở nƣớc này có quyền lực
nhiều hơn, mạnh mẽ hơn ở nƣớc khác. Ví dụ, những nƣớc theo chế độ Cộng hòa
Tổng thống, bên cạnh chức năng Nguyên thủ quốc gia- “ngƣời đại diện” thì
Nguyên thủ quốc gia còn là ngƣời đứng đầu cơ quan hành pháp và ngƣời ta hay
nói Nguyên thủ quốc gia ở những nƣớc này có “thực quyền”; trong khi những
nƣớc theo chế độ Quân chủ lập hiến, Nguyên thủ quốc gia chỉ đơn thuần là ngƣời
“đại diện”, mang tính biểu trƣng nên ngƣời ta cho rằng nó khơng có “thực quyền”.
Trên thế giới, Nguyên thủ quốc gia đƣợc biết đến với nhiều tên gọi khác
nhau. Cách thức gọi tên ngƣời đứng đầu quốc gia nhƣ thế nào là tùy thuộc vào
hình thức chính thể của quốc gia đó. Ví dụ ở những quốc gia có hình thức chính
thể Qn chủ lập hiến nhƣ Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban
Nha… thì Ngun thủ quốc gia là Vua (Hồng đế, Quốc trƣởng); những quốc gia
theo hình thức chính thể Cộng hòa Nghị viện (hay còn gọi là cộng hòa đại nghị)
nhƣ Ý, Cộng hòa liên bang Đức, Ấn Độ, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… và chính thể cộng
hịa tổng thống điển hình nhƣ Mỹ, Agrentina, Mê-xi-cơ, Hàn Quốc… thì Nguyên
thủ quốc gia đƣợc biết đến với tên gọi là Tổng thống3. Còn đối với những quốc gia

3


PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại- Lý luận và thực tiễn, NXB.Tƣ pháp
Hà Nội 2010, tr.44
7


theo chính thể Cộng hịa xã hội chủ nghĩa nhƣ Trung Quốc, Lào, Cuba… thì
Nguyên thủ quốc gia nếu là cá nhân sẽ có tên gọi là Chủ tịch nƣớc, nếu do tập thể
đảm nhiệm sẽ có tên là Đồn Chủ tịch hoặc Hội đồng Nhà nƣớc. Riêng Va-ticăng, Nguyên thủ quốc gia chính là Giáo hồng.
Ngun thủ quốc gia ở Việt Nam theo quy định của Hiến pháp hiện hành có
tên gọi là Chủ tịch nƣớc. Cịn các chức danh khác nhƣ Tổng Bí thƣ (ngƣời đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam), Thủ tƣớng (ngƣời đứng đầu Chính phủ), Chủ tịch
Quốc hội (ngƣời đứng đầu Quốc hội) mặc dù đều là các chức vụ cao cấp trong bộ
máy nhà nƣớc nhƣng không đƣợc xem là Nguyên thủ quốc gia. Có sự phân biệt
này là bởi lẽ hiện nay, nhiều ngƣời thƣờng nhầm lẫn những chức danh này với
Nguyên thủ quốc gia. Thậm chí, các quốc gia khác trong quá trình đón tiếp cũng
thƣờng khơng phân định đƣợc. Điển hình nhƣ sáng ngày 6/12/2011, nhận lời mời
của Quốc vƣơng Norodom Sihamoni, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng và đồn đại
biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị
cấp Nhà nƣớc Vƣơng quốc Campuchia. Lễ đón chính thức Tổng Bí thƣ đã đƣợc tổ
chức trọng thể tại Hoàng cung theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc
gia. Điều này có thể xuất phát từ sự tôn trọng của nƣớc bạn dành cho vị Tổng Bí
thƣ của nƣớc ta nhƣng về nguyên tắc, việc áp dụng nghi thức đón tiếp này là chƣa
chính xác.
Nhƣ vậy, Nguyên thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà
nƣớc về mặt đối nội, đối ngoại, đại diện cho sự đoàn kết của quốc gia, dân tộc và
sự bền vững, tập trung của bộ máy nhà nƣớc. Đó là một vị trí khơng thể thiếu
trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc từ xƣa đến nay.
1.1.2 Khái niệm chế định Nguyên thủ quốc gia
Để hiểu rõ khái niệm “chế định Nguyên thủ quốc gia”, trƣớc hết, ta đi làm rõ

khái niệm “chế định pháp luật”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, chế định là tồn bộ nói chung những quan hệ pháp
lý đƣợc quy định thành một vấn đề. Theo Từ điển luật học, chế định pháp luật là
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau
trong phạm vi một ngành luật. Nhƣ vậy, chế định pháp luật là bao gồm các quy

8


phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan
hệ xã hội tƣơng ứng4.
Địa vị pháp lý của Nguyên thủ quốc gia cho phép các nhà làm luật khái qt
hóa vị trí, mơ hình, vai trò và mối quan hệ của Nguyên thủ quốc gia với các cơ
quan nhà nƣớc thông qua các quy định của pháp luật. Với tƣ cách ngƣời đứng đầu
nhà nƣớc, các vấn đề về Nguyên thủ quốc gia đƣơng nhiên phải đƣợc quy định
trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đó là Hiến pháp. Hiến pháp thành văn
của các nƣớc thƣờng dành một chƣơng, phần riêng để nói về Ngun thủ quốc gia.
Ví dụ chế định Ngun thủ quốc gia của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa nằm ở Phần 2 của Chƣơng III; Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
khơng có chƣơng, phần mà chia thành các điều khoản, trong đó, Điều 2 đƣợc dành
riêng cho Nguyên thủ quốc gia… Nếu không, chế định Nguyên thủ quốc gia sẽ
đƣợc quy định thành một đạo luật ở những nƣớc khơng có Hiến pháp thành văn
nhƣ Anh. Tập hợp những quy định pháp luật về trình tự bầu cử, thẩm quyền, các
mối quan hệ của ngƣời đứng đầu bộ máy nhà nƣớc đƣợc gọi là chế định Nguyên
thủ quốc gia.
Tóm lại, chế định Nguyên thủ quốc gia là tổng thể các quy định pháp luật về
Nguyên thủ quốc gia bao gồm: tên gọi, vị trí, vai trị, cách thức thành lập, quy
trình thành lập, thẩm quyền, chế độ đãi ngộ, chế độ chịu trách nhiệm cũng nhƣ
mối quan hệ với các cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp khác… Chế định
Nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Tại Việt

Nam, chế định Nguyên thủ quốc gia (hay còn gọi là chế định Chủ tịch nƣớc) hiện
nay đƣợc quy định tại chƣơng VII- Hiến pháp năm 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung
năm 2001. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp Việt Nam,
quy định về vị trí, cách thành lập, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ chịu
trách nhiệm của chức danh Chủ tịch nƣớc.

4

Giáo trình lý luận nhà nƣớc và pháp luật của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), NXB. Tƣ pháp, tr.402.
9


1.2 Sự hình thành và phát triển của Nguyên thủ quốc gia, chế định Nguyên
thủ quốc gia.
Xét về bản chất, Nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần túy của nhà
nƣớc tƣ bản5. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là Nguyên thủ quốc gia chỉ bắt
đầu xuất hiện từ thời kỳ các nhà nƣớc tƣ bản mà từ trƣớc đó rất lâu, ngƣời ta đã
thấy có vai trị của ngƣời đứng đầu cũng nhƣ bóng dáng của Nguyên thủ quốc gia.
Thời kỳ công xã nguyên thủy, xã hội lồi ngƣời đƣợc tổ chức dƣới hình thức
các bộ lạc và thị tộc. Do chƣa có Nhà nƣớc nên có thể nói cũng chƣa có Nguyên
thủ quốc gia. Tuy nhiên, thời kỳ này đã xuất hiện những vị trí đứng đầu bộ lạc, thị
tộc đó. Cụ thể, đứng đầu thị tộc là Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức
quyền lực cao nhất của thị tộc, nắm trong tay quyền quyết định đến những vấn đề
quan trọng của thị tộc. Nhƣng quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mới
chỉ là quyền lực xã hội, chƣa mang tính giai cấp. Quyền lực đó do tồn bộ xã hội
tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng.
Nhiều thị tộc hợp lại tạo thành Bào tộc. Đứng đầu bào tộc là Hội đồng bào
tộc với quyền lực đƣợc tập trung ở mức cao hơn. Mặc dù phần lớn công việc của
bào tộc do hội nghị tất cả các thành viên của bào tộc quyết định nhƣng trong một
số trƣờng hợp nhất định lại chỉ do Hội đồng bào tộc quyết định. Cao hơn bào tộc

là Bộ lạc với cách thức tổ chức quyền lực tƣơng tự. Theo truyền thuyết, vào
khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, tại lƣu vực sơng Hồng Hà- Trung Quốc có nhiều bộ
lạc nổi tiếng nhƣ Hoàng Đế, Đƣờng Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ… Qua quá trình
đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc
lớn mạnh do Đƣờng Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lƣợt đƣợc bầu làm thủ lĩnh6.
Nhƣ vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, mặc dù tổ chức xã hội còn đơn
giản, quyền lực và vai trò của “Nguyên thủ quốc gia” đƣợc trao cho một tổ chức,
nhóm ngƣời đại diện của cộng đồng nhƣng trong tổ chức và nhóm ngƣời đó dần
dần nổi lên một cá nhân nhƣ những thủ lĩnh có vai trị đại diện cho cả cộng đồng,
là tiếng nói chung mang tính quyết định của tập thể. Đây chính là nền tảng của
Nguyên thủ quốc gia sau này.
5

Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008,
tr.363.
6
Gíao trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, ĐH Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân 2003, tr.30.
10


Khi lực lƣợng sản xuất phát triển không ngừng kéo theo sự thay đổi về
phƣơng thức sản xuất, đòi hỏi con ngƣời phải có sự phân cơng lao động. Trải qua
hai lần phân cơng lao động, xã hội lồi ngƣời từ khơng biết đến mâu thuẫn nội tại
đã hình thành nên một xã hội mới với sự phân chia các lực lƣợng thành các giai
cấp khác nhau, đối lập về lợi ích, ln cạnh tranh gay gắt với nhau. Để giải quyết
mâu thuẫn ấy, nhu cầu cần thiết là phải có một tổ chức đứng ra dập tắt các cuộc
xung đột giữa các giai cấp ấy. Tổ chức đó chính là nhà nƣớc và nhà nƣớc ra đời. Ở
những nhà nƣớc sơ khai đầu tiên (nhà nƣớc Aten, Rô-ma, nhà nƣớc của ngƣời
Giéc- manh), ngƣời đứng đầu đƣợc gọi là Vua. Ví dụ nhƣ đứng đầu vƣơng quốc
Slav thế kỷ thứ 7 là vị vua Samo, đƣợc biết đến với cái tên “Đế chế của vua

Samo” hay “Vƣơng quốc của vua Samo”.
Bƣớc sang thời kỳ nhà nƣớc chủ nô, ở các nƣớc phƣơng Đơng cổ đại với
hình thức chính thể phổ biến là chính thể quân chủ chuyên chế, ngƣời đứng đầu
nhà nƣớc Vua. Các vị Vua phƣơng Đông đƣợc xem là đấng thiêng liêng bất khả
xâm phạm với quyền lực khơng bị hạn chế dƣới bất kỳ hình thức nào và đƣợc
truyền từ đời này qua đời khác theo ngun tắc cha truyền con nối. Trong khi đó,
ở hình thức nhà nƣớc chủ nô thuộc chế độ nô lệ cổ điển (chế độ nơ lệ Hy – La) thì
đa dạng và dân chủ hơn. Ở nhà nƣớc La Mã hay nhà nƣớc Spác, ngƣời đứng đầu
là hai “vua”. Tuy nhiên, quyền lực của các Vua lại bị hạn chế bởi một Hội đồng
gồm năm ngƣời do Đại hội nhân dân bầu ra7.
Nhà nƣớc phong kiến là kiểu nhà nƣớc thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà
nƣớc chủ nô bị tuyệt vong. Đứng đầu nhà nƣớc phong kiến là vua với quyền lực
rất lớn trong tay và cũng đƣợc duy trì theo nguyên tắc cha truyền con nối. Ở thời
kỳ này, vai trò đứng đầu của nhà vua đƣợc thể hiện rất rõ nét thông qua quyền hạn
gần nhƣ tuyệt đối của các ông vua. Nhà vua nắm trong tay cả ba quyền lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp, thống lĩnh quân đội, ra các quyết sách về đối ngoại và thậm
chí ta cịn thấy việc nhà vua trực tiếp tiếp đón các phái đồn ngoại giao đến thăm.
Mặc dù ở thời kỳ phong kiến phân quyền cát cứ, quyền lực thực sự nằm trong tay
các lãnh chúa nhƣng về mặt hình thức, nhà vua vẫn là ngƣời đứng đầu đất nƣớc.

7

Gíao trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, ĐH Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân 2003, tr.94.
11


Nhà nƣớc tƣ sản là kiểu nhà nƣớc bóc lột cuối cùng trong lịch sử các kiểu
nhà nƣớc. Về mặt lý luận, giai cấp tƣ sản ln tìm mọi cách để che đậy bản chất
giai cấp của nhà nƣớc tƣ sản, chứng minh tính nhân dân của nhà nƣớc này. Chính
vì thế, ở kiểu nhà nƣớc này, ta khơng cịn thấy hiện tƣợng quyền lực đƣợc tập

trung một cách tuyệt đối trong tay của một cá nhân nào mà quyền lực nhà nƣớc có
sự phân chia theo học thuyết phân quyền do L. Môngtexkiơ xây dựng vào thế kỉ
XVIII ở Pháp. Phƣơng châm của học thuyết này là “dùng quyền lực nhà nước để
hạn chế quyền lực nhà nước”. Theo nguyên tắc phân chia quyền lực này, quyền
lực nhà nƣớc tƣ sản đƣợc chia thành ba nhánh cho lập pháp, hành pháp và tƣ pháp
thay vì tập trung trong tay nhà vua nhƣ ở chế độ phong kiến. Theo đó, ba cơ quan
thực hiện ba quyền đó là Nghị Viện, Chính Phủ và Tịa án. Ba cơ quan này độc lập
với nhau, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Cho nên, khi Cách mạng tƣ sản thành
công, chế độ Đại nghị đƣợc xác lập, về nguyên tắc, Nghị viện đứng đầu nhà nƣớc
nhƣng giai cấp tƣ sản đã bảo lƣu thiết chế nhà vua hoặc lập ra thiết chế tƣơng tự
để thực hiện mục đích chính trị của mình. Ngun thủ quốc gia tồn tại trong nhà
nƣớc nhƣ sự biểu trƣng của dân tộc, là hình ảnh nhằm mục đích tập hợp lịng tin
và sự tín nhiệm đối với Chính Phủ từ dân chúng8. “Quyền lực vô hạn của sự giàu
có trong chế độ cộng hịa dân chủ sở dĩ trở thành chắc chắn hơn là vì nó khơng lệ
thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái vỏ chính trị xấu xa của
chủ nghĩa tư bản. Chế độ cộng hịa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể
có được của chủ nghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tốt nhất ấy thì giai
cấp tư sản nâng nó để xây dựng quyền lực của mình”9 và “Nền cộng hịa đã trần
tục hóa những cái mà các nền quân chủ kia đã chân thành hóa. Nó đã bỏ những
danh hiệu thần thánh của những lợi ích giai cấp thống trị, mà thay chính bằng
những danh hiệu riêng tư sản”10.
Tùy thuộc từng quốc gia với hình thức chính thể khác nhau mà Nguyên thủ
quốc gia có tên gọi và quyền hạn khác nhau, thực quyền hoặc quyền lực chỉ mang
tính đại diện. Ở những nƣớc tƣ sản theo chính thể quân chủ, Nguyên thủ quốc gia

8

Lê Thị Hải Châu, Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và sự phát triển qua các hiến pháp
Việt Nam- luận văn Thạc sĩ luật học, tr.2
9

V.I Lê Nin, Toàn tập, tập 33, NXB. Tiến Bộ.
10
C. Mác và Anghel: Tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, Tập 22, tr.290- 291.
12


là Vua (Hồng đế, Nữ hồng…) tồn tại “trị vì chứ khơng cai trị”. Vị trí tƣợng
trƣng này ở nhiều nƣớc cịn quy định thành văn trong Hiến pháp: “Hồng đế là
biểu tượng hiện thân cho Quốc gia, là biểu tượng thống nhất của toàn thể nhân
dân Nhật Bản, đại diện cho ý chí của tồn thể nhân dân giữ quyền tự quyết của
đất nước” (Điều 1- Hiến pháp Nhật Bản). Những nƣớc tƣ sản theo chính thể cộng
hịa thì lại tạo lập ra một cơ cấu mới là Tổng thống có vị trí tƣơng tự nhƣ vua
nhƣng khơng cịn chuyên chế (nguyên thủ) theo đúng nguyên nghĩa của từ này mà
chức năng nguyên thủ do ba cơ quan: Nghị viện, Chính phủ và Nguyên thủ quốc
gia cùng thực hiện11.
Cùng với sự thắng lợi của Cách mạng tƣ sản, Hiến pháp ra đời với tƣ cách là
văn bản pháp lý chính thức ghi nhận việc chia sẻ, phân chia quyền lực nhà nƣớc
giữa các lực lƣợng trong giai cấp thống trị, đánh dấu sự rút lui khỏi vũ đài chính
trị của giai cấp phong kiến cùng chế độ cai trị độc đốn, chun quyền của nó. Và
vì nó quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền lực nhà nƣớc bao gồm các
cơ quan then chốt, các vị trí trọng yếu của bộ máy nhà nƣớc mới nên không thể
thiếu là các quy định liên quan đến Nguyên thủ quốc gia. Điều đó dẫn đến việc
hình thành chế định Nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp tƣ sản.
Ý tƣởng về một xã hội cơng bằng, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu. Ý
tƣởng đó đã mở đƣờng cho tƣ tƣởng về xã hội chủ nghĩa. Những tiền đề kinh tế,
chính trị- xã hội đã tạo điều kiện cho cách mạng vô sản nổ ra. Sự thành công của
cách mạng vô sản đã đƣa đến sự hình thành của các nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Trong nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mặc dù nó là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân
nhƣng khơng có nghĩa là nó khơng có một ngƣời đứng đầu với vai trò Nguyên thủ
quốc gia. Về nguyên tắc, thiết chế Nguyên thủ quốc gia là không cần thiết bởi

chức năng Nguyên thủ quốc gia thực chất đã thống nhất trong chức năng của Quốc
hội. Một số quốc gia xã hội chủ nghĩa lƣu giữ thiết chế Nguyên thủ quốc gia do
truyền thống lịch sử song Nguyên thủ quốc gia trở thành thiết chế phái sinh từ cơ
quan quyền lực cao nhất. Sự hiện diện của Nguyên thủ quốc gia phần nhiều là do
thông lệ quốc tế- để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nƣớc có
tính long trọng, hình thức và trong chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động
11

Gíao trình Luật hiến pháp Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân 2008, tr.363- 364.
13


của các cơ quan trong cơ chế nhà nƣớc12. Nguyên thủ quốc gia trong nhà nƣớc Xã
hội chủ nghĩa cũng rất đa dạng về hình thức: Đồn Chủ tịch Xơ Viết tối cao, Hội
đồng Nhà nƣớc (Ba Lan, Bungari, Cuba, Rumani), Hội đồng chủ tịch nƣớc
(Hungari), Đoàn Chủ tịch Quốc hội (Anbani), Chủ tịch nƣớc… Và học tập các nhà
nƣớc tƣ sản trƣớc đó, các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận vị trí, vai trị,
nhiệm vụ và quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong đạo luật gốc, văn bản pháp
lý có giá trị cao nhất của mình là Hiến pháp để tạo cơ sở, làm tiền đề cho Nguyên
thủ quốc gia đƣợc tồn tại và hoạt động thơng suốt, có hiệu quả trên thực tế.
Nhƣ vậy, xun suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của lồi
ngƣời, kể từ khi con ngƣời có ý thức sống ổn định, vai trò của ngƣời đứng đầu đã
đƣợc đặt ra. Trải qua các chế độ nhà nƣớc khác nhau, dù ở bất kỳ hình thức nhà
nƣớc nào, khơng phân biệt đó là nhà nƣớc bóc lột hay nhà nƣớc vì dân thì cũng
cần có Ngun thủ quốc gia với vai trị ngƣời đứng đầu, ngƣời đại diện. Đó chính
là sự hình thành và phát triển của Ngun thủ quốc gia. Và cũng với việc ra đời
của Hiến pháp, chế định Nguyên thủ quốc gia cũng xuất hiện và dần hồn thiện
theo thời gian.
1.3 Các mơ hình Ngun thủ quốc gia trên thế giới
Khi đề cập đến Nguyên thủ quốc gia, từ vấn đề về tên gọi đến vị trí, vai trị

cũng nhƣ các đặc điểm, quyền hạn… ta thấy rằng chúng đều liên quan đến hình
thức chính thể của mỗi quốc gia. Có thể nói, chính hình thức chính thể quyết định
đến hình thức, bản chất, nội dung của Ngun thủ quốc gia. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu các hình thức chính thể sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hồn
thiện hơn về mơ hình Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc. Từ đó, ta cỏ
thể trả lời đƣợc câu hỏi vì sao có sự khác biệt giữa Nguyên thủ quốc gia của các
nƣớc trên thế giới và hồn thiện hơn nữa mơ hình Nguyên thủ quốc gia mà Việt
Nam hiện đang áp dụng.
1.3.1 Trong hình thức chính thể qn chủ
Thuật ngữ “qn chủ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “Monosarchy” đƣợc
ghép từ hai từ “Monos” nghĩa là một và “archy” nghĩa là chính quyền.
“Monosarchy” có nghĩa là chính quyền nằm trong tay một ngƣời. Chính thể Quân
12

Sđd, tr.365.
14


chủ là chính thể mà trong đó, quyền lực của nhà nƣớc tập trung toàn bộ (hay một
phần) trong tay ngƣời đứng đầu nhà nƣớc theo nguyên tắc kế thừa.
Chính thể quân chủ đƣợc chia làm nhiều loại, bao gồm:
 Chính thể qn chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể mà Nguyên thủ quốc
gia có quyền lực tối cao, nắm toàn bộ quyền lực nhà nƣớc, quyền lực này khơng bị
giới hạn bởi bất cứ điều gì. Ngun thủ quốc gia thƣờng đƣợc biết đến với tên gọi
Vua, Hoàng đế, Quốc vƣơng, Nữ hồng… và thƣờng đƣợc hình thành bằng con
đƣờng truyền ngơi13.
Mơ hình Qn chủ tuyệt đối này tồn tại phổ biến ở các nhà nƣớc thời kỳ
chiếm hữu nơ lệ và phong kiến. Khi đó, Nhà vua thâu tóm mọi quyền lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp, đứng trên pháp luật, thƣờng gắn kết với tôn giáo và tạo nên
một chính thể quân chủ chuyên chế. Hiện nay, mơ hình này đã khơng cịn phù hợp

với một xã hội dân chủ. Tuy nhiên, trên thế giới hiện vẫn còn bốn nƣớc quân chủ
chuyên chế là Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út, Bru-nây và Tiểu vƣơng quốc Ô-man. Tại
các quốc gia này, những tàn tích phong kiến cịn lƣu lại khá đậm nét trong đời
sống xã hội. Gần đây, mặc dù có một số cải cách dân chủ đƣợc thực hiện nhƣng sự
phát triển của quốc gia vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các “đấng minh quân”. Sự phụ
thuộc này đƣợc chứng minh khi phân tích mối quan hệ giữa Nguyên thủ quốc gia
với cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
-

Trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp: Về lý thuyết, các

nƣớc theo chính thể quân chủ tuyệt đối khơng có cơ quan lập pháp bởi
quyền lập pháp thuộc về Nhà vua. Cơ quan lập pháp nếu có cũng chỉ là
cơ quan tƣ vấn chứ không phải một nhánh quyền lực mang tính đối trọng
với nhà vua. Điển hình nhƣ ở Va-ti-căng, Giáo hồng là Ngun thủ quốc
gia đồng thời là ngƣời có quyền lực cao nhất ở Tịa thánh và nhà nƣớc
Va-ti-căng. Giáo hồng sẽ bổ nhiệm các thành viên Hội đồng Giáo hoàng
làm nhiệm vụ lập pháp với nhiệm kỳ 5 năm. Bên cạnh đó cịn có một Hội
đồng Hồng Y giáo chủ đƣợc lập ra để tƣ vấn cho Giáo hoàng trong vấn
đề soạn thảo các văn bản. Ả-rập Xê-út khơng có cơ quan lập pháp, chỉ có

13

Một vài quốc gia Quân chủ tuyệt đối nhƣ Va-ti-căng- Nguyên thủ quốc gia đƣợc hình thành theo phƣơng
thức bầu bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dƣới 80 tuổi.
15


Hội đồng tƣ vấn mà các thành viên hội đồng do Quốc vƣơng bổ nhiệm.
Hội đồng này khơng có quyền lập pháp hay quyền thành lập, giải tán

Chính phủ. Cịn ở Ơ-man có một cơ quan lập pháp hai viện nhƣng chỉ có
vai trị tƣ vấn. Bru-nây cũng khơng ngoại lệ.
-

Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp: Với việc nắm

trong tay cả ba nhánh quyền lực, điều dễ hiểu là Nhà vua sẽ đứng ở vị trí
lãnh đạo Chính phủ (nếu có). Cũng giống nhƣ trong mối quan hệ với cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp đƣợc lập ra chủ yếu với vai trò cơ
quan giúp việc cho Nhà vua. Ví dụ ở Bru-nây, Nhà vua đƣợc cố vấn bởi
nhiều Hội đồng và một Văn phịng Chính phủ. Quyền lực và ảnh hƣởng
của nhà Sultan- Bruney lớn đến nỗi Chính phủ hầu nhƣ nắm rất ít quyền
hành (không đƣợc phép giải tán cũng nhƣ ấn định ngày bầu cử Nghị
viện). Hay ở Va-ti-căng, Giáo hoàng là ngƣời lãnh đạo Chính phủ của
Thành Va-ti-căng. Các quan chức Chính phủ của Thành Va-ti-căng là
Thủ hiến (có thể xem là Thủ tƣớng Va-ti-căng), Hồng y Ngoại giao
(Ngoại trƣởng), Chủ tịch Ủy ban Nghi lễ Nhà nƣớc Va-ti-căng và
Chƣởng ấn Thành Va-ti-căng đƣợc xem là những “thƣ ký”, “trợ thủ” đắc
lực cho Giáo hồng trong vai trị “Lãnh đạo tối cao Nhà nƣớc Thành Vati-căng”. Những chức danh này đều do Giáo hồng bổ nhiệm và có thể bị
cách chức bởi Ngài bất kỳ lúc nào.
-

Trong mối quan hệ với cơ quan tƣ pháp: Một trong những

biểu hiện của việc Nhà vua nắm quyền tƣ pháp là việc Nhà vua sẽ bổ
nhiệm các chức danh có vai trị quyết định trong cơ quan tƣ pháp nhà
nƣớc. Ví dụ: Các Tịa án ở Va-ti-căng đều là “cánh tay” đắc lực của Tòa
thánh, đứng đầu là một hội đồng do Thƣ ký của Va-ti-căng hay còn đƣợc
biết đến với tên gọi Viên thị thần. Cũng giống nhƣ các quan chức khác,
bản thân Viên thị thần đƣợc bổ nhiệm và bị cách chức bởi Giáo hồng.

Mặc dù có cơ quan tƣ pháp độc lập nhƣng quyền xét xử cuối cùng thuộc
về Nguyên thủ quốc gia (Ả-rập Xê-út, Butan).
Hiện nay, mặc dù dƣới sự ảnh hƣởng của các quốc gia trên thế giới và theo
xu hƣớng dân chủ ngày càng mở rộng, các nhà nƣớc theo chính thể Quân chủ
16


tuyệt đối đã khơng cịn chun quyền nhƣ trƣớc đây nhƣng Nguyên thủ quốc giaNhà vua với quyền lực thâu tóm từ lập pháp, hành pháp và tƣ pháp vẫn thể hiện
sức mạnh và tầm ảnh hƣởng của mình. Bằng chứng là Giáo hoàng Va-ti-căng
cũng nhƣ Quốc vƣơng Ả-rập Xê-út liên tục đƣợc lọt vào danh sách bầu chọn
những ngƣời quyền lực nhất thế giới14.
Vào thế kỷ XVI- XVII, Cách mạng Tƣ sản nổ ra và thành công. Chế độ
phong kiến dần bị xóa bỏ nhƣng hình thức chính thể quân chủ vẫn đƣợc các nhà
nƣớc tƣ sản vận dụng với nhiều sự “cải biên”, từ đó hình thành các loại hình qn
chủ khác nhau.
 Chính thể qn chủ hạn chế (hay còn gọi là Quân chủ lập hiến): là mơ
hình tiến bộ hơn, ở đó tính bảo thủ và quyền lực vô hạn của nhà vua đã bị hạn chế
và nhƣờng chỗ cho những thiết chế khác tiến bộ hơn. Trƣớc hết là Quốc hội- cơ
quan đại diện cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra với vai trị quan trọng là ban
hành luật trong đó có Hiến pháp. Chính Hiến pháp này là cơng cụ hiệu quả để hạn
chế quyền lực của Nguyên thủ quốc gia, đúng nhƣ nhận định “Nhà vua chỉ có
quyền lực thực sự khi khơng có Hiến pháp. Một khi đã có Hiến pháp, thì nhà vua
khơng có quyền lực tuyệt đối như trong chế độ phong kiến”15. Sự ra đời của Hiến
pháp đã hình thành nên cái gọi là “những ơng vua lập hiến”. Quyền hạn của nhà
vua hầu nhƣ chỉ còn là hình thức. Ở hình thức chính thể này, Ngun thủ quốc gia
cũng đƣợc hình thành theo nguyên tắc truyền kế. Những hình mẫu tiêu biểu của
hình thức này có thể kể đến nhƣ Nhật Bản, Anh, Thái Lan, Thụy Điển, Tây Ban
Nha, Đan Mạch…
Hình thức chính thể Qn chủ hạn chế này lại đƣợc chia làm hai loại:



Quân chủ nhị nguyên (hay còn gọi là Quân chủ nhị

hợp): là hình thức chính thể trong đó vị trí của Ngun thủ quốc giaNhà vua vẫn là tối cao nhƣng quyền lực nhà nƣớc về nguyên tắc đƣợc
chia đều cho cả Nhà vua và Nghị viện. Nhà Vua nắm quyền hành
pháp cịn Nghị viện nắm quyền lập pháp. Loại hình nhà nƣớc này tồn
14

Năm 2011, Tạp chí kinh tế và tài chính Forbes đã cơng bố bảng xếp hạng 70 nhân vật quyền lực nhất thế
giới, trong đó đứng thứ 5 là vị Vua của quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, Ả-rập Xê-út,
Abadullah Bin Abdulaziz al Saud và đứng ngay sau đó là Giáo hồng Benedict XVI.
15
PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Bùi Xuân Đức, Luật Hiến pháp của các nước tư bản, Trƣờng Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Luật, 1993, tr.94.
17


tại phổ biến ở thời kỳ đầu của cách mạng tƣ sản hay còn gọi là thời kỳ
quá độ chuyển chính quyền từ tay giai cấp phong kiến sang giai cấp tƣ
sản khi mà giai cấp tƣ sản chƣa đủ mạnh để đánh bại hẳn giai cấp
phong kiến, ví dụ nƣớc Anh vào khoảng thế kỷ XIV, ở Nhật thời kỳ
Hiến pháp 1889 đến tận năm 1947 mới thay đổi. Điều này đã dẫn đến
tình trạng nhà nƣớc tồn tại hai giai cấp thống trị và quyền lực nhà
nƣớc buộc phải chia sẻ giữa hai giai cấp đó. Vị trí và vai trò của
Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc đƣợc thể hiện:
-

Trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp: Nghị viện là

cơ quan nắm quyền lập pháp. Nguyên thủ quốc gia đƣợc coi là

một thành phần của Nghị viện. Nhà Vua khơng có quyền ban hành
các đạo luật nhƣng là ngƣời phê chuẩn luật, ban hành các đạo dụ
để hợp thức hóa luật; khơng có quyền phủ quyết các dự luật của
Nghị viện nhƣng lại là ngƣời quyết định đến sự hình thành của
Chính phủ. Một hình mẫu minh chứng cho mối quan hệ này là mơ
hình nhà nƣớc Kuwait. Theo Hiến pháp, Quốc vƣơng là ngƣời phê
chuẩn các đạo luật, có quyền giải tán hoặc đình chỉ Quốc hội16.
Thậm chí, ngƣời ta thấy nƣớc Nhật thời kỳ Hiến pháp 1889 sau
cuộc cải cách Minh Trị, Thiên hồng khi phê chuẩn một đạo luật
nào đều có tính chất “phê chuẩn tức là làm luật”. Quốc hội Nhật
Bản tuy vẫn có quyền lập pháp nhƣng khơng có quyền quyết
định17. Và giống nhƣ Kuwait hiện nay, Thiên hoàng cũng có
quyền giải tán và triệu tập Hạ nghị viện.
-

Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp: Nguyên

thủ quốc gia là ngƣời đứng đầu Chính phủ. Do đó, Ngun thủ
quốc gia là ngƣời bổ nhiệm Thủ tƣớng và các Bộ trƣởng và các Bộ
trƣởng sẽ chịu trách nhiệm trƣớc cả Nguyên thủ quốc gia lẫn Nghị
viện. Điển hình nhƣ Vƣơng triều Hashemite tại Jordan hiện nay.
Nhà vua là Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Tổng tƣ lệnh quân
16

truy cập lúc 21 giờ 57 ngày 16/7/2012.
PGS.TS.Luật học Nguyễn Đăng Dung, Tìm hiều pháp luật luật Hiến pháp đối chiếu,
NXB.TP.HCM.tr.437.
17

18



đội. Nhà vua có quyền hành pháp thơng qua Thủ tƣớng và Hội
đồng Bộ trƣởng hay Nội các. Tuy nhiên, Nội các vừa chịu trách
nhiệm trƣớc Nguyên thủ quốc gia vừa chịu trách nhiệm trƣớc Hạ
nghị viện.
-

Trong mối quan hệ với cơ quan tƣ pháp: Thông

thƣờng, ở các quốc gia Quân chủ nhị nguyên hiện nay, cơ quan tƣ
pháp là một bộ phận thuộc Chính phủ nên nó cũng đặt dƣới quyền
uy của Nguyên thủ quốc gia mà Jordani là một ví dụ.
Hiện nay, các nƣớc đi theo hình thức chính thể này cịn rất ít. Trong số
khoảng 250 quốc gia trên thế giới chỉ cịn 10 nƣớc thuộc chính thể quân chủ nhị
nguyên đó là: Kuwait, Nepal, Monaco, Ma-rốc, Butan, Barain, Quatar, Jordani và
Tonga.
 Quân chủ đại nghị: Đây là một hình thức phổ biến
của các nƣớc tƣ bản phát triển. Nguyên thủ quốc gia ở các nhà
nƣớc theo hình thức chính thể này vẫn là các vị Hồng đế đƣợc
hình thành theo con đƣờng truyền ngơi. Khác với Qn chủ nhị
ngun, ở mơ hình Qn chủ đại nghị, Ngun thủ quốc gia có vai
trị rất hạn chế cả trong lĩnh vực lập pháp lẫn hành pháp. Điều này
đƣợc thể hiện trong từng mối quan hệ với cơ quan quyền lực nhà
nƣớc nhƣ sau:
-

Trong quan hệ với cơ quan lập pháp: Nghị viện là cơ

quan có quyền lập pháp tối cao. Vai trò của Nguyên thủ quốc gia

trong lĩnh vực này không lớn. Trong quan hệ với Nghị viện,
Nguyên thủ quốc gia đƣợc trao cho một số quyền nhƣ: quyền khai
mạc và bế mạc các kỳ họp của Nghị viện (thƣờng kỳ và khơng
thƣờng kỳ), có quyền triệu tập Quốc hội kể cả những khóa họp bất
thƣờng18. Nguyên thủ quốc gia cũng có thể giải tán Nghị viện
trƣớc thời hạn và có quyền chỉ định bầu cử Nghị viện mới. Điều 6
Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 quy định: “Hồng đế có quyền giải
tán Hạ nghị viện”. Ngun thủ quốc gia khơng chỉ có quyền hạn
18

Điều 6 Hiến pháp Nhật Bản.
19


đối với các kỳ họp của cơ quan lập pháp mà cịn có thẩm quyền
nhất định đối với những dự luật do cơ quan này ban hành. Cụ thể,
Nguyên thủ quốc gia là ngƣời công bố, phê chuẩn các dự luật của
Nghị viện. Trong quá trình xem xét phê chuẩn, Nguyên thủ quốc
gia có quyền trả lại các dự luật đã đƣợc Nghị viện thông qua và
yêu cầu Nghị việc phải thảo luận lại lần hai.
-

Trong quan hệ với cơ quan hành pháp: Thủ tƣớng là

ngƣời đứng đầu hành pháp với quyền lực thực sự. Còn Nguyên thủ
quốc gia chỉ là hành pháp tƣợng trƣng- một phần của hành pháp.
Điều này đƣợc thể hiện trƣớc ở việc Nguyên thủ quốc gia mặc dù
có quyền bổ nhiệm ngƣời đứng đầu Chính phủ, các Bộ trƣởng
nhƣng việc bổ nhiệm này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
Nguyên thủ quốc gia. Điều 6 Hiến pháp Nhật Bản ghi rõ: “Hoàng

đế bổ nhiệm Thủ tướng do Quốc hội tuyển lựa… Xác định việc bổ
nhiệm và bãi chức các Bộ trưởng và công chức khác thể theo pháp
luật hiện hành”. Hay theo quy định ở Anh, chức vụ Thủ tƣớng
thuộc về thủ lĩnh của Công Đảng - là Đảng chiếm đa số ghế trong
Hạ nghị viện Anh. Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 cũng quy định:
“Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng do Quốc nội tuyển lựa” (Điều 6).
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của Nguyên thủ quốc gia rất phụ thuộc
vào Nghị viện đồng thời bị chi phối bởi Chính phủ. Quyền hạn của Ngun thủ
quốc gia thơng thƣờng mang tính thủ tục pháp lý. Ví dụ: Hãy nhìn vào Vƣơng
triều Anh, hiện nay vẫn duy trì nhiều quyền lực, trong đó có quyền lựa chọn một
cơng dân Anh bất kỳ để bổ nhiệm vào chức Thủ tƣớng và giải tán Quốc hội bất cứ
lúc nào Nhà vua muốn nhƣng thực chất, Thủ tƣớng là lãnh tụ phe đa số ở Hạ nghị
viện, còn Quốc hội chỉ bị giải tán theo đề nghị của Thủ tƣớng. Hay đối với quyền
phê chuẩn dự luật, quyền ấy ngày càng bất khả thi và hầu nhƣ khơng đƣợc thực
hiện. Nữ hồng Anne là vị vua cuối cùng hành xử quyền này vào ngày 11/3/1780
khi Nữ hoàng từ chối phê chuẩn dự luật “For the setling of Militia in Scotland”.
Việc yêu cầu Nghị viện thảo luận lại dự luật cũng là dựa trên sự đề nghị, cố vấn từ
phía Chính phủ. Hiến pháp Malaysia cũng quy định đối với quyền công bố của
20


Nhà vua, cụ thể: Nghị viện thơng qua luật thì Vua phải cơng bố, nếu khơng thì sau
30 ngày, dự luật đó đƣơng nhiên có hiệu lực.
-

Trong quan hệ với cơ quan tƣ pháp: công việc xét xử

chủ yếu do Tòa án đảm nhận. Tuy nhiên, Nguyên thủ quốc gia vẫn
có một số quyền hạn, chẳng hạn nhƣ quyền ân xá, đặc xá… Điều 6
Hiến pháp Nhật Bản cũng ghi nhận Hoàng đế đƣợc “sử dụng

quyền ân xá, miễn xá, khơi phục cơng quyền”.
Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia theo thể chế chính trị Quân chủ đại nghị
đều quy định Nguyên thủ quốc gia là ngƣời có vai trị thống lĩnh qn đội. Ví dụ
nhƣ Nữ hồng Anh là Tổng tƣ lệnh quân đội Anh (mặc dù thực quyền này thuộc
về Thủ tƣớng), Nhà vua Thái Lan cũng đƣợc suy tơn giữ vị trí Thống lĩnh các lực
lƣợng vũ trang Thái Lan (Điều 10 Hiến pháp Vƣơng quốc Thái Lan)… Ngồi ra,
Ngun thủ quốc gia cịn có các đặc quyền trong việc đặt và phong các tƣớc vị…
Trên thực tế, Nguyên thủ quốc gia ở các nƣớc Quân chủ đại nghị lại cho thấy
tầm quan trọng vƣợt xa những gì quyền hạn của họ thể hiện, đặc biệt là khi đất
nƣớc hay chế độ chính trị rơi vào khủng hoảng, tê liệt. Ví dụ điển hình nhất để
chứng minh cho vấn đề này là vai trò của Đức vua Thái Lan trong các cuộc đảo
chính của “đất nƣớc chùa vàng” này. Thái Lan vốn là đất nƣớc đƣợc biết đến với
lịch sử chính trị tƣơng đối bất ổn. Khi đó, khơng ít lần các nhà vua Thái đã phải ra
tay can thiệp. Một trong những hình ảnh ấn tƣợng nhất trong thời kỳ trị vì của Đức
vua Bhumibol Adulyadej là khi ông chấm dứt bạo lực năm 1992 chỉ bằng vài từ
nhẹ nhàng với hai đối thủ chính- những ngƣời đã quỳ gối trƣớc ơng. Có thể nói,
uy quyền của các nhà vua Thái ảnh hƣởng tới các sự kiện chính trị về danh nghĩa
có thể chỉ là giới hạn, nhƣng trên thực tế, đứa vua có một sức mạnh to lớn. Sự
kiện ở Tây Ban Nha cũng là một ví dụ điển hình để chứng minh điều đó. Tháng
2/1981, nhóm quân nhân bạo loạn dƣới sự chỉ huy của đại tá Atanio Tejero
Molina đã xơng vào tịa nhà Quốc hội hịng lật đổ chính quyền. Vua Tây Ban Nha
lúc bấy giờ là Carlos đã ra lệnh cho tƣớng Milans Bosch- thủ lĩnh giấu mặt của
đám binh lính tạo phản phải lập tức đầu hàng. Trƣớc thái độ kiên quyết của Hồng
đế, nhóm phiến loạn đã phải rút lui. Sau khi đất nƣớc bình yên trở lại, nhà Vua lại

21


×