Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật hoa kỳ, pháp và kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.82 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HUỲNH YẾN VY

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ
THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ, PHÁP VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ
THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ, PHÁP VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lê Thị Nam
Giang
Học viên: Đỗ Huỳnh Yến Vy
Lớp: Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đỗ Huỳnh Yến Vy, lớp Cao học Luật khoá 30, chuyên ngành
Luật Dân sự và Tố tụng dân sự, năm học 2018 - 2020, trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Hành vi xâm phạm
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và
kinh nghiệm đối với Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi,
các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng quy định.
Tác giả

Đỗ Huỳnh Yến Vy


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và hoàn thiện Luận văn, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến các thầy, cô Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy,
cơ Khoa Luật Dân sự và Tố tụng dân sự đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn
thành Luận văn này. Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS. Lê Thị Nam
Giang đã tận tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành Luận văn đúng
tiến độ.
Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng khoa học
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến, đưa ra những
lời khuyên quý giá để tơi hồn thành Luận văn này.
Trong q trình học tập, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cơ, mặc
dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ để

tơi hồn thiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Đỗ Huỳnh Yến Vy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

Bảo hộ quyền tác giả

BHQTG

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24

BLDS 2015

tháng 11 năm 2015
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

ISP

(Internet Service Provider)
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày

Luật SHTT


29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ
sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19
tháng 6 năm 2009 và Luật số
42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP

Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật SHTT năm
2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP


Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP

chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Quyền tác giả

QTG


Sở hữu trí tuệ

SHTT


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1: XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ,
PHÁP VÀ VIỆT NAM ............................................................................................10
1.1. Khái quát hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ
thuật số .................................................................................................................10
1.1.1. Khái quát pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam về bảo hộ quyền
tác giả ................................................................................................................10
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số ......................................................................................14
1.2. Hành vi sao chép bất hợp pháp tác phẩm trong môi trƣờng kỹ
thuật số .................................................................................................................20
1.2.1. Hành vi sao chép bất hợp pháp tác phẩm trong môi trường kỹ
thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ ........................................................................20
1.2.2. Hành vi sao chép bất hợp pháp tác phẩm trong môi trường kỹ
thuật số theo pháp luật Pháp ............................................................................26
1.2.3. Hành vi sao chép bất hợp pháp tác phẩm trong môi trường kỹ
thuật số theo pháp luật Việt Nam ......................................................................29
1.3. Hành vi truyền đạt, phân phối bất hợp pháp tác phẩm trong môi
trƣờng kỹ thuật số ...............................................................................................39
1.3.1. Hành vi truyền đạt, phân phối bất hợp pháp tác phẩm trong môi
trường kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ ........................................................39
1.3.2. Hành vi truyền đạt, phân phối bất hợp pháp tác phẩm trong môi

trường kỹ thuật số theo pháp luật Pháp ............................................................41
1.3.3. Hành vi truyền đạt, phân phối bất hợp pháp tác phẩm trong môi
trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam .....................................................42


CHƢƠNG 2: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MƠI
TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ ....................................................................................47
2.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xác định
hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ....................47
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với các biện pháp
xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ...........49
2.2.1. Biện pháp tự bảo vệ ........................................................................50
2.2.2. Biện pháp dân sự ............................................................................57
KẾT LUẬN .....................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................70


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới đương đại, một quốc gia phát triển không chỉ đơn thuần dựa
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có hay lao động cơ bắp của con người, mà
trí tuệ - tài sản vơ hình mới là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh, đóng vai trị
quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Với sự phát triển
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và sự ra đời của Internet đã làm xuất hiện một mơi
trường đặc biệt, đó là mơi trường kỹ thuật số. Mạng lưới kỹ thuật số cho phép
thông tin đã được số hóa có thể được trao đổi nhanh chóng mà khơng thực sự cần

đến phương thức chuyển giao vật lý. Kết quả của công nghệ kỹ thuật số giúp cho
thơng tin hình ảnh, âm thanh, văn bản được thể hiện hay lưu trữ trong một định
dạng kỹ thuật số1. Trong khi đó, chỉ một chiếc máy tính kết nối Internet, người
dùng Internet có thể khai thác, sử dụng hàng loạt sản phẩm trí tuệ: các tác phẩm
nhiếp ảnh, âm nhạc, văn học, nghệ thuật, khoa học một cách dễ dàng thông qua
các trang web mà không cần biết đến tác giả của chúng. Môi trường kỹ thuật số ra
đời đã làm hoạt động sáng tạo và các sản phẩm trí tuệ có sự tăng trưởng, sự đầu
tư mạnh m . Nếu năm 2007 số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam là
17.718.112 người thì đến năm 2019 đã tăng lên 64 triệu người (tức là khoảng
67%) dân số2. Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của Internet góp phần làm
gia tăng số hố các sản phẩm trí tuệ, góp phần có hiệu quả để các chủ thể có thể
tiếp cận đến các tác phẩm của tác giả một cách nhanh chóng nhưng cũng tạo ra hệ
lụy là các quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những hành
vi xâm phạm vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ sở hữu quyền tác giả và thậm chí
là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính chất “lan truyền” với tốc độ nhanh như vũ bão của môi trường kỹ thuật
số đã tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận các sản phẩm trí tuệ một cách nhanh

1

Thomas Dreier. M.C.J., “Copyright Law and Digital Exploitantion of Work: The Current

Copyright Landscape in the Age of the Internet and Multimedia, International Law Publisher”,
, truy cập ngày 22/3/2020.
2

Vnetwork, “Các số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019”, truy cập ngày 02/03/2020.


2


chóng và dễ dàng, song song đó là nguy cơ quyền tác giả bị xâm phạm, việc sao
chép, sử dụng dữ liệu một cách bất hợp pháp ngày một dễ dàng và tinh vi hơn.
Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng vi phạm quyền tác giả diễn ra ở hầu hết các
lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong các lĩnh vực như
âm nhạc số, sách, báo điện tử…Tại hội thảo “Bảo vệ bản quyền điện ảnh và
truyền hình” được tổ chức vào năm 2015, Phim và cơng nghệ truyền hình Việt
Nam đã thống kê có khoảng “30-40% số bộ phim hiện nay bị phát tán trên mạng
ngay sau khi phát hành”3. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động sáng tạo, mà cịn làm phương hại đến mơi trường đầu tư, kìm hãm
sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc
tế. Vì vậy, bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay ngày càng giữ vai trị
quan trọng khơng những đối với Việt Nam mà còn đối với hầu hết quốc gia trên
thế giới.
Chú trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền tác giả nói chung,
bảo hộ quyền tác giả trong mơi trường kỹ thuật số nói riêng, trong những năm
gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, đặc biệt
là tham gia các Điều ước quốc tế đa phương và song phương, như: Công ước
Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886 (có hiệu lực tại Việt
Nam từ ngày 26/10/2004); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng (có hiệu lực tại Việt Nam từ
ngày 01/3/2007); Công ước Geneve về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống
lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
06/7/2005); Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
SHTT (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày11/01/2007); Hiệp định giữa Chính phủ
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997; Hiệp định thương mại
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp

chủng quốc Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 và nhiều Điều ước quốc tế khác.

3

Khi khán giả livstream phim, kịch vi phạm bản quyền, truy cập ngày 23/3/2020.


3

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa gia nhập một số Điều ước quốc tế quan
trọng trong lĩnh vực quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác
giả trong mơi trường số,đó là: i) Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(World Intellectual Property Organization - WIPO) về quyền tác giả (WCT, có
hiệu lực từ ngày 06/3/2002, hiện nay có 91 quốc gia là thành viên), được ký kết
nh m làm r một số quy định của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật trong môi trường số. Đồng thời, Công ước này cũng bổ sung thêm
một số quyền của tác giả, quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc
bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số: ii) Hiệp ước của WIPO về quyền của
người biểu diễn (WPPT, có hiệu lực từ ngày 20/5/2002, hiện nay có 92 quốc gia
là thành viên) được ký kết nh m làm r và bổ sung một số quy định của Công
ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và
các tổ chức phát sóng trong mơi trường số. Pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại
một số điểm chưa phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên cũng như tình hình thực tế xảy ra tại Việt Nam, nhưng đánh giá một
cách tổng thể và khách quan, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã xây dựng
được một khung pháp lý tương đối hồn chỉnh về việc bảo hộ quyền tác giả nói
riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Để bảo vệ quyền SHTT nói chung cũng như quyền tác giả trong mơi trường
kỹ thuật số nói riêng, trước hết phải xác định đúng hành vi xâm phạm. Chỉ khi
xác định đúng hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số thì

cơ quan có thẩm quyền mới xử lý đúng và hiệu quả các hành vi xâm phạm, thơng
qua đó s góp phần vào cơng tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc tìm hiểu các
quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật
số, đánh giá thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định hành vi xâm phạm và từ
đó chỉ ra những điểm bất cập, vướng mắc nh m tìm giải pháp tháo gỡ có ý nghĩa
quan trọng. Điều này khơng chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật cũng như tạo lối
sống văn hố tơn trọng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả - những người cần được
đền đáp xứng đáng với vốn trí tuệ cũng như cơng sức họ bỏ ra. Bên cạnh đó, cịn
giúp cho cá nhân, tổ chức hiểu được giá trị sáng tạo của tác giả cũng như thúc đẩy
hoạt động sáng tạo để làm giàu nền tri thức của nhân loại và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ ở Việt Nam một cách hiệu quả trong việc xác định hành vi xâm phạm


4

quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là hoàn thiện quy định
của pháp luật SHTT nh m tạo ra hành lang pháp lý an tồn và minh bạch, góp
phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền tác giả. Xuất phát từ những lý do
trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam” để
làm Luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền tác giả trong môi trường truyền thống là lĩnh vực được nghiên cứu
rất lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Môi trường kỹ thuật số ra đời và phát
triển đã thể hiện những điểm vượt trội so với các hình thức thể hiện tác phẩm
truyền thống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được những tiện ích của
môi trường kỹ thuật số nhưng vẫn bảo đảm được quyền tác giả. Qua quá trình
nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập tài liệu, vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền

tác giả trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam cịn tương đối mới. Có thể, kể
đến một số cơng trình sau đây:
Tại Việt Nam:
- Vũ Thị Phương Lan, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam - Sách chuyên khảo, năm 2018. Tác
giả đã làm r những thách thức của môi trường kỹ thuật số với vấn đề bảo hộ
quyền tác giả, đồng thời phân tích các biện pháp để bảo hộ quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam và so sánh với pháp luật một số quốc gia.
Bên cạnh đó, tác giả đề xuất xây dựng và ban hành Luật Quyền tác giả riêng biệt
với Luật SHTT (do tài sản quyền tác giả là loại tài sản đặc thù, khác biệt với các
tài sản sở hữu công nghiệp của SHTT, đặc biệt là khác về căn cứ xác lập, thực thi
và bảo hộ quyền tác giả). Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của vấn đề này chỉ mới
dừng lại ở khía cạnh bảo hộ quyền tác giả mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về
cách xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung, Quyền tác giả trong không gian ảo - Sách
chun khảo, năm 2015. Cơng trình đã khái quát chung về quyền tác giả và mạng
không gian ảo. Một mặt, tác giả đã đưa ra những đặc quyền và ngoại lệ của quyền


5

tác giả trong thời đại số và làm r trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến việc
khai thác tác phẩm trên Internet. Mặt khác, tác giả cũng thể hiện các biện pháp
chế tài đối với hành vi xâm phạm nhưng chưa làm r đặc thù của các hành vi xâm
phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
- TS. Lê Thị Nam Giang, “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” - Hội thảo khoa học quốc gia về thực
thi cam kết pháp lý của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs)
năm 2015. Bài viết phân tích thực trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số tại Việt Nam ở mức độ tổng quát mà chưa đưa ra những đánh

giá chuyên sâu, trong đó trình bày việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số và đưa ra những biện pháp xử lý và ngăn ngừa đối
với các hành vi này.
- Nguyễn Thị Hải Vân, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số:
nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng luật Hadopi của Cộng hịa Pháp. Mặc dù, nội
dung của bài viết đã trình bày một cách tổng quát về quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số cũng như các biện pháp để tăng cường bảo hộ quyền tác giả
trong bối cảnh mới và nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Pháp nhưng tác giả
vẫn chưa phân tích tồn diện về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số đang diễn ra trên thực tế.
- ThS. Đỗ Khắc Chiến, Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet,
năm 2014. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích về bản sao tạm thời theo pháp luật
quốc tế, mặc dù có đề cập quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này nhưng nhìn
chung cịn hạn chế và chưa được nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ thực tiễn
cũng như quy định pháp luật.
- Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 2017 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về các hành
vi xâm phạm quyền tác giả. Trong đó, giáo trình đã phân tích những quy định
chung về quyền tác giả gồm nội dung quyền tác giả, nội dung và thời hạn bảo hộ
quyền tác giả. Đồng thời, giáo trình cũng làm nổi bật vai trò của việc xác định
hành vi xâm phạm quyền tác giả nhưng để xác định hành vi xâm phạm quyền tác
giả trong mơi trường kỹ thuật số vẫn cịn mang tính chất khái quát.


6

- Nhóm tác giả Nguyễn Hồ Bích H ng, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng và
Nguyễn Phương Thảo, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, năm 2016.
Liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, nhóm tác giả đã tiến hành phân
tích các quy định của pháp luật và xem xét các yếu tố để xác định hành vi xâm

phạm quyền tác giả, từ đó thể hiện quan điểm đối với cách giải quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật
số vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình
luận bản án - sách chuyên khảo, năm 2016. Đây là một trong những tài liệu tham
khảo bổ ích với vai trị cung cấp thực tiễn xét xử tại Toà án là tác giả đã phân tích
và bình luận các bản án có liên quan đến biện pháp bảo vệ quyền tác giả do xâm
phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, vấn đề hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số chưa được trình bày một cách cụ thể.
- Dương Bảo, “Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số
theo Hiệp ước WIPO về quyền tác giả”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
1/2013, năm 2013. Bài viết nghiên cứu về một số nội dung của Hiệp ước WCT
liên quan đến khía cạnh quyền tác giả trong mơi trường kỹ thuật số, và một số
đóp góp vào nỗ lực tham gia WCT của Việt Nam trong tương lai.
- Nguyễn Phương Thảo, “Bình luận án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05, năm 2018, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích hành vi xâm phạm quyền tác
giả dựa trên bản án thực tế. Từ đó, tác giả nhận xét, đánh giá các căn cứ, lập luận
của Tòa án khi xác định những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, hành
vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số vẫn chưa được nghiên
cứu.
- Phạm Hồng Hải, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, Luận
văn thạc sĩ, năm 2016. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Tuy đã đề cập đến nội dung của quyền tác giả trong
mơi trường số, nhưng nhìn chung Luận văn chưa được nghiên cứu chun sâu,
chưa phân tích được dưới góc độ lý luận, đặc biệt là phân tích quy định liên quan
đến hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số cũng như thực



7

trạng thực thi quy định cịn hạn chế.
Tại nước ngồi:
Bên cạnh các cơng trình trong nước thì hiện nay trên thế giới cũng có một
số cơng trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. Cụ thể:
- David L. Hayes, Advanced copyright issues on the Internet, Texas
intellectual property law journal, Vol 7, 1998. Cơng trình này nghiên cứu về
nhiều lĩnh vực mà trong đó có liên quan vấn đề bản quyền trong mơi trường
Internet. Cơng trình cịn thảo luận về quyền tác giả có liên quan đến việc sao
chép, truyền tải, sử dụng tác phẩm trên Internet, đồng thời phân tích, bổ sung các
quy định về quyền tác giả đối với các hoạt động trên Internet…
- Hombal, S G; Prasad. “Digital copyright protection: issues in the digital
library environment”, (2012). Bài viết được đăng trên Tạp chí Journal of Library
and Information Technology, số 32 (3) trình bày những vấn đề liên quan đến bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi, tơi nhận
thấy đây là những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị, các tác giả đã đề cập,
phân tích, làm rõ, đưa ra cách nhìn tổng quát các vấn đề liên quan đến hành vi
xâm phạm quyền tác giả, bảo đảm quyền tác giả trong mơi trường kỹ thuật số nói
chung. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, cụ thể, toàn diện, sâu sắc về xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
trong mơi trường kỹ thuật số ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn
diện và chuyên sâu vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở tham
khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Pháp; so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá thực
tiễn vi phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở Việt Nam; từ đó đề ra
một số giải pháp và khuyến nghị là hết sức cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ các hành vi xâm phạm quyền tác giả đặc trưng trong môi

trường kỹ thuật số và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam,
Hoa Kỳ và Pháp. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nh m hoàn thiện các quy
định của pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động ngăn ngừa, hạn


8

chế và xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các hành vi xâm phạm quyền tác giả đặc
trưng trong môi trường kỹ thuật số cũng như biện pháp xử lý các hành vi xâm
phạm đó, cụ thể là hành vi sao chép và hành vi truyền đạt, phân phối bất hợp
pháp tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số.
- Về pháp luật:
Luận văn chú trọng nghiên cứu quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và
Việt Nam. Việc lựa chọn pháp luật Hoa Kỳ và Pháp làm nền tảng trọng tâm để
phân tích các quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số cũng như các biện pháp xử lý xuất phát từ lý do đây là hai quốc gia đại
diện cho hai hệ thống pháp luật Common Law (Thông luật) và Civil Law (Dân
luật) có cơ chế bảo hộ quyền tác giả được hình thành lâu đời. Từ đó, rút ra bài
học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
- Về thực tiễn:
Luận văn phân tích một số án lệ xâm phạm quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số của Hoa Kỳ và Pháp để minh thị cụ thể các hành vi đó. Đồng thời,
đánh giá thực tiễn xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam nh m kiến nghị hoàn
thiện pháp luật Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên

cứu phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của từng chương, mục:
Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt tại Chương 1 và Chương 2
để làm r các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam về những hành vi
đặc trưng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Từ đó, góp phần
nhận diện được dễ dàng hơn các hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra trong
thực tiễn cũng như đưa ra những biện pháp chế tài tương ứng đối với các hành vi


9

xâm phạm này.
Phương pháp tổng hợp và đánh giá được áp dụng cuối mỗi chương để tổng
hợp các vấn đề đã nghiên cứu của mỗi chương, đồng thời tác giả đưa ra những
nhận định, đánh giá và kết luận khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về
hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Phương pháp so sánh được vận dụng chủ yếu đồng thời tại Chương 1 và
Chương 2 để làm nổi bật những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam, các
Điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ và Pháp
nh m tham khảo và xác định r bản chất hành vi xâm phạm quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 02
chương:
- Chương 1: Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam.
- Chương 2: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xác định
hành vi xâm phạm và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và kiến nghị hoàn thiện cho
Việt Nam.



10

CHƢƠNG 1: XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ,
PHÁP VÀ VIỆT NAM
1.1. Khái quát hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số
1.1.1. Khái quát pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam về bảo hộ quyền tác
giả
Bảo hộ quyền tác giả không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là xu hướng
phát triển chung của xã hội. Nó đóng vai trị là động lực trung tâm để thúc đẩy
việc sáng tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người
và góp phần ngăn chặn những sản phẩm văn hoá độc hại, bất lợi cho cộng đồng
và lợi ích quốc gia. Sự thâm nhập của mơi trường kỹ thuật số đã tạo điều kiện để
các hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra phức tạp. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đưa ra những cơ chế đặc thù để
bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Với mỗi hệ thống pháp luật
khác nhau, việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số mang những
đặc trưng riêng.
Liên quan đến quyền tác giả, Hoa Kỳ là quốc gia điển hình theo hệ thống
Thơng luật (Common Law System) với truyền thống lịch sử bảo hộ quyền tác giả
dày dặn. Hoa Kỳ khơng có văn bản luật mang tên “Luật Sở hữu trí tuệ” như Việt
Nam để điều chỉnh lĩnh vực này. Căn cứ vào các đối tượng của quyền SHTT, Bộ
Chuẩn luật Quốc gia có ba luật liên quan điều chỉnh về bản quyền; sáng chế;
thương mại và mậu dịch. Cụ thể, Đạo luật số 17 về Bản quyền (The U.S Code
Title 17 - Copyrights) điều chỉnh độc lập các vấn đề liên quan đến quyền tác giả.
Còn đối với hệ thống Dân luật (Civil Law System), Pháp là quốc gia bảo hộ
quyền tác giả khá toàn diện với đạo luật riêng để điều chỉnh vấn đề này. Việc
nghiên cứu và so sánh giữa pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam với Hoa Kỳ
và Pháp s giúp làm r các quy định pháp luật khi điều chỉnh về hành vi xâm

phạm trong môi trường kỹ thuật số.
Hoa Kỳ là một quốc gia có cơ chế bảo hộ bản quyền được hình thành lâu
đời và bắt nguồn từ pháp luật Anh quốc – “Đạo luật Anne” (The Statue of


11

Anne)4. Năm 1787, Hiến pháp Hoa Kỳ công nhận thẩm quyền của Quốc hội
khuyến khích phát triển những sáng tạo. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng đưa ra một
thời hạn để xác định quyền tác giả. Mãi đến năm 1790, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban
hành Đạo luật Bản quyền 1790 (Copyright Act of States Code) đầu tiên thuộc
cuốn thứ 17 của Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (title 17 of the United States Code).
Đạo luật quy định tác giả được độc quyền in ấn, in lại hoặc xuất bản tác phẩm của
chính họ trong suốt 14 năm và được phép gia hạn quyền này thêm 14 năm nữa.
Sau khi hết thời hạn độc quyền, các tác phẩm này s được cơng khai sử dụng rộng
rãi nh m kích thích sự sáng tạo của tác giả và sự tiến bộ của khoa học và nghệ
thuật hữu ích.
Kể từ khi ban hành đến nay, Luật Bản quyền Hoa Kỳ đã trải qua nhiều lần
sửa đổi và bổ sung, cụ thể vào năm 1831, 1870, 1909 và 1976. Với bối cảnh Hoa
Kỳ là thành viên tham gia vào Công ước Bern (Bern Convention) và sự phát triển
của kỹ thuật nên Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành Luật bản quyền năm 1976 (the
Copyright Act of 1976 – ký hiệu Pub. L. No. 94-553, 90 Stat. 2541 ban hành
ngày 19/10/1976, bắt đầu hiệu lực kể từ ngày 01/01/1978). Hoa Kỳ thuộc sự điều
chỉnh của hệ thống thông luật (Common law) nên khi đề cập đến pháp luật Hoa
Kỳ phải kể đến các án lệ, đặc biệt là án lệ của Toà án Tối cao Hoa Kỳ. Các nhà
lập pháp của Hoa Kỳ không đưa ra định nghĩa về quyền tác giả mà chỉ liệt kê các
quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ của chủ sở hữu quyền tác giả tại
các Điều 106, 106A Luật Bản quyền Hoa Kỳ. Lý giải cho vấn đề này, lý do pháp
luật Hoa Kỳ khơng có nêu khái niệm cụ thể về quyền tác giả là do ngồi tác giả là
người được hưởng lợi thì các nhà in hoặc nhà xuất bản cũng được hưởng lợi bởi

vì tác giả chỉ được trả tiền khi nhượng lại quyền nhân bản tác phẩm cho nhà in5.
Nội dung cốt l i của Điều 106 Luật Bản quyền Hoa Kỳ quy định về các giá
trị kinh tế của tác phẩm hay quyền lợi về mặt tài sản, thương mại mà tác phẩm
mang lại thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả chứ không phải tác giả (trừ trường
hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Quy định này giúp chủ thể

4

Đạo luật Anne là đạo luật về quyền tác giả của Vương quốc Anh vào năm 1710, đạo luật ra đời
đầu tiên trên thế giới về quyền tác giả.
5

Vương Tịnh Mạch (2003), Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ từ góc nhìn
so sánh, Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.26.


12

nắm giữ chúng là chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ bản quyền của tác phẩm. Tuy
nhiên, cho đến khi lần sửa đổi, bổ sung năm 1990, Luật Bản quyền của Mỹ
(Copyright Law of United States of America) mới nhắc đến khái niệm quyền
nhân thân của tác giả. Có thể thấy, pháp luật của Hoa Kỳ chỉ tập trung vào quyền
kinh tế trong quá trình khai thác tác phẩm nên quyền nhân thân rất ít được chú ý
đến.
Đối với hệ thống pháp luật của Pháp, Luật bản quyền của Pháp phát triển
vào thế kỷ 18 cùng lúc với bản quyền của Vương quốc Anh. Năm 1791, văn bản
pháp luật đầu tiên của Pháp thông qua Luật 1793 (Revolutionary Law 1793) công
nhận độc quyền của tác giả đối với tác phẩm của họ. Nhà nước đã chính thức thiết
lập luật về quyền tác giả, trong đó khơng chỉ bảo hộ lợi ích kinh tế của chủ nhà
in, mà cịn dành cho tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật một sự độc quyền trong

sự cho phép nhân bản và trình diễn đối với tác phẩm của họ (chỉ với sự sửa đổi
khơng đáng kể, luật này có hiệu lực cho tới năm 1957). Tuy nhiên, đến năm 1814,
quyền nhân thân mới thực sự được quan tâm và tiếp tục phát triển đến năm 1828.
Đến năm 1886, Công ước quốc tế về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã
được ký kết tại Berne, trong đó Pháp là thành viên. Cộng hoà Pháp thừa nhận 4
quyền nhân thân của tác giả, cụ thể là quyền đứng tên của tác phẩm, quyền công
bố tác phẩm, quyền rút lại tác phẩm và quyền về tính tồn vẹn của tác phẩm.
Sự phát triển của hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam hình
thành muộn hơn so với các nước trên thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ
chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 1976 là bước ngoặt quan trọng trong
quá trình xây dựng pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Kể từ khi tham gia vào
tổ chức này, Điều 72 Hiến pháp Việt Nam năm 1980 đã chính thức quy định về
bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam. Trên cơ sở của Hiến pháp này, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 142/HĐBT với nhiều nội
dung trọng yếu của quyền tác giả. Đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên
của Việt Nam đề cập đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm, cơng trình
văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật6.
Nh m tiếp tục hoàn thiện chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ

6

Vương Tịnh Mạch, tlđd (5), tr.19.


13

và thực thi quyền SHTT trong và ngoài nước, đáp ứng với tiêu chuẩn tham gia
vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã gấp rút ban hành đạo Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT năm 2005) có hiệu lực kể từ ngày
01/7/2006. Đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam quy định về vấn đề sở hữu trí

tuệ được ban hành ở cấp độ cao nhất. Luật SHTT năm 2005 là kết quả của quá
trình nghiên cứu, tổng hợp các quy phạm pháp luật được ban hành từ trước đến
nay của nước ta và tương thích với các Điều ước quốc tế và các Hiệp định quốc
tế.
Xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển theo thời gian nên các quan hệ
pháp luật sở hữu trí tuệ cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể là Luật SHTT
năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Vào năm 2019, khi Cách mạng
cơng nghiệp 4.0 bùng nổ, sản phẩm trí tuệ lồi người ngày càng phát triển nên
Luật SHTT cũng tiếp tục được hoàn thiện tại “Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều
của luật sở hữu trí tuệ - Luật số 42/2019/QH14. Việt Nam tiếp cận vấn đề với
mục tiêu bảo vệ là quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền (author‟s right). Tác
phẩm là sự thể hiện dấu ấn cá nhân của chính tác giả nên mối quan hệ cá nhân
giữa tác giả và tác phẩm chặt ch và mật thiết với nhau. Pháp luật Việt Nam rất
coi trọng quyền sáng tạo ra đứa con tinh thần của mình, đặc biệt là các quyền
nhân thân. Chính vì vậy, Luật SHTT đã đưa ra khái niệm về quyền tác giả:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu”. Quyền này được pháp luật quan tâm và bảo vệ. Minh chứng là
các văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận một cách minh thị các cơ chế nh m
bảo vệ nhóm quyền chính đáng này. Ngồi ra, khi nghiên cứu khoản 2 Điều 4,
Điều 18 Luật SHTT: “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao
gồm quyền nhân thân và quyền tác giả”. Có thể thấy, quyền nhân thân được quy
định song song với quyền tài sản. Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam khi xây
dựng pháp luật Sở hữu trí tuệ, Việt Nam chú trọng bảo hộ cả quyền tài sản và
quyền nhân thân của tác giả.
Nhìn chung, Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam đều là thành viên của Công ước
Berne và các Điều ước quốc tế khác về bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, pháp
luật về bảo hộ quyền tác giả giữa các nước cũng có những điểm tương đồng và
khác biệt. Cả ba quốc gia đều đặt ra hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh khi
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Pháp luật về bảo hộ



14

quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số của Pháp có những điểm khác biệt, cụ
thể, đối tượng trung tâm được các quy phạm pháp luật của Pháp ưu tiên bảo vệ là
chính tác giả, chứ khơng phải tác phẩm hay chủ sở hữu quyền tác giả, hay nói
cách khác là bảo vệ quyền nhân thân. Ngược lại, Hoa Kỳ chú trọng bảo hộ về các
quyền tài sản (quyền kinh tế) để bảo đảm quyền lợi cho các chủ sở hữu quyền tác
giả. Còn đối với pháp luật Việt Nam, đối tượng bảo hộ quyền tác giả nói chung
cũng như trong mơi trường kỹ thuật số nói riêng là sự kết hợp hài hoà của Hoa
Kỳ và Pháp, Việt Nam khơng chỉ chú trọng bảo vệ một nhóm quyền (quyền tài
sản hay quyền nhân thân) mà xem quyền tài sản và quyền nhân thân là hai quyền
quan trọng của tác giả nên cần phải được bảo vệ ngang b ng nhau. Theo đó, phụ
thuộc vào cách tiếp cận bảo hộ quyền tác giả, các quốc gia s có những biện pháp
xử lý khác nhau đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số
Từ giữa thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng kỹ thuật số diễn ra
mạnh m , đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên công nghệ thông tin với việc áp
dụng rộng rãi máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số. Theo định nghĩa
phổ quát nhất, tín hiệu số là tín hiệu được sử dụng để biểu diễn dữ liệu dưới dạng
một chuỗi các giá trị biến thiên rời rạc theo thời gian, chỉ có hai trạng thái 0 và 1
hay cao và thấp tương ứng với hai trạng thái “đóng” và “mở” của các linh kiện
bán dẫn7. Như vậy, dưới góc độ kỹ thuật, mơi trường kỹ thuật số hợp các yếu tố
của hệ thống sử dụng các giá trị rời rạc để đại diện cho thơng tin. Nó được biểu
diễn b ng các số nhị phân sử dụng hai cơ số là “0” và “1”. Môi trường kỹ thuật số
là một môi trường truyền thơng tích hợp nơi các thiết bị kỹ thuật số giao tiếp và
quản lý nội dung, hoạt động bên trong nó. Có thể hiểu ngắn gọn, kỹ thuật số là
cơng nghệ rất phổ biến, nó được thâm nhập và được ứng dụng trong hầu hết tất cả

các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể kể đến các thiết bị kỹ
thuật số như máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh, máy
nghe nhạc kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số,…
7

Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Trường Duy (2013), Giáo trình Kỹ thuật số, Nxb. Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr.28.


15

Hiện nay, với sự đa dạng các loại thiết bị kỹ thuật số, máy tính cá nhân và
Internet là hai yếu tố quan trọng trong cấu thành môi trường kỹ thuật số:
Một là, máy tính cá nhân. Chiếc máy tính cá nhân cùng với hệ thống vô tận
các phần mềm tạo cho con người một môi trường tương tác mới, giao diện tương
tác mới đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của con người, từ làm việc tới giải trí, từ
giao tiếp, trao đổi thông tin tới phổ biến thông tin. Con người có thể soạn thảo
văn bản, lập bản v thiết kế, sáng tác âm nhạc, làm phim với một cách thức hiệu
quả và nhanh chóng. Các biến thể của máy tính ngày càng phong phú hơn, cụ thể
có những loại máy tính chun để bàn, có những loại máy tính xách tay, máy tính
bảng… mà con người có thể sử dụng bất kỳ nơi nào trong bất kỳ tình huống nào
và phục vụ các nhu cầu đa dạng của mình. Máy tính và các phần mềm là một yếu
tố quan trọng của môi trường kỹ thuật số.
Hai là, Internet (hay cịn gọi là siêu xa lộ thơng tin). Thông thường,
Internet được biết đến như một không gian mà tại đây con người có thể trao đổi,
tìm kiếm thơng tin, gửi thư tín, xem phim, nghe nhạc, bày tỏ thơng tin cá nhân…
Internet là một định hình mới có sức ảnh hưởng rất lớn, vượt qua mọi khoảng
cách về không gian và thời gian. Linda J. Engelman đã định nghĩa Internet là một
thế giới rộng lớn, mạng lưới tự quản lý kết nối với hàng ngàn mạng lưới nhỏ hơn
của hàng triệu máy tính và người sử dụng với lượng thông tin khổng lồ8. Internet

bao gồm một số mạng khác nhau có liên kết với nhau và cùng nhau kết nối hàng
trăm triệu máy tính trên tồn thế giới. Sự xuất hiện của Internet thực sự đã tạo ra
rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các tác giả trong môi trường kỹ thuật số
đang ngày càng đa dạng và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu
tiên Internet bắt đầu phổ biến, Liên minh châu Âu đã khẳng định r ng khơng ai có
thể kiểm sốt được dữ liệu cũng như nội dung thơng tin trên Internet và đánh giá
internet là nơi cung cấp các dịch vụ mang tính cách mạng, bao gồm tất cả các tính
năng của cơng nghệ thơng tin, liên lạc viễn thơng và cơng nghệ truyền hình9.
Mơi trường kỹ thuật số xuất hiện tạo điều kiện cho nhiều tác phẩm bị xâm

8
9

Engelman, Linda J. (1996), Interacting on the Internet, Nxb. McGraw Hill Higher Education, tr.1.

Uỷ ban châu Âu: Green paper on copy right and related rights in the ìnformation society (Sách
xanh về quyền tác giả và quyền liên quan trong xã hội thông tin), Brussels, 19-7-1995, tr.19, 20.


16

phạm quyền tác giả. Quyền tác giả nh m khuyến khích các hoạt động sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Điều này đóng vai trị quan trọng
trong việc làm giàu và phong phú nền di sản văn hóa đất nước, góp phần đáng kể
vào cơng cuộc phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục quốc gia. Trên
thực tế, để xác định được hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số là rất khó. Hành vi là thuật ngữ khá quen thuộc trong khoa học pháp lý
nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng, hành
vi nói chung là tồn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của
một người, trong một hoàn cảnh cụ thể10.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay khơng có quy định cụ thể các
đặc điểm chung để nhận diện hành vi xâm phạm quyền tác giả mà Điều 28 Luật
SHTT năm 2005 liệt kê các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tương tự với pháp
luật Hoa Kỳ và Pháp, các quốc gia này cũng quy định tương tự với pháp luật Việt
Nam về các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà không đưa ra khái niệm chung
về hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng.
Pháp luật SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trao cho chủ sở hữu
một độc quyền có giới hạn trong việc khai thác thành quả sáng tạo của họ nh m
khuyến khích các hoạt động sáng tạo, đồng thời để cơng chúng tiếp cận những
sản phẩm trí tuệ sau khi thời hạn nắm giữ độc quyền chấm dứt11. Sự độc quyền
trong khai thác quyền tác giả cho phép ngăn cấm chủ thể khác không phải là chủ
sở hữu quyền sử dụng tác phẩm được bảo hộ. Lý luận về hành vi xâm phạm dựa
trên sự khai thác bất hợp pháp, tức là sử dụng tài sản của người khác mà không
được phép, không tôn trọng quyền của chủ sở hữu (ở đây là những quyền thuộc
độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả12). Đặc biệt, sự phát triển của
công nghệ kỹ thuật số đã tạo điều kiện cho hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày
càng quy mô và phức tạp hơn, chủ yếu là hành vi sao chép bất hợp pháp và hành
vi truyền đạt, phân phối bất hợp pháp trong môi trường kỹ thuật số.

10

Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng việt phổ thông, Nxb.TPHCM, tr.374.

11

Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), Luật SHTT – Án lệ, lý thuyết và bài tập vận dụng, Nxb. Đại
học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, tr.360.
12

Nguyễn Bình và Nguyễn Thị Chính, Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nxb.

Tư pháp, 2005, tr.104.


17

Từ những phân tích trên, có thể kết luận hành vi xâm phạm quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ
bởi quyền tác giả được xảy ra trong môi trường kỹ thuật số thông qua việc thực
hiện các hoạt động liên quan đến các thơng tin số hố mà khơng có sự cho phép
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trên cơ sở phân tích khái niệm nêu trên có thể đưa ra các đặc điểm về hành
vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số như sau:
Thứ nhất, hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện dưới dạng số
hố thơng qua các phương tiện kỹ thuật số.
Với tiến bộ của khoa học công nghệ, việc truyền tải một tác phẩm đến với
công chúng không chỉ giới hạn trên cách phát hành truyền thống là giấy in hay
băng từ… mà có thể b ng phương tiện khác như mã hóa và phát sóng qua vệ tinh
hoặc lưu trữ trên máy tính hoặc những phương tiện khác (máy ảnh kỹ thuật số,
máy nghe nhạc kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số, máy scan, truyền hình kỹ
thuật số, cơng cụ tìm kiếm trực tuyến) để cơng chúng có thể trực tiếp truy cập vào
qua đường truyền Internet, tức là trên môi trường kỹ thuật số. Sự phát triển của
công nghệ mới và đặc biệt là Internet đã tạo điều kiện ra đời các hình thức trao
đổi đa dạng như Mạng đồng đẳng (Peer to Peer) hoặc Bit Torrent. Với sự phát
triển của các công nghệ hiện đại trong môi trường Internet cho phép các cá nhân
trao đổi thơng tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc trao đổi này
không tránh khỏi các hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể thực hiện trao đổi
Peer-to-peer (hay P2P) từ các máy tính cá nhân với nhau, cho phép trao đổi các
dữ liệu, tập tin trực tiếp không thông qua các server (máy chủ). Hình thức “trao
đổi tay đơi” hay “trao đổi đồng đẳng” - P2P cho phép phân cấp các dịch vụ và
đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên trong một mạng. Bất kỳ nút mạng trong

một mạng ngang hàng sau đó có thể đề xuất các “mặt hàng”, ví dụ như các tập tin
nhạc và tiếp nhận các tập tin đó từ trên mạng. Một mạng đồng đẳng đúng nghĩa
khơng có khái niệm máy chủ và máy khách, nói cách khác, tất cả các máy tham
gia đều bình đẳng và được gọi là peer, là một nút mạng đóng vai trò đồng thời là


×