Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Truyện kiều ở việt nam từ đầu thế kỷ xx đến năm 1945 nhìn từ lý thuyết tiếp nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 152 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
------

PHẠM THỊ HOA

TRUYỆN KIỀU Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945 –
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
------

PHẠM THỊ HOA

TRUYỆN KIỀU Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945 –
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ GIANG


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận văn tốt nghiệp Cao học này, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh, phịng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học thuận
lợi.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy cô
Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghiên cứu cho tôi trong
suốt những năm tháng Cao học.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Giang - Người Thầy
đã tận tụy truyền đạt kiến thức, tận tâm hướng dẫn, trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn với đề tài: “Truyện Kiều ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 –
nhìn từ lý thuyết tiếp nhận”
Cuối cùng, tơi vơ cùng cảm ơn gia đình và các bạn học viên Cao học Việt Nam
khóa 2012 -2014 đã khơng ngừng động viên cả về mặt tinh thần lẫn vật chất khi tôi
gặp khó khăn nhất trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp Cao học.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 2016
Học viên

Phạm Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình
khác. Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 1
1. Lý do chọn đề tài --------------------------------------------------------------------------- 1
2. Lịch sử nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------- 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 5
5. Đóng góp của luận văn--------------------------------------------------------------------- 6
6. Kết cấu của luận văn ----------------------------------------------------------------------- 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ TIẾP NHẬN
TRUYỆN KIỀU Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX ------------------------------ 7
1.1

Giới thuyết về lý thuyết tiếp nhận ------------------------------------------------ 7

1.1.1

Khái niệm tiếp nhận văn học -------------------------------------------------- 7

1.1.2.

Ý nghĩa, vai trò của tiếp nhận đối với hoạt động sáng tạo và thưởng

thức văn học ------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1.3


Tính tích cực, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận văn học ----------------- 12
Bối cảnh xã hội những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 và việc tiếp

1.2

nhận Truyện Kiều ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX -------------------------- 18
1.2.1

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đến Cách mạng

tháng Tám 1945 --------------------------------------------------------------------------- 18
1.2.2

Tình hình xuất bản, phê bình Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XX -------------------------------------------------------------------------------------- 20

CHƢƠNG 2: TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
VĂN HỌC------------------------------------------------------------------------------- 28
2.1

Nghiên cứu về Nguyễn Du và văn bản Truyện Kiều --------------------------- 28

2.1.1 Nghiên cứu về Nguyễn Du -------------------------------------------------------- 28
2.1.2 Văn bản Truyện Kiều ------------------------------------------------------------- 31
2.2

Phê bình Truyện Kiều về phƣơng diện tƣ tƣởng: Phật giáo, Nho giáo (Phê

bình cổ điển) ---------------------------------------------------------------------------------- 33
2.2.1 Phê bình Truyện Kiều từ tư tưởng Phật giáo -------------------------------- 33
2.2.2 Phê bình Truyện Kiều từ tư tưởng Nho giáo---------------------------------- 38



2.3

Phê bình Truyện Kiều về phƣơng diện tu từ (Phê bình cổ điển) ------------- 41

2.3.1

Một vài quan niệm về Phê bình Tu từ ở Việt Nam ------------------------- 41

2.3.2 Tiếp nhận Truyện Kiều theo những quan niệm phê bình cổ điển nửa đầu
thế kỉ XX ------------------------------------------------------------------------------------ 43
Đề cao Truyện Kiều nhƣ một phƣơng diện của quốc ngữ, quốc học, quốc

2.4

hồn (nhóm Nam phong tạp chí) ----------------------------------------------------------- 50
2.5

Phê bình Truyện Kiều của các nhà Tây học (Phê bình Giáo khoa) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 55

2.5.1

Lý thuyết về Phê bình Giáo khoa và Phê bình Giáo khoa ở Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------- 55

2.5.2

Tiếp nhận Truyện Kiều theo khuynh hướng phê bình Giáo khoa nửa đầu

thế kỉ XX ------------------------------------------------------------------------------------ 57

2.6. Phê bình Truyện Kiều từ góc nhìn phân tâm học --------------------------------- 61
Tiểu kết ---------------------------------------------------------------------------------- 65
CHƢƠNG 3: TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU NHÌN TỪ CÁC CUỘC TRANH LUẬN
VĂN HỌC------------------------------------------------------------------------------- 66
3.1 Cuộc tranh luận “Chánh học và tà thuyết” ---------------------------------------- 66
3.1.1. Từ bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh ----------------------------------------- 67
3.1.2. Đến cuộc tranh luận với phe Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng ----------------------------------------------------------------------------------------------- 69
3.1.3

Và góc nhìn của người đời sau ------------------------------------------------ 76

3.2 Cuộc tranh luận “Kiều nên khen hay nên chê” (Báo Phụ nữ Tân văn)-------------------------------------------------------------------------------------------------- 78
3.2.1 Vài nét sơ lược về báo Phụ nữ Tân văn ---------------------------------------- 78
3.2.2 Nội dung cuộc tranh luận về Truyện Kiều trên Phụ nữ Tân văn ------------------------------------------------------------------------------------------------ 80
3.3 Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh” -------------------------------------------------------------------------------------------- 85
3.3.1 Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn “Nghệ thuật vị nghệ thuật” -------------------------------------------------------------------------------------------- 86


3.3.2 Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn “Nghệ thuật vị nhân sinh” --------------------------------------------------------------------------------------------- 89
Tiểu kết ---------------------------------------------------------------------------------- 92
CHƢƠNG 4: TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CỦA GIỚI VĂN NGHỆ SĨ ---------- 93
4.1 Truyện Kiều qua thơ ca----------------------------------------------------------------- 93
4.1.1 Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Truyện Kiều đối với đời sống tinh thần của
giới văn sĩ -------------------------------------------------------------------------------------- 93
4.1.2 Những vần thơ thấm đẫm phong vị Truyện Kiều ---------------------------- 94
4.2 Truyện Kiều qua nghệ thuật sân khấu---------------------------------------------- 100
4.2.1 Chèo Kiều --------------------------------------------------------------------------- 100
4.2.2 Cải lương Kiều -------------------------------------------------------------------- 105
4.3 Truyện Kiều qua nghệ thuật điện ảnh ---------------------------------------------- 109
4.3.1 hất điện ảnh trong văn học ---------------------------------------------------- 110

4.3.2

ối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ---------------------------------------- 112

4.3.3 T c ph m điện ảnh Kim Vân Kiều --------------------------------------------- 115
4.4 Truyện Kiều qua nghệ thuật nhạc, họa --------------------------------------------- 117
4.4.1 hất nhạc, họa trong văn học --------------------------------------------------- 117
4.4.2

ối quan hệ giữa văn, nhạc, họa ----------------------------------------------- 119

4.4.3 Truyện Kiều qua nhạc, họa ------------------------------------------------------ 120
Tiểu kết --------------------------------------------------------------------------------- 127
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------- 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------ 130
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------ 137


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du với “con mắt nhìn xun sáu cõi, có tấm lịng nghĩ suốt ngàn đời”
(Mộng Liên Đường chủ nhân) đã tạo ra một Truyện Kiều bất hủ. Truyện Kiều từ
một cốt truyện vay mượn đã trở thành một tác phẩm vô giá của nền văn học dân tộc
và nhân loại. Truyện Kiều không chỉ kết tinh vẻ đẹp của thời đại Nguyễn Du mà còn
kết tinh cho vẻ đẹp của hồn thơ dân tộc. Mỗi thời đại đến với nó đều rút ra những
bài học nhân sinh bổ ích, tạo nên sự cộng hưởng thẩm mỹ nối liền quá khứ với hiện
tại. Đó cũng là lý do khiến cho mỗi người Việt Nam đều thuộc dăm bảy câu Kiều.
Truyện Kiều đã trở thành tác phẩm văn học được phổ biến nhất, truyền tụng nhiều

nhất trong tiến trình tiếp nhận văn học dân tộc.
Nhìn lại quá trình phát triển của nền lý luận phê bình văn học Việt Nam, ta có
thể nhận thấy trong những năm gần đây giới nghiên cứu lý luận phê bình đã có
nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu và giới thiệu những lý thuyết văn học từ nước
ngoài, đặc biệt là phương Tây vào nước ta. Từ đó tiêu chuẩn đánh giá một tác phẩm
văn học khơng cịn bị bó hẹp như trước mà đã mở rộng, cho phép nhà văn cũng như
người đọc tự tìm lấy cho mình những giới hạn phản ánh sâu rộng, đa dạng và phức
tạp hơn. Sự thay đổi này không chỉ xuất hiện trong q trình sáng tác mà cịn ảnh
hưởng đến quá trình tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học có vai trị rất quan trọng
trong sự phát triển của văn học nói chung và số phận của từng tác phẩm nói riêng.
Có thể làm nên sức sống của một tác phẩm văn học, ngoài tài năng của tác giả, còn
phụ thuộc rất nhiều vào độc giả. Song, sự tiếp nhận văn học không chỉ một lần là
xong và cũng không ổn định. Giá trị của một tác phẩm văn học thay đổi với mỗi chủ
thể, mỗi thời kì lịch sử, mỗi thời gian tiếp nhận, mỗi không gian tiếp nhận và mỗi
vùng miền khác nhau.
Từ khi Truyện Kiều ra đời đã có rất nhiều ý kiến xung quanh tác phẩm này đến
từ các độc giả cả trong và ngoài nước. Thậm chí đơi khi những ý kiến này mâu
thuẫn, đối lập với nhau. Việc tìm hiểu Truyện Kiều ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX


2

tới năm 1945 giúp chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện của Truyện Kiều trong đời
sống tinh thần của dân tộc. Đồng thời cũng là tấm lòng chân thành tưởng nhớ tới
Nguyễn Du - một thi hào lớn của dân tộc Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong khơng
khí của lễ kỉ niệm 250 năm sinh đại thi hào dân tộc.
Luận văn tìm hiểu Truyện Kiều ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
– nhìn dƣới lý thuyết tiếp nhận, có thể giúp hiểu thêm về môi trường văn học, đặc
thù của việc tiếp nhận văn học từ thời trung đại cho tới khi khoa học về lý luận văn
học phương Tây được truyền bá vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có thể củng cố

được tri thức của chính người viết về lý luận tiếp nhận văn học. Đây cũng là một lý
do nữa thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài.

2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, đã
có nhiều bài báo, bài phê bình, nghiên cứu cụ thể sau đây:
Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ
XX, trong phần viết về Truyện Kiều, tập đại thành của văn học cổ Việt Nam,
Nguyễn Lộc đã chia thành 7 vấn đề nghiên cứu đó là: Lai lịch Truyện Kiều; Truyện
Kiều và Kim Vân Kiều truyện; bản kinh và bản phường; cảm hứng chủ đạo của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều; nội dung xã hội của Truyện Kiều; Những mâu thuẫn
trong thế giới quan của Nguyễn Du phản ánh trong Truyện Kiều; Điển hình hố
trong Truyện Kiều; Ngôn ngữ trong Truyện Kiều; Lịch sử vấn đề nghiên cứu Truyện
Kiều - phê phán những quan điểm sai lầm.
Tác giả chia lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều ra làm bốn giai đoạn: Từ khi
Truyện Kiều ra đời đến hết thế kỉ XIX, tác giả đưa ra những nhận xét đánh giá sau
khi điểm qua những quan điểm đánh giá Truyện Kiều của Mộng Liên Đường, Phạm
Quý Thích, Tự Đức, Nguyễn Văn Thắng,… Nguyễn Lộc cho rằng những luồng ý
kiến đánh giá Truyện Kiều trên hai quan điểm: thứ nhất là quan điểm đạo đức phong
kiến, đứng trên quan điểm này có hai luồng ý kiến khen chê rõ rệt. Thứ hai là đứng
trên quan điểm nhân sinh, quan điểm xã hội, đã chú ý tới vấn đề nội dung và nghệ


3

thuật tác phẩm nhưng: "Việc bình luận Truyện Kiều theo khuynh hướng này mới có
tính chất cảm hứng chứ chưa phải là việc phê bình khoa học" [41, tr.469]
Giai đoạn thứ hai: Từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1930, tác giả chỉ ra rằng:
"Việc bình luận Truyện Kiều bị thu hút theo một chiều hướng khác" [41, tr.469], lúc
này Truyện Kiều đã được sử dụng vào mục đích chính trị trong cuộc tranh luận giữa

Phạm Quỳnh và Ngơ Đức Kế. Vì vậy việc đánh giá Truyện Kiều giai đoạn này
không khách quan.
Giai đoạn thứ ba: Từ đầu những năm 1930 đến năm 1945. Giai đoạn này
Nguyễn Lộc chỉ ra việc phê bình Truyện Kiều trong giai đoạn này khá phức tạp.
“Có người vẫn tiếp tục đánh giá Truyện Kiều trên khuynh hướng tư tưởng đạo đức
phong kiến như giai đoạn trước. Có người đi vào chi tiết tỉ mẩn vô bổ, rồi tán tụng
bừa bãi theo lối suy diễn chủ quan. Có người nặng về mặt khảo cứu, có người nặng
về mặt diễn giảng... Nhưng nổi bật hơn hết là khuynh hướng thiên về nghệ thuật
thuần tuý và khuynh hướng dung tục, thô bạo, mệnh danh là nghiên cứu Truyện
Kiều theo “phương pháp khoa học”, kỳ thực là máy móc, chủ quan, phản khoa học”
[41, tr.473]
Giai đoạn thứ tư: Từ cách mạng tháng tám đến nay. Nguyễn Lộc chỉ ra giai
đoạn này đặc điểm nổi bật trong việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều từ sau cách
mạng tháng tám là các nghiên cứu phê bình khơng đặt ra vấn đề luân lý, đạo đức,
không đi vào chi tiết tản mạn, vơ bổ, khơng tuyệt đối hố văn chương Truyện Kiều,
khơng thần bí hố thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du” [41, tr.481]. Dưới ánh sáng
quan điểm mĩ học của chủ nghĩa Mac-Lênin và dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhà
nghiên cứu phê bình đã hiểu đúng, hiểu sâu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Nguyễn Lộc đã hệ thống khá đầy đủ những quan điểm đánh giá về Truyện
Kiều của các độc giả qua các thời kì khác nhau. Những nhận xét, đánh giá ông đưa
ra hết sức thấu đáo và sâu sắc, nó là cơ sở để chúng tôi phân chia, đưa ra cách đánh
giá tiếp nhận Truyện Kiều giai đoạn trước 1945.
Khảo luận về Kim Vân Kiều truyện của Đào Duy Anh. Ơng đã có 7 chương để
nói về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đặc biệt trong chương thứ 7 “Địa vị sách Đoạn


4

trường tân thanh trong tư tưởng của văn học Việt Nam”, Đào Duy Anh đã điểm lại
các ý kiến phê bình Truyện Kiều từ những ý kiến phê phán cho đến việc khen Kiều

để khẳng định một điều dẫu những người chê Kiều cũng phải cơng nhận đó là:
"Đoạn trường tân thanh là một mỹ thuật phẩm tuyệt diệu" [2, tr.408]. Từ đó nhằm
khẳng định vị trí của Truyện Kiều trong lòng mỗi người dân Việt Nam và cả trong
nền văn học và sự phát triển của tiếng Việt: "Nguyễn Du đã gieo vào lòng ta một
mối tin chắc chắn, một mối hi vọng với tiếng nói của ta".
Trong cuốn Truyện Kiều và các nhà nho thế kỉ XIX, Phạm Đan Quế đã sưu
tầm, tuyển chọn và giới thiệu một cách tương đối tồn diện, hệ thống các bài bình
Kiều, vịnh Kiều đã có từ thế kỉ XIX. Tập sách được chia ra làm 3 phần: bình Kiều,
vịnh Kiều, tập Kiều – bói Kiều. Phần thứ 4 là Tuồng Kim Vân Kiều và một số tư
liệu khác. Trong phần này tác giả có trích giới thiệu trong phần phụ lục của cuốn
sách tác phẩm Đào hoa mộng lý – tục Đoạn trường tân thanh. Cuốn sách cung cấp
cho chúng tôi tư liệu khá đầy đủ các bài bình, vịnh Kiều của nhiều tác giả với nhiều
bản dịch khác nhau. Cuốn sách là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn.
Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, phần lớn
nội dung của cuốn sách Phan Ngọc đi tìm hiểu về ngơn ngữ của Truyện Kiều.
Nghiên cứu chi tiết và đưa ra những luận điểm mới về phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. Trong phần mở đầu Phan Ngọc nhận xét các cơng trình nghiên cứu về
nội dung của Truyện Kiều đều sâu sắc và thú vị nhưng hầu như các cơng trình ấy
đều giống nhau ở việc đưa ra những khen chê về tác phẩm dựa vào nhận thức riêng
của mình. Tác giả đặt ra câu hỏi: “Trong tình trạng chống đối gay gắt như vậy, làm
sao rút ra được những nhận định thực sự khách quan, mọi người đều có thể chấp
nhận?” [48, tr.8]. Để giải quyết vấn đề này Phan Ngọc đã xây dựng một lý luận
phong cách học khách quan, chủ trương: “Phải tìm những cống hiến nghệ thuật
riêng của nhà thơ Nguyễn Du mà trước đó khơng ai làm được, và sau đó cũng khó
ai làm được” [48, tr.9]. Cơng trình này một lần nữa khẳng định giá trị và sự đóng
góp của thiên tài Nguyễn Du, đồng thời cũng gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề và
giúp ta có cái nhìn khách quan khi nghiên cứu đề tài.


5


200 năm nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều của Lê Xuân Lít, đây là cuốn
sách tham khảo đặc biệt. Cuốn sách là cơng trình đặc biệt tuyển chọn 208 bài viết
của 158 tác giả về Truyện Kiều trong gần 200 năm qua. Qua hơn 200 bài viết của
các tác giả đã phản ánh được những cách tiếp cận, đánh giá độc đáo của các học giả,
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cuốn sách cũng là nguồn tư liệu hết sức
quan trọng cho chúng tôi tham khảo để hồn thành luận văn của mình.
Năm 2001, Phạm Cơng Khanh trong luận án Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều đã
hệ thống một cách khá đầy đủ và toàn diện các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều,
bước đầu khảo sát sự tiếp nhận Truyện Kiều của ca dao, tục ngữ và Truyện Kiều
trong cảm hứng sáng tác của các nhà thơ. Tác giả phân thành hai phần: Truyện Kiều
trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu phê bình xưa và nay; Truyện Kiều trong
sự tiếp nhận của dân gian và của văn học viết. Cơng trình có những nhận xét sâu
sắc, rút ra những kết luận có ý nghĩa. Bước đầu khái quát được mối quan hệ giữa sự
tiếp nhận của người đọc và sự vận động của ý nghĩa tác phẩm. Từ đó rút ra kết luận
có tính quy luật về tiếp nhận tác phẩm.
Ở trên chúng tôi vừa điểm qua một số cơng trình mang tính tập hợp những tư
liệu với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những phát hiện của các cơng trình đã gợi mở
rất nhiều cho chúng tôi nghiên cứu đề tài Truyện Kiều ở Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến năm 1945 – nhìn từ lý thuyết tiếp nhận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là những bài nghiên cứu, phê bình về Truyện Kiều
ở Việt Nam trong những năm 1900 – 1945. Bên cạnh đó cịn có các sáng tác thuộc
các thể loại như thơ ca, nhạc, họa, các tác phẩm điện ảnh và sân khấu được chuyển
thể từ Truyện Kiều hoặc viết về Truyện Kiều.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài, người viết đã sử những phương pháp cơ bản sau:


6


- Phương pháp lịch sử: là phương pháp cơ bản và xuyên suốt của luận văn, với
phương pháp này giúp chúng tơi có cái nhìn tồn cảnh về việc tiếp nhận Truyện
Kiều của các thế hệ độc giả từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.
- Phương pháp hệ thống: đặt các bài viết trong mối quan hệ tương quan với ý
tưởng, chủ đề lớn để đưa ra nhận định chính xác và tồn diện.
- Phương pháp so sánh: cụ thể là so sánh cách đọc, cách tiếp nhận tác phẩm
Truyện Kiều của các tác giả nhằm xác định các quan điểm, đánh giá về Truyện Kiều
để từ đó tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt và có nhận định đúng đắn về Truyện
Kiều từ lý thuyết tiếp nhận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp hết sức cần thiết, với
phương pháp này chúng tơi có thể tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề một cách tường tận
sâu sắc cũng như có thể có một cái nhìn bao quát về các vấn đề của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, thơng qua việc tìm hiểu Truyện Kiều ở Việt Nam những năm
đầu thế kỷ XX đến năm 1945 từ lý thuyết tiếp nhận, luận văn góp phần làm rõ mối
quan hệ giữa độc giả với tác phẩm và sự tiếp nhận Truyện Kiều những năm đầu thế
kỷ XX.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam những năm đầu
thế kỷ XX đến năm 1945 từ lý thuyết tiếp nhận đóng góp một góc nhìn cụ thể về
việc tiếp nhận Truyện Kiều từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, có thể xem như một
phần tư liệu tham khảo cho việc học và dạy Truyện Kiều ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn chia làm 4 chương:
Chương 1 : Những vấn đề lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận Truyện Kiều ở Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 2: Tiếp nhận Truyện Kiều của giới nghiên cứu phê bình văn học.
Chương 3 : Tiếp nhận Truyện Kiều nhìn từ các cuộc tranh luận văn học.
Chương 4: Tiếp nhận Truyện Kiều của giới văn nghệ sĩ.



7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ TIẾP NHẬN
TRUYỆN KIỀU Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

1.1

Giới thuyết về lý thuyết tiếp nhận

1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học
Văn học là một cấu trúc ngôn từ động, một trung tâm tạo nghĩa. Vì thế cho
nên mỗi người đọc khác nhau sẽ tìm thấy ở văn bản những ý nghĩa khác nhau.
Chính điều này đã tạo ra mối tương tác giữa văn bản văn học và độc giả. Đi tìm mối
quan hệ giữa văn bản văn học và độc giả, lý luận văn học từng bước chuyển dịch
trọng tâm nghiên cứu từ khâu sáng tác hoặc sáng tác tách rời quy luật tiếp nhận
sang nghiên cứu tiếp nhận. Các nhà phê bình cho rằng văn học khơng chỉ có lịch sử
sáng tác mà cịn có lịch sử tiếp nhận. Chính điều này đã mở đường cho mĩ học tiếp
nhận khám phá tác phẩm văn học như là một hình thức đọc đặc trưng. Có thể nói
một tác phẩm thực sự có giá trị chỉ khi nào nó được nhìn nhận, xem xét trong sự
tiếp nhận. Hay nói cách khác, chính sự tiếp nhận là thước đo giá trị của một tác
phẩm văn học, thơng qua q trình tiếp nhận ấy mà tác phẩm văn học có thể được
đề cao hoặc bị đào thải.
Vậy thế nào là tiếp nhận văn học? Để hiểu khái niệm này, ta có thể tham
khảo một số định nghĩa như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học được định nghĩa là:
“Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu
từ sự cảm thụ văn bản ngơn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan
niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng

trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể… Qua tiếp
nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc
mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác
phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình
cảm cũng như năng lực thụ cảm, tư duy” [25, tr.275]. Qua định nghĩa này, ta có thể


8

thấy tiếp nhận văn học trước hết là hoạt động của người đọc trong quá trình tiếp xúc
với tác phẩm. Tiếp nhận ở đây đóng vai trị là q trình làm đầy nghĩa cho tác phẩm
đồng thời nâng cao vốn sống cho người đọc.
Trong Từ điển văn học (bộ mới), định nghĩa tiếp nhận thẩm mỹ là: “một
dạng thức hoạt động thẩm mỹ, được thực hiện ở việc tiếp nhận (thưởng thức, cảm
thụ) tác phẩm nghệ thuật với tư cách một giá trị thẩm mỹ, sự tiếp nhận này luôn
luôn đi kèm với sự nảy sinh tình cảm (trải nghiệm) thẩm mỹ. Tiếp nhận thẩm mỹ
không phải là sự tái hiện giản đơn tác phẩm nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá
trình phức tạp: quá trình cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận. Khác
với hoạt động thẩm mỹ của nghệ sĩ – người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, tiếp nhận
thẩm mỹ không mang tính cơng nghệ và nó vận hành theo hướng ngược: từ việc
tiếp nhận kết quả (tác phẩm nghệ thuật nói chung) đi đến tiếp nhận các ý tưởng
chứa đựng trong đó” [29, tr.1715]. Ở đây, có thể thấy định nghĩa này nhấn mạnh
khía cạnh phương thức tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật như là “một quá trình
phức tạp” mà trong đó người tiếp nhận đóng vai trị đồng sáng tạo.
Giáo trình Lý luận văn học tập 1 (Văn học, nhà văn, bạn đọc), khi bàn đến
tiếp nhận văn học, đã cho rằng đây là một quá trình “diễn ra từ một cơ chế nhất
định, kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hóa được
những ký hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được
những tình cảm tư tưởng trong tác phẩm, có tác dụng gây xúc động và nâng cao tâm
hồn của chính mình” [42, tr.349]

Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học đã phân biệt giữa sử dụng sản phẩm
vật chất và tiếp nhận sản phẩm tinh thần. Ông cho rằng trong sản xuất vật chất, con
ngời chiếm lĩnh vật liệu tự nhiên dưới một hình thức xã hội và dưới hình thức đó,
con người lại sử dụng chính các thuộc tính có sẵn của tự nhiên. Nhưng ở trong tác
phẩm nghệ thuật, các thuộc tính của tự nhiên lại được sử dụng ở ý nghĩa tinh thần.
Vì vậy người tiếp nhận khi đến với một tác phẩm văn chương phải biết “khắc phục”
tính vật chất, biết “giải mã” để tiếp xúc với thế giới tinh thần.


9

Trong cơng trình Lý luận tiếp nhận văn học nhập môn, Huỳnh Như Phương
định nghĩa: “Tiếp nhận văn học là sự tiếp xúc và tri nhận của người đọc đối với một
hiện tượng văn học, chủ yếu là tác phẩm. Tiếp nhận văn học xuất hiện gần như là
đồng thời với sáng tạo văn học, hay nói cách khác, khi con người có ý thức về sự
sáng tạo văn học cũng là lúc con người có ý thức về tiếp nhận văn học”. [50, tr.187]
Tác phẩm văn học hình thành trong q trình sáng tác, nhưng tác phẩm văn học
khơng phải một cái gì nhất thành bất biến, khi nhà văn hồn thành tác phẩm, khi đó
tác phẩm bắt đầu vịng đời mới của mình, nó bắt đầu mở ra về phía đời sống. Cuộc
đời của tác phẩm ln ẩn chứa những khả năng mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua
không gian và thời gian. Nếu tác phẩm đi trước thời đại ra đời của nó, tức là nó hàm
ẩn một câu trả lời cho thời đại sau. Huỳnh Như Phương gọi đây là “cuộc đối thoại”
giữa con người hiện tại với một văn bản quá khứ. Tác phẩm không chứa đựng
những giá trị và ý nghĩa cố định mà luôn luôn biến đổi trong đối thoại không ngừng
nghỉ giữa văn bản và thế hệ độc giả kế tiếp.
Cịn Trần Đình Sử ơng lại coi tiếp nhận văn học là một quá trình tồn tại của
hình tượng nghệ thuật, là một khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật.
Trong cuốn Lý luận và phê bình văn học ông cho rằng: “ Tiếp nhận văn học là giai
đoạn hồn tất q trình sáng tác – giao tế văn học” [52, tr.125]
Qua các định nghĩa trên ta có thể rút ra cách hiểu về tiếp nhận văn học như

sau: Tiếp nhận văn học là một phạm trù bao quát, gồm tổng hợp các khái niệm: cảm
thụ, phân tích, lí giải, bình giải… tác phẩm văn học, với nhiều yêu cầu, sắc thái và
cấp độ khác nhau: tri giác, cảm tính, tiếp xúc với ý đồ nghệ thuật, thể nghiệm và
đồng cảm, lí giải và đánh giá… theo ý nghĩa hiện đại thì có thể xem hoạt động tiếp
nhận bao gồm tồn bộ q trình biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học trong
cảm nhận của người đọc. Cách cảm nhận của người đọc có thể là giống hay không
giống với ý đồ ban đầu của tác giả, nhưng thơng qua q trình làm đầy nghĩa cho
tác phẩm, ý nghĩa tác phẩm ngày càng được hoàn thiện và người đọc cũng ngày
càng nâng cao nhận thức và hiểu biết của mình.


10

1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của tiếp nhận đối với hoạt động sáng tạo và thưởng
thức văn học.
Nếu như trước đây tác phẩm văn học được hiểu đơn giản là kết quả từ quá
trình lao động nghệ thuật và sáng tạo của nhà văn, thì đến hơm nay, dưới ảnh hưởng
của lý thuyết tiếp nhận, xoay quanh khái niệm này đã có những đổi mới quan trọng.
Hoạt động tiếp nhận vừa là một hoạt động mang tính xã hội, lại vừa là một dạng
hoạt động rất cá thể của con người. Trong đời sống văn học, ln có mối quan hệ
qua lại giữa sáng tạo truyền bá và tiếp nhận. Nếu tác giả là người sáng tác thì tác
phẩm là phương tiện truyền bá văn học và người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận văn học chính là q trình được hịa mình vào tác phẩm, rung động với
nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngơn từ, lắng nghe tiếng
nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
Từ đó ta thấy tiếp nhận văn chương có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Mơ hình đời
sống của tiếp nhận văn chương là: đời sống – nhà văn – tác phẩm – tâm thức xã hội
– người đọc. Trong đó tất cả các yếu tố đều có ý nghĩa quan trọng. Nếu chỉ nhấn
mạnh vào yếu tố nào trong đó cũng đều khó tránh khỏi phiến diện, lệch lạc.
Ý nghĩa của tác phẩm văn học trên thực tế không hề tĩnh mà luôn biến động,

phong phú thêm theo tiến trình lịch sử tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học là một
quá trình chuyển biến của ngôn ngữ được nhà văn tổ chức, sắp xếp đặc biệt. Khi
nhà văn sáng tạo ra văn bản văn học, đó là một hệ thống kí hiệu khách quan. Thơng
qua q trình đọc, hệ thống kí hiệu ấy mới hiện lên trong tâm trí người đọc những
sự việc, những hình tượng nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của con người, cuộc
đời. Đây là lúc vai trò thẩm mĩ, kinh nghiệm đọc được phát huy với người đọc.
Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống, càng hiểu biết thấu đáo quy luật
nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ, phong phú hơn trong tâm trí.
Tiếp nhận văn học có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với quá trình sáng tạo và
thưởng thức văn học. Trước hết đối với nhà văn, hoạt động tiếp nhận làm thay đổi
quan niệm về nhà văn. Có thể thấy mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm – người
đọc đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây quan niệm nhà văn mới là người chủ động


11

tác động đến người đọc thơng qua tác phẩm. Thì bây giờ mối quan hệ này bây giờ
được nhìn nhận theo hướng người đọc chính là người chủ động tạo nghĩa cho văn
bản. Như vậy có nghĩa là người đọc đã hồn tồn thốt ra khỏi sự áp đặt và ràng
buộc của nhà văn, chủ động mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa mới khác với tư
tưởng lúc đầu của nhà văn. Tiếp nhận văn học đã làm thay đổi vai trò và ý nghĩa của
tác phẩm cũng như của người đọc trong đời sống văn học.
Một trong những đóng góp quan trọng của lý thuyết tiếp nhận là nó khẳng
định tác phẩm tồn tại một cách độc lập. Nhà văn sau khi sáng tác xong một tác
phẩm, đứa con tinh thần ấy khi đến với người đọc lại có số phận riêng, nhà văn
khơng thể quyết định được số phận của nó theo ý muốn của mình. Và khi đến với
người đọc, nhà văn cũng không thể quy định được mọi người phải hiểu tác phẩm
theo ý nghĩa ban đầu mà trong ý đồ nghệ thuật mình định gửi gắm mà lúc này, với
tính đa dạng phong phú của người đọc, tác phẩm văn chương biến đổi và sản sinh ra
những nghĩa mới không giới hạn.

Giá trị của một tác phẩm tùy thuộc vào thiên hướng và năng lực tiếp nhận
của người đọc. Vai trò cá nhân của người đọc được nâng cao. Họ có thể hiểu tác
phẩm một cách tự do dựa trên lứa tuổi, dựa trên những trải nghiệm, kinh nghiệm và
trình độ văn hóa của mình, họ khơng bị chi phối bởi cách hiểu của số đông. Người
đọc trở thành yếu tố quan trọng của đời sống nghệ thuật. Như vậy, về cơ bản, lý
thuyết tiếp nhận không chỉ thay đổi một vài nhân tố trong đời sống văn học, mà nó
cịn thay đổi cách nhận thức về văn học và lịch sử văn học nói chung.
Sáng tác văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần theo phương
thức cá thể, cho nên tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn đã
mang nặng đẻ đau, vì vậy khi thai nghén tác phẩm, nhà văn viết tác phẩm theo ý đồ
của mình R. Ingarden gọi đó là “khách thể mang tính chủ ý”. Vì là một “khách thể
mang tính chủ ý” nên quá trình sáng tác nhà văn cũng ln hướng tới đối tượng tiếp
nhận tác phẩm của mình. Vì bất cứ nhà văn nào cũng cần quan tâm tới “tác động
của điều viết ra” do đó hình dung ra một “kiểu độc giả của mình”. Tác phẩm sẽ
được hiện ra đúng diện mạo của nó, ý đồ của nhà văn được cụ thể nếu như tác phẩm


12

gặp được những người đọc như lúc đầu nhà văn hướng đến, đó là người đọc lí
tưởng. Nhưng khơng phải người đọc nào cũng hiểu nhà văn, vì vậy khơng phải tác
phẩm nào cũng làm vừa lòng tất cả mọi người. Chính vì vậy có hiện tượng cùng
một tác phẩm nhưng có những đánh giá trái ngược nhau.
Như vậy có thể nói tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính cá nhân
sâu sắc, gắn liền với tình cảm, thị hiếu của mỗi người. Ngày xưa Lưu Hiệp nhận
định rằng: “Người khẳng khái nghe điệu hiên ngang liền gõ nhịp, người kín đáo
thấy văn hàm súc liền đi theo, kẻ sáng ý thấy văn đẹp thì động lịng, kẻ chuộng lạ
thấy chuyện khác thường thì mê đắm, những người khảng khái thấy âm thanh hùng
tráng thì vỗ tay. Những người hàm súc thấy lời lẽ tinh tế chặt chẽ thì khối trá.
Những người trí tuệ nơng cạn, thấy câu văn đẹp thì đã sướng mê. Những người

thích cái lạ và mới, đối với những việc quái lại thì nghe sửng sốt. Cái gì hợp với ý
thích của mình thì khen ngợi, khơng hợp thì vứt bỏ xem thường” [28, tr.170].
Thông qua hoạt động đọc, từ thời đại này qua thời đại khác, những con mắt khác
nhau sẽ nới rộng không gian thẩm mĩ của tác phẩm. Tác phẩm mở ra vơ tận những
cái nhìn. Bởi vậy có người nói rằng lịch sử văn học là lịch sử của những cách đọc.
Như vậy, tiếp nhận văn học là một hoạt động rất quan trọng trong việc hồn
tất q trình sáng tạo văn học. Nó giúp nhà văn nâng cao chất lượng sáng tạo để đáp
ứng nhu cầu thẩm mĩ luôn luôn khác biệt và luôn luôn thay đổi ở người đọc. Nó làm
cho hoạt động nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và tác phẩm trở nên sống
động và hồn chỉnh.
1.1.3 Tính tích cực, sáng tạo của chủ thể tiếp nhận văn học
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tồn tại của một tác phẩm văn học phụ thuộc
rất nhiều vào cách hiểu, cách lý giải và cách đánh giá của người đọc đối với tác
phẩm: “tác phẩm văn học, nghệ thuật gồm một phần có thực, khách quan, và một
phần khác, do người đọc phát hiện ra, cấu tạo ra” [53, tr.128]. Hoặc: “Tác phẩm văn
học không đồng nhất với văn bản ban đầu mà nhà văn viết ra. Tác phẩm lúc đó là
một sự hợp thành của văn bản và hệ số mới do thời gian và công chúng quy định.


13

(…) khi đi vào thế giới tinh thần của người đọc, văn bản khơng cịn ngun vẹn mà
trở thành một siêu văn bản” [53, tr.128].
Tác phẩm văn học, đối với lý thuyết tiếp nhận, tồn tại qua sự tiếp nhận của
người đọc nhưng điều đó khơng có nghĩa là người đọc có quyền năng vơ hạn trong
việc cắt nghĩa tác phẩm. Bản thân tác phẩm vẫn lưu giữ những giá trị khách quan
riêng biệt của bản thân nó: “khơng thể xem văn bản là con số không được. Mọi sự
cắt nghĩa đều bị cái được cắt nghĩa qui định: ngôn từ, thể loại, cấu trúc, bộ phận và
chỉnh thể (…) Rõ ràng văn bản có những ranh giới khơng cho phép sự cắt nghĩa
sáng tạo tùy tiện vượt qua. Một sự cắt nghĩa có cơ sở trong các dữ kiện của tác

phẩm, phù hợp với cấu trúc biểu hiện của tác phẩm là cách cắt nghĩa có sức thuyết
phục” [89]. Như vậy, tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại khi văn bản của nó được
người đọc tiếp nhận và sự tồn tại của tác phẩm văn học là một q trình, trong q
trình đó, ý nghĩa cũng như hình thức của nó khơng ngừng thay đổi qua những thời
kỳ khác nhau với những lớp người đọc khác nhau.
Vai trò của người đọc trong tư duy lý luận văn học truyền thống coi người
đọc là nhân tố bị động, là đối tượng cần được nhà văn giáo dục, bồi dưỡng thêm về
tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ. Nhưng đến lý luận văn học hiện đại, người đọc trở
thành quyền lực tạo nghĩa cho văn bản, trở thành chủ thể tiếp nhận văn học quyết
định sự tồn tại của tác phẩm văn học. Người đọc được nhắc đến nhiều hơn trong lý
luận văn học và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn học.
Trong cách quan niệm về vai trò của người đọc, các nhà nghiên cứu đã
khẳng định người đọc khơng cịn là nhân tố bị động trong đời sống văn học, người
đọc đã xuất hiện ngay chính trong q trình sáng tác của tác giả. Theo các nhà lý
luận, không tác giả nào có thể sáng tác mà khơng hình dung trước ai sẽ đọc tác
phẩm của mình, cũng khơng có tác giả nào sáng tác mà không nhằm hướng đến một
đối tượng nào đó, kể cả khi viết cho mình, thì chính bản thân tác giả cũng là một đối
tượng giao tiếp, nghĩa là trong trường hợp này, tác giả cũng trở thành một độc giả
đọc chính tác phẩm của mình. Nhân tố này không chỉ xuất hiện từ sau khi văn bản
văn học được hồn tất mà cịn có cả trước đó, trong ý đồ sáng tạo và trong hoạt


14

động lao động nghệ thuật của tác giả. Trong bài viết Sự tương tác giữa người đọc
và văn bản trong hoạt động sáng tạo văn học (tạp chí Nghiên cứu văn học), nhà
nghiên cứu Lê Thị Hồng Vân đã chỉ ra hai vai trò quan trọng của người đọc từ hai
phương diện sáng tạo và tiếp nhận văn học. Theo tác giả, “với vai trò là điểm tựa
cho sáng tạo, người đọc đã cùng tham gia thiết kế thông điệp nghệ thuật với nhà
văn, giúp nhà văn định hướng ý đồ, mục đích của sáng tác, từ đó để điều chỉnh cấu

tứ, chi phối việc xây dựng kết cấu văn bản. (…) một sự tương tác đã thực sự diễn ra
giữa người đọc với văn bản ngay từ trong quá trình sáng tạo, khi họ đã tham gia
cùng với nhà văn trong việc thiết kế thông điệp nghệ thuật cho văn bản” [94]. Cịn
“với vai trị là mơi giới cho tiếp nhận, nhu cầu và tầm đón nhận của người đọc tiềm
ẩn (là sự chuyển hóa từ người đọc có thực ngoài đời), sẽ tạo ra một sự kết nối giữa
văn bản với người đọc thực tế, khiến cho văn bản dù có ra đời ở một thời điểm cách
xa người đọc thì giữa hai “đối tác” này vẫn tiềm ẩn một mối quan hệ giao tiếp, đối
thoại” [94]. Những ý kiến nêu trên của Lê Thị Hồng Vân cho thấy vai trò quan
trọng trên nhiều phương diện của người đọc trong đời sống văn học, trong mối quan
hệ tương tác với tác giả và tác phẩm. Từ đó, người đọc được các nhà nghiên cứu
quan niệm là “kẻ đồng sáng tạo ra tác phẩm không phải chỉ với tư cách làm sống
dậy tác phẩm trong cảm thụ (như bù đắp, chắp nối, liên tưởng, cụ thể hóa...) mà cịn
phát hiện ý nghĩa mới và mối liên hệ chỉnh thể tương ứng với nó” [94]. Việc tìm
hiểu q trình tiếp nhận của người đọc cho phép nhà nghiên cứu mở rộng giới hạn ý
nghĩa của tác phẩm cũng như tôn trọng những khác biệt trong cách lý giải và đánh
giá tác phẩm. Có thể thấy, sự khác biệt trong tiếp nhận tác phẩm văn học của người
đọc lại là yếu tố mang lại màu sắc tươi mới cho lý luận và phê bình văn học. Lúc
này, vai trị của người đọc không chỉ dừng lại ở việc mở rộng ý nghĩa văn bản văn
học mà còn mở rộng quyền học thuật, mở rộng chân trời của những ý kiến xoay
quanh tác phẩm.
Như vậy, từ những gì vừa nêu, có thể thấy, vai trị của người đọc đã có
những thay đổi đáng kể như sau: thứ nhất, người đọc là nhân tố mang lại ý nghĩa
cho văn bản văn học, làm nên sự tồn tại mang tính q trình của tác phẩm; thứ hai,


15

người đọc tác động trực tiếp đến quá trình sáng tác của nhà văn; thứ ba, sự tiếp nhận
đa dạng của người đọc làm đầy bức tranh đời sống văn học cũng như dân chủ hóa
nền văn học bằng sự tiếp nhận của mình. Cùng với sự thay đổi trong quan niệm về

người đọc và tác phẩm, xoay quanh khái niệm tác giả, văn học cũng có những thay
đổi đáng kể. Tác giả khơng cịn là ơng chủ kiến tạo nên tác phẩm và chi phối cách
hiểu của người đọc.
Tác phẩm văn chương ra đời được bắt đầu từ ý đồ sáng tác của nhà văn. Nhà
văn bằng tài năng của mình đã vật chất hóa ý đồ ban đầu bằng chất liệu ngôn từ, tác
phẩm văn học ra đời. Và cuối cùng là giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc. Trong mối
quan hệ tác giả – tác phẩm – người đọc, hoạt động tiếp nhận là hoạt động cuối cùng
của q trình sáng tạo văn chương. Nó là hoạt động cuối cùng quyết định chu trình
của văn học.
Bởi tác phẩm văn chương được hình thành từ chất liệu ngơn từ, nên ý nghĩa
của tác phẩm tồn tại trong văn bản ngơn từ, nhờ vào vai trị của độc giả, tác phẩm
trở nên có giá trị, có sức sống mãi với thời gian. Như vậy, người đọc trở thành nhân
tố khơng thể thiếu của q trình tiếp nhận văn học.
Tính năng động sáng tạo của người đọc còn được thể hiện ở chỗ: Nhà văn
sáng tạo xong một tác phẩm văn học, đây là giai đoạn tác phẩm thoát li khỏi nhà
văn để tồn tại một cách độc lập trong xã hội, với từng người đọc. Thông qua việc
đọc, người đọc xâm nhập vào tác phẩm, lấp đầy những chỗ trống trong tác phẩm,
chính vì vậy, địi hỏi người đọc phải chủ động, tích cực. Tính tích cực chủ động của
người đọc trước hết thể hiện ở sự lĩnh hội ý nghĩa văn bản. Đầu tiên, người đọc cần
phải hiểu được nghĩa của từng câu, từng chỗ tưởng như phi lí trong văn bản, tiếp đó
hiểu mối quan hệ các phần và cấu trúc toàn văn bản, khái quát hơn là hiểu được chủ
đề, ý nghĩa của văn bản. Nhưng không phải tác phẩm luôn mang một ý nghĩa cố
định mà khi tìm hiểu nó, mọi người đọc đều có thể lấy về mình những ý nghĩa,
những bài học, những nhận thức khác nhau về cùng một hiện tượng trong tác phẩm.


16

Khi nhà văn hoàn thành tác phẩm, lúc này, tác phẩm được xem là một bộ
xương, thơng qua q trình đọc, người đọc “lấp đầy” ý nghĩa cho văn bản, trở thành

người đồng sáng tạo với tác giả.
Người đọc bằng sự hiểu biết, bằng kinh nghiệm xã hội của mình đã sáng tạo,
khỏa lấp những chỗ trống mà nhà văn có ý thức hay khơng có ý thức cố tình tạo
nên. Trong mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc, đó là mối quan hệ giữa khách
thể và chủ thể. Tác phẩm văn học là khách thể, chủ thể tiếp nhận phải quan sát, tri
giác để làm nổi bật lên những nét mờ, khôi phục những “khoảng trống”, “bỏ lửng”
trong tác phẩm. Người đọc sau khi tiếp xúc với tác phẩm, hiểu được ngôn ngữ, cốt
truyện, loại thể, tiếp tục đi sâu vào khám phá hình tượng trong tác phẩm. Lúc đó
hình tượng tác phẩm sống dậy trong lịng người đọc. Ở mỗi người đọc có một hình
tượng riêng.
Mĩ học tiếp nhận đi vào khẳng định vai trò của quyết định của người đọc đối
với sự tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương không phải là của
riêng nhà văn mà nó phải được bạn đọc tiếp nhận mới trở nên hồn chỉnh. Do trình
độ thưởng thức mà nảy sinh “tầm đón nhận”. W.Iser viết: “Tác phẩm văn học gồm
hai cực, cực nghệ thuật là văn bản của tác giả, cực thẩm mĩ là do người đọc hoàn
thành”, văn băn là một “kết cấu vẫy gọi”, nghĩa là tồn tại chờ bạn đọc bổ sung, cụ
thể hóa. Ý nghĩa của tác phẩm khơng phải là cái cố định, bất biến mà tác phẩm chỉ
là “đề án tiếp nhận”. Nếu ý nghĩa của nó là một quá trình, có thể mở rộng, sâu sắc,
phong phú thêm, cũng có thể tàn lụi đi, tất cả là do “tầm đón nhận” của người đọc
quy định. Tầm đón nhận được hiểu là vốn tri thức, hiểu biết văn chương, vốn sống
và từng trải. Tầm đón nhận của người đọc làm cho họ có thể hoặc khơng thể đánh
giá được mức độ sáng tạo và sự tiến bộ của văn học, trong đó thậm chí họ có thái độ
từ chối tác phẩm.
Tính tích cực chủ động địi hỏi người đọc phải tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm sống để có thể hiểu được những thông điệp khác nhau của văn bản một cách
khoa học, tồn vẹn. Tùy vào năng lực của mình, người đọc có thể tiếp nhận tác
phẩm một cách sâu sắc, có thể thể nghiệm, đồng cảm với tác giả hay chỉ dừng lại ở


17


việc nắm bắt được hình tượng thơng qua hệ thống ngơn ngữ. Như vậy, chính sự tích
cực, chủ động của người đọc góp phần quyết định giá trị của một tác phẩm văn học.
Tác phẩm có thể trở thành kiệt tác hay chỉ là một tác phẩm mờ nhạt đều do người
đọc. Vì vậy, người đọc cần trau dồi tri thức để nâng tầm hiểu biết của mình. Nếu tác
phẩm thấp hơn tầm đón nhận thì khơng đáp ứng được nhu cầu của chủ thể tiếp nhận
văn học, còn nếu cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến cho chủ thể lúng túng nhưng nó có
tác dụng kích thích nâng cao tầm đón nhận ở chủ thể tiếp nhận văn học.
Chính vai trò năng động sáng tạo của bạn đọc đã làm cho đời sống lịch sử
của nghệ thuật vô cùng phong phú. Khác với tiếp nhận khoa học, tiếp nhận văn học
có một tầng lớp cơng chúng rộng rãi. Chính vì vậy, tùy vào năng lực của cá nhân,
thị hiếu thẩm mĩ, lập trường xã hội của người đọc, người đọc tiếp cận tác phẩm với
những ý nghĩa khác nhau. Do tuổi tác, trình độ, sở thích, tâm trạng của người đọc
khác nhau dẫn đến hiện tượng cùng một tác phẩm có nhiều cách đánh giá khác
nhau. Người đọc xâm nhập vào bên trong tác phẩm, đem sự trải nghiệm của mình
để tiếp nhận cái tinh thần đã được khách thể hóa của nhà văn. Lúc này, người đọc
đã sống trong thế giới bên trong của người khác, họ trải nghiệm cái tâm trạng, cảm
xúc và thông điệp của người khác – đó chính là tác giả. Như Ingarder nhà hiện
tượng học người Ba Lan đã từng nói: Có bao nhiêu độc giả là có bấy nhiêu sự đọc
làm đầy bằng nội dung mà nó chưa đủ. Như vậy chủ thể tiếp nhận với sự đa dạng về
tuổi tác, quan điểm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, trình độ văn hóa, địa vị xã hội,
thành phần giai cấp và năng lực của từng người khác nhau đã quy định tới việc tiếp
nhận một tác phẩm văn học khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên tính đa dạng và đa
diện của nghệ thuật. Độc giả là người giữ vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo
của văn học. Họ có thể là một người cụ thể, cũng có thể là một quốc gia, một dân
tộc, một giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội hậu thế, cũng có thể là một quốc gia, dân
tộc, một giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội hậu thế hoặc một người không quen biết
mà tác giả hi vọng sẽ đọc tác phẩm của mình và hướng tới họ trong quá trình sáng
tác.



18

Nói tóm lại, từ văn chương đến cuộc đời là một q trình, q trình đó dài
hay ngắn phụ thuộc vào giá trị đích thực, vào chiều sâu chân lí nghệ thuật trong các
tác phẩm. Cuộc đời đôi khi khá khắt khe trong việc thẩm định giá trị của văn
chương. Điều đó buộc người cầm bút phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, công
phu và trách nhiệm để mang đến những những sản phẩm sáng tạo đích thực. Chúng
ln ln và mãi mãi là nguồn cổ vũ, động viên, khai sáng và thanh lọc tâm hồn cho
công chúng bạn đọc, cống hiến cho cuộc đời thêm nhiều niềm vui và hi vọng mới.
1.2

Bối cảnh xã hội những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 và việc

tiếp nhận Truyện Kiều ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
1.2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam, chính
quyền phong kiến quy hàng, xã hội Việt Nam bước sang chế độ thực dân nửa phong
kiến, dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, đặc biệt là sau hai cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 1929) đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến động mạnh mẽ trong đời sống văn
hóa, kinh tế, chính trị. Sự phát triển kinh tế hàng hóa, giao thơng là điều kiện xuất
hiện các thành thị đông đúc và nhiều tầng lớp xã hội mới như tiểu tư sản, công
nhân, dân nghèo thành thị,...
Cùng với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa, diện mạo và tính
chất văn học nước ta từ thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX cũng có bước
chuyển mình to lớn.
Ở thế kỉ XVIII, văn học phát triển trong hồn cảnh chế độ phong kiến suy
thối, lực lượng sáng tác văn học thời kỳ này chủ yếu là các nho sĩ ẩn dật và nho sĩ
bình dân. Do cuộc sống gần gũi với nhân dân, những sáng tác của họ đã phần nào

gần gũi với đời sống, tâm tư của người dân, họ nhận thức được những phẩm chất và
khả năng to lớn của nhân dân, sáng tác của họ tập trung phản ánh những người nhỏ
bé, bất hạnh trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Nền văn học chữ Nôm phát triển
cho đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có sự phát


×