Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

So sánh ca trù ở việt nam với một số hình thức nghệ thuật truyền thống hát nói, hát kể, hát thơ pansori của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

JUN EUN JU

SO SÁNH CA TRÙ Ở VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ HÌNH THỨC
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG HÁT NÓI, HÁT KỂ,
HÁT THƠ- PANSORI CỦA HÀN QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Mã số: 60.22.01.1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

JUN EUN JU

SO SÁNH CA TRÙ Ở VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ HÌNH THỨC
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG HÁT NÓI, HÁT KỂ,
HÁT THƠ- PANSORI CỦA HÀN QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Mã số: 60.22.01.13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHAN THỊ YẾN TUYẾT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết, cô đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đã dẫn dắt cho tôi suốt sáu năm
qua tại khoa Việt Nam học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn nghệ sĩ Pansori An Soeun, nghệ sĩ Ca trù Phạm Thị Huệ, nghệ
sĩ Hát chèo Trần Ngọc Phú cùng các cộng tác viên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình phỏng vấn, ghi âm và cho tôi nhiều thông tin về nghệ thuật truyền thống của hai
nước.
Xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Hoàng Thị Trang, Thạc sĩ Đào Thị Hương Giang,
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thùy Linh, sinh viên Nguyễn Thị Tố Mai, Trần Thị Mai Xuân
đã giúp đỡ cho tôi trong phần phiên dịch Hàn-Việt, đồng thời chia sẻ nhiều kiến thức
cho tơi.
Ngồi ra, tơi cũng ḿn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn cùng lớp khoa Việt Nam
học đã tận tình giúp đỡ rất nhiều cho tơi trong quá trình học tập tại trường. Đờng thời,
khơng thể thiếu gia đình tôi, những người đã luôn luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên và
ủng hộ tôi từ những ngày đầu tiên đến khi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hờ Chí Minh,15 tháng 08 năm 2017
HVCH Jun Eun Ju


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------------- 3
1. Lý do chọn đề tài -------------------------------------------------------------------------- 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề --------------------------------------------------------------- 6
3. Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------------ 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------ 11
5. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 11
6. Cấu trúc của luận văn --------------------------------------------------------------------- 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CA TRÙ VÀ
PANSORI
1.1. Cơ sở lý luận ----------------------------------------------------------------------------- 15
1.1.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------------ 16
1.1.2. Tiếp cận lý thuyết --------------------------------------------------------------------- 22
1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ------------------------------------ 24
1.2. Tổng quan về Ca trù và Pansori ------------------------------------------------------- 25
1.2.1. Tổng quan về Ca trù ------------------------------------------------------------------ 25
1.2.2. Tổng quan về Pansori ---------------------------------------------------------------- 28
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN
TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA CA TRÙ VÀ PANSORI
2.1. Lịch sử, khơng gian văn hóa và hoạt động nghệ thuật của Ca trù ---------------- 33
2.1.1.Lịch sử và không gian văn hóa của Ca trù ----------------------------------------- 33
2.1.2. Hoạt động nghệ thuật của Ca trù --------------------------------------------------- 37
2.2. Lịch sử, không gian văn hóa và hoạt động nghệ thuật của Pansori ------------- 52
2.2.1. Lịch sử và khơng gian văn hóa của Pansori --------------------------------------- 52
2.2.2. Hoạt động nghệ thuật của Pansori -------------------------------------------------- 59
Tiểu kết chương 2


2

CHƯƠNG 3: SO SÁNH NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
CỦA CA TRÙ, PANSORI VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA DÂN

TỘC
3.1. So sánh sự tương đồng của Ca trù và Pansori -------------------------------------- 73
3.1.1. Tương đồng về lịch sử hình thành và khơng gian văn hóa ---------------------- 73
3.1.2. Tương đồng về hoạt động nghệ thuật ----------------------------------------------- 75
3.2. So sánh sự khác biệt của Ca trù và Pansori ----------------------------------------- 85
3.3. Bảo tồn di sản văn hóa Ca trù và Pansori -------------------------------------------- 88
3.3.1.Bảo tồn di sản văn hóa Ca trù tại Việt Nam --------------------------------------- 88
3.3.2.Bảo tồn văn hóa Pansori tại Hàn Quốc --------------------------------------------- 96
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------- 105
Tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------------- 110
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- 123
-Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa ------------------------------------------------------------- 123
-Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn những người liên quan đến nội dung luận văn ---- 130
-Phụ lục 3: So sánh Hát chèo với Ca trù và Pansori ------------------------------------- 160
-Phụ lục 4: Chú giải từ ngữ ----------------------------------------------------------------- 202


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tên đề tài luận văn của chúng tôi lúc nhận quyết định là: “So sánh Ca trù với
một số hình thức nghệ thuật truyền thống hát nói, hát kể, hát thơ ở Hàn Quốc”.
Khi chọn đề tài này chúng tôi muốn tách riêng từng thể loại hát thơ, hát nói, hát kể
của nghệ thuật Hát truyền thống ở Hàn Quốc, trong đó có Sijochang, (Sijo là một
thể loại thơ cổ, còn Sijochang là thơ phổ nhạc truyền thống đặc trưng của Hàn
Quốc, từ thể thơ Sijo, người Hàn có thể hát nói, hát kể…). Nhưng trong quá trình
thực hiện luận văn cao học, chúng tơi nhận thấy chính Pansori ở Hàn Quốc mới có
thể so sánh phù hợp, tương đồng với Ca trù ở Việt Nam vì Pansori tổng hợp nhiều

thể loại hát thơ, hát nói, hát kể truyền thống của Hàn Quốc, đặc biệt như Hát nói
của Việt Nam vận dụng trong Ca trù, còn Sijo (thơ cổ), Sijochang (thơ phổ nhạc
gần như hát nói của Hàn Quốc) vận dụng trong Pansori. Từ việc tìm hiểu Ca trù
của người Việt và Pansori của người Hàn chúng tơi nhận thấy hai hình thức nghệ
thuật truyền thống này tương đồng về thể loại, về hình thức biểu diễn, về quá
trình lịch sử cũng như cả hai đều được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn
hóa thế giới cần được bảo tồn. Chính vì vậy chúng tôi thấy so sánh Ca trù với
Pansori mới phù hợp chứ khơng phải với Hát nói, Hát kể, Hát thơ vì khơng cùng
tiêu chí. Ngồi ra chúng tơi thấy Hát chèo cũng có những điểm khá tương đồng
với Pansori, do đó chúng tơi đã xin Hội đồng chấm luận văn cho phép chúng tôi
điều chỉnh đề tài. Theo sự cân nhắc, phân tích, Hội đồng chấm luận văn đã quyết
định chỉ cho phép chúng tôi điều chỉnh rất ít (theo hướng xác định cụ thể và mở
rộng) tựa đề của luận văn. Chúng tôi xin tuân thủ và điều chỉnh tựa đề luận văn
theo đề nghị của Hội đồng như sau: So sánh Ca trù ở Việt Nam với một số hình
thức nghệ thuật truyền thống hát nói, hát kể, hát thơ – Pansori ở Hàn Quốc”.
Trong biểu diễn nghệ thuật Pansori người ta đều được thưởng thức đủ cả hát nói,


4

hát kể, hát thơ. Do đó, chúng tơi xin chỉ tập trung khảo sát Pansori chứ khơng
phân tích nhiều về hát hói, hát kể, hát thơ.
Thời gian qua trong một số hội nghị quốc tế có một số bài phát biểu từ các nhà
khoa học Việt Nam lẫn Hàn Quốc đã so sánh về sự tương đồng trong các thể loại
nghệ thuật truyền thống của hai nước. Như một học giả tại Hà Nội so sánh Hát văn
của Việt Nam với Pansori của Hàn Quốc, hay một học giả Hàn Quốc là Park
Seong Yong phát biểu trong bài báo cáo “Những di sản văn hóa phi vật thể Hàn
Quốc tương tự như Bài chòi” (Hội thảo Quốc tế Nghệ thuật Bài chịi dân gian
Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới, tổ chức tại Quy
Nhơn, Bình Định năm 2015). Ơng Park Seong Yong cho rằng Pansori tương đồng

với Bài chịi .
Trong q trình học tập và sinh sống tại Việt Nam, chúng tôi được đi một số
thành phố lớn ở Việt Nam và biết được một số thể loại nghệ thuật truyền thống ở
Việt Nam và nhận thấy Pansori ở Hàn Quốc không tương đồng nhiều với Hát văn
hay Bài chòi như nhận định của một số học giả. Chúng tôi chỉ thấy Pansori của
Hàn Quốc có nhiều tương đồng (tất nhiên vẫn có những dị biệt đáng kể) với thể
loại Ca trù nhất, ngoài ra cịn có thể kể đến Hát chèo của Việt Nam. Chính vì vậy
chúng tơi sẽ bổ sung so sánh thêm thể loại Hát chèo trong phần Phụ lục 3 của luận
văn như một mảng thơng tin góp thêm.
Tuy nhiên kiến thức cũng như sự hiểu biết của chúng tôi về cả 2 thể loại nghệ
thuật này còn rất hạn chế (đặc biệt chúng tơi lại là người nước ngồi, chưa hiểu
biết nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt cũng như văn hóa nghệ thuật Việt Nam) nên
chúng tơi khơng có tham vọng phân tích những nội dung vơ cùng sâu sắc, mang
tính nghệ thuật cao của cả 3 thể loại này mà chỉ cố gắng bước đầu nêu những nhận
xét mang tính tổng thể.
Nghệ thuật giống như biểu tượng của một quốc gia vì nó là đại diện cho một
đất nước, một dân tộc. Nghệ thuật là một phần của văn hóa, mang bản sắc dân tộc
của một quốc gia. Chính vì vậy, nghệ thuật cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát


5

triển của một đất nước. Quốc gia nào cũng có nghệ thuật truyền thống đặc trưng.
Việt Nam cũng như Hàn Quốc đều có nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống,
trong đó có những thể loại nghệ thuật mang đậm sắc thái đặc trưng của văn hóa
dân tộc.
Trong luận văn này chúng tôi muốn đề cập đến nghệ thuật truyền thống Ca trù
của Việt Nam và Pansori của Hàn Quốc và tìm đến một sự so sánh tương đối. Sở
dĩ chúng tôi chọn hai thể loại nghệ thuật truyền thống này của Việt Nam và Hàn
Quốc vì những nét tương đồng của nó về lịch sử ra đời, tính chất thể hiện và trong

đó cả Ca trù và Pansori đều đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa của thế
giới.
Là một học viên cao học của ngành Việt Nam học, chúng tơi muốn thể hiện sự
kết nối giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc nhằm tăng sự hiểu biết và tình hữu
nghị giữa hai dân tộc nên chọn đề tài này để thực hiện luận văn. Ngoài ra đối
tượng nghiên cứu của ngành Việt Nam học (Vietnamese studies) và Khu vực học
(Area studies) mà chúng tơi được học thì Việt Nam học là ngành học về đất nước,
con người và nền văn hóa của người Việt Nam, cách thức để hiểu biết cần tiếp cận
khu vực học, đặc biệt là các khu vực liên quan nhiều đến Việt Nam như Đông Á,
Đông Nam Á. Trong luận văn này chúng tôi muốn tiếp cận Hàn Quốc (thuộc khu
vực Đông Á) để so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, cụ thể qua thể loại nghệ
thuật truyền thống Ca trù và Pansori. Ngồi ra chúng tơi cũng so sánh các thể loại
này dưới góc độ văn hóa (bao hàm tiếp cận hướng nghiên cứu đất nước học và con
người chủ thể của văn hóa). Về tiêu chí so sánh, chúng tơi xin bổ sung xác định
tiêu chí Hát trong Ca trù (Hát Ả đào) và Hát thơ Pansori), nhất là trong tiếng Việt
từ ca hát thường đi chung với nhau và ngay cả có tách riêng thì ca và hát cũng
cùng một nghĩa.
Chúng tôi nhận thấy giữa Ca trù và Pansori có một số nét tương đồng cũng
như dị biệt nên muốn thử so sánh để tìm hiểu các thể loại nghệ thuật truyền thống
này của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. So sánh và nghiên cứu các loại hình


6

nghệ thuật nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa hai nền văn hóa của hai quốc gia, đồng
thời góp phần làm giàu thêm tài liệu về nghệ thuật truyền thống của hai nước.
Ngồi ra mục đích tìm hiểu các thể loại nghệ thuật truyền thống này còn nhằm bảo
vệ di sản văn hóa dân tộc của Việt Nam và Hàn Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do đề tài luận văn của chúng tôi gồm hai thể loại nghệ thuật truyền thống vừa

của Việt Nam vừa của Hàn Quốc nên chúng tơi muốn trình bày lịch sử nghiên cứu
vấn đề riêng ra từng thể loại, trước tiên về Ca trù và sau đó là Pansori.
-Về tình hình nghiên cứu Ca trù tại Việt Nam
Cho đến nay đã có những cơng trình nghiên cứu đặc sắc về Ca trù tại Việt
Nam. Vào năm 1964, Đỗ Trọng Huề - phụ khảo Đại học Văn khoa Sài Gịn (soạn
chung với Đỗ Bằng Đồn) có cơng trình Việt Nam Ca trù biên khảo. Cơng trình
này được giới học giả đánh giá là một trong những tác phẩm kinh điển trong lịch
sử nghiên cứu Ca trù. Tác giả khảo sát về quá trình phát triển của Ca trù khơng
tách rời thi và ca, sau đó là nhạc… Tác giả đề cập đến chức năng cá nhân - xã hội
và sự cống hiến của Ca trù về thể thơ dân tộc – nghệ thuật Hát nói.
Một nhà nghiên cứu nổi tiếng khác được xem như một chuyên gia về Ca trù,
đặc biệt ở góc độ tư liệu chữ Nơm là Nguyễn Xn Diện. Ơng đã cơng bố nhiều
cơng trình về Ca trù như: Ca trù trong văn hóa Việt Nam, (1994), trong Tạp chí
Âm nhạc số 1; Tư liệu Hán- Nôm về Ca trù, trữ lượng và giá trị, (1999), Về cây
đàn Đáy Việt Nam, (2000) trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9; Góp phần tìm
hiểu lịch sử Ca trù, (2000), NXB.Khoa học xã hội,.Hà Nội; Phát hiện văn bản bài
Non Mai của Ca trù trong kho sách Hán Nơm (2001), trong Tạp chí Hán Nôm số
3; Hà Tây là đất Ca trù kế bên Thăng Long-Hà Nội. In trong Một số vấn đề về văn
hóa truyền thống Hà Tây với Thăng Long Hà Nội (2002), Sở VHTT Hà Tây và
Tạp chí VHNT Hà Tây; Thơ Hát nói xưa và nay (2003); Vẻ đẹp độc đáo của nghê ̣
thuật Ca trù, (1995), trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10. Ơng cịn có những
buổi thuyết trình về Ca trù tại Đại học ở Tokyo và Hà Nội. Hướng nghiên cứu liên


7

ngành của tác giả là tiếp cận với văn học. Năm 2007, Nguyễn Xuân Diện bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ về đề tài Lịch sử và nghệ thuật Ca trù, nguồn tư liệu
được khảo sát tại Viện nghiên cứu Hán- Nơm. Sau đó cơng trình này được xuất
bản (NXB Thế giới & Tạp chí Hán- Nơm số 1); Đây là đề tài nghiên cứu về Ca trù

mang tính liên ngành tư liệu học, văn học Hán Nôm và lịch sử nghệ thuật, là một
nguồn tư liệu khoa học quý báu. Luận án khảo sát nhiều tài liệu về Ca trù như các
tổ chức giáo phường, hoạt động nghệ thuật của các nghệ nhân, những người nắm
rõ được các thể cách, thể điệu của Ca trù.
Nguyễn Đức Mậu cũng có một số cơng trình chun khảo về Ca trù như: Vấn
đề Tổ quê Ca trù (1998), trong Tạp chí văn học số 2, Ca trù Hà Nội trong lịch sử
và hiện tại (2010), NXB Hà Nội.
Một vài luận án tiến sĩ và luận văn Cao học khảo sát về Ca trù như: Hà Thị
Hoa (2008), Nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình,
Luận án tiến sĩ văn hóa học; Nguyễn Hồng Anh Tuấn (2010), Ca trù dưới góc
nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ ngành Văn hóa học, Đại học KHXH& NV TP. Hồ
Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu nghệ thuật Ca trù theo hướng tiếp cận nghệ thuật
âm nhạc truyền thống dân tộc, một thể loại văn học và một sinh hoạt văn hóa
thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Ngồi ra một số cơng trình về Ca trù được
cơng bố như: Trần Thị An (1999), Ca trù qua một số truyền thuyết, Tạp chí Văn
hóa Dân gian; Hồi n, Nguyễn Xuân Diện (2003), Thơ Hát nói xưa và nay,
NXB, VHTT, Hà Nội; Nguyễn Thụy Loan (2004), Nói thêm về thời điểm ra đời
của Ca trù, Văn hóa nghệ thuật số 4; Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn (2009), Ca
trù cung đình Thăng Long, Nxb KHXH Hà Nội; Phạm Ái (2010), Về nguồn gốc
thể thơ Hát nói, VHNT số 311, Phạm Hồi Anh (2010), Vai trị của cộng đồng
trong việc giữ gìn di sản, VHNT số 307; Nguyễn Hồng Anh Tuấn (2012), Ả đào
Việt Nam và Gelsha Nhật Bản, Tạp chí VHNT Nước ngồi. Có thể thấy rằng Ca
trù là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam và nhận được nhiều sự quan
tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên nó vẫn chưa được các nhà nghiên cứu nước


8

ngoài khai thác, nghiên cứu một cách chuyên sâu. Điển hình là vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu so sánh Ca trù với loại hình nghệ thuật truyền thống có giá trị tương

đương ở nước họ.
-Về tình hình nghiên cứu Pansori tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, Pansori được giới nghiên cứu, học giả, nghên cứu sinh, học
viên cao học quan tâm rất nhiều. Nghiên cứu Pansori đươ ̣c phân biê ̣t hai giai đoa ̣n
chin
́ h là giai đoa ̣n trước và trong khi bi ̣ Nhâ ̣t đô hô ̣ và giai đoa ̣n sau khi Nhâ ̣t đô
hô ̣. Nghiên cứu Pansori giai đoa ̣n sau khi thoát khỏi ách thố ng tri ̣ của Nhâ ̣t chủ
yế u đươ ̣c thực quan tâm dưới góc đô ̣ di sản văn hóa dân tộc, bao gồ m giá tri ̣ về
văn ho ̣c, âm nha ̣c và điạ lý xã hô ̣i. Đặc biệt việc nghiên cứu Pansori được đẩy
mạnh tại rất nhiều trường đại học tại Hàn Quốc. Nhiều cơng trình nghiên cứu của
các giáo sư hoặc các NCS, HVCH đã công bố các tác phẩm hay luận án tiến sĩ và
luận văn cao học ở Hàn Quốc về Pansori như: Kim Hakju (1966), Văn học
Kangchang của Trung Quốc và Pansori, thuộc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa
Đơng Á, trường Đại học Seoul; Kim Hakju (1973) Pansori và Múa Gangchang
của Trung Quốc, thuộc trường Đại học Seonggyungwan; Ahn Seongbae, (1977),
Nghiên cứu chủ đề của tiểu thuyết Pansori, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Dongguk; Mun Suntae (1985), Hình thành Pansori khu vực Suncheon, thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Namdo, trường Đại học Suncheon; Jang Jincheon
(1986). Ngồi ra cịn có Nghiên cứu tính hài kịch và cấu tạo, đặc điểm của
Pansori, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Chungang; Im Dongcheol (1990),
Nghiên cứu triển khai hình ảnh và cấu thành của tiểu thuyết Pansori, Luận văn
tiến sĩ, trường Đại học Cheongju; Wang Gicheol (1991), Nghiên cứu về phương
pháp phát thanh Pansori, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Hanyang; Kim
Honggyu (1991), Nền tảng mang tính xã hội và hoàn cảnh đưa đẩy của Pansori
trước thế kỉ XIX, Hội nghiên cứu ngơn ngữ và Văn hóa dân tộc, trường Đại học
Korea; Gu Bonhui (1992) Nghiên cứu quá trình hình thành Pansori, Luận văn
thạc sĩ Đại học Gonju; Jo Huiryeong (1993), Sự suy xét nhân vật nữ trong bản kịch


9


Pansori của Sin Jaehyo, Luận văn cao học, trường Đại học Gyeonghui; Choe
Donghyeon (1999). Bên cạnh đó có các nghiên cứu như Cuộc nói chuyện về
Pansori, NXB Indong Byeon Juseop (2001), Nghiên cứu ý thức quần chúng đưa
vẻ đẹp của Pansori ra xã luận, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Wonkwang;
Jeong Jongsu (2007), Nghiên cứu phương pháp sự phát triển đại chúng hóa của
Pansori, Luận văn thạc sĩ, Đại học Jeonbuk; Yeon Seonja (2008), Nghiên cứu
phương án giáo dục văn hóa Hàn Quốc bằng Pansori, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc; Ham Hanhui (2008), Việc tìm ý nghĩa hiện đại của
di sản văn hóa phi vật thể, Khoa Khảo cổ văn hóa nhân loại, Đại học Jeonbuk; Lee
Hwajeong, (2010), Nghiên cứu về sự thay đổi nhận thức bên trong và những nghệ
sĩ Pansori nổi tiếng của Hàn Quốc, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Jeonbuk; Hội
nghiên cứu về Pasori cịn có những cơng trình khảo sát về Pasori như: Jeon
Byeongheon (1898), Hình thành Pansori và sự phát triển; Kim Hyeongi (1999),
Nghiên cứu về đặc trưng khía cạnh của Pansori cho độc giả trên thế giới. Ngồi
ra cịn cơng trình của Kang Hanyeong (1978), nhà sáng tác và phê bình, Hiể u biết
về Pansori; Im Myeongjin (2003), Đặc trưng nghệ thuật diễn Pansori, NXB
Minsokueon; Choe Hyejin (2004), Chiến lược đại chúng hóa của Pansori, Hội
Văn học so sánh.
-Về tình hình nghiên cứu so sánh Ca trù tại Việt Nam và Pansori tại Hàn
Quốc
Hiện nay chưa có cơng trình lớn nghiên cứu theo hướng so sánh giữa Ca trù, Hát
Chèo và Pansori mà chỉ có một số bài tạp chí (khơng phải tạp chí chun ngành),
luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học và nghiên cứu khoa học sinh viên ở
Việt Nam và Hàn Quốc như: Lee Man (2006), Tái tạo và lưu truyền Pansori,
Nghiên cứu so sánh Pansori và Gyeogeuk, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngoại
ngữ Busan; Bích Phượng với bài So sánh tuồng hát cổ điển của Hàn Quốc.
(Nguồn: Andrew Killick. Morning Calm. 2/97, đăng trong tạp chí Kiến thức Ngày
nay, số 243 ngày 20/4/97); Nguyễn Thị Nga (2013), So sánh Pansori và chèo (SV



10

khoa Đông Phương học, trường ĐH KHXH& NV Hà Nội, K.56 Hàn Quốc học) ,
Khóa luận tốt nghiệp đại học. Khóa luận này bước đầu phân tích và so sánh những
sắc thái giống nhau và khác nhau giữa Hát chèo và Pansori; Bùi Thị Nhàn và
Hoàng Thùy Linh (2011), Pansori và Quan họ, đỉnh cao của âm nhạc Hàn Quốc
và Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học sinh viên khoa Hàn Quốc, lần 5; Nguyễn
Thị Thu Hoài, (2016), So sánh khái quát nghệ thuật truyền thống Pansori (Hàn
Quốc) và nghệ thuật Chèo (Việt Nam), Báo cáo khoa học, K58 Hàn Quốc học,
khoa Đông Phương học, trường ĐH KHXH& NV HN); Vũ Thị Thanh Tâm,
(2012), Sijo Korea và hát nói Việt Nam-từ điểm nhìn so sánh. (Tham luận đăng
trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Quá
khứ, Hiện tại và Tương lai” (International Conference on Vietnam - Korea
Relationship in the past, the present and the future) do trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp. HCM tổ chức dưới sự tài trợ của Viện Nghiên cứu văn
hóa trung ương Hàn Quốc (The Academy of Korean Studies). Tác giả am hiểu rất
sâu về Sijo và phân tích Sijo và Hát nói từ góc nhìn lịch sử văn học, góc nhìn thể
loại và góc nhìn về cảm thức thẩm mỹ (website của Khoa ngôn ngữ và văn học).
Đặc biệt Vũ Thi Thanh Tâm là người nghiên cứu nhiều về Sijo của Hàn Quốc qua
Luận văn cao học Đặc điểm thơ Sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ (Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM)…
Những tài liệu trên giúp ích cho chúng tơi rất nhiều kiến thức trong q trình thể
hiện cách nghiên cứu so sánh.
Ngồi một số lớn cơng trình nghiên cứu về 3 thể loại nêu trên cịn có rất nhiều
tài liệu cơng bố trên mạng internet. Chúng tôi cũng đã cố gắng tiếp xúc, phỏng vấn
một số cộng tác viên để thu thập thông tin và dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt
những cơng trình nghiên cứu về Pansori để tham khảo trong quá trình thực hiện
luận văn này.



11

3. Mục tiêu của đề tài
So sánh đặc điểm của Ca trù, Hát chèo và Pansori cùng một vài thể loại khác
tương tự nếu có trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc, trên cơ
sở đó, làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa các loại hình nghệ thuật
này. Để nghiên cứu đề tài chúng tôi đã vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu,
phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp văn
hóa lịch sử.
- Nghiên cứu q trình lịch sử, phát sinh, phát triển và rút ra đặc điểm của các
thể loại kể trên. Mối quan hệ của các thể loại nghệ thuật truyền thống này thông
qua mối quan hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
- Nêu ra thực trạng Ca trù, Hát chèo ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải
pháp phát triển, bảo vệ nghệ thuật Ca trù, Hát chèo và Pansori dưới góc độ di sản
văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát, so sánh giữa các thể loại nghệ
thuật truyền thống như Ca trù và Pansori ở Việt Nam và Hàn Quốc. Ngồi ra
chúng tơi cịn mở rộng một vài thể loại nghệ thuật đương thời khác tương đương
hoặc có mối liên quan với Ca trù như Hát chèo.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Chúng tôi chủ yếu khảo sát 2 thể loại nghệ
thuật truyền thống Ca trù và Pansori tại “gốc xuất phát” của thể loại là vùng đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ của Việt Nam và tỉnh Jeolla-do là “quê Tổ” của Pasori ở
Hàn Quốc.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Chúng tôi chỉ khảo sát ba thể loại nghệ thuật
nêu trên chủ yếu qua tài liệu thư tịch có được từ cuối thế kỷ XX cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu liên ngành
(interdisciplinay), trong đó ngành chính là ngành Việt Nam học, các ngành phụ trợ

là nhân học, nghệ thuật học, văn hóa học, âm nhạc học dân tộc…


12

Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp quan sát - tham dự (Participant & Observation):
Phương pháp quan sát và tham dự là phương pháp đặc trưng, chuyên biệt, tất
yếu của ngành dân tộc học/ nhân học. Trong phương pháp này, người nghiên cứu
phải tham gia trực tiếp (hoặc trong trường hợp đặc biệt cũng có thể gián tiếp) vào
trong đời sống cộng đồng mà mình khảo sát bằng những tình huống phù hợp. Mục
đích của phương pháp này nhằm giúp người nghiên cứu tự mình quan sát và thu
thập thơng tin cần thiết cho vấn đề muốn khảo sát (Trích tập bài giảng môn
Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu của PGS.TS Phan Thị Yến Tuyết).
Chúng tôi áp dụng phương pháp này trong đề tài này bằng cách tham dự các buổi
trình diễn, sinh hoạt về Ca trù, Hát chèo và Pansori.
- Phương pháp Phỏng vấn sâu (In- depth interviewing method):
Phương pháp phỏng vấn sâu là một kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin trực
tiếp từ các cộng tác viên liên quan đến nội dung khảo sát. Cộng tác viên là những
người am hiểu vấn đề người nghiên cứu quan tâm, nhưng việc tiếp xúc với họ và
thu được thông tin khoa học từ họ đòi hỏi người nghiên cứu phải tương tác linh
hoạt, ứng xử tốt với họ, gây được niềm tin và thiện cảm nơi cộng tác viên và cộng
tác viên cảm nhận được tầm quan trọng và mức độ chính xác, nghiêm túc trong
nội dung trả lời. Người nghiên cứu cần chuẩn bị kỹ nội dung phỏng vấn. Nội dung
phỏng vấn càng sâu thì kết quả cuộc phỏng vấn càng đảm bảo đạt yêu cầu. Tuy
nhiên nội dung phỏng vấn cần được sàng lọc, kiểm chứng thì thơng tin mới có thể
đảm bảo tính khoa học chứ khơng phải nội dung phỏng vấn nào cũng có thể sử
dụng (Trích tập bài giảng mơn Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu của
PGS.TS Phan Thị Yến Tuyết). Trong luận văn này chúng tôi đã phỏng vấn nhiều
cuộc nhưng chúng tôi chỉ chọn ra 10 biên bản phỏng vấn để đưa vào phần phụ lục

minh họa.
- Phương pháp so sánh đối chiếu (Comparative)


13

Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt của vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Kết quả của việc so sánh đối chiếu
sẽ đưa ra những đặc trưng của vấn đề, những thơng tin mang tính tham khảo tốt
nếu phương pháp này đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đó là cần những tiêu chí
chung nhất cho các vấn đề muốn so sánh (ví dụ các tiêu chí tương đồng về khơng
gian, thời gian, tính chất của vấn đề muốn so sánh. Nếu khơng có tiêu chí đề ra thì
việc so sánh đối chiếu sẽ khơng có cơ sở khoa học, khơng có giá trị. (Trích tập bài
giảng mơn Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu của PGS.TS Phan Thị
Yến Tuyết). Luận văn của chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu Ca
trù và Pansori theo các tiêu chí như sau:
- Thời gian ra đời: vào khoảng thế kỷ thứ XV ở Việt Nam và Hàn Quốc.
- Thể loại: kết hợp bởi thơ, hát, hát nói…
- Diễn viên ít, bao gồm đào nương hát chính và một nam sử dụng nhạc cụ.
- Nhạc cụ truyền thống dân tộc, ít nhạc cụ.
- Quy cách đào tạo nghệ sĩ: từ thế hệ trên truyền nghề cho thế hệ trẻ và diễn
viên cần rèn luyện chuyên nghiệp.
- Nghệ thuật Ca trù và Pansori đều được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế
giới.
Do cả 2 thể loại nghệ thuật đều thuộc ngành nghệ thuật âm nhạc truyền thống,
do đó chúng tơi vận dụng thêm phương pháp so sánh đối chiếu, một thao tác
nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trị quan trọng
ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối
tượng nghiên cứu, và vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy.
Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh



14

đối chiếu thì khơng thể giải quyết được những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá
trình nghiên cứu đối tượng”1
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi bao gồm 3 chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về Ca trù và Pansori.
Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hoạt động của Ca trù
và Pansori.
Chương 3: So sánh những điểm tương đồng - khác biệt của Ca trù- Pansori và
vấn đề bảo vệ di sản văn hóa dân tộc
Phần Phụ lục:
Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa.
Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn những người liên quan đến nội dung luận văn.
Phụ lục 3: Nghiên cứu so sánh Hát chèo với Ca trù và Pansori
Phụ lục 4: Chú giải từ ngữ.

Chu Xuân Diên, Phương pháp so sánh đối chiếu trong Văn hóa dân gian, Nguồn:
/>1

Chu Xuân Diên, Phương pháp so sánh đối chiếu trong Văn hóa dân gian, Nguồn:
/>2


15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CA TRÙ,
HÁT CHÈO VÀ PANSORI

1.1.Cơ sở lý luận
Chúng tôi tiếp cận nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary research) và So
sánh đối chiếu để xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng
các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu trong luận văn.
- Nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary research):
Do là học viên cao học (HVCH) ngành Việt Nam học, một ngành không phải
khoa học cơ bản, chưa có riêng phương pháp nghiên cứu mà cần kế thừa thành tựu
nội dung, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội
khác nên chúng tôi chủ yếu tiếp cận nghiên cứu liên ngành để khảo sát. Trong
nghiên cứu liên ngành của luận văn này, chúng tơi xác định ngành chính là Việt
Nam học, các ngành phụ bổ trợ theo nội dung luận văn là ngành Văn hóa học, Dân
tộc học/ Nhân học, Nghệ thuật học, Âm nhạc học dân tộc (ethnomusicology), Văn
học. Trên cơ sở lựa chọn các ngành phụ bổ trợ chúng tôi vận dụng những phương
pháp nghiên cứu của ngành ấy để thực hiện luận văn, ví dụ áp dụng phương pháp
quan sát và tham dự của ngành Dân tộc học/ Nhân học …
- So sánh đối chiếu trong nghiên cứu nghệ thuật âm nhạc truyền thống:
Do mục tiêu luận văn của chúng tôi nhằm vào việc so sánh những điểm tương
đồng và dị biệt của 2 hình thức nghệ thuật truyền thống là Ca trù và Pansori nên
chúng tôi xem trọng việc đề ra tiêu chí so sánh, như:
.- Thời gian ra đời: vào khoảng thế kỷ thứ XV ở Việt Nam và Hàn Quốc.
- Thể loại: kết hợp bởi thơ, hát thơ, hát nói, hát kể…
- Diễn viên ít, bao gồm đào nương hát chính và một nam sử dụng nhạc cụ.
- Nhạc cụ truyền thống dân tộc, ít nhạc cụ.


16


- Quy cách đào tạo nghệ sĩ: từ thế hệ trước truyền nghề cho thế hệ sau và diễn
viên cần rèn luyện chuyên nghiệp.
- Nghệ thuật Ca trù và Pansori đều được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế
giới.
Những điều kiện giống nhau về tinh thần sẽ làm sản sinh ra những tập quán
giống nhau, không phụ thuộc vào việc các dân tộc có chung một nguồn gốc hay có
sự vay mượn tư tưởng và lối sống của nhau hay không. Nhiều nhà khoa học đã đặt
ra vấn đề về “những giới hạn của phương pháp nghiên cứu so sánh trong dân tộc
học”. Khi thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism) trở thành lí thuyết thống
trị trong dân tộc học và nhân học văn hóa thì các nhà khoa học có khuynh hướng
rời bỏ phương pháp nghiên cứu so sánh và tập trung vào việc nghiên cứu lịch sử cụ thể và sâu sắc từng nền văn hóa riêng biệt vì họ cho rằng mỗi nền văn hóa riêng
biệt không thể so sánh được (a noncomparable monad). Gần đây các nhà khoa học
ngày càng có ý thức tìm đến nhiều dạng khác nhau của phương pháp nghiên cứu
so sánh để đào sâu và phát triển những giả thiết khoa học đã từng được sơ bộ nêu
ra trong nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung.2
1.1.1. Khái niệm:
- Diễn xướng dân gian:
Diễn xướng dân gian là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc trong
kho tàng văn hóa phi vật thể của người Việt. Theo Nguyễn Hữu Thụ, nghệ thuật
cao nhất của diễn xướng là hát. Diễn xướng dân gian là loại hình nghệ thuật truyền
thống, diễn xướng vừa phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần, đồng thời thể hiện
bản sắc văn hóa dân tộc. Xuất phát từ quan niệm cộng sinh, cộng cảm, diễn xướng
là sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền
vững với ý thức cùng chung sống. Bằng nhiều phương thức như nói, kể, ví, vè,

Chu Xuân Diên, Phương pháp so sánh đối chiếu trong Văn hóa dân gian, Nguồn:
/>2


17


hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ nhạc…, diễn xướng đã thật sự đến với tâm hồn của
người dân và được bảo lưu, truyền nối từ đời này sang đời khác một cách bền bỉ.3
-Âm nhạc học dân tộc học (Ethnomusicology)
Chúng tôi muốn xem xét Ca trù, Hát chèo, Pansori một phần dưới góc độ Âm
nhạc học dân tộc (ethnomusicology) nên xin làm rõ thêm khái niệm này.
Bà Claudie Marceldubois, nhà Dân tộc học quá cố, người đi đầu của bộ môn
âm nhạc học dân tộc ở Pháp, cho rằng ethnomusicology là bộ môn nghiên cứu
theo truyền thống truyền khẩu tất cả những hiện tượng âm thanh liên quan đến đời
sống xã hội và văn hóa và kỹ thuật của các nhóm dân tộc khác nhau. GS Gilbert
Rouget, chuyên gia về nhạc Phi châu và tác giả cuốn sách Musique et Transe (Âm
nhạc và Lên đồng), cho rằng “ethnomusicology là nhạc học của những nền văn
minh được cấu tạo bằng lĩnh vực truyền thống của dân tộc học". Đối với người
Việt Nam, và đối với ngành giảng dạy âm nhạc ở Việt Nam, môn âm nhạc học
(musicology) là bộ môn nghiên cứu có tính cách đối chiếu lịch sử âm nhạc Việt
Nam qua các thể loại (nhạc triều đình, tơn giáo, nhạc thính phịng, nhạc tuồng, dân
nhạc, tân nhạc..), nhạc khí, nhạc ngữ, điệu thức, tiết tấu. Người nghiên cứu âm
nhạc học dân tộc tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc của đất nước mình nghiên cứu
bằng cách sống tại chỗ trong một thời gian ngắn hay dài tùy theo chủ đích nghiên
cứu và áp dụng những khái niệm từ nhân học và ngôn ngữ học phát triển ra. Theo
Trần Quang Hải, ngày nào càng có nhiều người Việt ưa thích nhạc cổ truyền của
Việt Nam, chịu khó đi nghe các buổi hịa nhạc cổ truyền của Việt Nam, tìm kiếm
sách, báo để đọc và khuyến khích con cháu của mình trở về nguồn, bằng cách giáo
dục chúng qua ngơn ngữ, âm nhạc, văn hóa thì ngày đó ơng mới có hy vọng về sự
sống mạnh mẽ của truyền thống âm nhạc Việt Nam.4

3

Thái Vũ, Văn hóa làng Việt Nam- diễn xướng dân gian, NXB Văn hóa Thơng tin, 2016


4

Nguồn: />

18

Khi nghiên cứu các thể loại nghệ thuật truyền thống Ca trù, Hát chèo, Pansori
ở Việt Nam và Hàn Quốc chúng tôi nhận thấy các thể loại này phần nào gần gũi
với âm nhạc học dân tộc , do cư dân của cả hai quốc gia sáng tạo lâu đời và ý thức
việc bảo lưu truyền thống ca vũ nhạc của cả ba thể loại qua ca nhạc dân gian.
- Ca trù:
Ca trù là một thể loại nghệ thuật truyền thống của người Việt, phối hợp
giữa thi ca và âm nhạc. Hát Ca trù có đào và kép nhưng ca nhi, người hát là phụ
nữ quan trọng nhất nên gọi là Hát ả đào. Ca trù ra đời, hình thành từ khoảng thế kỷ
XV tại đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, phát triển đến đầu thế kỷ XX, sau đó suy tàn
dần do nhiều nguyên nhân về xã hội và hiện nay. Ca trù đang được phục hồi.
Ca trù Việt Nam cũng là thể loại nhạc quý tộc. Nó có nguồn gốc từ trong cung
đình (Hát cửa quyền), sau đó được dùng trong các nghi thức tế lễ ở đình, chùa
(Hát cửa đình), rồi phổ biến đến các dinh, ty (hay còn gọi là tơ) của quan lại (Hát
nhà tơ), sau đó được phổ biến hơn, hát tại các nhà quý tộc sang trọng, hoặc tại các
nhà hát ả đào chuyên nghiệp. Chặng đường phổ biến của ca trù tuy đi từ cực kỳ
sang trọng đến đơn giản hơn, nhưng không bao giờ đơn giản đến mức trở thành
thể loại bình dân cho người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội cả. Xét về bản chất,
nó cũng là thể loại nhạc quý tộc, mang tính chất phong lưu, nhã nhặn5.
- Hát nói/Hát kể/Hát thơ:
Ba hình thức này trong Pansori tuy thể hiện dưới góc độ nói, kể và hát nhưng gần
như chỉ là một, bắt nguồn từ những bài thơ cổ (Sijo). Người ta thường gọi Pansori
Vũ Thị Thanh Tâm, Sijo Korea và hát nói Việt Nam- từ điểm nhìn so sánh, Khoa Văn học & Ngôn ngữ,
Trường Khoa học XH&NV TP. Hồ Chí Minh. ( />5



19

là Hát kể Pasori (Wikipedia). Nếu Sijo là thơ cổ, thì Sijochang là thơ phổ nhạc, là
Hát nói của Hàn Quốc mà trong Pansori đều phải vận dụng. Sijochang tại Hàn
Quốc là một nghệ thuật kết hợp âm nhạc và thơ truyền thống.
- Hát nói ở Việt Nam
Hát nói ở Việt Nam được sinh ra từ nhu cầu của bộ mơn nghệ thuật Ca trù. Nó đã
có từ thời Lê (thế kỷ XV), nhưng phải đến đầu thế kỷ thứ XIX mới có những tác
phẩm đặc sắc, lưu truyền đến nay. Đây cũng là thời kỳ Nho giáo chiếm địa vị độc
tôn ở Việt Nam, và văn chương chữ Hán cũng đang phát triển mạnh mẽ. Hát nói
được sáng tác và ghi chép bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Ở Việt Nam có ba giả
thuyết về nguồn gốc thể Hát nói: Thứ nhất, hát nói là biến thể của hai thể song thất
và lục bát; thứ hai, hát nói là biến thể của thể song thất lục bát và nói lối trong
tuồng; và thứ ba, hát nói bắt nguồn từ thể nói sử trong chèo. Theo cả ba giả thuyết
này, thì hát nói đều có nguồn gốc từ các thể loại văn chương và sân khấu truyền
thống của Việt Nam
- Hát nói (Sijo) ở Hàn Quốc
Về nguồn gốc thơ sijo, đến nay có ba giả thuyết chính: thơ sijo có nguồn gốc từ
thơ tứ tuyệt Đường luật Trung Hoa, từ thể thơ Hyangga, hay từ dân ca cổ của
Korea. Trong các giả thuyết đó, giả thuyết sijo khởi nguồn từ thơ Đường là ít tính
thuyết phục nhất. Hai giả thuyết còn lại đều gặp nhau ở chỗ theo giả thuyết nào đi
nữa, thì Sijo cũng là sự kế thừa và phát triển nét đẹp của các thể “ca” thuần Hàn.6.
- Sijo (thơ cổ-> hát nói/ hát thơ/hát kể)
Sijo là một loại hình thơ ca truyền thống của người dân Hàn Quốc, có nguồn
gốc từ thơ ca dân gian dân tộc từ thời Shilla (668-935), nhưng sijo được thiết lập
từ cuối thời Koryo (918-1392) và thực sự phổ biến dưới vương triều Choson
(1392-1910). Nếu tính từ những triều đại cuối cùng của đế chế Koryo, thì đến nay,

Vũ Thị Thanh Tâm, Sijo Korea và hát nói Việt Nam- từ điểm nhìn so sánh, Khoa Văn học & Ngơn ngữ,

Trường Khoa học XH&NV TP. Hồ Chí Minh. ( />6


20

lịch sử của thể thơ sijo cũng đã tồn tại trên 700 năm. Ban đầu với người Triều
Tiên, sijo là một bài hát có giai điệu, là sự dung hợp giữa những khúc ca cũ của đế
quốc Shilla và những bài hát văn xuôi của vương quốc Koryo. Vào cuối đời Koryo
và đặc biệt là khoảng giữa thời Choson, sijo phát triển mạnh mẽ đạt đến cực thịnh.
Nó khơng cịn bó hẹp trong cung đình mà đến với quần chúng và được lưu hành
chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng. Sang thế kỷ XVI, sijo thường được
hát lên như một điệu nhạc hoặc như một lời cầu kinh…)… Sijo bắt nguồn từ
những bài dân ca cổ của dân tộc Bán đảo Triều Tiên. một bài thơ Sijo được dịch
như sau:
Bên sông hồ, mùa hè đã đến, ở thảo đường chẳng có việc chi.
Người thân tín, gợi làn sóng, sơng ấy là nàng gió.
Thân mọn này, thư nhàn mát mẻ, há chăng nhờ ơn vua đó ư!
(Mạnh Tư Thành - Giang hồ trí thời ca)
Đội ngũ sáng tác chủ yếu của thơ sijo là tầng lớp nho sĩ ở cung đình. Những
thi sĩ này sáng tác phần lớn là theo thể thơ chữ Hán, nhưng do thơ này chỉ ngâm
vịnh mà không hát được cho nên họ đã thông qua sijo để thoả mãn nhu cầu ca hát
của mình. Vì thế, cuối thời Koryo và đặc biệt thời Choson, bên cạnh các thể thơ
khác, sijo là một thể loại mà các nho sĩ thường sáng tác và thưởng thức. Đến cuối
thời Choson, việc hát xướng được mở rộng, do đó thể loại sijo càng được lưu hành
rộng rãi, tầng lớp sáng tác và thưởng thức tăng lên nhanh chóng và mở rộng ra các
thành phần xã hội khác. Như vậy, tuy xuất phát từ thơ ca của tầng lớp nho sĩ,
nhưng trong quá trình phát triển về sau này, sijo đã trở thành một thể loại thơ
mang tính đặc sắc của dân tộc Hàn được đông đảo người sáng tác và thưởng thức.
Tính nhạc và chất trữ tình của sijo lúc bấy giờ được các triều đình phong kiến sử
dụng như một phương tiện để chuyển tải tư tưởng Đạo Khổng và các tư tưởng triết



21

học khác. Vì thế trong thơ sijo nổi bật là lòng trung thành và đạo đức Nho gia của
bậc quân tử.7
- Sijochang (hát nói/ hát thơ/hát kể Hàn Quốc)
Trong biểu diễn nghệ thuật Pansori người ta sẽ thưởng thức đủ cả hát nói, hát
kể, hát thơ, và đặc biệt hát thơ trong Pansori là được chú ý nhiều nhất. Có thể xem
hát thơ Sijochang như là một phần quan trọng của Pansori. Sijochang là nghệ thuật
ngâm thơ, hát thơ. Nếu Sijo là thơ cổ, thì Sijochang là thơ phổ nhạc gần như hát
nói của Hàn Quốc mà trong Pansori đều có vận dụng. Sijochang tại Hàn Quốc là
một nghệ thuật nổi tiếng tổng hợp được hai yếu tố âm nhạc và thơ truyền thống.
Sijochang phát triển từ Sijo (thơ Jeonghyeong của đặc trưng Hàn Quốc), cũng có
thể gọi là Sijeolga, Sijeolga Danga. Sijo là một loại hình ca dao truyền thống Hàn
Quốc, đó là một hình thức vừa ngâm vừa trò chuyện, thể hiện suy nghĩ của người
sáng lập. Hơn nữa Sijo là một cách thức cung cấp cảm xúc phong phú của văn học
truyền thống. Sijo là một loại hình thơ ca truyền thống của người dân Hàn Quốc,
thể loại này có lịch sử lâu đời khoảng 700 năm cũng là văn chương lâu nhất trong
văn học. Mặc dù nhiều thể loại nghệ thuật được sáng tạo ra và bị mất đi nhưng
Sijo vẫn nhận được sự trân trọng, giữ gìn của người dân Hàn Quốc. Lý do chứng
minh cho sức sống của nó chính là nó có hình thức hát và lời bài hát phù hợp nhất
với tinh thần của nhân dân Hàn Quốc và chứa đựng cảm xúc của con người. Sau
khi sáng tạo ra Hangeul (tiếng Hàn ngày nay), có điều kiện ghi chép lại bài hát thì
tính độc lập của các lời bài hát được thừa nhận, hình thành một nền văn học độc
lập được phát triển, trở nên có vị thế vững chắc trong nền văn học Hàn Quốc, vừa
giữ gìn dân ca với những phẩm chất khác nhau, vừa thể hiện vai trò trung tâm là
ni dưỡng tình cảm của nhân dân. Nhưng sau thời kỳ mở cửa, Sijochang chỉ còn
được hát bởi một tầng lớp rất nhỏ và dần bị giảm vị thế của mình. Hơn nữa do


Trích đoạn từ Hà Văn Lưỡng, ĐH Khoa học Huế, Những nét tương đồng và dị biệt của thơ Sijo (Hàn
Quốc) và thơ Haiku (Nhật Bản)- Nhìn từ đặc trưng thể loại.( />7


22

khơng có nghiên cứu lý luận và truyền bá Sijochang trong giáo dục nên dần dà số
lượng người thưởng thức Sijochang giảm xuống. Thêm một điều nữa là khi âm
nhạc phương Tây du nhập vào Hàn Quốc khơng có sự kiểm soát nên Sijochang
ngày càng bước vào con đường thoái trào. Vào thế kỷ XVIII, tầng lớp thưởng thức
Sijochang được mở rộng và cho tới nay Sijochang trở thành một hình thức âm
nhạc đại chúng.8
- Pansori
Pansori là một thể loại kể chuyện bằng âm nhạc do ca kỷ thực hiện có trống
đệm, thể hiện các bài hát nói, hát thơ (Sijo/ Sijochang) quen thuộc, đặc trưng với
lối hát diễn cảm, ngơn ngữ cách điệu, hàm chứa cả văn hóa cung đình lẫn văn hóa
dân gian. Pansori là một từ kết hợp giữa “pan” (địa điểm công cộng nơi người ta tụ
họp) và “sori” (bài hát). Các tiết mục biểu diễn có thể kéo dài tới 8 tiếng, tại đó
một nam hay nữ ca kỷ sẽ ứng tác hát theo lời, là sự kết hợp giữa phương ngữ nông
thôn Hàn Quốc với từ ngữ văn chương bác học. Bối cảnh sắp đặt, nhân vật và tình
huống tạo nên Pansori đều có nguồn gốc từ thời Joseon.
1.1.2. Tiếp cận lý thuyết:
Trong luận văn này chúng tôi vận dụng lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural
ecology).
Sinh thái văn hóa nghiên cứu con người thích nghi với các mơi trường thiên
nhiên cụ thể theo những cách khác nhau và sáng tạo nên những dạng thức văn hóa.
Tất cả con người sống trong một mơi trường tự nhiên đều có thể trải nghiệm thơng
qua các giác quan nhưng họ sẽ nhận thức nó theo nhu cầu và khả năng thích ứng

8


(원용문,“시조의 형성 시기 문제 (Lịch sử hình thành Sijo)”『시,시조와 비평 77 호」,시,시조와

비평사,1998,p.17)


×