Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc quận hoàng mai thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.38 KB, 6 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của Đề tài
Là khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động trao đổi mua bán, với hàng trăm, hàng
nghìn tiểu thương, đủ các loại mặt hàng, sau mỗi phiên chợ, một khối lượng lớn rác thải,
nước thải từ các cửa hàng, kiot như túi ni lông, giấy rác, rau cỏ đến các sản phẩm thừa,
trong hoạt động giết mổ gà, vịt, cá … bị bỏ lại. Lượng rác thải này một phần được thu
gom, một phần tích tụ lại gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng khơng nhỏ đến vệ sinh an
tồn thực phẩm tại các chợ cũng như sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực. Điều
này đang mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã
hội, cũng như lối sống và kèm theo đó là những tác động đến sức khỏe của người dân
thành phố Hà Nội. Quận Hồng Mai là quận có nhiều trường đại học, khu hành chính,
nhà máy, vùng nơng nghiệp và xưởng sản xuất ….với nhu cầu mua bán, lưu thơng hàng
hóa lớn. Vì vậy, ở đây đã tồn tại một chợ đầu mối và nhiều chợ truyền thống từ lâu đời ở
các khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, 93% khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chợ được
thu gom, và hầu hết các biện pháp xử lý cịn thủ cơng, mang tính lạc hậu, chưa đảm bảo
vệ sinh mơi trường. Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động cũng như công tác quản lý chất
thải rắn của các chợ này chưa được quận Hoàng Mai chú trọng, một khối lượng chất thải
lớn đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ cho các hộ dân cư quanh khu
vực chợ mà cịn gây ơ nhiễm đến các nguồn nước, khơng khí …. cho tồn thành phố Hà
Nội.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc
quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Kết cấu luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn tại các chợ


Chương 2: Thực trạng quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc quận


Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Trong Chương 1, về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn tại các chợ,
tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm và phân loại các chợ trên thế giới và ở
Việt Nam, nghiên cứu lịch sử hình thành chợ và xác định vai trò của các chợ đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội. Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và
phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung
đơng người mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu
của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời
gian nhất định. Chợ đã có từ lâu đời trên thế giới, được hình thành cùng với quá trình
phát triển và tiến hóa của lồi người. Cùng với q trình đó, hình thức chợ có thể thay
đổi, biến đổi nhất định để phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, nhưng chợ vẫn đóng
vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, và vẫn tồn tại ngay ở những nước
cơng nghiệp phát triển. Q trình hoạt động của chợ tạo ra chất thải rắn và thải ra môi
trường như: hoạt động sơ chế, chế biến nông sản, thực phẩm tươi sống, đóng gói, phân
loại hàng hóa và rác thải của dân mang đến và thải ra khi đến tham quan, mua sắm. Chất
thải rắn được tạo ra bởi các loại rác thải liên quan đến sử dụng nguyên liệu, phụ liệu làm
bao bì, chất bảo quản hàng hóa trong q trình lưu thơng và sản phẩm thải loại; hàng hóa
khơng tiêu thụ được (hàng hóa hư hỏng trong q trình vận chuyển, hàng hóa q hạn sử
dụng, hàng hóa khơng đảm bảo vệ sinh an tồn,…) và không thể tái chế cần được tiêu
hủy; rác thải sinh hoạt, bao bì thải loại, vật liệu kê lót trong q trình vận chuyển và xếp
dỡ hàng hóa… Hầu hết, nguồn chất thải rắn (CTR) ở chợ là CTR thông thường, có thể tái
chế và tái sử dụng các CTR vô cơ như: thủy tinh, kim loại, giấy, thùng xốp…. Trong
chương này, tác giả cũng đã tham khảo các kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại các chợ
của các quốc gia là Singapore, Hàn Quốc và Úc.


Trong Chương 2, tác giả trình bày về thực trạng quản lý chất thải rắn tại các chợ
thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Từ điều kiện về vị trí địa lý và thực trạng phát
triển kinh tế xã hội, đồng thời nghiên cứu sự phát triển của các chợ thuộc Quận Hồng
Mai, tác giả đã phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chất thải rắn tại các chợ này về

nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn, công tác thu gom, công tác vận
chuyển và công tác xử lý chất thải rắn từ 11 chợ trên địa bàn Quận. Dựa trên các nguồn
tài liệu thứ cấp và các báo cáo liên quan, tác giả đã đánh giá một số kết quả đạt được của
công tác quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc Quận, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và
nguyên nhân trong công tác quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội.
Trong Chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại các
chợ thuộc Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội dựa trên những hạn chế và nguyên nhân
được chỉ ra ở Chương 2. Các nhóm giải pháp chính bao gồm:
Thứ nhất, hồn thiện cơng tác quy hoạch và quản lý chợ. Ban Quản lý chợ cần
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên phụ trách ở từng khu vực, ngành hàng cụ
thể. Mỗi cán bộ phụ trách phải thường xuyên bao quát, kiểm tra, nắm bắt tình hình về
việc chấp hành các nội quy, quy định của các hộ kinh doanh. Là cầu nối giữa các cơ sở
kinh doanh trong chợ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phổ biến và cung cấp các
thơng tin về chính sách, pháp luật của nhà nước tới hộ kinh doanh, đồng thời phản ánh
những nguyện vọng, đề xuất của người kinh doanh tới nhà nước. Bên cạnh đó cần có quy
hoạch, thiết kế và xây dựng lại các khu chợ dựa trên sự đánh giá tổng thể về biến đổi của
các điều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích
lịch sử và các cơng trình khác thuộc dự án quy hoạch chợ, đảm bảo việc thu gom, vận
chuyển chất thải rắn hợp vệ sinh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan
đô thị.
Thứ hai, tăng cường đầu tư tài chính cho quản lý chất thải rắn của chợ. Trước hết
cần sử dụng nguồn tài chính hợp lý nhằm trả lương cho cơng nhân vệ sinh, thu gom rác
thải phù hợp với môi trường lao động độc hại, ô nhiễm. Đồng thời, cần đầu tư tài chính


để mua sắm các loại phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn hợp vệ sinh nhằm
giảm thời gian và chi phí vận chuyển. Đặc biệt, chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh
vực xử lý chất thải rắn: nhà nước cần dành nhiều ưu đãi về tín dụng và tạo điều kiện cho
các dự án này tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Thu hút ngân sách nhà nước

nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến quản lý chất thải rắn, quản lý
hoạt động chợ. Đồng thời, để huy động nhiều nguồn lực hơn cho lĩnh vực này, cần thúc
đẩy hợp tác “công - tư”, hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân cho công tác quản lý chất
thải rắn; đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác quản lý chất thải rắn...
Thứ ba, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải rắn tại các chợ. Tăng cường
vai trò của hệ thống nhân lực bảo vệ môi trường tại các Ban quản lý, Hợp tác xã chợ, kiên
quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm: Các cơ quan quản lý cần kiểm tra, kiểm sốt được các
hàng hóa bày bán, nhập về có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng hạn sử dụng, đảm bảo
các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng. Đồng
thời, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ môi trường của Quận, Phường nhằm nâng
cao năng lực đánh giá, thẩm định các báo cáo về tác động môi trường do chất thải rắn từ
chợ gây ra và giải pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư xây dựng chợ.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý chất thải rắn tại các chợ. Cần xây
dựng các chính sách khuyến khích mọi người dân tham gia thu gom, phân loại và xử lý
chất thải rắn tại các chỗ, góp phần tích cực xây dựng văn minh đô thị, hiện đại. Đẩy mạnh
các hoạt động bảo vệ mơi trường thơng qua chính sách xây dựng nguồn hàng kinh doanh,
chính sách khuyến mãi như: Khơng nhập hàng không rõ xuất xứ, các mặt hàng không
thân thiện với môi trường, hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, hàng hóa khơng
đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, khuyến khích người
dân tiêu dùng các mặt hàng thân thiện mơi trường, hạn chế sử dụng các bao bì khơng thân
thiện với mơi trường….Đồng thời, có các chế tài, định chế tài chính, pháp luật nhằm hạn
chế nguồn thải chất thải rắn gây tác động đến các môi trường liên quan. Rà soát, đánh giá
hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong cơng tác quản lý mơi trường
của các Ban quản lý chợ, Hợp tác xã chợ hiện nay, từ đó, hồn thiện hệ thống chính sách,


pháp luật về mơi trường, đảm bảo hồn chỉnh, thống nhất và đồng bộ. Thể chế hóa các
quy định về quản lý chất thải rắn đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ
sở kinh doanh tại các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối phía Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu,
ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

tại chợ nhằm làm cơ sở để các chủ đầu tư áp dụng ngay trong quá trình đầu tư xây dựng
chợ. Đảm bảo nhận thức đúng, đủ việc cân đối hài hịa giữa bảo vệ mơi trường với phát
triển kinh tế và công bằng xã hội.
Thứ năm, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân. Dù có áp dụng cơng nghệ
xử lý nào, thì việc nâng cao nhận thức về chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng
cho cộng đồng là một nội dung không thể thiếu được. Công tác giảm phát sinh chất thải
rắn, thu gom hết chất thải phân loại rác thải từ nguồn là rất quan trọng, vì nguồn rác thải
đầu vào xử lý giảm đi, tách riêng từng loại vật liệu (nhất là các chất thải rắn vô cơ phải
được tách để xử lý riêng) sẽ là yếu tố quyết định của các sản phẩm đầu ra và khả năng tái
chế, tái sử dụng chất thải, làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các chất thải
độc hại, khó phân hủy lẫn trong chất thải chung. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hiểu
biết về vệ sinh môi trường cho tất cả các đối tượng từ quản lý và người tiêu dùng là rất
quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn tại các chợ của Quận Hoàng Mai.
Những kết quả đạt được từ luận văn là, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của
công tác quản lý chất thải rắn tại các chợ thuộc Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội dựa
trên những phân tích từ điều kiện kinh tế, xã hội của Quận. Từ kinh nghiệm quản lý chất
thải rắn của quốc tế, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp phù hợp với điều kiện của
Quận nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ các chợ thuộc Quận.
Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung nghiên cứu. Những
hạn chế mà đề tài chưa giải quyết được do phần lớn sử dụng số liệu thứ cấp mà chính
quyền địa phương và ban quản lý các chợ cung cấp trong các báo cáo, kế hoạch, quy
hoạch nên không tránh khỏi việc thiếu thông tin để phân tích ví dụ như nguồn tài chính
đầu tư cho việc thu gom chất thải rắn tại các chợ cũng chưa có nghiên cứu, tổng hợp nào
cụ thể. Một số giải pháp kỹ thuật tác giả chỉ nêu ra mà khơng mơ tả cụ thể vì giới hạn về


chuyên môn lĩnh vực nghiên cứu… Do vậy các giải pháp phải tồn diện và có sự phối
hợp tham gia của nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Tác giả chỉ tập trung vào giải pháp mà tại
các chợ có thể thực hiện và liên quan tới việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Tác giả mong nhận được những góp ý bổ sung thêm từ các nhà khoa học, thầy cô

giáo để luận văn hoàn thiện hơn.



×