Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận quản lý dự án nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.57 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CAO
CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

HỌC VIÊN

: NGUYỄN XUÂN PHÚ

LỚP

: CAO HỌC QUẢN LÝ DỰ ÁN 1405.2

HÀ NỘI – 5/2015


Mục lục
Nội dung
1. Lựa chọn giai đoạn, hoạt động xây dựng sẽ phân tích thực trạng lập tiến độ và
giới thiệu tóm tắt các dự án
1.1. Giới thiệu tóm tắt về các dự án
1.2. Tiến độ thực hiện các dự án
2. Phân tích tích thực trạng phương pháp lập tiến độ được sử dụng trong cac dự
án
2.1. Trình tự lập và phê duyệt tiến độ của các dự án
2.1.1. Xác lập mục tiêu dự án


2.1.2. Phát triển kế hoạch
2.1.3. Sự tham gia của các bên trong lập và phê duyệt tiến độ dự án
2.2. Cách xác định danh mục công việc được đưa vào tiến độ
2.3.Cách xác định thời gian cho từng công việc trong danh mục công việc của
tiến độ
2.4.Các căn cứ/ yêu cầu do chủ đầu tư cung cấp cho đơn vị lập tiến độ
2.5. Những ràng buộc/ giới hạn được cân nhắc khi lập, kiểm tra tiến và phê duyệt
tiến độ
2.6. Ảnh hưởng của các quy luật tâm lý xã hội tới tiến độ dự án
3. Các điều khoản hợp đồng liên quan đến tiến độ và một số tình huống xử lý
chậm tiến độ của các bên liên quan trong dự án
3.1.Các điều khoản hợp đồng về thường phạt liên quan đến tiến độ
thực hiện các dự án đang xem xét
3.2. Phương pháp giám sát và đo lường tiến độ thực hiện được sử dụng của
chủ đầu tư và đơn vị thực hiện.
3.3. Các tình huống chậm tiến độ và phương pháp xử lý của các bên liên quan
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
3
3
3
3
3
3
4

5
5
6
7
7
7
7
9
10

0


Đề bài:
Phân tích thực trạng phương pháp lập và quản lý tiến độ được sử dụng trong các dự
án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.
1.
Lựa chọn giai đoạn, hoạt động xây dựng sẽ phân tích thực trạng lập tiến độ
và giới thiệu tóm tắt các dự án
Trong tiểu luận này, ta sẽ phân tích thực trạng lập tiến độ cho cả dự án. Việc phân tích
tổng thể dự án sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về các giai đoạn của dự án, các hoạt động
chưa đảm bảo tiến độ sẽ được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp tổng tiến độ dự án.
1.1. Giới thiệu tóm tắt về các dự án
* Tên dự án 1: Tổ hợp dịch vụ thương mại văn phòng và nhà ở.
- Địa điểm: Tại lô đất 4.5- No tuyến đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận
Thanh Xn.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới tồn bộ.
- Chủ đầu tư: Cơng ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Hà Nội- Sunrise.
- Tổng mức đầu tư: khoảng 560 tỷ đồng
- Nguồn vốn: Vốn tự có: 30%

Vốn vay: 50%.
Vốn vay huy động từ nguồn khác: 20%
- Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2016
- Đơn vị lập, kiểm tra, thẩm tra tiến độ dự án: phòng kế hoạch và phát triển dự áncông ty cổ phẩn phát triển đầu tư Hà Nội- Sunrise
- Địa chỉ đơn vị: Lô đất No 4.5 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận
Thanh Xuân, Hà Nội
- Tổng nguồn vốn (công ty) : khoảng 170 tỷ đồng
- Số lao động bình qn năm (cơng ty) : 200 người
* Tên dự án 2: Nhà máy xử lý chất thải nix Ninh Thủy.
- Địa điểm xây dựng: Lô CN9- CN10 khu công nghiệp Ninh Thủy, địa phận thôn Mỹ
Á, xã Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Chủ đầu tư: Cơng ty cổ phần khống sản luyện kim Hà Nội
- Tư vấn thiết kế :Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1
- Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ và hiện đại
- Ban quản lý: BQL dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nix Ninh Thủy
- Quy mô công suất: Dự án thực chất bao gồm tổ hợp các công trình : phân xưởng
hồn ngun sắt, phân xưởng sản xuất xi măng xỉ, phân xưởng sản xuất gạch, trạm khí
ga, phân xưởng bao bì, trạm phát điện dư nhiệt, trạm biến áp tổng và khu hành chính
đời sống.
- Diện tích chiếm đất: 25ha, diện tích xây dựng: 72126.9 m2, diện tích sàn 87484 m2
1


- Tổng mức đầu tư: dự kiến khoảng 1500 tỷ
- Thời gian thực hiện: quý I/2013 đến quý IV/2014.
- Đơn vị lập, kiểm tra, thẩm tra tiến độ dự án: BQL dự án xây dựng nhà máy xử lý chất
thải nix Ninh Thủy
- Địa chỉ đơn vị: Lô CN9- CN10 khu công nghiệp Ninh Thủy, địa phận thôn Mỹ Á, xã
Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Vốn điều lệ (công ty) : 179 tỷ đồng

- Tổng nguồn vốn (công ty) : hơn 2000 tỷ đổng
- Số lao động bình qn năm (cơng ty) : 500 người
1.2. Tiến độ thực hiện các dự án
Tiến độ thực hiện các dự án được thể hiện bằng sơ đồ ngang.
Việc lựa chọn sử dụng dạng sơ đồ tiến độ này có các ưu điểm sau, và cũng là lý do các
dự án lựa chọn sơ đồ này để thể hiện tiến độ:
Dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng cơng việc
cũng như tình hình chung của toàn dự án.
Dễ xây dựng, được sử dụng phổ biến trong các dự án, cơng trình xây dựng.
Thơng qua biểu đồ có thể thấy được tình hình thực hiện các cơng việc nhanh
hay chậm và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó, có biện pháp đẩy nhanh tiến trình,
tái sắp xếp lại các cơng việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối nguồn lực cho
từng cơng việc nhằm đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng nguồn lực.
Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những mốc thời gian
quan trọng, những vấn đề liên quan đặc biệt đến các công việc.
Là cơ sở để phân phối nguồn lực và lựa chọn phương pháp phân phối nguồn lực
hợp lý nhất.

2


Hình 1. Tiến độ thực hiện các dự án


2. Phân tích tích thực trạng phương pháp lập tiến độ được sử dụng trong cac dự
án:
2.1. Trình tự lập và phê duyệt tiến độ của các dự án.[3]
2.1.1. Xác lập mục tiêu dự án
Thực hiện các bước:
Tuyên bố mục tiêu

Liệt kê những mốc thời gian quan trọng trong khuôn khổ thời gian hoàn thành dự án.
Bổ nhiệm cá những cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm để thực hiện dự án.
2.1.2. Phát triển kế hoạch
Lập danh mục mã hóa cơng việc
Phát triên cơ cấu phân tách cơng việc (WBS)
Xây dựng sơ đồ kế hoạch của dự án
Lập lịch trình thực hiện dự án
Dự tốn kinh phí và phân bổ nguồn lực cho mỗi công việc kế hoạch.
Chuẩn bị báo cáo và kế thúc dự án
2.1.3. Sự tham gia của các bên trong lập và phê duyệt tiến độ dự án:[2]
- Chủ đầu tư: chủ đầu tư là bên hữu quan đưa ra chủ trương về tiến độ, đề ra mục tiêu
về tiến độ và phê duyệt tiến độ thực hiện dự án.
- Tư vấn quản lý dự án: tư vấn quản lý dự án giúp chủ đầu tư lập tiến độ dự án, đơng
thời kiểm sốt q trình lập và thực hiện tiến độ dự án.
- Tư vấn giám sát: tư vấn giám sát đóng vai trị giám sát nhiều mặt của quá trình thực
hiện dự án, trong đó có giám sát việc thực hiện tiến độ của nhà thầu, giúp kiếm soát
tiến độ chặt chẽ và phân phối nguồn lực hợp lý.
- Nhà thầu: nhà thầu là bên trực tiếp thực hiện các công việc theo tiến độ đã đề ra, nhà
thầu là nhân tố trực tiếp quyết định tiến độ và chất lượng thực hiện tiến độ của chủ đầu
tư đã phê duyệt.
 Về cơ bản, trình tự lập tiến độ của các dự án tương đối giống với trình tự lập
tiến độ theo PMBOK, là:
Lập kế hoạch thời gian => xác định các công việc => Sắp xếp thú tự các cơng việc =>
Dự tính nguồn lực thực hiện cơng việc => Dự tính thời hạn cơng việc => Lập tiến độ
=> kiểm sốt tiến độ. [4]
2.2. Cách xác định danh mục công việc được đưa vào tiến độ:
Việc xác định danh mục công việc đưa vào tiến độ dựa trên các kế hoạch đã đề ra từ
những bước đầu, bao gồm : kế hoạch phạm vi, kế hoạch thời gian, kế hoạch chi phí, kế
hoạch nhân lực, kế hoạch quản lý chất lượng. Từ những kế hoạch đã đề ra ở trên, ta
xây dựng được một hệ thống các danh mục cơng việc có liên quan tới dự án và sử

dụng cơ cấu phân chia công việc (WBS) để phân tách và xem xét các mối liên hệ giữa
các công việc.
Để kiểm tra danh mục có chính xác hay khơng ta dựa vào mỗi liên hệ giữa các cơng
việc, đó là:
4 mối liên hệ phụ thuộc: [1]
+ Bắt buộc: được quy định bởi yêu cầu trong hợp đồng hoặc do bản chất công việc.
+ Tự do: logic ưu tiên/ mềm, dựa trên các kiến thức hoặc kinh nghiệm


+ Từ bên ngoài: là quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các hoạt động không
thuộc dự án.
+ Từ bên trong: thứ tự ưu tiên các hoạt động
4 mối liên hệ lo logic ( FS, SS, FF, SF) [1]

Hình 2. Các mối liên hệ logic giữa các công việc

Việc không chia danh mục công việc chi tiết hay tổng quát hơn là do thông
thường ta sử dụng 6 cấp độ để phân tách cơng việc, trong đó 3 cấp độ đầu phục vụ yêu
cầu quản lý, 3 cấp độ sau phục vụ yêu cầu kỹ thuật. Ở đây, tiến độ của cả dự án là phục
vụ yêu cầu quản lý nên mức độ chi tiết không được như ở các cấp độ sau. Mặt khác,
ngay cả ở các cấp độ sau, mức độ chi tiết của các công việc cũng chỉ nên vừa đủ để
làm sao phân phối chính xác nguồn lực và kinh phí cho từng công việc lại cho phép
giao nhiệm vụ đúng người đề người nhận trách nhiệm về một cơng việc nào đó có thể
trả lời rõ ràng câu hỏi “cơng việc đó đã hồn thành hay chưa?” và nếu hồn thành rồi
thì “có thánh cơng hay khơng?”.
2.3.Cách xác định thời gian cho từng công việc trong danh mục công việc của tiến
độ
Việc xác định thời gian từng công việc ở đây dựa vào tính tốn khối lượng thực tế kết
hợp phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân bổ
ngược lại cho các công việc từ thời gian u cầu của chủ đầu tư. Việc tính tốn khối

lượng cơng việc được tính tốn theo các phương pháp thơng thường: sau khi lập danh
mục các công việc, ta lựa chọn biện pháp thi cơng, tính hao phí lao động và ca máy,
xác định sơ đồ tổ chức công nghệ, lựa chọn chế độ làm việc và ấn định thời gian thực
hiện công việc.
Do ở đây ta xem xét kế hoạch tiến độ cho toàn bộ dự án, nên sẽ có những cơng việc
khác ngồi cơng việc xây dựng đơn thuần. Các cơng việc đó được dự tính theo phương
pháp chun gia, đơng thời căn cứ vào tình hình nguồn lực của các đơn vị để đưa ra


thời gian phù hợp trong tiến độ. Tuy nhiên, công tác xây dựng trong dự án vẫn chiếm tỉ
trọng lớn nhất, các công việc khác phải điểu chỉnh thời gian và kế hoạch thực hiện
bám sát quá trình xây dựng và chịu sự phụ thuộc tương đối lớn vào tiến độ xây dựng
cơng trình.

Các căn cứ đầu vào: việc tính toán thời gian tiến độ dự án, mà ở đây là tính tốn
cho cơng tác xây dựng các hạng mục cơng trình dựa vào khối lượng bóc tách từ bản
vẽ, các tiêu chuẩn kỹ thuật tại thời điểm lập dự án, các định mức kinh tế- kỹ thuật của
nhà nước công bố (đinh mức 1776,1777…), các số liệu điều tra khảo sát và năng lực
của các nhà thầu tham gia vào dự án.
Sau khi tính tốn thời gian cho từng công việc nhỏ, ta tổng hợp thời gian cac công việc
đó, kết hợp phương pháp chuyên gia và thời hạn dự án, ta xáy dựng được bảng tiến độ
hoàn chỉnh, đầy đủ nhất.
2.4. Các căn cứ/ yêu cầu do chủ đầu tư cung cấp cho đơn vị lập tiến độ:
- Thời gian của phương án tổ chức và kế hoạch tiến độ thi cơng phải đảm bảo hồn
thành các phần việc, từng bộ phận và tồn bộ cơng trình đúng theo thời
hạn quy định.
- Thực hiện chặc chẽ và liên tục việc phối hợp về thời gian và không gian của các q
trình xây lắp đảm bảo tính ổn định của sản xuất, tuân thủ các điều kiện kỹ thuật, đảm
bảo an toàn cho người và thiết bị, sử dụng điều hòa và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
- Tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến. Áp

dụng phương pháp thi công dây chuyền

Trong tiến độ đã tính tốn thời gian dự phòng do yếu tố thời tiết. Thời gian dự
phòng này được tính tốn cho các cơng việc có khả năng gặp phải rủi ro do thời tiết (ví
dụ xây dựng các hạng mục cơng trình…). Thời gian dự phịng được xác định bằng việc
gán thêm cho các cơng việc có khả năng xảy ra rủi ro, sử dụng phương pháp mơ phỏng
Monte Carlo để tính thời gian ngừng việc do yếu tố thời tiết. Giá trị dự phòng ở
khoảng 10-12% cho từng công việc.
Tuy nhiên, trong tiến độ mới chỉ tính tốn đến dự phịng cho yếu tố thời tiết mà chưa
tính tốn tới các yếu tố rủi ro khác như ngừng việc do máy hỏng, ngừng việc do công
nhân nghỉ ốm….Đây là 1 hạn chế của kế hoạch tiến độ của 2 dự án ta đang xem xét
đến.
2.5. Những ràng buộc/ giới hạn được cân nhắc khi lập, kiểm tra tiến và phê duyệt
tiến độ
Những ràng buộc/ giới hạn được cân nhắc khi lập, kiểm tra tiến và phê duyệt tiến độ
này đó là: mức độ nguồn lực tối đa có thể huy động, vật tư, thiết bị, lao động và cả
nguồn vốn.
Phải cân nhắc các yếu tố này để đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố với nhau, tránh
tình trạng thiếu hụt một nhân tố nào đó hoặc dư thừa gây lãng phí nguồn lực. Mặt
khác, đây là các yếu tố chủ đạo có vai trị quyết định tới việc hoàn thành tiến độ, nên
sự tối ưu hóa nguồn lực sẽ giúp linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh tiến độ (nếu có) và
việc tương tác với các yếu tố khác sẽ tránh bị chồng chéo, mà bổ sung, hỗ trợ cho
nhau.[5]



Các khía cạnh của tiến độ được đơn vị kiểm tra/phê duyệt tiến độ xem xét, đánh
giá là:
- Khía cạnh về kỹ thuật: so sánh kỹ thuật được áp dụng trong xây dựng tiến độ với khả
năng kỹ thuật hiện có.

- Khía cạnh về quản lý: xem xét xem các mối liên hệ giữa các công việc đã hợp lý
chưa, có đảm bảo hồn thành tiến độ kịp thời hạn và dễ dàng cho cơng tác kiểm sốt
tiến độ hay không?
=> Việc đánh giá như vậy là khá hợp lý với thực tế dự án, đảm bảo tính khách quan và
chính xác.
* Tiến độ đem đi phế duyệt lần đầu tiên phải điều chỉnh một số thành phần, do chủ đầu
tư yêu cầu thay đổi thời hạn của dự án (các dự án phải rút ngắn thời hạn trước 3 tháng)
dẫn tới phải điều chỉnh một số công việc trong dự án.
2.6. Ảnh hưởng của các quy luật tâm lý xã hội tới tiến độ dự án
Trong việc thực hiện các dự án trên, vẫn còn tác động của một số quy luật tâm lý xã
hội như “hội chứng sinh viên” (student syndrome) và “quy luật Parkinson”
(Parkinson’s Law)

Hình 3. Hội chứng sinh viên khi thực hiện công việc
Ở 2 dự án trên, việc để cho một số cán bộ và nhân viên biết được thời gian dự trữ an
toàn cho các cơng việc, dẫn đến các hơi chứng này có điều kiện xảy ra:
Ở dự án nhà máy xử lý chất thải NIX Ninh Thủy: ở công việc xây lắp các hạng
mục cơng trình (Số thứ tự 10), tiến độ bắt đầu từ quý 4/2013 tuy nhiên ở thời điểm
này, một bộ phần nhân viên trì trệ do tâm lý thoải mái thời gian và phải tới quý 3/2014
mới đạt được hiệu suất tối đa, nhưng lúc này phải huy động thêm nguồn lực về con
người và máy móc mới hoàn thành tiến độ theo đúng kế hoạch
Ở Dự án tổ hợp dịch vụ văn phòng và nhà ở : ở công việc khảo sát thiết kế (mục
II.2) , tiến độ bắt đầu từ tháng 4/2014 tuy nhiên phải tới tháng 5/2014 mới đạt được
hiệu suất tối đa, và cũng phải tăng gấp rưỡi số ca làm việc mới hoàn thành công việc
theo đúng tiến độ



Rõ ràng 2 quy luật tâm lý xã hội này thường có thể xảy ra khi có thêm thời
gian dự trữ cho các cơng việc. Ngun nhân của nó khơng hoàn toàn do những

người trực tiếp thực thi tiến độ, mà nó cịn có tác động do quy luật khác quan mà
quy luật Parkinson thể hiện rõ, đó là chúng ra sẽ sợ bị cắt giảm thời gian thực hiện
công việc tương tự trong tương lai nếu hoàn thành sớm hơn kế hoạch tiến độ (có cả
thời gian dự trự), thay vì được thưởng cho việc hồn thành sớm cơng việc.
3. Các điều khoản hợp đồng liên quan đến tiến độ và một số tình huống xử lý
chậm tiến độ của các bên liên quan trong dự án
3.1. Các điều khoản hợp đồng về thường phạt liên quan đến tiến độ thực hiện các
dự án đang xem xét:

Thưởng tiến độ: nếu bên B hồn thành các nội dung cơng việc của hợp đồng
theo đúng tiến độ tại điểm… và chất lượng tại điểm … của hợp đồng thì bên A sẽ
thưởng cho bên B là: 10% giá trị phần hợp đồng làm lợi.

Phạt tiến độ: bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự
kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của bên A gây ra, bên B sẽ chịu phạt 10% giá trị
phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện.

Việc thưởng phạt được quy định bởi các điều khoản cụ thể trong hợp đồng sẽ
giúp các bên thỏa thuận, thống nhất các quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng. Nó
khuyến khích các nhà thầu tích cực làm việc, đổi mới, sáng tạo trong công việc, nâng
cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành tiến độ đúng thời hạn và với chất lượng
theo yêu cầu. Đồng thời, nó sẽ làm cho nhà thầu ý thức được trách nhiệm của mình
nếu gây ra chậm tiến độ, gây ảnh hưởng xấu tới cả dự án bằng việc quy định các điều
khoản về phạt hợp đồng. Tóm lại, các điều khoản hợp đồng về thưởng phạt tiến độ sẽ
giúp các bên đảm bảo quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc,
tránh các xung đột có thể xảy ra khi có tình huống phát sinh.
3.2. Phương pháp giám sát và đo lường tiến độ thực hiện được sử dụng của chủ
đầu tư và đơn vị thực hiện.
Phương pháp được sử dụng trong giám sát và đo lường tiến độ là trực tiếp theo dõi ,
nghiệm thu khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành, ghi chép và so sánh với khối

lượng kế hoạch đề ra. Sử dụng các thuật tốn, phương pháp EMV để đánh giá tình
trạng thực hiện dự án .
3.3. Các tình huống chậm tiến độ và phương pháp xử lý của các bên liên quan

Tình huống 1: ở dự án tổ hợp dịch vụ thương mại văn phịng và nhà ở, ở cơng
tác giải phóng mặt bằng, do một số hộ dân chưa được đền bù thỏa đáng, nên tiến độ bị
chậm 1 tháng so với kế hoạch. Khi có vấn đề xảy ra, các bên liên quan tới dự án (chủ
đầu tư, tư vấn quản lý dự án…) đã cùng bàn bạc và thống nhất được phương án đền bù
cho các hộ dân, đảm bảo quyền lợi thỏa đáng, do đó tiến đơ giải phóng mặt bằng được
thực hiện tuy chậm nhưng vẫn phù hợp với tiến độ dự án do đã có thời gian dự phịng
rủi ro được tính tốn trước.

Tình huống 2: ở dự án nhà máy xử lý chất thải NIX Ninh Thủy, ở giai đoạn thi
công xây lắp các hạng mục cơng trình, do chưa tính tới u tố máy móc trục trặc và
cơng nhân nghỉ ốm, nên tiến độ đã bị chậm so với kế hoạch 2 tháng. Ở dự án này, chủ


đầu tư và nhà thầu đã kết hợp để có phương án khắc phục trục trặc trên bằng cách bàn
bạc, thống nhất tăng số nhân cơng, máy móc, điều động nhân lực thực hiện hoạt động
khác phân bổ sang công việc xây dựng các hạng mục, để đảm bảo tiến độ trong phạm
vi cho phép.

Cách thức xử lý các tình huống trên là tương đối hợp lý, phù hợp điều kiện của
dự án tại thời điểm xảy ra tình trạng chậm tiến độ. Nó cho thấy sự kết hợp hiệu quả và
thống nhất của các bên liên quan, cho thấy kinh nghiệm giải quyết tình huống nhạy
bén, sự tính tốn và phân bổ nguồn lực nhanh chóng khi có tình huống khẩn cấp. Tuy
nhiên nó cũng cho thấy những hạn chế trong công tác lập kế hoạch tiến độ của dự án,
do có những yếu tố chưa được xem xét đưa vào thời gian dự phịng, để xảy ra tình
trạng chậm tiến độ.


Kết luận
Qua những phân tích và đánh giá của bài tiểu luận ở trên, ta thấy trong 2 dự án được
phân tích thực trạng phương pháp lập và quản lý tiến độ là tương đối hợp lý, có căn cứ
cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập từ khâu lập tiến độ, giám
sát tiến độ cho tới kiểm soát tiến độ. Ở khâu lập tiến độ, có dự án cịn chưa xem xét
đến các yếu tố rủi ro do các nguyên nhân khác ngồi ngun nhân thời tiết, kéo theo
khó khăn trong khâu giám sát và kiểm soát tiến độ. “Hội chứng sinh viên” và “quy luật
Parkinson” vẫn tác động không nhỏ tới tâm lý người lao động, dẫn tới dàn trải thời
gian thực hiện và sự chênh lệch trong phân bổ nguồn lực khi phải huy động một nguồn


lực bổ sung. Ngồi ra, khâu kiểm sốt tiến độ còn bị hạn chế do chịu tác động của yếu
tố chủ quan, dẫn tới việc đánh giá tiến độ còn chưa hồn tồn chính xác. Khi xảy ra
tình huống phát sinh dẫn tới chậm tiến độ, một số bên hữu quan cịn lúng túng, chưa có
sự thống nhất các bên để xử lý vấn đề tiến độ tối ưu nhất.
Do đó, để nâng cao hiệu quả cơng tác lập và quản lý tiến độ cần phối hợp đồng bộ các
biện pháp về kỹ thuật và quản lý mà yếu tố con người có vai trị chủ chốt. Cần tham
khảo các phương pháp lập và quản lý dự án nói chung cũng như quản lý tiến độ nói
riêng của các quốc gia, các đơn vị khác ưu việt hơn, như quản lý theo PMBOK…
Ngay từ khâu lập tiến độ, cần sử dụng các kỹ thuật phân tích để xây dựng danh mục
công việc hợp lý nhất, xem xét đầy đủ các yếu tố rủi ro để có dự phịng rủi ro hợp lý.
Đồng thời, xem xét việc khen thưởng vượt tiến độ đối với các cá nhân, tập thể, sử
dụng phương pháp chuỗi gẵng để khắc phục các quy luật tâm lý chi phối con người
như “hội chứng sinh viên” “quy luật Parkinson”. Ở khâu giám sát và kiểm soát tiến độ,
cần nâng cao vai trò của những nhà quản lý, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám
sát….để đảm bảo việc giám sát tiến độ được khách quan và hiệu quả nhất. Trong các
điều khoản hợp đồng, nên quy định các điều khoản về thưởng, phạt hợp đồng như hiện
hành để đảm bảo quyền lợi giữa các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công
việc.
Với 2 dự án được phân tích, tuy chưa phản ánh đa số các dự án xây dựng cơng trình tại

Việt Nam, nhưng cũng phản ánh một hiện trạng tương đối phổ biến là chậm tiến độ.
Thời gian là một thành phần tạo nên hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiến độ thể hiện tính
chun nghiệp của các bên trong vai trị của mình. Do đó, việc ý thức trách nhiệm và
quyền lợi của mình một cách xác đáng sẽ giúp các bên tham gia dự án hoạch định
được phương pháp lập và quản lý tiến độ hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Quản Lý dự án nâng cao- TS. Nguyễn Thế Quân
2. A guide to the project management body of knowledge (PMBOK guide- 2000
edition)
3. Quản lý dự án nâng cao – PGS.TS.Từ Quang Phương – NXB ĐH Kinh tế quốc
dân 2012
4. Chapter 6 (PMBOK guide) - Mohammad A. Rajabi- University of Tehran
5. Giáo trình Tổ chức thi cơng – GS. Nguyễn Huy Thanh- ĐH Xây Dựng Hà Nội



×