Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỒN TẤN ĐẠT

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-09-2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Võ
Học viên: Đoàn Tấn Đạt
Lớp: Cao học Luật Kinh tế
Khóa: 25

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Văn Võ – giảng viên Khoa Luật
Thương mại, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Các ý kiến, khái niệm khoa học và mọi tham khảo từ các tài liệu, cơng trình
nghiên cứu khác được sử dụng trong luận văn đều được chú thích trích dẫn đầy đủ
theo quy định của Nhà trường.
Tác giả luận văn

Đoàn Tấn Đạt


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..........................................................................................6
1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường

.............................................................................................................6

1.1.1.

Khái niệm ô nhiễm môi trường ..................................................................6

1.1.2.

Khái niệm thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường........................................8


1.1.3.

Khái niệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ...................14

1.2. Mục đích, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường..20
1.2.1.

Mục đích ..................................................................................................20

1.2.2.

Ý nghĩa .....................................................................................................22

1.3. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ................23
1.3.1.

Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng ..............................23

1.3.2.

Có tác động lớn đến an ninh mơi trường.................................................25

1.3.3.

Cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước.......................................28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................33
2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm

môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh ....................................................33
2.1.1.

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................34

2.1.2.

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ....................55

2.1.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường
.......................................................................................................56
2.2. Giải pháp hoàn thiện ......................................................................................76


2.2.1.

Những giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do

làm ô nhiễm môi trường........................................................................................76
2.2.2. Các giải pháp liên quan nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường ....................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................88


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Mơi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự tồn tại và phát
triển của con người, nền kinh tế của mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Tuy nhiên,
hiện nay để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã và đang khai
thác, sử dụng tài nguyên, đồng thời thải vào môi trường các loại chất thải độc hại.
Việc làm này đang dần hủy hoại môi trường – nơi cung cấp sự sống cho con người.
Khi môi trường bị hủy hoại sẽ tác động ngược trở lại đến đời sống, sản xuất của con
người (mơi trường sống, tính mạng, sức khỏe, tài sản,…). Chính vì vậy, việc phát
triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Theo quy định pháp luật, chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường có thể là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng thường do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra. Bởi lẽ, mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường, cơ sở sản xuất kinh
doanh càng lớn thì nguy cơ gây ơ nhiễm và mức độ ảnh hưởng đến mơi trường càng
cao.
Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2019 có 372 Khu cơng nghiệp đã được thành
lập (cả trong và ngoài Khu Kinh tế ven biển) trong đó có 280 Khu cơng nghiệp đã đi
vào hoạt động (tăng 29 Khu công nghiệp so với năm 2018) và 92 Khu công nghiệp
đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản; 698 Cụm công nghiệp đang hoạt động (tăng 9
Cụm công nghiệp so với năm 2018). Khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có 2.009 làng
nghề và làng nghề truyền thống được công nhận (tăng 170 làng so với năm 2018); có
833 đơ thị (tăng 20 đơ thị so với năm 2018), tỷ lệ đơ thị hóa cả nước đạt khoảng
39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018. Song song với sự tăng lên về số lượng của các
Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp là sự tồn tại của những dự án, cơ sở thuộc loại
hình sản xuất cơng nghiệp có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường như: luyện kim, khai
thác khoáng sản, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc
hoá dầu, nhiệt điện, sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,
chế biến tinh bột sắn, chế biến mía đường, chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia

cầm... Trong đó, hiện có trên 5.000 mỏ và điểm khai thác khoáng sản; khoảng 300
doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy; 25 nhà máy nhiệt điện than đã vận hành thương
mại với tổng công suất lắp đặt là 18.294 MW; 65 dự án sản xuất gang thép có công


2

suất 100.000 tấn/năm trở lên…Nhiều cơ sở có nguồn phát thải lớn như Nhà máy lọc
hóa dầu Nghi Sơn, Cơng ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, các
dự án nhiệt điện tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ,
Dự án “Tổ hợp Bauxite-Nhơm Lâm Đồng”... Đáng lo ngại, tính đến tháng 12/2019,
trên phạm vi cả nước cịn 171 cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng chưa hồn
thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.1 Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây
ô nhiễm môi trường như cơng ty Vedan, Miwon, khói bụi ơ nhiễm của nhà máy Nhiệt
điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee and Men... Hay gần đây là vụ việc sai phạm xả thải ra
môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm ô
nhiễm môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng, làm hệ sinh vật biển tại 4 tỉnh miền
Trung chết bất thường và kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho người dân tại các
địa phương nói trên.
Với số lượng và tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nêu
trên đã tạo ra áp lực rất lớn lên mơi trường và địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện
pháp và chính sách để bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm
1993 đã sớm đưa ra những nguyên tắc bảo vệ mơi trường, các quy định về phịng,
chống, khắc phục ơ nhiễm mơi trường, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân
sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp tục được hoàn thiện hơn qua các đạo luật
Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các Bộ luật dân
sự qua các thời kỳ. Thậm chí đến Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm
2017 đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ô nhiễm
môi trường nhưng các vụ việc ô nhiễm môi trường khơng có chiều hướng giảm mà
thậm chí cịn gia tăng về số lượng và mức độ thiệt hại.

Một trong các nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên là xuất phát từ
nghịch lý người gây ô nhiễm môi trường đôi khi lại nhận được những lợi nhuận khổng
lồ từ hành vi của mình mà bất chấp thiệt hại cho các chủ thể khác. Pháp luật quy định
nguyên tắc người gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt
hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.2 Tuy nhiên, vấn đề người gây ô
nhiễm môi trường phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả,

1

Bộ Tài nguyên & môi trường (2019), Dự thảo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019.

2

Khoản 7 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.


3

lượng giá thiệt hại, trong khi quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn
nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được điều chỉnh, hồn thiện để các nguyên tắc bồi
thường thiệt hại được đảm bảo.
Hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mặc dù
đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả
thực thi trên thực tế lại khơng cao. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất kinh
doanh và kết quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn có thể cung cấp cho người
đọc hình dung bức tranh tổng quát thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua
đó nhận diện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đưa ra những kiến nghị cần thiết
để hoàn thiện pháp luật.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” để làm Luận
văn Thạc sĩ.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng đã được nghiên
cứu và đề cập ở một số đề tài như sau:
Đỗ Thị Sương (2009), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm mơi trường, suy thối
mơi trường, sự cố mơi trường gây ra – Thực trạng và hướng hồn thiện, Khóa luận
tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Hồng Gấm (2010),
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường gây ra – Thực
trạng và hướng hồn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh; Nguyễn Hồ Bảo Trâm (2017), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường,
suy thối mơi trường gây ra – Thực trạng và phương hướng hồn thiện, Khóa luận
tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Đức Hiển (2010),
Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa
Luật.... Bên cạnh đó, cũng có một số bài báo khoa học viết về vấn đề này như: Vũ
Thu Hạnh (2007), Bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường, tạp chí khoa
học pháp lý, số 3(40), 2007; Vũ Thu Hạnh (2011), Một số bất cập trong quy định


4

pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, tạp chí khoa học
pháp lý; Bùi Kim Hiếu (2014), Thực trạng thi hành chính sách pháp luật về bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm mơi trường, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

23(279)…
Các cơng trình kể trên đều giới thiệu một cách khái quát về pháp luật bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường, mà chưa đi sâu vào phân tích cơ sở lý
luận, thực tiễn của vấn đề cũng như được viết ở thời điểm pháp luật bảo vệ môi trường
2005 cịn hiệu lực và có nhiều quan điểm đã được hồn thiện trong Luật Bảo vệ mơi
trường 2014. Bên cạnh đó, các tài liệu kể trên mặc dù đã nêu được thực trạng của quy
định pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và một số kiến nghị
mà Việt Nam có thể tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhưng vẫn chưa
có sự phân tích cụ thể, tồn diện hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cũng
như thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh hiệu
quả thực thi những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay lại không đạt được kết quả cao.
Ngồi ra, các cơng trình này cũng chỉ dừng lại ở việc diễn giải các quy định pháp luật
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, suy thối mơi trường trong pháp luật
nước ngồi như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… mà chưa phân tích cụ thể,
có hệ thống, cũng như nêu lên biện pháp khả thi, có thể áp dụng cho Việt Nam.
Sau gần sáu năm Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 có hiệu lực thi hành, bên
cạnh mặt tích cực đạt được cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tuy nhiên, vẫn
chưa có nhiều các cơng trình nghiên cứu chun sâu về “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” trên cơ sở
pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành.
3.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận của bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và chỉ ra những hạn chế,
bất cập của chúng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hồn thiện.
4.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên việc tập trung nghiên cứu các quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi


5

trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường của các chủ thể khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đồng thời, một số quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường đã hết hiệu lực cũng có thể được viện dẫn để đánh giá sự
thay đổi trong quá trình lập pháp và làm rõ hơn nội hàm của quy định pháp luật hiện
hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu, đánh giá một số quy định của
pháp luật Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga,… về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
từ đó, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. Trong đó:
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng để tìm hiểu,
phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, sau đó tác giả sẽ tổng
hợp, liên kết các kết quả đã phân tích được để đưa ra các kết luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu;
Phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng và

khác biệt giữa thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật, giữa
quy định pháp luật các quốc gia trên thế giới và quy định pháp luật Việt Nam liên
quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở
sản xuất kinh doanh. Từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để kiến nghị hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về vấn đề này.


6

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO LÀM Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG
1.1.

Khái niệm ơ nhiễm mơi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường

1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
“Môi trường” là “hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.3
“Ô nhiễm” là “nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại”.
Theo nghĩa thơng thường “Ơ nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự
nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay
đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác”.4
Dưới góc độ sinh học, khái niệm ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường
tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường
bị thay đổi, gây tác hại đối với đời sống của con người và các sinh vật khác.
Dưới góc độ pháp lý, “Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần
môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.5 Trong đó, (i) quy chuẩn kỹ

thuật mơi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt
buộc áp dụng để bảo vệ môi trường và (ii) tiêu chuẩn môi trường là giới hạn của các
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm
có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Các khái niệm về ô nhiễm mơi trường nêu trên có điểm chung là: (i) có sự biến
đổi của các thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
3

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

4

Wikipedia Việt Nam “Nghĩa của từ ô nhiễm môi trường”

/>5

Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.


7

nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác; (ii) sự
biến đổi này phải theo chiều hướng tiêu cực, vượt quá ngưỡng quy chuẩn hoặc tiêu
chuẩn được quy định. Tùy từng trường hợp thì sự vượt q này có thể là cao hơn hoặc
thấp hơn so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; (iii) sự biến đổi này phải gây ảnh
hưởng bất lợi của con người và sinh vật; (iv) sự biến đổi của các thành phần mơi
trường này có thể do sự biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc do hoạt động của con

người làm phát sinh chất gây ô nhiễm, nhưng phần lớn sự biến đổi của các thành phần
môi trường là do hoạt động của con người gây ra.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường cũng được hiểu là sự biến đổi của thành
phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự
phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng mơi trường.
Các cơng trình nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ô nhiễm mơi trường
nói chung nhưng cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần
môi trường cụ thể. Chẳng hạn như Công ước Geneva về ô nhiễm mơi trường khí
xun quốc gia trên diện rộng năm 1979 định nghĩa ơ nhiễm khơng khí bằng cách đề
cập đến các ảnh hưởng có hại của nó đối với nguồn sống, hệ sinh thái, sức khỏe con
người, tài sản vật chất, cũng như việc cản trở hưởng thụ hoặc sử dụng hợp pháp về
môi trường.6
Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 định nghĩa “Ơ nhiễm
mơi trường biển” là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc
năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sơng, khi việc đó gây ra hoặc
có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động
vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các
hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp
pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm
giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển.7
Từ những phân tích trên, có thể thấy ơ nhiễm môi trường là hiện tượng thay
đổi của các thành phần mơi trường (đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng…) theo
hướng tiêu cực, không phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước

6

Điều 1(a) Công ước về ơ nhiễm mơi trường khí xun quốc gia trên diện rộng năm 1979

7


Khoản 4 Điều 1 Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.


8

có thẩm quyền quy định và gây ảnh hưởng xấu đi về chất lượng và số lượng của các
thành phần môi trường gây ra những thiệt hại cho con người và sinh vật.
1.1.2. Khái niệm thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường có thể dẫn đến những thiệt hại cho con người và tự nhiên.
Theo nghĩa thông thường, thiệt hại được hiểu là “bị tổn thất, hư hao về người và của”.
Theo Từ điển luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, thì thiệt hại là “tổn
thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp
luật bảo vệ”.8 Về mặt pháp lý thì quan điểm phổ biến hiện nay đều cho rằng thiệt hại
bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. “Thiệt hại về vật chất là tổn
thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”.9
Tóm lại, thiệt hại có thể hiểu là sự khơng nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự
vật sau khi chịu sự tác động từ bên ngoài. Thiệt hại phải là những tổn thất thực tế tính
được bằng tiền.
Thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường có thể hiểu là sự mất mát về vật chất phát
sinh từ sự ô nhiễm môi trường. Pháp luật môi trường của hầu hết các nước trên thế
giới đều không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về thiệt hại do ô nhiễm môi trường,
mà chỉ đưa ra các hệ thống các tiêu chuẩn mơi trường và lấy đó làm căn cứ xác định
độ suy giảm của các thành phần môi trường khi có hành vi gây ơ nhiễm mơi trường.
Ngồi ra, Trên thế giới hiện nay đang tồn tại song song hai quan niệm khác nhau về
thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Quan điểm thứ nhất, thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ bao gồm thiệt hại đối
với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước, khơng khí,…

mà khơng bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Cụ
thể:

8

Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.713.

9

Khoản 2,3 Điều 361 Bộ luật dân sự 2015.


9

Trong một số điều ước quốc tế về môi trường có liên quan đến nội dung này,
thiệt hại về mơi trường được xác định bao gồm: (i) động vật, thực vật, đất, nước và
các yếu tố khí hậu; (ii) tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa); (iii) cảnh
quan; (iv) mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên.10
Cộng đồng chung Châu Âu quan niệm thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là
sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc cản trở đáng kể đến các dịch vụ
mơi trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và chúng thường biểu hiện
dưới các dạng sau: (i) thiệt hại đối với các lồi và mơi trường sống tự nhiên của chúng;
(ii) thiệt hại đối với môi trường nước; (iii) thiệt hại về đất (tức là bất kỳ sự ô nhiễm
nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả
của việc đưa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi
sinh vật vào đất hoặc lòng đất). Tại Kazakhstan, thiệt hại đối với môi trường được đề
cập gồm thiệt hại gây ra đối với tài nguyên sinh học từ các hồ, sông, đầm lầy; thiệt
hại về đất, môi trường xung quanh và số lượng các lồi. Tại Kyrgystan, thiệt hại về
mơi trường bao gồm nước (cung cấp nước sạch, thoát nước mưa, nước thải); khơng
khí (ơ nhiễm khơng khí); đất (chơn lấp rác thải và đất trồng); thủy sản; cây cối; rừng;

nguồn tài nguyên khoáng sản. Tại Phần Lan, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
đặt ra đối với những thiệt hại về môi trường gây nên bởi các hoạt động trong một khu
vực nhất định và là kết quả từ ô nhiễm đất, nước, khơng khí. Tại Canada, thiệt hại về
mơi trường bao gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; khơng khí, đất,
nước do thải các chất độc hại, hóa chất, các yếu tố vật chất khác và tràn dầu; nước
biển, hệ động vật và thực vật biển. Tại Hàn Quốc, thiệt hại mơi trường là tình trạng
gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với chức năng vốn có của mơi trường tự
nhiên do săn bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức tài nguyên sinh
vật, phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm
tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên…11
Quan niệm chung của các quốc gia nêu trên là thiệt hại về mơi trường có thể
được phân chia theo nhiều cách khác nhau, từ rộng đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp
phần, từ môi trường chung đến từng thành phần của môi trường cụ thể. Song cho dù

10

Philippe Sand, Principles of International Environmental Law, 2nd edition, Cambridge 2003, tr. 869 ff.

Vũ Thu Hạnh (2007), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường, Tạp chí khoa học pháp lý, số
3(40)/2007.
11


10

là tiếp cận ở góc độ nào và cấp độ nào thì thiệt hại về mơi trường đều khơng bao gồm
thiệt hại đối với con người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của
thiệt hại về môi trường.
Quan điểm thứ hai, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại
đối với các thành phần mơi trường tự nhiên mà cịn cả những thiệt hại về sức khỏe,

tài sản của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm môi trường gây ra, cụ thể:
Tại Cộng hòa liên bang Nga, định nghĩa về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp từ ô nhiễm môi trường.12 Tại Nhật Bản, thiệt hại về môi trường được phân thành
nhiều loại, như thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người (do cơ thể con
người hấp thụ hoặc bị tác động bởi các chất độc hại mà sinh ra bệnh tật hoặc các
thương tổn khác); thiệt hại về tài sản (do môi trường sống của hệ sinh vật bị ơ nhiễm,
từ đó làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi như: cá, tôm bị chết do ô nhiễm nguồn
nước, lúa, hoa màu, cây cối bị chết do ơ nhiễm đất, ơ nhiễm khơng khí,…); thiệt hại
đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái (do tài nguyên thiên nhiên
bị khai thác một cách quá mức như rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt, động,
thực vật quý hiếm bị sát hại, bị tuyệt chủng, nguồn lợi thủy sinh và các loài nhạy cảm
bị hủy diệt, suy giảm do đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái bị phá vỡ…); thiệt hại
do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan (do cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, danh lam
thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị hủy hoại như khu du lịch, khu vui chơi, giải
trí bị thu hẹp, nhiễm bẩn, ơ uế, có mùi hơi thối, khu di tích bị lấn chiếm, phá dỡ…).
Đặc biệt, tại Australia, ngoài những thiệt hại kể trên, các lợi ích về văn hóa, lợi ích
về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng
được coi là một loại thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường gây ra, trong đó, lợi ích văn
hóa bị xâm phạm thường phát sinh khi có các dự án phát triển được xây dựng trên
những vùng đất có hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng – những vùng đất được coi là
thiêng liêng đối với các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, thổ dân. Quốc
gia này cho rằng bên cạnh khả năng xâm phạm đến chất lượng mơi trường sống của
cộng đồng, những cơng trình như thế cịn ảnh hưỏng rất lớn đến tình cảm, tín ngưỡng,
văn hóa của người dân sở tại. Tương tự, sự phiền toái và bức bối của người dân do
hàng ngày phải chịu tiếng ồn, độ rung quá mức từ các phương tiện giao thông hay

12

Luật Bảo vệ môi trường Cộng hòa liên bang Nga, mục XIV.



11

tâm trạng buồn rầu trĩu nặng do khung cảnh thiên nhiên thân thuộc bị tàn phá… cũng
được xem là những lợi ích về tình cảm và trí tuệ bị xâm phạm do làm ô nhiễm môi
trường.13
Như vậy, theo cách quan niệm này thì thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường
không chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại
đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của
tổ chức, cá nhân là hệ quả của hành vi làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi đề
cập đến những loại lợi ích nêu trên, pháp luật của các nước cũng giới hạn rất rõ ràng
quyền khởi kiện của người bị hại. Chẳng hạn, tại Australia, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ,
giải trí bị xâm hại thì khơng được coi là cơ sở khởi kiện vụ án về môi trường mà
chúng phải được đặt trong mối quan hệ với một yếu tố môi trường cụ thể nào đó bị
xâm hại.
Tại Việt Nam, thiệt hại do ô nhiễm môi trường được xác định theo quan niệm
thứ hai, theo đó thiệt hại do ơ nhiễm môi trường gồm:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường.
Chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổng hợp những tính năng vốn có
của mơi trường mà những tính năng này có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích
cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, được thể hiện qua các phương
diện chính như sau: (i) mơi trường là không gian sinh tồn của con người; (ii) môi
trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả
vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người);
(iii) môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải của con người thải ra trong các
hoạt động của mình.
Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: (i) chất lượng
của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất

lượng môi trường; (ii) lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn
lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối
với tài nguyên không tái tạo được); (iii) lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả
năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng.

13

Vũ Thu Hạnh, tlđd (11).


12

Khi chức năng, tính hữu ích của mơi trường bị suy giảm chúng sẽ tạo ra những
ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại và phát triển chung của cả cộng đồng, nghĩa là thiệt
hại đã xảy ra và đó là những thiệt hại mà cộng đồng phải gánh chịu, có thể là: (i)
những tổn thất về vật chất, chi phí cho các biện pháp phịng ngừa nhằm ngăn chặn và
hạn chế các thiệt hại; (ii) chi phí cho việc làm sạch và khôi phục môi trường; (iii) bồi
thường cho việc giảm giá trị của môi trường – làm mất đi giá trị sử dụng vốn có của
mơi trường đối với cộng đồng.
Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hiện nay được pháp luật
phân chia thành các mức độ: (i) có suy giảm; (ii) suy giảm nghiêm trọng; (iii) suy
giảm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay chỉ mới
bước đầu phản ánh được tầng nấc các mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của người gây ô nhiễm mà chưa có các quy
định để lượng hóa các mức độ ô nhiễm môi trường nên việc xác định mức độ suy
giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường mới chỉ dừng lại ở các mức định tính.
Ngồi ra, để xác định được thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, cần phải xác định
được: (i) số lượng thành phần mơi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống
loài bị thiệt hại; (ii) mức độ thiệt hại của từng thành phần mơi trường, hệ sinh thái,
giống lồi. Hiện nay, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ

quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/03/2015 (Nghị định số 03/2015/NĐ-CP) đã có những quy định cụ thể để xác định
thiệt hại đối với những thành phần môi trường đất, nước, hệ sinh thái, các loài động,
thực vật hoang dã quý hiếm, đây được xem là những thành phần mơi trường dễ lượng
giá được thiệt hại, cịn đối với những thành phần mơi trường rất khó hoặc khơng thể
lượng giá được thiệt hại như: khơng khí, ánh sáng, âm thanh bởi vì sự bão hịa và phát
tán rất nhanh chóng của chất thải khi thải ra khơng khí hay âm thanh, ánh sáng trong
điều kiện thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định thì vẫn chưa có văn
bản pháp luật nào quy định cụ thể.
Dựa vào các thành phần môi trường, ô nhiễm môi trường có thể được phân
thành các loại: ơ nhiễm mơi trường khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm mơi trường
đất, ô nhiễm môi trường nước…
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của
mơi trường gây ra


13

Việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gián tiếp dẫn đến thiệt
hại thứ hai đó là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: vụ ơ nhiễm Kunamata ở Nhật Bản do cơng ty hóa
chất Chisso thải thủy ngân hữu cơ xuống biển, làm cho người dân ăn cá nhiễm độc
khiến họ bị một chứng bệnh (về sau gọi là bênh Minamata). Triệu chứng của bệnh
này co giật, khó ăn, khó nói, có thể dẫn đến tử vong; và nếu người mẹ mang thai mà
ăn loại cá này sẽ sinh con bị dị tật…;14 Khác với nguyên nhân gây ra thiệt hại của các
loại trách nhiệm bồi thường khác có thể tác động trực tiếp vào đối tượng và gây ra
thiệt hại. Ví dụ: A lái xe đâm vào B gây thiệt hại cho B thì hành vi gây thiệt hại của
A là trực tiếp.
Như vậy, việc xác định thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người,

tài sản và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân do hành vi làm ô nhiễm môi
trường không chỉ căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự mà còn căn cứ vào các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan. Đây là
điểm khác biệt cơ bản nhất trong các căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường
hợp khác được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:
Một là, thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực
tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bị giảm sút…
Ví dụ: khi mơi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất,…) sức khỏe của con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hơ hấp, đường
tiêu hóa… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh,
chữa bệnh, đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động…
Hai là, thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bài viết “Căn bệnh Minamata – Nỗi đau dai dẳng 60 năm” trên báo phụ nữ online,
/>14


14

Ba là, thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của
một của người bị thiệt hại.
Bốn là, thiệt hại do tài sản bị xâm hại, đó có thể là tài sản bị hủy hoại hoặc bị
hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc
khơng sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công
dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Ví dụ: một công

ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị
thiệt hại nên năng suất giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm
độc, nguồn tài nguyên thủy sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước
và khơng khí bị ơ nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công
nghiệp làm cho gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho chủ thể khác.
Năm là, thiệt hại về lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được thể hiện
qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân
là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường. Ví dụ: một công ty xả
nước thải chưa được xử lý xuống biển khiến các ngư dân không thể đánh bắt hải sản,
các khu du lịch ven biển do bị ô nhiễm mơi trường mà phải đóng cửa dẫn đến thất thu
và nguồn lợi nhuận bị suy giảm…
1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
1.1.3.1.

Bồi thường thiệt hại

Theo nghĩa thông thường, “bồi thường thiệt hại được hiểu là việc đền bù
những tổn thất đã gây ra do hành vi làm ô nhiễm môi trường”.15
Về mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm
buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền
bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại”.16 Thiệt hại ở đây
là những tổn thất về môi trường, tài sản, tổn thất về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh
dự, nhân phẩm; và bồi thường thiệt hại là sự khôi phục lại những tổn thất trên bằng
những cách thức và tiêu chí, biện pháp do luật đặt ra. Nếu quan niệm thiệt hại là sự
không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên

15

Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt.


16

Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Sđd (8), tr.84.


15

ngồi, thì bồi thường thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm khơi phục lại tình trạng ban
đầu của sự vật, hiện tượng.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại hai loại bồi thường thiệt hại là bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong đó:
(i) bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm
này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm bồi thường và bên bị thiệt hại) tồn tại quan
hệ hợp đồng và thiệt hại phát sinh từ hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm hợp đồng); (ii) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một người có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1.1.3.2.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

a. Khái niệm
Ơ nhiễm mơi trường nếu dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại thì chủ thể gây ơ
nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác
nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Quan điểm thứ nhất, nếu căn cứ vào khách thể bị xâm hại thì đó chính là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi làm tổn hại môi trường, gây thiệt hại cho
người khác. Điều này có nghĩa là bất cứ hành vi nào làm tổn hại đến môi trường, gây

thiệt hại đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại
có lỗi.
Quan điểm thứ hai, nếu căn cứ vào hành vi khách quan thì đó là trách nhiệm
bồi thường do có hành vi gây thiệt hại đối với môi trường.
Cả hai cách tiếp cận nêu trên đều có chung một điểm là thiệt hại được bồi
thường là hậu quả của môi trường bị tổn hại do hành vi của chủ thể có trách nhiệm.
Chủ thể có trách nhiệm đã gián tiếp làm phát sinh thiệt hại cho người khác thơng qua
hành vi làm biến đổi tính chất của môi trường. Tuy nhiên, trong hai quan niệm trên
thì quan niệm thứ nhất cần được thể chế hóa vì nó bao gồm được cả trường hợp gây
tổn hại đến môi trường bởi hành vi vi phạm pháp luật môi trường và cả những hành
vi tuy không vi phạm pháp luật mơi trường nhưng đã gây thiệt hại (ví dụ: gây tổn hại


16

đến môi trường bởi những tai biến hoặc rủi ro trong quá trình hoạt động của con
người…).
Tại Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
được hiểu theo quan điểm thứ nhất. Theo đó, chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó
khơng có lỗi.17
Từ đó, có thể khái quát bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như
sau: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự
ngồi hợp đồng. Theo đó, chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường dẫn đến suy giảm chức
năng, tính hữu ích của mơi trường; gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con
người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của mơi trường thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình thơng qua
việc khơi phục, đền bù, bù đắp những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành
vi làm ô nhiễm môi trường. Những thiệt hại phải bồi thường có thể bao gồm: (i) chi
phí cho các biện pháp phịng ngừa: là các chi phí cho việc sử dụng các biện pháp

nhằm phịng ngừa và hạn chế các thiệt hại do ô nhiễm mơi trường gây ra; (ii) chi phí
cho việc làm sạch và khơi phục mơi trường; (iii) chi phí để thực hiện các biện pháp
ngăn chặn hoặc làm giảm các tác động bất lợi do ô nhiễm môi trường gây ra; (iv)
những thiệt hại thuần túy về môi trường (suy giảm, mất mát của các thành phần môi
trường…); (v) những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp bị mất đi là hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm.
b. Các nguyên tắc tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường
Thứ nhất, nguyên tắc con người được quyền sống trong môi trường trong lành
Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền cơ bản của con người
được công nhận rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Quyền này được ghi nhận ở
nguyên tắc số 1 tuyên bố Stokholm về môi trường và con người, Tuyên bố Rio De
Janeiro về môi trường và phát triển. Nội dung chi tiết như sau: “Con người là trung
tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được

17

Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015.


17

hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên nhiên”.18 Mọi hoạt động
đe dọa đến sự sống cịn của lồi người là trái pháp luật quốc tế và cần phải được ngăn
ngừa. Ở Việt Nam, quyền được sống trong môi trường trong lành lần đầu được ghi
quan tâm và ghi nhận vào trong văn bản pháp luật, có thể kể đến là Luật Bảo vệ mơi
trường năm 1993, cụ thể là phần mở đầu “… nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo
đảm quyền con người được sống trong mơi trường trong lành….”. Sau đó, quyền này
đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 ở Điều 43 và ghi nhận đó là một trong
những quyền cơ bản của công dân.

Ở Việt Nam, nội dung của quyền được sống trong môi trường trong lành được
thể hiện qua các nội dung sau: (i) con người phải được sống trong môi trường trong
lành, không bị ô nhiễm. Đây là điều kiện cần thiết để con người có thể sống một cách
khỏe mạnh, tuổi thọ cao, chất lượng cuộc sống được đảm bảo để có thể tiếp tục sinh
hoạt, tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội. Nhà nước có trách nhiệm giám sát, bảo
vệ mơi trường trong lành ấy cho người dân thông qua pháp luật và các thiết chế đảm
bảo thi hành của nhà nước, có những biện pháp thích hợp để xử lý những đối tượng
vi phạm như phạt hành chính hoặc chế định bồi thường thiệt hại khi chủ thể có hành
vi làm ô nhiễm môi trường; (ii) quyền trợ giúp liên quan đến thảm họa tự nhiên hay
thảm họa do con người gây ra. Những thảm họa này đều gây tác hại rất lớn đến mơi
trường và qua đó, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân. Đây không chỉ là trách
nhiệm của Cơ quan nhà nước mà cần sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, để có
những biện pháp trợ giúp thích hợp để giúp cho những nạn nhân có thể vượt qua khó
khăn do thảm họa mơi trường gây ra và tiếp tục xây dựng cuộc sống, qua đó đảm bảo
được cuộc sống và mơi trường trong lành cho họ; (iii) quyền tiếp cận thông tin liên
quan đến môi trường được ghi nhận ở Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio De Janeiro,19
quyền này đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận thơng tin mơi trường một cách
thuận lợi và minh bạch, giúp cho họ biết được khả năng đáp ứng nhu cầu con người
của môi trường, mức độ ô nhiễm của môi trường sống xung quanh, từ đó có thể tạo

18

Tuyên bố của Liên Hiệp quốc về môi trường và phát triển, />
Nguyên tắc 10 Tuyên bố Rio De Janeiro: “Những vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham
gia của các công dân quan tâm, ở cấp độ thích hợp, ở cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ có quyền thơng tin thích
hợp liên quan đến mơi trường do các nhà chức trách nắm giữ, bao gồm thông tin về những nguyên liệu và hoạt
động nguy hiểm trong cộng đồng, và cơ hội tham gia vào những quá trình quyết định. Các quốc gia cần làm
cho thuận tiện và khuyến khích tuyên truyền và sự tham gia của nhân dân bằng cách phổ biến thông tin rộng
rãi. Nhân dân cần được tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành chính, kể cả uốn
nắn và sửa chữa”.

19


18

cơ chế giám sát của người dân đối với những chủ thể có liên quan (cơ quan nhà nước,
tổ chức, cá nhân), buộc họ có hành vi phù hợp để bảo vệ mơi trường, giải quyết tình
trạng ơ nhiễm; (iv) quyền được khiếu nại, tố cáo, được bồi thường thiệt hại theo quy
định pháp luật. Nếu bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do chủ thể khác gây ra,
người bị thiệt hại có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng các quyền mà pháp
luật bảo vệ. Ví dụ, người bị thiệt hại có thể thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đối với
những chủ thể đã gây ra ô nhiễm môi trường và dựa theo quy định của pháp luật bảo
vệ môi trường, Bộ luật dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh. Việc
sống trong môi trường trong lành của người dân sẽ dễ dàng thực hiện được nếu quyền
này được sử dụng một cách có hiệu quả.20
Thứ hai, nguyên tắc khuyến khích các bên trong tranh chấp về mơi trường tiến
hành thương lượng và hòa giải tại cơ sở
“Dĩ hòa vi q”, “Vơ phúc đáo tụng đình”, tinh thần tơn trọng sự hòa hợp
những tranh cãi nên được giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải, tránh
dùng biện pháp Tịa án là văn hóa, là nếp suy nghĩ của phần lớn người dân Việt Nam.
Việc bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự hòa hảo giữa các bên.
Qua thương lượng, các bên có thể tự mình lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.
Tại khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015 có quy định; “Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác”, tại điểm a, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP cũng
có quy định một trong các biện pháp để giải quyết bồi thường đối với thiệt hại về môi
trường là “thỏa thuận việc bồi thường với người gây thiệt hại”.
Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng ý kiến, sự thỏa thuận,
lợi ích giữa các bên, cũng như lợi ích của xã hội. Hướng các chủ thể cùng nhau bàn

bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết và tự nguyện thực hiện.
Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người về giải quyết tranh chấp.
Thực tế giải quyết cho thấy tính ưu việt của nó là đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian và cơng sức… Ngồi ra tranh chấp được giải quyết thông qua thương lượng,

Nguyễn Đức Long (2014), Quyền được sống trong môi trường trong lành theo Hiến Pháp – Tác động của
nó tới q trình hồn thiện, thực thi pháp luật mơi trường, tạp chí luật học, số 2/2014(165), tr.3-6
20


19

hòa giải sẽ hạn chế xu hướng ùn tắc các khiếu nại, khiếu kiện tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và tại Tòa án.
Thứ ba, nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời
Đây là nguyên tắc chủ đạo của pháp luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
nói chung và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường nói riêng được quy định
tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường
toàn bộ và kịp thời” và tại khoản 2 Điều 13 số Nghị định số 03/2015/NĐ-CP “tổ chức,
cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thối phải bồi thường tồn bộ thiệt hại đối
với mơi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả tồn bộ chi phí xác định thiệt
hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, tức là bên gây thiệt hại phải
bồi thường tất cả những thiệt hại do hành vi làm ơ nhiễm mơi trường của mình gây
ra. Đây là một nguyên tắc công bằng và hợp lý. Hợp lý ở chỗ, khi một người nào gây
ra thiệt hại, người đó phải chịu trách nhiệm đối với tất cả những thiệt hại mà mình
gây ra. Tuy nhiên, vì tính chất đặc trưng của thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là
rất lớn, diễn ra trên quy mô rộng và ảnh hưởng nhiều người nên trong một số trường
hợp, pháp luật có những quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
chủ thể có hành vi làm ơ nhiễm mơi trường. Ví dụ: mức giới hạn do ô nhiễm dầu là 3

triệu SDR đối với tàu từ 5.000 đơn vị tấn trọng tải trở xuống, Đối với tàu có trọng tải
trên 5000 tấn, thì mỗi đơn vị tấn trọng tải gia tăng sẽ được tính bổ sung theo 420SDR
(nhưng khơng q 59,7 triệu SDR); bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân là
không vượt quá một trăm năm mươi triệu SDR, đối với sự cố xảy ra tại các cơ sở hạt
nhân khác và sự cố do vận chuyển vật liệu hạt nhân khơng vượt q mười triệu SDR.21
Trong đó, SDR là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định, là quyền rút vốn đặc
biệt, được quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
Bồi thường thiệt hại phải kịp thời, tức là phải “đúng lúc và không chậm trễ”.22
Điều này có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại, đặc biệt đối
với một số thiệt hại về mơi trường, tính mạng, sức khỏe, khi mà chỉ một chút chậm
trễ là thiệt hại sẽ trở nên khơng thể khắc phục được. Bên cạnh đó, ngun tắc này

21

Điểm c, khoản 2 Điều 88 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008.

22

Ngôn ngữ Việt Nam, Từ điển tiếng Việt, NXB từ điển Bách Khoa, tr.392


20

cũng giúp ngăn ngừa tình trạng chây lỳ, ngoan cố không chịu bồi thường ở một số
chủ thể gây thiệt hại. Theo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bồi thường
kịp thời là việc “Tòa án phải giải quyết nhanh chóng u cầu địi bồi thường thiệt hại
trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số
biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu
cầu cấp bách của đương sự”.23
Thứ tư, nguyên tắc tham vấn chuyên gia

Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với mơi trường,
tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản và các lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
là hậu quả do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra cần sử dụng ý kiến tham vấn
của các chuyên gia. Những bằng chứng góp phần làm sáng tỏ nội dung của các vụ
kiện về môi trường phải là kết quả làm việc của tập thể các chuyên gia, các nhà khoa
học trong nhiều lĩnh vực, như: kinh tế học, y học, sinh học, hóa học, lý học, khoa học
quản lý và bảo vệ môi trường… Các chuyên gia phải dựa vào phương tiện kỹ thuật
đo đạc, xét nghiệm mẫu, từ đó mới có các kết luận khách quan, trung thực về mối
liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, về mức độ thiệt hại. Khi đó các số liệu mới trở
thành căn cứ khoa học – căn cứ pháp lý giúp các bên tranh chấp cũng như cơ quan có
thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết luận đầy đủ về tính chất, mức độ cũng như những
ảnh hưởng (nhất là những ảnh hưởng mang tính lâu dài, chắc chắn sẽ xảy ra) đến các
vấn đề mơi trường, để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đưa ra các phán
quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan.
1.2.

Mục đích, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường

1.2.1. Mục đích
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhằm mục đích khơi
phục, phục hồi mơi trường tự nhiên bị ô nhiễm và khắc phục, bù đắp những thiệt hại
đối với sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc áp dụng và thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là khôi phục, đền bù, bù đắp

Xem Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
23



×