Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.27 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông đã được Đảng và Nhà
nước ta coi trọng, đã có nhiều chủ trương, quyết định ban hành để thực hiện hoạt
động này như Quyết định 126 /CP của Chính phủ, Điều 27 của Luật giáo dục năm
2005…Hoạt động định hướng nghề nghiệp tầm quan trọng đặc biệt, nó giúp học
sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng hướng, sự lựa chọn không tự phát theo
phong trào mà có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, các phần mềm tư vấn,
hướng học trên cơ sở năng khiếu, năng lực bản thân, gia cảnh, nhu cầu của thị
trường lao động… Vì vậy, hoạt động này góp phần điều chỉnh sự mất cân đối về cơ
cấu lao động hiện nay như “thừa thầy thiếu thợ”, thiếu nguồn lao động chất lượng
cao khi nền kinh tế hội nhập trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khi làm hồ sơ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hầu hết
các em học sinh lớp 12 còn rất bỡ ngỡ, lúng túng trong việc lựa chọn chuyên ngành
học, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc các em khơng có thơng tin về các ngành
nghề, cơng việc sau khi ra trường, nhu cầu thị trường lao động đối với các ngành
nghề… chính vì lẽ đó, rất nhiều trường hợp lựa chọn chuyên ngành, trường ứng
tuyển theo cảm tính, hoặc theo xu hướng, theo bạn bè. Điều này, về sau sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình học tập cũng như sự nghiệp của các em sau này. Chính
vì lý do trên, học viên đã quyết định chọn đề tài : “Hoàn thiện hoạt động định
hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học
sinh lớp 12, được thực hiện trên phạmvi tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ nội dung hoạt động định hướng nghề
nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động định hướng nghề nghiệp và đưa ra các
biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


Với đối tượng nghiên cứu, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu như trên, phương pháp
nghiên cứu được sử dụng để có được nguồn dữ liệu sơ cấp là phương pháp điều tra
xã hội học với số lượng điều tra là 400 em học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc


Ninh. Nội dung điều tra là tìm hiểu thực tế triển khai hoạt động định hướng nghề
nghiệp, nội dung hoạt động định hướng nghề nghiệp đã triển khai, các yếu tố ảnh
hưởng/tác động đến hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm nắm được thực trạng triển khai hoạt động định hướng
nghề nghiệp, các nội dung thiếu sót, các vấn đề hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp
hồn thiện hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ Dữ liệu nghiên cứu từ Tổng cục thống kê: số liệu
thống kế về dân số và lao động, số liệu thống kê về Giáo dục, y tế, văn hóa và đời
sống; kết quả điều tra từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Bản tin cập nhật thị
trường lao động tại Việt Nam
Luận văn bao gồm 3 chương, bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12
Hoạt động định hướng nghề nghiệp nghiệp (hướng nghiệp) là một phần quan trọng
của tư vấn học đường ngày nay, trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, cơng
trình nghiên cứu như: “Tổng quan thị trường nghề nghiệp trên thế giới” - Tomasco
Gazoni, “Tom of All Trades or The Plain Pathways to Perferment” – Poowell,
Jesse B. Davis (1981 – 1955); Frank Parsons (1854–1908) - Choosing a
Vocation…
Chương 1 nêu ra khái niệm về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp và các quan
điểm phân loại nghề nghiệp của một số nhà nghiên cứu như E.A Climốp, Phạm Tất
Dong hay quan điểm tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov,
Các khái niệmvề định hướng nghề nghiệp đều đề cập đến nội dung chung là:


- Đặc điểm cá nhân: tâm lý, tính cách, năng lực, sở trường
- Yêu cầu nghề;
- Yêu cầu của thị trường lao động.
Định hướng nghề nghiệp là giúp người được định hướng tìm được sự phù hợp của
3 khía cạnh nói trên.

Ngồi ra, nội dung chương 1 cũng trao đổi về nội dung hoạt động hướng nghiệp
bao gồm 3 hoạt động chính: định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề.
Các yếutố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp bao gồm: người định hướng
nghề nghiệp, các em học sinh lớp 12, nhà trường và gia đình.
Định hướng nghề nghiệp có tác động đến hiều chủ thể trong xã hội, trong đó có
trường phổ thơng (giúp các em làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội,
những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế, hướng dẫn phát triển hứng thú
nghề nghiệp, đồng thời giúp các em học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp
tương ứng, giáo dục cho học sinh thái độ lao động đúng đắn) và tác động đến xã
hội thông qua việc giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp.
Chương 2. Đánh giá thực trạng hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh
lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trong chương này, trước tiên học viên trình bày nội dung liên quan tới thơng tin về
đặc điểm kinh tế xã hội, dân số và lực lượng lao động tại tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh
đó, chương 2 cũng nêu rõ được thực trạng thị trường lao động tại Việt Nam (tỉ lệ
thất nghiệp, số lượng lao động, số lượng thất nghiệp…) nói chung và địa bàn tỉnh
Bắc Ninh nói riêng.
Nội dung chính của chương 2 là đánh giá thực trạng công tác định hướng nghề
nghiệp thông qua báo cáo kết quả khảo sát đánh giá hoạt động định hướng nghề
nghiệp đối với 400 học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong báo cáo kết
quả khảo sát, nội dung sẽ được chia thành hai phần: kết quả khảo sát đối với những


học sinh chưa từng tham gia chương trình định hướng nghề nghiệp và kết quả khảo
sát đối với những học sinh đã từng tham gia chương trình định hướng nghề nghiệp.
Chương trình khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực tế triển khai hoạt động định
hướng nghề nghiệp đối với các em học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, do
vậy, kết quả thu được sẽ phải làm rõ các nội dung sau:
- Tỉ lệ học sinh được định hướng nghề nghiệp
- Đối tượng thực hiện định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh;

- Nội dung chương trình định hướng nghề nghiệp: giới thiệu về nghề nghiệp,
nhu cầu thị trường, đánh giá năng lực, tính cách của học sinh…
- Đánh giá về vai trò của định hướng nghề nghiệp đối với các em học sinh.
Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy hoạt động định hướng nghề nghiệp đã dần
đang được chú trọng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên chưa phổ biến và chỉ
đang tập trung tại một số trường trọng điểm, quy mô chưa lớn và chưa có tầm ảnh
hưởng rộng. Nội dung định hướng nghề nghiệp cũng chưa được triển khai đầy đủ,
chỉ đang dừng lại tại hoạt động tư vấn nghề và định hướng nghề, chưa cung cấp
cho các em nhiều thông tin về các nghề nghiệp cũng như nhu cầu lao động của các
nghề
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh
lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Dựa trên nội dung cơ sở lý luận và báo cáo kết quả khảo sát hoạt động định hướng
nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong chương 3, học
viên đề xuất các giải pháp chính như sau:
Giải pháp để hồn thiện hoạt động tư vấn nghề: Bằng các sử dụng các cơng cụ
xác định tính cách bản thân phổ biến hiện nay đó là bộ cơng cụ đánh giá tính cách
DISC và MBTI.
+ Bộ công cụ DISC


Lý thuyết DISC đã bắt đầu được phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William
Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People”
(tạm dịch: Cảm xúc người thường). Các cách phân loại tính cách theo DISC mà
các đánh giá hiện nay áp dụng đều xuất phát từ nghiên cứu của tiến sĩ Marston.
Theo lý thuyết DISC, hành vi của con người có thể được phân thành 4 kiểu:
D – Viết tắt của DOMINANT
I – Viết tắt của INFLUENCER.
S – Viết tắt của STEADY RELATOR
C – Viết tắt của COMPLIANT

Mỗi cá nhân đều có một kiểu tính cách chính và đa số các hành vi của họ thường là
kết quả từ sự kết hợp của ít nhất 2 kiểu tính cách nói trên. Cơng cụ đánh giá DISC
thường được dùng với mục đích: Phân tích nhóm, hướng nghiệp, huấn luyện và tư
vấn, Quản lý kế hoạch phát triển cá nhân, giải quyết mâu thuẫn…
+ Bộ cơng cụ MBTI
Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs, hay Chỉ số phân loại Myers-Briggs (MyersBriggs Type Indication), thường được viết ngắn gọn là MBTI, là một phương pháp
sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như
cách con người nhận thức thế giới xung quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề...
MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng
phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:
Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) - Hướng nội (Introversion)
Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtution)
Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)
Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception)
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI,
mỗi nhóm tính cách sẽ phù hợp với từng công việc cụ thể mà mỗi người có thể
xem xét và lựa chọn cho mình một cách hợp lý.


Ngoài giải pháp hoàn thiện hoạt động tư vấn nghề thơng qua sử dụng các cơng cụ
đánh giá tính cách, học viên đề xuất thêm giải pháp xây dựng kế hoạch nghề
nghiệp, đây là hoạt động giúp xác định mục tiêu cơ bản của định hướng nghề
nghiệp, học sinh dùng mẫu này để cung cấp thông tin cho người định hướng nhằm
mục đích trao đổi rõ hơn về nhu cầu bản thân, đồng thời giúp các em xác định và
thống nhất được mục tiêu của bản thân, phấn đấu hoàn thiện bản thân để đạt được
mục tiêu trong tương lai của mình. Đồng thời cũng giúp người định hướng nắm
được và luôn theo sát kết quả thực hiện trong thực tiễn của các em, nhằm đưa ra
những định hướng, tư vấn kịp thời.
Hoàn thiện hoạt động định hướng nghề: gồm hai nội dung
+ Xây dựng Từ điển nghề nghiệp: được hiểu là danh mục tất cả các ngành nghề

hiện có trên thị trường lao động. Từ điển này sẽ cung cấp những thông tin:
Tên công việc, mã công việc
Chức năng của cơng việc;
Nhiệm vụ chính của cơng việc;
u cầu với người thực hiện: trình độ chun mơn, tính cách, kỹ năng…
+ Xây dựng danh mục thông tin tham khảo
Danh mục thơng tin tham khảo được đề xuất với mục đích giúp người đọc có được
tồn bộ thơng tin liên quan về đến các chuyên ngành, các trường đại học: điểm
chuẩn, điểm sàn, tỉ lệ chọi, nội dung đào tạo, các trường đào tạo cùng chuyên
ngành tương đương…
Hoàn thiện hoạt động tuyển chọn nghề
+ Khảo sát, cân đối nhu cầu thị trường: căn cứ vào phương hướng, quy mô, tốc độ
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới.
+ Dự báo cung cầu cầu lao động thời kỳ 2011 – 2020.
Đề xuất khác


+ Tăng cường truyền thơng về vai trị hoạt động định hướng nghề nghiệp, các
chương trình hướng nghiệp: thể hiện ở hai nội dung: truyền thơng về vai trị của
hoạt động định hướng nghề nghiệp và truyền thông về nội dung, chương trình định
hướng nghề nghiệp được tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Đa dạng và nâng cao năng lực cán bộ định hướng nghề nghiệp: cán bộ định
hướng nghề nghiệp bao gồm các thầy cô giáo, các cán bộ tư vấn.



×