Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP điều DƯỠNG (HOÀN CHỈNH) mô tả mối liên quan giữa chỉ số hình thái với bệnh tim mạch trên những bệnh nhân đang điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.12 KB, 36 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng thì mơ hình chung xu hướng bệnh
tật cũng gia tăng không kém ở cả nước phát triển, nước đang phát triển và những
nước nghèo. Trong số đó khơng thể khơng thể khơng kể tới sự gia tăng chóng mặt
của bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch (TM) là một trong những nguyên nhân làm giảm
chất lượng cuộc sống, gây già nua trước tuổi hoặc tử vong sớm [26].
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2002 khoảng 12,6% tỷ lệ tử vong chung trên
toàn cầu là do bệnh tim thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim (NMCT) [12]. Ở Mỹ
hàng năm có khoảng 1,5 triệu người bị NMCT, tỷ lệ tỷ vong trong giai đoạn cấp
khoảng 30% [12]. Theo thống kê của tổng hội y học năm 2001 tỷ lệ tử vong do
nguyên nhân tim mạch nói chung là 7,7%, trong đó 1,02% tử vong do NMCT [17].
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ y tế tại các bệnh viện trong cả nước trong những
năm gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch khá cao. Tỷ
lệ mắc bệnh lý TM và đột quỵ ngày càng tăng, tiêu biểu là bệnh THA. Theo nghiên
cứu của Viện Tim mạch Việt Nam trong cộng đồng trên 25 tuổi, năm 1960 tỷ lệ mắc
ở miền Bắc là 2%, toàn quốc năm 1992 là 11,7% , đến năm 2003 là 16,3% ở miền
Bắc Việt Nam (thống kê trong 4 tỉnh và thành phố)
Vấn đề cân nặng và thừa cân, béo phì đang ngày trở thành mối quan tâm lớn
không chỉ trong ngành Y tế mà cả trong cộng đồng dân cư. Đây không chỉ là yếu tố
gây bệnh tim mạch mà còn là nguyên nhân của rất nhiều các căn bệnh khác. Một số
nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI cũng như vòng bụng (VB), vịng hơng (VH) có liên
quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh TM. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng tơi chưa thấy
có nghiên cứu đầy đủ nào về mối liên quan này. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên
cứu để “ Mối liên quan giữa chỉ số hình thái với bệnh Tim mạch trên những bệnh
nhân đang điều trị” nhằm 3 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì thơng qua chỉ số BMI, số đo vịng bụng,
vịng hơng trên những bệnh nhân đang điều trị tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch
Mai
1



2. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI, số đo vịng bụng, vịng hơng và tỷ lệ mắc
một số bệnh lý tim mạch ở nhóm bệnh nhân này


.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong thế kỷ XX bệnh tim mạch đã lộ mặt là tai họa lớn nhất của loài người. Về
cuối thế kỷ, mỗi năm chúng đã cướp đi sinh mạng của 17 triệu người, gấp 6 lần tử
vong do HIV – AIDS. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới cứ 4 giây lại có 1
người bị nhồi máu cơ tim, 5 giây lại có 1 người bị tai biến mạch máu não và cứ 3
giây lại có 1 người chết là do bệnh tim mạch.[8]
Bệnh tim mạch là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao. Năm 1980, bệnh TM là
bệnh gây tử vong cao đứng ở hàng thứ tư, năm 2000 thì bệnh này gây tử vong hàng
đầu.[10]. Nếu như tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch ở đầu thế kỷ XX chỉ
chiếm 20% tỷ lệ tử vong chung thì đấu thế kỷ XXI con số đó là khoảng 50% ở các
nước phát triển và 25% ở các nước đang phát triển [12].
1.1. Thực trạng bệnh TM hiện nay
Trên thế giới
Tại Pháp năm 1991 có 6 nhóm gây tử vong cao trong đó bệnh TM chiếm hàng
đầu 363/100.000 người ở nam giới và 231/100.000 người ở nữ giới (Báo cáo thứ XX
về dân số Pháp INED, 1989), tỷ lệ tử vong bệnh TM cao hơn bệnh ung thư.[18]
Tại các nước Châu âu khác, tỷ lệ này không kém phần đe dọa, năm 1985 riêng ở
nam giới, tỷ lệ tử vong ở Liên Bang Đức (cũ) là 638.5/100.000 người, ở Áo là
646.2/100.000 người, ở Bỉ là 688.2/100.000 người, ở Hà Lan là 465.5/100.000
người, ở Anh là 548.9/100.000 người, Thụy Sĩ là 422.4/100.000 người.[18]
1.1.2. Tại Việt Nam
Từ nhiều năm nay, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận BN tim
mạch đến khám và điều trị cũng như tử vong do bệnh tim mạch ln đứng vị trí

hàng đầu, theo số liệu từ 1992-1996 của Ngô Văn Thành và Nguyễn Thị Hương thì
tử vong TM chiếm 33,1% trong tổng số tử vong tại BV Bạch Mai, chỉ đứng sau tử
vong do tất cả các loại bệnh nhiễm trùng cộng lại (37,2%), vượt xa tử vong do ung
3


thư (8,87%) và tử vong do các bệnh khác (20,1%). Gần đây nhất theo thống kê của
GS Trần Quỵ và TS Nguyễn Chí Phi thì BN tim mạch điều trị nội trú trong năm
1998 là 2.220 người, chiếm 12,42% tổng số điều trị nội trú trong năm, đứng hàng
đầu trong các nhóm bệnh.[25]
Bệnh tim mạch là bệnh chuyển hóa mắc phải, tuy chưa tìm được nguyên nhân
nhưng người ta đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.
1.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh TM
- Yếu tố khơng thay đổi được: tuổi, giới tính, di truyền
- Yếu tố có thể thay đổi được: hút thuốc lá, uống rượu, tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu, béo phì, lối sống tĩnh tại, stress
1.2.1 Tuổi tác và giới tính: Tuổi tác có tác động rõ ràng lên hệ thống tim mạch, tuổi càng
lớn thì khả năng mắc các bênh tim mạch càng tăng. Trong độ tuổi từ thanh niên đến
trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ, nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỉ lệ
bệnh tim mạch ở nữ xấp xỉ ở nam
1.2.2 Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh
tim thì con cái, anh chị em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
1.2.3. Hút thuốc lá
- Hút thuốc lá khơng chỉ gây ra bệnh mạch vành mà cịn gây ra các bệnh khác như:
mạch máu ngoại biên, ung thư phổi, dạ dày, tụy… Hút thuốc lá dù ít hay nhiều cũng
làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nếu hút > 20 điếu/ngày thì sẽ tăng nguy
cơ 2 – 3 lần so với người không hút.
- Những người khơng hút thuốc lá nhưng tiếp xúc với khói thuốc do người khác hút
cũng làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, những người này gọi là hút thuốc lá thụ
động.



- Cơ chế gây bệnh mạnh vành của hút thuốc lá rất phức tạp: tổn thương thành
mạch, co mạch vành, đông máu, gây viêm, do nicotine và các chất khác có trong
thuốc lá cacbon monoxide gây nên…
Ở Mỹ, nghiên cứu trên 4120 nam giới hút thuốc lá, người ta thấy nguy cơ bị
bệnh động mạch vành tăng lên gấp 3 lần và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn nhiều lần so
với người không hút thuốc lá [12]
1.2.4 Uống rượu
Một số nghiên cứu cho thấy rượu có mối liên quan với THA và các bệnh lý TM.
Một cơng trình nghiên cứu tiến hành trên 4.626 nam giới và 4.647 phụ nữ tuổi trung
bình từ 20 - 59 của 32 quốc gia cho thấy: những đàn ông uống từ 300 - 499 ml rượu
mỗi tuần, tức trên 60 ml rượu mỗi ngày có huyết áp tâm thu trung bình cao hơn
những người không uống rượu là 2,7 mmHg của huyết áp tâm thu và 1,6 mmHg
huyết áp tâm trương.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa những người uống
rượu với bệnh thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên sự liên quan này sẽ
tỷ lệ nghịch với lượng rượu uống mỗi ngày. Có nghĩa là uống rượu vừa phải thì tỷ lệ
bệnh thiếu máu và nhồi máu cơ tim sẽ giảm, còn nếu uống nhiều rượu quá thì nguy
cơ thiếu máu và nhồi máu cơ tim sẽ gia tăng. Những người uống rượu với mức độ
vừa phải thì sẽ giảm 40-70% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành so với những
người không uống hoặc uống quá nhiều.
Rượu cũng là nguyên nhân làm giảm lượng chất Fibrinogen trong máu cũng như
giảm q trình kích hoạt tiểu cầu, từ đó làm giảm khả năng hình thành các cục máu
đơng trong lịng mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ở những người dưới 65 tuổi thì uống nhiều rượu sẽ là một nguyên nhân chính,
chiếm đến 63% các trường hợp loạn nhịp tim kiểu rung nhĩ.
Với các mạch máu ngoại vi như: động mạch đùi, khoeo, cánh tay… thì rượu làm
giảm bớt nhiều khả năng mắc bệnh. Một nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ người uống rượu
5



mỗi ngày bị bệnh động mạch ngoại vi chỉ bằng 0,92 so với người không uống hay
chỉ uống dưới 1 lần một tuần
Rượu có thể đem lại lợi ích nếu biết sử dụng điều độ. Nên uống 1 ly nhỏ rượu
vang đối với nữ và 2 ly nhỏ đối với nam mỗi ngày để làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh TM.
1.2.5. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ góp vai trị quan trọng trong
việc gây bệnh TM. Huyết áp bao gồm 2 trị số huyết áp là huyết áp tâm thu (huyết áp
tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu)[6]. Theo tổ chức Y tế Thế giới,
huyết áp tâm thu có giá trị trong khoảng từ 90 đến dưới 140mmHg, bằng hoặc trên
140mmHg là tăng huyết áp. Huyết áp tâm thu tăng khi lao động, do hở van động
mạch chủ (do tăng thể tích tâm thu)[6]. Huyết áp tâm trương có giá trị trong khoảng
từ 60 đến dưới 90mmHg, bằng hoặc trên 90mmHg là tăng huyết áp. Huyết áp tâm
trương tăng khi giảm tính đàn hồi của thành mạch (gặp trong xơ vữa động mạch),
khi co mạch.[6]
Tăng huyết áp vừa là một bệnh vừa là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. HA
tăng cao làm tim họat động gắng sức hơn, vách tim dày lên và trở nên cứng hơn dẫn
đến tăng nguy cơ bị đột quỵ, NMCT, suy thận và suy tim. Điều trị tăng HA làm
giảm nguy cơ NMCT và đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy khi giảm 20mmHg HA
tâm thu và 11mmHg HA tâm trương thì giảm được 60% đột quỵ và 46% bệnh
NMCT.
1.2.6. Rối loạn lipid máu
Theo một số nghiên cứu thấy rằng tăng cholesterol máu là yếu tố độc lập làm
tăng tỷ lệ mới mắc của bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch vành.
Cholesterol là thành phần mỡ trong máu, nó vận chuyển trong máu và có mặt ở tất
cả các tế bào trong cơ thể. Gan sản xuất ra tất cả các loại cholesterol mà cơ thể cần
để tham gia cấu trúc màng tế bào và một số hormone



- Nguyên nhân tăng cholesterol máu: Do ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol: lòng đỏ
trứng, mỡ động vật, gan, não. Do kém đào thải, ứ lại trong cơ thể gây vàng da, tắc
mật. Tăng huy động, tăng cùng với lipid máu: tiểu đường tụy, hội chứng thận hư.
Do thối hóa chậm: thiểu năng tuyến giáp, tích đọng glycogen trong tế bào gan.[9]
- Hậu quả: Cholesterol máu tăng cao và kéo dài sẽ xâm nhập vào các tế bào làm rối
loạn chức phận của các tế vào các cơ quan, nặng nhất là xơ vữa động mạch. Các
mảng xơ vữa bám vào thành mạch làm thành mạch dầy lên, tăng áp lực ngoại vi cho
tim do đó tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu đi, lâu dần sẽ làm suy giảm
chức năng và hoạt động của tim. Hoặc cũng có thể khối xơ vữa di chuyển trong lịng
mạch, khi đi qua những động mạch nhỏ sẽ gây bít tắc và là nguyên nhân của nhồi
máu cơ tim, nhồi máu não..[9]
1.2.7. Đái tháo đường (ĐTĐ)
Bệnh tháo đường (tiểu đường) được y văn mô tả từ thế kỷ XI với 4 triệu trứng
chính: ăn nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. ĐTĐ gây tổn thương mạch máu thông qua xơ
vữa mạch máu, gây nhiều biến chứng cho các cơ quan như: thận, mắt, não, chi đặc
biệt ĐTĐ là một trong những yếu tố nguy cơ bệnh TM. Nghiên cứu Framingham
cho thấy ĐTĐ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch 2 – 3 lần so với nhóm BN khơng bị
ĐTĐ.[3]
Người ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 2-8 lần những người không ĐTĐ,
3/4 những người ĐTĐ tử vong vì bệnh mạch vành. Do vậy việc kiểm sốt đường
huyết đóng vai trị quan trọng trong việc giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và góp
phần làm giảm các biến chứng TM.
1.2.8. Stress
- Khi bị stress cơ thể thường tăng tiết các chất (thông thường là adrenalin) làm
tăng nhu cầu oxy của cơ tim, co mạch vành, rối loạn chức năng đông máu, thành
mạch và có ảnh hưởng khơng tốt đối với tim mạch.

7



- Căng thẳng thần kinh tác động tới sự huy động catecholamine làm gia tăng hoạt
động của hệ thần kinh giao cảm và là yếu tố quan trọng gây THA. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim, dưới tác dụng
của chất trung gian hóa học là adrenalin và noradrenalin.
1.2.9. Béo phì, ít vận động
Chế độ ăn thừa chất béo kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít vận động là điều kiện
gây thừa cân, béo phì. Đây khơng chỉ là ngun nhân gây bệnh TM mà còn là
nguyên nhân của nhiều bệnh khác.
BMI (chỉ số khối cơ thể) là chữ viết tắt theo tên tiếng Anh “Body Mass Index”được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này có thể giúp
xác định một người bị bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng
- Cách tính chỉ số BMI
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người
đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo cơng thức:

- Phân loại chỉ số BMI
+ Phân loại kiểu 1
BMI < 18.5 - người gầy
BMI = 18.5 – 24.9 - người bình thường
BMI = 25 – 29.9 - người béo phì độ I
BMI = 30 – 34.9 - người béo phì độ II
BMI > 35 - người béo phì độ III
+ Phân loại kiểu 2
Nam
BMI < 20 - người dưới cân
20 = BMI < 25 - người bình thường


25 <= BMI < 30 - người quá cân
BMI > 30 - người béo phì

Nữ
BMI < 18 - người dưới cân
18 = BMI < 23 - người bình thường
23 <= BMI < 30 - người quá cân
BMI >= 30 - người béo phì
Tuy nhiên số đo vịng bụng, vịng hơng lại có khả năng đánh giá sự tích tụ lipid
trong cơ thể hơn là chỉ số BMI. Khi lượng lipid dư thừa trong cơ thể tăng lên, ngoài
việc dự trữ ở gan thì một lượng lớn lipid tăng đáng kể bao bọc xung quanh các tạng
nằm trong ổ bụng, hầu hết thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, những người có lối
sống và cơng việc bắt buộc ngồi nhiều và những người trung tuổi do sự thay đổi
hormone. Do vậy số đo vịng bụng và vịng hơng có mối liên quan chặt chẽ đến sự
tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Hình 1: Mỡ vùng bụng
Hình ảnh cho thấy lượng chất béo màu vàng bao bọc ở mặt trước và sau của cơ
thể nhưng số lượng lớn chất béo lại tập trung gấp 2 – 3 lần ở mặt trước của ổ bụng.
Chất béo nội tạng được cho là nguyên nhân gây viêm ruột và viêm thành mạch, là
thủ phạm hàng đầu gây bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.

9


Đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh rằng có mối liên quan giữa béo phì
và bệnh lý TM, mối liên quan giữa chỉ số BMI và THA. Với người có cân nặng cao,
nếu bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm bớt.
Tại Việt nam, kết quả nghiên cứu của Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thủy (năm
2006) cũng thấy rằng chỉ số BMI và béo bụng có liên quan chặt chẽ đến THA
nguyên phát. Yếu tố THA nguyên phát tập trung ở những BN thừa cân, béo phì cao
hơn rõ rệt so với nhóm khơng thừa cân [7].
Trên thế giới, nghiên cứu của Stamler (1978), Dyet và Elliot (1989) chứng minh

rằng có mối liên quan giữa béo phì và THA, giảm cân sẽ làm giảm huyết áp. Nghiên
cứu cho thấy THA có tỷ lệ cao ở nhóm người có chỉ số BMI ≥ 25 ở Châu Âu, BMI
> 23 ở Hồng Kông, BMI > 22.6 ở người Việt Nam.[7][19][15].
Từ năm 1988 đến 1991, một nhóm nghiên cứu gồm ba thành viên : W.D.Ashton,
K.Nanchahal và D.A.Wood đã tiến hành nghiên cứu trên 14.077 phụ nữ có độ tuổi
30 – 64 tuổi tại Anh thì thấy rằng chỉ số BMI lớn là yếu tố nguy cơ gây bệnh mạnh
vành. Trong khi đó, một nghiên cứu khác được tiến hành trên 9.913 đối tượng cả
nam và nữ độ tuổi từ 18 đến 74 tuổi tại 10 tỉnh của Canada: Alberta, Manitoba,
Ontario, Quebec, Saskatchanan…cũng thấy rằng chỉ số BMI từ 23 – 26 ở nữ giới và
25 – 26 ở nam giới, số đo VB > 90 ở nam giới và > 80 ở nữ giới là yếu tố để dự báo
các nguy cơ về TM – “nghiên cứu so sánh chu vi VB, tỷ lệ eo – hông và chỉ số BMI
như là các yếu tố nguy cơ gây bệnh TM” .[20] [21]


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các BN ≥ 18 tuổi đang nằm điều trị tại Viện Tim
mạch – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 01/01/2011 – 31/05/2011

.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn:

.

+ Các BN ≥ 18 tuổi đang nằm điều trị tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai
+ BN đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
+ BN đang mang thai hoặc đang cho con bú

+ BN nặng đang thở máy hoặc do nguyên nhân bệnh lý khác không thể lấy các
số đo chuẩn.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: 01/01/2011 – 31/05/2011
2.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả
2.4.2. Cỡ mẫu: 140 BN ≥ 18 tuổi đang điều trị tại Viện Tim mạch – Bệnh viện
Bạch Mai
- Cách tính cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức
2

Z xpxq
n=

2

d

Trong đó:
n: Cỡ mẫu
Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% (Z=1.96)
p: Tỷ lệ các BN có chỉ số BMI, số đo VB - VH lớn mắc các bệnh lý về tim
mạch ước lượng 90% (p=0,9)
q = 1- p
11


d: Sai số chấp nhận được ( d = 0.05)
- Thay vào cơng thức ta có:
2


1.96 x 0.9 x ( 1- 0.9)
n=

0.05

2

≈ 140

2.4.3. Cách chọn mẫu: Chúng tôi đưa vào nghiên cứu tất cả những BN đủ tiêu chuẩn
đang điều trị tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian
01/01/2011 đến 31/5/2011
2.4.4. Công cụ nghiên cứu:
- Cân, thước dây chuyên dụng “BMI calculator”
- Bảng thu thập số liệu (Phụ lục I)
2.4.5. Quá trình thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu
+ Hỏi trực tiếp người bệnh các thông tin cần hỏi
+ Sử dụng các công cụ khác như: cân, thước dây chuyên dụng “BMI calculator”
đo lường trên BN và ghi vào bảng thu thập số liệu (Phụ lục I) đã soạn sẵn.
- Quy trình tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng, hồn tất cơng cụ nghiên cứu
- Xây dựng bảng thu thập số liệu
- Chuẩn bị cân, thước cao, thước dây chuyên dụng “ BMI calculator”
Bước 2: Chuẩn bị tiến hành nghiên cứu
- Tiếp xúc BN
- Chọn BN vào nghiên cứu
- Loại trừ những BN không đủ tiêu chuẩn hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu

- Phỏng vấn BN, giải thích mục đích nghiên cứu
- Tiến hành đo lường theo quy trình cụ thể sau đây


+ Cách cân BN:
Yêu cầu BN đứng lên cân, cần loại bỏ những đồ vật nặng trên người BN, cân BN
vào những ngày ấm để làm giảm bớt cân nặng quần áo. Đọc chỉ số trên cân, cân BN
2 lần

Hình 2: Cân điện tử
+ Cách đo chiều cao:
Yêu cầu BN đứng thẳng, hai chân hình chữ V, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, hai tay
để ngang ngực hoặc để thẳng dọc hai bên đùi. Đo từ gót chân BN đến ngang đỉnh
đầu (gót – mơng – đầu thẳng hàng), u cầu BN không kiễng chân, không ngẩng
đầu lên trên. Đọc chỉ số 2 lần đo

Hình 3: Cách đo chiều cao
+ Cách đo vòng
bụng
Yêu cầu BN đứng thẳng, cơ thể thả lỏng ở trạng thái tự nhiên, lấy thước dây
quấn quanh bụng 1 vịng, vịng quấn đặt ngang chạy qua rốn, khơng đo chặt sao cho
13


thước dây quấn vừa phải quanh bụng, di chuyển đầu dây ở mức 0 đến vị trí đủ 1
vịng quấn quanh bụng người bệnh, nhớ chỉ số đo lần 1. Đo lại lần 2 cách làm cũng
tương tự như lần 1.

Hình 4: Cách đo vịng bụng


ơ

+ Cách đo vịng
hơng:
u cầu BN đứng thẳng, quấn thước dây một vòng quanh bụng, đặt thước dây
chạy nối quanh hai gai chậu ngoài, quấn vừa phải không quá chặt, nhớ chỉ số đo lần
1. Đo lại lần 2 cũng tiến hành như lần 1.

Hình 5: Cách đo vịng hơng
Bước 4: Ghi kết quả vào bảng thu thập số liệu (phụ lục I)
Bước 5: Tìm hiểu hồ sơ ghi nhận bệnh lý TM
2.4.6. Phân tích kết quả: Nhập số liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 bao gồm
tính trung bình, …
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thông qua sự đồng ý của trường Đại học Thăng Long
- Nghiên cứu được sự cho phép của Ban lãnh đạo Viện Tim mạch – Bệnh viện
Bạch Mai.
- Bảng thu thập số liệu bao gồm những thông tin cơ bản về nội dung, cách tiến
hành đơn giản không ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây phiền hà cho người bệnh.
Trước khi thu thập thông tin, BN đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và
chỉ tiến hành khi BN đồng ý tham gia nghiên cứu. Tên tuổi và các thông tin cá nhân


của BN chỉ được sử dụng với mục đích liên lạc. Các thông tin cá nhân thu được đảm
bảo tuyệt mật, không sử dụng và không công bố.
- Các số liệu nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, khơng phục vụ cho
mục đích khác. Kết quả nghiên cứu nhằm mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI, số
đo VB - VH và một số bệnh lý Tim mạch.

15



CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 140 BN chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1.Đặc điểm chung về giới tính
Bảng 1: Tỷ lệ giới tính trong tổng số đối tượng nghiên cứu
Giới tính

n

Tỷ lệ (%)

Nam

79

56.4

Nữ

61

43.6

43.6%

56.4%


Na
m

Biểu đồ 1: Phân bố giới tính của nhóm BN nghiên cứu
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi số BN là nam giới (chiếm 56.4%)
mắc các bệnh TM lớn hơn số BN là nữ giới (chiếm 43.6%)
3.1.2. Đặc điểm chung về nghề nghiệp
Bảng 2: Đặc điểm về nghề nghiệp trong nghiên cứu
Nghề nghiệp
Làm ruộng
Thợ khuân vác
Văn phòng
Học sinh, sinh viên
Nghề khác

N
61
16
23
5
35

Tỷ lệ (%)
43.6
11.4
16.4
3.6
25



50

43.6%

Làm ruộng
Thợ khuân

40

vác Văn

30

phòng

25%

Học sinh, sinh

16.4%

20

11.4%
3.6

10

%


0

Biểu đồ 2: Đặc điểm về nghề nghiệp
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm nghề nghiệp làm ruộng chiếm
tỷ lệ cao nhất (43.6%) .Đứng thứ 2 là nhóm nghề khác bao gồm: lái xe, giáo viên,
nội chợ…. (chiếm 25%). Thấp nhất là nhóm nghề học sinh, sinh viên với 3.6%
3.2. Mối liên quan giữa tuổi và chỉ số BMI
Bảng 3: Mối liên quan giữa tuổi và chỉ số BMI
Tuổi
18 - 39
40 - 59
≥ 60
Tuổi trung bình

n
16
56
68

2

Tỷ lệ (%)
11.4
40
48.6
58.12 ± 16.97

BMI TB (kg/m )
20.95
24.06

23.87

48.6%
40%

50
40

18 - 40

30
11.4%
20

40 - 60
>= 60

10
0

Biểu đồ 3: Đặc điểm về nhóm tuổi
17


Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tơi nhóm BN nằm trong độ tuổi 40 – 60
2

có chỉ số BMI TB lớn nhất (BMI TB = 24.06 kg/m ), lớn thứ 2 là nhóm BN ≥ 60
2


(BMI TB = 23.87 kg/m ) và thấp nhất là nhóm BN nằm trong độ tuổi 18 – 40. Tuổi
trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 58.12 ± 16.97
3.3. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và số đo VB – VH
Bảng 4: Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI, số đo VB – VH
Chỉ số BMI
2
(kg/m )
< 18.5

n1 (%)

VB TB (cm)

n2(%)

VH TB(cm)

12 (8.57)

70.25

13(9.29)

79.92

18.5 – 24.9

85(60.72)

81.64


84 (60)

88.65

≥ 25

57(30.71)

92.39

57(30.71)

98.21

92.39
100
80

81.64
70.25

98.21
88.65
79.92

60
BMI < 18.5
18.5 <= BMI <


40

25 BMI >= 25

20
0
VBTB

VHTB

Biểu đồ 4: Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và số đo VB - VH
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi số BN có chỉ số BMI càng lớn thì có
số đo VB TB, VH TB càng lớn. VB TB lớn nhất ở nhóm BN có BMI ≥ 25
(92.39cm)và thấp nhất ở nhóm BN có BMI <25 (70.25cm). VH TB lớn nhất ở nhóm
BN có BMI ≥ 25 (98.21cm) và thấp nhất ở nhóm BN có BMI < 25 (79.92cm)


3.4. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh lý TM
Bảng 5: Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh TM
Chỉ số BMI
2

(kg/m )/ Bệnh
TM
< 18.5
18.5 – 24.9
≥ 25
Tổng
P


ĐNSV
n(%)

NMCT
n(%)

BVT
n(%)

THA
n(%)

1 (1.79)
19(33.93)
39(64.28)
56 (100)
<0.05

1(1.49)
20(29.85)
46(68.66)
67 (100)
<0.05

4(10)
33(82.5)
3(7.5)
40(100)
<0.05


1(2.33)
12(27.9)
30(69.77)
43(100)
<0.05

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

BMI <18.5
18.5 <= BMI
<25 BMI >=25

ĐNSV

NMCT

BVT

THA

Biểu đồ 5: Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh TM

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tơi số lượng BN nằm trong nhóm có chỉ
số BMI <18.5 ít mắc các bệnh lý TM như: ĐNSV, NMCT, BVT và THA hơn những
BN nằm trong nhóm có BMI 18.5 – 25 và BMI ≥ 25. Trong những BN BVT thì số
BN có BMI 18 – 25 chiếm tỷ lệ cao nhất, số BN có BMI ≥ 25 thấp hơn.
3.4.1. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI, các yếu tố nguy cơ giữa nam và nữ
Bảng 6: Mối liên quan giữa chỉ số BMI, các yếu tố nguy cơ giữa nam và nữ

< 25

Số TB các yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM
Nam
Nữ
0.9783
0.6486

≥ 25

3.2121

2

Chỉ số BMI (kg/m )

3.2083

19


3.4.2. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và yếu tố nguy cơ

Bảng 7: Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và yếu tố nguy cơ
2

BMI (kg/m )

Số yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM/1BN

< 25

≥ 25

<3

83

7

< 0.05

≥3

13

37

< 0.05

Tổng (N)


96

44

P

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN nam có nhiều yếu tố nguy cơ hơn
2

BN nữ cùng chỉ số BMI và nhóm BN có BMI ≥ 25(kg/m ) mắc nhiều yếu tố nguy cơ
2

gây bệnh TM hơn nhóm BMI < 25(kg/m ) với P < 0.05
3.5. Mô tả mối liên quan giữa số đo VB và bệnh TM
Bảng 8: Mô tả mối liên quan giữa số đo VB và bệnh lý TM
Số đo VB
(cm)/ Bệnh
TM
< 80

ĐNSV
n(%)

NMCT
n(%)

BVT
n(%)

THA

n(%)

2 (6.9)

1(3.03)

13(81.25)

1(4.76)

≥ 80

27 (93.1)

32(96.97)

3(18.75)

20(95.24)

Tổng

29(100)

33(100)

16(100)

21(100)


P

< 0.05

<0.05

<0.05

<0.05

100
80
60
VB <80
VB>=80

40
20
0
ĐNSV

NMCT

BVT

THA

Biểu đồ 6: Mô tả mối liên quan giữa số đo VB và bệnh TM



Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TM có VB
≥ 80 lớn hơn nhiều so với nhóm BN có VB < 80 trong bệnh lý TM như: ĐNSV,
NMCT, THA.
Mô tả liên quan giữa số đo VB, các yếu tố nguy cơ giữa nam và nữ
Bảng 9: Mô tả mối liên quan giữa số đo VB, các yếu tố nguy cơ ở nam và nữ
Số TB các yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM
Nam
Nữ
0.6364
0.5556
2.2276
2.0727

Số đo VB (cm)
< 80
≥ 80

3.5.2. Mô tả mối liên quan giữa số đo VB, các yếu tố nguy cơ ở nam và nữ
Bảng 10: Mô tả mối liên quan giữa số đo VB và yếu tố nguy cơ
VB (cm)

Số yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM/1BN

< 80

≥ 80

<3


78

9

< 0.05

≥3

9

44

< 0.05

Tổng

87

53

P

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tơi BN nam có nhiều yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM hơn BN nữ có cùng số đo VB và nhóm BN có VB ≥ 80 mắc nhiều yếu tố
nguy cơ gây bệnh TM hơn nhóm BN có VB < 80 với P < 0.05
3.6. Mơ tả mối liên quan giữa số đo VH và bệnh TM
Bảng 11: Mô tả mối liên quan giữa số đo VH và bệnh lý TM
Số đo VB
(cm)/ Bệnh

TM
< 90
≥ 90
Tổng
P

ĐNSV
n(%)

NMCT
n(%)

BVT
n(%)

THA
n(%)

6(20.7)
23(79.3)
29(100)
< 0.05

6(18.2)
27(81.8)
33(100)
< 0.05

16(48.5)
17(51.5)

33(100)
< 0.05

5(23.8)
16(76.2)
21(100)
< 0.05

21


90
80
70
60
50
40
30

76.2%

79.3% 81.8%
51.5%
48.5%

VH < 90
20.7% 18.2%

23.8%


20
10
0
ĐNSV NMCT

BVT

VH >= 90

THA

Biểu đồ 7: Mô tả mối liên quan giữa số đo VH và bệnh TM
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tơi thì số BN có số đo VH càng lớn thì
tỷ lệ mắc bệnh TM càng cao. Tỷ lệ BN có số đo VH ≥ 90 mắc đau ngực, suy vành là
79.3%, NMCT là 81,8% và THA là 76.2%.
3.6.1. Mô tả liên quan giữa số đo VH, các yếu tố nguy cơ giữa nam và nữ
Bảng 12: Mô tả liên quan giữa số đo VH, các yếu tố nguy cơ giữa nam và nữ
Số đo VH (cm)
< 90
≥ 90

Số TB các yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM
Nam
Nữ
1.4286
1.0385
2.2712
2.1143


3.6.2. Mô tả liên quan giữa số đo VH và yếu tố nguy cơ
Bảng 13: Mô tả liên quan giữa số đo VH và yếu tố nguy cơ
Số yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM/1BN

VH (cm)

<3

< 90
n(%)
82 (90)

≥ 90
n(%)
8 (16.3)

< 0.05

≥3

9 (10)

41 (83.7)

< 0.05

Tổng

91


49

P


Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi BN nam có nhiều yếu tố nguy cơ gây
bệnh TM hơn BN nữ có cùng số đo VH và nhóm BN có VH ≥ 90 mắc các yếu tố
nguy cơ cao hơn nhóm VH < 90 với P < 0.05

23


CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tơi, trên 140 đối tượng mắc các bệnh TM thì nam
giới chiếm 56.4% và nữ giới chiếm 43.6%. Như vậy, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh
TM lớn hơn nữ giới gần 1.3 lần. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ tử vong do bệnh
TM - theo báo cáo lần thứ XX về dân số Pháp INED năm 1991, với 363/100.000
người ở nam và 231/100.000 người ở nữ, tỷ lệ tử vong do bệnh TM ở nam giới gấp
gần 1.5 lần so với nữ.[18] Thấp hơn kết quả của Khalid Barakat nghiên cứu trên đối
tượng NMCT thấy tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính nam/nữ là 2.78/1. Nam giới chủ yếu
bị xơ vữa mạch và bệnh hệ quả của nó như: NMCT, đau thắt ngực. Nữ giới cũng
mắc các bệnh này song số lượng ít hơn nam giới và hay gặp ở lứa tuổi muộn [26].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giới tính cũng là một trong những yếu tố
nguy cơ gây bệnh TM
4.1.2. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN thấp tuổi nhất là 20 tuổi và cao nhất là 91

tuổi, trong đó nhóm BN ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 48.6%, nhóm 40 – 60 thấp hơn
khơng đáng kể, chiếm 40%. Thấp nhất là nhóm tuổi 18 – 40 chiếm 11.4%. Tuổi
trung bình là 58.42 ± 16.97, kết quả này thấp hơn kết quả của Phạm Gia Khải, tuổi
trung bình đột quỵ tại Viện Tim mạch là 60.7 ± 12.9 [11], thấp hơn kết quả nghiên
cứu Grau và cộng sự về tuổi trung bình của TBMN là 63,9 ± 14,1[24]. Mặc dù tuổi
là yếu tố không thay đổi được nhưng nếu biết cách dự phòng, nâng cao chất lượng
sống cho người cao tuổi thì có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh TM ở
những đối tượng này.
4.2. Mô tả mối liên quan giữa tuổi và chỉ số BMI
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 140 BN TM thì nhóm BN nằm trong độ
tuổi 18 – 40 ở cả 2 giới có chỉ số BMI TB thấp nhất.


2

BMI TB = 20.95(kg/m ), thấp hơn rất nhiều so với kết quả của nhóm nghiên cứu
sức khỏe TM Canada tiến hành trên 9.913 đối tượng năm 1986 – 1992. Có lẽ do đặc
điểm người Việt Nam có chỉ số BMI thấp hơn người Canada nói chung. Ở nhóm
2

tuổi này, nghiên cứu tại Canada thu được số BMI TB từ 23.5 – 26.4 (kg/m )ở nam
2

và BMI TB từ 22.9 – 24.5 (kg/m ) ở nữ. Tuy nhiên, ở cùng nghiên cứu của chúng tơi
và nghiên cứu tại Canada thì có chung một xu hướng là chỉ số BMI TB trong nhóm
2

tuổi 40 – 60 đạt cao nhất (BMI TB = 24.06 kg/m ) và giảm nhẹ ở nhóm tuổi ≥ 60
2


(BMI TB = 23.87 kg/m ). Ở Canada, nhóm tuổi 40 – 60 thì BMI TB = 26 – 27.1
2

2

2

kg/m ở nam và giảm xuống 26.3 kg/m , BMI TB = 25.7 – 27.4 kg/m ở nữ giảm
2

xuống 26.2 kg/m .[21]. Theo thống kê điều tra tuổi trung niên có tỷ lệ béo phì nhiều
hơn so với các tuổi khác, nằm trong độ tuổi từ 40 – 49.
4.3. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và số đo VB – VH
Có mối liên quan mật thiết giữa chỉ số BMI và số đo VB - VH. Trong nghiên
cứu của chúng tơi ở nhóm BN có BMI < 18.5 thì số đo VB TB là 70.25cm, nhưng
tăng lên 92.39cm ở nhóm BN có BMI ≥ 25. Số đo VH TB ở nhóm BMI < 18.5 là
79.92cm cũng tăng lên 98.21cm ở nhóm BMI ≥ 25. Khi chỉ số BMI tăng thì số đo
VB – VH cũng tăng theo.
4.4. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh lý TM
Trong nghiên cứu của chúng tơi, BN có chỉ số BMI càng lớn thì nguy cơ mắc
2

các bệnh TM càng cao. Tỷ lệ mắc của nhóm BN có BMI < 25(kg/m ) thấp hơn
2

nhóm có BMI ≥ 25(kg/m ) trong các bệnh như: ĐNSV, NMCT, THA. Kết quả này
tương đương với kết quả của Đào Kim Giang, Nguyễn Thị Thủy (2006) và nghiên
cứu tại Châu Âu về mối quan hệ giữa BMI và THA nguyên phát, cao hơn so với kết
2


quả nghiên cứu tại Hồng Kông và Việt Nam khi BMI > 23(kg/m ) và BMI >
2

22.6(kg/m ) đã là yếu tố nguy cơ gây bệnh [7][19][21]. Mặt khác, nhóm BN là nam
giới có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh TM hơn nữ giới có cùng chỉ số BMI. Trong đó,
2

BN có chỉ số BMI ≥ 25(kg/m ) mắc nhiều yếu tố nguy cơ hơn nhóm có chỉ số BMI
2

< 25(kg/m ) có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. Kết quả này phù hợp với kết quả của
25


×