Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.11 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1. Du lịch bền vững và sự tất yếu phải phát triển bền
1.1.
1.2.
1.3.
2.

vững trong du lịch
Khái niệm du lịch và phát triển bền vững
Khái niệm du lịch bền vững
Sự tất yếu phải phát triển bền vững trong du lịch
Thực trạng phát triển du lịch bền vững

tại tỉnh Đăk Lăk
3. Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch tại tỉnh

1
3
3
3
4
5
6

Đăk Lăk
3.1. Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái


3.2. Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi

8
8

trường du lịch
3.3. Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng

8

vào hoạt động phát triển du lịch
3.4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và

9

đào tạo phát triển nguồn nhân lực
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

10
11
12


2
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du khách vào Việt Nam nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng ngày một nhiều,
các điểm đến du lịch ngày càng được khai thác và mở rộng. Sự phối kết hợp giữa các
ngành hữu quan ngày càng được quan tâm chặt chẽ. Sự chỉ đạo vĩ mô quản lý nhà nước

về du lịch của Tổng cục du lịch ngày càng sâu sát. Ngành du lịch nói riêng và ngành
dịch vụ nói chung đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân. Chính
vì vậy, Đảng và Nhà nước đã coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực thì việc khai thác và phát triển du lịch quá
tải cũng gây ra nhiều tác hại cả về mặt kinh tế lẫn xã hội như: tạo ra sự mất cân đối và
mất ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng lao động của du lịch, gây ra một
số ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là gây ô nhiễm môi
trường và làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đát nước.
Du lịch bền vững khơng chỉ cịn là một hiện tượng mốt nhất thời mà đã trở
thành một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa
quan trọng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và
tỉnh Đăk Lăk nói riêng hiện nay là phải phát triển du lịch một cách bền vững, tức là
vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa duy trì các
khoản đóng góp cho cơng tác bảo vệ mơi trường, tơn tạo các tài ngun du lịch và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển bền vững đối với du lịch tại tỉnh
Đăk Lăk, tôi đã chọn đề tài “Phát triển bền vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk” để nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có rất nhiều đề tài về phát triển bền vững du lịch về Việt Nam, về các tỉnh
thành, tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập đến Phát triển bền vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển bền
vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu


3
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch, tạo tiền đề cho quá

trình nghiên cứu nội dung đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng hiện nay của tỉnh Đăk Lăk về du lịch và phát triển bền
vững du lịch.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển bền vững du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Đăk Lăk.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
* Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam; Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về du lịch, phát triển du lịch,
phát triển du lịch bền vững,...
Đề tài sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm
lịch sử - logic; quan điểm thực tiễn để xem xét, tổng hợp, phân tích những nội dung
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng, chỉ đạo cho quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, báo kỷ yếu khoa học,
hội thảo để tiến hành nghiên cứu nhằm phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng
như làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu, quan sát, xem xét, tổng kết
những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận cụ thể cho thực tiễn và khoa
học.
7. Giả thuyết khoa học
Phát triển bền vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk cịn có những hạn chế nhất định,
tác giả nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để góp phần phát triển du lịch tại địa
phương với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát
triển tỉnh Đăk Lăk.



4
B. NỘI DUNG
1. Du lịch bền vững và sự tất yếu phải phát triển bền vững trong du lịch
1.1. Khái niệm du lịch và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch từ lâu đã xuất hiện trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Con người đã ln có tính tị mị, muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung
quanh ngoài nơi sinh sống của mình, muốn biết nhiều hơn về các dân tộc, nền văn hóa,
khí hậu, thổ nhưỡng các loại sinh vật và địa hình, ở những vùng khác hay quốc gia
khác.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến, một
trong những ngành kinh tế hàng đầu, mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế
lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ôtô, thép, điện tử và nông nghiệp.
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển
với tốc độ rất nhanh như vậy, tuy nhiên, khái niệm “du lịch” vẫn được hiểu rất khác
nhau, đúng như giáo sư tiến sĩ Berneker – một trong những chuyên gia hàng đầu về du
lịch trên thế giới đã nhận định rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu
thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Một số khái niệm về du lịch như:
Năm 1811, tại Anh có định nghĩa lần đầu tiên về du lịch: “Du lịch là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các hành trình với mục đích giải trí”.
Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và Giáo sư tiến sĩ Krapf – hai người được coi là
những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành
trình và lưu trú của những người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng thành
cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Michael Coltman – ngưòi Mỹ lại đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch:

“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du
khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền
nơi đón khách du lịch”.
Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được
hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của


5
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
Mặc dù chưa có khái niệm “du lịch” thống nhất trên thế giới cùng như ở Việt
Nam song chúng ta có thể hiểu: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp
(mang tính liên ngành, liên vùng, văn hóa - xã hội sâu sắc) sẽ phát sinh các mối quan
hệ kinh tế và phi kinh tế (xã hội, chính trị, pháp luật, tôn giáo…) thông qua sự tương
tác giữa 4 nhóm thành tố: khách du lịch, dân cư sở tại, các nhà cung ứng dịch vụ du
lịch, dân cư sở tại, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cơ quan địa phương tại điểm
đến”.
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở
đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay, phản
ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người.
Năm 1987, ủy ban thế giới và môi trường và phát triển đã đưa ra khái niệm về
phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các
nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Như vậy, có thể thấy: “Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh,
trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến sự phát triển của cá
nhân khác; sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến sự phát triển của cộng
đồng; sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng
đồng người khác; sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của
các thế hệ mai sau và sự phát triển của lồi người khơng đe doạ sự sống cịn hoặc làm

suy giảm nơi sinh sống của các lồi khác trên hành tinh”.
1.2. Khái niệm du lịch bền vững
Thông qua việc nghiên cứu các khái niệm về “du lịch” và “phát triển bền vững”
ở trên, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, thế nào là “du lịch bền vững”?
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng: “du lịch bền vững” khơng phải là một
loại hình du lịch mà là một quan điểm phát triển du lịch. Mặc dù còn những quan điểm
chưa thống nhất, song phần lớn ý kiến cho rằng “du lịch bền vững” là hoạt động khai
thác mơi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du
lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn đồng thời duy trì các khoản đóng góp


6
cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống
của cộng đồng địa phương.
Theo định nghĩa cua Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại Hội nghị về Môi trường
và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là
việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của các
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn
tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ
có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế – xã
hội, thẩm mĩ của con người trong khi vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa, đa
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống
con người”
1.3. Sự tất yếu phải phát triển bền vững trong du lịch
Nền kinh tế thế giới sau một thời gian đã phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những
lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người, hoạt động phát triển cũng đã và
đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thối mơi
trường trái đất. Không thể phủ nhận được một thực tế là môi trường ngày càng bị ô
nhiễm bởi chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái đã bị suy thối ở mức
báo động, nhiều lồi sinh vật đã và đang có nguy cơ bị diệt vong, ảnh hưởng trực tiếp

đến quá trình phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ … Nhận thức được điều này con
người đã ngày càng đề cao hoạt động phát triển bền vững.
Phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững,
bởi ở một góc độ nào đó, có thể nhận thấy du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có
định hướng tài nguyên, bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Rõ ràng
là, sự phát triển của du lịch gắn liền với mơi trường. Do đó, bản thân sự phát triển của
du lịch địi hỏi phải có sự phát triển bền vững của xã hội và ngược lại.
Từ đầu thập niên 90, các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo rằng: nếu phát
triển du lịch chỉ với mục đích đơn thuần về kinh tế sẽ có nguy cơ đe dọa hủy hoại môi
trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa. Hậu quả của tình trạng này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển bền vững lâu dài của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, phát
triển du lịch bền vững là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, hạn chế khả năng làm suy thối tài ngun, duy trì tính đa dạng sinh học.


7
Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng, phát triển du lịch bền vững đã
trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa
quan trọng khơng chỉ về mặt kinh tế mà cịn đối với sự phát triển bền vững của xã hội,
của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Du lịch bền vững tuy còn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nhưng thông
qua các bài học và kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại nhiều quốc gia trong
khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch theo
hướng bền vững thông qua việc giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về phương
thức phát triển du lịch có trách nhiệm với mơi trường.
2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Đăk Lăk
Đắk Lắk là tỉnh nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, phía đơng giáp tỉnh Phú
n và Khánh Hồ, phía tây giáp nước bạn Cam Pu Chia, phía nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, Đăk Nơng, phía bắc giáp tỉnh Gia Lai. Nằm trong vùng đất đai rộng lớn với địa
hình và khí hậu đa dạng đã tạo ra những vùng sinh thái nơng nghiệp thích hợpvới

nhiều loại cây trồng, đặc biệt có quỹ đất bazan phù hợp với cà phê, cao su, rừng có trữ
lượng gỗ lớn nhất cả nước. Là một tỉnh trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk có hệ thống
giao thơng đường bộ, đường hàng khơng tương đối hồn chỉnh, tạo cho tỉnh một vị trí
thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực sự có tiềm năng
phát triển du lịch.
Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm
du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan,
sinh thái, mơi trường và truyền thống văn hố của nhiều dân tộc trong tỉnh. Cảnh quan
của Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ với cấu tạo
địa hình thể hiện sự hịa hợp của những dịng sơng xen lẫn núi đồi ao hồ, ghềnh thác và
những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên những thác nước đẹp nổi tiếng, quanh năm
mịt mờ sương khói như thác Thủy Tiên, Bảy Nhánh,… nhiều hồ lớn với diện tích hàng
trăm héc ta như hồ Lắk, Ea Đờn,… phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch,
đặc biệt
là hồ Ea Súp thượng với diện tích 1440 ha.…
Đắk Lắk còn nổi tiếng với nhiều khu vườn nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã
được quy hoạch như Vườn Quốc gia YokDon, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo
tồn thiên nhiên Ea Sơ,…với nhiều lồi động thực vật quí hiếm, đặc biệt là voi.


8
Đắk Lắk có nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng được du khách quan
tâm, tìm hiểu như tháp Chăm Yang Prong, Biệt điện Bảo Đại, đình Lạc Giao, chùa sắc
tứ Khải Đoan, nhà đày Buôn Ma Thuột, hang đá Ba Tầng, hang đá Đăk Tr,…
Tồn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 02 di tích lịch sử văn hố, 13 di tích
kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh.
Có 9 di tích được Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch cơng nhận di tích quốc gia, Bảo
tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử.
Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách du lịch đến Đắk Lắk không chỉ là
những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi Đắk Lắk có một nền văn hóa truyền

thống đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, với những bản trường ca Đam San,
Xinh Nhã,…những sản phẩm làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát điêu khắc,
những lễ hội và phong tục độc đáo, âm thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn
đá, các nhạc cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những lời ca, điệu múa của cộng đồng
44 dân tộc anh em, thể hiện tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình và cháy bỏng khát vọng
yêu cuộc sống.
Đến Đắk Lắk là đến với vùng đất có nhiều rừng núi, sơng hồ và những thác
nước hùng vĩ, hịa cùng khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên – một “Kiệt tác
truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cùng với nét độc đáo trong
văn hóa, Đắk Lắk cịn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách
trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ
cúng bến nước; Lễ bỏ mả…của đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này. Đặc
biệt gần đây Lễ hội cà phê Bn Ma Thuột đã được Chính phủ công nhận là Lễ hội
cấp Quốc gia được tổ chức 02 năm một lần vào tháng 3.
Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế – xã hội phát triển;
khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền thống … ở một số nơi, du lịch đã thay đổi cơ bản
diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Để đáp ứng nhu cầu du lịch
ngày càng tăng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú cũng phát triển
nhanh.
Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự
nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn
chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên.


9
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đã và đang nảy sinh, tồn tại nhiều hạn chế:
Hạ tầng xã hội cịn yếu kém, trình độ dân trí và chất lượng lao động thấp; Mạng lưới
cơ sở hạ tầng chưa được phát triển đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và du lịch; Môi trường sinh thái suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên du
lịch; việc khai thác và thu hút khách du lịch là người nước ngồi cịn hạn chế. Đồng

thời, do xa các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của Việt Nam, cùng với chất lượng hệ
thống giao thông đường bộ còn han chế nên Đắk Lắk phần nào bị hạn chế sức hấp dẫn
đối với khách du lịch.
Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch của Đắk Lắk hiện nay còn đơn điệu, khả năng
khai thác, mở rộng thị trường ra nước ngồi của các cơng ty lữ hành còn thấp, chưa
tương xứng với tiềm năng to lớn về du lịch của địa phương. Chủ yếu vẫn là các tour
tham quan thắng cảnh, di tích, các bn dân tộc và các lễ hội. Những sản phẩm du lịch
này chủ yếu dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có như cảnh đẹp thiên nhiên, lối
sống tự nhiên của đồng bào dân tộc mà chưa có sự đầu tư, khai thác và phát triển để
chúng trở nên phong phú, đặc sắc và cuốn hút du khách. Giữa các điểm du lịch cũng
chưa có sự liên kết chặt chẽ cũng như, các sản phẩm du lịch trong mỗi điểm còn rời
rạc, tách biệt nhau.
Cùng với sự phát triển của du lịch, số cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng
tăng lên. Các khách sạn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng phòng ở, dịch vụ ăn
uống, đi lại. Đội ngũ lao động của một số khách sạn lớn được huấn luyện nghiệp vụ,
phục vụ tốt. Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Đắk Lắk khá nhiều, chất lượng một số khách
sạn đạt loại tốt. Các khách sạn và nhà nghỉ thường có phục vụ ăn uống và các món ăn
đặc sản theo yêu cầu của khách. Tuy nhiên, đa số các khách sạn và nhà nghỉ chỉ tập
trung trong phạm vi TP. Buôn Mê Thuột. Các khách sạn ở huyện thường có quy mơ
nhỏ, phục vụ chưa chun nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Có thể nói, trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch hiện nay là một cố gắng lớn, mặc dù mới chỉ đáp ứng phần nào
nhu cầu của du lịch. Do đó, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng dịch vụ và trình độ
nghiệp vụ cần được đánh giá đúng mức để cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố
thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững.
3. Một số biện pháp phát triển bền vững du lịch tại tỉnh Đăk Lăk
3.1. Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái


10

Thế mạnh du lịch của tỉnh được xác định là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa,
chính vì vậy du lịch sinh thái như một loại hình du lịch chính, hấp dẫn, mang lại hiệu
quả cao về kinh tế, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường và đa dạng sinh
học. Hoạt động du lịch sinh thái cần được tiến hành tuân theo một số nguyên tắc cơ bản
sau:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái thơng qua việc quản lý, sức
chứa đối với các điểm du lịch và đóng góp vật chất từ thu nhập du lịch.
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của
du khách, qua đó tạo y thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hố bản địa thơng qua việc cung cấp đầy đủ
thông tin cho du khách, tạo sự tôn trọng của du khách đối với truyền thống, tập quan
sinh hoạt của cộng đồng trứơc các chuyến viếng thăm, có sự đóng góp vật chất cho
việc bảo tồn các giá trị đó.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua
sự tham gia tích cực của người dân vào hoạt động du lịch. Nhờ đó, áp lực của người
dân đối với mơi trường tự nhiên sẽ được hạn chế.
3.2. Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch
- Tổ chức thực hiện quy hoạch: Quy hoạch được xem là giải pháp quan trọng để
đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài ngun mơi trường. Thực tế cho
thấy, những khu vực nào được quy hoạch, hoạt động du lịch không chỉ mang lại hiệu
quả, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên, hạn chế đựơc các tác động môi trường thồng
qua các giải pháp về quản lý, trong đó có quản lý sức chứa.
- Đối với các tài nguyên chưa đủ điều kiện khai thác nhưng nằm trong phạm vi
được phép phát triển du lịch thì trước mắt cần được bảo vệ cho mục đích khai thác lâu
dài trong tương lai.
- Đối với các tài nguyên kém đặc sắc thì chỉ đầu tư co giới hạn để khai thác, tạo
ra các sản phẩm du lịch có tính bổ sung nhằm tăng cường tính đa dạng, tăng khả năng
thu hút khách du lịch.
- Đối với các tài nguyên đã và đang khai thác sử dụng cần phối hợp với địa
phương và các ngành đánh giá lại hiệu quả sử dụng để có phương án sử dụng hợp lý

hơn. Đầu tư mở rộng khai thác hoặc khai thác tưng phần. Có quy chế đóng góp một


11
phần từ doanh thu du lịch cho việc bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trường.
3.3. Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động phát triển du lịch
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng một cách đầy đủ và có trách nhiệm về phát
triển du lịch bền vững.
- Xây dựng quy chế đảm bảo cho sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá
trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, vào quá trình giám sát, quản lý hoạt động
du lịch.
- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng. Mở
các lớp huấn luyện, đào tạo về du lịch để cộng đồng có điều kiện được tham gia vào
các hoạt động nghiệp vụ như: hướng dẫn, nấu ăn, làm buồng, bảo vệ.v.v.
3.4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực
- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ưu tiên đào tạo nghề góp phần
tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, hấp dẫn và có sự cạnh tranh.
- Đầu tư có chiều sâu và đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ trong hoạt động du lịch để phát triển những sản phẩm có chất lượng, hấp
dẫn, có khả năng xử lý các sự cố tai biến môi trường, đảm bảo môi trường thuận lợi
cho phát triển du lịch.
- Cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch như: đổi mới, hiện đại hoá các
phương tiện vận chuyển hành khách du lịch, phát triển các dịch vụ viễn thông trong
điều hành, quản lý và định hướng marketing du lịch.v.v.


12

C. KẾT LUẬN
Du lịch bền vững là một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát
triển và có nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói
riêng đã và đang từng bước phát triển du lịch theo hướng bền vững. Bên cạnh một số
hạn chế, tồn tại còn đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững như thì du lịch tỉnh Đăk
Lăk cũng đạt được nhiều thành tựu khả quan, đáng khích lệ.
Với điều kiện giao thơng thuận lợi, Đắk Lắk là một trong những điểm đến du
lịch hấp dẫn. Để thu hút du khách, tỉnh Đắk Lắk cần có những chính sách, chiến lược
phát triển du lịch một cách cụ thể, liên kết hợp tác giữa các tỉnh trong vùng và các tỉnh
trong nước một cách chặt chẽ, hỗ trợ phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội, thu hút khách
du lịch đến Đắk Lắk.


13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Giáo trình kinh tế và quản lý mơi
trường, NXB Thống kê, Trường Đaị học Kinh tế Quốc dân
2. GS.TS. Nguyễn Văn Đính (chủ biên), TS. Trần Thị Minh Hồ, Giáo trình kinh

tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội.
3. PGS. TS Phạm Trung Lương, Thực trạng va những vấn đề đặt ra để phát triển
du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
4. Ths Phạm Lê Thảo, Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam.
5. />6. />
Du-lich-Dak-Lak-45/.
7. />
lak/-/asset_publisher/bDngMUmMrWIw/content/iii-he-thong-cac-nganh-dichvu.
8. />

lich-tinh-dak-lak-311481.html.



×