BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------
ĐẶNG THỊ THU THẢO
XÁC ĐỊNH THỊ TRƢỜNG LIÊN QUAN THEO
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
XÁC ĐỊNH THỊ TRƢỜNG LIÊN QUAN THEO
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ THU THẢO
Khóa: 36. MSSV: 1155010550
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THS. ĐẶNG QUỐC CHƢƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Thị Thu Thảo, sinh viên Khoa Luật Thƣơng mại, khóa 36 (20112015), Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là tác giả của khóa luận tốt nghiệp
“Xác định thị trƣờng liên quan theo pháp luật cạnh tranh”. Tơi cam đoan khóa luận
tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của ThS. Đặng Quốc Chƣơng, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ
các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thu Thảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT
SSNIP
Phƣơng pháp độc quyền giả định SSNIP
Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
Nghị định số 116/2005/NĐ-CP nghị định của
Chính Phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết
về thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
NXB
Nhà xuất bản
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LIÊN QUAN ...........................4
1.1. Khái quát về thị trƣờng ..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2. Phân loại thị trƣờng ....................................................................................6
1.2. Khái quát về thị trƣờng liên quan .................................................................8
1.2.1. Khái niệm thị trƣờng liên quan ..................................................................8
1.2.2. Xác định thị trƣờng liên quan ...................................................................14
1.3. Ý nghĩa của việc xác định thị trƣờng liên quan đối với việc thực thi pháp
luật cạnh tranh .....................................................................................................20
1.3.1. Đối với việc xác định đối thủ cạnh tranh, xác định thị phần....................21
1.3.2. Đối với việc đánh giá hành vi hạn chế cạnh tranh ...................................22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH THỊ TRƢỜNG LIÊN QUAN THEO PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH VIỆT NAM ..................................................................................26
2.1. Tiêu chí xác định thị trƣờng liên quan .......................................................26
2.1.1. Tiêu chí xác định thị trƣờng sản phẩm liên quan .....................................26
2.1.2. Tiêu chí xác định thị trƣờng địa lý liên quan ...........................................36
2.2. Phƣơng pháp xác định thị trƣờng liên quan ..............................................39
2.2.1. Phƣơng pháp xác định thị trƣờng sản phẩm liên quan .............................39
2.2.2. Phƣơng pháp xác định thị trƣờng địa lý liên quan ...................................46
2.3. Định hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật về xác định thị trƣờng liên
quan .......................................................................................................................48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 51
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã
từng bƣớc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh
những tác động tích cực mà nó đem lại cho nền kinh tế thì hoạt động cạnh tranh
cũng diễn ra phức tạp hơn với sự xuất hiện của nhiều hành vi bóp méo sự cạnh tranh
lành mạnh trên thị trƣờng từ các doanh nghiệp hay các hiệp hội ngành nghề. Để
kiểm soát các hoạt động cạnh tranh, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
và quan trọng nhất trong số đó là Luật Cạnh tranh năm 2004 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2005). Luật Cạnh tranh ra đời với phạm vi điều chỉnh hành vi
bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh. Trong đó, các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh là nền tảng để tạo lập
mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Để đƣa ra kết luận chính xác về hành vi hạn chế cạnh tranh cụ thể của một
doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng nhƣ pháp luật cạnh tranh
của các nƣớc trên thế giới đều dựa trên việc nghiên cứu sức mạnh thị trƣờng mà các
doanh nghiệp đang có và xác định “thị trƣờng liên quan” là một yếu tố quan trọng
để đánh giá đƣợc vấn đề này. Các quy định của pháp luật cạnh tranh trong việc xác
định thị trƣờng liên quan là cơ sở để đánh giá sức mạnh thị trƣờng của doanh
nghiệp và qua đó, điều chỉnh đƣợc các hành vi hạn chế cạnh tranh diễn ra trên thị
trƣờng.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam ra đời muộn hơn so với pháp luật cạnh tranh
của các nƣớc trên thế giới nên việc kế thừa những kinh nghiệm lập pháp để hoàn
thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh (trong đó có các quy định về xác định
thị trƣờng liên quan) là điều cần thiết. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của Việt Nam
trong việc phân tích thị trƣờng liên quan trong các vụ việc đƣợc điều tra còn khiêm
tốn, các quy định về xác định thị trƣờng liên quan trong các vụ việc hạn chế cạnh
tranh ít đƣợc áp dụng. Từ năm 2006 đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành
điều tra tiền tố tụng tổng số 78 vụ, tuy nhiên tiến hành khởi xƣớng điều tra chỉ có 8
vụ và đƣa ra quyết định giải quyết chỉ có 5 vụ, trong đó Hội đồng xử lý vụ việc đã
ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc đối với vụ việc giữa lạm dụng vị trí
thống lĩnh trên thị trƣờng kinh doanh phim chiếu rạp tại Việt Nam (vụ việc
Megastar), 01 vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trƣờng bia.
Một vấn đề đặt ra trong các vụ việc gây khó khăn cho việc điều tra đó là xác định
1
thị trƣờng liên quan. Vấn đề này thƣờng mất nhiều thời gian và cũng là lý do làm
cho các vụ việc hạn chế cạnh tranh đƣợc xử lý rất khiêm tốn. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu, phân tích các quy định về xác định thị trƣờng liên quan trong pháp luật
cạnh tranh để tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tế cạnh tranh ở Việt Nam,
đồng thời cũng phân tích các quy định của các nƣớc có bề dày trong việc xây dựng
pháp luật cạnh tranh sẽ giúp Việt Nam ngày càng hồn thiện và thực thi có hiệu các
quy định về Luật Cạnh tranh. Vì những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài “Xác định
thị trƣờng liên quan theo pháp luật cạnh tranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, Luật Cạnh tranh là một văn bản pháp luật khá mới mẻ trong hệ
thống pháp luật, nhƣng thời gian gần đây, nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói
chung và những quy định về xác định thị trƣờng liên quan nói riêng đã thu hút đƣợc
đơng đảo sự quan tâm của các nhà khoa học. Đã có một số cơng trình, bài viết
nghiên cứu về vấn đề này. Có thể liệt kê một số đề tài nhƣ: Phạm Thị Xuân Mỹ
(2006), Xác định thị trường liên quan và ý nghĩa của nó trong việc thực thi Luật
cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Trƣơng
Hồi Nam (2008), Xác định thị trường liên quan và ý nghĩa của nó trong việc thực
thi Luật Cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;
Trần Hồng Nga (2004), Pháp luật về chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc
quyền ở Việt Nam - thực trạng và so sánh với một số nước, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh…
Ngồi ra, các bài báo nghiên cứu trên các tạp chí cũng đề cập đến vấn đề này nhƣ:
Nguyễn Ngọc Sơn, Xác định thị trƣờng liên quan theo Luật Cạnh tranh năm 2004,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 11(63)/2005; Nguyễn Lan Anh, Xác định thị
trƣờng liên quan và vấn đề nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp
theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, số 7/2009…
Cịn có nhiều sách, giáo trình ví dụ: Nguyễn Nhƣ Phát - Nguyễn Ngọc Sơn (2006),
Phân tích và luận giải các qui định pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nhà xuất bản Tƣ
Pháp; Phạm Hoài Huấn - Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp luật chống lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia; Phịng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án hỗ trợ
thƣơng mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III) (2009), Hành vi hạn chế cạnh tranh
– Một số vụ việc điển hình của châu Âu….
2
Tuy có nhiều các cơng trình nghiên cứu, bài báo phân tích xác định thị
trƣờng liên quan nhƣng hiện nay để có một bài nghiên cứu một cách cụ thể, đƣa ra
những tiêu chí, phƣơng pháp, những bằng chứng để xác định thị trƣờng liên quan là
cịn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, so sánh đối chiếu
với pháp luật cạnh tranh các nƣớc để rút kết kinh nghiệm trong việc xác định thị
trƣờng liên quan pháp luật cạnh tranh Việt Nam mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Xác định thị trƣờng liên quan theo pháp luật cạnh trạnh” đƣợc
thực hiện với mục đích là nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tế áp dụng
các quy định pháp luật về xác định thị trƣờng liên quan trong việc thực thi luật cạnh
tranh. Đồng thời so sánh quy định trong pháp luật Việt Nam với pháp luật thế giới
về xác định thị trƣờng liên quan. Từ đó nêu lên những nhận xét về phƣơng pháp xác
định thị trƣờng liên quan tại Việt Nam và một số ý kiến của cá nhân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của việc xác định thị trƣờng liên
quan đƣợc quy định trong Luật Cạnh Tranh năm 2004 và Nghị định số
116/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/09/2005 về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cạnh Tranh. Bên cạnh đó đối chiếu với một số quy định của một
số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ các quan điểm, tƣ tƣởng của các nhà nghiên cứu về
xác định thị trƣờng liên quan trong các vụ việc chống hạn chế cạnh tranh.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Tác giả vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và những phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ: so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới; đồng thời, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh trong
q trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi các nội dung trong phần danh mục từ viết tắt, mục lục, danh mục tài
liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong đó, phần nội dung chính đƣợc chia làm hai chƣơng:
Chương 1. Tổng quan về thị trƣờng liên quan.
Chương 2. Xác định thị trƣờng liên quan theo pháp luật cạnh tranh Việt
Nam.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LIÊN QUAN
1.1. Khái quát về thị trƣờng
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin, hàng hóa là sản phẩm đƣợc
sản xuất ra để phục vụ cho một nhu cầu nào đó của con ngƣời, ngƣời sản xuất ra
hàng hóa là để bán. “Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản
phẩm đƣợc sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính ngƣời
trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời khác, thông
qua việc trao đổi, mua bán”1. Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai điều kiện, đó là
có sự phân cơng lao động xã hội và có sự tách biệt tƣơng đối về mặt kinh tế giữa
các nhà sản xuất. Sự phân công lao động xã hội dẫn đến chun mơn hóa từng
ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm và phân chia lao động xã hội ra thành
các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội cùng với sự
tách biệt tƣơng đối giữa các nhà sản xuất về mặt kinh tế đã làm cho sự trao đổi hàng
hóa đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ; bởi vì, mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ sở hữu cho
mình một loại hàng hóa khác nhau và loại hàng hóa này lại đáp ứng một số nhu cầu
của những ngƣời khác mà ngƣời đó khơng thể tự mình sản xuất ra đƣợc. Từ đó làm
phát sinh sự trao đổi giữa các chủ thể kinh tế với nhau để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Nhƣ vậy, thị trƣờng xuất hiện đồng thời với việc xuất hiện và phát triển của
nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đƣợc hình thành trong lĩnh vực lƣu thơng. Sản
xuất hàng hóa là sản xuất ra để bán, do đó, nó ln gắn liền với thị trƣờng. Thị
trƣờng là khái niệm có từ rất sớm, nơi nào có sự trao đổi mua bán hàng hóa thì ở đó
có thị trƣờng.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trƣờng. Theo nghĩa hẹp
“thị trƣờng thông thƣờng là bất kỳ khung cảnh nào trong đó diễn ra việc mua và
việc bán các hàng hóa, dịch vụ”2. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, thị trƣờng là
nơi mà ngƣời mua và ngƣời bán gặp nhau, họ tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau.
Khi nói đến đây chúng ta thƣờng hình dung nó là một cái chợ. Tuy nhiên, cách nhìn
nhƣ vậy làm cho thị trƣờng trở nên q hẹp, nó mới chỉ nhắm đến tính chất địa lý
của thị trƣờng và chỉ phù hợp khi nền kinh tế chƣa phát triển. Trong nền kinh tế
hiện đại, việc mua bán hàng hóa khơng nhất thiết phải gắn liền với một địa điểm cụ
thể mà các bên có thể giao dịch với nhau qua fax, điện thoại, thƣ điện tử… ngƣời
1
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị
quốc gia, tr. 33.
2
David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, tr. 632.
4
bán và ngƣời mua không nhất thiết phải gặp nhau trực tiếp để tiến hành trao đổi
hàng hóa. Hàng hóa có thể đƣợc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác mà khơng
phải bó buộc trong một khơng gian nhất định nào. Theo nghĩa rộng “thị trƣờng là
nơi trao đổi hàng hóa đƣợc sản xuất ra và hình thành trong q trình sản xuất, trao
đổi hàng hóa cùng với mọi quan hệ kinh tế giữa ngƣời với ngƣời liên kết với nhau
thơng qua trao đổi hàng hóa”3. Khi nói đến thị trƣờng không chỉ đƣợc xem xét trong
phạm vi không gian mà thị trƣờng phải đƣợc xem xét về mặt nội dung. Nội dung
của thị trƣờng đƣợc thể hiện qua sự trao đổi hàng hóa dƣới sự tác động của các mối
quan hệ giữa các yếu tố trên thị trƣờng, chúng tƣơng tác với nhau tạo thành một môi
trƣờng, một cơ chế mà ở đó khơng chỉ có hoạt động trao đổi mà còn chịu sự ảnh
hƣởng của các quy luật kinh tế.
Dƣới góc độ marketing hiện đại, thị trƣờng bao gồm tất cả những khách hàng
sẵn có và tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Theo quan điểm này, thị
trƣờng đƣợc nhìn nhận dƣới khả năng cầu. Thị trƣờng hình thành khi tồn tại một
nhu cầu, mong muốn cụ thể gặp các điều kiện thuận lợi nhƣ họ có khả năng thanh
tốn, có khả năng thực hiện giao dịch và mong muốn đƣợc trao đổi. Mặc dù tham
gia thị trƣờng phải có cả ngƣời bán và ngƣời mua nhƣng những ngƣời làm
marketing lại coi ngƣời bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, còn ngƣời mua
mới hợp thành thị trƣờng.
Dƣới góc độ kinh tế học, một nguyên lý của thị trƣờng là ở đâu có nhu cầu,
có thể mang lại lợi nhuận thì ở đó có mặt các nhà kinh doanh. Ngƣời tiêu dùng
khơng cịn phải sống trong tình trạng xếp hàng chờ mua những nhu yếu phẩ
5
Tuy có nhiӅ
u khái niӋ
m vӅthӏWUѭ
ӡng theo nhiӅ
u khía cҥ
QKNKiFQKDX
nhìn chung thӏWUѭ
ӡng giӕ
QJQKѭ³P
ӝt chiӃ
c cҫ
u nӕ
L´JL
ӳa cung và cҫ
u. Thông qua
thӏWUѭ
ӡng các nhà sҧ
n xuҩ
t, kinh doanh nghiên cӭu nhӳng biӇ
u hiӋ
Qÿyÿ
Ӈ[iFÿ
ӏ
nh
nhu cҫ
u cӫ
a khách hàng tӯÿyWuPFiFKJL
ҧ
i quyӃ
t ba vҩ
Qÿ
Ӆkinh tӃFѫE
ҧ
n cӫa mình
là: Sҧ
n xuҩ
t cái gì? Cho ai? Bҵ
ng cách nào? 9jFNJQJTXDÿyQJѭ
ӡi tiêu dùng biӃ
t
ÿѭ
ӧc: Ai sӁÿiS
ӭQJ
ӧcÿѭ
nhu cҫ
u cӫ
a mình? Nhu cҫ
Xӧ
ÿѭ
c thoҧPmQ
Ӄ
n mӭ
ÿc
nào? KhҧQăQJWKDQKWRiQUDVDR"
Bҵ
ng cách trҧlӡi nhӳng câu hӓ
LQj\QJѭ
ӡi bán
YjQJѭ
ӡLPXDÿ
Ӆ
u sӁ[iFÿ
ӏ
nh chính xác thӏWUѭ
ӡng cӫ
DPuQKÿ
Ӈÿҥ
t ÿѭ
ӧc nhӳng lӧi
ích tӕ
t nhҩ
WQKѭPuQKPRQJPX
ӕ
n. Trong phҥ
m vi nghiên cӭu cӫa khóa luұ
n, khái
niӋ
m thӏWUѭ
ӡQJÿѭ
ӧc sӱdөQJGѭ
ӟLJyFÿ
ӝkinh tӃhӑc, là thӏWUѭ
ӡng tӗn tҥ
LGѭ
ӟi sӵ
WiFÿ
ӝng qua lҥ
i giӳa yӃ
u tӕcung và cҫ
u chӏ
u sӵҧ
QKKѭ
ӣng cӫa các quy luұ
t kinh tӃ
.
1.1.2. Phân loại thị trƣờng
Phân loҥ
i thӏWUѭ
ӡng giúp nhұ
n diӋ
n thӏWUѭ
ӡng theo nhӳng mөF ÿtFK
, nӝ
i
dung muӕ
n xem xét. HiӋ
n nay có rҩ
t nhiӅ
X WLrX
ӇphânFKt
loҥ
i thӏWUѭ
ÿ ӡng theo
nhiӅ
XTXDQÿL
Ӈ
m khác nhau'ѭ
ӟLÿk
y là cách phân loҥ
i thӏWUѭ
ӡng theo quan ÿL
Ӈ
m
cӫa marketing, kinh tӃhӑ
c và OƭQKY
ӵc cҥ
nh tranh.
1.1.2.1. Phân loại thị trƣờng theo quan điểm marketing
7KHRTXDQÿL
Ӈ
m marketing hiӋ
Qÿ
ҥ
i, thӏWUѭ
ӡng tӗn tҥ
LGѭ
ӟi dҥ
ng các nhu cҫ
u
cӫDQJѭ
ӡi tiêu dùng. Nhu cҫ
u cӫ
DQJѭ
ӡi tiêu dùng có vai trị quan trӑ
ng trong viӋ
c
[iFÿ
ӏ
nh thӏWUѭ
ӡng mөc tiêu mà các nhà kinh doanh sӁhoҥ
Wÿ
ӝng ӣÿy
³
ThӏWUѭ
ӡng
mөc WLrX
ӧc hiӇ
ÿѭ
u là thӏWUѭ
ӡng bao gӗm các khách hàng có cùng nhu cҫ
u hoһ
c
mong muӕ
n mà cơng ty có khҧQăQJÿiS
ӭQJÿ
ӗ
ng thӡi có thӇtҥ
RUDѭXWK
ӃKѫQVR
5
vӟLÿ
ӕi thӫcҥ
QKWUDQKYjÿ
ҥ
Wÿѭ
ӧc mөFWLrXÿmÿ
ӏ
QK´
. %ѭ
ӟFÿ
ҫ
XWLrQÿ
Ӈcác doanh
nghiӋ
S[iFÿ
ӏ
QKÿѭ
ӧc thӏWUѭ
ӡng mөc tiêu là tiӃ
n hành phân khúc thӏWUѭ
ӡng. Phân
khúc thӏWUѭ
ӡng là quá trình phân chia thӏWUѭ
ӡng thành nhӳng thӏWUѭ
ӡng nhӓkhác
nhau trên nhӳQJÿL
Ӈ
m khác biӋ
t vӅnhu cҫ
XFiFÿ
һ
FÿL
Ӈ
m hành vi, tâm lý mua sҳ
m
cӫDQJѭ
ӡi tiêu dùng, khu vӵFÿ
ӏ
a lý, thӏWUѭ
ӡng doanh nghiӋ
p. Ví dөQKѭWK
ӏWUѭ
ӡng
MiӅ
n Bҳ
c, Trung, Nam hay thӏWUѭ
ӡQJ EuQK GkQ
ӧQJ
WUXQJ
OѭX«
Nhӳng OѭX
khúc thӏWUѭ
ӡng này sӁbao gӗm nhӳng hàng hóa cùng phө
c vөcho mӝt nhu cҫ
u
nhҩ
Wÿ
ӏ
nh và nó mang lҥ
i nguӗ
n lӧi nhuұ
n cao, giҧ
Pÿѭ
ӧc sӵcҥ
nh tranh cho các nhà
kinh doanh. 1Kѭ
ұ
\
Y WKHR
Ӈ
m này,
TXDQ
thӏWUѭ
ӡng
ÿL
sӁÿѭ
ӧc phân chia thành
nhӳng loҥ
i thӏWUѭ
ӡng khác nhau tùy theo khúc thӏWUѭ
ӡng mà các nhà kinh doanh
chӑ
n làm thӏWUѭ
ӡng mө
c tiêu.
5
ĈҥLKӑF.LQKWӃ73
. Hӗ
Chí Minh (2012), Giáo trình marketing căn bản, NXB /DRĈӝQJ
, tr. 108.
6
1.1.2.2. Phân loại theo quan điểm kinh tế học, lĩnh vực cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh tế học và cạnh tranh một tiêu chí quan trọng dùng để
phân loại thị trƣờng là dựa vào mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng. Mức độ cạnh
tranh trên thị trƣờng đƣợc đánh giá dựa theo cấu trúc của thị trƣờng mà nó tồn tại.
Cấu trúc thị trƣờng đƣợc xem xét bao gồm các yếu tố trên thị trƣờng nhƣ: số lƣợng
ngƣời mua và bán, loại hàng hóa đƣợc sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị
trƣờng. Theo tiêu chí này thị trƣờng bao gồm: thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và thị
trƣờng cạnh tranh khơng hồn hảo.
Thị trƣờng cạnh tranh hồn hảo là thị trƣờng cạnh tranh lý tƣởng với bốn đặc
điểm chính: số lƣợng ngƣời bán và ngƣời mua trên thị trƣờng là đủ lớn sao cho
lƣợng cung của một doanh nghiệp là rất nhỏ so với tổng lƣợng cung trên thị trƣờng;
doanh nghiệp có thể tham gia hay rút khỏi thị trƣờng một cách dễ dàng; sản phẩm
của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, các sản phẩm hoàn toàn thay thế
đƣợc cho nhau; ngƣời mua và ngƣời bán nắm bắt đƣợc thông tin thực tế về giá cả.
Thị trƣờng cạnh tranh khơng hồn hảo là thị trƣờng không đáp ứng đƣợc một
trong bốn đặc điểm của thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trƣờng này tiếp
tục bao gồm các loại thị trƣờng: thị trƣờng độc quyền hồn tồn, thị trƣờng độc
quyền nhóm và thị trƣờng cạnh tranh độc quyền, cụ thể:
Thị trƣờng độc quyền hoàn toàn là thị trƣờng chỉ có một ngƣời bán và có
nhiều ngƣời mua. Trên thị trƣờng sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khơng
có sản phẩm thay thế gần nhất. Rào cản gia nhập thị trƣờng rất lớn làm cho các
doanh nghiệp khác khó có thể gia nhập để sản xuất hàng hóa độc quyền;
Thị trƣờng cạnh tranh độc quyền là thị trƣờng có một số lƣợng lớn ngƣời bán
và ngƣời mua, tồn tại sản phẩm có thể thay thế gần nhất nhƣng khơng thể thay thế
hồn tồn. Ví dụ: xà phịng, dầu gội đầu… Chính sự khác biệt này mà trên thị
trƣờng sẽ tồn tại nhiều mức giá khác nhau nhƣng sự chênh lệch giá giữa chúng là
không nhiều. Và trên thị trƣờng này không tồn tại rào cản gia nhập thị trƣờng;
Thị trƣờng cạnh tranh độc quyền nhóm là thị trƣờng có rất ít ngƣời bán,
nhiều ngƣời mua và ngƣời bán thƣờng có thị phần lớn. Nhiều sản phẩm của các
hãng khác nhau chúng có thể đồng nhất nhau hay hồn tồn khác nhau và chúng có
khả năng thay thế lẫn nhau. Thị trƣờng này tồn tại rào cản gia nhập thị trƣờng lớn.
Hiện nay, thị trƣờng cạnh tranh hồn hảo rất khó tồn tại mà thị trƣờng tồn tại
chủ yếu dƣới hình thức cạnh tranh khơng hồn hảo. Trong thị trƣờng này các doanh
nghiệp có thể nắm giữ quyền lực thị trƣờng ở mức độ khác nhau, sự cạnh tranh
cũng diễn ra gay gắt hơn. Bên cạnh những lợi ích mà sự cạnh tranh này mang lại thì
7
nó cũng làm hình thành nên một số hành vi làm sai lệch bản chất cạnh tranh trên thị
trƣờng. Những hành vi này thƣờng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành
vi hạn chế cạnh tranh. Hành vi hạn chế cạnh tranh thƣờng có nhiều tác hại đến thị
trƣờng hơn. Để xác định rõ hành vi hạn chế cạnh tranh thì phải đặt nó trong một thị
trƣờng cạnh tranh cụ thể, điều này là để đánh giá khả năng ảnh hƣởng, sức mạnh thị
trƣờng của doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh. Chính vì vậy, xác
định thị trƣờng này hay pháp luật cạnh tranh gọi là thị trƣờng liên quan là một vấn
đề quan trọng. Những phân tích dƣới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm,
đặc điểm và cách xác định thị trƣờng liên quan theo pháp luật cạnh tranh hiện nay.
1.2. Khái quát về thị trƣờng liên quan
1.2.1. Khái niệm thị trƣờng liên quan
Nhƣ đã phân tích ở trên, thị trƣờng là một khái niệm rất phức tạp nên đã hình
thành nhiều quan điểm khác nhau. Trong cạnh tranh, với bản chất là sự ganh đua để
giành lợi ích tối đa về phía mình, với sự thúc dục của lợi nhuận, các nhà kinh doanh
khi tham gia vào thị trƣờng ln ganh đua nhau để có thể tranh giành các cơ hội tốt
nhất nhằm mở rộng thị trƣờng, thu hút khách và đạt đƣợc lợi ích mà họ mong muốn.
Để phản ánh đúng bản chất của môi trƣờng cạnh tranh trong kinh doanh khái niệm
thị trƣờng liên quan (relavant market) đƣợc hình thành. Ở thị trƣờng liên quan mức
độ cạnh tranh giữa các sản phẩm, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp với nhau đƣợc
thể hiện rõ. Khái niệm thị trƣờng liên quan đƣợc sử dụng phổ biến trong pháp luật
cạnh tranh đặc biệt là trong pháp luật hạn chế cạnh tranh.
Luật mẫu về cạnh tranh của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và
Phát triển (UNCTAD) có định nghĩa:
Thị trường liên quan đề cập đến các điều kiện chung theo đó người bán và
người mua trao đổi hàng hoá, và bao hàm định nghĩa của các ranh giới mà xác
định các nhóm người bán và người mua hàng hố trong đó cạnh tranh có khả năng
bị hạn chế. Nó địi hỏi về một sự phân định về sản phẩm và khu vực địa lý cùng với
hàng hóa cụ thể, người mua và người bán tương tác với nhau để thiết lập giá cả và
sản lượng đầu ra. Nó sẽ bao gồm tất cả các sản phẩm hoặc các dịch vụ thay thế cho
nhau một cách hợp lý, và tất cả các đối thủ cạnh tranh gần đó, mà người tiêu dùng
có thể chuyển sang trong ngắn hạn nếu sự hạn chế hoặc lạm dụng làm tăng giá
không nhỏ6.
6
United Nations Conference on Trade and Development (2010), Model Law on Competition - Chapter II,
page 2
8
Theo định nghĩa này thị trƣờng liên quan là những điều kiện chung nhất
trong q trình trao đổi hàng hóa đồng thời thị trƣờng này bao gồm các sản phẩm có
khả năng thay thế cho nhau, cũng nhƣ lãnh thổ địa lý nơi các hoạt động cạnh tranh
diễn ra. Đây là nơi mà cung và cầu tƣơng tác với nhau, tạo thành một mơi trƣờng
trong đó bao gồm những khó khăn về cạnh tranh mà các doanh nghiệp có liên quan
phải đối mặt.
Khái niệm thị trƣờng liên quan trong cạnh tranh và thị trƣờng mục tiêu trong
lĩnh vực marketing không đồng nhất với nhau. Giới hạn của thị trƣờng mục tiêu có
thể hẹp hơn so với thị trƣờng liên quan. Ví dụ: thị trƣờng mục tiêu của một cơng ty
là khúc thị trƣờng kem đáng răng giành cho trẻ em nhƣng trên thị trƣờng kem đánh
răng dành cho trẻ em còn cạnh trạnh với các loại kem đánh răng khác (kem đánh
răng thông thƣờng, kem đánh răng y khoa…) nên khơng thể xem kem đánh răng
cho trẻ em hình thành nên một thị trƣờng liên quan riêng. Tuy nhiên, sự phân khúc
thị trƣờng đôi khi cũng giúp chúng ta xác định đƣợc thị trƣờng liên quan. Ví dụ nhƣ
các cơ quan thẩm định về cạnh tranh của Liên Minh Châu Âu chia thị trƣờng bia
thành hai phân khúc dƣới góc độ pháp luật cạnh tranh: “(i) thị trƣờng bán bia và
uống bia ngay tại điểm bán (on-premises/on-trade beer market) và (ii) thị trƣờng
bán bia nhƣng không uống ngay tại điểm bán (off premises/off-trade beer market)”7.
Hai thị trƣờng bia này đƣợc xem là hai thị trƣờng bia khác nhau. Nhƣ vậy ta chỉ
xem xét khái niệm thị trƣờng mục tiêu để có thể phần nào thấy đƣợc sự phức tạp
trong việc xác định thị trƣờng liên quan chứ không đƣợc đồng nhất hai khái niệm.
Bên cạnh đó, thị trƣờng liên quan cũng không phải là những thị trƣờng đƣợc
phân loại theo các tiêu chí nhƣ thị trƣờng chung. Nó khơng phải là một ngành sản
xuất nhƣ ngành may mặc, ngành sản xuất ơ tơ… thị trƣờng liên quan có thể chỉ là
một thị trƣờng nhỏ trong một ngành kinh tế. Dù cách diễn đạt về thị trƣờng liên
quan có sự khác nhau tuy nhiên chúng có điểm chung là đều cho rằng thị trƣờng
liên quan bao gồm thị trƣờng sản phẩm liên quan và thị trƣờng địa lý liên quan. Đây
là hai mặt của một vấn đề nên khi xem xét thị trƣờng liên quan chúng ta phải xem
xét đồng thời cả hai loại thị trƣờng chứ không đƣợc tách chúng ra để xem xét riêng.
1.2.1.1. Thị trƣờng sản phẩm liên quan
Theo Thông báo của Ủy ban châu Âu về xác định thị trƣờng liên quan cho
các mục đích của Luật Cạnh tranh có quy định: “Một thị trường sản phẩm liên quan
bao gồm tất cả những sản phẩm và hoặc dịch vụ được coi là có thể thay thế cho
nhau và được thay thế bởi người tiêu dùng, do những đặc điểm, giá cả và mục đích
7
Nguyễn Thanh Tú - Phan Huy Hồng, Một số bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh nhìn từ
một vụ việc, Tạp chí Nhà Nước và pháp luật, số 10(282) 2011, tr. 34.
9
sử dụng của chúng”8. Theo hƣớng dẫn này, khái niệm thị trƣờng sản phẩm liên
quan là thị trƣờng bao gồm nhóm hàng hóa, dịch vụ có khả năng thay thế cho nhau
dựa trên đặc điểm, mục đích, giá cả của chúng theo quan điểm của ngƣời tiêu dùng.
Thị trƣờng sản phẩm liên quan bao gồm thị trƣờng hàng hóa liên quan và thị trƣờng
dịch vụ liên quan. Trong khi đó Hƣớng dẫn sát nhập theo chiều ngang của bộ Tƣ
Pháp và Ủy Ban thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ cũng nêu lên cách xác định thị
trƣờng sản phẩm liên quan nhƣ sau:
Khi một sản phẩm được bán bởi một công ty nhận sáp nhập (sản phẩm A)
cạnh tranh với một hoặc nhiều sản phẩm được bán bởi các công ty sáp nhập khác,
cơ quan xác định một thị trường sản phẩm có liên quan xung quanh sản phẩm A để
đánh giá tầm quan trọng của sự cạnh tranh đó. Một thị trường sản phẩm liên quan
bao gồm một nhóm các sản phẩm thay thế và cả sản phẩm A. Nhiều thị trường sản
phẩm có liên quan do đó có thể được xác định9.
Thị trƣờng sản phẩm liên quan là thị trƣờng đƣợc cấu thành bởi một nhóm
hàng hóa, dịch vụ có đặc tính riêng tách biệt với những sản phẩm khác, chúng có
khả năng thay thế cho nhau. Trên thị trƣờng không phải tất cả các sản phẩm đều
thuộc cùng thị trƣờng liên quan mà nó chỉ bao gồm những sản phẩm có sự cạnh
tranh tƣơng đối mạnh với nhau, có nghĩa là chúng có thể dễ dàng thay thế đƣợc với
nhau bởi ngƣời tiêu dùng. Theo đó, tiêu chí quan trọng để xác định một thị trƣờng
sản phẩm liên quan đó là khả năng thay thế cho nhau giữa các sản phẩm. Tính thay
thế cho nhau giữa các sản phẩm có thể chia thành hai loại gồm: các sản phẩm thay
thế cho nhau một cách hoàn hảo và các sản phẩm thay thế cho nhau một cách hợp lý
theo một số tiêu chí nhất định.
Hàng hóa, dich vụ đƣợc coi là thay thế cho nhau một cách hoàn hảo chỉ khi
hàng hóa, dịch vụ đó đồng nhất với nhau, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra hay dịch vụ
đƣợc cung ứng phải hoàn toàn giống nhau về mọi mặt nhƣ chất lƣợng, hình thức
bên ngồi, quy trình cơng nghệ sản xuất, thành phần cấu tạo sản phẩm, mục đích sử
dụng... Ví dụ, xét trên phƣơng diện này thì giày không giống với dép và cũng không
giống với guốc bởi mỗi loại có thành phần cấu tạo, chất lƣợng khác nhau nên chúng
sẽ khơng thể thay thế cho nhau hồn tồn. Chính vì vậy tiêu chí này rất khó tồn tại
trong thị trƣờng hiện nay mà chỉ tồn tại trong thị trƣờng cạnh tranh hồn hảo là thị
trƣờng khơng có sự độc quyền hay không tồn tại bất kỳ khả năng hay quyền lực nào
có thể chi phối các quan hệ trên thị trƣờng. Mặc khác, trong thị trƣờng cạnh tranh
8
European Commision, Notice on the definition of relavent market for the purposes of commuinity
competition law 12/1997, paragraph 7.
9
Horizontal meger guidlines U.S department of Justice and the Federal Trade Commision 1992, revised
2010, section 4.1
10
khơng hồn hảo để xác định các sản phẩm thay thế cho nhau một cách hồn hảo là
cũng rất khó bởi lẽ các nhà kinh doanh luôn tạo ra cho mình những sản phẩm khác
biệt để có thể tạo ra quyền lực cho mình ở mức độ nhất định.
Nếu nhƣ khi xác định thị trƣờng liên quan mà căn cứ vào tính thay thế hồn
hảo của sản phẩm thì rất khó để tìm ra đƣợc sản phẩm nào thay thế đƣợc cho nhau.
Các sản phẩm không phải là giống hệt nhau thì mới đƣợc đƣa vào trong cùng một
thị trƣờng liên quan. Ví dụ, trong báo cáo của mình về “que diêm và bật lửa dùng
một lần”, Ủy ban Độc quyền và Sáp nhập Anh sau đó đã xem “diêm và bật lửa dùng
một lần trong cùng một thị trƣờng vì khách hàng xem chúng nhƣ là sự thay thế tốt
cho nhau”10. Mặc khác, để hai doanh nghiệp sản xuất ra các hàng hóa giống hệt
nhau là khơng dễ vì trên thị trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, muốn tồn tại và khơng
bị loại ra khỏi thị trƣờng thì các doanh nghiệp ln cố gắng để dị biệt hóa sản phẩm,
tạo ra nét độc đáo riêng để đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu, thu hút khách hàng.
Theo nhà kinh tế học ngƣời Mỹ, Edward H. Chamberlin “trong kinh doanh, mỗi sản
phẩm mang lại tính độc đáo bằng đặc điểm riêng có của nó trong việc hình thành
nhƣ thƣơng hiệu, khác biệt về chất lƣợng, cung cách phục vụ… điều này thể hiện
khía cạnh độc quyền của nó”11. Ngay cả khi các doanh nghiệp có sản xuất các sản
phẩm cùng loại thì cũng đã và đang cố gắng tạo ra cho sản phẩm của mình những sự
khác biệt nhất định so với sản phẩm của ngƣời khác. Nên hàng hóa, dịch vụ thay thế
cho nhau một cách tƣơng đối về đặc điểm, mục đích, giá cả bởi ngƣời tiêu dùng
đƣợc sử dụng chủ yếu hơn.
Khả năng thay thế đƣợc cho nhau giữa các sản phẩm là dựa vào khả năng
thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung. Thay thế về cầu là “phân tích khả
năng thay thế cho nhau một cách hợp lý của sản phẩm từ góc độ ngƣời tiêu dùng, là
đo lƣờng sự sẵn lòng của ngƣời tiêu dùng trong việc thay thế một sản phẩm này
bằng một sản phẩm khác”12. Dƣới khả năng thay thế về cầu, các tác động cạnh tranh
diễn ra một cách nhanh chóng và có ảnh hƣởng rất lớn đối với các nhà kinh doanh
bởi lẽ nếu nhƣ sản phẩm của họ dễ dàng bị chuyển đổi sang sản phẩm khác trên thị
trƣờng bởi ngƣời tiêu dùng thì sự canh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt
hơn, yêu cầu các nhà kinh doanh phải thận trọng trong các quyết định của mình.
Khả năng thay thế về cầu có thể đƣợc đo lƣờng dựa vào độ co giãn chéo của cầu
10
Office of Federal Trading (1998), Guide to the provision of the competition Act Maket Definition, section
3.5.
11
Dẫn theo Nguyễn Ngọc Sơn, Xác định thị trƣờng liên quan theo Luật Cạnh tranh năm 2004, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 11(63) T11/2005, tr. 25.
12
Trần Hoàng Nga (2004), Pháp luật về chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền ở Việt Namthực trạng và so sánh với một số nước, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.
25.
11
theo giá. Độ co giãn chéo cầu theo giá đo lƣờng phản ứng của cầu về một loại hàng
hóa trƣớc một sự thay đổi giá của sản phẩm khác. Trong vụ án Cellophane13, Tòa án
Hoa Kỳ đã dựa trên nhận định về độ co giãn chéo của cầu giữa giấy bóng kính và
các loại giấy khác nhƣ giấy sáp đã đƣa ra phán quyết rằng giấy bóng kính và các vật
liệu đóng gói mềm cùng nằm trên một thị trƣờng liên quan.
Thay thế về cung là phân tích khả năng thay thế một cách hợp lý của sản
phẩm từ góc độ ngƣời sản xuất. “Xác định những doanh nghiệp đang sản xuất sản
phẩm khác nhƣng có thể sản xuất đƣợc sản phẩm đang xem xét hoặc sẵn lịng và có
khả năng chuyển sang sản xuất sản phẩm đó khi có sự tăng giá sản phẩm”14. Các
doanh nghiệp càng dễ dàng, nhanh chóng, càng ít tốn chi phí chuyển đổi sản xuất
giữa các sản phẩm thì các sản phẩm đó càng có khả năng cùng thuộc trong cùng
một thị trƣờng sản phẩm liên quan. Ví dụ trong thị trƣờng giấy, giấy thƣờng đƣợc
cung cấp bởi nhiều loại với chất lƣợng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất
giấy có thể điều chỉnh để sản xuất các sản phẩm chất lƣợng khác nhau mà chi phí
khơng đáng kể và trong thời gian ngắn. Trong trƣờng hợp khơng có khó khăn đặc
biệt về phân phối, một nhà sản xuất giấy có thể cung cấp các loại giấy khác nhau,
đặc biệt là nếu họ có đủ thời gian sản xuất để chuyển đổi sản xuất từ sản phẩm này
sang sản phẩm khác mà không gặp bất lợi nào. Và các loại giấy khác nhau về chất
lƣợng nhƣ vậy sẽ đƣợc xem xét trong thị trƣờng sản phẩm liên quan. Khả năng thay
thế về cung không tác động ngay đến hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp
khác trên thị trƣờng, vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau mà trong giai đoạn
xác định thị trƣờng liên quan khơng thể tính đến. Chính vì điều này mà một số nƣớc
đã coi đây chỉ là một yếu tố bổ trợ, một số cơ quan cạnh tranh xem xét khả năng
thay thế về cung trong giai đoạn xác định thị trƣờng liên quan, một số cơ quan thì
lại xem xét vấn đề này trong giai đoạn phân tích cạnh tranh.
1.2.1.2. Thị trƣờng địa lý liên quan
Thị trƣờng địa lý là yếu tố thứ hai phải đƣợc đƣa vào xem xét cho việc định
nghĩa thị trƣờng liên quan. Nó có thể đƣợc mơ tả là những khu vực nơi ngƣời bán
hàng của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoạt động. Theo Thông báo của Uỷ ban
châu Âu quy định: “Thị trường địa lý liên quan bao gồm khu vực ở đó các chủ
trương có liên quan tham gia vào việc cung và cầu sản phẩm hoặc dịch vụ, trong
đó các điều kiện cạnh tranh là đủ đồng nhất và có thể được phân biệt với các khu
vực lân cận vì các điều kiện cạnh tranh là khác nhau một cách đáng kể trong những
13
14
Cellophane: US v. E.I. DuPont de Nemours and Co., 351 US 377 (1956).
Trần Hoàng Nga (2004), tlđd (12), tr. 26.
12
khu vực”15. Theo nhƣ định nghĩa này thị trƣờng địa lý liên quan dùng để chỉ khu
vực địa lý của hàng hóa, dịch vụ có quan hệ thay thế gần mà ngƣời tiêu dùng tiếp
cận đƣợc. Những khu vực này thể hiện quan hệ cạnh tranh tƣơng đối mạnh, những
điều kiện cạnh tranh trong khu vực là giống nhau và phải khác biệt so với những
khu vực khác. Trong vụ án United Brand Tòa án châu Âu xác định vấn đề cần giải
quyết là xem xét liệu ngƣời tiêu dùng có thay đổi nhu cầu ăn chuối sang ăn những
loại trái cây khác hay không và cho rằng thị trƣờng địa lý liên quan là một khu vực
mà ở đó các điều kiện cạnh tranh khách quan của thị trƣờng sản phẩm là nhƣ nhau
đối với mọi ngƣời bán. Tòa án châu Âu đã công nhận trong khu vực địa lý liên quan
các doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh giống nhau và điều kiện cạnh tranh này
khác biệt đáng kể so với các khu vực khác.
Không nêu lên định nghĩa nhƣ của Ủy ban châu Âu, Hƣớng dẫn sát nhập
theo chiều ngang của bộ Tƣ Pháp và Ủy Ban thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ nêu lên
cách xác định thị trƣờng địa lý liên quan nhƣ sau: “Các lĩnh vực cạnh tranh bị ảnh
hưởng bởi việc sáp nhập có thể được giới hạn về mặt địa lý nếu một số khách hàng
sẵn lịng hay có khả năng chuyển sang thay thế cho một số sản phẩm, hoặc một số
nhà cung cấp sẵn lịng hay có khả năng phục vụ một số khách hàng”16. Việc xác
định thị trƣờng địa lý liên quan dựa vào sự giới hạn về địa lý, khu vực địa lý này
bao gồm những khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế hoặc
bao gồm các nhà cung cấp có khả năng cung cấp sản phẩm có khả năng thay thế để
phục vụ một số khách hàng. Theo quan điểm này, thị trƣờng địa lý liên quan bao
gồm cả những khu vực mà tồn tại vị trí của ngƣời tiêu dùng (khách hàng) và vị trí
của doanh nghiệp.
“Một cách đơn giản, thị trƣờng địa lí liên quan là một khu vực địa lí nhất
định mà trong đó doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động mà khơng có bất kì
sự ngăn cản nào”17. Thị trƣờng địa lý liên quan là sự giới hạn về mặt khơng gian
của thị trƣờng, nó có thể là một địa phƣơng, quốc gia, quốc tế hoặc thậm chí toàn
cầu. “Đối với việc xác định thị trường địa lý, một cách tiếp cận định hướng nhu cầu
cũng có thể được áp dụng. Thông qua phương pháp này, thị trường địa lý liên quan
là khu vực mà người tiêu dùng hoặc người mua thường bao gồm các nhu cầu của
mình một cách hợp lý”18. Có thể thấy rằng, quan điểm hiện nay dùng để xác định thị
trƣờng địa lý liên quan là dựa vào khả năng thay thế về cầu, sự chuyển đổi nhu cầu
15
European Commision, tlđd (8), paragraph 8.
Horizontal meger guidlines U.S department of Justice and the Federal Trade Commision 1992, revised
2010, paragraph 1, section 4.2.
17
Phạm Hoài Huấn - Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để
hạn chế cạnh tranh về giá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 19.
18
United Nations Conference on Trade and Development (2010), Model law on competition, chapter II.
16
13
của ngƣời tiêu dùng. Điều này có nghĩa là khu vực đƣợc xác định là khu vực mà
ngƣời tiêu dùng thƣờng xuyên mua sắm và khu vực này có những sản phẩm thay
thế cho nhau, ngƣời tiêu dùng có thể chuyển đổi nhu cầu của mình mà khơng mất
nhiều chi phí, khi các giá trị liên quan cao hơn, nhiều khả năng ngƣời tiêu dùng phải
đi xa hơn trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp rẻ hơn. Bên cạnh đó, khả năng
thay thế về cung cũng đƣợc xem xét khi một số nhà cung cấp cũng đáp ứng đƣợc
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng mà vị trí của một doanh nghiệp bán, cung cấp sản
phẩm thay thế cho nhau và ngƣời tiêu dùng thƣờng xuyên mua sản phẩm đó.
Nhƣ vậy, hai yếu tố quan trọng của thị trƣờng liên quan là thị trƣờng sản
phẩm và thị trƣờng địa lý liên quan. Tuy nhiên pháp luật một số nƣớc còn đƣa ra
khái niệm thị trƣờng thời gian liên quan. Thị trƣờng thời gian liên quan là khái niệm
chỉ phạm vi thời gian mà trong đó các sản phẩm trong cùng một khu vực cạnh tranh
nhau. Ý nghĩa của nó khơng phải là chỉ thời gian chủ thể tham gia vào thị trƣờng
ngắn hay dài mà là chỉ thuộc tính thời gian của thị trƣờng có nghĩa là thị trƣờng thời
có tính thời vụ, tính chu kỳ sản xuất… Chẳng hạn, thị trƣờng bánh trung thu, thị
trƣờng cho thuê gian hàng hội chợ. Do đó, thị trƣờng thời gian liên quan đƣợc xem
là nhân tố bổ sung cho việc xác định giới hạn thị trƣờng hàng hóa liên quan và thị
trƣờng địa lý liên quan.
1.2.2. Xác định thị trƣờng liên quan
1.2.2.1. Cơ sở để xác định thị trƣờng liên quan
Khi nói đến thị trƣờng trong lĩnh vực cạnh tranh thì khơng thể nói một thị
trƣờng chung mà phải đƣợc xác định một cách cụ thể. “Về nguyên tắc, nơi mà diễn
ra sự cạnh tranh thì đƣợc gọi là thị trƣờng liên quan. Thị trƣờng liên quan đƣợc hình
thành thơng qua sự phân định và giới hạn thị trƣờng theo các yếu tố vật chất, không
gian và thời gian”19. Yếu tố vật chất ở đây là các hàng hóa, dịch vụ có khả năng
thay thế cho nhau, không gian là sự giới hạn về địa lý của thị trƣờng liên quan. Nhƣ
vậy, thị trƣờng liên quan tồn tại trong một sự giới hạn nhất định, đây là cơ sở để các
cơ quan cạnh tranh có thể đƣa ra những phƣơng pháp để xác định đƣợc thị trƣờng
liên quan.
Bên cạnh đó, định nghĩa thị trƣờng sản phẩm liên quan xác định phạm vi các
sản phẩm có mối quan hệ cạnh tranh với nhau hay nói cách khác chúng có khả năng
thay thế lẫn nhau. Cơ sở để xác định khả năng thay thế lẫn nhau này là dựa vào lý
thuyết cung cầu và lý thuyết về giá trị hàng hóa trong kinh tế học.
19
Nguyễn Lan Anh, Xác định thị trƣờng liên quan và vấn đề nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của doanh
nghiệp theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, số 7/2009, tr. 18.
14
Lý thuyết về cung cầu mô tả mối quan hệ giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu
dùng trên thị trƣờng nhằm xác định giá cả và sản lƣợng trao đổi trên thị trƣờng. Lý
thuyết này lý giải khả năng thay thế lẫn nhau giữa hai sản phẩm về cầu và cung dựa
trên hệ số co dãn của cầu và hệ số co giãn của cung theo giá cả. Hệ số co dãn của
cầu theo giá là một đại lƣợng kinh tế học đánh giá khả năng thay thế hoặc bổ sung
lẫn nhau của hai sản phẩm bất kỳ. Hệ số co dãn của cung theo giá là đại lƣợng đo
lƣờng sự thay đổi của lƣợng cung sản phẩm này khi có sự thay đổi giá của sản phẩm
kia. Các sản phẩm thay thế đƣợc cho nhau thì dễ khiến nhà sản xuất có thể chuyển
từ việc sản xuất một loại sản phẩm này sang một loại sản phẩm khác và khiến hệ số
co dãn cung theo giá càng lớn.
Lý thuyết giá trị của hàng hóa lý giải khả năng thay thế lẫn nhau của hàng
hóa dựa trên giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là
cơng dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời. Hai loại
hàng hóa có khả năng thay thế lẫn nhau khi chúng cùng thỏa mãn một nhu cầu nào
đó của ngƣời tiêu dùng. Công dụng của sản phẩm phụ thuộc vào các thuộc tính tự
nhiên của vật chất tạo thành sản phẩm nhƣ đặc tính lý hóa, kỹ thuật sản phẩm, chất
lƣợng sản phẩm… Còn đối với giá trị của hàng hóa là bắt nguồn từ giá trị trao đổi
của hàng hóa. Giá trị trao đổi của hàng hóa là quan hệ tỷ lệ về lƣợng mà giá trị sử
dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Giá trị chính là lao động kết tinh trong
hàng hóa. Giá trị của các sản phẩm có cùng đặc tính và cơng dụng có thể khác nhau
nếu lƣợng hao phí lao động kết tinh trong hai sản phẩm này khác nhau. Điều này
dẫn đến giá cả giữa chúng có thể khác nhau và khả năng thay thế đƣợc cho nhau
giữa hai sản phẩm này là rất thấp.
Nhƣ vậy, lý thuyết cung cầu và lý thuyết giá trị là cơ sở để xác định khả năng
thay thế lẫn nhau của sản phẩm về cả cung và cầu.
1.2.2.2. Phƣơng pháp xác định thị trƣờng liên quan
Xác định thị trƣờng liên quan là xác định các hàng hóa, dịch vụ cụ thể của
một doanh nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định. Khi xác định thị trƣờng liên
quan, một phƣơng pháp mà hiện nay hầu hết pháp luật cạnh tranh của các nƣớc đều
áp dụng đó là phƣơng pháp độc quyền giả định (SSNIP test). SSNIP đƣợc viết tắt từ
“Small but significant non transitory increase in price”, có nghĩa là “tăng giá nhẹ,
nhƣng đáng kể và phi tạm thời”. Phƣơng pháp này đƣợc giới thiệu lần đầu tiên
trong cuốn Hƣớng dẫn sáp nhập theo chiều ngang của Bộ Tƣ pháp và Ủy ban
Thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ năm 1982. Về mặt lịch sử, phƣơng pháp này đƣợc
hình thành là nhờ vào sự kế thừa của những phƣơng pháp trƣớc đó nhƣ: lý luận về
nhóm sản phẩm, thị trƣờng phụ thuộc, tính đồng chất của thị trƣờng, nhận định thay
15
thế về cầu… và đặc biệt cơ sở lý luận quan trọng hình thành nên phƣơng pháp này
là độ co giãn chéo của cầu về giá theo kinh tế học. Cách thức mà SSINP xác định
thị trƣờng liên quan là: bằng việc tăng giá (mức giá thịnh hành) từ 5 đến 10% (tùy
theo pháp luật của từng nƣớc) của sản phẩm đang xem xét tại một khu vực địa lý có
liên quan (giữ nguyên giá của sản phẩm khác). Nếu khách hàng của các bên trong
vụ việc cạnh tranh chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thay thế sẵn có khác và sự
thay thế về cầu đủ để khiến giá sản phẩm tăng khơng cịn mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp do sụt giảm về doanh số, các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau
và khu vực địa lý thay thế sẽ đƣợc bổ sung vào thị trƣờng sản phẩm liên quan. Việc
phân tích sẽ kết thúc khi xác định đƣợc một tập hợp sản phẩm và khu vực địa lý
nhất định mà ngoài tập hợp này dù giá sản phẩm tăng nhẹ và lâu dài doanh nghiệp
vẫn có lợi nhuận20. Phƣơng pháp này tỏ ra rất có hiệu quả trong việc xác định thị
trƣờng liên quan, bên cạnh một số ƣu điểm nó cũng có nhiều hạn chế. Trên thực tế,
phƣơng pháp SSNIP cịn có một hạn chế kinh điển, đƣợc gọi là “sai lầm giấy bóng
kính”. “Sai lầm giấy bóng kính” liên quan đến vụ án Chính phủ Mỹ kiện cơng ty
duPont năm 1956. Sai lầm ở chỗ cơ quan điều tra đã đƣa ra mức tăng giá dựa trên
giá độc quyền của sản phẩm chứ không phải là giá cạnh trạnh, điều này khi áp dụng
phƣơng pháp SSNIP Tịa án đã phóng đại phạm vi thị trƣờng liên quan, xác định sai
vị trí của cơng ty trên thị trƣờng liên quan. Để khắc phục vấn đề này, cơ quan cạnh
tranh Hoa Kỳ chọn mức giá cạnh tranh là mức giá cơ sở. Hơn nữa, phƣơng pháp
này chỉ có thể tiến hành khi có đủ dữ liệu về ngành và sản phẩm đang xét đến nên
không phải vụ việc cạnh tranh nào cũng có thể áp dụng phƣơng pháp này. Cũng cần
phải chỉ rõ rằng phƣơng pháp chỉ đánh giá khả năng thay thế của sản phẩm dựa trên
giá mà không xét đến khả năng thay thế về tính năng, cơng dụng của sản phẩm.
Ngồi phƣơng pháp thử độc quyền giả định, còn một phƣơng pháp khác mà
các quốc gia hiện nay đang sử dụng nhƣ: phƣơng pháp tính thiệt hại tới hạn (Critical
Loss). “Thiệt hại tới hạn” là mức giảm phần trăm tối thiểu trong doanh số bán hàng
cần thiết để làm cho sự tăng giá 5% (hoặc 10%) trên một sản phẩm khơng có lợi
nhuận”21. Sau khi tính tốn đƣợc con số này, ngƣời ta sẽ đem đi so sánh với “thiệt
hại thực tế” (Predicted Loss). “Thiệt hại thực tế” đƣợc định nghĩa là số lƣợng đơn vị
bán hàng mà nhà độc quyền giả định dự đoán sẽ giảm do sự tăng giá”22. Việc tăng
giá làm tăng lợi nhuận của nhà độc quyền giả nếu thiệt hại thực tế là ít hơn so với
những thiệt hại tới hạn vì khi đó, hành vi tăng giá của nhà độc quyền giả định có thể
20
Simon Boshop and Mike Walker (2010), The Economics of EC Competition law, London, Sweet &
Maxuell, page 89
21
Office of Federal Trading, tlđd (10), paragraph 5, section 3.7.
22
Office of Federal Trading, tlđd (10), paragraph 5, section 3.7.
16
đƣợc thực hiện một cách thành cơng, bởi vì ngƣời tiêu dùng khơng có khả năng lựa
chọn hàng hóa khác và vẫn đạt lợi nhuận khi tăng giá. Vì vậy, có thể nhận định thị
trƣờng liên quan đang đƣợc giả định là thị trƣờng mà doanh nghiệp trong vụ án
thuộc về nó và ngƣợc lại.
Các phƣơng pháp kiểm tra định lƣợng tuy còn nhiều hạn chế trong việc xác
định thị trƣờng liên quan nhƣng các phƣơng pháp này giúp xác định thực tiễn khả
năng thay thế lẫn nhau của sản phẩm và giúp việc xác định thị trƣờng liên quan
trong các vụ việc cạnh tranh có tính thuyết phục hơn. Ngoài các phƣơng pháp xác
định trên, một số vấn đề cũng cần lƣu ý khi xác định thị trƣờng liên quan, cụ thể:
Thứ nhất, đối với nhóm khách hàng riêng biệt. Một nhóm khách hàng riêng
biệt bị áp dụng giá phân biệt đối xử đối với các sản phẩm có liên quan có thể tạo
thành một thị trƣờng riêng biệt hẹp hơn. Ví dụ về thị trƣờng lọ bằng thủy tinh. Khi
giá của lọ thủy tinh tăng một số ngƣời dùng sẽ thay thế bằng lọ nhựa hoặc kim loại,
nhƣng các nhà sản xuất bắt buộc phải dùng lọ thủy tinh nhƣ xản xuất thức ăn trẻ em
sẽ không đƣợc chuyển sang dùng lọ nhựa hay kim loại. Nếu một nhà độc quyền giả
thiết tăng giá đáng kể thì các nhà sản xuất thức ăn trẻ em sẽ bị thiệt hại trƣớc sự gia
tăng đó. Các cơ quan có thể xác định một thị trƣờng riêng biệt cho lọ thủy tinh dùng
để đóng gói thực phẩm em bé. Tuy nhiên, để xác định thị trƣờng trong trƣờng hợp
này cần phải đáp ứng hai điều kiện: “(i) có thể xác định rõ ràng mà nhóm một khách
hàng cá nhân thuộc tại thời điểm bán các sản phẩm có liên quan đến ngƣời đó, và
(ii) kinh doanh giữa các khách hàng hoặc chênh lệch do bên thứ ba khơng có tính
khả thi”23. Nhƣ vậy, việc xem xét nhóm khách hàng riêng biệt tạo nên sự phân biệt
giá của hàng hóa, dịch vụ cũng phải đƣợc xem xét vì nó có ảnh hƣởng đến giới hạn
của thị trƣờng liên quan, tuy nhiên việc áp dụng tiêu chí này thì phải xem nó có đáp
ứng đủ các điều kiện hay không, tránh đánh giá sai lầm thị trƣờng liên quan đang
điều tra.
Thứ hai, đối với chuỗi sản phẩm thay thế. Đôi khi một sản phẩm đang bị
điều tra sẽ là một phần của một chuỗi thay thế dài và liên tục những sản phẩm thay
thế. Ví dụ, ta xem xét năm sản phẩm có nhãn hiệu A, B, C, D, E đƣợc phân biệt với
nhau bởi chất lƣợng của chúng (nhƣ độ sắc nét hình ảnh của máy ảnh kỹ thuật số).
Hai sản phẩm càng gần nhau (sản phẩm A và B gần hơn sản phẩm A và C) thì càng
đƣợc thay thế hơn từ quan điểm của khách hàng. Do đó khi xem xét sản phẩm liên
quan, nếu sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng ƣa thích là C thì xem xét B và D đƣợc thay
thế rất tốt cho C và xem xét A và E là sản phẩm thay thế kém hơn cho C. “Mặc dù
tất cả các sản phẩm trong chuỗi có khả năng thay thế cho nhau, điều này khơng có
23
European Commision, tlđd (8), paragraph 43.
17
nghĩa là toàn bộ chuỗi là thị trường liên quan”24. Đặc biệt định nghĩa thị trƣờng có
thể khác nhau theo các sản phẩm trọng điểm. Trong ví dụ trên, các sản phẩm A, B
và C có thể hình thành các thị trƣờng có liên quan khi sản phẩm B là sản phẩm
trọng điểm, trong khi các sản phẩm B, C và D có thể hình thành các thị trƣờng có
liên quan khi sản phẩm C là sản phẩm trọng điểm. Nhƣ vậy cần xem xét vấn đề này
khi xác định thị trƣờng liên quan.
Thứ ba, xác định thị trƣờng liên quan trong nền kinh tế mới. Với sự phát
triển nhƣ vũ bão của khoa học, cơng nghệ đã hình thành nên một khái niệm mới đó
là nền kinh tế mới hay đƣợc gọi là nền kinh tế tri thức. Theo giáo sƣ Daniel Cohe:
“nền kinh tế mới đƣợc sử dụng nhằm thể hiện hai nội dung: một là lĩnh vực công
nghệ thông tin và viên thông và một là cách thức mới trong tổ chức kinh tế”25.
Trong một nền kinh tế phát triển nhƣ hiện nay việc xác định giới hạn của thị trƣờng
liên quan là hết sức phức tạp. Các phƣơng pháp dùng để xác đinh thị trƣờng nhƣ
phƣơng pháp dựa vào đặc tính, giá cả của sản phẩm cũng bị hạn chế vì cấu trúc, giá
cả thị trƣờng ln biến động, sản phẩm có nhiều đặc điểm khác biệt. Sản phẩm mới
luôn đƣợc sáng tạo ra và đe dọa những sản phẩm hiện có trên thị trƣờng. Ví dụ: máy
giặt siêu âm là một sản phẩm mới đƣợc hình thành, với chức năng vƣợt trơi nhƣ giặt
quần áo trong nƣớc mà không cần bất kỳ một chất tẩy rửa nào, nó có thể tẩy sạch tất
cả các viết bẩn trên tất cả các loại vải. Đây là sản phẩm không chỉ cạnh tranh với
các sản phẩm máy giặt của các hãng sản xuất mà còn là sản phẩm cạnh tranh với bột
giặt, chất tẩy rửa. Qua ví dụ này, tuy sản phẩm máy giặt và chất tẩy rửa có đặc điểm
khác nhau, mục đích sử dụng giá cả khác nhau nhƣng chúng cũng có thể thay thế
cho nhau bởi ngƣời tiêu dùng. “Định nghĩa thị trƣờng trong nền kinh tế mới là một
trở ngại trong thực thi luật, đặc biệt trong trƣờng hợp sáp nhập, nơi mà các bên sáp
nhập có thể hy vọng tạo ra những sản phẩm cải tiến mà những sản phẩm này chƣa
hề tồn tại trên thị trƣờng”26. Nhƣ vậy, việc xác định thị trƣờng liên quan có thể
khơng chính xác khi áp dụng những biện pháp xác định thị trƣờng liên quan trong
nền kinh tế mới với sự phát triển năng động nhƣ hiện nay.
Thứ tƣ, yếu tố có ảnh hƣởng đến việc xác định thị trƣờng địa lý liên quan.
Bao gồm những bất lợi về giá phát sinh từ chi phí vận chuyển, sự có sẵn sản phẩm
thay thế, khả năng bảo quản, các quy định pháp luật mang tính địa phƣơng… cũng
đƣa vào xem xét khi xác định thị trƣờng địa lý liên quan. Một trong những yếu tố
trên thì chi phí vận chuyển đƣợc xem là ảnh hƣởng quan trọng đến khả năng chuyển
đổi việc mua hàng hóa liên quan ở những khu vực khác. Không phải mọi sản phẩm
24
Office of Federal Trading, tlđd (10), section 3.11.
Hội đồng phân tích kinh tế (2001), Nền kinh tế mới, NXB Chính trị quốc gia, tr. 17.
26
Đại học Kinh tế - Luật, tlđd (4), tr. 67.
25
18
có khả năng thay thế đƣợc cho nhau đều sẽ đƣợc bao gồm trong một thị trƣờng địa
lý liên quan. Nếu chi phí vận chuyển tƣơng đối cao với giá trị sản phẩm, ngƣời mua
sẽ không chuyển địa điểm mua hàng mặc dù có sự tăng giá vì nó khơng mang lại lợi
ích, lúc này thị trƣờng địa lý liên quan nhỏ, thậm chí chỉ là thị trƣờng địa phƣơng.
1.2.2.3. Một số bằng chứng đƣợc sử dụng khi xác định thị trƣờng liên quan.
Khi xác định thị trƣờng liên quan, các cơ quan cạnh tranh thƣờng sử dụng rất
nhiều loại bằng chứng khác nhau. Có một loạt các bằng chứng cho phép đánh giá về
mức độ mà thay thế giữa các sản phẩm cũng nhƣ phạm vi không gian địa lý.
Thứ nhất, một số chứng cứ sử dụng để xác định thị trƣờng sản phẩm liên
quan:
Chứng cứ về khả năng thay thế cho nhau trong giai đoạn gần nhất. Ví dụ,
“giá hạt cà phê tăng cao do nguyên nhân sƣơng muối muộn đối với vụ cà phê và có
thể có chứng cứ về hậu quả của việc trên đối với mức tiêu thụ ngƣời tiêu dùng (nhu
cầu uống trà tăng)”27.
Bằng chứng về đặc tính sản phẩm và mục đích sử dụng của nó. Điều này có
thể cung cấp thơng tin hữu ích khi xác định khả năng chuyển đổi nhu cầu của khách
hàng có khả năng bị ảnh hƣởng đáng kể bởi những đặc điểm đó. Đây nhƣ một bƣớc
đầu tiên, để giới hạn các lĩnh vực điều tra sản phẩm thay thế có thể.
Thử nghiệm định lƣợng. Thử nghiệm định lƣợng bao gồm các phƣơng pháp
kinh tế lƣợng và thống kê khác nhau ƣớc tính độ co giãn và độ co giãn chéo giá cả.
Những thử nghiệm này sẽ xác định đƣợc sự thay đổi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng
khi có sự thay đổi về giá.
Nghiên cứu thị trƣờng và khảo sát ngƣời tiêu dùng. Các cơ quan cạnh tranh
thƣờng xem xét bằng chứng này vì nó dễ đạt đƣợc những mục đích cụ thể. Sở thích
của ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc xem xét.
Quan điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh về ranh giới của thị trƣờng
sản phẩm. Cơ quan cạnh tranh sẽ thƣờng xuyên liên lạc với ngƣời tiêu dùng và các
đối thủ cạnh tranh để nắm bắt quan điểm của họ về giới hạn thị trƣờng sản phẩm
liên quan.
Các rào cản và chi phí liên quan với việc chuyển qua nhu cầu thay thế tiềm
năng. Những rào cản, trở ngại nhƣ: các rào cản pháp lý hoặc các hình thức khác của
sự can thiệp của nhà nƣớc, cần phải chịu đầu tƣ vốn đặc biệt hoặc mất mát trong sản
lƣợng đầu ra hiện tại để chuyển đổi thay thế đầu vào, vị trí của khách hàng, sự đầu
27
Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên giai đoạn III
(MUTRAP III) (2009), Hành vi hạn chế cạnh tranh – Một số vụ việc điển hình của châu Âu, tr. 41.
19
tƣ đặc biệt trong quá trình sản xuất, học tập và đầu tƣ nguồn nhân lực, trang bị lại
chi phí hoặc các khoản đầu tƣ khác, sự không chắc chắn về chất lƣợng và danh
tiếng của nhà cung cấp chƣa đƣợc biết đến.
Thứ hai, một số chứng sử dụng để xác định thị trƣờng địa lý liên quan nhƣ:
Mơ hình địa lý hiện tại của sự mua hàng. Một số nghiên cứu về khu vực địa
lý hiện tại của khách hàng mua hàng có thể cung cấp nhiều bằng chứng hữu ích nhƣ
là phạm vi có thể của thị trƣờng địa lý.
Trong những trƣờng hợp nhất định, bằng chứng về sự thay đổi về giá giữa
các vùng khác nhau và hậu quả các phản ứng của khách hàng có thể có sẵn. Các thử
nghiệm định lƣợng cũng đƣợc sử dụng trong định nghĩa thị trƣờng địa lý.
Những đặc điểm nhu cầu cơ bản. “Bản chất của nhu cầu đối với các sản
phẩm liên quan có thể tự nó xác định phạm vi của thị trường địa lý”28. Các yếu tố
nhƣ sở thích của quốc gia hoặc ƣu đãi đối với thƣơng hiệu quốc gia, văn hóa và
phong cách sống… có tiềm năng mạnh mẽ để giới hạn phạm vi địa lý của các đối
thủ cạnh tranh.
Quan điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Cũng giống nhƣ xác định
thị trƣờng sản phẩm liên quan, cơ quan cạnh tranh cũng tiến hành khảo sát để nắm
bắt các ý kiến quan điểm của ngƣời tiêu dùng về giới hạn địa lý.
Các rào cản và chi phí chuyển đổi liên quan đến chuyển hƣớng đơn đặt hàng
cho các công ty nằm trong các khu vực khác nhƣ là chi phí vận chuyển (chi phí cao
sẽ dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa sang khu vực khác gặp khó khăn) và những
hạn chế về vận chuyển hàng hóa (hạn ngạch, thuế nhập khẩu hoặc do bản chất của
hàng hóa khiến nhà cung cấp không thể vận chuyển đi xa đƣợc…).
Trong trƣờng hợp cá biệt, một số loại bằng chứng sẽ là yếu tố quyết định,
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và đặc thù của ngành công nghiệp và các sản phẩm
hoặc dịch vụ mà đang đƣợc điều tra. Cùng một loại bằng chứng có thể khơng quan
trọng trong trƣờng hợp này nhƣng lại có ý nghĩa quyết định trong trƣờng hợp khác.
1.3. Ý nghĩa của việc xác định thị trƣờng liên quan đối với việc thực thi pháp
luật cạnh tranh
Việc xác định thị trƣờng liên quan trong luật cạnh tranh là vô cùng quan
trọng. Đánh giá về tầm quan trọng của việc xác định thị trƣờng liên quan, Cục
thƣơng mại công bằng của Anh đã nhận định: “Định nghĩa thị trường là một giai
đoạn rất quan trọng trong bất cứ cuộc điều tra nào về hành vi lạm dụng. Bởi lẽ, thị
28
European Commision, tlđd (8), paragraph 46.
20