Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.71 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

---------KHÓÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ
CON THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

SVTH: HUỲNH NGỌC YẾN LINH
Khóa: 36

MSSV: 1155020116

GVHD: ThS. Trần Thị Hương

TP.HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tác
giả cịn nhận được sự giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tác giả xin gửi
lời cảm ơn đến q thầy cơ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, những người đã
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá trong những năm trên
giảng đường đại học. Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến cơ Trần Thị Hương,
người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm thư viện trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hồn thành khóa
luận.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh
động viên giúp đỡ tác giả khi thực hiện đề tài.


Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Huỳnh Ngọc Yến Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS&TM

Bộ luật dân sự và thương mại

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

TAND

Tịa án nhân dân

THADS

Thi hành án dân sư

BLDS


Bộ luật dân sự


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I ................................................................................................... 5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG .............................. 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng ....................................... 5
1.1.1 Khái niêm cấp dưỡng ............................................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng: ....................................................... 7
1.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con .............................................. 11
1.2.1 Cơ sở hình thành nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con ................ 11
1.2.2 Lịch sử phát triển của chế độ cấp dưỡng cha mẹ và con trong pháp
luật Việt Nam........................................................................................................ 13
1.2.3 Chế định cấp dưỡng giữa cha mẹ và con trong pháp luật nước ngoài17
1.2.3.1 Trong pháp luật Thái Lan ................................................................ 17
1.2.3.2 Trong pháp luật Pháp....................................................................... 18
CHƯƠNG II ................................................................................................ 20
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON THEO LUẬT HƠN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 ...................................................................... 20
2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ cho con ............ 20
2.2 Mức cấp dưỡng...................................................................................... 27
2.3 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ........................................ 29
2.3.1 Cấp dưỡng theo định kỳ ...................................................................... 30
2.3.2 Cấp dưỡng một lần .............................................................................. 31
2.4 Việc thay đổi và tạm ngưng thực hiện cấp dưỡng ............................... 32
2.5 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ............................. 34
2.6 Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con. ............................ 36
CHƯƠNG III .............................................................................................. 38



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHĨA VỤ CẤP
DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON ................................................................... 38
3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ
và con ................................................................................................................... 38
3.1.1 Thực trạng về xác định thời điểm phát sinh và kết thúc việc thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng .............................................................................................. 38
3.1.2 Thực trạng về mức cấp dưỡng ............................................................ 43
3.1.3 Thực trạng về việc từ chối nhận cấp dưỡng nuôi con......................... 44
3.1.4 Thực trạng trong hoạt động thi hành án về cấp dưỡng ...................... 45
3.1.5 Thực trạng khác: .................................................................................. 49
3.2 Giải pháp hoàn thiện đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
.............................................................................................................................. 49
3.2.1 Giải pháp pháp lý ................................................................................ 49
3.2.2 Giải pháp khác .................................................................................... 53
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….55


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là “hạt nhân” của xã hội, là môi trường đầu tiên quan trọng trong
việc ni dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của mỗi con người. Gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong bối
cảnh phát triển hiện nay, tình trạng ly hơn và vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con
ngày càng phức tạp và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Sau những cuộc
hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình
thương và sự chăm sóc của cha mẹ. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của
đất nước, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với vấn đề hơn nhân gia
đình nói chung và cấp dưỡng giữa cha mẹ và con nói riêng.
Luật hơn nhân và gia đình 2014 đã có nhiều điểm thay đổi mới, góp phần

tích cực và quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho con. Thế nhưng, xuất
phát từ những nguyên nhân khác nhau như: bất cập trong một vài quy định của
pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế, ý thức của các
bên trong quan hệ cấp dưỡng dẫn đến sự tương quan giữa các quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng các quy định đó cịn là một khoảng cách lớn. Vì vậy, việc
nghiên cứu tìm ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa cha mẹ và con là hết sức quan trọng và cần thiết.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và
con theo pháp luật hơn nhân và gia đình”. Từ việc đúc kết những kiến thức trong
quá trình học tập và quá trình tìm hiểu pháp luật, đặt trong tương quan yêu cầu
thực tiễn, tác giả mong muốn có thể đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn
nữa quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con đã được một
số tác giả đề cập trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Trong đó, có thể kể
đến một số cơng trình nghiên cứu như:
-

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Vi (2004), “Chế định cấp dưỡng trong
pháp luật dân sự Việt Nam”

1


-

Lê Thị Hồng Thắng (2006), “Những quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và
con sau khi vợ chồng ly hôn”

-


Nguyễn Thị Hoài Trâm (2008), “Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với
con sau ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”

-

Đặng Thị Thanh Nhàn (2012), “Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly
hôn”

-

Lê Huyền Kim (2013), “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi
vợ chồng ly hôn”

-

Dương Thị Hương Ly (2013), “Cấp dưỡng theo pháp luật hơn nhân và gia
đình Việt Nam: Thực trạng và giải pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng”

-

Xa Kiều Oanh (2014), “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi
vợ chồng ly hơn”

Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết phân tích, đánh giá về nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa cha mẹ và con trên một số sách, báo, tạp chí như:
-

“Bàn về chế định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo Luật

hơn nhân gia đình năm 2000” của Phạm Xuân Linh trong Tạp chí dân chủ
và pháp luật (2006).

-

“Về mức cấp dưỡng nuôi con chung trong giải quyết vụ việc ly hôn” của
Th.s Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Duy Phương trong Tạp chí TAND
(2012)…

Mặc dù đã có nhiều bài viết về vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con nhưng
tác giả vẫn lựa chọn đề tài này. Nhìn chung, sự nghiên cứu của các tác giả khác đều
khái quát được vấn đề. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, pháp luật lại có sự thay đổi cho
nên việc nghiên cứu nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo pháp luật hơn
nhân và gia đình là cần thiết. Tác giả với mong muốn đóng góp một phần trong q
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng
của người con.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
 Mục đích nghiên cứu đề tài:

2


Nghiên cứu đề tài: “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo pháp luật
hơn nhân và gia đình”, tác giả hướng đến mục đích sau đây:
Thứ nhất, giúp người đọc tiếp cận tổng quan về nghĩa vụ cấp dưỡng nói
chung và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con nói riêng.
Thứ hai, làm rõ và cụ thể các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ
cấp dưỡng của cha mẹ đối với con
Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật của nghĩa vụ
cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, tác giả hướng người đọc về những vấn đề như:

thực trạng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật, từ đó tác giả đưa ra một số giải
pháp giải quyết vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con. Kết
quả nghiên cứu của tác giả góp phần cải thiện hơn nữa quy định của pháp luật cũng
như sự hiểu biết về pháp luật trong chế định cấp dưỡng nói chung và quan hệ cấp
dưỡng giữa cha mẹ con nói riêng.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con gồm hai mối quan hệ:
-

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con

-

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con là mối quan hệ thường có tranh
chấp và thường xảy ra trên thực tế. Vì vậy, trong nội dung đề tài, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam về nghĩa
vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con trong quan hệ hơn nhân và gia đình giữa cá
nhân là công dân Việt Nam, không đề cập đến quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngồi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp…để làm rõ hơn các quy định pháp luật về cấp
dưỡng cho con, cũng như chỉ ra bất cập, vướng mắc phát sinh trong q trình áp
dụng pháp luật hơn nhân gia đình về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và con, trên cơ
sở đó đưa ra giải pháp và kiến nghị.
5. Kết cấu của khóa luận

3


Ngoài lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
bản án, nội dụng khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng
Chương 2: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo Luật hôn
nhân và gia đình 2014.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa
cha mẹ và con; giải pháp hoàn thiện.

4


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng
1.1.1 Khái niêm cấp dưỡng
Gia đình là một trong những nhân tố cấu thành nên xã hội. Gia đình là một
thực thể hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống, ni dưỡng. Gia đình
đóng vai trị quyết định cho sự hình thành tình cảm giữa các thành viên trong gia
đình. Các thành viên gia đình ln có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc và có trách nhiệm
với nhau. Điều này tồn tại một cách tự nhiên và tất yếu khơng chỉ về mặt tình cảm
mà cịn được cụ thể hóa bởi các quy định của pháp luật. Ví dụ: theo khoản 2 Điều
69 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014), cha mẹ có nghĩa vụ ni
dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Khi cha mẹ sống
chung với con thì cha mẹ thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Khi cha mẹ không
sống chung với con, pháp luật hơn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thay bằng việc nuôi dưỡng, người có nghĩa vụ ni dưỡng phải chu cấp một khoản

tiền hoặc tài sản khác cho người được nuôi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người được nuôi dưỡng. Nói cách khác, khi người có nghĩa vụ ni dưỡng
khơng thực hiện nghĩa vụ này thì họ chuyển sang thực hiện một nghĩa vụ thay thế là
nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam thì “cấp dưỡng là việc cung cấp những thứ
cần thiết cho cuộc sống như cấp dưỡng các cụ già không nơi nương tựa”1.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, “cấp dưỡng là
tạo điều kiện, thường bằng cách cung cấp những thứ cần thiết giúp cho (cơ thể yếu
ớt) có thể phát triển hoặc duy trì sự sống tốt hơn”2.

1

Nguyễn Lân (2006 ), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.258.

2

Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB. HCM, tr.234.

5


Theo Luật HN&GĐ 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng
góp tiền và tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung
với mình mà có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng trong trường hợp
người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo
quy định của Luật này3.
Như vậy, có thể hiểu cấp dưỡng là việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng chu cấp
một khoản tài chính hoặc tài sản nhất định cho những người có mối quan hệ hơn
nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng với mình, những người mà pháp luật quy định

họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, đủ để đảm bảo các nhu cầu sống thiết yếu cho những
người này.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người nhầm lẫn khái niệm nuôi dưỡng và cấp
dưỡng. Cả hai khái niệm đều là những quan hệ gắn liền với tài sản trong pháp luật
HN&GĐ. Song nếu xét về nội hàm và ngữ nghĩa thì chúng khơng đồng nhất và
được dùng trong tình huống khác nhau. Ta cần phân biệt để tránh những nhầm lẫn
khơng đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
của đối tượng cần được bảo vệ. Nhìn chung, căn cứ phát sinh nghĩa vụ ni dưỡng
và cấp dưỡng là giống nhau: đều xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống và
nuôi dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra khi một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng
một người khác do không cùng chung sống với mình, khơng ni dưỡng thì phải
cấp dưỡng cho người đó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó. Các bên sống
chung với nhau thì một bên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Các bên không sống chung với
nhau thì chuyển nghĩa vụ ni dưỡng thành cấp dưỡng.
Ngồi ra, nghĩa vụ ni dưỡng có thể được thực hiện một cách “tập thể”
trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch chi tiêu ngân sách hộ gia đình. Có những
khoản chi nhằm đáp ứng một nhu cầu chung của nhiều người có quyền được nuôi
dưỡng (như mua thức ăn để đáp ứng cho bữa ăn chung của cả gia đình); hoặc có
những khoản chi phí phát sinh do nhu cầu chung của một nhóm người hay một
nhóm nhu cầu trong gia đình. Trái lại, nghĩa vụ cấp dưỡng thường được thực hiện
một cách độc lập, riêng lẻ cho từng đối tượng cụ thể. Người có nghĩa vụ cấp

3

Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014.

6


dưỡng thường phải trích một khoản tiền, lương thực cần thiết để đảm bảo nhu cầu

thiết yếu của người được cấp dưỡng, khoản chu cấp này sẽ được nhập vào khối tài
sản riêng của người được cấp dưỡng và sẽ được chi tiêu theo kế hoạch riêng để
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người đó4.
Từ việc phân tích khái niệm cấp dưỡng và phân biệt khái niệm cấp dưỡng và
ni dưỡng đã giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn, hoàn thiện hơn về cấp
dưỡng cũng như nhận thức được vai trò và ý nghĩa của quan hệ này trong thực tiễn.
1.1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng:
Thứ nhất, quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn
liền với nhân thân
Quan hệ cấp dưỡng là mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa người cấp
dưỡng và người được cấp dưỡng. Trong quan hệ này có sự chuyển giao tài sản từ
bên có nghĩa vụ cấp dưỡng sang bên được cấp dưỡng vì lợi ích của bên được cấp
dưỡng. Như vậy, quan hệ cấp dưỡng được thực hiện thông qua hành vi chuyển giao
tài sản cụ thể, chính vì thế quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ tài sản. Mặt khác,
quan hệ cấp dưỡng được xác lập trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và
quan hệ này gắn liền với mỗi cá nhân riêng biệt. Chính vì vậy, một khi nghĩa vụ này
xuất hiện người phải cấp dưỡng hay thậm chí người được cấp dưỡng cũng khơng
được phép đơn phương hoặc thỏa thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng
nghĩa vụ khác. Có nghĩa là bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dùng
nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như bồi thường thiệt hại; và
cũng không được sử dụng chúng làm biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa
vụ khác. Ví dụ, trong trường hợp người được cấp dưỡng cịn đang nợ người có
nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng khơng được
lấy lý do mình là chủ nợ để bù trừ việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.
Đồng thời, các chủ thể trên cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng cho bất
kỳ ai, nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì phải tự mình
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khơng thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng của mình
cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho mình ngay cả người được

4


Nguyễn Văn Vi (2004), Chế định cấp dưỡng trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ

luật, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.12.

7


cấp dưỡng cũng khơng thể chuyển giao quyền của mình cho người khác vì nghĩa vụ
cấp dưỡng gắn liền với nhân thân của mỗi người trên cơ sở hôn nhân, huyết thống
và nuôi dưỡng. Điều này được khẳng định bởi các quy định của Bộ luật dân sự.
Trước hết, theo quy định của pháp luật dân sự thì bên có quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo
thỏa thuận, trừ trường hợp quyền yêu cầu cấp dưỡng…5 Ngoài ra, pháp luật dân sự
cũng xác định: trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các
nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển giao cho người khác được
thì khơng thể thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác6. Bên cạnh đó, nghĩa vụ cấp
dưỡng cũng được pháp luật liệt kê vào những trường hợp không được bù trừ nghĩa
vụ dân sự.7
Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ có tính tài sản, khơng mang tính
đền bù ngang giá và khơng xảy ra đồng thời
Như đã phân tích ở trên, cấp dưỡng là một quan hệ tài sản. Tuy nhiên, khác
với phần lớn các quan hệ tài sản trong lĩnh vực dân sự, quan hệ cấp dưỡng khơng
mang tính đền bù, ngang giá và không diễn ra đồng thời. Trong các quan hệ dân sự
như hợp đồng mua bán, cho th thì khi có một tài sản chuyển giao từ người này
sang người khác thì cũng sẽ có sự chuyển giao ngược lại với giá trị tương ứng. Tuy
nhiên, đối với quan hệ cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ khơng có sự chuyển giao
ngược lại này. Người được cấp dưỡng nhận tiền hoặc tài sản từ người có nghĩa vụ
cấp dưỡng để duy trì cuộc sống của họ, họ khơng có nghĩa vụ phải trả lại tiền hoặc

các tài sản khác trên nền tảng giá trị tương ứng. Điều này được lý giải bởi yếu tố
người phải cấp dưỡng có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng người được cấp dưỡng.
Đó là nghĩa vụ pháp lý của người cấp dưỡng, nếu họ không trực tiếp thực hiện
nghĩa vụ ni dưỡng thì thế vào đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng8.

5

Điểm a khoản 1 Điều 309 BLDS 2005

6

Khoản 3 Điều 379 BLDS 2005

7

Khoản 3 Điều 381 BLDS 2005

8

Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật HN&GĐ, NXB Hồng Đức- Hội luật gia việt nam,

tr.356.

8


Hơn nữa, quan hệ cấp dưỡng phát sinh giữa các thành viên trong gia đình
trên cơ sở hơn nhân, huyết thống và ni dưỡng. Vì vậy, việc cấp dưỡng giữa các
thành viên trong gia đình xuất phát từ chính tình cảm của người cấp dưỡng với
người được cấp dưỡng và khơng mong muốn hồn lại bằng một giá trị tương đương.

Việc cấp dưỡng này mang tính chất là một biện pháp tương trợ giữa các thành viên
trong gia đình. Một bên trong quan hệ cấp dưỡng là bên được cấp dưỡng khơng thể
tự mình chăm lo cho cuộc sống của mình, ví dụ như khi cha mẹ già yếu khơng có
khả năng lao động thì họ sẽ cần sự giúp đỡ từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Các
chủ thể được cấp dưỡng là những người mà hoàn cảnh hiện tại họ rất cần hỗ trợ vì
các nhu cầu sống thiết yếu là ăn, mặc, ở họ không thể tự lo cho mình được nên khả
năng hồn trả lại là điều không nên đặt ra và không thể đặt ra.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trên cơ sở có đi có lại nhưng khơng diễn
ra một cách đồng thời và ngang giá. Ví dụ: cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi con
chưa thành niên nhưng con chỉ cấp dưỡng cho cha mẹ khi con đã thành niên và có
khả năng lao động. Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình”9, Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc
biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường
hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha
mẹ10; ơng bà nội, ơng bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ơng bà nội, ơng bà
ngoại11; các thành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ,
tơn trọng nhau12. Khi con cịn nhỏ, thì cha, mẹ ni dưỡng, cấp dưỡng cho con. Khi
con đã thành niên, có khả năng lao động, có tài sản để tự ni mình mà cha, mẹ già
yếu khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình thì con sống
chung với cha mẹ phải nuôi dưỡng cha mẹ, con không sống chung với cha, mẹ thì
phải cấp dưỡng cho cha, mẹ.
9

Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ 2014

10


Khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ 2014

11

Điều 104 Luật HN&GĐ 2014

12

Điều 103 Luật HN&GĐ 2014

9


Thứ ba, quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình
trên cơ sở hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Quan hệ hôn nhân, huyết thống, ni dưỡng là cơ sở hình thành, tồn tại và
phát triển của gia đình. Các thành viên gia đình tồn tại mối quan hệ gần gũi, gắn bó.
Quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau vừa mang tính đạo đức vừa mang tính pháp lý.
Trong phạm vi quan hệ cấp dưỡng, họ có quyền và nghĩa vụ tương trợ, chăm sóc lẫn
nhau, đảm bảo cho cuộc sống về vật chất và tinh thần của người cần được cấp dưỡng.
Khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được
thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà
ngoại và cháu; giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo
quy định của Luật này”.
Như vậy, giữa các thành viên trong gia đình như vợ và chồng; cha mẹ con;
anh chị em; ông bà cháu; cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột sẽ có thể phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật HN&GĐ 2014 so với Luật HN&GĐ 2000 đã bổ sung thêm
chủ thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Việc
bổ sung này theo ý kiến cá nhân là cần thiết. Trong thời đại ngày nay, nền tảng gia
đình đang bị “lung lay”, gia đình đang dần mất đi những giá trị tốt đẹp của mình. Con

người nhiều khi quá coi trong đồng tiền và đề cao vai trò cá nhân nên mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình trở nên hình thức, lỏng lẻo, thậm chí bị xem nhẹ.
Vì vậy, việc bổ sung các chủ thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cơ, dì chú, cậu, bác
ruột và cháu ruột hướng tới mục đích củng cố các mối quan hệ gia đình, thắt chặt
thêm tình yêu thương, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý giữa các thành viên trong gia
đình.
Tóm lại, chỉ trong quan hệ giữa vợ chồng; cha mẹ con; anh chị em; cơ, dì,
chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; ơng bà cháu thì quan hệ cấp dưỡng mới phát sinh và
được pháp luật bảo vệ.
Thứ tư, quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định.
Quan hệ cấp dưỡng phát sinh khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ. Xét về bản chất, nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra nhằm tương
trợ, giúp đỡ cho người được cấp dưỡng. Bản thân việc tương trợ bao hàm sự không
đầy đủ của một bên về một phương diện nào đó. Vì vậy, chỉ khi người được cấp
dưỡng ở trạng thái pháp lý như chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng khơng có
10


khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình hoặc họ rơi vào những trường
hợp khó khăn, túng thiếu được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ thì nghĩa vụ cấp
dưỡng mới phát sinh. Ngược lại, khi khơng có các điều kiện đó thì khơng phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bên cạnh đó, một trong những điều kiện để nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh là
khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung. Khi người cấp
dưỡng và người được cấp dưỡng cùng sống chung thì người cấp dưỡng đã trực tiếp
thực hiện những hành vi chăm sóc, ni dưỡng người được ni dưỡng bằng tài sản
của mình, do đó việc cấp dưỡng khơng đặt ra. Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi
người có nghĩa vụ ni dưỡng vì những hồn cảnh nhất định khơng thể trực tiếp
chăm sóc, ni dưỡng người kia, do đó người có nghĩa vụ ni dưỡng phải chu cấp
một số tiền hoặc tài sản nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người cần được

cấp dưỡng, bảo đảm sự sống cịn của người đó.
Tuy nhiên, riêng nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cũng có thể
phát sinh khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng sống chung với nhau
nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Cha mẹ sống chung với con nhưng không
thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con nên việc đặt ra cấp dưỡng cho con là cần thiết,
bảo đảm được quyền lợi của con.
Về nguyên tắc, con chưa thành niên không sống chung với ba mẹ luôn được
cấp dưỡng. Con đã thành niên được cấp dưỡng trong trường hợp khơng có khả năng
lao động, khơng có tài sản để tự ni mình.
1.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
1.2.1 Cơ sở hình thành nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
Về mặt thực tiễn, chế định cấp dưỡng giữa cha mẹ và con là đòi hỏi tất yếu
từ cuộc sống. Trước hết, quan hệ gia đình là một trong những quan hệ xã hội quan
trọng. Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa ơng bà với cháu, cha mẹ
với con cái, vợ với chồng, anh chị em với nhau, giữa những người mà ngay từ khi
sinh ra số phận đã định họ phải liên hệ, gắn kết với nhau nên các mối quan hệ này
mang tính bền vững, lâu dài. Trong gia đình các thành viên gia đình gắn bó với
nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Sự gắn bó, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa các
thành viên trong gia đình có thể hiểu như một nhu cầu tình cảm của họ. Việc ni
dưỡng lẫn nhau xuất phát từ những ý niệm về huyết thống, ruột thịt. Nó phát sinh
11


một cách tự nhiên, trên tinh thần tự nguyện, vừa đáp ứng cuộc sống cho người
được nuôi dưỡng đồng thời thỏa mãn tình cảm của các bên. Nhu cầu này xuất phát
từ trách nhiệm đạo lý của các thành viên trong gia đình với nhau. Chính những
trách nhiệm đạo lý này chính là cơ sở để pháp luật nâng lên thành trách nhiệm
pháp lý về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn
pháp luật hơn nhân và gia đình quy định cha mẹ phải thương yêu con, trông nom,
nuôi dưỡng con13. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà nghĩa vụ

ni dưỡng có thể khơng thực hiện được. Trong trường hợp đó, gia đình nhất là
cha mẹ và các cơ quan, tổ chức, đồn thể cũng như tồn xã hội có trách nhiệm
đảm bảo những quyền cơ bản cho con trẻ. Trách nhiệm chăm lo cho con trẻ tùy
thuộc vào phạm vi chức năng và hoạt động của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trách nhiệm này trước hết thuộc về cha mẹ.
Trong hồn cảnh gia đình bị li tán hoặc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ
nuôi dưỡng, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho con trẻ cần được ưu tiên. Quy định về
nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khơng chỉ có ý nghĩa bù đắp phần nào
những thiếu hụt mà trẻ gặp phải mà ở góc độ nào đó nó cịn đánh thức trách nhiệm
và tinh thần tự giác của các bậc làm cha làm mẹ. Ảnh hưởng của yếu tố đạo đức sẽ
có tác dụng tích cực hơn so với sự can thiệp của pháp luật. Con đặc biệt là con chưa
thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần nên dễ
chịu sự tác động từ việc không được cả cha và mẹ cùng nuôi dưỡng. Việc cha mẹ ly
hôn cũng như việc cha mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ ảnh hưởng đời sống vật
chất cũng như tinh thần của trẻ. Con trẻ dễ hình thành nên tâm lí mặc cảm, tự ti,
ngại tiếp xúc với bạn bè, có xu hướng co mình lại. Nhân cách của chúng cũng
khơng được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Chúng bị lệch lạc trong
cách nhìn nhận cuộc sống và dễ trở thành những phần tử xấu trong xã hội. Mặt
khác, cũng như đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mà khơng có khả
năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình việc cha mẹ ly hơn hay cha mẹ
vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng thậm chí sẽ tác động đến sự sống cịn của con. Vì vậy,
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của con pháp luật đã đặt ra chế định cấp dưỡng
như là một lẽ tất yếu.

13

Điều 69 Luật HN&GĐ 2014.

12



Có thể nói, chế định cấp dưỡng là một chế định quan trọng trong Luật
HN&GĐ 2014. Nó góp phần đảm bảo nguyên tắc cơ bản của luật trong việc xây
dựng và bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình tiến bộ; xây dựng chuẩn mực pháp lý
chọn cách ứng xử của các thành viên trong gia đình: kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, nghĩa vụ cấp dưỡng cịn có ý
nghĩa quan trọng về mặt xã hội, đạo đức và pháp lý.
Về mặt xã hội, để đảm bảo của con khi cha mẹ khơng trực tiếp ni con thì
cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Và khi cha mẹ già yếu, khơng có khả năng
lao động, khơng có tài sản tự ni mình, con cái có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ.
Về mặt đạo đức, thông qua việc cấp dưỡng, tình cảm giữa người được cấp
dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng trở nên gần gũi hơn, họ sẽ quan tâm và biết
được cuộc sống của nhau nhiều hơn và từ đó tạo điều kiện cho sự ổn định về vật chất
và phát triển về tình cảm của các bên. Đó là mục đích cuối cùng mà nhà làm luật
mong muốn đạt được để giúp cho từng gia đình nói riêng và xã hội nói chung ngày
càng phát triển tiến bộ và văn minh nhưng vẫn giữ gìn các truyền thống đạo đức tốt
đẹp.
Về mặt pháp lý, một khi pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức thì nó thuyết
phục được người dân thực hiện và ủng hộ. Quan hệ cấp dưỡng được xây dựng trên
nền tảng đạo đức nên nó được thực hiện trên cơ sở tự giác.
1.2.2 Lịch sử phát triển của chế độ cấp dưỡng cha mẹ và con trong pháp luật
Việt Nam
Pháp luật hơn nhân và gia đình là một bộ phận của pháp luật nói chung,
nội dung của nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp thống trị trong
mỗi chế độ xã hội. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, Luật HN&GĐ là công cụ để
bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, áp bức, nơ dịch nhân dân lao động. Vì
vậy, ở mỗi giai đoạn lịch sử, pháp luật hơn nhân và gia đình sẽ có sự khác nhau.
Chế định cấp dưỡng là một nội dung của pháp luật HN&GĐ nên nó cũng sẽ khác
nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.
Pháp luật trong thời kỳ phong kiến, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

đã được quy định trong pháp luật nhà Lê qua bộ Luật Hồng Đức; nhà Nguyễn qua
bộ Luật Gia Long. Pháp luật thời kỳ này đặc biệt quan tâm đối với nghĩa vụ phụng
dưỡng của con, cháu đối với ông bà, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ nuôi
13


dưỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Khi người vợ sinh con,
đứa con được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng. Trong
trường hợp cha mẹ ly hôn, các con được ở lại với cha, tất cả tài sản được coi là tài
sản riêng của người mẹ được gộp vào thành một khối do người chồng nắm giữ và
dùng để nuôi con. Trong trường hợp hai vợ chồng chia nhau ni con thì thơng
thường họ thường chia tài sản. Vì vậy, vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không
được đặt ra. Và pháp luật thời kỳ này không cho phép con ngồi giá thú kiện tìm
cha để địi cấp dưỡng. Vì vậy, cấp dưỡng của cha đối với con ngồi giá thú khơng
được quy định.
Sang thời kỳ pháp thuộc, nước ta chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam. Ở miền
Bắc có Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931. Ở miền Trung có Bộ dân luật Trung Kỳ 1936. Ở
miền Nam có Bộ dân luật giản yếu năm 1883. Tuy nhiên, vấn đề cấp dưỡng giữa
cha mẹ và con chỉ được quy định trong hai Bộ dân luật Trung Kỳ và Bộ dân luật
Bắc Kỳ. Pháp luật thời kỳ này quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
một cách rõ nét hơn so với pháp luật thời kỳ phong kiến. Pháp luật thời kỳ này có
chứa đựng nghĩa vụ cấp dưỡng ni con. Ngồi ra, khác với pháp luật thời phong
kiến, pháp luật thời kỳ này có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha đối với con
ngồi giá thú. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng quy đinh vấn đề con nuôi và
khẳng định được quyền cha mẹ ni dưỡng và chăm sóc như con đẻ. Vì vậy, cha
mẹ ni phải cấp dưỡng và đối xử với con nuôi như con đẻ. Vấn đề cấp dưỡng thời
kỳ này chỉ giới hạn ở quy định về tiền cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn
tại các Điều 144 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 142 Dân luật Trung Kỳ, còn đối với các
thành viên khác trong gia đình thì chỉ đề cập một cách chung chung về quyền và
nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau.

Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời.
Do hồn cảnh lịch sử, hồn cảnh xã hội có nhiều thay đổi nên các chế định trong
các Bộ dân luật cũ về HN&GĐ sớm khơng cịn phù hợp. Năm 1946, Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong
lịch sử lập pháp của nước ta. Hiến pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về
mọi mặt. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình
mới dân chủ tiến bộ. Năm 1950 nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên điều
chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình đó là Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ
14


tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh 159/SL
ngày 17/11/1950 của Chủ tich nước quy định về vấn đề ly hôn.
Sắc lệnh 97/SL tuyên bố một số nguyên tắc mới như xác lập quyền tự lập
cho con đã thành niên trong việc kết hôn (Điều 2), quyền tái giá (Điều 3), quyền
bình đẳng vợ chồng (Điều 5). Cùng với sắc lệnh 97/SL, sắc lệnh 159/SL đã có
những quy định tiến bộ như: quy định rõ về trách nhiệm của hai vợ chồng trong
việc cấp dưỡng ni con, theo đó vợ chồng sau khi li hơn phải cùng nhau chịu
phí tổn về việc nuôi dạy con, tùy theo khả năng của mỗi người14. Sắc lệnh
159/SL đã đề cập đến việc cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn. Tuy nhiên,
chỉ khi Luật HN&GĐ 1959 được ban hành thì vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và
con mới được quy định một cách cụ thể hơn.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945), đất nước tạm thời
bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc tiến lên xây
dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam vẫn dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Cuối
những năm 50 ở miền Bắc, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, đất nước
ta đang chuẩn bị những điều kiện vật chất và con người để tiến lên xã hội chủ nghĩa
nhưng những tàn dư của chế độ hơn nhân và gia đình phong kiến vẫn còn tác động
rất lớn đến cuộc sống của gia đình và xã hội. Việc ban hành một đạo luật mới về
HN&GĐ trở thành một đòi hỏi cấp bách cho tồn xã hội. Đó là một tất yếu khách

quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta.15 Ngày
29/12/1959, Luật HN&GĐ đầu tiên của nước ta ra đời. Theo quy định tại Điều 32
Luật HN&GĐ 1959 “Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi dưỡng và giáo
dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Vợ
chồng đã ly hơn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con cái, mỗi
người tùy theo khả năng của mình.” Ngồi ra, vì lợi ích của con cái, khi cần thiết,
Luật HN&GĐ cho phép việc thay đổi ni giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn ni
nấng, giáo dục con cái16. Luật HN&GĐ 1959 cịn quy định vợ chồng đều có quyền
và nghĩa vụ bình đẳng trong việc ni dưỡng giáo dục con. Việc trông nom, nuôi
14

Điều 6 Sắc lênh 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước quy định về vấn đề ly hơn

15

Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23 tháng 12 băn 1959 về dự luật HN&GĐ – Công báo

16

Điều 32 Luật HN&GĐ 1959.

số 1

15


nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn ni nấng và giáo dục con cái
sẽ do hai bên thỏa thuận giải quyết17.
Qua những quy định ở chương V của Luật HN&GĐ 1959 có thể thấy nghĩa
vụ cấp dưỡng ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu thực tiễn một cách cơ

bản nhất. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 1959 vẫn còn nhiều bất cập như chưa có một
khái niệm rõ ràng về cấp dưỡng mà chỉ nhắc đến vấn đề đóng góp phí tổn ni con
khi vợ chồng ly hôn.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay
đổi, việc áp dụng các quy phạm pháp luật về cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ 1959
đã khơng cịn phù hợp. Ngày 03/01/1987, Luật HN&GĐ 1986 chính thức có hiệu
lực thay thế cho Luật HN&GĐ 1959. Kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ
1959, Luật HN&GĐ 1986 đã có những quy định khá cụ thể về quyền và nghĩa vụ
của các thành viên trong gia đình với nhau. Luật HN&GĐ 1986 ra đời đã tạo nên
một bước phát triển lớn của pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam nói chung và
bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hơn nói riêng. Điểm đặc biệt của Luật
HN&GĐ 1986 so với Luật HN&GĐ 1959 là đã quy định thêm chế tài cụ thể về việc
thực hiện nghĩa vụ đóng góp phí tổn ni dưỡng con “Người khơng ni dưỡng con
có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn ni
dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hỗn hoặc lẫn tránh việc đóng góp thì tòa án nhân dân
quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó”18.
Quy định này đã góp phần làm cho việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được đảm
bảo, khắc phục được tình trạng cha mẹ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình
đối với con.
Pháp luật ln gắn liền với đời sống và nó cần được thay đổi cho phù hợp
với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Trong mỗi giai đoạn, xã hội đặt ra những yêu
cầu mới. Để phù hợp với những quan hệ mới phát sinh, Luật HN&GĐ 2000 ra đời.
Luật HN&GĐ 2000 tiếp tục hoàn thiện các quy định về cấp dưỡng. Lần đầu tiên
khái niệm cấp dưỡng xuất hiện khá hoàn chỉnh trong Luật HN&GĐ dưới góc độ
pháp lý, đưa ra những nội dung chủ yếu của quan hệ cấp dưỡng như đối tượng được

17

Điều 33 Luật HN&GĐ 1959


18

Điều 45 Luật HN&GĐ 1986

16


cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, điều kiện cấp dưỡng… Hơn
thế, nhà lập pháp đã dành hẳn một chương riêng biệt để điều chỉnh chế độ cấp
dưỡng.
Tuy nhiên sau hơn 13 năm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh đất nước bước
sang giai đoạn mới, cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi đáng kể
cần có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, Luật HN&GĐ
2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi bổ sung Luật này là yêu
cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực hơn nhân và gia đình. Luật HN&GĐ 2014 chính thức có hiệu lực vào ngày
01/01/2015 thay thế Luật HN&GĐ 2000. Về chế độ cấp dưỡng, Luật HN&GĐ 2014
đã bổ sung nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, cậu, dì, chú, cậu ruột và cháu ruột.
Tóm lại, pháp luật HN&GĐ về chế độ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con đã
từng bước hoàn thiện, dần trở nên phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
1.2.3 Chế định cấp dưỡng giữa cha mẹ và con trong pháp luật nước ngồi
1.2.3.1 Trong pháp luật Thái Lan
Vấn đề hơn nhân và gia đình ở Thái Lan được điều chỉnh trong Bộ luật Dân
sự và Thương mại của nước này. Trước hết, nhà làm luật Thái Lan cũng thừa nhận
trách nhiệm nuôi dưỡng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Theo quy định của pháp
luật Thái Lan, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không chỉ phát sinh khi cha
mẹ ly hơn mà cịn ở trường hợp hơn nhân bị tuyên vô hiệu (chẳng hạn vợ hoặc
chồng là người khơng có năng lực hành vi, hơn nhân cũng huyết thống, hơn nhân
khơng có đăng ký…). Cụ thể, theo quy định tại Điều 1499.1 BLDS&TM Thái Lan,

trong trường hợp cuộc hôn nhân bị tuyên vô hiệu, các bên sẽ thỏa thuận về số tiền
đóng góp ni con. Ngồi ra, khi giải quyết vấn đề con cái khi ly hôn, cha mẹ thỏa
thuận việc giao con và cấp dưỡng nuôi con19. Trong trường hợp các bên khơng thỏa
thuận được thì Tịa án sẽ quyết định.
Việc xác định mức trợ cấp cấp dưỡng pháp luật Thái Lan cũng quy định một
cách cụ thể. Chẳng hạn mức trợ cấp được quyết định trên cơ sở xem xét đến khả
năng của người có trách nhiệm nuôi dưỡng, điều kiện sinh sống của người được
19

Điều 1522 BLDS&TM Thái Lan

17


ni dưỡng và những hồn cảnh cụ thể của từng trường hợp20. Khi có sự thay đổi về
hồn cảnh hoặc điều kiện sinh sống của các bên, việc cấp dưỡng có thể được hủy,
giảm bớt, tăng thêm hoặc đặt lại mức cấp dưỡng21. Pháp luật Thái Lan còn dự liệu
một trường hợp ngoại lệ: Tịa án có thể quyết định việc trợ cấp mới mà trước đó đã
khơng đặt ra. Vào thời điểm quyết định không cấp dưỡng, khả năng thực hiện của
một bên là khơng có. Sau đó, hồn cảnh, phương thức hoặc điều kiện sinh sống của
người này thay đổi, tức là có khả năng trợ cấp, thì Tịa án có thể buộc họ thực hiện
nghĩa vụ trên cơ sở xem xét khiếu nại của bên yêu cầu.
Về phương thức cấp dưỡng, theo Điều 1598/40 BLDS&TM Thái Lan, nếu
các bên không thỏa thuận nào khác về phương thức cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng
sẽ được thực hiện bằng cách trả tiền theo định kỳ. Bên cạnh đó, pháp luật hơn nhân
và gia đình Thái Lan cịn cho phép Tịa án có quyền “quyết định việc trợ cấp ni
dưỡng phải được thực hiện bằng bất cứ cách nào khác đã được các bên thỏa thuận,
hoặc khác với cách nào khác đã được các bên thỏa thuận, hoặc khác với cách đã
được đề nghị bởi bất cứ bên nào nếu như gửi con tới một tổ chức giáo dục hoặc dạy
nghề”22 Vì vậy, khơng phải mọi thỏa thuận của cha mẹ đối với con đều được Tòa án

chấp nhận. Tòa án đặt quyền lợi của con lên trên hết, Tòa án sẽ chủ động đưa ra
phán quyết sao cho quyền lợi con được đảm bảo một cách tốt nhất.
1.2.3.2 Trong pháp luật Pháp
Pháp luật hơn nhân và gia đình của Pháp có nền tảng lâu đời. BLDS Pháp23
quy định các vấn đề thuộc sự điều chỉnh của mình trong ba quyển, mỗi quyển lại
chia thành nhiều thiên khác nhau. Những thiên quan trọng như Hôn nhân, Quan hệ
giữa cha mẹ và con, Quyền của cha mẹ… đều có những quy định điều chỉnh quan
hệ cấp dưỡng cho con.
Tương tư như pháp luật nhiều nước trên thế giới, Bộ luật dân sự của Cộng hòa
Pháp cũng ghi nhận quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho con, con cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà, cha mẹ đang ở

20

Điều 1598/38 BLDS&TM Thái Lan

21

Điều 1598/40 BLDS&TM Thái Lan

22

Điều 1598/40 BLDS&TM Thái Lan

23

Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, Hà Nội

18



hồn cảnh cần được ni dưỡng24. Ngồi ra, trong trường hợp những người có nghĩa
vụ cấp dưỡng nhưng khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì theo Điều 207 BLDS
Pháp quy định “Khi người được cấp dưỡng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với
người được cấp dưỡng, thì Thẩm phán có thể miễn nghĩa vụ cho người cấp dưỡng
tồn bộ hoặc một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là một quy định tiến bộ trong chế
định cấp dưỡng và nó góp phần bảo vệ lợi ích của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Về mức cấp dưỡng, việc thực hiện cấp dưỡng được thực hiện theo nhu cầu
của người được cấp dưỡng và khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng25. Thẩm
phán có thể chủ động quyết định quyết định mức cấp dưỡng và có thể quy định
thêm những điều khoản thay đổi số tiền cấp dưỡng mà luật cho phép. Trong trường
hợp, cha hoặc mẹ nhận nuôi dưỡng và trơm nom, chăm sóc con tại nhà thì theo quy
định tại Điều 211 BLDS Pháp, Thẩm phán có quyền quyết định miễn nghĩa vụ đóng
góp tiền cấp dưỡng cho con. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi ba hoặc mẹ đã trực
tiếp ni dưỡng con thì vấn đề cấp dưỡng khơng nên đặt ra.
Nhìn chung pháp luật của Thái Lan và Cộng hòa Pháp đều thừa nhận nghĩa
vụ của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và cấp dưỡng cho con. Xuất phát từ điều
kiện kinh tế- xã hội khác nhau mà quy định về vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và
con của các nước là không giống nhau. Quy định về vấn đề cấp dưỡng giữa cha
mẹ và con trong pháp luật của Thái Lan, Pháp không hồn tồn giống nhau nhưng
vẫn có nhiều điểm tương đồng.
Để đưa ra một cái nhìn khái quát về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con,
bước đầu tác giả tìm hiểu về khái niệm cấp dưỡng, đặc điểm của nghĩa vụ cấp
dưỡng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi vào tìm hiểu về lịch sử phát triển của chế định
cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, cũng như nghiên cứu về các quy định cấp dưỡng
giữa cha mẹ và con của một số nước trên thế giới. Thông qua chương 1, tác giả
mong muốn tạo được nền tảng cho việc đi sâu phân tích các quy định của pháp luật
HN&GĐ về cấp dưỡng giữa cha mẹ và con để từ đó đưa ra những giải pháp hồn
thiện các quy định ấy.


24

Điều 205 BLDS Pháp

25

Điều 208 BLDS Pháp.

19


CHƯƠNG II
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON THEO LUẬT HƠN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ cho con
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không phải phát sinh trong mọi trường hợp mà
nó chỉ phát sinh khi đáp ứng được các điều kiện luật quy định. Cha mẹ cấp dưỡng
cho con phát sinh khi đáp ứng hai điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể được cấp dưỡng là con chưa thành niên, con đã thành
niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình .
Con được cấp dưỡng khơng phân biệt là con nuôi hay con đẻ. Theo khoản 1
Điều 78 Luật HN&GĐ 2014, cha ni, mẹ ni và con ni có quyền và nghĩa vụ
của cha, mẹ, con theo quy định của Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con ni
được xác lập theo quy định của Luật này. Vì vậy, nếu khơng có sự kiện pháp lý làm
chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 25 Luật ni con ni 2010 thì
cha mẹ ni có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu đáp ứng các điều kiện luật định.
Cha mẹ có nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng con cái. Trong trường hợp đặc
biệt, cha mẹ vì nhiều nguyên nhân khác nhau không thể sống chung nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con cái, khi đó người khơng sống chung với con phải có nghĩa vụ
cấp dưỡng ni con. Người khơng trực tiếp ni con phải có nghĩa vụ đóng góp một

khoản tiền hoặc hiện vật để chăm lo cho nhu cầu thiết yếu của con.
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014, chủ thể được quyền nhận cấp dưỡng
của cha mẹ chia thành hai nhóm: một là con chưa thành niên, hai là con đã thành
niên, khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình.
● Nhóm thứ nhất: con chưa thành niên
Điều 18 BLDS 2005 quy định: “Người từ đủ 18 trở lên là người thành niên.
Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.”
Như vậy, ta có thể hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người
chưa thành niên chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ
quyền và nghĩa vụ pháp lí như người đã thành niên.
Người chưa thành niên chưa có sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ còn hạn chế. Họ khơng có đầy đủ khả
năng lao động để tạo ra thu nhập tự nuôi sống bản thân. Dưới góc độ đạo đức xã hội
20


×