Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.99 KB, 5 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xác định được tầm quan trọng của việc huy động tiền gửi từ dân cư đối với
khách hàng dân cư, với ngân hàng thương mại và với nền kinh tế, em đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt nam- Chi nhánh Sở giao dịch 1”.
Trong chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi từ dân
cư của NHTM, luận văn đã khái quát được hoạt động cơ bản của NHTM gồm 3
hoạt động chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động dịch
vụ ngân hàng khác. Luận văn đã nêu lên định nghĩa về hoạt động ngân hàng theo
Luật các tổ chức tín dụng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức
tín dụng được Quốc hội khóa 12 thơng qua ngày 16/06/2010: “Hoạt động ngân hàng
là việc kinh doanh, cung ứng thương xuyên một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Luận văn đã nêu lên tầm quan trọng của hoạt động huy động huy động tiền gửi
từ dân cư đối với khách hàng cá nhân: là một kênh tiết kiệm và đầu tư, cung cấp nơi
an tồn cho việc cất trữ và tích lũy vốn tạm thời, có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ
NH khác.
Luận văn nêu lên tầm quan trọng của hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư
đối với NHTM: huy động tiền gửi từ dân cư giúp NH gia tăng số lượng khách hàng,
mở rộng thị phần, nâng cao uy tín của NH. Huy động tiền gửi từ dân cư góp phần
tạo vốn cho NH, tăng doanh số hoạt động cho NH; giúp NH phát triển và bán chéo
được nhiều sản phẩm liên quan đến tiền gửi và thanh tốn; giúp NH gia tăng được
nguồn thu từ phí dịch vụ.
Luận văn nêu lên tầm quan trọng của hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư
đối với nền kinh tế: góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư để đầu tư phát
triển kinh tế, việc các cá nhân gửi tiền vào hệ thống NHTM giảm bớt việc giữ tiền
mặt trong nền kinh tế, khơi thông các luồn vốn, giúp Nhà nước có thể kiểm sốt



ii

được được các giao dịch của dân cư và của nền kinh tế, góp phần hạn chế việc rửa
tiền và giúp NH trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Luận văn đã nêu lên được các đặc điểm của hoạt động huy động tiền gửi từ
dân cư so với hoạt động huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, xã hội: đối tượng
của hoạt động là các cá nhân trong xã hội, khách hàng dân cư gửi tiền tại NH với số
lượng lớn nhưng quy mô của từng món tiền gửi lại nhỏ, nguồn tiền gửi từ dân cư có
tính ổn định cao và chi phí dành cho việc huy động tiền gửi từ dân cư chiếm một tỷ
trọng cao trong tổng chi phí hoạt động của NH.
Luận văn đã nêu lên các hình thức huy động tiền gửi từ dân cư phân theo các
tiêu chí khác nhau. Nếu phân loại theo mục đích gửi tiền của khách hàng thì có tiền
gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm. Nếu phân loại theo thời hạn huy động thì huy
động tiền gửi từ dân cư có 3 kỳ hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nếu phân
theo loại tiền huy động thì có nội tệ và ngoại tệ và nếu phân loại theo đối tượng
khách hàng thì có khách hàng dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và
ngoài độ tuổi lao động.
Luận văn cũng đã nêu lên quy trình và nguyên tắc huy động tiền gửi từ dân
của NHTM. Quy trình mở tài khoản thanh toán, cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng rất
đơn giản. Nguyên tắc huy động tiền gửi thì phải căn cứ vào tính chất của từng sản
phẩm thì có những nguyên tắc và điều kiện bắt buộc nhất định trong đó quy định về
số dư tối thiểu, về lãi suất, phương thức trả lãi và cách thức quay vòng của sản
phẩm.
Đồng thời, trong chương 1 luận văn đã nêu lên các tiêu chí để đánh giá hoạt
động huy động tiền gửi từ dân cư, bao gồm 5 tiêu chí sau: quy mô và cơ cấu tiền
gửi, số lượng khách hàng, thị phần huy động, sản phẩm huy động và số lượng sản
phẩm bán chéo.
Luận văn cũng đã nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền
gửi từ dân cư bao gồm: các nhân tố chủ quan từ phía NH như chiến lược kinh doanh
của NH, cơ cấu tổ chức của NH, trình đơ cơng nghệ NH, điều kiện tài chính, uy tín



iii

của NH, các sản phẩm huy động tiền gửi, chính sách lãi suất và mạng lưới phục vụ
công tác huy động vốn của NH. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động
huy động tiền gửi từ dân cư bao gồm: mơi trường về kinh tế, mơi trường chính trị
pháp luật, mơi trường văn hóa xã hội, mơi trường công nghệ, điều kiện thị trường và
cạnh tranh và đặc điểm của khách hàng gửi tiền.
Trong chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam- Chi nhánh Sở giao dịch 1, luận văn đã trình
bày tổng quan về CN Sở giao dịch 1 trong giai đoạn 2008-2010. Luận văn đã
nghiên cứu và trình bày khái quát được hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư tại
chi nhánh với số liệu được cập nhật tới thời điểm 31/03/2011. Luận văn đã nêu lên
kết quả đạt được của hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư của chi nhánh như: cơ
cấu nguồn vốn huy động hợp lý, đảm bảo an tồn; các hình thức huy động tiền gửi
liên tục được đổi mới; đổi mới trong chính sách chăm sóc khách hàng; đổi mới
trong điều hành cơ chế lãi suất; gia tăng số lượng khách hàng và nâng cao thị phần;
mở rộng hệ thống huy động tiền gửi; tăng tiện ích sản phẩm huy động; gia tăng số
lượng sản phẩm bán chéo và tăng thu nhập cho chi nhánh thông qua việc đánh giá
các chỉ tiêu đã nêu cụ thể tại chương 1.
Luận văn đã nêu lên những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với hoạt động
huy động tiền gửi từ dân cư vẫn đang còn tồn tại tại chi nhánh bao gồm những
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, hoạt động huy động
tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh trong thời gian qua vẫn chưa được tốt xuất phát chủ
yếu từ những nguyên nhân phát sinh tại chi nhánh như mạng lưới huy động còn hạn
chế, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và cạnh tranh, quy trình giao dịch vẫn chưa
nhanh, trình độ của đội ngũ bán hàng cịn hạn chế…
Trong chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam- Chi nhánh Sở giao dịch 1, luận văn đã khái

quát được đinh hướng phát triển hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động
huy động tiền gửi từ dân cư nói riêng. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm


iv

tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư gồm: Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức
huy động tiền gửi; Hồn thiện chính sách chăm sóc khách hàng; Sử dụng linh hoạt
cơ chế giá FTP; Đơn giản hóa các thủ tục giao dịch; Mở rộng mạng lưới huy động
vốn; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công tác huy động vốn; Đổi mới và
hồn thiện cơng nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật; Tăng cường nghiên cứu thị trường,
giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Trong các giải pháp đưa ra, luận văn tập trung
vào giải pháp hồn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới huy
động vốn và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác huy động.
Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt nam: BIDV nên đưa ra một mức lãi suất FTP phù hợp với tình hình diễn biến
của thị trường; Ban phát triển sản phẩm bán lẻ cần nghiên cứu và đưa ra nhiều sản
phẩm huy động đặc trưng; cần có cơ chế khuyến khích đối với những cá nhân tập
thể có thành tích tốt trong cơng tác huy động tiền gửi từ dân cư; cần nghiên cứu để
đưa ra các quy trình và quy đinh linh hoạt, an tồn; đổi mới và nâng cấp thường
xun về cơng nghệ và cơ sở vật chất; cần xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Căn cứ vào đó các chi nhánh có cơ sở để đưa ra biện pháp huy động tiền gửi từ dân
cư cụ thể cho chi nhánh mình.
Luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt
nam như: cần phải tăng cường sức mạnh nội lực và khả năng tự bảo vệ của hệ thống
NH trong đó chủ động áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Cần hiện đại
hóa cơng nghệ NH; Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của
hệ thống NH Nhà nước nhằm nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô của NH Nhà nước;
Ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn dưới luật để các NHTM áp dụng thuận lợi
hơn trong q trình hoạt động; Xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định,

đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy.
Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan liên quan trong việc
tạo môi trường kinh tế ổn định và hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để hệ thống
NH phát triển lành mạnh và hiệu quả; Phát triển các dịch vụ cơng nghệ cao; Có sự


v

phối hợp chặt chẽ trong các cơ quan, các bộ có liên quan nhằm hạn chế thanh tốn
bằng tiền mặt.
Qua việc nghiên cứu thực tế công tác huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam- Chi nhánh Sở giao dịch 1luận văn đã nêu tóm
tắt khái quát về lý luận có liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư và
phân tích thực trạng cơng tác huy động tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh. Tuy những
mặt đạt được rất nhiều song cũng cịn tồn tại những khó khăn và hạn chế không chỉ
xuất phát từ bản thân chi nhánh mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Với
kiến thức đã được trang bị ở trường và qua tìm hiểu thực tế tơi xin nêu ra một số
giải pháp và đề xuất kiến nghị mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang
còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa công tác huy động tiền gửi từ dân cư tại chi
nhánh. Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thâm niên công tác
chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý
kiến góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.



×