Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại bệnh viện chợ rẫy và bệnh viện bình dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 107 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

CAO VĨNH DUY

ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG,
VẾT THƯƠNG TINH HỒN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
VÀ BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Chuyên ngành: Ngoại khoa (Ngoại - Niệu)
Mã số: 8720104

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ HỒNG THỊNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu


và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Cao Vĩnh Duy

.


.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Thuật ngữ Anh Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1 Sơ lược về giải phẫu bìu, tinh hồn và chức năng của tinh hồn..................... 3
1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chấn thương, vết thương tinh hoàn .........10
1.3 Thương tổn giải phẫu bệnh ............................................................................12
1.4 Phân độ tổn thương tinh hoàn theo hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ................12
1.5 Chẩn đoán chấn thương, vết thương tinh hoàn ..............................................13
1.6 Điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn ...................................................15

1.7 Một số báo cáo về tổn thương tinh hoàn ........................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24
2.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................24
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24
Chương 3: KẾT QUẢ ........................................................................................31
3.1 Các thông tin chung .......................................................................................31

.


.

3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị ..............................32
3.3 Các mối liên quan của tổn thương tinh hoàn .................................................41
Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................47
4.1 Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu ..............................................................47
4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết
thương tinh hoàn ........................................................................................49
4.3 Đánh giá các mối liên quan với tổn thương tinh hoàn ...................................64
KẾT LUẬN .........................................................................................................67
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................69
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Bản thu thập số liệu
Phụ lục 2: Một số hình ảnh siêu âm về chấn thương tinh hoàn
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân

.


.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BV

Bệnh viện

KTC

Khoảng tin cậy

TB

Trung bình

TH

Trường hợp

TNGT

Tai nạn giao thơng

TNLĐ

Tai nạn lao động


.


.

THUẬT NGỮ ANH VIỆT
- The American Association for the Surgery of Trauma (AAST): Hiệp hội
chấn thương Hoa Kỳ
- Hemoglobin (Hb): Huyết sắc tố
- Magnetic resonance imaging (MRI): Chụp cộng hưởng từ
- Multislice Computed Tomography (MSCT): Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt
- Standard Deviation (SD): Độ lệnh chuẩn

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Triệu chứng lâm sàng chấn thương tinh hoàn ............................... 33
Bảng 3.2: Triệu chứng lâm sàng của vết thương tinh hoàn ............................ 34
Bảng 3.3: Mức độ mất máu của vết thương tinh hoàn .................................... 34
Bảng 3.4: Vị trí tổn thương tinh hồn ............................................................. 34
Bảng 3.5: Kết quả chẩn đốn siêu âm của chấn thương tinh hồn ................. 35
Bảng 3.6: Tổn thương phối hợp của chấn thương tinh hoàn .......................... 35
Bảng 3.7: Tổn thương phối hợp của vết thương tinh hoàn ............................. 36
Bảng 3.8: Phân độ tổn thương tinh hồn theo từng chẩn đốn ....................... 36
Bảng 3.9: Phân độ tổn thương tinh hoàn theo Bệnh viện ............................... 37
Bảng 3.10: Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc được phẫu thuật .................... 37

Bảng 3.11: Cách thức điều trị theo chẩn đoán ................................................ 38
Bảng 3.12: Cách thức điều trị theo phân độ tổn thương ................................. 38
Bảng 3.13: Cách thức điều trị nội khoa trong chấn thương tinh hoàn ............ 39
Bảng 3.14: Cách thức điều trị ngoại khoa theo chẩn đoán ............................. 39
Bảng 3.15: Cách thức điều trị ngoại khoa theo phân độ tổn thương .............. 40
Bảng 3.16: Thời gian nằm viện điều trị .......................................................... 40
Bảng 3.17: Biến chứng sớm của phẫu thuật ................................................... 41
Bảng 3.18: Liên quan giữa tuổi với tổn thương tinh hoàn .............................. 41
Bảng 3.19: Liên quan giữa nguyên nhân với phân độ vết thương tinh hoàn .. 42
Bảng 3.20: Liên quan giữa nguyên nhân với phân độ chấn thương ............... 42
Bảng 3.21: Liên quan giữa mức độ mất máu và phân độ vết thương ............. 43

.


.

Bảng 3.22: Liên quan giữa thời gian nhập viện đến lúc phẫu thuật với phân độ
tổn thương tinh hoàn ............................................................................... 44
Bảng 3.23: Liên quan giữa thời gian nằm viện với phân độ tổn thương ........ 45
Bảng 4.24: So sánh tuổi bệnh nhân của một số tác giả ................................... 48
Bảng 4.25: So sánh phân loại chẩn đốn tổn thương tinh hồn ...................... 48
Bảng 4.26: So sánh nguyên nhân chấn thương tinh hoàn với một số tác giả ..... 50
Bảng 4.27: So sánh giá trị của siêu âm trong chẩn đoán vỡ tinh hoàn ........... 54
Bảng 4.28: So sánh phân độ tổn thương theo AAST với một số tác giả ........ 56
Bảng 4.29: So sánh kết quả phẫu thuật của một số tác giả về vết thương ...... 60

.



.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân ..................................................................... 31
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................ 31
Biểu đồ 3.3: Phân loại chẩn đốn tổn thương tinh hoàn ................................. 32
Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân chấn thương tinh hoàn.......................................... 32
Biểu đồ 3.5: Nguyên nhân vết thương tinh hoàn ............................................ 33

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Thiết đồ cắt dọc qua cơ quan sinh dục nam ...................................... 3
Hình 1.2: Các lớp bìu ........................................................................................ 4
Hình 1.3: Giản đồ tinh hồn .............................................................................. 5
Hình 1.4: Hệ thống mạch máu tinh hoàn, mào tinh .......................................... 7

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương nói chung là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6 trên
thế giới, hằng năm có khoảng 5 triệu người chết và gây tàn phế cho hàng triệu

người. Trong đó chấn thương tiết niệu sinh dục chiếm 10% các loại chấn
thương, 1/3 đến 2/3 là thương tổn cơ quan sinh dục ngoài trong các tổn
thương tiết niệu sinh dục [37], [48]. Riêng chấn thương bìu, tinh hồn có tỉ lệ
nhỏ hơn 1% tất cả các loại chấn thương, tuổi thường gặp nhất là 15-40 tuổi, là
một chấn thương khơng phổ biến do tính di động, độ đàn hồi và vị trí giải phẫu,
tinh hồn ln được bảo vậy tốt khỏi thương tích [16], [23].
Chấn thương tinh hoàn chiếm khoảng 75% các tổn thương tinh hoàn,
nguyên nhân chấn thương tinh hoàn thường gặp nhất là do ẩu đả và chấn
thương trong thể thao, tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động (TNLĐ).
Trong khi những trường hợp cịn lại là vết thương tinh hồn, ngun nhân chủ
yếu do hỏa khí, ít hơn là do vết đâm, cuộc tấn cơng của động vật và tự cắt
[12].
Việc chẩn đốn một chấn thương, vết thương tinh hoàn chủ yếu dựa
vào bệnh sử, dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Siêu âm là phương tiện hữu
ích để đánh giá sự tồn vẹn và tình trạng mạch máu tinh hồn. Siêu âm có độ
nhạy và đặc hiệu từ 50-100% và từ 58-97% tùy theo từng loại tổn thương của
bìu, tinh hồn [25], [52]. Tuy nhiên siêu âm có độ dương tính giả và âm tính
giả khá cao từ 56% đến 94%. Nên một chẩn đoán xác định chấn thương, vết
thương tinh hồn chỉ được thực hiện trong phịng mổ qua phẫu thuật thám sát
[12].
Điều trị một chấn thương, vết thương tinh hồn đa phần là phẫu thuật
thám sát, tùy theo tình trạng chấn thương mà xử trí thích hợp, điều trị nội

.


.

khoa chỉ trong một số trường hợp đã chẩn đoán xác định là thể nhẹ, tụ máu
chỉ khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần [12], [40], [48].

Tại Việt Nam đã có một số thống kê về chấn thương, vết thương tinh
hoàn. Tuy nhiên những thống kê này đã lâu hoặc số liệu rất ít. Riêng bệnh
viện Chợ Rẫy có một cơng trình nghiên cứu từ năm 2001 về chấn thương và
vết thương bộ phận sinh dục ngồi trong đó báo cáo chỉ 13 trường hợp tổn
thương tinh hồn [7]. Tại Bệnh viện Bình Dân, một báo cáo năm 1988 trong
27 năm (1955-1982) chỉ ghi nhận 9 trường hợp vết thương tinh hồn do hỏa
khí [3]. Vì vậy cần có một nghiên cứu tổng kết với số liệu lớn hơn để đánh
nguyên nhân thường gặp cũng như chỉ định điều trị của từng thể chấn thương,
vết thương tinh hồn. Cho nên chúng tơi quyết định tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại Bệnh
viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân” với câu hỏi nghiên cứu sau:
Tình hình chẩn đốn và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại
Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân như thế nào? Để trả lời cho câu
hỏi này, chúng tôi đưa ra các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong chấn thương, vết
thương tinh hoàn.
2. Đánh giá kết quả điều trị trong chấn thương, vết thương tinh hoàn theo
phân độ của hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ (AAST).

.


.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về giải phẫu bìu, tinh hồn và chức năng của tinh hồn

1.1.1 Giải phẫu thường
Cơ quan sinh dục nam gồm tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống
phóng tinh, túi tinh, thừng tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo và các cơ quan sinh
dục ngồi như: dương vật, niệu đạo nam và bìu [8].

Hình 1.1: Thiết đồ cắt dọc qua cơ quan sinh dục nam
“Nguồn: Mulhall JP (2017), Atlas of office based andrology procedures,
Springer International Publishing” [41]
1.1.1.1Bìu
Bìu là một túi do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hoàn, mào tinh và
một phần thừng tinh. Thường bìu trái lớn hơn và sa xuống thấp hơn bìu phải.
Giữa 2 bìu là một vách sợi.
Cấu tạo: gồm 7 lớp


Da bìu mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang, ở giữa có đường giữa bìu

.


.



Lớp cơ bám da bìu



Mơ liên kết dưới da




Lớp mạc nơng (Dartos)



Lớp cơ nâng bìu: tạo thành từ cơ chéo trong trĩu xuống trong quá trình
đi xuống của bìu, giúp nâng tinh hoàn (bên ngoài là mạc tinh ngoài do
cân cơ chéo ngoài tạo thành)



Lớp mạc sâu (mạc tinh trong): là một phần mạc ngang, qua lỗ sâu của
ống bẹn xuống bao bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn



Bao tinh hoàn (tinh mạc): tạo nên do phúc mạc bị lơi xuống trong q
trình đi xuống từ tinh hồn, gốm 2 lá: lá thành và lá tạng.

Hình 1.2: Các lớp bìu
“Nguồn: Netter FH (2007), Atlas Giải phẫu người, Vietnamese Edition, NXB
Y Học 2007” [5].
Thần kinh, mạch máu:
o Động mạch:

.


.


 Động mạch nông: các nhánh tách từ động mạch thẹn ngồi và
động mạch đáy chậu nơng.
 Động mạch sâu: do các nhánh của động mạch thừng tinh cung
cấp
o Tĩnh mạch:
 Tĩnh mạch bìu trước đổ về tĩnh mạch đùi
 Tĩnh mạch bìu sau đổ về tĩnh mạch chậu trong
o Thần kinh
 Thần kinh bìu trước: tách ra từ các nhánh chậu bẹn
 Thần kinh bìu sau: tách ra từ các nhánh đáy chậu của thần kinh
thẹn
o Bạch mạch:
 Bạch mạch của bìu đổ về chuỗi hạch bẹn nơng
1.1.1.2 Tinh hoàn
Tinh hoàn là một tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết, vừa tiết tinh trùng
vừa tiết ra các hormon sinh dục làm cho người có những đặc điểm nam tính
phụ

Hình 1.3: Giản đồ tinh hoàn
“Nguồn: Netter FH (2007), Atlas Giải phẫu người, NXB Y Học 2007” [5].

.


.

o Hình thể:
 Tinh hồn nằm trong bìu, bên trái to và xuống thấp hơn bên phải.
 Hình trịn, hơi dẹt, màu trắng xanh, mặt nhẵn, trục hơi chếch

xuống dưới và ra sau. Nặng 20 gram, dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm
 Bao trắng (tunica albuginea) bao xung quanh tinh hồn, có tác
dụng duy trì hình thái và cầm máu khi chấn thương chảy máu nhẹ,
khả năng chịu đựng lực của bao này có thể lên đến 50 kg (500N)
 Cực trên có mấu phụ tinh hồn và cực dưới có dây bìu
o Hình thể trong
 Tinh hồn được chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 400 tiểu
thùy) bởi các vách đi từ mạch trong của lớp trắng và hội tụ về
một chỗ gọi là trung thất tinh hồn ở góc trên sau của tinh hồn.
 Mỗi tiểu thùy có 2-4 ống sinh tinh xoắn. Mỗi ống dài 0,7 m và
chính các ống này sản xuất ra tinh trùng đổ vào các ống sinh tinh
thẳng chạy từ đầu mỗi tiểu thùy đến lưới tinh hoàn nằm ở phần
dưới của trung thất tinh hoàn.
 Từ lưới tinh tách ra độ 12-15 ống nhỏ gọi là ống xuất
o Mạch máu:
 Động mạch chính là động mạch tinh hoàn, xuất phát từ động
mạch chủ bụng ngay dưới cuống thận, chạy dọc theo dây tinh để
vào tinh hồn. Tại tinh hồn cịn có thêm các động mạch khác từ
động mạch chậu trong và các nhánh sau.
1.1.1.3 Mào tinh
Mào tinh có dạng chữ C, gồm đầu, thân và đuôi chạy dọc theo đầu trên
và sau của tinh hoàn. Đầu mào tinh úp vào tinh hoàn như một cái mũ, thân
khơng dính vào tinh hồn, đi dính vào tinh hoàn bằng các sợi thớ.

.


.

1.1.1.4 Ống dẫn tinh

Đi từ đuôi mào tinh đến lồi tinh, màu trắng sáng, dài 30 cm, đường
kính lịng ống khoảng 0.5 cm

Hình 1.4: Hệ thống mạch máu tinh hồn, mào tinh
“Nguồn: Mulhall JP (2017), Atlas of office based andrology procedures,
Springer International Publishing” [41]
1.1.2 Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn có hai chức năng, chức năng ngoại tiết là sản sinh tinh trùng,
chức năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron
[2], [4].
1.1.2.1 Chức năng sản sinh tinh trùng
Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất các ống sinh tinh trong suốt
đời sống sinh dục của nam giới. Dưới tác dụng của hormon hướng dục
tuyến n từ khi dậy thì tinh hồn bắt đầu sản sinh tinh trùng, chức

.


.

năng này được duy trì trong suốt cuộc đời. Mỗi ngày có khoảng 100
triệu đến 200 triệu tinh trùng được tạo ra.
Khi trưởng thành các tinh nguyên bào biến thành tinh bào bậc 1.
Mỗi tinh bào 1 sẽ gián phân giảm nhiễm qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1
tạo ra 2 tinh bào bậc 2, giai đoạn 2 cho ra 4 tinh tử. Mỗi tinh tử có 22
nhiễm sắc thể cơ thể và 1 nhiễm sắc thể giới tính, có thể là X hay Y.
Tinh tử khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng. Khi một tinh nguyên bào
phân chia và trưởng thành, con cháu của nó vẫn cịn nối với nhau bởi
những cầu bào tương cho đến giai đoạn cuối cùng của tinh tử. Nhờ thể
đảm bảo tính đồng bộ của mỗi clôn tế bào mầm. Tức là tinh tử của cùng

một clơn thì xuất hiện cùng một lúc. Theo ước tính, mỗi tinh nguyên
bào sẽ cho ra khoảng 512 tinh tử. Quá trình biến đổi tinh tử thành tinh
trùng được gọi là quá trình sinh tinh trùng. Trong quá tình này nhân
tinh tử được cơ đặc, bào tương co lại, hình thành thể cực đầu và phát
triển đi. Tinh trùng được hình thành sẽ bị đẩy về phía lịng ống sinh
tinh bởi một quá trình gọi là sự di chuyển của tinh trùng. Trong quá
trình này hầu hết bào tương của tinh trùng được vùi trong bào tương
của tế bào Sertoli. Ở người từ một tế bào mầm nguyên thủy phải mất 74
ngày mới cho ra được tinh trùng trưởng thành.
1.1.3.2 Chức năng nội tiết của tinh hoàn
Tinh hoàn bài tiết một số hormon sinh dục nam thường được gọi
bằng một cái tên chung là androgen. Các hormon này bao gồm
testosteron, dihyrotestosteron và androstenedion trong đó testosteron
được coi là hormon qua trọng nhất của tinh hoàn.
Testosteron là một hợp chất steroid có 19 carbon với gốc OH ở
vị trí 17, được sinh tổng hợp từ cholesterol trong tế bào Leydig. Những
tế bào này nằm ở khoảng kẽ giữa các ống sinh tinh và chiếm 20% tổng

.


.

khối lượng tinh hồn. Tế bào Leydig hầu như khơng có mặt ở tinh hồn
trẻ em nam do đó ở thời kỳ này tinh hồn khơng bài tiết testosteron.
Nhưng trong thời kỳ bào thai vài tháng đầu ở trẻ trai mới sinh và nam
giới kể từ tuổi dạy thì thì tinh hoàn bài tiết nhiều testosteron.
Lượng testosteron được bài tiết ở người đàn ơng bình thường là 4 mg
đến 9 mg/ngày. 98% testosteron trong huyết tương gắn với protein bao
gồm 65% gắn với một b-globulin gọi là globulin gắn steroid của tuyến

sinh sản và 33% gắn với albumin. Nồng độ testosteron (tự do và kết
hợp) ở người đàn ông trưởng thành là 525ng/100ml (18,2nmol/l). Hầu
hết testosteron lưu hành được biến đổi thành các 17-ketosteroit và được
bài tiết trong nước tiểu.
Tác dụng của testosteron:
Trong thời kỳ bào thai: Kích thích phát triển đường sinh dục
ngoài của bào thai theo kiểu nam như tạo dương vật, tuyến tiền liệt, túi
tinh và đường dẫn tinh. Kích thích đưa tinh hồn từ bụng xuống bìu.
Tinh hồn thường di chuyển xuống bìu vào khoảng 2-3 tháng cuối của
thai kỳ. Nếu khơng đủ testosteron, tinh hồn vẫn nằm trong ổ bụng sẽ
khó sản sinh tinh trùng.
Xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi
dậy thì bao gồm phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường
dẫn tinh, mọc lông mu, lơng nách, mọc râu, gây hói đầu, giọng nói trầm
do thanh quản mở rộng, da dày thô, mọc trứng cá.
Testosteron kích thích hình thành tinh ngun bào và kích thích
sự phân chia giảm nhiễm lần thứ 2 từ tinh bào bậc 2 thành tinh tử. Kích
thích tổng hợp protein và bài tiết dịch của tế bào Sertoli.
Do tác động đồng hóa protein của testosteron, khối cơ tồn cơ
thể có thể tăng 50% so với nữ. Tăng lắng động protein ở da làm da dày

.


0.

hơn, phì đại niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh làm giọng nói
trầm hơn nữ.
Lượng testosteron được bài tiết hằng ngày ở tuổi thiếu niên và
thanh niên chuyển hóa cơ bản tăng từ 5-10% so với khơng có tác dụng

của testosteron. Đơi khi có thể tăng lên 15%.
Ngồi ra testosteron còn tăng số lượng hồng cầu trong 1mm3
máu khoảng 20%. Testosteron làm tăng nhẹ tái hấp thụ ion Natri ở ống
lượn xa.
1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chấn thương, vết thương tinh hoàn
Nguyên nhân của chấn thương tinh hoàn đa phần do ẩu đả, chấn thương
trong thể thao và tai nạn giao thông. Cơ chế chấn thương do đụng, dập trực
tiếp đẩy tinh hồn về phía xương mu gây ra tổn thương tinh hoàn. Một nghiên
cứu đã chứng minh rằng một lực tác động 50kg đủ để gây vỡ tinh hoàn [48].
Nguy cơ vỡ tinh hoàn sau chấn thương bìu-tinh hồn chiếm tỉ lệ cao khoảng
50%. Đa số là chấn thương một bên, có khoảng 1.5% chấn thương hai bên
[12], [13], [48].
1.2.1 Nguyên nhân chấn thương tinh hoàn
Buckley và cộng sự (2006) báo cáo 65 trường hợp trong đó có 33% do
ẩu đả, 22% do tai nạn giao thông, 8,5% do hoạt động thể thao [15]. Theo
nghiên cứu của Lee và cộng sự (2007) trong 98 trường hợp chấn thương bìu
do ẩu đả chiếm 42% trường hợp, do hoạt động thể thao 26% trường hợp, do
tai nạn giao thông 12% trường hợp, do rơi từ trên cao xuống 12% trường hợp,
7% trường hợp không rõ nguyên nhân do bệnh nhân qua say, 1% trường hợp
máu tụ bìu sau phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn tinh [34]. Một nghiên cứu khác của
Dalton và cộng sự (2014) trên 27 bệnh nhân, có 59% trường hợp do hoạt động
thể thao, 22% trường họp do ẩu đả, 11% trường hợp do rơi từ trên cao, 4%
trường hợp do tai nạn giao thông, và 4% do tai nạn lao động [22]. Năm 2016

.


1.

Tahtali và cộng sự nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy đa phần chấn thương

tinh hoàn do ẩu đả và chấn thương trong thể thao lần lượt chiếm 43% và
37,5% các nguyên nhân gây tổn thương [49]. Chấn thương tinh hồn do tai
nạn giao thơng, theo nghiên cứu của Terrier và cộng sự (2017) chấn thương
tinh hoàn đa phần xảy ra ở người đi xe gắn máy 170/219, đi xe đạp 34/219, có
11 trường hợp đi xe ơ tơ, 4 trường hợp đi bộ [51]. Còn theo nghiên cứu của
Hammad và cộng sự (2010) ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong
1008 trường hợp tai nạn giao thơng, khơng có trường hợp chấn thương tinh
hồn nào được ghi nhận [27]. Tại bệnh viện Bình Dân từ 1955-1982, theo
Ngơ Gia Hy có 10 trường hợp do tai nạn giao thơng [3]. Như vậy ngun
nhân chấn thương tinh hồn ở các nghiên cứu trên là khác nhau, có nghiên
cứu nguyên nhân chủ yếu do ẩu đả, nghiên cứu khác nguyên lại chủ yếu lại do
hoạt động thể thao. Sự khác biệt này có thể là do tình hình xã hội và tình hình
hoạt động thể thao của mỗi nước là khác nhau.
1.2.2 Nguyên nhân vết thương tinh hoàn
Đối với vết thương tinh hoàn nguyên nhân đa phần do hỏa khí gây ra, ít
hơn là do vết đâm, cuộc tấn cơng của động vật và tự cắt. Có khoảng 30% vết
thương cả 2 bên tinh hồn. Vết thương bìu-tinh hồn (80%) thường kèm theo
các vết thương ở vùng lân cận như đùi, dương vật, đáy chậu, bàng quang, niệu
đạo và mạch máu đùi [12], [48]. Phonsombat và cộng sự (2008) báo cáo 47
trường hợp trong đó có 51% trường hợp do súng ngắn (hỏa khí), 46% do dao
kéo (bạch khí) và 2% do bị động vật cắn [47]. Theo Churukanti và cộng sự
(2016) trong 23 trường hợp có 70% do bị tấn công bằng súng ngắn, 11% do tự
gây ra hay tự sát, 3% do động vật cắn [20]. Còn theo Lee và cộng sự (2007)
trong 98 trường hợp tổn thương bìu, chỉ có 1 trường hợp là vết thương do
cành cây đâm vào tinh hoàn khi té cây [34]. Tại bệnh viện Bình Dân từ 19551982, Ngơ Gia Hy (1988) báo cáo có 9 trường hợp do hỏa khí [3].

.


2.


1.3 Thương tổn giải phẫu bệnh
Thương tổn giải phẫu bệnh được chia thành các dạng sau [1], [3]:
o Tụ máu ở nông, giữa da và các lớp mô sợi của bìu.
o Tụ máu ở sâu, giữa các lớp mơ sợi và các lớp thanh mạc: xuất huyết
nhiều kết hợp với phù nề có thể gây tụ máu, tiến triển đến mưng mủ,
viêm, áp xe bìu-tinh hồn.
o Tụ máu trong bao trắng: những chấn thương ở mức độ vừa gây tụ
máu trong bao trắng, có thể tự cầm hoặc khơng tự cầm gây hoại tử
tinh hoàn.
o Thương tổn dập nát tinh hoàn, mào tinh hoàn: đây là một dạng nặng
của chấn thương tinh hồn với bìu đầy máu cục, có thể kèm với da
bìu và bao tinh hồn rách tung, thốt tinh hoàn ra ngoài, diễn tiến
thường trầm trọng dẫn đến teo tinh hoàn.
o Thương tổn kết hợp xoắn tinh hoàn: mặc dù tinh hồn có thể khơng
vỡ nhưng đây là dạng tổn thương nặng, đưa đến hoại tử tinh hoàn
nếu không điều trị kịp thời.
1.4 Phân độ tổn thương tinh hoàn theo hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ
Hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ phân chia mức độ của tổn thương tinh
hồn như sau[39]:
Độ I: Tinh hồn bầm tím hoặc tụ máu.
Độ II: Rách bao trắng tinh hoàn dưới lâm sàng.
Độ III: Rách bao trắng tinh hồn kèm theo mất ít hơn 50% chủ
mơ tinh hồn.
Độ IV: Vết rách lớn của bao trắng tinh hồn kèm theo mất từ
50% chủ mơ tinh hoàn trở lên.
Độ V: Tinh hoàn bị phá hủy hồn tồn hay bị đứt lìa.
Nếu bị tổn thương cả hai tinh hồn thì cộng thêm 1 độ, tối đa độ V.

.



3.

1.5 Chẩn đốn chấn thương, vết thương tinh hồn
Trong một số trường hợp chỉ cần hỏi bệnh sử của bệnh nhân cũng đủ để
đưa ra một chẩn đoán đúng chấn thương, vết thương tinh hoàn [44]. Hầu hết
bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau bìu, buồn nơn, nơn ói và đơi khi có
ngất xỉu. Sưng và bầm máu là khác nhau và mức độ của khối máu tụ không
tương quan tới mức độ nghiêm trọng của tổn thương tinh hồn. Bìu bị xuất
huyết và máu tụ màng tinh hồn làm giới hạn khả năng thăm khám tinh hoàn.
Một chấn thương niệu đạo đi kèm nên được nghĩ tới nếu khám thấy máu ở
miệng sáo hoặc dựa vào cơ chế của chấn thương hoặc bệnh nhân có tiểu máu
[12].
Vỡ tinh hoàn được định nghĩa là sự vỡ của lớp bao trắng với sự lồi ra
của các ống sinh tinh. Vỡ tinh hoàn phải được nghĩ đến trong tất cả các
trường hợp chấn thương bìu. Thăm khám lâm sàng đơi khi khó xác định được
vỡ tinh hồn. Siêu âm là phương tiện chẩn đốn hình ảnh đầu tay trong chấn
thương bìu, tinh hồn. Siêu âm ln sẵn có, nhanh chóng và không xâm lấn
nên được sử dụng rộng rãi trong chấn thương bìu. Hồi âm khơng đồng nhất
của nhu mơ và sự khơng đều của bờ tinh hồn là đặc điểm điển hình của vỡ
tinh hồn. Ngồi ra dưới siêu âm Doppler màu cịn có thể biết được tình trạng
tưới máu của tinh hồn, sự hình thành của tràn máu màng tinh hồn và sự dày
lên của các lớp bìu. Tuy nhiên siêu âm bị phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác
sĩ thực hiện nên kết quả dương tính giả và âm tính giả trong các nghiên cứu từ
56% đến 94% [12], [23], [43].
Trong nghiên cứu của Kim và cộng sự (2007), có 10 trường hợp vỡ tinh
hồn trong 29 bệnh nhân được đánh giá bằng siêu âm và phẫu thuật thám sát.
Để chẩn đốn vỡ tinh hồn, tác giả kết luận rằng bất thường của đường viền
tinh hoàn là dấu hiệu duy nhất có ý nghĩa tiên đốn. Trên cơ sở này, độ chính

xác chẩn đốn của siêu âm là 90%, với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán

.


4.

dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là: 90%, 90%, 82% và 94% [32]. Trong
khi đó Guichard và cộng sự (2008) nghiên cứu hồi cứu 16 trường hợp vỡ tinh
hồn, đã chứng minh rằng tiêu chuẩn chẩn đốn khác nhau của siêu âm sẽ ảnh
hưởng đến độ chính xác của chẩn đoán. Dựa và sự bất thường của đường viền
tinh hoàn (bao trắng tinh hoàn mất liên tục) để chẩn đốn vỡ tinh hồn chỉ có
độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt
là: 50%, 76%, 67% và 62% [25], thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Kim.
Tuy nhiên cũng theo Guichard và cộng sự, nếu kết hợp thêm dấu hiệu sự đồng
nhất của chủ mô và sự mất liên tục của bao trắng tinh hoàn để chẩn đốn vỡ
tinh hồn trên siêu âm thì cho độ nhạy, đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và
giá trị tiên đoán âm lần lượt là: 100%, 65%,73% và 100% [25].
Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy siêu âm trong chấn
thương bìu là hữu ích, giúp thầy thuốc đánh giá được cơ bản tổn thương trong
khi thăm khám lâm sàng bị nhiều hạn chế. Tuy nhiên vẫn có những báo cáo
về những trường hợp âm tính giả của siêu âm trong chẩn đốn vỡ tinh hồn
dẫn đến chẩn đoán sai và can thiệp phẫu thuật muộn [14], [32]. Trong những
trường hợp này, chụp cộng hưởng từ (MRI) đã được chứng minh hiệu quả
trong đánh giá sự toàn vẹn của tinh hồn, nhưng việc sự dụng rộng rãi MRI
khơng phải là tiêu chuẩn do chi phí cao, khơng phải cơ sở y tế nào cũng có.
Nên một chẩn đốn xác định thường được thực hiện trong phòng mổ [12].
Trong chẩn đốn vết thương tinh hồn, khai thác bệnh sử để biết được
nguyên nhân gây ra vết thương, đồng thời giúp đánh giá tổn thương ban đầu
của những dạng lâm sàng khác nhau. Cần thăm khám kỹ các cơ quan lân cận

như đùi, dương vật, đáy chậu, bàng quang, niệu đạo và mạch máu đùi, đây là
những cơ quan dễ bị tổn thương đi kèm [12]. Siêu âm trong vết thương vùng
bìu cũng có vai trị nhất định, giúp đánh giá cơ bản tổn thương trong bìu. Một
nghiên cứu đã chứng minh rằng quản lý không phẫu thuật là lựa chọn thay thế

.


5.

an tồn trong các bệnh nhân có huyết động ổn định và kết quả siêu âm không
đáng kể [20].
1.6 Điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn
1.6.1 Một số quan điểm điều trị
Chấn thương bìu có thể gây tụ máu vùng bìu mà khơng gây vỡ tinh
hồn, việc điều trị bảo tồn có thể áp dụng với những trường hợp chấn thương
bìu đơn thuần có khối máu tụ ≤ 3 lần tinh hồn bình thường. Trong những
trường hợp này, vấn đề đau kéo dài và nhiễm trùng có thể đưa đến can thiệp
phẫu thuật muộn (3 ngày) [48].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc can thiệp phẫu thuật sớm có thể
bảo tồn tinh hồn trong 90% các trường hợp (so với 45-55% trong trường hợp
phẫu thuật muộn) [48].
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về quản lý không phẫu thuật ở 7 trẻ vị
thành niên có vỡ tinh hồn sau 1 đến 5 ngày bị chấn thương kín bìu. Cubillos
và cộng sự (2010) đã báo cáo rằng không một bệnh nhân nào bị cắt tinh hoàn
hoặc phát hiện teo tinh hoàn sau 6 tháng theo dõi [21].
1.6.2 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa chỉ được thực hiện khi chắc chắn tổn thương nhẹ, tụ
máu chỉ khu trú ở nông và khơng tiến triển lan rộng, bìu khơng bị vi phạm.
Điều trị thông thường bao gồm [21], [22], [28], [46]:

 Băng treo cố định vùng bìu lên cao.
 Kháng sinh, giảm đau, tan máu bầm.
 Chườm đá tại chỗ.
 Nằm nghỉ tại giường 24-48 tiếng.
Nếu có nhiễm khuẩn niệu, hoặc viêm mào tinh hồn kèm theo thì nên
sử dụng kháng sinh thích hợp.

.


×