Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.11 KB, 9 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng đã trải qua chặng đường
30 năm, với mốc đột phá vào năm 1986 trước hết là đổi mới chính sách đất đai nhằm phát
triển kinh tế. Từ đó đến nay, chính sách đất đai đã được liên tục đổi mới theo hướng ngày
càng đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng
đất được thể hiện thông qua Nghị quyết Trung ương 6 khố XI của Đảng và Nghị quyết
của Chính phủ về mảng cơng tác này. Vì thế có thể nói cơng tác này đóng vai trị vơ cùng
quan trọng. Đặc biệt Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật Đất đai 2013 đã có nhiều quy
định mới theo hướng các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước
bảo đảm thực hiện đã làm cho người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâm đầu tư,
phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Theo Luật đất đai 2013 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý. Trong giai đoạn hiện nay đất đai là một trong những vấn đề hết sức nóng bỏng và
ngày càng phức tạp, nhạy cảm. Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước có vai trò
rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công
bằng và ổn định kinh tế xã hội. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là GCN) là một trong những
nội dung quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai. Ý nghĩa của công tác này được thể
hiện qua việc xác lập được mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là chứng thư
pháp lý, là căn cứ quan trọng và là cơ sở để người sử dụng đất được đảm bảo khi thực hiện
các quyền năng với đất đai. Đồng thời nhà nước cũng quản lý đất đai một cách thống nhất và
phù hợp. Vì vậy, cấp GCN là vấn đề thiết yếu đòi hỏi các cấp phải tiến hành đồng bộ, kịp
thời và đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Vì nhiều lý do chủ quan lẫn
khách quan, cơng tác cấp GCN vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa được giải
quyết một cách thấu đáo, thời gian GCNQSD đất còn kéo dài, tỷ lệ tồn đọng GCN cịn lớn.
Chính vì vậy, năm 2012 Quốc hội ban hành Nghị Quyết số 30/2012/QH13 và ngày
04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về tập trung chỉ đạo và



tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp GCN và
được gia hạn đến hết năm 2015.
Thực hiện chỉ đạo của của Quốc hội và Thủ tướng chính phủ, hàng năm UBND
thành phố Hà Nội đều ban hành các Quyết định giao chỉ tiêu cấp GCN cho các quận
huyện và các Công ty Nhà trên địa bàn. Năm 2016, là năm Thành phố Hà Nội đẩy mạnh
cơng tác cải cách hành chính về mọi mặt và mọi lĩnh vực của công tác quản lý Nhà nước,
đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Ngày 17/5/2016, UBND thành
phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về các nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh
tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó nêu rõ mục tiêu chung là xác
định công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nhiệm vụ trọng tâm trong
năm 2016 và năm 2017 để phấn đấu đến năm 2016 hồn thành cơng tác cấp đổi, cấp lại
GCNQSD đất nông nghiệp sau dồn điển đổi thửa và đến hết tháng 6/2017 cơ bản hồn
thành cơng tác cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
Thanh Trì là huyện nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, có vị trí về kinh tế đặc
biệt quan trọng với thủ đơ nên chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa nhanh và mạnh.
Trong nhiều năm qua nhu cầu về đất đai trên địa bàn huyện liên tục biến động, trong khi
đó vấn đề quản lý sử dụng đất trên tồn huyện vẫn đang cịn hạn chế. Việc cấp GCN của
huyện Thanh Trì trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn cịn nhiều
bất cập, thách thức nảy sinh cần giải quyết. Công tác cấp GCN đất của huyện Thanh Trì
ln được coi là nhiệm vụ trọng tâm của UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi
trường. Tuy nhiên thời gian thẩm định hồ sơ để cấp GCN đất trên địa bàn huyện còn kéo
dài, người sử dụng đất phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ.
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong cơng tác cấp GCN địi hỏi cần phải
nghiên cứu và nhìn nhận lại cơng tác cấp GCN trên địa bàn huyện để hồn thiện cơng tác
này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cấp GCN, là một chuyên viên của phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Thanh Trì tôi đã lựa chọn đề tài: “Công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất



trên địa bàn huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Luận văn bao gồm các nội dung chính như sau:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Luận văn làm rõ các khái niệm gồm: Quyền sử dụng, quyền sử dụng đất, Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích:
Sự cần thiết phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất., trình tự, thủ tục công
tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất
đối với hộ gia đình, cá nhân; các quy định về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, Hệ thống các văn bản pháp luật về
công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền
với đất
Theo nghiên cứu của tác giả, nội dung của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ của công dân., Thầm định hồ sơ, Thu nhận và hồn
thành các nghĩa vụ tài chính cho cơng dân, In Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất., trao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân.
Bộ máy của chính quyền cấp quận, huyện thực hiện cơng tác Cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất bao gồm: Lãnh đạo UBND quận, huyện; Phịng Tài ngun và
Mơi trường quận huyện, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội tại quận, huyện
và UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất gồm: lãnh đạo UBND xã phường thị trấn;
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, cán bộ địa chính xã phường thị trấn.
Luận căn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là:


Yếu tố chủ quan bao gồm: Yếu tố nhân lực trong bộ máy thực hiện công tác cấp
GCN QSD đất, Yếu tố kỹ thuật gồm: Công tác quy hoạch, Công tác điều tra, đo đạc lập
bản đồ địa chính; chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ.

Yếu tố khách quan bao gồm: Kinh phí, Các khoản thu tài chính, Các văn bản pháp
luật và chính sách nhà nước, Ý thức chấp hành của người sử dụng đất.
Tại Chương 1, thông qua việc khái quát cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; luận văn đã đưa ra góc nhìn tổng quát, toàn diện
về quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam và
thành phố Hà Nội hiện nay.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ
Tại chương 2, luận văn giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
huyện Thanh Trì, trong đó đánh giá những đặc thù ảnh hưởng đến công tác quản lý đất
đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phần tiếp theo luận văn nêu về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện
Thanh Trì và Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Thanh Trì.
Thực trạng quản lý đất đai của chính quyền thể hiện ở các nội dung: Ban hành các
văn bản về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Thực hiện công
tác Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Thực hiện Công tác đăng ký quyền sử dụng
đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thực hiện
công tác thống kê, kiểm kê đất đai; Thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện


Thanh Trì được đánh giá qua: Thực trạng bộ máy thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì và Trình tự, thủ tục công nhận quyền sử
dụng đất và cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện
Thanh Trì

Thực trạng bộ máy thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện Thanh Trì:
Về bộ máy chính quyền huyện: Hệ thống lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì bao
gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch; trong đó 01 Phó Chủ tịch được phân cơng chun
trách về lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai. Các phòng ban chức năng liên quan đến công
tác cấp GCN QSD đất gồm: Phịng Tài ngun&Mơi trường huyện Thanh Trì và Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thanh Trì. Phịng Tài ngun&Mơi
trường huyện Thanh Trì hiện có 13 người trong đó có: 10 cơng chức và 03 cán bộ hợp
đồng.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thanh Trì hiện có 18 người
bao gồm 7 viên chức và 11 cán bộ hợp đồng. Tất cả đều có trình độ Đại học chun
ngành quản lý đất đai.
Về bộ máy chính quyền các xã: Huyện Thanh Trì có 15 xã và 01 thị trấn được
phân loại theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 gồm: 05 xã, thị trấn loại
1 là: thị trấn Văn Điển, xã Tân Triều, xã Tả Thanh Oai, xã Vĩnh Quỳnh, xã Tam Hiệp. Cơ
cấu UBND gồm: 01 Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch; 09 xã loại 2 là: xã Đơng Mỹ, xã Vạn
Phúc, xã Ngọc Hồi, xã Hữu Hịa, xã Đại Áng, xã Thanh Liệt, xã Ngũ Hiệp, xã Tứ Hiệp,
xã Liên Ninh và 02 xã loại 3 là: xã Yên Mỹ, xã Duyên Hà với cơ cấu UBND gồm: 01
Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch
Trình tự, thủ tục công nhận quyền sử dụng đất và cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu
nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì theo đánh giá so sánh là thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật


Luận văn đưa ra các số liệu về kết quả công tác cấp GCN tại địa bàn huyện (đối
với từng xã, thị trấn) tính đến tháng 10/2016 làm cơ sở đánh giá ưu diểm, hạn chế và các
nguyên nhân gây ra tồn tại hạn chế:
Tổng số thửa đất cần cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện là 45.832 thửa, tính
đến tháng 10/2016 đã cấp được 38.257 Giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 83,4%.
Số lượng thửa đất còn lại chưa được cấp GCN là 7.575 thửa, chiếm tỷ lệ 16,6%.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cấp GCN QSDĐ nêu trên thể hiện công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì được thực hiện khá tốt.
Tổng số thửa đất chưa cấp Giấy chứng nhận là: 7.575 thửa đất. Trong đó: Tổng số
thửa đất đã kê khai đăng ký hồ sơ tại xã chưa được cấp Giấy chứng nhận là 5.770 thửa, chiếm
tỷ lệ 76,2% số lượng thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Tổng số thửa đất chưa kê khai
đăng ký hồ sơ là 1.805 thửa, chiếm tỷ lệ 23,8% số lượng thửa đất chưa được cấp giấy
chứng nhận.
Đánh giá về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,
tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội
Ưu điểm:
Bộ máy quản lý thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội
được bố trí hợp lý, đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Thanh Trì được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Hệ thống chính trị của huyện cũng vào cuộc sát sao và có những chỉ đạo, biện
pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất.
Các khó khăn vướng mắc tồn đọng và nguyên nhân
Qua báo cáo tổng hợp của các xã, thị trấn; 5.770 thửa đất đã thực hiện kê khai đăng
ký hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được tổng hợp và lưu trữ do hồ sơ chưa đủ
điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định còn


những tồn lại, vướng mắc cụ thể do các nguyên nhân như sau:
a. Đất sử dụng có nguồn gốc lấn, chiếm: 742 thửa chiếm tỷ lệ 12,8% (so với 5.770
trường hợp chưa cấp GCN QSD đất); bao gồm các trường hợp: Đất giáp khu dân cư đã
xây dựng nhà ở có nguồn gốc là đất nơng nghiệp; đất giáp đường đi để mở đường
b. Đất có nguồn gốc giao trái thẩm quyền 1.563 thửa chiếm tỷ lệ 27%; gồm các
trường hợp: Đất dịch vụ giao trái thẩm quyền, Đất có nguồn gốc được thôn, xã, Hội
người cao tuổi giao bán trái thẩm quyền, Đất có nguồn gốc được Ủy ban nhân dân cấp xã

giao trái thẩm quyền với mục đích chạy lở tại Duyên Hà,
c. Chuyển mục đích sai quy định trên đất 5%, 10%, đất nông nghiệp giao theo
Nghị định 64/CP và trên đất vườn ao liền kề: 688 thửa, chiếm tỷ lệ 11,9%;
d. Đất còn vướng mắc do không phù hợp với quy hoạch, nằm trong dự án đã có
thơng báo thu hồi đất nhưng q hạn 03 năm chưa có Quyết định thu hồi đất: 620 thửa,
chiếm tỷ lệ 10,7%: Đất có nguồn gốc hợp pháp trong khu Dự án, Đất vướng mắc do
không phù hợp với quy hoạch, Đất nằm trong dự án đã có thơng báo thu hồi đất nhưng
quá hạn 03 năm chưa có Quyết định thu hồi đất:
e. Tranh chấp, khiếu kiện: 531 thửa, chiếm tỷ lệ 9,2%:
g. Do chia tách thửa đất không phù hợp với quy định: 60 thửa chiếm tỷ lệ 1%:
h. Do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận sau ngày
01/7/2014: 3 thửa chiếm tỷ lệ 0,05%:
i. Chưa hoàn thành thủ tục mua nhà thuộc sở hữu nhà nước: 179 thửa chiếm tỷ lệ
3,1%:
j. Lý do khác (mất giấy tờ chưa thực hiện các thủ tục khai báo theo quy định, Người
sử dụng đất khơng nhất trí với nội dung cấp Giấy chứng nhận (nộp tiền sử dụng đất, hạn
mức đất ở…): 1287 thửa chiếm tỷ lệ 22,6%
Các tồn tại nêu trên được phân tích do các nguyên nhân gồm:
Nguyên nhân khách quan bao gồm: Chính sách pháp luật nói chung cịn nhiều bất
cập, Do quy hoạch của các cấp trên địa bàn còn chồng chéo, quy hoạch treo, dự án chậm
triển khai còn nhiều, Nguyên nhân do phía người sử dụng đất.
Nguyên nhân chủ quan bao gồm: Do cán bộ thẩm định, lập hồ sơ cấp giấy còn


chưa giỏi chuyên môn, xử lý chưa linh hoạt kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ cấp
GCNQSD đất, Do công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện các thời kỳ trước
cịn bng lỏng nên hồ sơ địa chính và các hồ sơ làm căn cứ đê cấp GCN QSD đất là
không đầy đủ.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRONG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG

NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Phương hướng, biện pháp chung
2. Một số giải pháp hoàn thiện cụ thể
3 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
a. Giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ công tác cấp GCN: Áp dụng cơng nghệ hóa thơng
tin trong lưu trữ, cập nhật dữ liệu quản lý, sử dụng đất, công cụ đo đạc; Hồn thiện cơng
tác lập hồ sơ địa chính, Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy và con người trong công
tác cấp GCNQSD đất.
b. Giải pháp về tài chính cho cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
Kiến nghị:
Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.


KẾT LUẬN
Qua những lý luận, thống kê; luận văn đã xác định công tác cấp GCN QSD đất
trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội được thực hiện khá tốt, đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại nhiều trường hợp chưa hồn thành làm
ảnh hưởng đến kế hoạch hồn thành cơng tác cấp GCN QSD đất trong năm 2017. Việc
đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp GCN QSD đất trên địa bàn huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung là một việc làm thực sự
cấp thiết cho xã hội, Nhà nước và người dân. Luận văn đã đánh giá phân tích được các
nguyên nhân gây tồn tại trong công tác cấp GCN QSD đất trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Từ đó luận văn đã đề xuất được các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSD
đất trên địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng và có ý nghĩa thực tiễn cho cơng tác cấp GCN
QSD đất nói chung. Bên cạnh đó luận văn đã có kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hoàn
thiện thêm hệ thống pháp luật trong công tác cấp GCN QSD đất; điều chỉnh một số nội
dung chưa thống nhất tại các văn bản.




×