Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về bình đẳng giới với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho sinh viên ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ HỮU SƠN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
VỚI VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO SINH VIÊN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ HỮU SƠN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
VỚI VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO SINH VIÊN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. HÀ TRỌNG THÀ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ về đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bình đẳng giới với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho sinh viên
ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” do tơi độc lập nghiên cứu và hồn
thiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Trọng Thà.
Tất cả những số liệu và nhận định trong luận văn hoàn toàn do tơi trực
tiếp thu thập, phân tích và kết luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Hữu Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI................................. 10
1.1. NGUỒN GỐC VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ...................................................................... 10
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới................................................ 10
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới .. 20

1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI..... 43
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng gới trên lĩnh vực kinh tế ............ 44
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị ....... 51
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trên lĩnh vực xã hội ............ 61
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng................................................................................................. 70
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN
THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................................................ 81
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 81
2.1.1. Khái niệm sinh viên và những đặc điểm chung của sinh viên............... 81
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh ......... 83
2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA SINH
VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY................................... 91


2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................. 91
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản.................................. 95
2.2.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên với vấn đề bình đẳng giới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh............................................................................................. 97
2.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
CHO SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............ 108
2.3.1. Đối với sinh viên .................................................................................... 109
2.3.2. Đối với gia đình...................................................................................... 112
2.3.3. Đối với nhà trường ................................................................................. 115
2.3.4. Đối với Đảng, chính quyền và các đồn thể xã hội ............................. 117
KẾT LUẬN .............................................................................................. 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 124
PHỤ LỤC ................................................................................................. 131



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2: Phiếu khảo sát ............................................................................. 131
Bảng 2.1: Hệ số Cronbach‟s Alpha - Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (từ
câu C9 - C48) ............................................................................................ 135
Bảng 2.2: Số lượng và tỉ lệ sinh viên các trường .................................... 137
Bảng 2.3: Tỉ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu ...................................... 137
Bảng 2.4: Về cơ cấu sinh viên theo hệ đào tạo ....................................... 137
Bảng 2.5: Cơ cấu sinh viên theo năm học ............................................... 137
Bảng 2.6: Về học lực của sinh viên ......................................................... 137
Bảng 2.7: Về nơi sinh sống của sinh viên ............................................... 138
Bảng 2.8: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “giới tính”..................... 138
Bảng 2.9: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa giới tính và nhận thức
của sinh viên về khái niệm “giới tính” ..................................................... 138
Bảng 2.10: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa bậc đào tạo và nhận
thức của sinh viên về khái niệm “giới tính” ............................................. 139
Bảng 2.11: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa Trường và nhận thức
của sinh viên về khái niệm “giới tính” ..................................................... 139
Bảng 2.12: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “giới” ......................... 140
Bảng 2.13: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa Trường và nhận thức
của sinh viên về khái niệm “giới” ............................................................ 140
Bảng 2.14: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa sinh viên các năm và
nhận thức của sinh viên về khái niệm “giới” ........................................... 141
Bảng 2.15: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa giới tính và nhận
thức của sinh viên về khái niệm “giới” .................................................... 142
Bảng 2.16: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa bậc đào tạo và nhận
thức của sinh viên về khái niệm “giới” .................................................... 142


Bảng 2.17: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa học lực và nhận thức

của sinh viên về khái niệm “giới” ............................................................. 143
Bảng 2.18: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa học lực và nhận thức
của sinh viên về khái niệm “giới” ............................................................. 144
Bảng 2.19: Hiểu biết biết của sinh viên về khái niệm “bình đẳng giới” .... 144
Bảng 2.20: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa nhận thức khái niệm
giới tính và nhận thức của sinh viên về khái niệm “bình đẳng giới”........ 145
Bảng 2.21: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa nhận thức khái niệm
giới và nhận thức của sinh viên về khái niệm “bình đẳng giới” .............. 146
Bảng 2.22: Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................................................................... 147
Bảng 2.23: Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trên lĩnh vực chính
trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................................................................. 147
Bảng 2.24: Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trên lĩnh vực
xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................... 148
Bảng 2.25: Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trên lĩnh vực văn
hóa tư tưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................................................ 149
Bảng 2.26: Đánh giá của sinh viên các trường với các nội dung bình đẳng
giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh .............................................................. 150
Bảng 2.27: Đánh giá của sinh viên các năm với các nội dung bình đẳng
giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh .............................................................. 155
Bảng 2.28: Đánh giá của sinh viên theo giới tính với các nội dung bình
đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................... 161
Bảng 2.29: Đánh giá của sinh viên theo bậc đào tạo với các nội dung bình
đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................................................... 165
Bảng 2.30: Đánh giá của sinh viên theo học lực với các nội dung bình đẳng
giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh .............................................................. 169


Bảng 2.31: Đánh giá của sinh viên theo hộ khẩu với các nội dung bình
đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................................................... 173

Bảng 2.32: Đánh giá của sinh viên về vai trị của bình đẳng giới đối với sự
tiến bộ của xã hội ..................................................................................... 181
Bảng 2.33: Quan điểm của sinh viên về nhiệm vụ thực hiện bình đẳng
giới ...................................................................................................... 182
Bảng 2.34: Quan điểm của sinh viên khi gặp một người phụ nữ bị đánh
................................................................................................................... 182
Bảng 2.35: Vai trò của giáo dục bình đẳng giới trong trường đại học, cao
đẳng .......................................................................................................... 182


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các yếu tố tác động đến việc hình thành kiến thức về bình
đẳng giới của sinh viên.............................................................................. 183
Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về Luật Bình đẳng giới .................. 183


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, Người đã cống hiến và hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng vì độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của nhân dân. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi người.
Người luôn dành tất cả tình u bao la cho đồng bào, đồng chí… Trong đó,
Hồ Chí Minh dành tình cảm lớn lao cho nữ giới, những người chịu nhiều
thiệt thòi trong xã hội do chế độ phong kiến, sự thống trị của tư tưởng Nho
gia và sự áp bức, bóc lột của giặc ngoại xâm. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là
người hiểu rõ rằng: Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là người bị áp
bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất. Người phụ nữ không được coi

trọng, họ chỉ là thứ yếu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ”, “Tại gia tịng
phụ, xuất giá tịng phu, phu tử tòng tử”, “Thân anh như cái hoa sen; thân em
như cái bèo hèn trong ao”…
Có thể thấy, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ
con người và cũng trở lại về với con người. Đối với Hồ Chí Minh, cách
mạng chỉ thực sự thành cơng khi dân tộc được giải phóng, giai cấp được giải
phóng và con người được giải phóng, trong đó phải giải phóng phụ nữ và
đem lại sự bình đẳng cho nữ giới. Theo Hồ Chí Minh, vai trị của người phụ
nữ rất quan trọng, dù họ là người nông dân hay họ là nhà trí thức, họ là nhà
khoa học, hay kỹ sư…, đều bình đẳng như nhau trên mọi lĩnh vực của đời
sống; dù công việc nặng hay nhẹ, người phụ nữ đều là chiến sĩ trên mọi mặt
trận. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ
nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [50, tr.432]. Do
vậy, Người nói: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng


2

phụ nữ là khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ
nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [53, tr.531].
Người nhận thấy, chức năng đặc biệt của người phụ nữ là tái sản xuất
sức lao động cho xã hội, thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, có vai trị
quan trọng trong việc ni dạy và giáo dục con cái và có vai trò quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của gia đình và sự tồn vong, phát triển của xã hội.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, phụ nữ là lực lượng quan trọng của
cách mạng, vừa tham gia tiền tuyến vừa là hậu phương vững chắc. Do đó,
Người đề ra nhiệm vụ cho Đảng và Nhà nước ta phải chăm lo giải phóng phụ
nữ, phải thực hiện nam nữ bình quyền, như vậy mới có thể phát huy dân chủ,
phát huy hết sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày nay, với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là

sự ra đời Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã tạo cơ hội rất lớn để thực hiện
nam nữ bình quyền, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Cùng
với xu thế hội nhập thế giới, người phụ nữ càng có điều kiện thể hiện tốt vai
trị cụ thể của mình trong gia đình và ngồi xã hội. Tuy vậy, do ảnh hưởng hệ
tư tưởng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và sự chi phối của Nho giáo
trong đời sống nhân dân nước ta nên trong nhận thức và hành động của nhiều
người vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô”, “nữ sinh ngoại tộc”… Do vậy, để phát triển xã hội thì việc thực hiện
bình đẳng giới là yêu cầu tất yếu. Nhưng đây không phải là vấn đơn giản, thực
hiện một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà là việc thay đổi nhận
thức, tư tưởng địi hỏi phải có thời gian, sự kiên trì và chiến lược thực hiện
hiệu quả. Đồng thời đây cũng là cơng việc của tồn Đảng và toàn dân ta, nhất
là đối với tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên - những người có học thức, có
trình độ. Đây là lực lượng quan trọng, đi đầu trong việc thực hiện bình đẳng
giới và lan tỏa đến các thành phần xã hội khác để xây dựng một xã hội tiến bộ


3

hơn, văn minh hơn. Bình đẳng giới bắt đầu từ nhận thức, nhận thức đúng mới
có thái độ đúng và hành động đúng. Tuy nhiên, việc nhận thức về bình đẳng
giới trong sinh viên hiện nay còn hạn chế hoặc chưa biết, hoặc chưa quan tâm
đúng mức, hoặc nhận thức chưa đầy đủ, hoặc cho rằng bất bình đẳng giới là
điều đương nhiên… Chính vì thế, nhằm có đánh giá về nhận thức của sinh
viên đối với vấn đề này, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới, thay đổi thái độ và hành vi đối với vấn đề bình đẳng giới của
sinh viên, tác giả thực hiện đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng
giới với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho sinh viên ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề bình đẳng giới từ lâu đã được nhiều nhà tư tưởng và các tác
giả quan tâm nghiên cứu và được đề cập rất sớm trong nhiều tác phẩm
dưới góc độ xem xét là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ. Có thể phân
chia các cơng trình thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị người phụ nữ và
bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ nói chung
Tác giả Dương Thoa với tác phẩm “Ba cuộc cách mạng với vấn đề
giải phóng phụ nữ” (1976), do nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội ấn hành. Tác
phẩm đề cập đến: Một là, vai trò của ba cuộc cách mạng (cách mạng về
quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học kỹ thuật; cách mạng văn hóa và tư
tưởng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt) đối với vấn đề
giải phóng phụ nữ ở nước ta. Hai là, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong ba
cuộc cách mạng ấy và vấn đề xây dựng người phụ nữ xã hội chủ nghĩa. Ba
là, thực hiện thành công ba cuộc cách mạng là con đường duy nhất để giải
phóng hồn tồn phụ nữ, đem lại sự bình đẳng tồn diện cho người phụ nữ
với nam giới và sánh ngang với phụ nữ các nước tiên tiến.


4

Tác phẩm “Vấn đề giải phóng phụ nữ” (1976), do nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội ấn hành. Tác phẩm đề cập đến: Một là, vai trị và vị trí của người phụ
nữ trong xã hội. Hai là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Ba là, con đường giải phóng triệt để
phụ nữ là xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Cơng trình nghiên cứu “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” (1973)
của Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết. Cơng trình đã làm nổi bật vai trò phụ nữ
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, từ buổi đầu dựng nước đến
năm 1968.
Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về

vai trò của phụ nữ trong gia đình như: “Phụ nữ giới và phát triển” (1996)
của tác giả Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng; “Phụ nữ và bình đẳng
giới trong đổi mới ở Việt Nam” (1998) của giáo sư Lê Thi. Hai công trình
trên đều phản ánh những thay đổi về vai trị của phụ nữ trong gia đình và
bước đầu đã có một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia
đình và trong cơng cuộc đổi mới...
Nhìn chung, nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị người phụ nữ và
bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ nói chung đã đưa ra hệ thống lý luận
chung về vai trị, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đồng thời chỉ
ra con đường để giải phóng phụ nữ trên cấp độ vĩ mô và bước đầu đưa ra
một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ.
Thứ hai, nhóm cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
phụ nữ, về bình đẳng giới
Tác giả Dương Thoa với tác phẩm “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt
Nam” (1982), do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Tác phẩm đề cập chủ yếu
đến quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng phụ nữ là con
đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Bên cạnh đó, tác phẩm cịn


5

bàn đến đường lối vận động phụ nữ; đạo đức của người phụ nữ mới trong xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Tác phẩm “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của
phụ nữ” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, do nhà xuất bản Dân Trí
ấn hành. Tác phẩm đề cập đến các quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn
đề: Một là, cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ. Hai
là, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ nữ. Ba là, tăng cường bình đẳng giới
và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bốn là,
những tác phẩm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng phụ nữ.

Tác phẩm “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ” (1990),
do Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ thuộc Viện Khoa học và Xã
hội Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Cơng trình này gồm nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập
đến các vấn đề: Một là, hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ trong hoạt động sản xuất và lao động trong gia đình. Hai là,
mục tiêu của cách mạng là giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ba là, vai
trị của người phụ nữ trong gia đình. Bốn là, vấn đề bình đẳng giới là vấn
đề tự thân của người phụ nữ
Tác giả Trần Đương với tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp
giải phóng phụ nữ” (2005), do nhà xuất bản Thông Tấn ấn hành. Tồn bộ tác
phẩm là những bài nói, bài viết thể hiện tấm lịng kính u, lịng biết ơn sâu sắc
của phụ nữ nước ta và quốc tế đối với Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác phẩm cịn
có biên niên sự kiện gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ” (2008) của
tác giả Phạm Hồng Điệp, do nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành. Tác
phẩm đã đề cập đến những nhận định của Hồ Chí Minh về các vấn đề: Một là,


6

vị trí và những đóng góp của phụ nữ trong lịch sử dân tộc. Hai là, sự quan tâm
của Hồ Chí Minh đến việc xác lập, bảo đảm cho quyền bình đẳng và tiến bộ
của phụ nữ. Ba là, sự cảm thơng sâu sắc của Hồ Chí Minh với những khổ đau
của phụ nữ trong xã hội cũ. Bốn là, chỉ rõ sự nghiệp giải phóng phụ nữ là mục
tiêu, yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm “Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ” (2008) của nhiều tác giả,
do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Tác phẩm bàn về các vấn đề: Một là, các
phong trào bình quyền cho phụ nữ Việt Nam. Hai là, phụ nữ Việt Nam điều

kiện xã hội. Ba là, quyền phụ nữ Việt Nam.
Các cơng trình này đã nghiên cứu quan điểm của Hồ Chính Minh về vai
trị của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc, sự quan tâm của Người đến việc
xác lập quyền bình đẳng của phụ nữ và quan điểm về giải phóng phụ nữ. Hồ
Chí Minh chỉ rõ mục tiêu của cách mạng là giải phóng phụ nữ, đem lại
quyền bình đẳng cho phụ nữ và chỉ rõ phụ nữ là người có nhiệm vụ chính
trong cuộc đấu tranh đem lại quyền bình đẳng cho chính mình.
Thứ 3, nhóm cơng trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình
đẳng giới, về giải phóng phụ nữ
Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ” (2010)
của tác giả Lê Ngọc Dũng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã chỉ ra những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, điều kiện để thực hiện giải phóng
phụ nữ, thực trạng và giải pháp để phát huy sức mạnh của phụ nữ Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Luận văn thạc sĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến
2013)” (2014) của tác giả Mai Quốc Dũng, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã đề cập đến những nội


7

dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ, thành tựu, hạn chế
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng phụ nữ.
Nhóm cơng trình này đã chỉ ra những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ, căn cứ vào những số liệu từ các báo cáo để
phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm phát
huy sức mạnh của người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế

hiện nay, song song với việc nâng cao hiệu quả cơng tác giải phóng phụ nữ ở
nước ta hiện nay.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở trên chỉ nghiên cứu về lý luận,
sử dụng số liệu từ các nguồn sẵn có và đưa ra các biện pháp mang tính tổng
qt, vĩ mơ về vấn đề giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới. Các cơng trình chưa
hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới. Tuy vậy, các cơng
trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu, tiền đề để tác giả nghiên cứu sâu hơn
nội dung về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi xem xét các cơng
trình nghiên cứu ở trên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về bình đẳng giới dưới góc độ triết học và cũng chưa có cơng trình nào
thực hiện điều tra xã hội học để lấy số liệu thực tế và đưa ra giải pháp cụ thể
cho một đối tượng cụ thể nhằm giúp đối tượng đó nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới. Do vậy, tác giả đã thực hiện luận văn này với nhiệm vụ hệ thống
hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và khảo sát thực trạng nhận thức
của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức trong sinh
viên tại Thành phố Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, nhằm lan tỏa nhận thức về
vấn đề bình đẳng giới đến các đối tượng khác trong xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn


8

Dưới góc độ triết học, luận văn làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và đánh giá nhận thức của sinh viên
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới đối với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục đích đề ra, tác giả luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, khái lược bối cảnh lịch sử - xã hội và nguồn gốc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới.
Thứ hai, phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới.
Thứ ba, đánh giá nhận thức của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư, đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
cho sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc
trên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung làm rõ
những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, từ đó
làm rõ tư tưởng nhận thức của sinh viên về vấn đề này và đề ra các biện pháp
để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Đề tài có đối tượng khảo sát là sinh viên ở một số trường đại học, cao
đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ
Chí Minh.


9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về các phương pháp cụ
thể, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp logic và lịch sử;

phương pháp so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp và phương pháp
điều tra xã hội học…
6. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và
tư tưởng của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, về giải phóng phụ nữ nói riêng,
khẳng định giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới.
Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần xây dựng cơ sở
lý luận vững chắc cho việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với kết quả nghiên cứu tình hình nhận thức của sinh viên tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay về bình đẳng giới, luận văn góp phần cung cấp
cơ sở thực tiễn, giải pháp cho việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên cả nước nói chung về
bình đẳng giới góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh,
giảng dạy về gia đình, về giới trong hệ thống các trường đại học, cao
đẳng, các trường đào tạo cán bộ nữ ở nước ta.
7. Kết cấu cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu làm 2 chương, 5 tiết.


10

Chƣơng 1
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. NGUỒN GỐC VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với
việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Thứ nhất, tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc quyền. Các tập đồn tư bản
ra đời và sản xuất hàng hóa ngày một tăng nhanh. Do vậy, chúng không chỉ
tăng cường bóc lột giai cấp vơ sản ngay tại chính quốc mà còn tăng cường
các cuộc xâm chiếm thuộc địa với tên gọi mĩ miều là “khai hóa” để mở rộng
thị trường tiêu thụ, tìm kiếm tài ngun, nhân cơng rẻ mạt… nhằm bành
trướng sức mạnh, áp đặt tối đa sự thống trị của chúng. Chính điều này đã làm
cho cuộc sống của nhân dân ở các nước nói chung và các nước thuộc địa nói
riêng, đặc biệt là người phụ nữ đã khổ cực lại càng khổ cực hơn: “Từ khi có
chủ nghĩa tư bản, tồn bộ cơ thể xã hội đều bị ảnh hưởng tai hại của nó. Các
vật phẩm do tất cả mọi người sản xuất ra, đáng lẽ phải thuộc về tất cả mọi
người thì lại thuộc đặc quyền của một vài người! Ách áp bức kinh tế đã nô
dịch con người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành những đồ vật tùy
thuộc quyền sử dụng của nam giới!” [45, tr.296].
Trong hồn cảnh đó, phong trào đấu tranh của cơng nhân nói chung và
phong trào đấu tranh của phụ nữ nói riêng đã diễn ra quyết liệt với quy mô
rộng lớn. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có sự xuất hiện của nhiều tổ
chức phụ nữ. Sớm nhất là Hội đồng Quốc tế của Phụ nữ, thành lập năm 1888


11

với mục đích tập hợp tất cả các tổ chức Phụ nữ ở các nước để địi quyền bình
đẳng cho phụ nữ, quyền tham gia vào đời sống chính trị - xã hội. Lúc đầu các
tổ chức này chỉ có ở Tây Âu và Bắc Mỹ, dần dần lan ra các vùng khác. Ở

Châu Á, phụ nữ Ấn Độ đứng lên chống bọn thống trị Anh. Phụ nữ Trung
Quốc tham gia cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên chiến đấu cho độc
lập của tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản địi chính phủ họ xóa bỏ đạo luật cấm phụ
nữ tham gia sinh hoạt chính trị… Từ đó, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ
thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí, tư tưởng của giai cấp công nhân
để lãnh đạo cuộc đấu tranh tới thắng lợi cuối cùng. Chủ nghĩa Mác ra đời
vào giữa thế kỷ XIX đánh dấu bằng “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848)
đáp ứng yêu cầu đó. Chủ nghĩa Mác là lời tuyên bố với giai cấp tư sản và
nhân dân tồn thế giới về mục tiêu, sứ mạng, tính chất, nhiệm vụ của giai cấp
vô sản là đấu tranh chống lại áp bức bất công, lật đổ giai cấp tư sản, giải
phóng con người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân,
trong đó có phụ nữ.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh
mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là
một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của
các nước trên thế giới. Trong bài viết Lênin và các dân tộc Phương Đơng,
Hồ Chí Minh đã viết: “Lênin khơng những chỉ giải phóng nam giới và nữ
giới trên đất nước Tiên sinh, mà còn chỉ đường cho tất cả những người
nghèo khổ trên thế giới. Và bất chấp bọn bạch vệ tấn công ở bên trong, bọn
tư bản bao vây bên ngồi, ý chí kiên cường của Lênin đã cứu đồng bào của
Tiên sinh ra khỏi cảnh đau khổ và lầm than, và đã nêu cao ngọn cờ của Quốc
tế cho tất cả những người bị áp bức” [45, tr.297]. Hồ Chí Minh đánh giá về
Cách mạng Tháng Mười Nga: “Chính nhờ cuộc cách mạng này mà cơ sở của
quyền tự do chân chính và quyền bình đẳng thực sự đã được đặt ra cho loài


12

người. Chính nhờ cuộc cách mạng này mà sự giải phóng phụ nữ sẽ có giá trị
và có những ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn” [46, tr.6].

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) được thành lập. Với
khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”,
Quốc tế Cộng sản đã mang lại sức mạnh lớn lao - sức mạnh của đồn kết cho
sự nghiệp cách mạng vơ sản và giải phóng dân tộc trên thế giới. Quốc tế
Cộng sản cũng đã hậu thuẫn vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác nhằm không chỉ thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc,
tự do cho nhân dân, tiến bộ xã hội mà cịn nhằm thực hiện “nam nữ bình
quyền” [45, tr.1].
Thứ hai, tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6 năm 1884, triều
đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở
toàn Việt Nam, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Khi đặt
chân đến nước ta, thực dân Pháp áp đặt sự thống trị và tiến hành khai thác
thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, cụ thể:
Về chính trị - xã hội, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp
ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù , đàn áp,
khủng bố mọi sự chống đối, thủ tiêu mọi quyền dân chủ; dùng chính sách
“chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Với
chính sách “dùng người Việt trị người Việt”, thực dân Pháp duy trì triều đình
phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm cơng cụ tay sai để áp bức về
chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước, trở thành nơ lệ, bị áp bức,
bóc lột, cuộc sống vơ cùng khổ cực. Riêng đối với người phụ nữ, họ khơng
chỉ chịu khổ cực về thể chất mà cịn mang những nỗi ô nhục, những đau khổ


13

về tinh thần, Hồ Chí Minh đã tố cáo trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

“Người ta thường nói: “Chế độ thực dân là ăn cướp”. Chúng tôi xin nói
thêm: là hiếp dâm và giết người” [46, tr.115].
Về kinh tế, thực dân Pháp tăng cường bóc lột, khai thác, vơ vét tại các
thuộc địa, đáng chú ý chúng đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa Đông
Dương: lần thứ nhất (1897 - 1914); lần thứ hai (1919 - 1929), trong đó lấy
Việt Nam là trọng điểm. Tư bản Pháp đầu tư nhiều nhất vào nông nghiệp
(lập các đồn điền cao su, cà phê, chè...) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than,
sắt, thiếc, vàng...) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Tư bản Pháp xây dựng
ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công
nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương. Ngân hàng Đơng Dương của Pháp
độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân; thi
hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Kết quả là nền kinh tế nước ta có
sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh
tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp. Đời sống nhân dân dưới sự
bóc lột của thực dân phong kiến đã cơ cực lại càng cơ cực hơn, đặc biệt đời
sống của người phụ nữ đã bần cùng nay lại càng bần cùng hơn.
Về văn hóa, để dễ dàng cho việc cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính
sách nơ dịch văn hóa; xóa bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế
độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường
học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế
xuất bản sách báo, bưng bít thơng tin, gây tâm lý tự ti dân tộc. Trong lần nói
chuyện với nhà báo Ơxíp Manđenxtam, Hồ Chí Minh nói: “Chúng giấu
khơng cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà
văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm” [45, tr.476]. Kết quả là
hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thơng tin tiến bộ từ bên
ngồi, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ lớn. Người phụ nữ trước đây đã bị chế độ


14


phong kiến dồn ép đến đáy của xã hội thì nay cộng với chính sách “ngu dân”
của chế độ thực dân thì họ lại là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa
về giai cấp. Bên cạnh các giai cấp “truyền thống” như giai cấp địa chủ, nơng
dân cịn có sự xuất hiện các giai cấp mới đó là giai cấp tư sản, giai cấp cơng
nhân và tầng lớp tiểu tư sản. Hầu hết trong các giai cấp, có khơng ít phụ nữ
mang trong mình tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể tham gia cách mạng.
Xã hội Việt Nam thời kỳ này nổi lên hai mâu thuẫn hàng đầu: Thứ nhất
là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Thứ hai là,
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, đa số là nông dân với địa chủ phong
kiến. Người phụ nữ Việt Nam khơng nằm ngồi những mâu thuẫn đó.
Cuộc sống nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến
được Hồ Chí Minh trình bày chi tiết trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp. Đối với người phụ nữ, Nguyễn Ái Quốc đã dành nguyên một chương
(Chương XI) để mô tả về “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”. Người
đã nêu sự thật về việc xâm phạm thô bạo các quyền cơ bản của con người, về
những áp bức, bóc lột, bất cơng, tủi nhục mà người phụ nữ Việt Nam phải
gánh chịu. Người nhận định: “Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta
bị áp bức và bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức và bóc lột nặng nề hơn” [55,
tr.256]. “Trong xã hội và gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không
được hưởng một chút quyền lợi gì” [45, tr.448].
Trước cảnh nước mất nhà tan, quyền sống của nhân dân bị bóp nghẹt,
nhân phẩm bị chà đạp, các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu
với phong trào Cần Vương (1885 - 1896) do vua Hàm Nghi phát động với
hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Trong đó tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạo; cuộc khởi
nghĩa Ba Đình (1885 - 1886) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng tổ chức;


15


cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1892) do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu.
Kéo dài và quyết liệt nhất là phong trào nơng dân n Thế (1884 - 1913) do
Hồng Hoa Thám lãnh đạo. Ngồi ra cịn có phong trào Duy Tân của Phan
Bội Châu, cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh… Trong những phong trào
ấy ln có đơng đảo phụ nữ tham gia. Tuy nhiên, các phong trào yêu nước
đó đều bị thất bại theo những cách khác nhau. Con đường cứu nước lâm vào
tình thế khó khăn, bế tắc. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh trên
đều là chưa có một đường lối đúng đắn, chưa xác định được mục tiêu, nhiệm
vụ, chưa tìm được lực lượng tiên tiến đủ sức tập hợp các lực lượng cách
mạng và sự yếu thế của các giai cấp cách mạng Việt Nam khi phải đối chọi
với hai kẻ thù cùng lúc là thực dân và phong kiến. Trước tình hình rối ren,
mờ mịt của đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người dân Việt Nam là phải
làm sao tìm ra được con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng
con người nói chung và người phụ nữ nói riêng khỏi ách đơ hộ của đế quốc
và tay sai của chúng.
Trong hồn cảnh đó, Hồ Chí Minh xuất hiện như vị cứu tinh của dân
tộc. Sinh ra tại quê hương Nam Đàn, Nghệ An - nơi có truyền thống yêu
nước và cách mạng, với tư chất thơng minh cùng với ý chí học tập khơng
ngừng, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Dù rất khâm
phục tình yêu nước của các bậc tiền bối là Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh… nhưng Hồ Chí Minh khơng đồng tình với con đường cứu nước của
họ mà với đôi bàn tay trắng Người đã tự đi tìm con đường cứu nước đúng
đắn của riêng mình. Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên
gọi là Anh Ba đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trong q trình bơn
ba khắp năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp bản “Sơ thảo lần thứ
nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Từ đây, Hồ Chí
Minh đã xác định con đường cách mạng dân tộc đúng đắn, phù hợp với tình



16

hình thực tiễn cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Được tư tưởng Hồ Chí
Minh soi sáng, phụ nữ Việt Nam chung tay góp sức cùng dân tộc đứng lên
thực hiện cuộc trường chinh cách mạng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh đã thấy được vai trò
to lớn của phụ nữ đối với cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, truyền thống gia đình của Hồ Chí Minh
Trong tiến trình vận động và phát triển của mỗi quốc gia, gia đình ln
có một vị trí và vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị
văn hóa và tiếp thêm sức mạnh cho mỗi con người. Gia đình là nơi tiếp nhận,
kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống của dân tộc từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những truyền thống quý
báu của dân tộc Việt Nam như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, thương yêu
nhau trong cộng đồng, sự say mê trong lao động, sáng tạo, ý chí kiên trì nhẫn
nại vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lòng chung thủy, hiếu nghĩa đã được
truyền dạy trong gia đình và cộng đồng từ thời tổ tiên ơng bà cho tới đời
cháu con trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Với đặc trưng của nền văn
minh lúa nước nên xã hội Việt Nam được tạo ra chủ yếu bởi ba yếu tố có
quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau: nhà, làng, nước. Bản chất của kết cấu xã
hội này là sự hình thành tư tưởng cộng đồng, u thương, đồn kết, đùm bọc,
hịa hợp với nhau; là sự gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái
chung để chống chọi với thiên tai và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm từng
tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chính điều này đã thâm nhập vào Nguyễn
Sinh Cung - Hồ Chí Minh, trở thành một trong những hành trang để Người
mang theo mình lúc ra đi tìm chân lý cách mạng cũng như gắn liền với toàn
bộ sự nghiệp hoạt động của Người khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài.



×