Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
--------------------

HỒ DIỆU THÚY_MSSV: 3240189
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT - K32
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

HỒN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TỘI PHẠM MƠI TRƢỜNG
GVHD: TRẦN THANH THẢO
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH_NĂM 2011


Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập tại trƣờng, em đã lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức
chuyên sâu về ngành Luật, làm nền tảng cho công việc trong tƣơng lai. Trong q trình
học tập ấy, em ln đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu và kiểm tra các kiến thức về pháp luật
song cơ hội để nghiên cứu một cách chuyên sâu và tổng hợp kiến thức pháp luật một
cách toàn diện khơng nhiều. Thực hiện khóa luận tốt nghiệp thật sự là một cơ hội tốt để
bản thân em có thể tổng hợp lại phần lớn các kiến thức đã đƣợc học, đặc biệt là các
kiến thức về chuyên ngành Luật hình sự. Nghiên cứu về đề tài “Hồn thiện pháp luật
hình sự về các tội phạm mơi trƣờng” đã cho em cơ hội hệ thống lại các kiến thức cơ
bản của Luật hình sự. Đồng thời, tìm hiểu sâu rộng các vấn đề liên quan đến việc xử lý
bằng pháp luật hình sự các tội phạm mơi trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Vì đây là đề
tài cịn khá mới mẻ và gây nhiều tranh cãi cho nên khi thực hiện bản thân em cũng gặp


một số khó khăn nhất định. Song nhờ vào sự động viên, giúp đỡ của các thầy cơ, các cơ
quan đồn thể mà em đã có thể hồn thành khóa luận này. Em xin gửi lời chân thành
cảm ơn tới quý thầy cô, tới Sở Tài ngun mơi trƣờng và Phịng Cảnh sát mơi trƣờng Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cơ quan Cơng an tỉnh Đăknơng, Cơ quan Cơng an
TP Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là thầy Trần Thanh Thảo
– ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Vấn đề xử lý
vi phạm pháp luật môi trƣờng bằng biện pháp hình sự là vấn đề hết sức phức tạp cả về
mặt xây dựng pháp luật lẫn đƣa vào thực tế áp dụng trong khi nhận thức pháp luật của
bản thân em cũng chƣa đƣợc toàn diện nên có thể một số nội dung đƣa ra tại khóa luận
chƣa thực sự đạt yêu cầu. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp nhiệt tình của các thầy, cơ
và bạn bè để em có thể hồn thiện hơn đề tài này cũng nhƣ nhận thức bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: TỘI PHẠM MÔI TRƢỜNG VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MƠI
TRƢỜNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ .................................................................... 1
1.1. Khái quát chung về tội phạm môi trƣờng trong Luật hình sự Việt Nam ........... 1
1.1.1.Mơi trường và vi phạm pháp luật về môi trường ..................................................... 1
1.1.1.1.Môi trường, chức năng của môi trường .................................................................. 1
1.1.1.2.Vi phạm pháp luật môi trường ................................................................................ 4
1.1.1.3.Yêu cầu bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự ............................................... 8
1.1.2. Tội phạm mơi trường ............................................................................................ 10
1.1.2.1. Khái niệm Tội phạm môi trường ......................................................................... 10
1.1.2.2. Đặc điểm của tội phạm mơi trường .................................................................... 12
1.1.3.Luật hình sự về môi trường và mối quan hệ với các ngành luật khác ................. 15

1.2. Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại môi trƣờng hiện nay .................. 19
1.3. Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về tội phạm môi trƣờng .............................. 23
1.3.1. Pháp luật Singapore ............................................................................................... 23
1.3.2. Pháp luật Thái Lan ............................................................................................... 24
1.3.3. Pháp luật Mỹ .......................................................................................................... 25
CHƢƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
PHẠM MÔI TRƢỜNG .................................................................................................. 28
2.1. Dấu hiệu pháp lý chung ........................................................................................... 28
2.1.1. Khách thể ................................................................................................................ 28
2.1.2. Mặt khách quan ..................................................................................................... 31
2.1.3. Mặt chủ quan ......................................................................................................... 34
2.1.4. Mặt chủ thể ............................................................................................................. 35

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

2.2. Trách nhiệm hình sự ................................................................................................ 34
2.3. Các tội phạm cụ thể.................................................................................................. 36
2.3.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182)................................................................ 37
2.3.2. Các tội phạm về chất thải: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải (Điều
182a) và Tội đưa chất thải vào Việt Nam (Điều 185) ..................................................... 40
2.3.3. Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường (Điều
182b).................................................................................................................................. 43
2.3.4. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); Tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187) ................................................ 45
2.3.5. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188) và Tội hủy hoại rừng (Điều 189) .. 46
2.3.6. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý
hiếm, được ưu tiên bảo vệ (Điều 190) ............................................................................. 49

2.3.7. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191) ......... 53
2.3.8. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) ........................ 54
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM MƠI TRƢỜNG ..................................................... 56
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự vào xử lý tội phạm môi trƣờng ............. 56
3.1.1. Thực trạng xử lý tội phạm môi trường ................................................................. 56
3.1.1.1. Kết quả đạt được trong công tác xử lý tội phạm môi trường ............................... 56
3.1.1.2. Hạn chế của việc áp dụng pháp luật hình sự vào xử lý tội phạm mơi trường ..... 58
3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự vào xử
lý tội phạm mơi trường ..................................................................................................... 64
3.2. Giải pháp hồn thiện quy định của BLHS về tội phạm môi trƣờng ................... 77
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS .............................................................................. Bộ luật hình sự
CTTP ........................................................................ Cấu thành tội phạm
LBVMT 2005 .......................................... Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005
TNHS ..................................................................... Trách nhiệm hình sự
TPMT .................................................................... Tội phạm môi trƣờng

SVTH: Hồ Diệu Thúy



Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thế giới đang đứng trƣớc sự đe dọa của ô nhiễm nguồn nƣớc, ơ
nhiễm khơng khí, hiệu ứng nhà kính, nạn hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, rung lên hồi
chuông cảnh báo về an toàn sự sống của con ngƣời và sinh vật khác trên trái đất. Cũng
nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, môi trƣờng nƣớc ta ngày càng ô nhiễm nghiêm
trọng, ảnh hƣởng mạnh mẽ tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Nhận thức đƣợc vai trò
quan trọng của môi trƣờng đối với con ngƣời và sự suy giảm trầm trọng chức năng môi
trƣờng trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thể hiện sự quan tâm đúng
mực thơng qua các chính sách về pháp luật, xã hội. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ mơi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của
Ban Bí thƣ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ
mơi trƣờng 2005; Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng… bƣớc đầu
đã tạo đƣợc những chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Ngày
21/12/1999 Quốc hội đã thông qua BLHS (Bộ luật hình sự) năm 1999 (có hiệu lực từ
ngày 01/07/2000) xây dựng một chƣơng riêng biệt quy định trách nhiệm hình sự
(TNHS) đối với những hành vi xâm hại mơi trƣờng có tính nguy hiểm cao. Sau 10 năm
đi vào thực hiện, BLHS 1999 đem lại một số hiệu quả nhất định trong việc xử lý, đấu
tranh phòng chống tội phạm môi trƣờng (TPMT) song các hành vi xâm hại môi trƣờng
biến đổi không ngừng khiến cho BLHS không phát huy tác dụng một cách triệt để, vi
phạm pháp luật về môi trƣờng vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Trƣớc đòi hỏi phải sửa
đổi BLHS 1999, ngày 19/06/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS 1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010), hoàn thiện hơn các quy định
của BLHS về TPMT. Mặc dù chỉ mới đƣợc áp dụng trên thực tế một thời gian ngắn

SVTH: Hồ Diệu Thúy



Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

nhƣng chế định TPMT trong BLHS lại tiếp tục thể hiện sự yếu kém trong việc xử lý
TPMT trong khi tình hình vi phạm pháp luật về mơi trƣờng ngày càng gia tăng về số
lƣợng lẫn tính đa dạng trong hành vi phạm tội. Trong giới hạn của một quốc gia, chính
sách hình sự thể hiện qua các quy định của BLHS đóng vai trị hết sức quan trọng đối
với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng. Chính vì vậy mà việc hồn thiện pháp luật hình sự về
TPMT là một u cầu hết sức cấp thiết, đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa, loại bỏ các vi
phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trƣờng. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm môi trƣờng” để nghiên
cứu nhằm đƣa ra các giải pháp góp phần hồn thiện hơn các quy định của BLHS 1999
về TPMT, tạo hiệu quả trong việc phịng chống các hành vi xâm hại mơi trƣờng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu hệ thống hóa một số nhận thức chung về
TPMT; nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng BLHS 1999 qua cơng tác đấu tranh
phịng, chống TPMT, qua đó xác định những ƣu điểm, tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân
những thiếu sót đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về
TPMT cùng với xem xét, học hỏi kinh nghiệm trong pháp luật hình sự về mơi trƣờng
của một số quốc gia khác, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, tăng khả năng áp dụng
các quy định của BLHS về môi trƣờng trên thực tiễn.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, khi nghiên cứu đề tài, tác giả phải giải quyết
những nhiệm vụ sau: nghiên cứu những vấn đề chung, nhận thức cơ bản về TPMT;
nghiên cứu các quy định của BLHS hiện hành về TPMT; nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các quy định của BLHS 1999 về TPMT trong thời gian qua; tìm hiểu pháp luật hình sự
về môi trƣờng một số nƣớc trên thế giới và phân tích, đề xuất một số giải pháp hồn
thiện BLHS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

SVTH: Hồ Diệu Thúy



Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung và các quy định cụ thể về
TPMT trong pháp luật hình sự Việt Nam; nghiên cứu thực trạng áp dụng BLHS 1999
về các tội phạm môi trƣờng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích những điểm mới và mặt hạn
chế của TPMT theo BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, đƣờng lối chính sách của Đảng, các quy định của Nhà nƣớc về các
tội phạm môi trƣờng. Nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, logic, so sánh để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này đã có một số cơng trình và một số bài báo chun ngành
sau: “Tội phạm về môi trƣờng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, TS Phạm Văn
Lợi, NXB Chính trị Quốc gia năm 2004; “Nhận thức chung đối với tội phạm môi
trƣờng và một số vấn đề liên quan” của TS Trần Lê Hồng, “Một số ý kiến về việc sửa
đổi Luật hình sự về mơi trƣờng hiện nay” của Ths Phạm Thị Hồng; “Hoàn thiện hệ
thống pháp luật các tội phạm về môi trƣờng quy định trong BLHS 1999” của Phạm Thị
Duyên, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật khóa 2006-2010…
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TPMT một cách có hệ thống, tồn
diện sẽ củng cố nhận thức đầy đủ và khách quan hơn về các TPMT quy định trong
BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung. Thông qua thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS tìm
ra nguyên nhân, hạn chế, vƣớng mắc cần khắc phục, từ đó đƣa ra định hƣớng hồn
thiện pháp luật hình sự về mơi trƣờng. Trên cơ sở đó, tạo hiệu quả cao trong cơng tác
đấu tranh phịng, chống các TPMT đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo an
ninh sinh thái.

7. Cơ cấu của khóa luận
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về Tội phạm mơi trường

Khóa luận bao gồm lời mở đầu, 3 chƣơng và phần kết luận.

- Phần mở đầu giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài; mục đích, phạm vi, phƣơng pháp,
ý nghĩa và tình hình nghiên cứu đề tài.
- Phần nội dung bao gồm 3 chƣơng

+ Chƣơng 1: Tội phạm môi trƣờng và yêu cầu phải bảo vệ môi trƣờng bằng pháp luật
hình sự
+ Chƣơng 2: Quy định của BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội phạm môi
trƣờng
+ Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về xử lý tội
phạm mơi trƣờng
- Phần kết luận: Tổng kết lại những nội dung chính của khóa luận.

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 1

CHƢƠNG I: TỘI PHẠM MÔI TRƢỜNG VÀ
YÊU CẦU BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG BẰNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1.1. Khái qt chung về tội phạm mơi trƣờng trong Luật
hình sự Việt Nam
1.1.1. Mơi trường và vi phạm pháp luật về môi trường
1.1.1.1. Môi trường, chức năng của môi trường
Môi trƣờng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời, chỉ tại đó
con ngƣời mới có thể tồn tại, lao động và hƣởng thụ thành quả lao động của mình. Để
có thể nghiên cứu về tội phạm mơi trƣờng thì việc xác định thế nào là mơi trƣờng, các
yếu tố hình thành nên “mơi trƣờng” đóng một vai trị hết sức quan trọng. Trên cơ sở
nghiên cứu một cách toàn diện các thành tố, chức năng và hiện trạng môi trƣờng,
chúng ta có thể hồn thiện đƣợc những quy định của pháp luật hình sự về mơi trƣờng,
đảm bảo áp dụng Luật hình sự phù hợp, có hiệu quả trong cơng tác bảo vệ môi trƣờng.
Theo định nghĩa của UNESCO năm 1981 thì mơi trƣờng “là tồn bộ các hệ
thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra, những cái vơ hình và những cái hữu
hình, trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên
thiên nhiên và nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, mơi trường
sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực
thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh cuộc sống, sự lao động và sự nghỉ
ngơi của con người”.

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 2

Với tƣ cách là một đạo luật chính điều chỉnh vấn đề giữ gìn và bảo vệ mơi
trƣờng trong pháp luật Việt Nam, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 (LBVMT 2005)
cũng đƣa ra khái niệm về môi trƣờng tại khoản 1 Điều 3: “Môi trường bao gồm các yếu
tố vật chất và tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Mặc dù có rất nhiều quan điểm về khái niệm môi trƣờng đƣợc đƣa ra nhƣ vậy
nhƣng tựu chung lại thì khái niệm mơi trƣờng với những đặc trƣng cơ bản của nó là
khơng gian tự nhiên và nhân tạo bao quanh con ngƣời, tác động đến sự tồn tại và phát
triển của con ngƣời cũng nhƣ các sinh vật khác. Đánh giá tác động của môi trƣờng đến
đời sống con ngƣời là phải đánh giá tất cả các yếu tố môi trƣờng mang nghĩa tự nhiên
và các yếu tố mơi trƣờng có tính xã hội nhƣ môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng kinh
tế…. Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ môi trƣờng trong pháp luật hình sự chúng ta chỉ đi
sâu nghiên cứu mơi trƣờng dƣới khía cạnh mơi trƣờng tự nhiên. Các quy định trong
Luật hình sự Việt Nam cho thấy, vấn đề cốt yếu đƣợc đặt ra là bảo vệ các yếu tố tự
nhiên trong môi trƣờng, đảm bảo sự an tồn cho hệ thống sinh thái mơi trƣờng, cung
cấp cho con ngƣời một môi trƣờng sống tự nhiên trong sạch và bền vững nhất.
Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên nghĩa là bảo vệ các thành phần tự nhiên trong môi
trƣờng. Các thành phần này vô cùng đa dạng, đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 3
LBVMT 2005, bao gồm: đất, nƣớc, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh
thái hoặc các hình thức vật chất khác nhƣ khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu di tích văn hóa… Các thành phần này là những đối tƣợng trực tiếp có tác
động đến đời sống con ngƣời và cũng chính là những đối tƣợng để chủ thể hƣớng tới
khi thực hiện các hành vi xâm hại môi trƣờng.
Môi trƣờng cùng với các thành phần trọng yếu của nó đã trở thành những yếu tố
khơng thể thiếu trong quá trình tồn tại của con ngƣời cũng nhƣ các sinh vật khác. Chức
năng cơ bản của môi trƣờng gắn liền với hoạt động sống của các sinh vật nói chung và
nhờ đó mà chúng ta có thể sống, lao động và thỏa mãn các nhu cầu của mình.
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 3


Chức năng cơ bản đầu tiên của môi trƣờng là tạo nên không gian sống của con
ngƣời. Mỗi một con ngƣời để có thể tồn tại đƣợc thì cần phải có một khơng gian sống
tƣơng ứng với các hoạt động của mình nhƣ: nhà ở, nơi sản xuất, nơi vui chơi. Và trong
không gian ấy các yếu tố về không khí, ánh sáng, nguồn nƣớc phải đƣợc đảm bảo thì
con ngƣời mới hoạt động tốt đƣợc.
Chức năng thứ hai không kém phần quan trọng, môi trƣờng là nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên mà con ngƣời có thể khai thác, phục vụ đời sống. Trong suốt nhiều
thập kỷ qua, môi trƣờng tự nhiên cung cấp cho con ngƣời rừng để khai thác lấy gỗ,
nguồn nƣớc với thủy lực để làm thủy điện, khống sản trong lịng đất để sản xuất nhiên
liệu… Nguồn tài ngun có đƣợc từ mơi trƣờng đem lại lợi ích kinh tế cũng nhƣ lợi ích
về kỹ thuật, phục vụ cho đời sống của con ngƣời mỗi ngày.
Một chức năng lớn nữa mà môi trƣờng phục vụ cho con ngƣời đó là khả năng tự xử
lý chất thải do con ngƣời tạo ra trong quá trình sống. Với hoạt động của hơn sáu tỷ
ngƣời trên trái đất thì mỗi ngày sẽ thải vào mơi trƣờng hàng ngàn tấn chất thải. Nhiệm
vụ của môi trƣờng là thực hiện chức năng tiêu hủy lƣợng chất thải khổng lồ ấy thơng
qua q trình sinh địa hóa, tái tạo lại một môi trƣờng sống sạch đẹp cho con ngƣời.
Bảo vệ con ngƣời và sinh vật tránh khỏi những tác động bên ngồi là chức năng thứ
tƣ của mơi trƣờng. Khi có một trong các yếu tố bên ngoài trái đất gây hại làm ảnh
hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật sống trên trái đất, các yếu tố
mơi trƣờng có lợi sẽ bảo vệ con ngƣời tránh đƣợc những tác động tiêu cực đó.
Mơi trƣờng là nơi chứa đựng tất cả những vật chất tồn tại xung quanh con ngƣời.
Chính vì vậy mà mơi trƣờng thực hiện nhiệm vụ làm nơi lƣu trữ, cung cấp thông tin
cho con ngƣời. Nghiên cứu những dạng vật chất tồn tại ở mơi trƣờng ta có thể cập nhật
đƣợc thơng tin về lịch sử hình thành của trái đất; sự tiến hóa của các sinh vật; sự phát
triển của văn hóa lồi ngƣời; hay các thơng tin mang tính dự báo về các hiểm họa có
thể xảy ra với con ngƣời... Trên cơ sở đó, con ngƣời xây dựng cho mình những kế
hoạch, chƣơng trình cụ thể để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thích hợp,
SVTH: Hồ Diệu Thúy



Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 4

hành động loại bỏ những hiểm họa, bảo tồn sự sống của con ngƣời và các sinh vật
khác…
Nói tóm lại chức năng cơ bản và tổng hợp của môi trƣờng chính là đảm bảo cho
hoạt động sống của con ngƣời và các sinh vật khác thơng qua các hình thức phục vụ và
bảo vệ. Bảo vệ mơi trƣờng cũng có nghĩa là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, đó
chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi một con ngƣời khi sinh ra, cần phải tạo đƣợc
một môi trƣờng sạch đẹp khơng chỉ cho hiện tại mà cịn cho cả các thế hệ tƣơng lai.
1.1.1.2.

Vi phạm pháp luật mơi trường

Mặc dù mơi trƣờng có những vai trị vơ cùng to lớn đối với đời sống của con
ngƣời nhƣng trên thực tế con ngƣời với những hoạt động vi phạm quy tắc bảo vệ môi
trƣờng đã gây nên những thiệt hại nặng nề cho môi trƣờng. Ở Việt Nam những con
sơng lớn dần bị suy thối, giảm chức năng bởi lƣợng chất thải đổ ra sông quá lớn nhƣ:
Thị Vải, Thị Tính, Trà Khúc… Những khu rừng bạt ngàn đã bị thay thế bằng những
khoảng đồi trơ trụi. Các thành phố lớn bị sƣơng mù bao quanh bởi ô nhiễm khói bụi từ
các nhà máy, từ khí thải của phƣơng tiện giao thông. Môi trƣờng sống của chúng ta
đang bị đe dọa nghiêm trọng vì ơ nhiễm. Những hành vi gây ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng nhƣ vậy là những hành vi trái với những chuẩn mực đạo đức đã đƣợc thừa nhận
và là hành vi vi phạm pháp luật về mơi trƣờng.
Theo từ điển pháp luật thì vi phạm pháp luật là “hành vi trái pháp luật, có lỗi
của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ được pháp luật bảo
vệ” [28-tr.852]. Vi phạm pháp luật môi trƣờng đƣợc coi là một sự kiện pháp lý đặc
biệt, đó là hành vi (hành động hoặc không hành động) do các chủ thể pháp luật có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện (một cách cố ý hay vô ý) trái với các yêu cầu của

quy phạm pháp luật về môi trƣờng, xâm hại tới các quan hệ diễn ra trong quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đƣợc pháp luật bảo vệ. Một hành vi bị
coi là “vi phạm pháp luật mơi trƣờng” khi có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi, có tính

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 5

trái pháp luật môi trƣờng, gây thiệt hại cho xã hội, có lỗi và do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Vi phạm pháp luật môi trƣờng đƣợc thực hiện với nhiều dạng hành vi khác
nhau, mức độ xâm hại khác nhau và khách thể hƣớng tới cũng khác nhau. Dựa trên cơ
sở phân nhóm ngành luật của Việt Nam thì vi phạm pháp luật mơi trƣờng có thể đƣợc
phân chia thành nhiều loại khác nhau nhƣ vi phạm pháp luật hành chính về mơi trƣờng,
vi phạm pháp luật dân sự về môi trƣờng, vi phạm kỷ luật về mơi trƣờng hay vi phạm
pháp luật hình sự về môi trƣờng. Việc phân chia các loại vi phạm pháp luật môi trƣờng
một cách cụ thể làm cho việc giải quyết các vi phạm đúng đắn hơn bởi xuất phát từ bản
chất của hành vi vi phạm cùng với sự phân hóa mức độ nguy hiểm của vi phạm sẽ có
những chế tài khác nhau để áp dụng.
Để có thể truy cứu TNHS một hành vi xâm hại môi trƣờng thì việc phân biệt rõ
những hành vi xâm hại thuộc loại vi phạm pháp luật nào là rất quan trọng. Chỉ khi xác
định đƣợc chúng thuộc loại vi phạm pháp luật nào thì mới có thể đƣa ra đƣờng lối xử
lý đúng đắn. Trong lĩnh vực môi trƣờng, vi phạm pháp luật về dân sự chủ yếu là những
vi phạm ngoài hợp đồng về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng
gây ra. Những vi phạm này xuất phát từ sự tự do thỏa thuận giữa các bên, nghĩa là bên
vi phạm đã không tôn trọng sự thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng nhƣ thỏa thuận
giữa hai bên. Chính vì vậy mà các vi phạm này có thể đƣợc giải quyết thơng qua biện

pháp hịa giải, thỏa thuận. Do đó, chúng ta dễ dàng phân biệt vi phạm pháp luật dân sự
về môi trƣờng với các loại vi phạm khác nhƣ vi phạm hành chính hay hình sự về mơi
trƣờng bởi loại vi phạm này mang bản chất “tƣ”, khơng có tính quyền lực nhà nƣớc.
Cùng là ngành luật mang tính quyền lực nhà nƣớc nên ngành Luật hình sự và
ngành Luật hành chính cùng với những đặc trƣng của nó có những nét khá tƣơng đồng
nhau. Do đó, ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về mơi trƣờng còn
chƣa đƣợc rõ ràng. Việc phân định rõ ranh giới này là vơ cùng quan trọng vì mỗi loại
vi phạm có mức độ nguy hiểm khác nhau, theo đó sẽ có sự phân hóa trách nhiệm pháp
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 6

lý khác nhau. Khi thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng bất kể là vi
phạm hành chính hay hình sự thì chủ thể đó cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc nhà
nƣớc. Song tùy thuộc vào bản chất của từng loại vi phạm mà chế tài áp dụng lại hoàn
toàn khác biệt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trƣờng thì “vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi trường là những hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý
mà không phải là tội phạm mà theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt hành
chính”. Trong khi đó, một hành vi vi phạm pháp luật hình sự về mơi trƣờng hay cịn
gọi là TPMT phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 8 BLHS 1999 “là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất…”. Nhƣ vậy, để phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi
trƣờng và TPMT cần căn cứ vào các tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi,

khách thể bị xâm hại và chủ thể thực hiện hành vi.
Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội của các vi phạm hành chính là không đáng kể
và theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
“chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. Ngƣợc lại, hành vi vi phạm pháp
luật hình sự về mơi trƣờng lại là những hành vi có tính nguy hiểm cao nhất. Và vì vi
phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm nhất cho nên loại vi phạm này phải đƣợc
đƣợc ghi nhận trong BLHS - một đạo luật với những chế tài có tính răn đe nghiêm
khắc.
Thứ hai, so với TPMT thì vi phạm hành chính về mơi trƣờng có phạm vi khách thể
xâm hại rộng hơn rất nhiều, bao gồm tất cả những hành vi gây hại đến môi trƣờng đƣợc
quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành môi trƣờng Việt Nam. BLHS với đặc
thù là văn bản quy phạm pháp luật quy định những chế tài nghiêm khắc nhất sẽ chỉ
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 7

điều chỉnh những hành vi gây nguy hại cho những khách thể là các quan hệ xã hội quan
trọng. Do đó, khách thể xâm hại của TPMT có phạm vi hạn chế hơn so với vi phạm
hành chính về mơi trƣờng. Đồng thời hậu quả mà TPMT gây ra là những thiệt hại
nghiêm trọng cho xã hội nhƣ thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe của con ngƣời,
thiệt hại đến mơi trƣờng sinh thái.
Do chính sự xâm hại nguy hiểm và gây ra hậu quả nghiêm trọng nói trên mà chủ thể
thực hiện TPMT phải chịu TNHS đối với hành vi của mình bằng những chế tài hết sức
nghiêm khắc. Ngƣời vi phạm sẽ bị kết án và có thể bị áp dụng hình phạt theo quy định
của pháp luật hình sự. Lúc này, chủ thể vi phạm sẽ bị coi là có án tích – dấu vết về án
hình sự của ngƣời bị tun là có tội. Trong khi đó, vi phạm hành chính về mơi trƣờng
chịu xử phạt hành chính tƣơng ứng với luật chuyên ngành cụ thể về môi trƣờng nhƣ

Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng
hay Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản… Hiển nhiên chủ thể này không bị coi là có án
tích sau khi bị xử phạt hành chính.
Điểm phân biệt cuối cùng của hai loại vi phạm này là về chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm. Nếu vi phạm hành chính có thể thực hiện bởi cả tổ chức, pháp nhân (gọi
chung là pháp nhân) và cá nhân thì TPMT khơng ghi nhận việc pháp nhân thực hiện
hành vi xâm phạm môi trƣờng. Pháp luật hình sự của Việt Nam chỉ truy cứu TNHS đối
với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố quyết định và có ý
nghĩa sống cịn cho việc phân định giữa TPMT và vi phạm pháp luật hành chính căn cứ
vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Từ việc xác định tính nguy hiểm của
hành vi xâm hại mơi trƣờng dẫn đến có sự phân hóa về thiệt hại do hành vi gây ra cũng
nhƣ phân hóa về trách nhiệm pháp lý mà chủ thể thực hiện phải gánh chịu. Nhƣ vậy, để
có thể phân định một cách rõ ràng ranh giới giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực
mơi trƣờng và TPMT cần phải đánh giá đúng tính nguy hiểm của hành vi vi phạm. Và
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 8

để đánh giá hiệu quả tính nguy hiểm của hành vi thì pháp luật hình sự Việt Nam cần
phải xây dựng đƣợc các tiêu chí cụ thể, chính xác và khoa học dựa trên hiện trạng thực
tế của môi trƣờng Việt Nam. Những tiêu chí đánh giá cơ bản nhất phải đƣợc quy định
trong các cấu thành tội phạm (CTTP) cụ thể, đảm bảo tính khách quan, tính chính xác
khi áp dụng để truy cứu TNHS một hành vi nhất định. Có làm đƣợc điều đó thì q
trình tố tụng hình sự mới chính xác, pháp luật đƣợc áp dụng phù hợp, đảm bảo nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.1.1.3.

u cầu bảo vệ mơi trường bằng pháp luật hình sự

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật môi trƣờng ngày càng
gia tăng, gây nên ô nhiễm nghiêm trọng cho các yếu tố cấu thành môi trƣờng. Vấn nạn
này đặt ra yêu cầu phải bảo vệ môi trƣờng bằng pháp luật hình sự để đảm bảo tính răn
đe, loại bỏ những hành vi gây hại nghiêm trọng cho mơi trƣờng.
Tính đến cuối năm 2010, trên cả nƣớc có 255 khu cơng nghiệp với nhiều dự án
đầu tƣ lớn. Chất thải ở các khu công nghiệp này hầu hết đƣợc tháo đổ ra sông làm suy
giảm chức năng của nhiều con sông lớn nhƣ sông Thị Vải, Thị Tính, sơng Sài Gịn –
Đồng Nai, sơng Nhuệ Đáy... Theo tính tốn thì sơng Thị Vải một ngày phải tiếp nhận
45000m3 nƣớc thải từ các khu cơng nghiệp, trong đó riêng nƣớc thải từ các khu công
nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà chủ yếu công nghiệp sản xuất phân bón, thép,
hải sản đơng lạnh là 25000m3/ngày [65]. Hàng trăm nghìn m3 nƣớc thải từ các khu
cơng nghiệp, các làng nghề và nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xả trực tiếp vào sông Nhuệ
Đáy mỗi tháng. Gần đây xảy ra vụ nhà máy mía đƣờng Đăknơng bị phạt hiện đổ trực
tiếp nƣớc thải từ quá trình làm mát thiết bị, xử lý lò hơi và vệ sinh thiết bị với dung
lƣợng 24000m3/ ngày ra sông Sêrêpốk, đƣợc biết lƣợng chất thải này có độ nguy hại
vƣợt tiêu chuẩn hơn năm lần mức cho phép [66].
Tại các đô thị lớn nạn ơ nhiễm khơng khí do khói bụi từ các phƣơng tiện vận
chuyển, từ các nhà máy cũng trở thành vấn nạn lớn về ô nhiễm môi trƣờng. Thành phố
Hồ Chí Minh – địa phƣơng tập trung đơng dân cƣ và mật độ giao thông cũng nhƣ khu
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 9


cơng nghiệp, nhà máy nhất cả nƣớc thì nồng độ bụi lơ lửng đo đƣợc ở các quận nội
thành đều vƣợt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 lần. Khi quan trắc nồng độ benzen trong khơng
khí cho thấy nồng độ benzen thấp nhất là 8,2 microgram/m3 và cao nhất là 136,9
microgram/m3 trong khi nồng độ cho phép không đƣợc vƣợt q 22 microgram/m3
(mức trung bình giờ) [67]. Mơi trƣờng ở nơng thơn khơng chịu sức ép từ khói bụi thì
lại bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi sự lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và
nƣớc thải từ các làng nghề truyền thống. Nguồn nƣớc bị nhiễm phèn, nhiễm độc tố
nguy hại, đất đai bị xói mịn trầm trọng, bệnh dịch hoành hành ở các làng quê.
Nạn chặt phá rừng diễn ra tại nhiều địa bàn trên cả nƣớc, chỉ tính riêng trong
năm 2010 đã có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá làm độ che phủ rừng giảm đi 10% và đến
nay tổng độ che phủ rừng nguyên sinh của nƣớc ta chỉ còn 39,5% [68]. Cùng với nạn
phá rừng thì các hành vi xâm phạm đến động vật hoang dã quý, hiếm cũng gia tăng.
Thống kê từ năm 2005 đến 2010 tình trạng săn bắt, bẫy bắt, bn bán động vật hoang
dã ngày càng tăng về số vụ vi phạm, điển hình: 7 cá thể voi bị giết ở khu vực Đồng
Nai, 1 cá thể tê giác 1 sừng bị giết ở vƣờn quốc gia Cát Tiên, trên 100 cá thể Vọoc chà
vá chân đen bị giết ở Tây Nguyên[73].
Từ những con số trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tình hình vi phạm pháp
luật mơi trƣờng diễn ra hết sức nghiêm trọng và có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Những
vi phạm này ẩn chứa trong mình mối nguy hại lớn cho sức khỏe của con ngƣời cùng
các sinh vật khác, cho sự bền vững của môi trƣờng sinh thái, báo hiệu những thiệt hại
nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh. Theo báo cáo của FAO (tổ chức lƣơng thực thế
giới), Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu sự ảnh hƣởng nặng nề nhất từ thiên tai,
đặc biệt là mƣa bão, lũ lụt do rừng bị tàn phá, khả năng ngăn chặn dòng chảy kém, lũ
tập trung nhanh hơn. Trong năm 2009 tổng thiệt hại trong các đợt lũ của cả nƣớc là
23745 tỷ đồng với 426 ngƣời chết, 28 ngƣời mất tích, 1390 ngƣời bị thƣơng cùng thiệt
hại về nhà cửa, hoa màu, tài sản và các cơng trình cơng cộng [69]… Sự ô nhiễm nguồn
nƣớc, ô nhiễm không khí làm phát sinh ngày càng nhiều các làng ung thƣ. Báo Sài Gòn
SVTH: Hồ Diệu Thúy



Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 10

giải phóng cho biết mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200 ngàn ngƣời mắc bệnh ung thƣ
và 150 ngàn ngƣời chết vì căn bệnh này [70]. Các dịch bệnh ở ngƣời và động vật phát
tán nhanh do việc vận chuyển buôn bán động vật, thực vật hoặc các sản phẩm của nó
cũng bùng phát dữ dội. Năm 2010 chúng ta phải đối mặt với nạn dịch tai xanh ở lợn
trên địa bàn cả nƣớc, bệnh dịch tả ở ngƣời tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre khi phát
hiện có phẩy khuẩn tả ở nƣớc sông Mỏ Cày…
Với sự xâm hại môi trƣờng ngày càng gia tăng và những thiệt hại nghiêm trọng
cho môi trƣờng sống, cho con ngƣời, cho động thực vật nhƣ vậy thì việc pháp luật phải
tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng là điều hết sức thiết yếu. Những hành vi xâm
hại về môi trƣờng ngày càng trở nên tinh vi hơn và gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cho
nên Luật hình sự với vai trị là một đạo luật có tính răn đe cao nhất cần phải tham gia
vào công cuộc bảo vệ môi trƣờng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm có dấu hiệu
của một tội phạm: có tính nguy hiểm cao, xâm phạm những khách thể quan trọng là
môi trƣờng sống. Truy cứu TNHS cùng với việc áp dụng các hình phạt thích đáng sẽ là
biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự phát sinh của TPMT một
cách có hiệu quả.
1.1.2. Tội phạm mơi trường
1.1.2.1. Khái niệm Tội phạm mơi trường
Luật hình sự đóng vai trị khá quan trọng trong cơng tác bảo vệ mơi trƣờng bằng
cách quy định những hành vi xâm hại là TPMT và áp dụng biện pháp thích hợp để xử
lý. Để hồn thiện pháp luật hình sự về TPMT thì vấn đề tiên quyết là phải xác định rõ
khái niệm TPMT.
Các TPMT sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã đƣợc ghi nhận thành một chƣơng
riêng trong BLHS 1999 – chƣơng XVII. Thế nhƣng, chƣa có một quy định nào trong
BLHS quy định cụ thể thế nào là TPMT. Việc xác định rõ vấn đề này là vô cùng quan
trọng dựa vào khái niệm này chúng ta có đƣợc cơ sở quan trọng trong việc quy định

các tội phạm cụ thể, đồng thời giải quyết đúng đắn TNHS đối với hành vi xâm hại đến
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 11

mơi trƣờng. Bàn về vai trị của khái niệm tội phạm, Tiến sỹ Phạm Văn Beo khẳng định
“Nội dung của khái niệm tội phạm được xem là điều kiện cần thiết có tính chất ngun
tắc để giới hạn giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, giữa trách nhiệm hình sự
và các trách nhiệm pháp lý khác” [31-tr.125]. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm TPMT
chỉ mới đƣợc đề cập trong các nghiên cứu chuyên khảo của các nhà nghiên cứu chứ
chƣa đƣợc luật hóa cụ thể.
Khái niệm TPMT đƣợc đề cập trong Giáo trình Luật hình sự của Đại học Luật
Hà Nội năm 2008 nhƣ sau: “Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ mơi trường, qua đó gây thiệt
hại cho môi trường” [26-tr.133]. Khái niệm này khá ngắn gọn, xúc tích nhƣng lại chƣa
thật sự chính xác. Việc cho rằng TPMT là “hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm quy
định của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng” nhƣ trên là không hợp lý. Hành vi vi phạm
quy định về bảo vệ môi trƣờng là những vi phạm pháp luật nói chung nhƣ vi phạm
pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính hay vi phạm pháp luật dân sự. Chỉ
trong trƣờng hợp hành vi vi phạm là vi phạm pháp luật hình sự thì mới trở thành “tội
phạm”. Nhƣ vậy khái niệm trên đã không xác định đƣợc vi phạm pháp luật có tƣ cách
nhƣ TPMT phải là vi phạm pháp luật hình sự, dẫn tới cách hiểu sai cho ngƣời đọc.
Ngoài ra, khách thể của TPMT đƣợc xác định trong khái niệm trên cũng khơng
chính xác, không phù hợp với nhận thức chung về khách thể của tội phạm. Khách thể
của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Tuy nhiên khái niệm trên lại cho rằng khách thể của TPMT là “các quy định của Nhà
nƣớc về bảo vệ môi trƣờng”. Các quy định này chỉ là đối tƣợng mà thông qua việc vi

phạm các đối tƣợng này chủ thể thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội về bảo vệ môi
trƣờng, khai thác tài ngun chứ hồn tồn khơng phải là khách thể mà tội phạm xâm
hại. Khách thể đƣợc đặt ra ở đây phải là các quan hệ xã hội trong quá trình sử dụng,
khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, an ninh sinh thái.

SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 12

Thêm vào đó, việc cho rằng TPMT phải “gây thiệt hại cho môi trƣờng” cũng là
một nhƣợc điểm của khái niệm TPMT trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Đại
học Luật Hà Nội. Bởi lẽ, yếu tố này sẽ làm cho ngƣời đọc liên tƣởng rằng một hành vi
nguy hiểm là TPMT phải là hành vi đem lại sự thiệt hại cho môi trƣờng. Cách hiểu nhƣ
vậy vô hình chung đã thừa nhận tất cả các CTTP của TPMT đều đƣợc xây dựng dƣới
dạng cấu thành vật chất. Nhận thức này vừa khơng chính xác về lý luận vừa không phù
hợp về thực tiễn.
Trong cuốn sách chuyên khảo “Tội phạm môi trƣờng – một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, TS Phạm Văn Lợi cho rằng: “Các tội phạm về môi trường là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm phạm đến các quan hệ xã hội
liên quan đến việc bảo vệ mơi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với
dân cư” [37-tr.95]. Khái niệm TPMT của TS Phạm Văn Lợi đã khắc phục đƣợc các
nhƣợc điểm của khái niệm trong Giáo trình của trƣờng Đại học Luật Hà Nội nêu trên
về khách thể và hành vi vi phạm. Song khi so sánh với khái niệm về tội phạm quy định
tại khoản 1 Điều 8 BLHS cùng với những đặc điểm của tội phạm nhận thấy, khái niệm
TPMT của TS Phạm Văn Lợi chỉ mới xác định đƣợc đó là hành vi nguy hiểm đƣợc quy
định trong BLHS và khách thể của nó. Những yếu tố cần thiết khác của một hành vi

đƣợc coi là tội phạm vẫn chƣa đƣợc ghi nhận đầy đủ nhƣ dấu hiệu lỗi, dấu hiệu chủ thể
thực hiện. Thiết nghĩ, một khái niệm tội phạm phải đảm bảo đƣợc những dấu hiệu cơ
bản của một tội phạm nhƣ chủ thể thực hiện, ý chí ngƣời phạm tội, hành vi và khách
thể mà tội phạm hƣớng tới. Xác định đủ các tiêu chí này trong khái niệm tội phạm sẽ
nâng cao hiệu quả trong việc quy định các tội phạm cụ thể cũng nhƣ việc phân biệt
nhóm TPMT với những nhóm tội phạm khác đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.
Thông qua việc cập nhật các thông tin đồng thời với việc phân tích những ƣu và
khuyết điểm của các khái niệm về TPMT nêu ra ở trên, tác giả xin mạnh dạn đƣa ra
khái niệm về TPMT nhƣ sau: Tội phạm môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 13

được quy định trong BLHS do người có trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vơ ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, về bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái nhằm đảm bảo môi trường sống an toàn
cho con người và các sinh vật khác.
1.1.2.2. Đặc điểm của tội phạm môi trường
TPMT cũng nhƣ tất cả các loại tội phạm khác đƣợc quy định trong BLHS đều
mang những đặc điểm cơ bản của một tội phạm, bao gồm tính nguy hiểm cho xã hội,
tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt. Trên thực tế nội hàm đặc
điểm tội phạm vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, các quan điểm về vấn đề này tồn tại
nhiều khác biệt. Có quan điểm cho rằng đặc điểm tội phạm bao gồm bốn yếu tố trên, ý
kiến khác lại phủ nhận “tính chịu hình phạt” là một trong những đặc điểm cơ bản xuất
phát từ sự phù hợp giữa đặc điểm tội phạm với khái niệm tội phạm đƣợc đƣa ra trong
khoản 1 Điều 8 BLHS. Trong nghiên cứu của mình tác giả sẽ đề cập đến đặc điểm của
tội phạm môi trƣờng với đầy đủ cả bốn yếu tố trên bởi lẽ “tính chịu hình phạt” là dấu

hiệu đặc trƣng của tội phạm, chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt. Mặc dù không
phải mọi trƣờng hợp thực hiện hành vi phạm tội ngƣời phạm tội đều phải chịu hình
phạt mà có thể bị buộc phải thực hiện một dạng TNHS khác song “khả năng đe dọa bị
áp dụng hình phạt là vẫn có” [31-tr.125], nghĩa là vẫn có tính chất phải chịu hình phạt.
Thứ nhất, đặc điểm về tính nguy hiểm cho xã hội của TPMT. Tính nguy hiểm
cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa quyết định các dấu hiệu khác
đối với tội phạm nói chung và TPMT nói riêng. Tính nguy hiểm của TPMT thể hiện ở
việc gây thiệt hại hoặc khả năng sẽ gây thiệt hại trong tƣơng lai đến các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực môi trƣờng. Đặc tính này tồn tại một cách khách quan, khơng phụ thuộc
vào ý chí của con ngƣời, thay đổi tùy thuộc vào một không gian và thời gian xác định.
Hành vi “vi phạm về ứng phó và phịng ngừa sự cố môi trƣờng” trƣớc đây không đƣợc
quy định trong BLHS 1985 và BLHS 1999 bởi lẽ tại thời điểm này nhà làm luật của
chúng ta không đánh giá đây là một hành vi có tính nguy hiểm cần phải đƣợc xử lý
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 14

bằng pháp luật hình sự. Ngày nay, với những điều kiện kinh tế mới và những nhận thức
mới, chúng ta đã nhận định tính nguy hiểm của hành vi nêu trên là cao và xác thực nên
đã quy định hành vi đó là một TPMT trong BLHS. Nhƣ vậy, tùy vào từng thời điểm và
không gian nhất định mà mức độ nguy hiểm của TPMT lại khác nhau.
Việc xác định đặc điểm này đóng một vai trị rất quan trọng trong việc áp dụng
pháp luật hình sự vào bảo vệ mơi trƣờng. Đặc điểm này chính là cơ sở quan trọng để
phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, là bƣớc đầu để xác định một hành
vi có thể đƣợc xử lý bằng pháp luật hình sự. Ngồi ra, đặc điểm này cịn là cơ sở để
đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm, từ đó tiến hành việc cá thể hóa TNHS
đƣợc chính xác hơn.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của TPMT phải đánh giá tổng hợp các yếu tố nhƣ
khách thể mà tội phạm xâm hại; hành vi khách quan; mức độ lỗi và các yếu tố nhân
thân ngƣời phạm tội… Nhìn chung, TPMT thƣờng có tính nguy hiểm cao. Các hành vi
nhƣ “lợi dụng nhập khẩu đƣa chất thải vào Việt Nam”, “hủy hoại rừng”, “làm ô nhiễm
môi trƣờng”… xâm hại tới quan hệ về bảo vệ môi trƣờng thông qua việc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho mơi trƣờng, có thể là làm phát tán các chất độc hại vào khơng khí, có
thể là gây nạn đất trống đồi trọc hay gây ra những dịch bệnh nguy hiểm cho con ngƣời.
Môi trƣờng sống bị đe dọa nghĩa là sự sống của con ngƣời và sinh vật khác cũng bị đe
dọa. Do đó, các TPMT thực sự là mối nguy hiểm lớn lao mà pháp luật hình sự cần phải
loại trừ.
Tính có lỗi là đặc điểm thứ hai của TPMT thể hiện ở sự kết hợp giữa ý chí, nhận
thức với hành vi của người thực hiện tội phạm. Việc thực hiện hành vi xâm phạm môi
trƣờng phải trải qua các giai đoạn từ nhu cầu, động cơ, mục đích, nhận thức các điều
kiện khách quan và kết quả là lựa chọn thực hiện hành vi. Nghĩa là quá trình phạm tội
của chủ thể xâm hại mơi trƣờng bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức và ý chí.
Ngƣời phạm tội nhận biết đƣợc hành vi của mình sẽ gây thiệt hại hoặc tiềm tàng khả
năng gây thiệt hại cho môi trƣờng nhƣng vẫn thực hiện hành vi, có thể là dƣới hình
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 15

thức lỗi vô ý hay cố ý. Hành vi đƣợc xem là có tính lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự
tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết
định một xử sự khác phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đặc điểm này là đặc điểm có mối
quan hệ mật thiết, thể hiện rõ nét đặc điểm “tính nguy hiểm” của TPMT. Chính vì vậy
mà việc xác định đặc tính này của TPMT cũng hết sức cần thiết trong việc định tội
danh, truy cứu TNHS một cá nhân cụ thể.

Đặc điểm thứ ba của TPMT là đặc điểm về tính trái pháp luật hình sự. Nếu tính
nguy hiểm là dấu hiệu thuộc về mặt nội dung thì tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu
về mặt hình thức pháp lý của tội phạm. Dẫn chiếu theo Điều 8 BLHS thì một cá nhân
chỉ bị truy cứu TNHS về hành vi gây hại cho môi trƣờng nếu hành vi đó “... đƣợc quy
định trong BLHS..”. Nhƣ vậy, tính quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật
hình sự là thuộc tính phải có trong các hành vi bị coi là TPMT. Nếu một cá nhân thực
hiện hành vi xâm hại đến môi trƣờng nhƣng hành vi đó khơng quy định trong luật hình
sự thì sẽ khơng đƣợc coi là tội phạm.
Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của TPMT nhằm xác định
đƣờng lối đấu tranh phòng chống TPMT đƣợc thống nhất, tránh tình trạng tùy tiện
trong việc xác định tội danh và quyết định mức độ xử lý tội phạm. Hơn nữa, tuân thủ
đặc tính này cũng đảm bảo quyền con ngƣời đƣợc bảo vệ theo nhƣ khoản 2 Điều 11
Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc: “Không ai bị kết án về một hành vi mà
lúc họ thực hiện, pháp luật Quốc gia không quy định là tội phạm”.
Tính phải chịu hình phạt là đặc điểm cuối cùng mang tính hệ quả của TPMT.
Khi thực hiện hành vi đƣợc xem là TPMT quy định trong BLHS thì hệ quả kéo theo là
ngƣời đó phải chịu TNHS theo pháp luật. Và hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nƣớc, là một trong những biểu hiện sinh động nhất của TNHS mà
chủ thể của TPMT phải gánh chịu. Các TPMT luôn ẩn chứa khả năng phải chấp hành
hình phạt nếu đảm bảo các điều kiện pháp luật quy định. Hình phạt khơng phải là dấu
hiệu bên trong nhƣng ln đi kèm và có quan hệ mật thiết với TPMT. Đồng thời đây
SVTH: Hồ Diệu Thúy


Hồn thiện hệ thống PLHS về tội phạm mơi trường

Trang 16

cũng là biện pháp không thể thiếu tạo nên hiệu quả cao trong việc đấu tranh phịng
chống TPMT.

1.1.3. Luật hình sự về môi trường và mối quan hệ với các ngành luật khác
Pháp luật về môi trƣờng tại Việt Nam với một hệ thống các văn bản đồ sộ đã có
sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, điều chỉnh tƣơng đối đầy đủ các
thành tố tạo nên môi trƣờng. Việc bảo vệ môi trƣờng không chỉ đƣợc quy định trong
các văn bản luật bảo vệ môi trƣờng chuyên ngành nhƣ LBVMT 2005, Luật Bảo vệ
rừng 2004, Luật Tài nguyên nƣớc 1998, Luật Khoáng sản 2005,… mà còn đƣợc quy
định trong văn bản của nhiều ngành luật khác nhƣ Luật hành chính, Luật hình sự, Luật
dân sự cùng các Công ƣớc, Hiệp ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Luật hình sự về mơi trƣờng bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội quan trọng trong lĩnh vực môi trƣờng, bị hành vi có tính nguy hiểm cao
nhất xâm hại đến. Những hành vi nguy hiểm này bị Luật hình sự cấm thực hiện thông
qua việc quy định chúng với tƣ cách là tội phạm trong BLHS. Luật hình sự về mơi
trƣờng có một vai trị quan trọng trong việc thực hiện chính sách bảo vệ mơi trƣờng
bằng pháp luật. Đó chính là cơ sở đảm bảo pháp luật về mơi trƣờng đƣợc bảo vệ, đấu
tranh, ngăn chặn và phịng ngừa sự xuất hiện của các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng. Tuy nhiên, cần phải nhận thức đƣợc rằng pháp luật hình sự khơng phải là biện
pháp chính, cơ bản nhất để bảo vệ mơi trƣờng, tránh tình trạng quá coi trọng biện pháp
hình sự mà áp dụng tràn lan, không hiệu quả. Theo nhƣ TS Võ Khánh Vinh nhận định
thì “Trong sự nghiệp bảo vệ mơi trường thì pháp luật hình sự có khả năng mang tính tự
hạn chế khách quan. Thứ nhất, pháp luật hình sự khơng có khả năng khắc phục được
các ngun nhân của hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Thứ hai,
các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật hình sự tự mình hạn chế lĩnh vực
áp dụng…” [58-tr.6]. Do đó, đối với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng thì phải xem xét các
quy định của BLHS cùng với các quy định pháp luật thuộc chuyên ngành khác để đảm
bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác xử lý vi phạm pháp luật môi trƣờng.
SVTH: Hồ Diệu Thúy


×