Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận môn học quản lý rủi ro 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.58 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cùng với sự chuyển mạnh sang kinh tế thị
trường, các dự án đầu tư xây dựng cơng trình chịu ảnh hưởng nhiều hơn tác động không ổn
định từ môi trường xung quanh và ngay trong quá trình thực hiện dự án. Nhìn nhận, đánh giá
và chủ động quản lý ảnh hưởng của các tác động này đảm bảo sự thành công của dự án. Vấn đề
này đã được nhiều nước phát triển nghiên cứu và giải quyết thành công trong thực tiễn.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình được triển khai nhằm mục đích thực hiện mục tiêu đầu
tư, phát triển, tạo cơ sở vật chất cho xã hội, do vậy thường có thời gian hoạt động dài, chịu tác
động trực tiếp từ nhiều mơi trường xung quanh như chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên, luật
pháp, cơng nghệ… Vì vậy những điều chỉnh trong quá trình thực hiện, quản lý dự án là một
thực tế. Những năm qua, đầu tư phát triển ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô,
lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Tuy nhiên, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm
soát nhằm hạn chế tác động xâú từ các ảnh hưởng nêu trên tới dự án chưa được chúng ta chú
trọng, cịn đối phó bị động. Chính các tác động không ổn từ môi trường xung quanh và điều
chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm
thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án. Đó chính là sự tồn tại của rủi ro đối với dự án. Rủi ro xuất
hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu tố gây ra rủi ro và đối tượng chịu tác động, ảnh
hưởng. Sớm chủ động nhận dạng, phân tích, đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu
các tác động xấu của rủi ro là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả của dự án.
Công tác quản lý rủi ro trong xây dựng hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập,
từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào
khai thác, sử dụng. Trong giai đoạn thực hiện dự án, các rủi ro phát sinh sẽ gây ảnh hưởng lớn
đến tiến độ, chi phí thi cơng trình từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án, ảnh
hưởng đến các chủ thể tham gia dự án, trong đó có nhà thầu. Chính vì vậy, học viên đã thực
hiện đề tài “Quản lý rủi ro đối với nhà thầu thi công xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự
án Vinhomes Green Bay”.
2. Mục đích – mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu rủi ro của nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green


Bay, từ đó đưa ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với nhà thầu trong giai đoạn thực hiện
dự án này.
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các mục tiêu sau đây:
- Làm rõ các cơ sở lý luận về rủi ro đối với nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án.
- Thực trạng rủi ro đối với nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án Vinhomes Green
Bay


2
- Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra đối với nhà thầu trong
trình thực hiện dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
• Đối tượng nghiên cứu: Nhà thầu thi cơng xây dựng
• Phạm vi nghiên cứu : Các rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm.


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1. Các khái niệm về rủi ro
Khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số biến cố không lường trước được
hay là một biến cố mà ta hồn tồn khơng chắc chắn. Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có
sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra được dự kiến từ trước hoặc được dùng làm hệ quy
chiếu, mà sai lệch này lớn đến mức khó chấp nhận hoặc khơng chấp nhận được [4, 6].
Nói đến rủi ro và bất định không thể không nhắc tới Frank Knight (1895-1973) – nhà

khoa học, nhà kinh tế học người Mỹ. Ơng có đóng góp quan trọng vào phương pháp luận của
kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích chi phí xã hội. Đóng góp lớn nhất
của ơng đối với kinh tế là tác phẩm “Rủi ro, sự khơng chắc chắn và lợi nhuận” (1921) [5]. Có
thể coi ông là trong những nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và bất định.
Mục tiêu cơ bản của ơng là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dưới dạng một
hàm số của rủi ro bất định.Ban đầu, khi đưa ra những khái niệm và sự phân biệt giữa rủi ro và
bất định, F.Knight đã nhận được sự phản đối gay gắt của các nhà khoa học thời đó (do bối cảnh
của nền kinh tế lúc đó) nhưng dần dần các nghiên cứu của ơng đã có sức thuyết phục lớn và
được thừa nhận do đã giải thích được mối liên hệ về mặt lý thuyết giữ thị trường và các xí
nghiệp kinh doanh.
Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng có thể
đo lường được bằng xác suất. Cụ thể, theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được [5].Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất.
Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có
thể xác định được.
Mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa, những trường phái khác nhau nhưng tựu chung lại có ba
quan điểm khi xét đến rủi ro, đó là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.
 Quan điểm truyền thống: Nhấn mạnh mặt tiêu cực, thiệt hại, không đạt được mục tiêu do
xuất hiện rủi ro. Theo đó, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy
hiểm. Nó được xem là điều khơng lành, điều khơng tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất
về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro cịn được
hiểu là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh
nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan
điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến
nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người.


4
 Quan điểm trung lập: Quan điểm này nhấn mạnh tính chất làm thay đổi mục tiêu, theo đó
rủi ro là sự kiện khơng chắc chắn và có tác động đến kết quả kinh doanh hoặc mục tiêu của

dự án. Sự tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
 Quan điểm mở rộng: Quan điểm này nhấn mạnh đến hậu quả tích cực hoặc tiêu cực do xuất
hiện rủi ro. Theo đó, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích
cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người
nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón
nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Tóm lại, rủi ro là sự kiện hoặc tình huống khơng chắc chắn mà khi xảy ra có thể đưa lại các cơ
hội mới trong quá trình đầu tư, kinh doanh hoặc dẫn đến các mất mát, thiệt hại, tổn thất và các
yếu tố này có thể xác định được xác xuất xuất hiện.
Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án đầu tư là những biến cố không lường trước được
làm ảnh hưởng tới mục tiêu của dự án, ảnh hưởng này có thể là tiêu cực hoặc tích cực.
1.2. Phân loại rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1. Theo giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng [1]
Trong dự án đầu tư các rủi ro tự nhiên thường liên quan đến việc lựa chọn địa điểm xây
dựng, địa điểm cung cấp cũng như tiêu thụ sản phẩm của dự án. Các nhân tố về địa chất cơng
trình, khí tượng thủy văn là phổ biến. Các rủi ro tự nhiên đối với dự án đầu tư xây dựng cơng
trình xảy ra ở ba giai đoạn của quá trình đầu tư:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: các rủi ro thể hiện ở chỗ các số liệu điều tra, thăm dò, dự
báo đối với dự án khơng chính xác;
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng cơng trình, gián
đoạn quá trình tổ chức xây dựng;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng: các rủi ro tự nhiên
có thể làm hư hỏng cơng trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ cơng trình đã xây dựng xong, làm gián
đoạn các khâu cung cấp, vận hành và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm…
1.2.2. Theo nguồn gốc gây ra của rủi ro
-

Rủi ro từ bên ngoài dự án: Do các yếu tố mơi trường, khí hậu; Thi cơng xây dựng là hoạt
động tiến hành ngoài trời, trong một khoảng thời gian dài. Do đó, các yếu tố về thời tiết

có thể ảnh hưởng tới thời gian thực hiện, chi phí, chất lượng; Rủi ro từ biến động thị
trường, các biến động của thị trường có thể đem theo các rủi ro về tài chính và tiến độ
thi cơng dự án.


5
-

Rủi ro từ bên trong dự án: Xuất phát từ các yếu tô bên trong của dự án tùy thuộc các bên
hữu quan của dự án sẽ có những rủi ro khác nhau.

1.2.3. Theo đối tượng tác động
-

Rủi ro liên quan đến chi phí dự án: khơng huy động đủ vốn, không tiến hành giải ngân
hoặc dải ngân không đúng tiến độ, dự án bị đội vốn,..
Rủi ro liên quan đến thời gian dự án: Chậm tiến độ dẫn đến tăng khả năng rủi ro của dự
án, dự án không hoàn thành đúng tiến độ dự kiến.
Rủi ro liên quan đến chất lượng dự án: Rủi ro chất lượng xây dựng kém, không đáp ứng
được yêu cầu, chất lượng vật liệu kém và khối lượng vật liệu không đủ. Rủi ro này gây
hậu quả cho quá trình vận hành khai thác.

1.2.4. Theo góc độ các bên liên quan
-

Rủi ro trên góc độ chủ đầu tư
Rủi ro trên góc độ nhà thầu tư vấn
Rủi ro trên góc độ nhà thầu thi cơng
Rủi ro trên góc độ nhà khai thác sử dung
Rủi ro trên góc độ cộng đồng, xã hội


1.3. Các rủi ro đối với nhà thầu thi công
Nhà thầu thi công khi tham gia vào dự án có thể gặp các rủi ro sau đây:
- Chủ đầu tư có thể dừng dự án hoặc chậm thanh tốn vốn, có thể thay đổi thiết kế kỹ
thuật, công nghệ hoặc áp lực từ phía chủ đầu tư địi hỏi rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
- Cơng tác giải phóng mặt bằng không bảo đảm tiến độ chất lượng.
- Nợ đọng xây dựng cơ bản, lỗ do bỏ giá thầu thấp, nhà thầu mất cân đối tài chính, vay
nợ ngân hàng.
- Biến động về giá cả các yếu tố đầu vào, nhà thầu phải ứng vốn, phải chờ đợi để quyết
toán.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết: mưa, bão, lũ lụt.
- Năng lực nhà thầu hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà thầu,…
← Bảng 1.1: Những loại rủi ro đối với nhà thầu thi công xây dựng [4]
Loại rủi ro

Nguy cơ thiệt hại, nguyên nhân

Có liên quan đến - Do ốm đau hoặc thiếu thợ giỏi
- Do tai nạn lao động trên công trường hoặc trên đường đi đến cơng trường
nguồn nhân lực
Có liên quan đến kỹ - Do hư hỏng thiết bị máy móc xác định
- Do hư hỏng các thiết bị tạm trên công trường
thuật
- Hư hỏng trong thời gian vận chuyển


6
Loại rủi ro

Nguy cơ thiệt hại, nguyên nhân


Có liên quan đến - Do thiếu thông tin hoặc thông tin sai đưa đến các chi phí khơng cần thiết
nguồn thơng tin
cho doanh nghiệp
- Do sai sót trong tài liệu thiết kế
Có liên quan đến vấn - Tổn thất tài chính của doanh nghiệp
đề tài chính của - Khơng đồng bộ giữa cơ quan cấp vốn và doanh nghiệp
doanh nghiệp
Có liên quan đến - Do bão lụt
- Do hoả hoạn
điều kiện tự nhiên
- Do sự phá hoại của cơng trình
Có liên quan đến - Do khủng bố, phá hoại
- Do sự sụp đổ của cơng trình
thành phần thứ ba
- Do sự lấy cắp thiết bị hoặc vật liệu
Có liên quan đến - Do sự sụp đổ cơng trình khơng lường trước
điều kiện môi trường - Do sự phá hoại của nước ngầm
- Do bị phạt vì vi phạm bảo vệ mơi trường
tự nhiên
Có liên quan đến tình - Do đình cơng
hình chính trị hoặc - Do thay đổi các quy định pháp luật
- Do tham nhũng
thay đổi pháp luật
1.4. Giới thiệu dự án Vinhomes Green Bay
-

-

Tên dự án: Vinhomes Green Bay Mễ Trì.

Chủ đầu tư: Tập đồn Vingroup.
Vị trí dự án: Số 7, Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Dự án có phía Bắc giáp
Đại lộ Thăng Long, phía Đơng Bắc là đường quy hoạch có mặt cắt ngang 17,5m, phía
Đơng Nam là đường quy hoạch có mặt cắt ngang 13,5m, phía Tây Nam giáp đường
Lương Thế Vinh hiện có.
Quy mơ dự án: Tổng diện tích đất của dự án: 318.711m2, được quy hoạch làm nhiều
hạng mục, cụ thể như sau:
+ Diện tích khn viên cây xanh: 26.429m2.
+ Diện tích hồ điều hịa: 80.028m2.
+ Diện tích trường tiểu học: 5.901m2.
+ Diện tích đất: 69.170m2.
+ Diện tích nhà cao tầng: 16.413 m2, bao gồm 03 toàn nhà cao tầng.


7

Hình 1.1: Dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì


8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO ĐỐI VỚI NHÀ THẦU TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VINHOMES GREEN BAY
2.1. Giới thiệu nhà thầu thi công xây dựng tham thực hiện dự án Vinhomes Green Bay
Có nhiều nhà thầu tham gia vào thực hiện dự án Vinhomes Green Bay, nhưng trong giới
hạn phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, học viên thực hiện phân tích đánh gia nhà thầu thi cơng
là Công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta khi tham gia thực hiện dự án này.
Giới thiệu nhà thầu thi công xây dựng:
- Tên nhà thầu: Công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta.
- Địa chỉ: 81 Phố Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

- Công ty hoạt động trong những lĩnh vực sau:
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
+ Xây dựng các cơng trình hạ tầng đơ thị;
+ Nội thất và trang trí nội ngoại thất;
+ Xây dựng cơng trình giao thông;
+ Thiết kế - tư vấn xây dựng;
+ Chuyển giao công nghệ;
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng;
+ Đầu tư – Kinh doanh bất động sản.
2.2. Nhận dạng rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes
Green Bay
Quá trình thực hiện dự án gồm rất nhiều công việc, liên quan đến các chủ thể khác nhau
của dự án như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn,... Đối với dự án Vinhomes Green Bay, thì rủi ro
của nhà thầu thi cơng là Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta khi tham thực hiện
dự án được học viên chỉ ra bao gồm những rủi ro chủ yếu sau:
2.2.1. Các rủi ro mơi trường bên ngồi dự án đối với nhà thầu thi công xây dựng
-

-

Rủi ro từ môi trường kinh tế: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng có nhiều chính sách
thắt chặt tiền tệ trong các chính sách cho vay đối với doanh nghiệp, hoặc với lãi suất vay
cao, sự thận trọng của các ngân hàng đối với khối ngành xây dựng; Sự thay đổi tiền
lương, nguyên liệu vật liệu; Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường
Rủi ro từ môi trường luật pháp: Rủi ro do sự thay đổi các quy định về quản lý và tuyển
dụng lao động như thay đổi quy định mức lương tối thiểu, thay đổi chế độ làm việc.
Rủi ro từ môi trường thiên nhiên: Rủi ro do sự thay đổi về điều kiện tự nhiên như mơi
trường, khí hậu do đặc điểm của ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời trong
thời gian dài nên các yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện
dự án, chi phí và chất lượng của cơng trình.



9
-

Rủi ro từ môi trường công nghệ: Nhiều công nghệ thi công mới được áp dụng dẫn đến
sự giảm chi phí xây dựng cơng trình của các nhà thầu khác làm giảm tính cạnh tranh của
nhà thầu xây dựng dự án. Mặt khác, sự tiến bộ về công nghệ cũng dẫn tới rủi ro hao mịn
vơ hình đối với máy móc thiết bị phục vụ thi cơng của nhà thầu xây dựng.

2.2.2. Các rủi ro môi trường bên trong dự án đối với nhà thầu thi cơng xây dựng
-

-

-

-

-

-

Khó khăn về kinh phí dự án: Rủi ro khi chủ đầu tư khơng thanh tốn đúng hạn cho nhà
thầu thi cơng theo hợp đồng, giải ngân chậm,…tác động đến kế hoạch vồn của nhà thầu
thi công. Nhà thầu thi công không đáp ứng được vốn theo yêu cầu sản xuất, không thể
huy động đủ kinh phí để mua vật tư, thuê mướn nhân cơng, thầu phụ, máy móc phục vụ
cho việc thi công.
Quản lý và giám sát thi công yếu kém: Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém trong việc tổ
chức thi công, quản lý công trường của nhà thầu, rủi ro xảy ra do kỹ sư giám sát thiếu

kinh nghiệm và năng lực quản lý công trường kém, quản lý máy móc thi cơng của nhà
thầu giữa các dự án khơng hợp lý.
Sai sót trong khâu thiết kế: Sự sai lệch trong khâu khảo sát thiết kế, thiết kế có sự thay
đổi dẫn đến phát sinh thêm khối lượng, chi phí cho dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến q
trình thi cơng của nhà thầu.
Rủi ro khi huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện dự án: vật tư, nhân cơng, máy
móc thiết bị: Khơng có sự phù hợp giữa trình độ của người sử dụng và máy móc cơng
nghệ mới: máy móc thiết bị hiện đại trong khi người công nhân chưa được đào tạo, chưa
biết cách thao tác hoặc chưa thành thạo, các điều kiện bảo trì chưa đảm bảo, chưa có kế
hoạch dự trù vật tư để thi cơng cơng trình trong mọi trường hợp, kể cả việc biến động
giá vật tư, vật liệu làm cho việc phải nhập vật tư, vật liệu với giá cả cao, làm tăng chi phí
xây dựng cơng trình.
Tai nạn lao động: Khi xảy ra tai nạn lao động hoặc hư hỏng thiết bị, các tổn thất thường
được bảo hiểm chi trả nhưng tiến độ dự án bị ảnh hưởng
Khó khăn trong việc ứng dụng cơng nghệ thi công mới: Rủi ro xảy ra khi nhà thầu sử
dụng không đúng hoặc không thành thạo các công nghệ thi mới theo yêu cầu của dự án.
Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác: Ước lượng chi phí và thời gian thi cơng khơng
chính xác, rủi ro xảy ra trong q trình tính tốn khối lượng, chi phí, ước lượng thời gian
thi công của nhà thầu cho các hạng mục cơng việc, tính tốn, uớc lượng thời gian và chi
phí cho các cơng đoạn khơng chính xác.
Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ: Rủi ro xảy ra khi nhà thầu chính lựa chọn các
thầu phụ khơng đủ năng lực để thực hiện các hạng mục công việc của dự án.
Sai sót trong thi cơng: Rủi ro xảy ra liên quan đến các vấn đề kỹ thuật của Nhà thầu
trong q trình thi cơng xây dựng. Các rủi ro không lường trước được liên quan đến điều


10

-


-

kiện thi cơng tại cơng trường như: địa hình, địa chất khác với thiết kế/khảo sát, ảnh
hưởng của các công trình lân cận.
Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực hiện dự án: Trong dự án có nhiều nhà thầu tham
gia vào thực hiện nên việc phối hợp giữa các nhà thầu là rất quan trọng, từ phối hợp để
tận dụng tốt mặt bằng phục vụ thi công. Trong trường hợp khơng có sự phối hợp tốt giữa
các nhà thầu, có thể xảy ra những rủi ro về an tồn, giao thơng … khi thi cơng xây dựng
cơng trình.
Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn giao: Giám sát của chủ đầu tư có thể gây khó khăn
trong q trình nghiệm thu, bàn giao, làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán.
Bảng 2.1: Danh mục rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án
Vinhomes Green Bay

TT

Danh mục rủi ro

I

Các rủi ro môi trường bên ngồi dự án

1

Rủi ro từ mơi trường kinh tế

2

Rủi ro từ môi trường luật pháp


3

Rủi ro từ môi trường thiên nhiên

4

Rủi ro từ môi trường công nghệ

II

Các rủi ro môi trường bên trong dự án

1

Khó khăn về kinh phí dự án

2

Quản lý và giám sát thi cơng yếu kém

3

Sai sót trong khâu thiết kế

4

Rủi ro khi huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện dự án

5


Tai nạn lao động

6

Khó khăn trong việc ứng dụng cơng nghệ thi cơng mới

7

Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác

8

Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ


11
TT

Danh mục rủi ro

9

Sai sót trong thi cơng

10

Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực hiện dự án

11


Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn giao

2.3. Đo lường rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes
Green Bay bằng phương pháp định tính
2.3.1. Nội dung phương pháp đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính
Đo lường rủi ro là q trình phân tích ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro, độ
chính xác và biến động có thể có của dự báo. Phân tích định tính rủi ro là việc mô tả tác động của
mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm theo các mức rủi ro cao, trung bình, thấp.
Phương pháp phân tích định tính của rủi ro cần được tiến hành theo trình tự 3 bước:
Bước 1: Xác định xác suất xuất hiện rủi ro:
Xác suất xuất hiện rủi ro là khả năng mà rủi ro có thể xuất hiện được mơ tả một cách định
tính là:
- Rất thấp
- Thấp
- Bình thường
- Cao
- Rất cao.
Thang đo xác suất rủi ro xẩy ra thường nằm trong khoảng từ 0,0 (không xẩy ra) đến 0,99 (gần
như chắc chắn xẩy ra).

Bảng 2.2: Thang đo xác suất rủi ro
Bậc đánh giá

Thang đánh giá định tính

Gán giá trị xác suất

1

Xác suất rủi ro rất thấp


0,01 – 0,19

2

Xác suất rủi ro thấp

0,20 – 0,39

3

Xác suất rủi ro trung bình

0,40 – 0,59

4

Xác suất rủi ro cao

0,60 – 0,79


12
5

Xác suất rủi ro rất cao

0,80 – 0,99

Bước 2: Đánh giá mức độ tác động của rủi ro:

Mức độ tác động của rủi ro được phân cấp: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Tùy
theo mỗi loại rủi ro mà mức độ tác động của nó tới dự án cũng khác nhau.
Ta có bảng mức độ tác động rủi ro của từng rủi ro tới dự án:
Bảng 2.3: Mức độ tác động rủi ro của từng rủi ro
Thang đo định tính

Rất thấp

Thấp

Trung
bình

Cao

Rất cao

1

2

3

4

5

0,05

0,1


0,2

0,4

0,8

Thang đo thứ tự
Gán giá trị

Bước 3: Xây dựng ma trận đánh giá đánh giá xác suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi
ro nhằm xếp hạng rủi ro bằng cách gắn giá trị cụ thể cho xác suất xuất hiện và mức độ tác
động.
2.3.2. Đo lường rủi ro đối với nhà thầu thi công khi thực hiện dự án Vinhomes Green Bay
Bước 1: Xác định xác suất xuất hiện rủi ro:
Trên cơ sở phân tích các rủi ro với nhà thầu thi cơng khi thực hiện dự án Vinhomes Green
Bay, học viên đưa ra bảng xác định mức độ xác suất xuất hiện rủi ro sau khi tham khảo ý kiến
của các chuyên gia như sau:
Bảng 2.4: Bảng xác định mức độ xác suất xuất hiện rủi ro

Bậc đánh
giá

Thang đánh
giá

Mức độ xác suất
xuất hiện

Rủi ro từ môi trường kinh tế


4

Cao

0,75

Rủi ro từ môi trường luật pháp

3

Trung bình

0,42

TT

Danh mục rủi ro

I

Các rủi ro mơi trường bên ngoài dự án

1
2


13
TT


Danh mục rủi ro

Bậc đánh
giá

Thang đánh
giá

Mức độ xác suất
xuất hiện

3

Rủi ro từ môi trường thiên nhiên

5

Rất cao

0,93

4

Rủi ro từ môi trường công nghệ

2

Thấp

0,25


II

Các rủi ro môi trường bên trong dự án

1

Khó khăn về kinh phí dự án

5

Rất cao

0,95

2

Quản lý và giám sát thi cơng yếu kém

3

Trung bình

0,4

3

Sai sót trong khâu thiết kế

4


Cao

0,76

4

Rủi ro khi huy động và sử dụng các
nguồn lực thực hiện dự án

4

Cao

0,75

5

Tai nạn lao động

3

Trung bình

0,5

6

Khó khăn trong việc ứng dụng công
nghệ thi công mới


2

Thấp

0,22

7

Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác

4

Cao

0,78

8

Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ

2

Thấp

0,33

9

Sai sót trong thi cơng


5

Rất cao

0,9

10

Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực
hiện dự án

3

Trung bình

0,45

11

Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn
giao

4

Cao

0,74

Bước 2: Đánh giá mức độ tác động của rủi ro:

Bảng 2.5: Bảng xác định mức độ tác động rủi ro


14
Thang đo
thứ tự

Thang đánh
giá

Gán giá trị mức
độ tác động

Rủi ro từ môi trường kinh tế

4

Cao

0,4

2

Rủi ro từ môi trường luật pháp

3

Trung bình

0,2


3

Rủi ro từ mơi trường thiên nhiên

5

Rất cao

0,8

4

Rủi ro từ môi trường công nghệ

2

Thấp

0,1

II

Các rủi ro môi trường bên trong dự án

1

Khó khăn về kinh phí dự án

5


Rất cao

0,8

2

Quản lý và giám sát thi cơng yếu kém

3

Trung bình

0,2

3

Sai sót trong khâu thiết kế

4

Cao

0,4

4

Rủi ro khi huy động và sử dụng các
nguồn lực thực hiện dự án


4

Cao

0,4

5

Tai nạn lao động

3

Trung bình

0,2

6

Khó khăn trong việc ứng dụng cơng
nghệ thi cơng mới

2

Thấp

0,1

7

Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác


4

Cao

0,4

8

Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ

2

Thấp

0,1

9

Sai sót trong thi cơng

5

Rất cao

0,8

10

Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực

hiện dự án

3

Trung bình

0,2

11

Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn
giao

4

Cao

0,4

TT

Danh mục rủi ro

I

Các rủi ro mơi trường bên ngồi dự án

1



15
Bước 3: Từ kết quả của Bảng 2.4 và Bảng 2.5, ta xây dựng được ma trận đánh giá đánh giá xác
suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro nhằm xếp hạng rủi ro bằng cách gắn giá trị cụ thể
cho xác suất xuất hiện và mức độ tác động thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Bảng xác định hệ số rủi ro
Mức độ
xác suất
xuất hiện

Giá trị mức độ
tác động

Hệ số rủi ro

TT

Danh mục rủi ro

I

Các rủi ro mơi trường bên ngồi dự án

1

Rủi ro từ môi trường kinh tế

0,75

0,4


0,30

2

Rủi ro từ môi trường luật pháp

0,42

0,2

0,08

3

Rủi ro từ môi trường thiên nhiên

0,93

0,8

0,74

4

Rủi ro từ môi trường cơng nghệ

0,25

0,1


0,03

II

Các rủi ro mơi trường bên trong dự án

1

Khó khăn về kinh phí dự án

0,95

0,8

0,76

2

Quản lý và giám sát thi cơng yếu kém

0,4

0,2

0,08

3

Sai sót trong khâu thiết kế


0,76

0,4

0,30

4

Rủi ro khi huy động và sử dụng các
nguồn lực thực hiện dự án

0,75

0,4

0,30

5

Tai nạn lao động

0,5

0,2

0,10

6

Khó khăn trong việc ứng dụng cơng

nghệ thi cơng mới

0,22

0,1

0,02

7

Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác

0,78

0,4

0,31

8

Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ

0,33

0,1

0,03

9


Sai sót trong thi công

0,9

0,8

0,72


16
TT
10
11

Danh mục rủi ro

Mức độ
xác suất
xuất hiện

Giá trị mức độ
tác động

Hệ số rủi ro

0,45

0,2

0,09


0,74

0,4

0,30

Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực
hiện dự án
Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn
giao

Ta có bảng xếp hạng thứ tự rủi ro như sau:
Bảng 2.6: Bảng xếp hạng thứ tự rủi ro
TT

Danh mục rủi ro

Hệ số rủi ro

Xếp hạng thứ tự

I

Các rủi ro môi trường bên ngồi dự án

3

Rủi ro từ mơi trường thiên nhiên


0,74

1

1

Rủi ro từ môi trường kinh tế

0,30

2

2

Rủi ro từ môi trường luật pháp

0,08

3

4

Rủi ro từ môi trường công nghệ

0,03

4

II


Các rủi ro mơi trường bên trong dự án

1

Khó khăn về kinh phí dự án

0,76

1

9

Sai sót trong thi cơng

0,72

2

7

Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác

0,31

3

3

Sai sót trong khâu thiết kế


0,30

4

4

Rủi ro khi huy động và sử dụng các nguồn
lực thực hiện dự án

0,30

5

11

Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn giao

0,30

6

5

Tai nạn lao động

0,10

7



17
TT

Danh mục rủi ro

Hệ số rủi ro

Xếp hạng thứ tự

10

Rủi ro từ các nhà thầu khác cùng thực hiện
dự án

0,09

8

2

Quản lý và giám sát thi công yếu kém

0,08

9

8

Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ


0,03

10

6

Khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ
thi công mới

0,02

11


18
2.4. Những rủi ro có mức tác động lớn đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện
dự án Vinhomes Green Bay
Qua việc đo lường rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án
Vinhomes Green Bay bằng phương pháp định tính và xếp hạng thứ tự rủi ro theo hệ số rủi ro.
Học viên nhận thấy các rủi ro sau đây có mức độ tác động lớn đối với nhà thầu thi công trong
giai đoạn thực hiện dự án này:




-

Các rủi ro mơi trường bên ngồi dự án:
Rủi ro từ mơi trường thiên nhiên
Rủi ro từ môi trường kinh tế

Các rủi ro mơi trường bên trong dự án:
Khó khăn về kinh phí dự án
Sai sót trong thi cơng
Xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác
Sai sót trong khâu thiết kế
Rủi ro khi huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện dự án
Rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn giao
Tai nạn lao động

Qua việc phân tích đánh giá và xếp hạng thứ tự các rủi ro đối với nhà thầu thi công trong
giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green Bay, học viên đã chỉ ra những rủi ro mức độ tác
động lớn đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án này. Đây là cơ sở để giúp
đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp nhà thầu thi công xây dựng tham gia dự án này có thể quản
lý tốt các rủi ro, khắc phục, giảm thiểu rủi ro và đem lại hiệu quả các khi thực hiện dự án.


19

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO CỦA NHÀ
THẦU THI CÔNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN VINHOMES
GREEN BAY
3.1. Giải pháp ứng dụng quy trình quản trị rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro nói chung đối với nhà thầu thi công, học viên kiến nghị nhà thầu thi
công xây dựng tham gia vào dự án áp dụng quy trình quản trị rủi ro một cách nghiêm túc trong
suốt quá trình quá trình thực hiện dự án [3].
Quy trình quản trị rủi ro tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Nhận dạng rủi ro: Mục đích là nhận ra các hiểm họa càng nhiều càng tốt.
Bước 2. Đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro được đo lường bằng thang đo định tính hoặc định
lượng.
Bảng 3.1 Thang đo định tính cho khả năng xảy ra rủi ro

Thường xuyên

Xảy ra thường xuyên đối với nhà thầu thi cơng trong q trình
thực hiện dự án

1

Có thể xảy ra

Có thể xảy ra đối với nhà thầu thi công trong quá trình thực hiện
dự án

2

Hiếm khi

Cơ hội xảy ra rất ít trong vịng đời của thiết bị/cơng việc

3

Bảng 3.2. Thang đo định tính cho mức độ nghiêm trọng
Nghiêm trọng

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà thầu thi cơng xây dựng

1

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng đến nhà thầu thi cơng xây dựng


2

Khơng đáng kể

Ảnh hưởng ít hoặc khơng đáng kể đến nhà thầu thi cơng

3

Bước 3. Phân tích các cơng cụ quản lý rủi ro: Nghiên cứu các công cụ và chiến lược cụ thể để
ngăn ngừa, giảm thiểu, hay loại bỏ rủi ro. Cơng cụ kiểm sốt rủi ro hiệu quả sẽ ngăn ngừa,
giảm thiểu, hay loại bỏ một trong ba thành phần của rủi ro (khả năng xảy ra, mức độ nghiêm
trọng, và đối tượng rủi ro).


20
Bước 4. Quyết định kiểm soát rủi ro: Sau khi lựa chọn các biện pháp kiểm soát để loại bỏ các
hiểm họa hay ngăn ngừa rủi ro, xác định mức độ rủi ro cịn lại đối với cơng việc thì đề xuất lập
các kế hoạch và tùy từng mức độ của rủi ro mà nhà thầu chấp nhận kế hoạch hoặc bác bỏ kế
hoạch ngoài tầm tay, hoặc điều chỉnh kế hoạch để phát triển các cơng cụ kiểm sốt rủi ro [9].
Bước 5. Thực hiện quyết định kiểm soát rủi ro: Thực hiện phải rõ ràng; xác định trách nhiệm
giải trình,…
Bước 6. Giám sát và xem lại: Giám sát hoạt động để đảm bảo kiểm soát đang được tiến hành
hiệu quả; nhận ra các thay đổi có rủi ro cần được quản lý; hành động cần thực hiện để điều
chỉnh các kiểm soát rủi ro chưa hiệu quả và bắt đầu lại quy trình quản lý rủi ro khi có các hiểm
họa mới; kiểm sốt rủi ro chuyển cán cân lợi ích-chi phí về phía lợi ích giúp nhiệm vụ được
thực hiện thành công. Xem lại sau khi nguồn lực được phân bổ để kiểm soát rủi ro, lợi ích chi
phí phải được xem xét.
3.2. Giải pháp đối với những rủi ro từ mơi trường bên ngồi dự án
Giải pháp đối với rủi ro từ môi trường thiên nhiên: Thời tiết xấu là nguyên nhân khách

quan nhưng nhà thầu cũng có thể hạn chế rủi ro này bằng cách điều chỉnh tiến độ thi
công phù hợp với điều kiện thời tiết như thời tiết đẹp thì làm các cơng việc ngồi nhà
như ghép ván khn, cốt thép, đổ bê tơng; thời tiết xấu (mưa bão) thì làm các cơng việc
trong nhà như trát trong, ốp lát,…
 Giải pháp đối với rủi ro từ môi trường kinh tế: Biến động giá cả xây dựng là rủi ro
mang tính khách quan nhưng nhà thầu thi cơng có thể chủ động đối phó bằng cách theo
dõi sự biến động giá cả trên thị trường để có biện pháp hạn chế rủi ro như có kế hoạch
cung ứng nguyên vật liệu cho từng giai đoạn, dự trữ vật liệu, đặt hàng trước [7].


3.3. Giải pháp đối với những rủi ro từ môi trường bên trong dự án


Giải pháp đối với rủi ro khó khăn về kinh phí dự án:

-

Khó khăn về kinh phí của chủ đầu tư: Rủi ro này từ phía chủ đầu tư, gây ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án của nhà thầu. Để hạn chế rủi ro này, khi ký kết hợp đồng với chủ
đầu tư, nhà thầu cần chú ý đến các điều khoản về tạm ứng cũng như thanh tốn với chủ
đầu tư.
Khó khăn về kinh phí của Nhà thầu: Trong trường hợp nhà thầu gặp khó khăn về kinh
phí, có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công, nguy cơ bị phạt hợp đồng cao thì nhà thầu có
thể đàm phán với chủ đầu tư về mức tạm ứng, số lần tạm ứng trong hợp đồng ký kết
giữa hai bên [7].

-




Giải pháp đối với rủi ro sai sót trong thi cơng: để hạn chế rủi ro này nhà thầu phải làm
tốt công tác quản lý dự án và giám sát thi công. Nhà thầu cần tăng cường kiểm tra công


21









tác quản lý và giám sát thi cơng, bố trí cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện
các công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng thiết kế.
Giải pháp đối với rủi ro xây dựng giá dự thầu thiếu chính xác: Nhà thầu khi tham gia
tranh thầu cần nghiên cữu kỹ lưỡng các nội dung hồ mời thầu, nghiên cứu môi trường
đấu thầu, các đối thủ cạnh tranh,…Dựa trên các nội dung nhà thầu đã nghiên cứu và
năng lực thực tế của mình, nhà thầu cần lựa chọn chiến lược giá tranh thầu phù hợp để
làm căn cứ xác định giá dự thầu phù hợp nhằm đảm bảo khả năng thắng thấu cao và
mang lại hiệu quả cho nhà thầu.
Giải pháp đối với rủi ro khi huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện dự án: Nhà
thầu cần có kế hoạch cụ thể để huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho từng giai
đoạn cụ thể, cho toàn bộ q trình thi cơng xây dựng cơng trình để đảm bảo quá trình
sản xuất được diễn ra liên tục. Các kế hoạch huy động và sử dụng các loại nguồn lực
như tài chính, nhân lực, máy móc trang thiết bị thi công, nguyên vật liệu,… cần được
nhà thầu xây dựng phù hợp với năng lực của nhà thầu và các điều kiện thực tế khi thi
công xây dựng [8].
Giải pháp đối với rủi ro trong khâu nghiệm thu, bàn giao: Nhà thầu và đơn vị tư vấn

giám sát của chủ đầu tư cần nghiệm thu và bàn giao cơng trình, hạng mục cơng trình
theo đúng các quy định. Hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng hồn thành chỉ được
phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế
xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho cơng trình, quy định về quản
lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định [2].
Giải pháp đối với rủi ro tai nạn lao động: Đây cũng là rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn nhân lực, đến uy tín của nhà thầu. Để phịng tránh rủi ro tai nạn lao động, nhà
thầu cần phải: xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp thi cơng an tồn theo hướng dẫn
tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn và hướng dẫn cho người lao động trước
khi làm việc; nâng cao ý thức của người lao động về an toàn lao động như tổ chức huấn
luyện kỹ về an toàn lao động, nâng cao hiểu biết của người lao động về luật pháp trong
an toàn lao động; lựa chọn máy móc, thiết bị thi cơng xây dựng đảm bảo chất lượng
[10]; yêu cầu công nhân và kỹ sư trên công trường nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về
an tồn lao động trên cơng trường; thường xun kiểm tra vấn đề an tồn lao động trên
cơng trường để có biện pháp xử lý kịp thời.


22

KẾT LUẬN
Nghiên cứu về rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, giúp cho
việc giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra. Rủi ro có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của
dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự
án vào khai thác sử dụng. Trong giai đoạn thực hiện dự án, các rủi ro phát sinh sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến tiến độ, chi phí thi cơng trình từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của
dự án, ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia dự án, trong đó có nhà thầu. Đề tài “Quản lý rủi ro
đối với nhà thầu thi công xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green Bay”
đã phân tích, nhận định những rủi ro có thể xảy ra đối với nhà thầu thi công xây dựng là công
ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta khi tham gia dự án này.
Việc phân tích những rủi ro đối với nhà thầu thi công xây dựng dựa trên kiến thức lý

thuyết kết hợp phương pháp phân tích định tính. Học viên đã thực hiện nhận dạng rủi ro đối với
nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green Bay. Từ việc phân tích, đo
lường, xếp hạng rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes
Green Bay bằng phương pháp định tính, học viên đã chỉ ra những rủi ro có mức tác động lớn
đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án này. Trên cơ sở những phân tích này,
đề tài đã đề ra những giải pháp hữu hiệu giúp nhà thầu thi công xây dựng tham gia dự án này
có thể quản lý tốt các rủi ro, khắc phục, giảm thiểu rủi ro và đem lại hiệu quả các khi thực hiện
dự án.


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
[2] Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
[3] Đồn Xuân Đản (2015), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro trong dự án
đầu tư xây dựng cơng trình tại Việt Nam, Đại học Hàng Hải Việt Nam.
[4] Nguyễn Liên Hương (2017), Bài giảng Quản lý rủi ro thực hiện dự án đầu tư xây dựng, Đại
học Xây dựng, Hà Nội.
[5] Frank Hyneman Knight (1921), Risk Uncertainty and Profit, University of Chicago, USA.
[6] Nguyễn Liên Hương (2004), Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu vấn đề rủi ro và các biện pháp
quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, Đại học
Xây dựng, Hà Nội.
[7] Đoàn Quang Hưng (2015), Một số giải pháp quản lý rủi ro trong dự án đấu tư xây dựng
cơng trình cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[8] Phạm Thị Trang (2010), Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong dự án thi công xây dựng,
Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 1(36).2010, trang 36 – 42.
[9] Martin van Staveren (2006), Uncertainty and Ground Conditions: A Risk Management

Approach, Elsevier Ltd, in the Great Britain.
[10] Nguyễn Đăng Hạc (1998), Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1
2. Mục đích – mục tiêu của đề tài...............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH.......................................................................................3
1.1. Các khái niệm về rủi ro........................................................................................................3
1.2. Phân loại rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình................................4
1.2.1. Theo giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng [1]...............................................................................4
1.2.2. Theo nguồn gốc gây ra của rủi ro.................................................................................................. 4
1.2.3. Theo đối tượng tác động................................................................................................................ 5
1.2.4. Theo góc độ các bên liên quan....................................................................................................... 5

1.3. Các rủi ro đối với nhà thầu thi công...................................................................................5
1.4. Giới thiệu dự án Vinhomes Green Bay...............................................................................6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO ĐỐI VỚI NHÀ THẦU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN DỰ ÁN VINHOMES GREEN BAY................................................................................8
2.1. Giới thiệu nhà thầu thi công xây dựng tham thực hiện dự án Vinhomes Green Bay......8
2.2. Nhận dạng rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green
Bay...............................................................................................................................................................8
2.2.1. Các rủi ro mơi trường bên ngồi dự án đối với nhà thầu thi công xây dựng....................................8

2.2.2. Các rủi ro môi trường bên trong dự án đối với nhà thầu thi công xây dựng....................................9

2.3. Đo lường rủi ro đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án Vinhomes Green
Bay bằng phương pháp định tính............................................................................................................11
2.3.1. Nội dung phương pháp đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính............................................11
2.3.2. Đo lường rủi ro đối với nhà thầu thi công khi thực hiện dự án Vinhomes Green Bay...................12

2.4. Những rủi ro có mức tác động lớn đối với nhà thầu thi công trong giai đoạn thực hiện dự án
Vinhomes Green Bay................................................................................................................................18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO CỦA NHÀ THẦU THI
CÔNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN VINHOMES GREEN BAY.................19
3.1. Giải pháp ứng dụng quy trình quản trị rủi ro..................................................................19
3.2. Giải pháp đối với những rủi ro từ mơi trường bên ngồi dự án.....................................20
3.3. Giải pháp đối với những rủi ro từ môi trường bên trong dự án.....................................20

KẾT LUẬN............................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................23
MỤC LỤC.................................................................................................................................. 1



×