Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo pháp luật nước ngoài kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

HUỲNH PHI YẾN

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
THEO PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI
- KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
THEO PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI
- KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH PHI YẾN
KHÓA: 38

MSSV: 1353801011292



GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


Lời cam đoan
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Phi Yến


Danh mục từ viết tắt
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ mơi trƣờng

BLHS

Bộ luật Hình sự


NDT

Nhân dân tệ

VPHC

Vi phạm hành chính


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ....................................................8
1.1. Pháp luật Singapore ..................................................................................8
1.1.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Singapore ...............8
1.1.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trƣờng của Singapore ..............................................................................10
1.1.3. Pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng của Singapore ........13
1.2. Pháp luật Trung Quốc ..........................................................................19
1.2.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc .........19
1.2.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trƣờng của Trung Quốc ..........................................................................20
1.2.3. Pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng của Trung Quốc.....23
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................30
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH
VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .............................................................................31
2.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam .....................31
2.2. Pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng
của Việt Nam.................................................................................................33

2.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng ...........................................................33
2.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ mơi trƣờng ...........................................................................................37
2.2.3. Bất cập của quy định pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng ......................................40
2.3. Pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng .........................................43
2.3.1. Khái niệm tội phạm về môi trƣờng ..............................................43
2.3.2. Hình phạt đối với tội phạm mơi trƣờng.......................................44
2.3.3. Bất cập của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm môi trƣờng
....................................................................................................................48


2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng..........................................................................51
2.4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng ...........................................................51
2.4.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng
....................................................................................................................57
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................63
Kết luận ....................................................................................................................64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) đang là vấn đề nóng, là nhiệm vụ cần giải quyết
triệt để tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện nguyên
tắc phát triển bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với BVMT, Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và các văn
bản hƣớng dẫn thi hành, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

BVMT, khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ khoáng sản, thủy sản, rừng, nƣớc...,
các quy định về tội phạm môi trƣờng trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ
sung năm 2009 (BLHS) và BLHS 2015. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình
trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT đang có xu hƣớng gia tăng, thủ đoạn,
phƣơng thức thực hiện vi phạm ngày càng tinh vi, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho mơi trƣờng. Do đó, vấn đề đặt ra đối với cơ nhà nƣớc là cần phải nhanh
chóng hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
Các tội phạm về mơi trƣờng trong Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) đƣợc quy
định theo hƣớng chi tiết, cụ thể hóa về hành vi phạm tội. Đặc biệt, lần đầu tiên
BLHS quy định pháp nhân thƣơng mại là chủ thể của tội phạm, trong đó có các tội
phạm về môi trƣờng. Không chỉ dừng lại ở vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân tại Khoản 2 Điều 75 BLHS 2015 còn quy định: “Việc pháp nhân
thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá
nhân” nhƣng lại khơng giới hạn cụ thể cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự
khi pháp nhân thƣơng mại phạm tội về mơi trƣờng. Thêm vào đó, một số bất cập
khác nhƣ: nhiều hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm cho mơi trƣờng và xã hội
nhƣng khơng đƣợc luật hóa trong BLHS, ranh giới giữa vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BVMT và tội phạm về môi trƣờng chƣa thật sự rõ ràng, quy định tội phạm
về mơi trƣờng có cấu thành vật chất. Những vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn
trong cơng tác phát hiện và xử lý tội phạm trong thời gian qua.
Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn nhƣ Nghị định
155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, Nghị định
157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản...sau quá trình thực thi đã phát
sinh nhiều hạn chế dẫn đến không thể xử phạt kịp thời và nhanh chóng đối với
những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Trên thế giới, một số quốc gia đã có nhiều quy định tiến bộ về vấn đề xử lý xử
vi phạm trong lĩnh vực BVMT, tiêu biểu là các quy định trong pháp luật Singapore
1



và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về BVMT của hai quốc gia trên
đƣợc xây dựng tƣơng đối hồn thiện. Vì vậy, việc tham khảo, học hỏi các quy định
trên là cần thiết đối với Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, những quy định này vẫn chƣa đầy đủ,
bao quát hết hành vi vi phạm trên thực tế. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những
quy định tiến bộ trong pháp luật BVMT của Trung Quốc và Singapore, đồng thời
với mong muốn đƣa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực BVMT của
Việt Nam, tác giả chọn thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật: “Xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo pháp luật nước ngồi Kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT là vấn đề đã đƣợc rất nhiều tác
giả nghiên cứu. Do đó, những cơng trình, tài liệu về nội dung của này rất đa dạng.
Sau đây, tác giả tổng kết một số cơng trình nổi bật nhƣ:
Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT đã đƣợc quy định từ lâu
trong pháp luật Trung Quốc và Singapore. Do đó có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu, bài viết liên quan về vấn đề này: Asian Development Bank: Capacity Building
for environment Law in the Asian and Pacific Regon (2002), Minister of the
environment, Interpol: Advocacy Memorandum Arguments for Posecutors of
Environment Crimes (2007), Environmental Law Program: UNITAR (2007), Rujun
Shen, Highest Fine Imposed On Litterbug For High-Rise Littering (2012), Wang
Jin, Suzhou city issued its first penalty bill of continuous payment calculated on
daily basis: the polluting company was fined RMB 18,000 per day (2015).
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này nhƣ:
- Dƣ Quang Huy (2008), “ Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng và
bất cập của các quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. Từ đó, tác giả đề

xuất giải pháp hoàn thiện quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT tại Việt
Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm tác giả thực hiện khóa luận là năm 2008 nên các cơ
sở pháp lý: Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005, Luật xử lý vi phạm hành chính 2002,
Nghị định 81/2006/NĐ-CP đến thời điểm hiện tại đã đƣợc sửa đổi bằng các văn bản
mới. Do vậy, một số vấn đề tại đề tài khơng cịn phù hợp với thực tế.
- Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010), “Xử lý vi phạm pháp luật môi trường Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp”, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp.
2


Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu tổng quát các quy định pháp luật trong lĩnh
vực BVMT bao gồm: quy định xử phạt vi phạm hành chính, quy định truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với tội phạm về mơi trƣờng. Tuy nhiên, nội dung khóa luận chƣa
đi sâu vào biện pháp xử phạt và hình phạt về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
BVMT.
- Nguyễn Thị Thu Lan (2014), “Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình
sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã
phân tích tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Đồng thời, tác giả so sánh quy định này trong pháp luật một số quốc gia nhƣ: Trung
Quốc, Hoa Kì để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt. Đây là căn cứ để tác giả
đề xuất quy định hồn thiện pháp luật hình sự đối với tội gây ô nhiễm môi trƣờng
khi sửa đổi BLHS Việt Nam.
- Lê Thị Thảo Trang (2015), “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi trường - Thực trạng và hướng giải quyết”, Khóa luận tốt
nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đi sâu phân tích các biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tác
giả có viện dẫn một số quy định pháp luật nƣớc ngồi từ đó đề xuất kiến nghị hồn
thiện pháp luật Việt Nam.
- Nguyễn Thị Quỳnh Nhi (2016), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường”, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp.

Hồ Chí Minh. Tác giả đã xây dựng những lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BVMT, phân tích nguyên tắc, các biện pháp xử phạt VPPC theo quy định tại
Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Đồng thời phân tích
tình trạng VPHC trong lĩnh vực BVMT để đề xuất những kiến nghị phù hợp.
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, một số cơng trình nghiên cứu, bài viết của các
nhà chun mơn, luật gia về nổi bật nhƣ:
- Dƣ Huy Quang (2009), “Hạn chế của quy định hiện hành về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23.
Bài viết đã phân tích những bất cập, hạn chế đồng thời kiến nghị hồn thiện quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, bài viết dựa
trên cơ sở pháp lý là Nghị định 81/2006/NĐ-CP nên nhiều nội dung khơng cịn tính
mới và phù hợp với thực tiễn.
- Nguyễn Thị Tố Uyên (2014), “Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường ở Việt Nam”, tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 4. Bài viết chủ yếu phân tích về những điểm hạn chế của
các quy định về trách nhiệm hành chính đối với chủ thể vi phạm, sau đó đƣa kiến
3


nghị về: thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục
hậu quả. Đây là tài liệu có giá trị đối với đề tài vì đã cung cấp thơng tin về q trình
phát triển của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT của Việt
Nam.
- Nguyễn Văn Phƣớc, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Tá Long (2009), “Kết quả
xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng do hành vi gây ô nhiễm của Cơng ty Cổ phần
hữu hạn Vedan Việt Nam”. Nhóm tác giả đã thu thập thông tin về vi phạm, mức độ
ảnh hƣởng do hành vi gây ô nhiễm của công ty Vedan gây ra cho ba vùng:
TP.HCM, Vũng Tàu và Đồng Nai. Dựa trên cơ sở khoa học và vận dụng các quy
định của pháp luật BVMT, nhóm tác giả đã phân tích những thiếu sót, hạn chế trong
các quy định truy cứu trách nhiệm đối với chủ thể này.

- Trần Thắng Lợi (2005), “Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số
nước”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 16. Bài viết tập trung phân tích trách nhiệm
pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trƣờng tại một số quốc gia nhƣ: Nhật Bản,
Singapore và Trung Quốc. Đồng thời, sau quá trình nghiên cứu, so sánh tác giả đƣa
ra những ƣu điểm, hạn chế đối với các từng biện pháp trách nhiệm pháp lý, đề xuất
một số kiến nghị hoàn thiện về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức
xử phạt, trách nhiệm hình sự của pháp nhân,…trong pháp luật BVMT tại Việt Nam.
- Huỳnh Thu Anh, Nguyễn Thị Thanh Bình, Hồng Thị Dung, Nguyễn Trịnh
Thanh Hà (Chủ nhiệm đề tài) (2015), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
luật hình sự Việt Nam dưới góc độ nghiên cứu so sánh với pháp luật hình sự Trung
Quốc, đề tài nghiên cứu cấp bộ. Nhóm tác giả phân tích, so sánh các quy định về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong BLHS Trung Quốc, quy định trách nhiệm
hình sự của pháp nhân trong BLHS 2015. Từ đó học hỏi các quy định phù hợp, đề
xuất kiến nghị hồn thiện trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi sửa đổi, bổ sung
BLHS Việt Nam.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết, bài phân tích có
liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên sự
nghiên cứu này bị giới hạn ở phạm vi vì đều đƣợc thực hiện trƣớc khi Nghị định
155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng và Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đƣợc ban hành. Đồng thời, mặc dù một
số tác giả có đề cập đến các quy định của pháp luật xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực BVMT của nƣớc ngoài nhƣng chỉ đơn thuần là nêu ra quy định chứ chƣa đi
sâu vào phân tích, lý giải, so sánh với pháp luật Việt Nam.
3. Mục tiêu của đề tài

4


- Nghiên cứu các vấn đề sau: quá trình hình thành và phát triển pháp luật
BVMT của Trung Quốc, Singapore và Việt Nam; hành vi vi phạm hành chính và

các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT; tội phạm về mơi trƣờng và
hình phạt. Phân tích, bình luận các quy định pháp luật và những yếu tố ảnh hƣởng
đến quy định này trong pháp luật các nƣớc.
- Xem xét thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật nhƣ nghiên cứu một số
quyết định của Tòa án Trung Quốc, Singapore khi xử lý các vụ việc vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực BVMT; từ đó tiếp thu, học hỏi những vấn đề phù hợp với Việt
Nam.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành xem xét các số liệu điều tra, khảo sát,
thu thập đƣợc về tình hình vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực BVMT tại Trung Quốc, Singapore và Việt Nam.
- Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, so sánh các quy định trong pháp luật Trung
Quốc và Singapore với nhau và với Việt Nam, tác giả đề xuất một số kiến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT và
các chế tài áp dụng, bao gồm: vi phạm hành chính, tội phạm về tội phạm, các biện
pháp xử phạt và hình phạt. Từ đó, tác giả nhận thấy những hạn chế, bất cập còn tồn
tại trong các quy định trên.
Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu là các hành vi vi phạm hành chính, tội
phạm về mơi trƣờng, các biện pháp xử phạt và hình phạt đƣợc áp dụng trong lĩnh
vực BVMT của pháp luật Singapore, Trung Quốc và Việt Nam. Và để có cái nhìn
tổng quan thì tác giả cũng có nghiên cứu q trình phát triển các quy định về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, Trung Quốc và Singapore.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, cụ
thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu và phân tích các quy định
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT trong pháp luật Trung Quốc,
Singapore và Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu nhằm thu thập kiến thức, hiểu
biết chung nhất về pháp luật của các quốc gia trên. Tác giả sử dụng phƣơng pháp

này ở chƣơng 1, cụ thể tại phần: 1.1.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của
Singapore, 1.1.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trƣờng, 1.1.3. Pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng của Singapore, 1.2.1. Khái
quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc, 1.2.2. Pháp luật xử lý vi phạm
5


hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng của Trung Quốc, 1.2.3. Pháp luật hình
sự về tội phạm mơi trƣờng và ở chƣơng 2, tại các phần: 2.2.1. Khái niệm vi phạm
hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng,
2.2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng, 2.2.3. Bất
cập của quy định pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng, 2.3.1. Khái niệm tội phạm về môi trƣờng, 2.3.2. Hình phạt đối
với tội phạm mơi trƣờng, 2.3.3. Bất cập của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm
mơi trƣờng, 2.4.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng, 2.4.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự về tội
phạm môi trƣờng.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu đƣợc áp dụng để làm rõ: những điểm giống
và khác nhau trong cùng một vấn đề, một khái niệm nhƣ: khái niệm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT, tội phạm về môi trƣờng, các biện pháp xử phạt hành
chính, hình phạt, kĩ thuật xây dựng văn bản. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiếp thu
những quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng ở chƣơng 1, cụ thể tại phần: 1.1.1. Khái quát pháp luật bảo vệ
môi trƣờng của Singapore, 1.1.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ mơi trƣờng, 1.1.3. Pháp luật hình sự về tội phạm mơi trƣờng của Singapore,
1.2.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc, 1.2.2. Pháp luật xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng của Trung Quốc, 1.2.3.
Pháp luật hình sự về tội phạm mơi trƣờng và chƣơng 2, tại các phần: 2.2.1. Khái
niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng, 2.2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng,

2.2.3. Bất cập của quy định pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, 2.3.1. Khái niệm tội phạm về môi trƣờng, 2.3.2.
Hình phạt đối với tội phạm mơi trƣờng, 2.3.3. Bất cập của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội phạm mơi trƣờng.
- Phƣơng pháp thu thập, chọn lọc nhằm có đƣợc các số liệu thực tế, đã đƣợc
một số cơ quan, tổ chức điều tra, chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật khảo sát liên
quan đến tình hình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Phƣơng pháp này
đƣợc tác giả sử dụng ở phần: 2.2.3. Bất cập của quy định pháp luật Việt Nam về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng, 2.3.3. Bất cập của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội phạm mơi trƣờng, 1.1.3. Pháp luật hình sự về tội phạm
môi trƣờng của Singapore, 1.2.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Trung
Quốc, 1.2.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng
của Trung Quốc, 1.2.3. Pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng.
6


- Phƣơng pháp đánh giá và tổng hợp: đƣa ra nhận xét đối với các quy định của
pháp luật Trung Quốc, Singapore và Việt Nam về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực BVMT, đồng thời tác giả tổng hợp các lý luận, quy định có liên quan đến
đề tài khóa luận để đề xuất kiến kiến nghị hồn thiện các quy định về xử lý vi phạm
trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam. Phƣơng pháp này sử dụng ở cả hai chƣơng của
đề tài.
7. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Pháp luật một số quốc gia về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng.
- Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng.

7



CHƢƠNG 1: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Pháp luật Singapore
1.1.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Singapore
Hệ thống pháp luật BVMT của Singapore đƣợc xây dựng tƣơng đối hồn
chỉnh, khơng chỉ bao gồm các đạo luật, Điều ƣớc quốc tế về BVMT, mà cịn có sự
kết hợp của kế hoạch, chƣơng trình hành động quốc gia đƣợc đặt ra trong từng giai
đoạn, nhiệm kỳ cụ thể. Trong đó Luật Quản lý và Bảo vệ mơi trƣờng năm 1999 sửa
đổi, bổ sung năm 2008 đóng vai trò là luật khung, điều chỉnh khái quát các hoạt
động BVMT. Tác giả nhận thấy, Luật Quản lý và Bảo vệ mơi trƣờng Singapore có
nhiều điểm tƣơng đồng với Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 của Việt Nam nhƣ về
phạm vi áp dụng tƣơng đối rộng, điều chỉnh hầu hết các vấn đề về hoạt động
BVMT; cấu trúc xây dựng luật ở cả hai văn bản đều bao gồm các phần (mục hoặc
chƣơng) nhƣ: thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, công cụ cấp phép (báo
cáo đánh giá tác động môi trƣờng, giấy phép phát thải, xả thải..), các quy định về
kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, kiểm sốt ơ nhiễm nƣớc, ơ nhiễm đất, chất thải nguy
hại, kiểm soát tiếng ồn, bảo tồn năng lƣợng, và các biện pháp thực thi (hay cịn có
tên gọi khác là chế tài áp dụng)1. Tuy nhiên, Luật Quản lý và Bảo vệ mơi trƣờng
Singapore có điểm khác biệt là tại mỗi chƣơng đều dành riêng điều luật cuối cùng
để quy định các chế tài xử lý vi phạm, còn những điều luật cịn lại sẽ mơ tả hành vi
vi phạm. Ví dụ: chƣơng VI Luật Quản lý và Bảo vệ môi trƣờng Singapore chia
thành 5 phần với 23 điều luật quy định về ô nhiễm môi trƣờng do phƣơng tiện giao
thơng gây ra. Trong đó, từ phần I đến phần V đề cập đến các vấn đề nhƣ: quy định
chung về phƣơng tiện giao thông, ngƣỡng tiếng ồn vƣợt giới hạn đối với phƣơng
tiện giao thông, nhiệm vụ cung cấp thông tin của chủ sở hữu, tiêu chuẩn và điều
kiện của hệ thống khí thải và các quy định khác. Tại Điều 23 – điều cuối cùng của
phần V quy định về hình phạt: “Người nào vi phạm bất kỳ quy định nào trong
chương này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền khơng q 2.000

SGD, nếu tái phạm mức phạt tiền không quá 5.000 SGD2”.
Cách quy định này không chỉ áp dụng đối với Luật Quản lý và Bảo vệ môi
trƣờng của Singapore mà hầu hết trong các văn bản luật khác. Điển hình nhƣ: Điều
103 Phần VIII (Các quy định về nhà tang lễ, nghĩa trang và hỏa táng) Đạo luật sức
khỏe cộng đồng năm 2002 - Điều 103 là luật cuối cùng của chƣơng VIII quy định:
1

Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Báo cáo chuyên đề “Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong xây
dựng pháp luật về bảo vệ môi trường”, tr. 4
2
Xem phụ lục 1

8


“Bất kỳ người nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong phần này sẽ bị buộc tội và
phải chịu hình phạt tiền khơng q 2.000 SGD. Nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền không
quá 5.000 SGD hoặc bị phạt tù không quá 3 tháng hoặc cả hai3”. Hoặc tại Luật
quản lý chất nguy hại, Luật này gồm 5 chƣơng quy định các vấn đề nhƣ khái niệm,
quy trình vận chuyển chất thải nguy hại, lƣu giữ chất nguy hại, thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra và quy định cụ thể khác. Tại Điều 25 – Điều luật cuối cùng của chƣơng
V quy định về hình phạt nhƣ sau: “Bất kỳ người nào vi phạm các quy định ở điều 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 , 15, 16, 17 ,18, 19, 20 , 21, 22, 23, 24 bị xem là có
hành vi phạm tội và phải chịu hình phạt tiền khơng q 30.000 SGD hoặc phạt tù
không quá 2 năm hoặc cả hai. Trong trường hợp tái phạm, phạt thêm một khoản
tiền phạt không quá 1.000 SGD cho mỗi ngày tiếp tục vi phạm4”. Điều này có nghĩa
là các quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT ở Singapore sẽ đƣợc
quy định ngay trong văn bản luật, chủ yếu trong Luật Quản lý và Bảo vệ môi
trƣờng, chứ không tách riêng quy định trong các luật chuyên ngành khác (nhƣ Bộ
luật hình sự) hay trong các văn bản dƣới luật (các Nghị định về xử phạt vi phạm

hành chính) nhƣ ở Việt Nam. Với cách quy định chung nhƣ vậy, pháp luật
Singapore đã tạo nên sự thuận lợi nhất định cho ngƣời dân trong việc tìm hiểu các
quy định của pháp luật và nâng cáo hiệu quả thi hành pháp luật. Bởi lẽ ngay khi
nhận thức đƣợc hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật thì đồng thời ngƣời dân
cũng nhận thức đƣợc hậu quả của mình phải gánh chịu nếu thực hiện hành vi đó. Từ
đó, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa vi phạm pháp luật. Thiết nghĩ
đây là một điểm hay trong kỹ thuật lập pháp mà Việt Nam có thể học tập kinh
nghiệm của Singapore để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Bên cạnh luật khung, Singapore còn ban hành một số luật khác về BVMT nhƣ
Luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng5 (bao gồm: Luật khơng khí sạch, Luật về vi
phạm tiếng ồn nơi cơng cộng, Luật về thốt nƣớc và chống ơ nhiễm nƣớc, Luật về
phịng, chống ơ nhiễm biển); Luật về hệ thống cống tiêu thoát nƣớc6; Luật quản lý

3

Article
103
Environmental
public
health
act
2002,
truy cập
ngày 15/07/2017
4
Article
25
Part
4
Environmental

protection and
management
regulations
law,
truy cập ngày 15/07/2017
5
Luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng và các hoạt động có mục
đích liên quan đến việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng, điều chỉnh 4 đối tƣợng: khơng khí, biển, phòng, tiếng
ồn, nƣớc và chất thải
6
Luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc điều kiện, quy trình và các chế tài áp dụng đối với việc
xây dựng, vận hành, sử dụng hệ thống cống tiêu thoát nƣớc

9


chất thải nguy hại7; Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ
sung 20028; Luật Bảo tồn thiên nhiên9…
Trong Luật Quản lý và Bảo vệ môi trƣờng của Singapore cũng nhƣ các luật
khác có liên quan không đƣa ra khái niệm VPHC trong lĩnh vƣc BVMT, cũng nhƣ
khơng có khái niệm tội phạm về mơi trƣờng. Điều này có thể lý giải vì hành vi vi
phạm và chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT của Singapore không quy định
trong văn bản riêng mà đƣợc quy định ngay trong Luật Quản lý và Bảo vệ mơi
trƣờng cũng nhƣ các luật chun ngành khác. Vì vậy, tại các điều luật đã quy định
rõ hành vi vi phạm và các chế tài xử lý nên không cần thiết phải xây dựng khái
niệm về VPHC hoặc tội phạm về môi trƣờng.
1.1.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng
của Singapore
Singapore là quốc gia nổi tiếng nghiêm khắc trong việc thi hành pháp luật nói
chung, đặc biệt là trong lĩnh vực BVMT. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, tính chất

hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự.
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT thì Singapore áp dụng những
hình thức xử phạt sau: Phạt tiền, tạm giữ, tịch thu công cụ, phƣơng tiện phạm tội,
thu hồi giấy phép và buộc tạm dừng hoạt động.
- Phạt tiền: là hình thức xử phạt phổ biến đƣợc áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân. Hình thức xử phạt tiền quy định chủ yếu tại Luật Quản lý và Bảo vệ mơi
trƣờng. Bên cạnh đó Luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng, Luật quản lý chất thải
nguy hại, Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ sung 2002,
Luật Bảo tồn thiên nhiên cũng đề cập đến hình thức xử phạt này. Trong năm 2013
tại Singapore đã có 9.346 hành vi vi phạm về mơi trƣờng vệ sinh cơng cộng, trong
đó, 8.195 trƣờng hợp bị áp dụng thức xử phạt tiền10. Điều này chứng tỏ hình thức
xử phạt tiền đƣợc áp dụng phổ biến trên thực tế tại quốc gia này. Bên cạnh đó, hình
phạt tiền có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm, buộc họ phải
nộp một khoản tiền phạt tƣơng ứng với tính chất và hậu quả của vi phạm. Vì vậy,
hình thức xử phạt này khơng những đạt đƣợc lợi ích về kinh tế mà cịn giáo dục,
nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân vi phạm.

7

Luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan tiêu chuẩn, quy trình xuất, nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hại
Luật này điều chỉnh các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm
soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng nhƣ quản lý các bể bơi
9
Luật này để bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ thực vật, các loài thủy, hải sản,.. bao gồm các văn
bản luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, hải sản, vƣờn quốc gia, về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng.
10
“Number of littering fines at 6 year”, , truy cập ngày 15/6/2017
8

10



Mức phạt tiền rất đa dạng nhƣ tại Điều 6 chƣơng I Luật Quản lý và Bảo vệ
môi trƣờng quy định: “Bất kỳ người nào không tuân thủ quy định tại điều 311hoặc
điều 512 sẽ bị phạt tiền không quá 5.000 SGD lần đầu vi phạm. Trong trường hợp vi
phạm lần hai mức phạt không quá 10.000 SGD” hay theo Điều 5 chƣơng II Luật
Quản lý và Bảo vệ môi trƣờng: “Bất kỳ người nào không tuân thủ quy định tại Điều
3 (quy định về mức ồn) hoặc Điều 4A (cấm xây dựng tại các địa điểm nhất định
trong một thời gian nhất định) hoặc bất kỳ điều khoản, điều kiện nào trong nội dung
giấy phép đã được cấp thì phải chịu mức tiền phạt không quá 40.000 SGD. Nếu tái
phạm, phạt thêm không quá 1.000 SGD cho mỗi ngày vi phạm tiếp theo 13”. Thêm
vào đó, tại Điều 30 Chƣơng III Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987
sửa đổi, bổ sung 2002 quy định mức phạt tiền nhƣ sau: “Bất kỳ người nào vi phạm
bất kỳ quy định nào của chương này đều bị phạt tiền: (i) Vi phạm lần đầu với mức
phạt tiền không quá 1.000 SGD và phạt thêm không quá 100 SGD cho mỗi ngày vi
phạm tiếp theo; (ii) Đối vi phạm lần thứ hai thì phạt tiền khơng q 2.000 SGD và
phạt thêm 200 SGD cho mỗi ngày vi phạm tiếp theo; (iii) Vi phạm lần thứ ba hoặc
những lần tiếp theo, phạt tiền không quá 5.000 SGD và phạt thêm 500 SGD cho mỗi
ngày vi phạm tiếp theo14”.
Theo nhƣ các ví dụ trên cho thấy cách quy định hình thức phạt tiền của
Singapore là ấn định một mức tiền phạt nhất định cho từng vi phạm cụ thể chứ
không quy định khung tiền phạt (mức thấp nhất – mức cao nhất) cho từng vi phạm
nhƣ pháp luật Việt Nam. Điều này có nghĩa là khoản tiền phạt cố định này sẽ đƣợc
áp dụng cho tất cả các trƣờng hợp vi phạm và không xét đến các trƣờng hợp tăng
nặng hay giảm nhẹ nhƣ pháp luật Việt Nam. Đồng thời, cách quy định này tạo ra sự
cơng bằng và hạn chế tình trạng nhũng nhiễu trong quá trình áp dụng pháp luật, từ
đó nâng cao hiệu quả thi hành trên thực tế. Khác với quy định của Singapore, các
văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT của Việt Nam đều quy
định tái phạm hay vi phạm nhiều lần là tình tiết tăng nặng. Bên cạnh đó, mức tiền
phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực BVMT

là mức trung bình của khung tiền phạt đƣợc quy định đối với hành vi đó. Nếu có
tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhƣng khơng đƣợc giảm q
11

Quy định chung về thiết bị đo và địa điểm thực hiện đo tiếng ồn
Quy định về xác định mức độ tiếng ồn vƣợt chuẩn
13
Article 5 Part Section control of noise at construction sites regulations, Environmental protection and
management law, truy cập ngày 15/07/2017
14
Article
30
Part
3
Environmental
public
health
act
2002,
truy cập ngày 15/07/2017
12

11


mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có
thể tăng lên nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Ví dụ chủ thể A thực hiện hành vi xả nƣớc thải vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
1,2 lần với lƣợng nƣớc thải là 4 m³/ngày (24 giờ) thì khung tiền phạt đƣợc áp dụng
là từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng15. Cụ thể mức phạt trung bình đối với chủ

thể này là 3.000.000 đồng, nếu trƣớc đó chủ thể A đã từng bị xử phạt về hành vi này
thì mức phạt tiền sẽ trên 3.000.000 đồng nhƣng không quá 5.000.000 đồng. Khác
với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực BVMT của
Singapore quy định trong trƣờng hợp tái phạm mức phạt tiền sẽ tăng lên gần nhƣ
gấp đôi. Với cách quy định trên sẽ giúp phân hóa trách nhiệm giữa những chủ thể
cùng thực một hành vi vi phạm, thể hiện ngun tắc cơng bằng trong xử phạt vi
phạm hành chính, đồng thời răn đe, hạn chế trƣờng hợp chủ thể lặp lại hành vi vi
phạm. Đây cũng là một điểm hay mà pháp luật Việt Nam nên học hỏi để áp dụng.
- Thu hồi giấy phép: là hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đƣợc quy
định tại Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng, Luật về kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trƣờng, Luật quản lý chất thải nguy hại. Khái niệm giấy phép đƣợc định nghĩa
tại Điều 98 Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng:“Bao gồm bất kỳ sự chấp
thuận, cho phép, ủy quyền hoặc giấy phép được các cơ quan môi trường cấp theo
quy định của đạo luật này16”. Nhƣ vậy, giấy phép bị thu hồi có thể là giấy phép vận
chuyển chất thải, giấy phép kiểm dịch, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất thải
nguy hại, giấy phép kinh doanh hoạt động hỏa táng, mai táng…
Tại Điều 19 Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng quy định: “Nếu người
được cấp giấy phép có hành vi vi phạm hoặc khơng thực hiện hoặc không đảm bảo
các quy định về thu gom rác thải cơng cộng có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc thu
hồi giấy phép17”. Bên cạnh đó, Điều 20 Đạo luật này cũng quy định: “Chủ thể vi
phạm các quy định về vận chuyển, xử lý chất thải công cộng hoặc rác thải gây hại
cho mơi trường thì phải ngồi phạt tiền có thể bị buộc tạm dừng hoạt động đến 12
tháng hoặc thu hồi giấy phép18”. Dựa vào các quy định trên có thể thấy hình thức
15

Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ - CP
Article
98
Environmental
public

health
truy cập ngày 15/07/2017
17
Article
19
Environmental
public
health
truy cập ngày 15/07/2017
18
Article
19
Environmental
public
health
truy cập ngày 15/07/2017
16

12

act

2002,

act

2002,

act


2002,


xử phạt thu hồi giấy phép trong pháp luật Singapore tƣơng tự với hình thức xử phạt
bổ sung tƣớc quyền sử dụng giấy phép có thời hạn trong pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT của Việt Nam. Cả hai biện pháp đều áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện những vi phạm nghiêm trọng nhằm hạn chế khả năng
tiếp tục tác động xấu đến môi trƣờng của các chủ thể này.
Nhƣ vậy, nhiều quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT của pháp luật
Singapore có điểm tƣơng đồng với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, về số lƣợng
hình thức xử phạt thì pháp luật Việt Nam lại quy định đa dạng và phong phú hơn.
Ngồi hình thức xử phạt chính, chủ thể vi phạm cịn có thể bị áp dụng các hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, tại các Luật quy
định về thành phần mơi trƣờng nhƣ Luật khơng khí sạch, Luật về vi phạm tiếng ồn
nơi cơng cộng, Luật về thốt nƣớc và chống ơ nhiễm nƣớc, Luật về phịng, chống ơ
nhiễm biển; Luật về hệ thống cống tiêu thoát nƣớc19; Luật quản lý chất thải nguy
hại; Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ sung 2002; Luật
Bảo tồn thiên nhiên của Singapore đều không quy định rõ hình thức nào là hình
thức xử phạt chính, hình thức nào là hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả. Tuy nhiên, điều này không gây ra khó khăn trong việc áp dụng pháp
luật vì tại nội dung mỗi điều luật đã quy định rõ về hành vi vi phạm và hình thức xử
phạt đƣợc áp dụng.
1.1.3. Pháp luật hình sự về tội phạm mơi trƣờng của Singapore
Tội phạm về môi trƣờng ở Singapore không đƣợc quy định trong BLHS, mà
quy định trực tiếp tại các luật nhƣ Luật phịng, chống ơ nhiễm (bao gồm: Luật
khơng khí sạch 1998, Luật về vi phạm tiếng ồn nơi cơng cộng, Luật về thốt nƣớc
và chống ơ nhiễm nƣớc 1995); Luật về phịng, chống ơ nhiễm biển; Đạo luật về môi
trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ sung 2002; Luật Bảo tồn thiên nhiên
(bao gồm: Luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, Luật về hải sản, Luật về vƣờn
quốc gia). Ví dụ: Điều 21 Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng quy định:

“Người nào thực hiện hành vi trái với quy định tại Điều 17 Luật này (vứt rác, khạc
nhổ nơi cơng cộng), Điều 18 (xây dựng cơng trình gây ra bụi ảnh hưởng đến người
dân), Điều 19 (thải chất thải ra môi trường công cộng) sẽ bị cảnh sát bắt tạm giam
và truy tố ra Tịa án hình sự cấp quận20”.

19

Luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc điều kiện, quy trình và các chế tài áp dụng đối với việc
xây dựng, vận hành, sử dụng hệ thống cống tiêu thoát nƣớc
20
Article
21
Environmental
public
health
act
2002,
truy cập ngày 15/07/2017

13


Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật Singapore thì tội phạm về mơi
trƣờng đều đƣợc quy định dƣới dạng cấu thành hình thức, tức là hậu quả và yếu tố
lỗi khơng phải là tình tiết định tội. Do đó, Tồ án có thể ra phán quyết về hành vi
phạm tội mà không cần Công tố viên phải chứng minh bị cáo đã cố ý khi thực hiện
hành vi đó. Ví dụ: trƣờng hợp ơng Young Heng Yew sinh năm 1996 bị buộc tội xả
rác nơi công cộng theo quy định tại Điểm a Điều 18 Chƣơng III Đạo luật về mơi
trƣờng sức khoẻ cộng đồng. Chánh án Tịa án cấp cao tại Singapore cho rằng: “Quy
định tại Chương III là vi phạm thuộc loại “chịu trách nhiệm tuyệt đối”, do vậy khi

xét xử Tịa án khơng quan tâm đến yếu tố lỗi, không cần phải làm sáng tỏ sự tồn tại
của trạng thái lỗi trong ý thức21”.
Mặc khác, pháp luật Singapore khơng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
cá nhân mà còn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (bao gồm pháp
nhân thƣơng mại và pháp nhân phi thƣơng mại). Việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân đƣợc áp dụng tại Singapore từ năm 1987. Cụ thể, tại Điều 103A
Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng quy định về hành vi phạm tội của các
cơ quan, tổ chức: “Cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về nhà tang lễ, nghĩa
trang hoặc hỏa táng sẽ bị phạt tiền theo quy định của chương này22”. Còn tại Việt
Nam vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vừa mới đƣợc công
nhận trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đây đƣợc xem là một điểm tiến bộ
của pháp luật hình sự Việt Nam.
Xét về hệ thống hình phạt thì pháp luật Singapore chỉ áp dụng 3 loại hình phạt
đối với tội phạm về mơi trƣờng, bao gồm: Phạt tiền, phạt tù, buộc lao động công ích
nơi công cộng và tạm giữ tịch thu công cụ, phƣơng tiện phạm tội.
- Phạt tiền: đây là hình phạt đƣợc áp dụng phổ biến nhất trong các Luật về
BVMT ở Singapore nhƣ Luật phịng, chống ơ nhiễm (bao gồm: Luật khơng khí sạch
1998, Luật về vi phạm tiếng ồn nơi cơng cộng, Luật về thốt nƣớc và chống ơ
nhiễm nƣớc 1995); Luật về phịng, chống ơ nhiễm biển; Đạo luật về môi trƣờng sức
khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ sung 2002; Luật Bảo tồn thiên nhiên (bao gồm:
Luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, Luật về hải sản, Luật về vƣờn quốc gia).
Cụ thể, tại Điều 24 Luật Quản lý và Bảo vệ môi trƣờng: “Bất kỳ người nào vi phạm
quy định về cấm thải bỏ chất thải cơng nghiệp sẽ bị xem là có hành vi phạm tội và
phải chịu hình phạt tiền khơng quá 10.000 SGD hoặc phạt tù không quá 12 tháng
21

Nguyễn Thị Tố Uyên (2014), Trách nhiệm pháp lý trong pháp luật bảo vệ mơi trƣờng ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, tr. 38
22
Article

103A
Environmental
public
health
act
2002,
truy cập ngày 15/07/2017

14


hoặc cả hai. Trong trường hợp tái phạm mức phạt tiền không quá 20.000 SGD và
phạt tù từ 1 tháng đến 12 tháng23”. Ngồi ra, hình phạt tiền đƣợc quy định tại Điều
21 Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng: “Người nào thực hiện hành vi trái
với quy định tại Điều 17 Luật này (vứt rác, khạc nhổ nơi cơng cộng) sẽ bị Tịa hình
sự cấp quận áp dụng hình phạt tiền với mức phạt 1.000 SGD ở lần đầu tiên, nếu
tiếp tục tái phạm mức phạt này tăng lên là 2.000 SGD24”.
Cũng tƣơng tự nhƣ hình thức phạt tiền trong xử phạt VPHC, pháp luật
Singapore không quy định khung tiền phạt mà ấn định một số tiền phạt cụ thể cho
từng hành vi phạm tội, nếu chủ thể vi phạm nhiều lần thì mức phạt sau sẽ cao hơn
mức phạt trƣớc. Khác với quy định của Singapore, pháp luật hình sự Việt Nam quy
định khung tiền phạt (mức tối thiểu - mức tối đa ) trong từng Khoản của điều luật.
Với khoản 1 là khoản có mức phạt tiền thấp nhất, các Khoản sau: Khoản 2, Khoản 3
(nếu có) sẽ quy định mức tiền phạt cao hơn. Bên cạnh đó, trƣờng hợp chủ thể phạm
tội lần hai mức phạt tiền sẽ cao hơn so với phạm tội lần đầu. Đây là điểm giống
nhau giữa hình phạt tiền trong pháp luật Singapore và Việt Nam. Cách quy định này
đã phân hóa trách nhiệm hình sự giữa những chủ thể cùng thực hiện một tội phạm,
tạo ra đƣợc sự công bằng trong áp dụng pháp luật.
- Phạt tù: Nếu nhƣ phạt tiền đƣợc áp dụng trong cả xử phạt VPHC và xử lý
hình sự thì phạt tù chỉ đƣợc áp dụng để xử lý hình sự đối với tội phạm về môi

trƣờng. Đây là điểm tƣơng đồng giữa pháp luật Singapore và pháp luật Việt Nam
cũng nhƣ một số quốc gia khác. Trong pháp luật Singapore, hình phạt này áp dụng
đối với tội phạm ngoan cố đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trƣờng mà khi xem
xét áp dụng hình phạt tiền khơng thể bù đắp lại các thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra. Ví dụ Điều 23 Chƣơng V Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng quy
định: “Cá nhân có hành vi xả thải vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù khơng
q 12 tháng25”. Thêm vào đó, Điều 25 chƣơng IV Luật Quản lý và Bảo vệ môi
trƣờng quy định: “Người vi phạm quy định 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10 , 11 , 12 , 13 , 14,

23

Article 24 Part 4 Environmental protection and management regulations
truy cập ngày 15/07/2017
24

Article
21
Environmental
public
health
truy cập ngày 15/07/2017
25
Article
23
Part
V
Environmental
public
health
truy cập ngày 15/07/2017


15

act

act

law,

2002,

2002,


15 , 16 , 17 hoặc 18 , 19 , 20 , 21 hoặc 22 , 23 hoặc 24 có thể bị phạt tù với thời hạn
không quá 2 năm26”.
Tác giả nhận thấy, pháp luật BVMT của Singapore chỉ giới hạn mức phạt tù
tối đa đối với chủ thể phạm tội cịn BLHS Việt Nam lại đặt ra khung hình phạt tù
(mức tối thiểu - mức tối đa). Hai cách quy định này đều có điểm tƣơng đồng là giới
hạn mức phạt tù tối đa nhằm tạo ra sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa những
hành vi phạm tội. Tuy nhiên cách không quy định mức phạt tù tối thiểu nhƣ pháp
luật Singapore đã tạo ra sự khó khăn trong việc quyết định hình phạt đối với chủ thể
có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng: Qua thực tiễn thực thi pháp luật về
BVMT ở Singapore cho thấy hình phạt này là một trong các hình phạt hữu hiệu nhất
nhằm ngăn chặn những vi phạm nhỏ, áp dụng đối với chủ thể vi phạm là các cá
nhân từ 16 tuổi trở lên và phải thõa mãn các điều kiện về y tế. Cụ thể, Điều 21A
Đạo Luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng quy định nhƣ sau:
Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại
chương III27, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ môi trường

cũng như sức khoẻ cộng đồng, người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên
quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà khơng được trả thù lao thì thay
cho các quyết định hoặc hình phạt khác (trừ khi có những lý do đặc biệt). Toà án sẽ
ra quyết định buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng đối với người vi phạm, buộc họ
phải thực hiện cơng việc nói trên dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên giám
sát, phù hợp với các quy định của mục này.
Khác với hình phạt tiền, hình phạt buộc lao động cơng ích nơi công cộng chỉ
áp dụng đối với cá nhân vi phạm các quy định về BVMT. Cụ thể, cá nhân có hành
vi vứt bỏ rác, giấy gói quà, mẩu thuốc lá khơng đúng nơi quy định thì hình phạt
buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng đặt ra u cầu chính cá nhân này phải dọn
dẹp vệ sinh tại khu vực đã vi phạm, trả lại môi trƣờng ban đầu. Đồng thời, suốt quá
trình làm sạch các khu vực đã vứt bỏ rác ngƣời vi phạm phải mặc một chiếc áo sơ
mi màu cam với dịng chữ "Lệnh làm việc”. Hình phạt trên đã tác động mạnh mẽ
đến ý thức ngƣời vi phạm, khiến họ cảm thấy xấu hổ với bản thân và mọi ngƣời
xung quanh, đồng thời hạn chế khả năng lặp lại hành vi vi phạm. Đạo luật về môi
trƣờng sức khỏe cộng đồng đã dành riêng chƣơng III để quy định các hành vi vi
phạm về môi trƣờng cơng cộng kèm theo hình phạt: “Hành vi vứt bỏ rác như giấy
26

Article
24
Part
4
Environmental
public
health
truy cập ngày 15/07/2017
27
Các quy định về các hành vi phạm tội về môi trƣờng ở nơi công cộng


16

act

2002,


gói q, mẩu thuốc lá khơng đúng nơi quy định sẽ bị phạt 3.000 SGD28 hoặc phải
thực hiện hình phạt buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng (viết tắt là CWO) lên đến
12 giờ hoặc cả hai biện pháp trên29”. Tại Singapore, CWO đƣợc áp dụng xử phạt từ
tháng 11/1992 đối với ngƣời vứt rác không đúng nơi quy định. Năm 1993, 10 ngƣời
vi phạm đầu tiên bị áp dụng hình phạt CWO phải làm sạch một phần của bãi biển30.
Đến năm 2013, tịa án ban hành 261 hình phạt CWO và năm 2015 số lƣợng hình
phạt CWO đã tăng gấp đôi là 688 lệnh.
Pháp luật trong lĩnh vực BVMT của Việt Nam cũng có quy định hình thức xử
phạt tƣơng tự nhƣ hình phạt trên. Cụ thể, Khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trƣờng
2005 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, vệ sinh nơi
cơng cơng ngồi bị phạt tiền và tạm giữ phƣơng tiện có liên quan gây ra ơ nhiễm
mơi trƣờng cịn bị áp dụng biện pháp xử phạt buộc lao động vệ sinh mơi trường có
thời hạn ở nơi công cộng. Nhƣ vậy, buộc lao động vệ sinh mơi trường có thời hạn ở
nơi cơng cộng trong Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 là một trong những biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính.
Khi xem xét về hai quy định trên, tác giả cho rằng buộc lao động vệ sinh mơi
trường có thời hạn ở nơi cơng cộng và buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng đều
tác động trực tiếp đến ý thức ngƣời vi phạm, thơng qua việc buộc chính chủ thể vi
phạm phải thực hiện hoạt động dọn dẹp vệ sinh tại nơi công cộng: trƣờng học, bệnh
viện, công viên, bãi biển trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phục hồi lại
môi trƣờng nhƣ trƣớc khi có hành vi vi phạm. Khi bị áp dụng biện pháp này, ngƣời
vi phạm sẽ cảm thấy xấu hổ với bản thân, ngƣời xung quanh, đồng thời răn đe, giáo
dục, nâng cao ý thức không chỉ riêng đối với ngƣời vi phạm mà còn đối với mọi

ngƣời xung quanh. Tuy nhiên buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng trong pháp luật
Singapore là hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân, còn biện pháp buộc lao động vệ
sinh mơi trường có thời hạn ở nơi công cộng trong Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005
của Việt Nam áp dụng cho cả tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng
của biện pháp buộc lao động vệ sinh mơi trường có thời hạn ở nơi cơng cộng là khá
rộng, ngồi hành vi quy định giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng nơi cơng cộng cịn áp dụng
đối với hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Tuy nhiên, mặc dù Luật Bảo vệ môi
trƣờng 2005 có quy định về buộc lao động vệ sinh mơi trường có thời hạn ở nơi
cơng cộng nhƣng các văn bản hƣớng dẫn thi hành lại không đề cập đến, vì vậy biện
28

SGD là đơn vị tiền tại tại Singapore
Article
21
Part
III,
Environmental
public
health
act
2002
truy cập
ngày 15/07/2017
30
Measures against littering in Singapore, truy cập ngày 15/7/2017
29

17



pháp trên không đƣợc áp dụng thực thi trên thực tế. Tác giả nhận thấy, buộc lao
động cơng ích nơi công cộng là một quy định khá hay trong pháp luật BVMT của
Singapore mà Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng.
- Tạm giữ và tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội: hình phạt này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân đƣợc quy định trong Luật Quản lý và bảo vệ môi trƣờng
của Singapore. Việc tạm giữ và tịch công cụ, phƣơng tiện vi phạm nhằm mục đích
hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tiếp tục gây hại đến môi trƣờng của chủ thể vi
phạm. Đặc biệt, trƣờng hợp công cụ, phƣơng tiện phạm tội khơng phù hợp cho con
ngƣời, xã hội có thể tịch thu và tiêu huỷ. Cụ thể Điều 13 Phần III Chƣơng IV quy
định: “Trong quá trình lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại khơng đúng quy định
có thể bị tịch thu và tiêu hủy31” hay Điều 17 Phần 5 Chƣơng VI quy định: “Trường
hợp phát hiện xe ô tô phát ra khí thải q quy chuẩn mà trước đó chưa được kiểm
tra định kì thì có thể bị thu hồi phương tiện32”. So với hình thức phạt tiền và hình
phạt buộc lao động cơng ích nơi cơng cộng thì hình thức xử phạt tạm giữ và tịch thu
cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội có phạm vi áp dụng hẹp hơn chỉ đƣợc quy định trong
Luật Quản lý và bảo vệ môi trƣờng, đồng thời chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp
khơng có cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội thì chủ thể không thực hiện đƣợc hành vi
phạm tội. Tƣơng tự với pháp luật BVMT của Singapore, pháp luật hình sự Việt
Nam cũng có quy định về điều này.
Khi so sánh các hình phạt đối với tội phạm về mơi trƣờng trong pháp luật của
Singapore và pháp luật Việt Nam, bên cạnh điểm tƣơng đồng về một số loại hình
phạt: hình phạt tiền, hình phạt tù, tác giả thấy rằng cũng có điểm khác biệt. Pháp
luật Singapore quy định các tội phạm về mơi trƣờng và hệ thống hình phạt vào các
Luật trong lĩnh vực BVMT nhƣ Luật khơng khí sạch, Luật về vi phạm tiếng ồn nơi
công cộng, Luật về thốt nƣớc và chống ơ nhiễm nƣớc, Luật về phịng, chống ơ
nhiễm biển; Luật về hệ thống cống tiêu thoát nƣớc; Luật quản lý chất thải nguy hại;
Đạo luật về môi trƣờng sức khỏe cộng đồng 1987 sửa đổi, bổ sung 2002; Luật Bảo
tồn thiên nhiên, đồng thời vì quy định chung nên khơng có quy định cụ thể hình
phạt chính và hình phạt bổ sung. Cịn pháp luật hình sự Việt Nam xây dựng một
chƣơng riêng trong BLHS để quy định về các tội phạm về môi trƣờng.

31

Article 3 Part 3 Section 4 Environmental protection and management regulations law,
truy cập ngày 15/07/2017
32
Article 17 Part 5 Section 6 Environmental protection and management regulations law,
truy cập ngày 15/07/2017

18


1.2. Pháp luật Trung Quốc
1.2.1. Khái quát pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc
Luật Bảo vệ môi trƣờng tại Trung Quốc đƣợc ban hành lần đầu tiên vào năm
1979. Ngoài việc khẳng định mục tiêu BVMT, Luật này đƣa ra bốn chính sách cụ
thể đó là:
(a) Thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường;
(b) Quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ mơi trường;
(c) Quy định chung về đánh giá tác động môi trường;
(d) Việc xử lý ô nhiễm công nghiệp.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trƣờng ra đời, Trung Quốc thành lập Ủy ban Bảo vệ
mơi trƣờng trực thuộc Chính phủ nhằm thực hiện công tác bảo vệ và quản lý môi
trƣờng, ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm. Đến năm 1989, Trung Quốc thay thế Luật
Bảo vệ môi trƣờng năm 1979 bằng Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1989 gồm 47 điều
đƣợc chia thành 6 chƣơng. Năm 2014, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Trung Quốc đã
thông qua các sửa đối với Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi
trƣờng 1989 (tên tiếng anh viết tắt là EPL), có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm
2015.
Bên cạnh đó, do q trình cơng nghiệp hóa, mơi trƣờng nƣớc ở Trung Quốc bị
ô nhiễm nặng nề dẫn đến ô nhiễm các thành phần khác nhƣ đất, nƣớc, sinh vật và

gây nhiều tác động xã hội. Vì vậy năm 1984, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Trung
Quốc đã ban hành thêm Luật Bảo vệ mơi trƣờng nƣớc.
Sau đó, Trung Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật về BVMT nhƣ: Luật
Ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí năm 1995, Luật Ngăn ngừa và kiểm
sốt ơ nhiễm chất thải rắn năm 1995, Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nƣớc
1996, Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trƣờng năm 1996, Luật
Bảo vệ môi trƣờng biển năm 1999, Luật Đánh giá tác động môi trƣờng năm 2002.
Ngồi ra, cịn có một số đạo luật khác liên quan đến cơng tác BVMT nhƣ: Luật
Khuyến khích sản xuất sạch, Luật Bảo vệ động vật hoang dã, Luật Bảo tồn năng
lƣợng, Luật Chống sa mạc hóa. Đồng thời, các văn bản hƣớng dẫn chi tiết cũng
đƣợc Chính phủ và các bộ lần lƣợt ban hành dƣới nhiều hình thức khác nhau.
Nhƣ vậy, hoạt động BVMT của Trung Quốc đƣợc điều chỉnh bởi nhiều đạo
luật, trong đó Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi là “luật khung” và chỉ quy định
những vấn đề chung, cơ bản, khái quát nhất. Cịn việc kiểm sốt, quản lý các thành
phần mơi trƣờng nhƣ nƣớc, khơng khí, chất thải rắn và tiếng ồn đƣợc quy định
trong các đạo luật chuyên ngành. Thêm vào đó, những vi phạm mang tính chất

19


×