Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.46 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------/------------

BỘ NỘI VỤ
----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƢU HỒNG LINH

VAI TRỊ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG
PHỊNG CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CƠNG TÁC
CÁN BỘ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ
LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------/------------

BỘ NỘI VỤ
----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƢU HỒNG LINH



VAI TRỊ CỦA THANH TRA TỈNH TRONG PHỊNG
CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ
LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC VĂN

HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận
văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào khác trƣớc đây.
Hà Nội, ngày…tháng… năm
2020
Học viên

Lƣu Hồng Linh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của q

Thầy Cơ, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt
thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Quốc Văn đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong chun
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính và khoa sau Đại học – Học viện
Hành chính quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên
cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày…tháng… năm
2020
Học viên

Lƣu Hồng Linh


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA
THANH TRA TỈNH TRONG PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CƠNG TÁC
CÁN BỘ.................................................................................................................... 7
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham

nhũng về công tác cán bộ........................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm tham nhũng và phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ........7
1.1.2. Khái niệm về vai trò của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác

cán bộ...................................................................................................................... 19
1.1.3. Nội dung thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ.................23
1.1.4. Chủ thể thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ...................24
1.1.5. Đối tƣợng thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ...............25
1.1.6. Khách thể của thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ.........27
1.2. Pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác

cán bộ...................................................................................................................... 33
1.2.1. Pháp luật về thanh tra.................................................................................... 33
1.2.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng......................................................... 34
1.2.3. Pháp luật về tổ chức cán bộ........................................................................... 36
1.2.4. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân................................................. 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1......................................................................................... 40
Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG

PHỊNG CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ.............................41
2.1. Khái quát sơ lƣợc về cơ quan thanh tra tỉnh Đồng Nai....................................41
2.1.1. Về vị trí, chức năng....................................................................................... 41
2.1.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn............................................................................ 41
2.1.3. Về tổ chức bộ máy......................................................................................... 45


2.2. Khái quát về công tác cán bộ của tỉnh Đồng Nai.............................................. 46
2.2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ của tỉnh Đồng Nai............................................ 46
2.2.2. Các cơ quan có vai trị trong cơng tác cán bộ................................................ 48
2.2.3. Cơng tác quy hoạch cán bộ............................................................................ 48
2.2.4. Công tác tuyển dụng cán bộ........................................................................... 49

2.2.5. Công tác đánh giá cán bộ............................................................................... 51
2.2.6. Công tác bố trí cán bộ.................................................................................... 52
2.2.7.Cơng tác ln chuyển, điều động cán bộ......................................................... 53
2.2.8. Công tác bổ nhiệm cán bộ............................................................................. 53
2.2.9. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng......................................................................... 54
2.2.10.Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát........................................................... 55
2.2.11. Nhận xét chung về công tác cán bộ tỉnh Đồng Nai...................................... 56
2.3. Tình hình, kết quả thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ của thanh

tra tỉnh Đồng Nai..................................................................................................... 57
2.3.1. Công tác phịng ngừa tham nhũng................................................................. 57
2.3.2. Cơng tác phát hiện tham nhũng..................................................................... 60
2.3.3. Công tác xử lý tham nhũng............................................................................ 61
2.4. Hạn chế, bất cập trong cơng tác phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của

thanh tra tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân................................................................. 66
2.4.1. Hạn chế, bất cập............................................................................................. 66
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập................................................................. 70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2......................................................................................... 74
Chương 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH
TRA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG
TÁC CÁN BỘ......................................................................................................... 75
3.1. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống

tham nhũng về công tác cán bộ................................................................................ 75
3.2. Giải pháp phát huy vai trò thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng

về công tác cán bộ thời gian tới............................................................................... 80



3.2.1. Hồn thiện pháp luật về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra

Nhà nƣớc cấp tỉnh trong phòng, chống tham nhũng................................................ 80
3.2.2. Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức làm công tác thanh

tra và công tác tổ chức cán bộ.................................................................................. 89
3.2.3. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho cơ quan thanh tra nhà nƣớc91

3.2.4. Tăng cƣờng phối hợp giữa Thanh tra Nhà nƣớc với các cơ quan chức năng trong

phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ......................................................... 85
3.2.5. Tăng cƣờng trách nhiệm của thủ trƣởng các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ
quan thanh tra nhà nƣớc trong hoạt động thanh tra................................................. 86
3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan về phịng, chống tham

nhũng và cơng tác cán bộ........................................................................................ 87
3.2.7. Hồn thiện chế độ thơng tin, báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về phịng, chống

tham nhũng trong cơng tác cán bộ........................................................................... 88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3......................................................................................... 95
KẾT LUẬN............................................................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 98


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sốt quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền
là một yêu cầu quan trọng của công tác xây dựng Đảng và xây dựng Bộ máy Nhà
nƣớc. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây

dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc đầy đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đƣợc coi nhƣ một bƣớc đột phá trong công tác cán bộ
nhằm giảm thiểu tình trạng thiên vị, cục bộ, chạy chức, chạy quyền. Tiếp đó Quy
định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm sốt quyền lực
trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền đã thể hiện quyết tâm chính
trị của Đảng trong ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tha hóa, tham nhũng quyền lực
trong công tác tổ chức cán bộ; góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành cơng
Chiến lƣợc cán bộ của Đảng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng về công tác cán bộ
biểu hiện ở các vụ việc thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền,
chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội; lạm quyền; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn; lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định về công tác cán bộ; cố
ý làm trái, nhũng nhiễu trong công tác cán bộ... vẫn đang xảy ra gây bức xúc trong
dƣ luận, làm méo mó xã hội, khiến nhiều giá trị bị đảo lộn.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng về
cơng tác cán bộ là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực chung của tồn bộ
hệ thống chính trị, tồn xã hội, trong đó trách nhiệm trƣớc hết thuộc về các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền. Chính vì vậy, Luật phịng chống tham nhũng đã đề cao trách
nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong đó có vai trị của cơ quan thanh tra trong cơng
tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Mặc dù đã có những quy định của pháp luật
tƣơng đối đầy đủ, cụ thể nhƣng hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cơ quan
thanh tra trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với những địi hỏi của
cơng cuộc đổi mới đất nƣớc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn
diện cả về lý luận, thực tiễn vai trò trách nhiệm của các cơ quan thanh tra từ đó để ra
1


những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng là một vấn đề
cấp thiết đặt ra hiện nay.
Ðồng Nai là địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế cao của vùng kinh tế
trọng điểm phía nam; là một trong những tỉnh, thành phố có nhiều vụ án, vụ việc

tham nhũng về công tác cán bộ bị phát hiện và xử lý, nhất là trong năm 2019. Kết
quả phát hiện, thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng về
công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh đã góp phần kiềm chế tội phạm, vi phạm pháp luật,
giữ gìn ổn định chính trị, dƣ luận xã hội ở địa phƣơng, đồng thời giúp củng cố niềm
tin trong cán bộ, đảng viên và sự tin tƣởng của ngƣời dân. Tuy nhiên, công tác
phịng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán
bộ nói riêng của tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số hạn chế. Việc tổ chức thực hiện giải
pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực có kết quả chƣa đồng đều.
Đặc biệt, thanh tra tỉnh Đồng Nai chƣa thể hiện đƣợc vai trị đầu mối quan trọng
của mình trong cơng tác phịng, chống tham nhũng nói chung và trong cơng tác cán
bộ nói riêng. Nhiều vụ việc tham nhũng ở Đồng Nai là do Ủy ban Kiểm tra Trung
ƣơng; Tỉnh Ủy tỉnh Đồng Nai; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ƣơng;
Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện. Điều này cho thấy vai trò
của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ
chƣa đƣợc phát huy, chƣa đạt hiệu quả.
Vì vậy, u cầu phát huy vai trị của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phịng,
chống tham nhũng về cơng tác cán bộ là địi hỏi mang tính cấp thiết trong thời gian
tới. Do đó, đề tài “Vai trị của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về
cơng tác cán bộ - từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề vai trị của thanh tra trong phịng, chống tham nhũng về
cơng tác cán bộ đã đƣợc nhiều học giả nghiên cứu ở trong và ngồi nƣớc. Có thể kể
một số cơng trình tiêu biểu nhƣ sau:
Quách Lê Thanh (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh tra, đã
làm rõ tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác thanh tra, kiểm tra, chống
tham ơ, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bệnh quan liêu và tƣ cách của cán bộ
2


làm công tác thanh tra và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật cụ thể và

cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thanh tra nhà nƣớc.

Nguyễn Văn Kim (2012), Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, đã tổng quan tình hình nghiên cứu về
vai trị của thanh tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành chính; làm rõ cơ sở lý
luận về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành chính, kinh
nghiệm nƣớc ngồi về giải quyết khiếu nại hành chính của thanh tra; đánh giá thực
trạng việc thực hiện vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành
chính qua việc khái qt tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành
chính từ năm 1998 đến năm 2011; đề xuất giải pháp tăng cƣờng vai trò của thanh
tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành chính.
Lƣơng Văn Liệu (2014), Vai trị của thanh tra nhà nước trong phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, đã nêu và phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng giai đoạn
2000 - 2011 nhằm tìm ra những giải pháp giúp nâng cao vai trị và hiệu quả của
cơng tác thanh tra đối với phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp
theo.
Nguyễn Thị Hồng Phƣơng (2016), Thanh tra trong phòng, chống tham
nhũng từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, đã làm rõ bản chất của bệnh tham nhũng và hình
thức biểu hiện của nó; chuyển tải một phần thực tế phịng, chống tham nhũng ở tỉnh
Gia Lai đến năm 2015 để thấy rõ hơn tính chất phức tập cũng nhƣ những giải pháp
để giải quyết; Góp phần làm rõ vị trí, vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham
nhũng ở giai đoạn tiếp theo.
Lê Tiến Hào (2018), Vị trí, vai trị của các cơ quan thanh tra và người đứng
đầu cơ quan thanh tra nhà nước – Thực trạng và kiến nghị, đã nêu một số hạn chế,
bất cập trong quy định về vị trí, vai trị của thanh tra và ngƣời đứng đầu thanh tra
nhà nƣớc theo Luật Thanh tra 2010 và đề xuất một số kiến nghị, sửa đổi, bổ sung.
Trần Văn Long (2018), Một số vấn đề về vai trò của cơ quan thanh tra đối
với việc ki m sốt quyền lực trong hoạt động hành chính nhà nước, đã phân tích
thực trạng vai trị của thanh tra đối với kiểm sốt quyền hành chính và đề xuất một

3


số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cơ quan này đối với kiểm sốt quyền hành
chính trong thời gian tiếp theo.
Nguyễn Thị Mai Anh (2018), Chống “chạy chức, chạy quyền” - một giải
pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ, kh ng định chạy chức, chạy quyền là
hình thức biểu hiện cụ thể của tham nhũng trong công tác cán bộ, phản ánh một
phƣơng diện của suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Vì vậy,
chống chạy chức, chạy quyền là một hoạt động cơ bản của cuộc đấu tranh chống
tham nhũng trong công tác cán bộ.
Công Minh, Nguyên Minh, Tấn Tuân, Quang Phƣơng (2019), Ki m soát
quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền”- vấn đề cấp bách hiện nay, đã nhận diện
hiện tƣợng chạy chức, chạy quyền và phân tích các biện pháp kiểm soát quyền lực
và chống chạy chức, chạy quyền ở các cơ quan nhà nƣớc.
Đinh Văn Minh (2020), Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức hoạt động và
định hướng sửa đổi Luật Thanh tra 2010 đã phân tích những khó khăn vƣớng mắc
trong hoạt động của ngành xuất phát từ những quy định khơng cịn phù hợp của
Luật Thanh tra 2010 và đề xuất đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động thanh tra trên
cơ sở một đạo luật thanh tra mới thay thế cho Luật Thanh tra 2010. Theo đó, cơ
quan thanh tra sẽ đƣợc tổ chức theo hƣớng tinh gọn, hoạt động thực sự hiệu quả,
hiệu lực trở thành một thiết chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc và
việc thực hiện công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, góp phần chấn
chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng một nền cơng vụ liêm chính và phục
vụ, phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính và
hành động.
Phan Đình Trạc (2020), Một số vấn đề về phòng, chống tham nhũng thời
gian qua, nêu và phân tích những kết quả đạt đƣợc về phịng, chống tham nhũng
của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng từ khi đƣợc thành lập
(1/2/2013) đến tháng 5/2020, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho cơng

tác phịng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
Tóm lại, các nghiên cứu về vai trị của thanh tra tỉnh trong phòng, chống
tham nhũng là khá đa dạng nhƣng chƣa có nghiên cứu về vai trị của thanh tra trong
4


phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ ở Đồng Nai. Đây chính là khoảng
trống trong nghiên cứu mà Học viên muốn hƣớng tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật
về vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về cơng tác
cán bộ; đánh giá thực trạng vai trị của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham
nhũng về cơng tác cán bộ; đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy vai trò của
thanh tra tỉnh Đồng Nai thanh tra trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán
bộ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của thanh tra

tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của thanh tra tỉnh Đồng

Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ;
- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh Đồng

Nai trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phòng, chống tham nhũng về công tác cán
bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai.

Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2018 đến nay, giai đoạn mà nhiều vụ việc
tham nhũng điển hình về công tác cán bộ ở tỉnh Đồng Nai đƣợc phát hiện và xử lý
gây chấn động dƣ luận trong cả nƣớc. Đây cũng là thời điểm Quốc hội ban hành
Luật PCTN 2018 và Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa XII ban hành Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,
nhất là cấp chiến lƣợc đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận duy
vật của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật;
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, về thanh tra và phòng,
chống tham nhũng.
5


Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về phương diện lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý
luận cơ bản và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham
nhũng về công tác cán bộ.
Về phương diện thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực
trạng vai trò của của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về
cơng tác cán bộ, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh
Đồng Nai nói riêng và thanh tra tỉnh ở Việt Nam nói chung trong phịng, chống
tham nhũng về cơng tác cán bộ. Những đề xuất này có thể gợi mở cho cơ quan chức
năng trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh tra, phịng, chống tham
nhũng và cơng tác cán bộ. Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho
các đối tƣợng có nhu cầu.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc

kết cấu thành 3 Chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của thanh tra tỉnh
trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ;
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò của thanh tra tỉnh Đồng Nai trong phịng,
chống tham nhũng về cơng tác cán bộ;
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy vai trò của thanh tra tỉnh
Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA THANH
TRA TỈNH TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ CÔNG TÁC
CÁN BỘ
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của thanh tra tỉnh trong
phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ
1.1.1. Khái niệm tham nhũng và phịng, chống tham nhũng về cơng tác
cán bộ
1.1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Khái niệm về tham nhũng hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau
nhƣng xét trên phƣơng diện lăng kính nào cũng có thể thấy một điểm chung, đó là:
Tham nhũng gắn với quyền lực và sự tín nhiệm để đoạt lấy lợi ích bất chính. Có thể
kể đến một số khái niệm cơ bản nhƣ sau: Theo Điều 2, Công ƣớc 1999 của Hội
đồng châu Âu, Tham nhũng là hành vi đòi hỏi, đề nghị, đƣa hoặc nhận hối lộ hoặc
một lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ hoặc lợi ích khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, làm
sai lệch sự thực hiện đúng đắn của bất kỳ chức trách hoặc hành vi theo nghĩa vụ nào
của ngƣời nhận hối lộ, lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ và lợi ích khác đó [14].
Theo World Bank, cho rằng tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực cơng cộng nhằm
lợi ích cá nhân ; cịn theo Tổ chức Minh bạch Thế giới đƣa ra khái niệm

tham nhũng là hành vi của ngƣời lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái
pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân . Ban Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc cho
rằng: Tham nhũng bao hàm: Hành vi của những ngƣời có chức, có quyền ăn cắp,
tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nƣớc. Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất
hợp pháp thông qua việc sử dụng các quy chế chính thức một cách khơng chính
thức. Sự mâu thuẫn, khơng cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa
vụ xã hội với những món tƣ lợi riêng [39]. Tham nhũng là hành vi của ngƣời có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi [39]. Tham nhũng
là hành vi trái pháp luật của ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc đƣợc giao thực hiện
cơng vụ, nhiệm vụ nhƣng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ,
7


nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [14].
Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, trong đó phổ biến là hành vi tham ơ
tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu
vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định
để hƣởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tƣ xây dựng cơ
bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải
quan, xuất nhập khẩu, tƣ pháp, giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong
quản lý hành chính, cơng tác cán bộ...
1.1.1.2. Khái niệm công tác cán bộ
Ở Việt Nam từ cán bộ đƣợc nghe một cách quen thuộc, phổ biến. Hiểu theo

nghĩa thông thƣờng của ngƣời dân thì cán bộ đƣợc hiểu là ngƣời làm việc ở cơ
quan Đảng, Nhà nƣớc. Có cách hiểu khác cán bộ là những ngƣời mang trọng trách,
công vụ và có những quyền hạn nhất định. Tại những trụ sở hành chính cơng,

cán bộ là danh từ chung đƣợc những ngƣời dân đến giải quyết công việc chỉ về
những ngƣời đang thụ lý hoặc giải quyết một vụ việc cho ngƣời dân. Ở các trại
giạm tù nhân sử dụng từ cán bộ để chỉ các quản giáo phụ trách, quản lý mình.
Theo cách hiểu thơng thƣờng, cán bộ đƣợc coi là tất cả những ngƣời làm
việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đồn thể, lực lƣợng vũ trang. Trong quan
niệm hành chính, cán bộ đƣợc coi nhƣ những ngƣời có mức lƣơng từ cán sự (cũ)
trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lƣơng thấp hơn cán sự. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đƣa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo
Ngƣời: Cán bộ là ngƣời đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng,
Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng [39].
Theo khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, cơng chức đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13-11-2008
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, quy định: Cán bộ là công dân Việt
8


Nam đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ƣơng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),
ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong

biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc [32].
Nhƣ vậy, có thể hiểu "cán bộ" là những ngƣời có chức vụ lãnh đạo, quản lý
hoặc nhà chuyên môn, khoa học hay công chức, viên chức làm việc trong các cơ
quan, tổ chức của hệ thống chính trị; hƣởng lƣơng hay phụ cấp từ ngân sách nhà nƣớc
hoặc từ nguồn kinh phí khác, hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và
đƣợc phân cơng cơng tác ... có trách nhiệm qn triệt và triển khai thực hiện có hiệu
quả đƣờng lối, chính sách của Đảng, bổ sung, hồn thiện đƣờng lối, chính sách.
Công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ là tổng thể các biện pháp của

các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể trong xây dựng tiêu chuẩn cán bộ gồm: đánh
giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; luân chuyển, điều động cán
bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, ... nhằm phát huy
năng lực đội ngũ cán bộ theo hƣớng bố trí số lƣợng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính
trị, đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ (vừa hồng vừa chun), đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của Hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Những vấn đề về cán bộ và công tác tổ chức cán bộ là rất hệ trọng, bởi vậy
việc thực hiện không chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng, mà còn phải dựa
vào tập thể lãnh đạo để tìm và tuyển chọn đƣợc ngƣời có đức, có tài. Trong lựa
chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ phải dùng ngƣời đúng chỗ,
đúng việc và phải tùy tài mà dùng ngƣời. Do tầm quan trọng và sự phức tạp của
công tác cán bộ, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/6/2018 của Ban chấp hành
Trung ƣơng đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo về công tác cán bộ và xây dựng đội
ngũ cán bộ gồm:
- Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ

là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng
đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lƣợc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
công việc hệ trọng của Đảng, phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, thận trọng,
9


thƣờng xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tƣ xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tƣ cho
phát triển lâu dài, bền vững;
- Thực hiện nghiêm, nhất quán việc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tồn

diện cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Chuẩn hóa, siết
chặt kỷ luật, kỷ cƣơng đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trƣờng, điều kiện để thúc
đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi

ích chung. Phân cơng, phân cấp gắn với giao quyền và ràng buộc trách nhiệm;

tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm;
- Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thƣờng xuyên đổi mới

công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất
phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong
trào cách mạng của nhân dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và kết hợp chặt chẽ với đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao và thu
hút, trọng dụng nhân tài;
- Quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đƣờng lối chính trị và đƣờng lối cán

bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đồn kết rộng rãi trong công tác cán bộ.
Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa xây và chống ;
giữa đức và tài; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới
và ổn định, phát triển; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp

là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trƣớc hết là ngƣời đứng đầu và cơ quan tham
mƣu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt. Phát huy mạnh mẽ vai
trò của Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội và cơ
quan truyền thơng, báo chí trong cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sức
mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; phải thực sự dựa vào nhân
dân để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ.
Ngồi ra, cơng tác cán bộ nếu khơng đƣợc làm tốt cịn ln tiềm ẩn nhiều
nguy cơ tham nhũng, đặc biệt là trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức. Nếu không
10



có biện pháp phịng, chống hữu hiệu thì hệ quả để lại rất nghiêm trọng, trực tiếp là
sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức yếu kém; gián tiếp và không kém phần
nguy hiểm là thế hệ tham nhũng thứ hai .
1.1.1.3. Khái niệm tham nhũng về công tác cán bộ
Tham nhũng là hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Vụ lợi là hành vi mƣu cầu lợi ích vật chất, tinh thần cho
riêng mình mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn đạt đƣợc hoặc giành đƣợc thông qua
hành vi tham nhũng. Công tác cán bộ là cơng tác đối với con ngƣời, do đó, tham
nhũng về cơng tác cán bộ vừa có những điểm chung của tham nhũng nói chung, vừa
có những đặc thù về hành vi, về vụ lợi so với tham nhũng trong các lĩnh vực khác,
nhất là so với tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế.
Nếu nhƣ tham nhũng trong các lĩnh vực khác thƣờng là những hành vi vụ lợi
vật chất, tiền bạc, đƣợc luật pháp quy định rõ thành những hành vi cấu thành tội
phạm, thì tham nhũng về cơng tác cán bộ nhiều khi thuộc loại tham nhũng quyền
lực , tham nhũng quan hệ , vụ lợi tinh thần, rất khó kết luận là tham nhũng, lại càng
khó khởi tố, xét xử, nhƣ những chuyện cả họ làm quan , cả nhà làm quan ,
nâng đỡ không trong sáng ... Cái lợi ngƣời ta nhận đƣợc ở đây suy cho cùng vẫn là
lợi ích vật chất, nhƣng biểu hiện ra lại là lợi ích phi vật chất.
Trong phạm vi luận văn này, tham nhũng về công tác cán bộ đƣợc hiểu là
hành vi trái pháp luật của ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc đƣợc giao thực hiện
công vụ, nhiệm vụ nhƣng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cơng vụ, nhiệm vụ
đó để thao túng trong cơng tác cán bộ nhƣ: chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy
luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội; sử dụng quyền lực đƣợc giao để phục vụ lợi
ích cá nhân hoặc để ngƣời thân, ngƣời quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nhận diện tham nhũng về công tác cán bộ
Về bản chất, những hành vi, hiện tƣợng đó vẫn là tham nhũng vì đều là hành vi của
ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi , vi phạm

kỷ luật của Đảng, gây hại cho Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân, cho sự
11


nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, cần phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn.
Thực tế cho thấy tham nhũng về công tác cán bộ diễn ra ở nhiều khâu của công tác
cán bộ với rất nhiều cách thức từ đơn giản, trắng trợn đến tinh vi; từ dễ nhận thấy
đến mập mờ tốt xấu, đúng sai không dễ nhận ra. Có thể nhận diện một số dạng tham
nhũng về công tác cán bộ theo ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Văn Giang nhƣ sau:
Chạy”: Đây là biểu hiện rõ nhất của tham nhũng về công tác cán bộ. Chạy gắn liền
với nhận hối lộ, đƣa hối lộ, môi giới hối lộ trong cơng tác cán bộ, dẫn đến tình trạng
mua quan, bán chức hết sức tệ hại, làm vô hiệu hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách và các quy định đúng đắn trong công tác cán bộ của Đảng; gây nhức nhối dƣ
luận trong nội bộ, ngoài xã hội; làm hƣ hỏng đội ngũ cán bộ; làm mất niềm tin của
nhân dân và của chính đội ngũ cán bộ, gây hậu họa khôn lƣờng cả trƣớc mắt và lâu
dài. Trong các khâu của cơng tác cán bộ đều có thể có hiện tƣợng chạy , nhƣ chạy
quy hoạch, chạy đi học, chạy luân chuyển; chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm, chạy bổ
nhiệm, giới thiệu ứng cử; chạy nhận xét, đánh giá; chạy nâng ngạch, nâng lƣơng;
chạy bằng cấp; chạy huân chƣơng... Chạy dƣờng nhƣ đã thành thông lệ, thành
luật ngầm ai cũng biết nhƣng ngại nói ra. Muốn đƣợc bố trí, bổ nhiệm vào chỗ này,
chỗ kia có nhiều lợi lộc, danh giá, nhƣng thiếu tiêu chuẩn, điều kiện để bố trí, bổ
nhiệm thì chạy đã đành, lệ này còn làm cho cả những
ngƣời đủ tiêu chuẩn, điều kiện, cũng phải chạy mới yên tâm (!!!) Tệ nạn chạy đã
làm hình thành, ni dƣỡng một loại cán bộ cơ hội, thăng tiến bằng chạy và cũng
làm xuất hiện một bộ phận cán bộ không lo làm tốt chức trách nhiệm vụ mà chỉ lo
đầu tƣ xây dựng các quan hệ để chạy khi cần [14, tr.28].
Lạm quyền: Đây là hành vi của ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền trong cơng
tác cán bộ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, đã cố ý vƣợt quá giới hạn thẩm quyền khi
thực hiện nhiệm vụ trong công tác cán bộ. Biểu hiện của hành vi này là ngƣời đứng
đầu với quyền lực đã đề xuất, vận động, gợi ý, gây sức ép, hƣớng lái tập thể lãnh đạo

theo ý đồ, thậm chí tự ý quyết định hay áp đặt theo chủ ý của mình về cơng tác cán bộ,
làm tê liệt vai trị, trách nhiệm của cấp ủy, vơ hiệu hóa nguyên tắc tập trung dân chủ.
Lạm quyền dẫn đến mất dân chủ, độc đoán, sự thao túng, tự tung, tự tác của ngƣời
đứng đầu trong công tác cán bộ. Bằng sự lạm quyền này, họ sẽ thực hiện
12


hành vi bán chức cho những kẻ hối lộ hoặc bố trí, bổ nhiệm ngƣời thân, ngƣời
quen, ngƣời nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi lộc [14, tr.28].
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là hành vi của ngƣời có thẩm quyền trong
công tác cán bộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định trong
cơng tác cán bộ vì vụ lợi. Biểu hiện của loại tham nhũng quyền lực này rất đa dạng,
từ việc dùng quyền lực mềm của cƣơng vị lãnh đạo, quản lý để tác động, gợi ý
nhằm ƣu ái, vun vén cho gia đình, ngƣời thân dẫn đến chuyện cả nhà làm quan ,
cả họ làm quan , hay sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình đổi chác việc tiếp
nhận, bố trí nhân sự cho nhau giữa hai cơ quan, đơn vị theo kiểu anh giúp tơi, tơi
giúp anh , thậm chí ngầm chia cho nhau giữa các cán bộ lãnh đạo mỗi ngƣời một số
suất tuyển dụng, bổ nhiệm để ai cũng có suất (!) dẫn đến tình trạng lạm phát thƣ tay,
bút phê hay trong cơ quan, đơn vị thấy toàn cháu lãnh đạo (!)[14, tr.29].
Lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định: Đây là hành vi của ngƣời
có thẩm quyền, trách nhiệm trong cơng tác cán bộ đã lợi dụng những sơ hở trong cơ
chế, chính sách, quy định về công tác cán bộ để làm những điều sai trái vì vụ lợi, đi
ngƣợc lại lợi ích của tổ chức, của Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân. Cơ chế, chính sách,
quy định nói chung, trong cơng tác cán bộ nói riêng, khó tránh khỏi những sơ hở,
thiếu sót. Lẽ ra với trách nhiệm của mình, những cán bộ này phải chủ động góp
phần bịt kín, khắc phục những sơ hở đó thì họ lại lợi dụng nó để lộng hành, bố trí,
bổ nhiệm cán bộ theo chủ ý nhằm vụ lợi [14, tr.29].
Biểu hiện của loại tham nhũng này rất phong phú, nhƣ hiện tƣợng cả cơ
quan làm lãnh đạo ; là chuyến tàu vét với việc bổ nhiệm cấp tốc hàng loạt trƣớc khi

về hƣu; là loạn cấp phó ; là bố trí, ln chuyển con, cháu theo kiểu đi tắt để chƣa
kịp làm bí thƣ chi bộ bao giờ nhƣng đã đƣợc bố trí làm lãnh đạo đảng bộ cấp
huyện, tỉnh... Do chỉ quy định cụ thể số cấp phó của cấp sở nên có nơi đã lợi dụng
bổ nhiệm cấp phó phịng tràn lan, cả phòng là lãnh đạo, cả sở là lãnh đạo. Tình trạng
cả họ làm quan là biểu hiện của lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định,
vì tuy Luật Phịng, chống tham nhũng có quy định ngƣời đứng đầu, cấp phó của
ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khơng đƣợc bố trí ngƣời thân của
13


mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp, nhƣng lại chƣa quy định
về việc cấm ngƣời đứng đầu bổ nhiệm ngƣời thân vào vị trí lãnh đạo khác trong cơ
quan, đơn vị do mình lãnh đạo.
Do không quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc về trách nhiệm và thời
điểm dừng ký các quyết định về nhân sự, về cán bộ đối với ngƣời lãnh đạo, quản lý
trƣớc khi nghỉ hƣu, chuyển vị trí cơng tác, nên có cán bộ đã lợi dụng để ký hàng
loạt quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ trƣớc khi nghỉ hƣu, hay
chuyển vị trí cơng tác nhƣ một chuyến tàu vét mà trong đó cán bộ đƣợc bổ nhiệm
có cả những nhân sự có vấn đề, không đủ tiêu chuẩn.
Cố ý làm trái: Hành vi này có trong tất cả các dạng tham nhũng nêu ở trên,
tuy nhiên cũng có những đặc trƣng. Biểu hiện của dạng tham nhũng này trong công
tác cán bộ là cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền, trách nhiệm nhƣng coi thƣờng nguyên
tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quyết định chủ trƣơng công tác cán bộ
không đúng quy định. Hành vi này dẫn đến những quyết định tuyển dụng, bố trí, bổ
nhiệm cán bộ khơng đúng quy trình, thủ tục, khơng đúng chủ trƣơng, nghị quyết
của tổ chức đảng; những vụ, việc quy hoạch thần tốc , bổ nhiệm thần tốc , nâng đỡ
không trong sáng , bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu điều kiện, tiêu chuẩn,
phẩm chất, năng lực... Thực tế cho thấy, phần nhiều những trƣờng hợp cố ý làm trái
không chỉ do phong cách gia trƣởng, độc đoán của ngƣời lãnh đạo hay vun vén cho

gia đình mà đều có bóng dáng của vụ lợi, toan tính, thậm chí há miệng mắc quai , bị
đại gia chi phối...[14, tr.30]
Biểu hiện của dạng tham nhũng cố ý làm trái cịn có thể kể đến hành vi giả
mạo trong công tác cán bộ, nhƣ làm tài liệu, hồ sơ giả; học giả, dùng bằng giả hay
khai báo lý lịch không trung thực để đủ tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu
ứng cử. Những cán bộ khi làm việc này đều biết sai nhƣng cố ý làm để đƣợc tuyển
dụng, bố trí, bổ nhiệm.
Nhũng nhiễu trong công tác cán bộ: Hành vi này hiện hữu ở nhiều cán bộ lãnh
đạo lẫn cán bộ tham mƣu về công tác cán bộ. Do những lỏng lẻo, thiếu cụ thể trong
quy định phân cấp quản lý cán bộ nên cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể tự ý đƣa
14


ra các quy định phân cấp quản lý cán bộ, nhân sự thuộc phạm vi quản lý của mình
để thâu tóm hết việc quản lý cán bộ, nhân sự vào thẩm quyền cá nhân mình theo
kiểu be bờ chặn bắt cá . Một số cán bộ tham mƣu, giúp việc đƣợc phân công theo
dõi địa bàn, giúp lãnh đạo, tổ chức quản lý cán bộ, thậm chí cả cán bộ nghiệp vụ
trong cơ quan, tổ chức cũng lợi dụng vị trí cơng việc của mình gây nhũng nhiễu,
nhận q cáp, thậm chí nhận hối lộ, làm giá, mơi giới hối lộ dƣới dạng giúp chạy
việc này, việc kia [14, tr.30].
1.1.1.4. Khái niệm phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ
Theo từ điển Tiếng Việt: phòng ngừa là phòng trƣớc khơng để cho cái xấu,
cái khơng hay nào đó xảy ra [55, tr.1005]; chống là hoạt động ngƣợc lại, gây trở lực
cho hành động của ai đó hoặc cho tác động của cái gì [55, tr.230].
Các biện pháp phịng chống tham nhũng là cách thức tác động mà cơ quan có
thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội sử dụng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và
đấu tranh chống mầm mống phát sinh tham nhũng, các hành vi của ngƣời có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp lợi
ích vật chất hoặc lợi ích khác cho mình hoặc ngƣời khác.
Do đó, phịng, chống tham nhũng có thể hiểu là các hoạt động phòng ngừa,

phát hiện và xử lý tham nhũng, đó là việc thực hiện các phƣơng thức, biện pháp để
ngăn ngừa, hạn chế, đấu tranh phát hiện, xử lý các hành vi của các chủ thể có chức
vụ, quyền hạn và lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc giao để vụ lợi.
Phòng, chống tham nhũng gồm hai loại hoạt động: phòng ngừa tham nhũng và
chống tham nhũng. Phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị và cá nhân công dân nhằm làm bớt đi các điều kiện tham nhũng, bao gồm
các hoạt động nhƣ: Ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng; tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai minh bạch trong hoạt động của các
cơ quan; minh bạch tài sản thu nhận; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu
chuẩn, cải cách hành chính…. Chống tham nhũng là hoạt động cơ quan, tổ chức,
đơn vị và cá nhân công dân trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, bao
gồm các hoạt động nhƣ: khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát,
kiểm tra, thanh tra; điều tra, truy tố, xét xử…
15


Từ đó, có thể hiểu phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là việc các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình thực
hiện đồng bộ hàng loạt biện pháp hữu hiệu như: tuyên truyền pháp luật, quản lý,
giám sát cán bộ, cơng chức, viên chức; hồn thiện, thực hiện nghiêm các quy định
cơng tác tổ chức, cán bộ; ki m sốt tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh
bạch trong thực thi cơng vụ; hồn thiện th chế về quản lý kinh tế - xã hội, ki m tra,
thanh tra, ki m toán, điều tra, truy tố, xét xử, giám định và thu hồi tài sản tham
nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trị của tồn xã hội; kiện toàn tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng phịng, chống tham
nhũng, hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, ... nhằm phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng về cơng tác cán bộ. Đó là các hành vi trái
pháp luật của ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc đƣợc giao thực hiện công vụ,
nhiệm vụ nhƣng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để thao
túng trong cơng tác cán bộ nhƣ: chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân

chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội; sử dụng quyền lực đƣợc giao để phục vụ lợi ích cá
nhân hoặc để ngƣời thân, ngƣời quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ
lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về tăng
cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí,
cơng tác phịng, chống tham nhũng là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phịng
ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, góp phần ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham
nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng
bộ máy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công
chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Nghị quyết cũng xác định rõ 10
giải pháp đồng bộ để phòng, chống tham nhũng gồm:
Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức
trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về cơng tác phịng,
chống tham nhũng. Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo
đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng.
16


Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trƣơng, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nƣớc về phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Đƣa nội dung
phịng, chống tham nhũng vào chƣơng trình giáo dục. Mở chuyên mục tuyên
truyền, giáo dục về vấn đề này trên các báo, đài. Bảo vệ, biểu dƣơng, khen thƣởng
tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng.
Hai là, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên,
tăng cường vai trò của chi bộ đảng trong quản lý, giáo dục đảng viên.
Chi bộ đảng phải nắm chắc việc thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội của
đảng viên trong chi bộ, giáo dục, nhắc nhở và kịp thời kiểm tra, xử lý những trƣờng
hợp có dấu hiệu vi phạm, không đƣợc dung túng, bao che tham nhũng. Nâng cao
tính chiến đấu, thực hiện dân chủ, cơng khai trong tự phê bình và phê bình theo

phƣơng châm "trên trƣớc, dƣới sau, trong trƣớc, ngoài sau". Trong sinh hoạt đảng
và nhận xét, đánh giá đảng viên hằng năm, phải có nội dung về phịng, chống tham
nhũng. Hằng năm, cán bộ chủ chốt cấp xã phải trực tiếp tự phê bình và phê bình tại
hội nghị đại diện nhân dân do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Xây dựng và thực hiện cơ
chế chất vấn trong sinh hoạt đảng.
Ba là, tiếp tục hồn thiện cơng tác cán bộ phục vụ cơng tác phịng, chống
tham nhũng.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân
chủ; chấn chỉnh công tác thi tuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm
túc việc chuyển đổi vị trí cơng tác trong hệ thống chính trị và việc xử lý trách nhiệm
ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Xây dựng lộ trình cải cách
tiền lƣơng trong những năm tới theo hƣớng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công
chức. Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức; đảng
viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản phải công bố bản kê khai trong
chi bộ, là cấp ủy viên thì cịn phải công khai trong cấp ủy. Xây dựng và thực hiện
quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, cơng chức. Rà
sốt, sửa đổi và bổ sung Quy định những điều đảng viên không đƣợc làm; công bố
công khai để nhân dân giám sát.

17


Bốn là, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch; bổ sung quy định
bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định, bao gồm cả chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nƣớc
các cấp. Xem xét, sửa đổi các danh mục bí mật nhà nƣớc nhằm mở rộng cơng khai.
Hồn thiện, cơng khai hóa và thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử
dụng lao động, ngân sách và tài sản cơng.

Năm là, tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội.
Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở. Chấn
chỉnh, bảo đảm công khai, minh bạch trong quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai,
cơng sở. Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tài chính về đất đai, đăng ký bất
động sản. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản và hoạt động mua
sắm công. Công khai, minh bạch trong quyết định, chủ trƣơng đầu tƣ. Công khai,
minh bạch hoạt động mua sắm công, kể cả việc cơng khai hóa các khoản hoa hồng
từ mua sắm. Thực hiện thí điểm mơ hình mua sắm cơng tập trung. Chấn chỉnh công
tác thu, chi ngân sách. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các định mức, tiêu chuẩn,
chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, phƣơng tiện đi lại, thiết bị làm việc. Tăng
cƣờng quản lý vốn, tài sản nhà nƣớc và nhân sự tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc.
Sáu là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ki m tra, thanh tra, ki m
toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm nhƣ: đầu
tƣ xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu, chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ
thống ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu tổ chức các cơ quan phòng, chống tham
nhũng theo hƣớng bảo đảm sự độc lập cần thiết với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
theo cấp lãnh thổ và sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ƣơng. Tăng cƣờng
cán bộ cho các cơ quan thanh tra, kiểm tốn, điều tra, kiểm sát, tịa án và kiểm tra
của Đảng, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan này. Ngƣời có hành vi
tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính
trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể ngƣời đó là ai và ở cƣơng vị nào. Chú trọng thu
18


×