Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của CÔNG đoàn TRONG GIÁO dục ý THỨC bảo vệ tổ QUỐC CHO CÔNG NHÂN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.66 KB, 101 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Bảo vệ Tổ quốc

BVTQ

Chính trị quốc gia

CTQG

Chính trị - xã hội

CT - XH

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công đoàn cơ sở

CĐCS

Giai cấp công nhân

GCCN

Xã hội chủ nghĩa



XHCN

1


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI

3
10

TRO CÔNG ĐOÀN TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO
CÔNG NHÂN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

1.1.

Một số vấn đề lý luận về vai trò của công đoàn trong giáo

10

dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Thực trạng thực hiện vai trò công đoàn trong giáo dục ý


1.2.

36

thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công
nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Chương 2.

YÊU CẦU, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRO CÔNG

53

ĐOÀN TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO CÔNG
NHÂN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

2.1.

Yêu cầu phát huy vai trò công đoàn trong giáo dục ý thức

53

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân
2.2.

ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò công đoàn trong

62


giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho công
nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

80
82
89

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2


Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho
người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia
kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao
động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
công nhân, viên chức, lao động là một trong những nội dung quan trọng trong
chức năng, nhiệm vụ của công đoàn. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều cấp công đoàn,
nhất là công đoàn cơ sở, việc phát huy vai trò công đoàn trong giáo dục nâng cao
ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân vẫn còn bị

xem nhẹ, chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, dẫn đến một bộ phận
công nhân chưa nhận thức đúng đắn về đường lối, quan điểm của Đảng ta về
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, còn có những biểu hiện lệch lạc, mơ hồ thậm chí bị kẻ xấu và các thế lực
thù địch lôi kéo, kích động, lợi dụng, có những hành động quá khích, thể hiện
tinh thần và hành động yêu nước không đúng nơi, đúng chỗ, gây thiệt hại đến tài
sản của doanh nghiệp; phương hại đến quan hệ đối ngoại và uy tín Việt Nam
trên trường quốc tế.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược
về địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong thế trận phòng thủ
của Quân khu 7. Đồng Nai cũng là một địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị,
thường xuyên phải đối phó với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị trong thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động gần đây là lợi

3


dụng sự kém hiểu biết, nhận thức chưa đúng đắn về đường lối, quan điểm của
Đảng, Nhà nước ta của một bộ phận công nhân để xuyên tạc, kích động, lôi kéo
dẫn đến những hành động quá khích, gây nên những bất ổn đi ngược với chủ
trương, đường lối bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Cùng với
việc thành lập và phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức
công đoàn các cấp trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân và người
lao động đang ngày càng khẳng định sự trưởng thành của tổ chức chính trị - xã
hội của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, vai trò hiệu quả thực hiện chức năng giáo
dục trong đó có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa cho công nhân của tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn trong các loại
hình doanh nghiệp ngoài nhà nước còn rất nhiều hạn chế và có phần mờ nhạt,
chưa đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ của công đoàn trong sự nghiệp cách mạng

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong tình hình mới, kẻ thù và các thế lực phản động tiếp tục lợi dụng những
mâu thuẫn nội bộ, những nhân tố bất ổn từ phong trào công nhân, những hạn
chế từ hoạt động của công đoàn hiện nay để kích động, chống phá. Việc phát
huy vai trò công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay càng trở thành một trong
những vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng góp phần cũng cố niềm tin vững
chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta đang quyết tâm xây dựng. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò công
đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho công nhân
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên nghành chủ
nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
4


Yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nhằm phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị trong đó có vai trò của tổ chức công
đoàn trong giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa cho công nhân hiện nay. Đến nay, đã có nhiều công trình khoa
học, nhiều bài viết liên quan đến đề tài như:
* Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa
Đề tài “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong tình hình mới” của PGS.TS Lê Minh Vụ làm chủ nhiệm, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Công trình xác định mục tiêu, phương

hướng và đề xuất các giải pháp khả thi để xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
củng cố thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới. Đề tài Một số
vấn đề lí luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình
mới” của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự nghiên cứu năm 2007, do
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng làm chủ nhiệm đã giả luận giải làm
rõ những vấn đề thuộc về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Một số luận án, luận văn bàn về xây dựng, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa như: Vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, của Đinh
Quốc Triệu, Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên nghành chủ nghĩa xã hội
khoa học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2005. Luận văn quan niệm ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một loại hình của ý thức
xã hội xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính tất yếu, mục tiêu, nhiệm vụ, những vấn
đề chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc xã
5


hội chủ nghĩa và mọi hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích
quốc gia dân tộc. Tác giả xác định cấu trúc của ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa bao gồm: về tri thức bảo vệ Tổ quốc ở cả hai cấp độ
thông thường và tư tưởng lý luận; về tình cảm thái độ và sự đòi hỏi bên trong
đối với nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; bằng ý chí và các hành động tích
cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Đề tài Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên ở Hà Nội hiện nay của Nguyễn Hùng Sơn, Luận văn Thạc sỹ Triết

học, chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quân sự,
Hà Nội, năm 2008. Trên cơ sở làm rõ khái niệm và đặc điểm đối tượng
nghiên cứu, tác giả tập trung đi sâu làm rõ thực trạng ý thức bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa của sinh viên ở Hà Nội, từ đó đưa ra định hướng
và giải pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
* Nhóm công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân và vai trò tổ
chức công đoàn trong sự nghiệp đổi mới
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công
nhân và tổ chức công đoàn như: “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay”, Đề tài
QX.99.04 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm
2001; Đảng Cộng sản Việt Nam với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt
Nam của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội, năm 2000; Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Viện Công nhân và Công đoàn,
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 2003; kỷ yếu hội thảo khoa học về
6


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Việt Nam thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 2007.
Một số luận án, luận văn bàn về công nhân và vai trò của công đoàn
như: Ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở nước ta hiện nay của Dương Thị Thanh Xuân, Luận án Tiến
sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2007; Phát huy vai trò của công đoàn
trong nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa ở các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai hiện nay của Nguyễn Ngọc Liệu,

Luận văn Thạc sỹ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học
viện Chính trị Quân sự, năm 2004; Vai trò của công đoàn trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hà Nội đối với việc giữ vững
ổn định chính trị - xã hội hiện nay của Lê Xuân Thủy, Luận văn Thạc sỹ
Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị
Quân sự, năm 2008.
Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân; vai trò của công đoàn trong tập hợp, giáo dục, giác ngộ giai
cấp công nhân Việt Nam. Có công trình đã đề cập đến vai trò của công
đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, song chưa có công
trình, đề tài nào đề cập đến vai trò của công đoàn trong giáo dục ý thức
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho công nhân nói chung và công nhân
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay nói riêng. Do đó vấn đề nghiên cứu Vai trò
công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho
công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
7


* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò công
đoàn và thực trạng vai trò công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất
yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò công đoàn trong
giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở
tỉnh Đồng Nai hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát vai trò công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Đánh giá thực trạng vai trò công đoàn, nhất là công đoàn trong các loại
hình doanh nghiệp ngoài nhà nước trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò công
đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò tổ chức Công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng vai trò công đoàn trong giáo dục ý thức
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai
hiện nay, trong đó tập trung vào vai trò tổ chức công đoàn ở các khu công
nghiệp điển hình: Biên Hòa 2; AMATA; Tam Phước; Long Thành. Các số
liệu khảo sát từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

8


* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội như: lịch sử - lô gíc, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã
hội học…
6. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ
khoa học giúp cho các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Nai nói riêng, các
cấp lãnh đạo các địa phương khác nói chung tham khảo, vận dụng trong lãnh
đạo, chỉ đạo và đưa ra những chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò
công đoàn trong giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa cho công nhân trong tình hình hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu ở các học
viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1
9


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRO CÔNG ĐOÀN
TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA CHO CÔNG NHÂN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò công đoàn trong giáo dục ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh
Đồng Nai hiện nay
1.1.1. Quan niệm về ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
của công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
* Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh
năng động của con người đối với thế giới. Nội dung của ý thức do thế giới
khách quan quy định. Đồng thời, bản thân ý thức luôn thể hiện dấu ấn cá
nhân của chủ thể nhận thức. Ý thức là một hiện tượng hết sức phức tạp,

nghiên cứu kết cấu của ý thức có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Xét theo
kết cấu chiều dọc, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Xét theo kết
cấu chiều ngang, ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí,... Xét
theo cấp độ ý thức gồm có ý thức thông thường và ý thức bậc cao. Trong quá
trình nghiên cứu luận văn, tiếp cận kết cấu của ý thức bảo vệ Tổ quốc được
xem xét bao gồm: nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, ý thức là
một sản phẩm xã hội, ý thức được nảy sinh trong mối quan hệ tác động qua
lại giữa con người với con người và con người với thế giới khách quan thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định:
“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào
con người còn tồn tại” [33, tr. 43].
Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội, nên ý thức
không tồn tại dưới dạng chung chung, trừu tượng, mà luôn biểu hiện dưới
những hình thái cụ thể khác nhau như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,
10


ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức…Các hình thái đó tồn tại tương đối độc
lập, phản ánh những mặt, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thường
xuyên tác động lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển của xã hội và
bản thân chúng. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội phản ánh đúng
như vậy. Ph. Ăng ghen viết: “Không phải ý thức của con người quyết định
sự tồn tại của họ; trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức
của họ” [36, tr.607].
Ý thức là sản phẩm xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, có kết cấu rất phức
tạp. Tùy theo góc độ nghiên cứu của từng chuyên ngành để có cách tiếp cận
phù hợp. Dưới góc độ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, ý thức được
tiếp cận là tổng hòa của: Tri thức, tình cảm, ý chí và niềm tin về chính trị xã
hội. Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi, là kết quả của quá trình con

người nhận thức thế giới. Để cải tạo tự nhiên và xã hội, con người phải có tri
thức về sự vật, hiện tượng. Nếu không có tri thức thì con người hoạt động
không có hiệu quả; không có tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức là hiện
tượng trừu tượng trống rỗng, không giúp gì cho con người trong hoạt động
thực tiễn. Trí thức khi được con người và cộng đồng tiếp thu, lĩnh hội, gắn với
chủ thể trở thành nhận thức, nói cách khác, nhận thức là tri thức gắn với chủ
thể nhất định, là tri thức của chủ thể.
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại xã hội, nó
phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa con người với thế
giới khách quan. Tình cảm là những thái độ cảm xúc nhất định của con người
đối với sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của
chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tri thức có biến
thành tình cảm mãnh liệt thì mới đạt tới độ sâu sắc và thông qua tình cảm thì
tri thức mới biến thành hành động thực tế và phát huy được sức mạnh của
mình trong hoạt động thực tiễn.

11


Ý chí là điểm hội tụ của tri thức và tình cảm, hướng vào hoạt động của
con người, ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện năng lực thực hiện
hành động có mục đích của con người và năng lực này không phải tự nhiên
mà có. Đây là một hiện tượng tâm lý, phản ánh mục đích hành động do điều
kiện khách quan qui định, hay còn gọi ý chí là sự phản ánh điều kiện khách
quan dưới hình thức các mục đích hành động.
Niềm tin là biểu hiện tập trung cao của ý thức, hành vi, thái độ tình cảm
và ý chí của mỗi người đối với hiện thực và lý tưởng. Nó hình thành và phát
triển trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn xã hội. Đồng thời nó
còn bắt nguồn từ mọi nhận thức về sức mạnh của bản thân và cộng đồng.
Niềm tin ấy trở thành động lực thúc đẩy hành vi, hành động thực tiễn tích cực,

sáng tạo của mỗi người và của cả cộng đồng.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta. Hai nhiệm vụ này luôn luôn
gắn bó hữu cơ với nhau, cùng thực hiện mục tiêu của cách mạng XHCN.
Tổ quốc là một phạm trù lịch sử chỉ thực thể xã hội, tổng hòa của hai
phương diện thống nhất hữu cơ với nhau: gồm các yếu tố tự nhiên, địa bàn
cư trú và hoạt động một cộng đồng dân cư, gắn bó với những yếu tố xã hội
như ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống lịch sử và một chế độ kinh tế, chính trị,
xã hội nhất định.
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một loại hình Tổ quốc phát triển cao nhất
trong lịch sử xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự thắng lợi của cách mạng xã
hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo. Trong thế kỷ XIX mặc dù Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa chưa xuất hiện nhưng C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra
cho giai cấp công nhân về sự cần thiết phải bảo vệ những thành quả của cuộc
đấu tranh với giai cấp tư sản. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin đã xây dựng học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gắn liền với
12


thực tiễn bảo vệ thành quả Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm
1917. V.I.Lênin chỉ rõ “Kể từ ngày 25 tháng Mười 1917, chúng ta là những
người chủ trương bảo vệ Tổ quốc, chúng ta tán thành bảo vệ Tổ quốc, nhưng
cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc,
bảo vệ nước cộng hòa Xô Viết với tính cách là một đơn vị trong đạo quân thế
giới của chủ nghĩa xã hội” [27, tr.102].
Ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc được đặt ra khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước độc lập, thống nhất
đi lên chủ nghĩa xã hội thì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta. Bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa là một quy luật, đồng thời là ý thức và hành động của
toàn thể dân tộc Việt Nam để giữ vững và phát triển những thành quả cách
mạng mà Đảng và nhân dân ta đã giành được, nhằm thực hiện mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. Trong bản
“Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ ý chí quyết tâm đó: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự
do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy” [39, tr. 3].
Vận dụng và phát triển học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân
13


ta luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”
[13, tr. 413].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Mục tiêu,
nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi

âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta” [14, tr. 81 - 82].
Ngày nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực
tác động mạnh mẽ đến nước ta, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa của nhân dân ta đặt ra những yêu cầu mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển: “Bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ
quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính
toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” [15, tr. 233].
Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là tổng hòa
của nhận thức, tình cảm, ý chí quyết tâm và niềm tin của mọi công dân Việt
Nam yêu nước, được biểu hiện ở hành vi đối với độc lập dân tộc và CNXH,
mà cốt lõi là bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những yếu
tố nhận thức, tình cảm, ý chí quyết tâm và niềm tin quan hệ chặt chẽ với nhau,
vừa phản ánh các yếu tố cấu thành ý thức, vừa phản ánh cấp độ tư tưởng, lý
luận và cấp độ tâm lý, tình cảm của ý thức.
14


Nhận thức về Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
nội dung cơ bản quan trọng cấu thành ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của mọi công dân Việt Nam yêu nước hiện nay. Đó là sự hiểu
biết về lịch sử, truyền thống dân tộc; về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung,
phương thức bảo vệ Tổ quốc; về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiểu biết một cách sâu sắc về

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất giữa dân tộc vàà chủ
nghĩa xã hội. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát
triển trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ của dân tộc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Nó là sự kế thừa và phát triển mới về Tổ quốc, đất nước, dân tộc
và con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng
nước và giữ nước trong điều kiện lịch sử mới.
Tình cảm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là tình yêu đối
với đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện tập trung ở chủ nghĩa
yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, là
tình yêu con người, yêu thương nhân dân, yêu quê hương, yêu đất nước.
Đó là thái độ “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân”, là lòng căm
thù đối với quân xâm lược, lũ bán nước, kẻ hại dân, là thái độ đấu tranh
phê phán kiên quyết với mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại đến lợi ích
quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Tình cảm về bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa cũng là tình cảm đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân
tộc và đoàn kết quốc tế sâu sắc...
Niềm tin bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự hội tụ nhận
thức, tình cảm, ý chí của mỗi người, trở thành sự tin tưởng vững chắc có cơ
sở khoa học vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời đại Hồ Chí
Minh. Đó cũng là sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
15


của Nhà nước, niềm tin vào ý chí, nghị lực và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân, niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của quân đội, của các lực
lượng vũ trang và tin vào sức mạnh của chính mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ý chí bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự quyết tâm bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo

vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc
đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân
tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc...trong bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào. Đó là
ý chí vượt qua mọi gian khổ khó khăn, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân; là tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh không khoan nhượng với
những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch để bảo vệ chế
độ; có dũng khí đấu tranh với mọi biểu hiện cơ hội chính trị, quan liêu, tham
nhũng và các tiêu cực xã hội khác.
Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành từ khi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính
quyền, thiết lập chuyên chính vô sản, bắt đầu sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta ngày càng phát triển và hoàn thiện qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược bảo vệ thành quả
cách mạng và độc lập, chủ quyền của dân tộc, gắn liền với quá trình xây dựng,
phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam.
Từ sự phân tích trên có thể khái quát: Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa là tổng hòa tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí thông qua hoạt
động của con người Việt Nam, thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước gắn với bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ
nghĩa và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
16


* Đặc điểm công nhân tỉnh Đồng Nai hiện nay
Khái quát một số nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ - vùng đất chuyển tiếp
giữa cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai

gồm có thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và chín huyện, với tổng diện
tích là 5.864,77 km2, chiếm 1,76 % diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện
tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, Tính đến 31/12/ 2015, dân số toàn tỉnh Đồng
Nai đạt gần 2.942.533 người trong đó nhân lực lao động chiếm 50% số dân.
Đồng Nai là một tỉnh có vị trí quan trọng về chính trị-xã hội và an ninh, quốc
phòng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông khá thuận tiện
và có nguồn nhân lực phong phú; những quốc lộ quan trọng chạy qua tỉnh
Đồng Nai như quốc lộ 1, đường cao tốc Long Thành - thành phố Hồ Chí Minh,
quốc lộ 20 đi Lâm Đồng, Tây Nguyên, quốc lộ 51 nối Biên Hòa với tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu…Sông Đồng Nai là con sông nội sinh lớn nhất ở Việt Nam, là
đường thủy quan trọng từ Đồng Nai đi các tỉnh Tây Nam Bộ, nối thông với
Biển Đông, với những cảng sông quan trọng như cảng Long Bình Tây, cảng
Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B. Từ những lợi thế về điều kiện địa lý, cũng như có
cơ sở hạ tầng đảm bảo, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong
phú, an ninh xã hội ổn định, tỉnh Đồng Nai đã được trung ương xác định là tỉnh
cùng với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
hợp thành tứ giác động lực, trọng điểm kinh tế của phía Nam đất nước.
Hiện nay Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, tỉ trọng công nghiệp chiếm
đến 54,2 % trong tổng thu nhập (GDP) của toàn tỉnh. Với gần 40 khu công
nghiệp (trong đó có 32 khu công nghiệp đã được đưa vào hoạt động), Đồng Nai
trở thành tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, là tỉnh đứng thứ 3 toàn
quốc sau thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
đã thu hút một lực lượng lớn lao động trẻ đến từ khắp mọi miền đất nước, nhất
17


là các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung và miền Tây Nam Bộ về đây để
tìm việc làm. Số lao động này tập trung chủ yếu trong các loại hình doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh

Đồng Nai hiện nay có tới 70,61 % công nhân ở tỉnh đang lao động, sản xuất
trong các khu công nghiệp thuộc doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
Về tình hình công nhân ở tỉnh Đồng Nai
Công nhân, lao động ở tỉnh Đồng Nai hiện nay là lực lượng xã hội to lớn,
đang phát triển cùng với sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân cả
nước trong nền công nghiệp hiện đại, bao gồm những người lao động chân tay
và trí óc, làm công, hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch
vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nhiệp
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất; cùng
với giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, là giai cấp đại diện cho lực lượng
sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất tiên tiến có sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành
công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa hiện nay, công nhân có vai trò quan trọng:
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội: giai cấp công nhân thông qua chính đảng
của mình đã lãnh đạo nhân dân từng bước xây dựng, phát triển nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng và cũng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Giai cấp công nhân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước, là lực lượng
kiên quyết tin tưởng và đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng.
Trên lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền
phong của mình đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn trên lĩnh vực kinh tế, mà
tập trung nhất trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
18


hóa đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, từng bước xây dựng, hoàn thiện thể chế “kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách để
người dân nói chung và giai cấp công nhân nói riêng được làm chủ về tư liệu
sản xuất, làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh, làm chủ quá trình phân phối;
mọi người dân đều được quyền làm giàu hợp pháp, chính đáng.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: giai cấp công nhân Việt Nam đi đầu trong
công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà cốt lõi là
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hướng tới việc xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa có năng lực, bản lĩnh làm chủ.
Ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, giai cấp công nhân là lực lượng to lớn đang có
mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề truyền thống và hiện
đại; họ là lực lượng sản xuất cơ bản, chủ yếu, vận hành, sử dụng những công
cụ sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng, tốc độ phát
triển của nền công nghiệp tỉnh. Giai cấp công nhân ở tỉnh Đồng Nai là lực
lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển kinh tế, xã hội, cũng cố quốc phòng, an ninh góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Theo số liệu báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, đến cuối năm 2015 tổng
số lao động đang làm việc ở tỉnh Đồng Nai là 648.421 người. Trung bình hàng
năm, các khu công nghiệp tạo hơn 20.000 việc làm mới. Trong đó, ngành dệt
may và giày da là sử dụng lao động nhiều nhất chiếm 54,5%.
Thành phần lao động rất đa dạng với nhiều trình độ khác nhau. Lao động
có trình độ văn hóa tiểu học là 0,73%, Trung học cơ sở là 39,29%, Trung học
phổ thông là 40,01%. Tỷ lệ lao động phổ thông và công nhân lao động có tay
nghề nhưng chưa có bằng cấp 33,68%; có trình độ chuyên môn kỹ thuật là
65,12%. Lao động trực tiếp chiếm 88,6%, lao động gián tiếp chỉ chiếm 11,4%.
Số lao động có thâm niên từ 5 năm trở lên chiếm 69,2%, từ 11 năm trở lên
19


chiếm 9,4%. Phần lớn lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài FDI (chiếm 92%) [Phụ lục 3].
Thu nhập bình quân của công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 3,4
- 4,2 triệu đồng/tháng; trong đó mức lương chính chiếm 80 - 85% thu nhập
hàng tháng còn lại là thu nhập làm thêm giờ, trợ cấp xăng xe, tiền thưởng
chuyên cần. Hàng năm nhu cầu lao động các khu công nghiệp khoảng 15.000
đến 20.000 lao động [6, tr.210].
Phần lớn công nhân là lao động nhập cư (chiếm 60,4%) nên nhà ở cho
công nhân lao động và nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo cho con em công nhân lao
động ở các khu công nghiệp vẫn là yêu cầu lớn. Mặc dù tỉnh đã có Nghị quyết
09 - NQ/TU ngày 16/6/2008 “Về một số giải pháp khuyến khích các thành
phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân ở đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2015”, một số ít doanh nghiệp bước đầu đã triển khai thực hiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Phần lớn công nhân lao động (khoảng 95%) vẫn
đang phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ do tư nhân xây dựng xung quanh
các khu công nghiệp. Thực tế trên đòi hỏi các cấp, các ngành và tổ chức Công
đoàn cần tiếp tục nghiên cứu và có các hoạt động sát hợp với điều kiện sinh
hoạt và nhu cầu của công nhân lao động.
Đa số công nhân đang lao động sản xuất ở tỉnh Đồng Nai hiện nay là xuất
thân từ nông dân nên còn những hạn chế nhất định về ý thức giai cấp và tác
phong công nghiệp. Trong sự phát triển nhanh về số lượng, công nhân Đồng
Nai hiện nay có sự không đồng đều về mọi phương diện: bản lĩnh chính trị, ý
thức giai cấp, trách nhiệm xã hội, tính kỷ luật. Hiện tại, đại bộ phận công nhân
nhận thức được tầm quan trọng, nội dung chủ yếu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Song, nhận thức này chưa sâu sắc, chưa đầy
đủ, chưa toàn diện; một bộ phận công nhân có biểu hiện bị kẻ xấu tuyên truyền,
kích động dẫn đến nhận thức chính trị còn mơ hồ, lệch lạc.
20


Quan niệm ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của công

nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, đó chính là tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí
quyết tâm của công nhân ở tỉnh Đồng Nai đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn
dân ta đang quyết tâm phấn đấu thực hiện.
Về tri thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của công nhân ở
tỉnh Đồng Nai, đây là thành tố cơ bản đầu tiên của ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và có vai trò rất quan trọng không những đối với các
thành tố khác của ý thức mà còn đối với hoạt động bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Mọi việc khởi đầu và phát triển đều từ sự hiểu biết của con
người. Có hiểu biết những vấn đề về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa mới có cơ sở để hình thành và cũng cố, phát triển niềm tin và ý chí quyết
tâm bảo vệ Tổ quốc.
Với công nhân ở tỉnh Đồng Nai có điều kiện nhận thức sâu sắc hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới; nhận thức rõ mục tiêu, nội dung và những vấn đề
chiến lược, sách lược, những thời cơ thuận lợi và cả những thách thức khó khăn
trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bên cạnh đó, đại đa
số công nhân đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí chiến lược quan trọng
của địa bàn Đồng Nai trong xây dựng khu vực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN hiện nay. Mặt khác, công nhân cũng thấy rõ bản chất, âm mưu,
thủ đoạn chống phá của kẻ thù và các thế lực phản động đối với sự ổn định
chính trị của Đồng Nai; thấy được tính chất quyết liệt, mức độ nguy hiểm của
chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ thù nhằm vào đối tượng công nhân,
người lao động ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Công nhân ở tỉnh Đồng Nai còn nhận thức sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ,
vinh dự là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng địa bàn tỉnh Đồng Nai ổn định về chính trị,
21



vững mạnh về quốc phòng, an ninh, nhận thức về xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang Đồng Nai
vững mạnh.
Những biểu hiện trên được hình thành và phát triển từ thấp đến cao, quá
trình xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm cho nó đạt tới
trình độ lý tính, thành những biểu tượng sâu sắc và ổn định trong mỗi người
công nhân. Biểu hiện cao nhất của sự hiểu biết là sự giác ngộ về dân tộc, giai
cấp và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN của công nhân ở tỉnh Đồng Nai.
Tình cảm, niềm tin đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt
Nam xã hội chủ nghĩa của công nhân ở tỉnh Đồng Nai được biểu hiện ở niềm
tin sâu sắc vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; vào con đường phát triển của đất
nước theo định hướng XHCN; vào sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Niềm tin ấy đã thôi thúc trở thành
động lực cho người công nhân vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tu dưỡng,
rèn luyện, lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao.
Niềm tin lý tưởng ấy là biểu hiện cao của thái độ tình cảm đối với Đảng,
với chế độ, nó hình thành và phát triển trong quá trình giác ngộ từ lợi ích dân
tộc đến lợi ích giai cấp, lợi ích của bản thân, gia đình và quê hương trong quá
trình phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Đó là lý tưởng, hoài bão, khát vọng của giai cấp công nhân Việt Nam nói
chung và công nhân ở tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Tình cảm, thái độ của công nhân ở tỉnh Đồng Nai đối với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thường được biểu hiện như:
đồng tình hay phản đối hệ thống quan điểm, tư tưởng, đường lối về bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN, hoặc đứng trước những vấn đề liên quan đến
độc lập, chủ quyền, vận mệnh của Tổ quốc. Chẳng hạn như quan tâm lo
22



lắng khi Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò, về chủ quyền đối với biển
Đông và có những hành động gây hấn như cắt cáp quang tàu thăm dò, khảo
sát của Việt Nam; đưa dàn khoan HD981 vào khu vực đặc quyền kinh tế;
tôn tạo, xây dựng trái phép trên các đảo xâm chiếm của Việt Nam.
Tình cảm, niềm tin của công nhân ở tỉnh Đồng Nai đối với sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ở tình yêu Tổ quốc - động lực
chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Ngày nay, nội dung chủ yếu và cơ bản của yêu nước là lao động, sản xuất
đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, làm cho
đất nước không ngừng phát triển. Nhận thức rõ điều đó, công nhân ở tỉnh Đồng
Nai luôn có sự năng động, phấn đấu không ngừng trong học tập, công tác, lao
động, sản xuất, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, vững vàng về chính trị, tư tưởng, sẵn
sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tình cảm, niềm tin đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, chứa đựng cả yếu tố
chính trị, tư tưởng và đạo đức; là động lực trực tiếp của mọi hoạt động tự giác,
là cơ sở đảm bảo cho hanh động để đạt tới mục đích là hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Niềm tin gắn với lý tưởng, với thế giới quan cách mạng, nhân sinh quan
cộng sản, đó là niềm tin khoa học dựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý
tưởng cách mạng và tình cảm đối với quê hương đất nước.
Tinh thần cảnh giác cách mạng là một yếu tố cơ bản rất quan trọng và
cũng là biểu hiện của thái độ, trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù và các thế lực thù địch
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh thần cảnh giác giúp cho
mỗi người công nhân luôn có sự chủ độ, nhận rõ âm mưu, bản chất và các
thủ đoạn chống phá, kích động của kẻ thù, sẵn sàng đối phó với những âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
23



Ý chí quyết tâm của công nhân và người lao động ở tỉnh Đồng Nai đối với
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ý chí biểu hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích,
đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục, vượt qua mọi khó khăn; năng lực này
không phải tự nhiên ai cũng có như nhau mà phải trải qua quá trình rèn
luyện. Tuy nhiên, có nhận thức đúng, có niềm tin vào sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc nhưng ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa bằng những việc cụ thể ở mỗi giai cấp, tầng lớp, ở mỗi
nhóm xã hội, mỗi cá nhân lại có sự khác nhau. Ý chí phản ánh mục đích
của hành động do điều kiện của hiện thực khách quan quy định. Nói cách
khác, ý chí là sự phản ánh các điều kiện khách quan dưới hình thức các
mục đích hành động, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực
nhất ở con người.
Ý chí của con người được hình thành, biến đổi tùy theo những điều kiện
lịch sử - xã hội và những điều kiện vật chất của đời sống xã hội; tính chất của
những điều kiện mục đích được quyết định do từng người tạo lập và biến đổi
nhu cầu của bản thân phù hợp với mục đích yêu cầu của xã hội, nhờ ý chí mà
con người tổ chức được các hoạt động của mình, biến đổi tự nhiên và xã hội
tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được những chuyển biến và
có được những phát hiện trong khoa học.
Ý chí bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của công nhân ở tỉnh
Đồng Nai được biểu hiện ở tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường; tích cực tìm
tòi sáng tạo. Trong thực tiễn, tham gia với trách nhiệm cao vì sự phát triển của
Đồng Nai, có thái độ đấu tranh kiên quyết với các âm mưu, thủ đoạn và hành
động chống phá của kẻ thù và các thế lực thù địch, không để các thế lực thù
địch lợi dụng, kích động lôi kéo gây chia rẽ mất đoàn kết, mất ổn định chính
trị. Ý chí thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng trước những diễn biến liên quan
đến an ninh, quốc phòng và vận mệnh, chủ quyền của đất nước.

24


Xây dựng chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho công nhân
ở tỉnh Đồng Nai là một quá trình công phu, không chỉ từ sự giác ngộ và bản
lĩnh quyết tâm của mỗi người công nhân mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị ở tỉnh Đồng Nai mà trực tiếp,
thường xuyên và quan trọng nhất là vai trò của các tổ chức Công đoàn ở tỉnh
Đồng Nai.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn trên có thể quan
niệm: Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của công nhân ở tỉnh
Đồng Nai hiện nay là tổng hòa nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin và ý chí
quyết tâm của mỗi người công nhân, biểu hiện ở hành vi thôi thúc họ sẵn
sàng bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cốt lõi là bảo vệ Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
1.1.2. Vai trò của công đoàn trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa cho công nhân ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
* Tổ chức và hoạt động của công đoàn các cấp ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Một là, tổ chức và hoạt động của công đoàn ở tỉnh Đồng Nai hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn, chất lượng và hiệu quả chưa cao
Nằm trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, tổ chức Công đoàn Đồng Nai
được hình thành ở ba cấp bao gồm Liên đoàn lao động Tỉnh; Công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở ở huyện, thị xã, thành phố, các ngành trực thuộc tỉnh, tổng
công ty, các khu công nghiệp; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Đến nay, toàn
tỉnh có trên 2.711 CĐCS, nghiệp đoàn, với trên 591.049 đoàn viên (tỷ lệ tập
hợp 91,1%). Theo đó, có trên 2.700 chủ tịch CĐCS và đội ngũ trên 20.000
người từ cấp tổ trưởng, tổ phó Công đoàn trở lên.
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, tỉ trọng công nghiệp chiếm đến 54,2 %
trong tổng thu nhập (GDP) của toàn tỉnh. Với gần 40 khu công nghiệp (trong

đó có 32 khu công nghiệp đã được đưa vào hoạt động) Đồng Nai trở thành tỉnh
25


×