Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của Procalcitonin trong sốc nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.92 KB, 6 trang )

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG CỦA
PROCALCITONIN TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Hồ Ngọc Điệp- Trần Minh Quang
Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Cao Thị Hợp
TĨM TẮT:
Chúng tơi hồi cứu 115 bệnh nhân, tuổi ≥15, được chẩn đoán là sốc nhiễm khuẩn, nhập
vào khoa Cấp cứu, ICU từ 01/09/2017 đến 01/09/2019, để đánh giá vai trị của
Procalcitonin trong chẩn đốn và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn.
Nồng độ Procalcitonin huyết thanh trung bình của nhóm nghiên cứu là
28.01±3.83ng/ml. Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Procalcitonin và tiên
lượng sốc nhiễm khuẩn. Điểm cắt dự báo tử vong là 33ng/ml , với độ nhạy là 60% và độ
đặc hiệu là 75%.
Tỉ lệ tử vong là 46.1%.
Procalcitonin là marker có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn
ABSTRACT:
We realized a retrospective study on 115 adult patients, hospitalized in Department of
Emergency and Intensive Care Unit 01/09/2017 - 01/09/2019 with septic shock, to
investigate the diagnostic and prognostic effect of Procalcitonin level in serum.
The mean value of Procalcitonin was 28.01±3.83ng/ml. There was a significantly
statistical correlation between Procalcitonin value and patient outcome.
The mortality was 46.1%.
Procalcitonin was a potential biomarker of diagnosis and prognostic of septic shock.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sốc nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng thường gặp. Các trường hợp đến
bệnh viện muộn, điều trị không cải thiện sẽ dẫn đến suy đa tạng, nguyên nhân của tỉ lệ tử
vong cao. Cho đến nay, kết quả của các nhà điều tra dịch tễ học cho thấy rằng sốc nhiễm
khuẩn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các khoa cấp cứu và hồi sức tích cực, kể cả
những khoa điều trị tích cực hiện đại. Ở Úc, tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn là 22%
(Kaukonen et al 2014), ở Đức là 60.5% (Heublein et al), ở New Zeland là 60% (Klein
Kloưenberg et al, 2012). Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Xuân Vinh tỉ lệ này là


43.8% [6].
Trong thực hành lâm sàng, đòi hỏi cần phải có chẩn đốn sớm và chính xác sốc nhiễm
khuẩn. Tuy nhiên đây là vấn đề khó khăn vì triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu,
kết quả cấy máu thường muộn và khơng phải lúc nào cũng dương tính. Để giải quyết vấn
đề chẩn đoán sớm sốc nhiễm khuẩn đã có nhiều xét nghiệm được đề ra.
Hội nghị về nhiễm khuẩn lần 5 ở Canada (tháng 10 năm 2000) đã đưa ra các marker
được sử dụng trong chẩn đoán và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn, trong đó Procalcitonin

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 247


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
được xem là có nhiều ưu điểm, hơn hẳn các yếu tố khác: Interleukine 6, Endotoxin,
CRP…
Procalcitonin là một tiền hormon của calcitonin, gồm 116 acide amine, được tiết bởi
các tế bào thần kinh nội tiết (các tế bàoo C) của tuyến giáp, phổi và ruột. Trong huyết
thanh Procalcitonin có thời gian bán hủy từ 19 đến 24 giờ. So với các marker khác,
Procalcitonin có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn tồn thân nặng.
Để đánh giá đầy đủ vai trị của Procalcitonin trong chẩn đoán và tiên lượng sốc nhiễm
khuẩn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán và tiên lượng
của Procalcitonin trong sốc nhiễm khuẩn” với các mục tiêu:
1. Đánh giá vai trị chẩn đốn và tiên lượng của Procalcitonin trong sốc nhiễm
khuẩn.
2. Đánh giá tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn tại BV ĐKKV Tỉnh An Giang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên tất cả bệnh nhân, tuổi từ 15 trở lên, nhập vào
BV ĐKKV Tỉnh An Giang từ 01/09/2017 đến 01/09/2019

- Được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn chẩn đốn của ACCP/ SCCM
năm 2001.
- Có xét nghiệm Procalcitonin tại thời điểm chẩn đoán sốc.
- Loại trừ những trường hợp:
+ Phẫu thuật lớn trong vòng 30 ngày
+ Chấn thương nặng
+ Bỏng nặng
+ Suy thận mạn đang chạy thận
+ Carcinoma tuyến giáp
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp mô tả, hồi cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được thu thập số liệu về tuổi, giới,
tiền sử bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong đó có xét nghiệm Procalcitonin và
kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
- Xử lý số liệu: dùng phần mềm SPSS 20.0
- Các biến định lượng được biểu thị bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Các biến định tính được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm
- So sánh 2 tỉ lệ: dùng phép kiểm chi bình phương.
- So sánh 2 trung bình: dùng phép kiểm T- student.
- Tìm mối tương quan giữa 2 yếu tố: Phương pháp hồi quy logístic
- Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu: Sử dụng đường cong ROC
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu:
Từ 01/09/2017 đến 01/09/2019 chúng tôi thu thập được 115 trường hợp sốc nhiễm
khuẩn thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, trong đó tử vong 53 trường hợp, chiếm tỉ lệ 46.1%.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 248



Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Bảng 1: ghi nhận một số đặc điểm của dân số nghiên cứu như sau:
Sống(%)
Tử vong(%)

P

Nam(N,%)(47, 40.9%)

24

23

0.61

Nữ(N,%)(68, 59.1%)

38

30

Tuổi(M, SD)(63.92±16.29)

61.73±15.76

66.49±16.67

TSTHA(N,%)


0.00
0.40

Khơng

35

34



27

19

Khơng

41

32



21

21

Khơng


57

47



5

6

0.55

Khơng

58

53

0.06



4

0

Procalcitonin(M,SD)

19.62±34.43


37.83±40.63

0.01

2.32±0.47

2.55±0.53

0.01

TSĐTĐ(N,%)
0.52

TSTBMMN(N,%)

TSNMCT(N,%)

(28.01±3.83)
qSOFA(M, SD)
(2.42±0.495)
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
3.2. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng của sốc nhiễm khuẩn:
OR
KTC 95%
P
Procalcitonin

0.13

1.003 – 1.023


0.01

Tuổi

0.02

0.995 – 1.043

0.12

Bạch cầu

0.05

1.009 – 1.100

0.01

qSOFA

0.93

1.18 – 5.42

0.02

Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến tiên lượng sốc nhiễm khuẩn

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang


Trang 249


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
3.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm Procalcitonin trong tiên lượng sốc
nhiễm khuẩn:
AUC
P
Procalcitonin

67%

0.01

Bảng 3: Độ nhạy và độ đặc hiệu của Procalcitonin trong tiên lượng sốc nhiễm khuẩn
Điểm cắt
Độ nhạy(%)
Độ đặc hiệu(%)
30

58

73

33

60

75


36

40

77

Bảng 4: Độ nhạy và độ đặc hiệu của Procalcitonin trong tiên lượng sốc nhiễm khuẩn

IV. BÀN LUẬN:
Khi bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc, việc chẩn đốn sớm có phải là sốc nhiễm
khuẩn hay khơng có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu chúng ta lạm dụng kháng sinh hay bỏ
sót một bệnh lý nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Hội nghị về nhiễm khuẩn huyết tại Canada lần thứ 5(tháng 10 năm 2000) khi đánh giá
các marker sinh học được sử dụng để chẩn đốn nhiễm khuẩn thì Procalcitonin được đánh
giá cao nhất trên cả ba tiêu chuẩn về chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi nhiễm khuẩn.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 250


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy rằng Procalcitonin có giá trị trong chẩn
đoán sốc nhiễm khuẩn. Nồng độ Procalcitonin trung bình trong dân số nghiên cứu của
chúng tơi là 28.01±3.83ng/ml, cao hơn nhiều so với trị số lý thuyết được đưa ra để chẩn
đoán sốc nhiễm khuẩn (Procalcitonin > 10ng/ml, theo khuyến cáo của Hiệp hội nhiễm
khuẩn Đức 2006). Nhiều nghiên cứu khác cũng có cùng kết quả như chúng tôi. Trong
nghiên cứu của Nguyễn Việt Phương[3], nồng độ Procalcitonin trung bình của nhóm bệnh
nhân sốc nhiễm khuẩn là 26.78±44.56ng/ml, nghiên cứu của Lê Xuân Trường[5] là
43.19ng/ml, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh[6] là 35.21±35.1ng/ml. Các tác giả nước

ngoài cũng ghi nhận tương tự. Trong nghiên cứu của Iram Yunus[7], nồng độ
Procalcitonin trung bình của nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 32.7±52.2ng/ml, nghiên
cứu của N Cui[9] là 21.3ng/ml.
Nghiên cứu của chúng tơi cũng ghi nhận mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
nồng độ Procalcitonin và tiên lượng của sốc nhiễm khuẩn. Nồng độ Procalcitonin trung
bình của nhóm tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cịn sống(19.62±34.43
so với 37.83±40.63, P=0.01). Phân tích hồi quy logistique cũng ghi nhận mối tương quan
có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Procalcitonin và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn (OR=
0.13, KTC 95% = 1.003-1.023, P=0.01). Nhận định này phù hợp với lý thuyết và với các
nghiên cứu khác trong và ngoài nước. Lê thị Việt Hoa và cs[2] nghiên cứu trên 109 bệnh
nhân sốc nhiễm khuẩn ghi nhận có mối tương quan giữa nồng độ Procalcitonin và điểm
SOFA(r= 0.389, P=0.01). N Cui và cs [9]nghiên cứu trên 59 trường hợp cũng ghi nhận
nồng độ Procalcitonin của nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm cịn sống(53.60±40.73 so với 8.36±22.98, P=0.0001). Iram Yunus[7] khơng ghi
nhận mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Procalcitonin tại thời điểm nhập
viện với tiên lượng bệnh, nhưng khi phân tích về động học của Procalcitonin trong thời
gian nằm viện thì lại thấy có sự tương quan chặt giữa Procalcitonin và tỉ lệ tử vong.
Về độ nhạy và độ đặc hiệu của Procalcitonin, trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu lấy
điểm cắt là 33ng/ml thì diện tích dưới đường cong là 67%, (P=0.01), độ nhạy là 60%, độ
đặc hiệu là 75%. Nghiên cứu của Nguyễn thị Việt Hoa lấy điểm cắt là 97.9ng/ml, độ nhạy
là 88.7%, độ đặc hiệu là 82.9%.
Ngoài ra, cũng như các nghiên cứu khác[2,6,8], tử vong do sốc nhiễm khuẩn trong
nghiên cứu của chúng tơi cịn cao (46.1%). Ngồi Procalcitonin, các yếu tố ảnh hưởng
đến tiên lượng của bệnh là điểm q SOFA và số lượng bạch cầu.
Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu, nên còn thiếu một số yếu tố quan trọng
có thể góp phần xác định vai trị của xét nghiệm Procalcitonin trong chẩn đốn và tiên
lượng sốc nhiễm khuẩn: cấy máu, đánh giá số tạng suy, xét nghiệm Procalcitonin nhiều
lần trong thời gian nằm viện.
V. KẾT LUẬN:
Sốc nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng, tử vong cao. Chẩn đoán sớm, sử

dụng kháng sinh thích hợp sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh.
Procalcitonin chứng tỏ là một marker đáng tin tưởng trong chẩn đoán, đánh giá tiên
lượng và diễn biến bệnh.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 251


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm Procalcitonin có thể bị ảnh hưởng bởi
những bệnh lý kèm theo như suy tim, suy thận mạn…Do đó, cần phối hợp với bệnh cảnh
tồn thân khi phân tích kết quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Lê thị Thu Hà, Trần thị Minh Diễm. Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Procalcitonin
huyết thanh ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn . Tạp chí Y học Việt Nam 2012,2: 114-118.
Lê thị Việt Hoa, Hồng Cơng Tình. Nghiên cứu vai trò của Procalcitonin trong theo dõi
điều trị và dự báo tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Hội nghị khoa học Hồi sức cấp
cứu 2017.
Nguyễn Việt Phương và cs. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của Procalcitonin ở bệnh
nhân nhiẽm khuẩn huyết. Tạp chí Y Học quân sự; 6,20117: 79-84.
Phạm thị Ngọc Thảo. Cập nhật định nghĩa và xử trí nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm
khuẩn. Hội nghị khoa học Hồi sức Cấp cứu 2017.
Lê Xuân Trường. Giá trị xét nghiệm Procalcitonin trong chẩn đoán, tiên lượng nhiễn
khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học TP HCM , 2014, 18,1: 213-221.
Nguyễn Xuân Vinh. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn tại khoa HSTC – CĐ bệnh viện Thống Nhất. Hội nghị khoa học Hồi sức
Cấp cứu 2017.
Iram Yunus et al. The use of Procalcitonin in the determintion of severity of sepsis,
patient outcome and infection characteristics. PLoS One2018; 13(11): e0206527.

Publíshed online 2018 Nov 14. Doi10.1371/ journal pone 0206527.
Jean - Louis Vincent et al. Frquency and mortality of septic shock in Europe and North
America: a systematic review and meta analysis. Crit Care 2019; 23: 196. Published
online 2019 May 31. Doi: 10. 1186/3 13054 019 – 2478 – 6.
Na Cui et al. Prognostic significance of Procalcitonin and CRP evaluation for adult
ICU patients with sepsis and septic shock: Retrospective analysis 0ff 59 cases. J Int Med
Res. 2019 April; 47 (4): 1573 – 1579. Published online 2019 Jan 18. Doi: 10,
1177/0300060518822404.
Richards et al. Sepsis and septic shock. Nat Rev Dis Primers 2016 Juin 30; 2: 16045.
Published online 2019 Juin 18. Doi: 10.1038/nrdp2016.45.
Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al. The third international consensus
definitions for sepsis and septic shock (sepsis 3). JAMA 2016; 315: 801 – 810.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 252



×