Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá mức độ tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 88 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

NHỮ THỊ THÚY

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


i.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

NHỮ THỊ THÚY



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS.TRẦN QUANG KHÁNH
2. GS.TS. LORA CLAYWELL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


i

.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số
liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai xác nhận.
Học viên

Nhữ Thị Thúy

.



v.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1.

Đại cương về ĐTĐ .................................................................................. 4

1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 4
1.1.2. Dịch tễ ..................................................................................................... 4
1.1.3. Chẩn đoán ĐTĐ ...................................................................................... 5
1.2.

Chế độ dinh dưỡng cho NB ĐTĐ típ 2 ................................................... 6

1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho NB ĐTĐ típ 2 ............ 6
1.2.2. Khuyến cáo về chế độ ăn cho NB ĐTĐ típ 2 ........................................ 8
1.2.3. Thang đo đánh giá tuân thủ dinh dưỡng ............................................... 10
1.2.4. Tuân thủ điều trị .................................................................................... 12
1.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 12


1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 12
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 14
1.4.

Học thuyết và ứng dụng điều dưỡng .................................................... 15

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19

2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................. 19

.


.

2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................ 20
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................. 21
2.3.

Biến số nghiên cứu ................................................................................ 22

2.3.1. Biến số đặc điểm dân số xã hội ............................................................. 22

2.3.2. Biến số về tình trạng dinh dưỡng .......................................................... 23
2.3.3. Biến số về đặc điểm bệnh lý ................................................................. 24
2.3.4. Biến số về tuân thủ chế độ ăn: .............................................................. 26
2.4.

Xử lý và phân tích số liệu: .................................................................... 27

2.4.1. Thống kê mơ tả: .................................................................................... 28
2.4.2. Thống kê phân tích:............................................................................... 28
2.5.

Kiểm soát sai lệch: ................................................................................ 28

2.6.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 28

2.7.

Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. Phân bố đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................... 30
3.2. Các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ chế độ dinh dưỡng ................ 39
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 45
4.1. Đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu:.......................................... 45
4.2. Tình trạng dinh dưỡng: ............................................................................ 47
4.3. Đặc điểm về bệnh lý của đối tượng ......................................................... 49
4.3.1.Tình trạng bệnh lý của đối tượng nghiên cứu ........................................ 49
4.3.2. Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ................. 50

4.4. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu .......................... 51
4.5. Các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ chế độ dinh dưỡng ................ 56
4.5.1. Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội với tuân thủ dinh dưỡng của đối
tượng nghiên cứu............................................................................................. 56
4.5.2. Mối liên quan giữa đặc điểm dinh dưỡng với tuân thủ tốt dinh dưỡng
của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 59

.


i.

4.5.3. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh lý với tuân thủ tốt dinh dưỡng của
đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 60
4.5.4. Mối liên quan giữa mơ hình tăng cường sức khỏe Pender's và kết quả
nghiên cứu ...................................................................................................... 62
4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ............................................................ 63
4.7. Điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ........................................... 64
4.7.1. Điểm mới của nghiên cứu ................................................................... 64
4.7.2. Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TÍP 2
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH

.



ii.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTĐ

Đái tháo đường

NB

Người bệnh

KTC

Khoảng tin cậy

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐH

Đường huyết

TC/BP

Thừa cân/Béo phì


TP

Thực phẩm

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

IDF

International Diabetes Federation

Liên đoàn đái tháo đường
thế giới

GI

Glycemic Index

Chỉ số đường huyết

OR

Odds Ratio

Tỉ số số chênh

ADA


American Diabetes Association

Hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WHR

Waist Hip Ratio

Tỉ số vịng eo/vịng hơng

WPRO

Western Pacific Region Organization Văn phịng WHO khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương

MNT

Medical Nutrition Therapy

.

Liệu pháp dinh dưỡng y tế



ii
.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình tăng cường sức khỏe Pender’s ......................................... 18
Bảng 2.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo IDI-WPRO .......................... 24
Bảng 3.1. Đặc điểm xã hội của mẫu nghiên cứu (n=293)............................... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
(n=293) ............................................................................................................ 32
Bảng 3.3. Phân loại trình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=293)
......................................................................................................................... 33
Bảng 3.4. Tình trạng bệnh lý của đối tượng nghiên cứu (n=293)................... 34
Bảng 3.5. Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=293)
......................................................................................................................... 36
Bảng 3.6. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=293) ... 37
Bảng 3.7. Tuân thủ chung chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
(n=293) ............................................................................................................ 38
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với tuân thủ tốt dinh
dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=293)....................................................... 39
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa chỉ số dinh dưỡng với tuân thủ tốt dinh dưỡng
của đối tượng nghiên cứu (n=293) .................................................................. 42
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh lý với tuân thủ tốt dinh dưỡng
của đối tượng nghiên cứu (n=293) .................................................................. 43

.


x.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tuân thủ tốt và chưa tốt về chế độ ăn.......................................... 38

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mãn tính khơng lây và
là một trong mười ngun nhân gây tỷ lệ tử vong cao [65]. WHO ước tính có
tới 422 triệu người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ trong năm 2014 và hiện đang
gia tăng tỷ lệ ở khắp mọi nơi, đặc biệt ở các nước đang phát triển [44]. Theo
thống kê liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF) năm 2017 thế giới có 425 triệu người
mắc bệnh, ước tính đến năm 2045 sẽ có 629 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [54].
Bệnh ĐTĐ gây ra 1,5 triệu ca tử vong trên tồn cầu trong năm 2012. Trong đó,
ĐTĐ típ 2 chiếm khoảng 90% của tất cả bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới [65]. Tại
Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng từ
2,7% năm 2002 đã tăng lên gần 5,7% năm 2012 [1] và theo báo cáo của IDF
đến năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh, dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào
năm 2040 [42]. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi, làm tăng tỉ
lệ tử vong và tàn phế. Rất nhiều NB và gia đình cũng như các cơ sở y tế trong
cả nước đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí rất lớn để điều
trị căn bệnh này [34].
Điều khả quan là 70% trường hợp NB ĐTĐ típ 2 có thể dự phịng hoặc
làm chậm xuất hiện biến chứng bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng
hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp
điều trị ĐTĐ sẽ bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc [30].

Phương pháp không dùng thuốc là điều chỉnh lối sống bao gồm chế độ ăn hợp
lý và vận động thể lực. Trong đó, tuân thủ chế độ ăn là một khía cạnh quan
trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ típ 2, với các ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và tuổi thọ, là yếu tố quyết định thành công trong điều trị [6]. Tuy nhiên, việc
tuân thủ chế độ ăn cho NB ĐTĐ lại rất khó thực hiện bởi một số yếu tố sau:
yêu cầu thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt, NB thiếu các thông tin cụ thể về chế
độ ăn kiêng, nhận thức của NB còn hạn chế, điều kiện kinh tế không cho phép

.


.

để thực hiện ăn kiêng và còn ảnh hưởng bởi văn hóa, phong tục tập qn…
Theo Tạ Văn Bình, việc quản lý bệnh ĐTĐ hiện nay cịn chưa tồn diện, quản
lý bệnh chủ yếu tập trung vào sử dụng thuốc hạ glucose máu, việc hướng dẫn
về chế độ dinh dưỡng chưa được coi trọng [29]. Một số nghiên cứu về chế độ
ăn như: nghiên cứu của Asnakew Achaw Ayele và cộng sự tại Ethiopia năm
2018 ghi nhận 74,3% người tham gia nghiên cứu đã không tuân thủ theo khuyến
cáo chế độ ăn kiêng [40]. Tác giả Gayathiri Durai Raj cùng cộng sự tại Canada
thực hiện nghiên cứu trên 80 NB nhằm xác định mức độ tuân thủ chế độ ăn
theo hướng dẫn. Kết quả cho thấy 38% số người được hỏi không tuân thủ ăn
kiêng. Tác giả cũng ghi nhận đây là nghiên cứu cắt ngang và thời lượng của
nghiên cứu, là một ước tính chưa đầy đủ về mức độ tuân thủ thực tế của người
tham gia [30]. Trong nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang và cộng sự năm 2013
tại bệnh viện 198 Hà Nội nhằm đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố
liên quan ở người bệnh ĐTĐ típ 2 cho thấy tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng là 79,5%
[12]. Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Ngân và Lê Nguyễn Trung Đức Sơn
năm 2017 tại Bệnh viện Quận 5 ghi nhận thực hành chế độ ăn còn ở mức độ
thấp 36,7% [7]. Điều này cho thấy, NB chưa hoàn toàn tuân thủ tốt chế độ ăn

khuyến nghị cho NB ĐTĐ. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu và khảo sát về
chế độ ăn ở BN ĐTĐ típ 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu vẫn là kiến thức,
thái độ, thực hành về chế độ ăn chứ chưa đánh giá được sự tn thủ đó tốt hay
chưa. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá mức độ tuân thủ chế
độ ăn của người bệnh đái tháo đường típ 2” đang điều trị ngoại trú tại khoa
Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhằm đánh giá sự tuân thủ chế độ ăn và
các yếu tố liên quan của NB ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra
những đề xuất bổ ích giúp nhân viên y tế và NB thấy được tầm quan trọng của
việc tuân thủ chế độ ăn trong điều trị bệnh ĐTĐ.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Mức độ tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị
ngoại trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2020 là bao
nhiêu?
- Yếu tố nào liên quan đến việc tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo
đường típ 2?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát mức độ tuân thủ chế độ ăn và các yếu tố liên quan của người
bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn
Tri Phương năm 2020.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định mức độ tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường típ
2 điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2020.
2. Xác định các yếu tố liên quan (đặc điểm dân số xã hội, tình trạng dinh

dưỡng, đặc điểm bệnh lý) đến mức độ tuân thủ chế độ ăn của của người bệnh
đái tháo đường típ 2.

.


.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Đại cương về ĐTĐ

1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được
đặc trưng tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển
hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác
dụng insulin hoặc cả hai [14].
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): ĐTĐ là một bệnh mạn tính, xảy ra
hoặc khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể khơng thể sử dụng
hiệu quả insulin mà nó sản xuất [48].
Theo Bộ Y Tế: ĐTĐ là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau:
tăng glucose máu, kết hợp những bất thường vê chuyển hóa carbohydrat, lipid
và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy
mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch [2].
1.1.2. Dịch tễ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới
có 415 triệu người (trong độ tuổi 20 - 79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tương
đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642

triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc
tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở trẻ
em, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy
hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt
chi. Trong khoảng từ năm 2011 đến năm 2030 sẽ tăng 58% số người mắc bệnh
ĐTĐ ở các nước đang phát triển và sẽ tăng 7% ở các nước phát triển. Tỷ lệ
người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát

.


.

triển là do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống nhất
là lối sống ít hoạt động thể lực, tĩnh tại [24].
Tại Việt Nam, bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng nhanh theo thời
gian và ngày càng trẻ hóa theo cấp độ phát triển kinh tế cũng như tốc độ đơ thị
hóa [21]. Năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố
Hà nội); 2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế). Nhưng
đến năm 2012 nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy: tỷ lệ
hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%; tỷ lệ đái tháo
đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Theo kết quả điều tra
STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực
hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%,
tiền ĐTĐ là 3,6% [1]. Như vậy, từ việc có tỉ lệ mắc rất thấp đến nay bệnh đã
gia tăng một mức độ như tình hình chung của các nước. Sự gia tăng này song
hành với sự lão hóa, đơ thị hóa, lối sống tĩnh tại và tình trạng béo phì trong dân
số ở các nước đang phát triển.
1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường
Mỹ - ADA năm 2017) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [1]:
- Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm
từ 8 -14 giờ), hoặc:
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL
(hay11,1 mmol/L).
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

.


.

- Ở NB có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose
huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm
tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm
chẩn đoán ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản
và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc
đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.2.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường típ 2


1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho NB ĐTĐ típ 2
Tăng đường huyết là nguyên nhân gây nhiều biến chứng cấp tính và mạn
tính cho người bệnh đái tháo đường. Nhưng hạ đường huyết cũng gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, mục tiêu chính trong cơng tác
quản lý đái tháo đường là duy trì mức đường huyết ổn định ở giới hạn cho phép.
Để đạt được mục tiêu này thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong ba nguyên
tắc quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Theo khuyến cáo của hiệp
hội ĐTĐ Hoa Kỳ, liệu pháp dinh dưỡng y tế (Medical nutrition Therapy –
MNT) dành cho người bệnh đái tháo đường phải duy trì được lượng đường
trong máu ở mức bình thường hoặc gần về mức bình thường để ngăn chặn hoặc
ít nhất làm chậm lại sự phát triển các biến chứng tiểu đường. Chính vì điều này,
các hiệp hội ĐTĐ trên thế giới đã đưa ra các khuyến nghị về dinh dưỡng dựa
trên bằng chứng thực tế và nhiều lần được sửa đổi bổ sung để có một chế độ
dinh dưỡng lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường [41], [39], [47]. Tại Việt
Nam, các bệnh mạn tính ngày càng gia tăng, đặc biệt là bệnh ĐTĐ. Viện dinh
dưỡng quốc gia đã đưa ra các khuyến nghị cho cho người bệnh đái tháo đường

.


.

nhằm đạt được một chế độ dinh dưỡng tốt. Theo viện dinh dưỡng quốc gia, một
chế độ dinh dưỡng tốt phải đạt các mục tiêu cụ thể sau [20]:
Duy trì cân bằng chuyển hóa: mức đường huyết bình thường và mức
đường huyết ổn định
Đạt được và duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo sức
khỏe, duy trì tổ chức cơ thể.
Trì hỗn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

Mỗi trường hợp bệnh cụ thể sẽ có chế độ ăn khác nhau (tùy thuộc vào cân
nặng, chiều cao, tình trạng bệnh…) nhưng đều phải đảm bảo đầy đủ lượng
protid, glucid, lipid cần thiết cho cơ thể, gần với hoàn cảnh sinh lý của mỗi
người. Đảm bảo 1 số nguyên tắc cơ bản sau:
Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn
Không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn
Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,
suy thận….
Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc của từng người bệnh và gia
đình
Đơn giản và không quá đắt tiền
Không nên thay đổi quá nhiều và quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng
các bữa ăn.
1.2.2. Khuyến cáo về chế độ ăn cho NB ĐTĐ típ 2
Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ ở bất kỳ tuổi nào.
Có thể chỉ điều trị bằng chế độ ăn hoặc kết hợp với thuốc hạ glucose huyết đối

.


.

với các thể ĐTĐ mức độ trung bình và nặng. Mục đích của điều trị bằng chế
độ ăn là làm giảm được các triệu chứng lâm sàng, giúp điều chỉnh các rối loạn
chuyển hóa và phục hồi, duy trì khả năng lao động của NB [11], [20].
Thành phần của chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường
trong máu. Thức ăn có carbonhydrat làm tăng đường huyết sau ăn, thức ăn
nhiều lipid dễ gây rối loạn mỡ máu dẫn đến các bệnh về xơ vữa động mạch ở
người đái tháo đường, thức ăn nhiều protein sẽ làm tăng phản ứng đề kháng của

insulin [41].
Khuyến cáo ADA năm 2020 về liệu pháp dinh dưỡng y tế cho người bệnh
đái tháo đường, như sau [33]:
Carbonhydrate (chất bột đường): NB ĐTĐ được khuyến khích giảm thiểu
lượng carbohydrate tinh chế và thay vào đó tập trung vào carbohydrate từ rau,
đậu, trái cây, sữa (sữa không đường và sữa chua) và ngũ cốc nguyên hạt ….
nên chiếm từ 44-46% tổng năng lượng/ ngày.
Protein (chất đạm): chiếm khoảng 15 – 20% tổng năng lượng/ ngày, với
những NB ĐTĐ và bệnh thận lượng protein khuyến nghị là 0,8g/kg/ngày
Lipid ( chất béo): nên chiếm <30% tổng năng lượng/ ngày. Trong đó chất
béo bão hịa nên chiếm <7% năng lượng. Hạn chế cholesterol <200mg/ngày.
Chất xơ: khuyến khích lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như
các loại đậu, ngũ cốc (≥50% phải là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây. Hàm lượng
chất xơ nên đạt là 14g/1000Kcalo/ngày, nam nên đạt 38g/ngày và nữ là
25g/ngày
Muối: đối với NB ĐTĐ nên hạn chế lượng Natri ăn vào < 2,3g/ngày. Hạn
chế dưới 1,5g/ngày đối với NB tăng huyết áp.

.


.

Rượu: người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ nên uống một lượng với mức độ
vừa phải (không nhiều hơn một đơn vị rượu đối với nữ và không quá 2 đơn vị
đối với nam).
Khuyến cáo của Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam (VEDA) về liệu pháp dinh
dưỡng y tế (MNT) cho NB ĐTĐ [8], cụ thể:
Đối với người bệnh đái tháo đường, phần khó nhất trong kế hoạch điều trị
là xác định thức ăn và thực hiện kế hoạch ăn uống. Khơng có mơ hình ăn uống

phù hợp với tất cả các người bệnh ĐTĐ. Liệu pháp dinh dưỡng có vai trò thiết
yếu trong quản lý bệnh, mỗi người bệnh ĐTĐ phải tham gia tích cực để lập kế
hoạch về giáo dục, tự quản lý và điều trị với nhân viên chăm sóc sức khoẻ của
mình, hợp tác vạch kế hoạch ăn uống, cá thể hóa cho phù hợp, tốt nhất là được
chuyên gia dinh dưỡng có kiến thức và kinh nghiệm tư vấn. Liệu pháp dinh
dưỡng có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1-1,9 % đối với người bệnh ĐTĐ
típ 1 và 0,3 - 2% đối với người bệnh ĐTĐ típ 2.
Người bệnh cũng cần được thơng tin một số các mơ hình ăn uống lành mạnh
chứa thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và ít tập trung vào từng chất
dinh dưỡng cụ thể.
Chế độ ăn Địa Trung Hải (mediterranean) bao gồm một lượng lớn các loại
trái cây, rau quả, dầu ô liu, đậu và các loại hạt ngũ cốc như lúa mì và gạo, một
lượng vừa phải của cá, sữa và rượu và hạn chế thịt đỏ và gia cầm. Chế độ ăn
này có thể cải thiện đường huyết và lipid máu.
Giờ giấc ăn nên đúng giờ nhất là khi người bệnh sử dụng liệu pháp insulin
tăng cường.
Thành phần dinh dưỡng y tế (MNT) cho NB ĐTĐ theo VEDA:

.


0.

Carbonhydrate (chất bột đường): NB ĐTĐ nên tránh sử dụng các thực phẩm
có chỉ số đường huyết (GI) cao làm tăng glucose máu nhanh. Sử dụng các thực
phẩm có GI thấp giúp cải thiện HbA1c. Vì vậy NB ĐTĐ cần được hướng dẫn
về các chỉ số đường huyết của các thực phẩm sử dụng hàng ngày để có thể sử
dụng có hiệu quả khi chọn lựa và chuyển đổi thức ăn phù hợp với thuốc hạ
đường huyết đang sử dụng. Nhu cầu chất đường nên chiếm từ 44-46% tổng
năng lượng/ ngày.

Protein (chất đạm): Nhu cầu chất đạm 1-1,5 g protein /kg thể trọng/ ngày
hoặc 15-20% tổng số năng lượng hàng ngày và bệnh thận lượng protein khuyến
nghị là 0,8g/kg/ngày
Lipid (chất béo): nên chiếm 20 - 35% nhu cầu năng lượng trong đó chất béo
bão hịa nên chiếm <7% năng lượng. Hạn chế cholesterol <200mg/ngày.
Chất xơ: Nhu cầu khuyến nghị chất xơ là bằng nhu cầu của người bình
thường (18 -20 gam chất xơ /ngày) cộng thêm 14 gam /ngày.
Muối: đối với NB ĐTĐ nên hạn chế lượng Natri ăn vào < 2,3g/ngày. Hạn
chế dưới 1,5g/ngày đối với NB tăng huyết áp.
1.2.3. Thang đo đánh giá tuân thủ dinh dưỡng
Đã có nhiều phương pháp đánh giá tuân thủ dinh dưỡng được áp dụng rộng
rãi ở nhiều quốc gia như thang đo SDSCA (The Summary of Diabetes Self-care
Activity) đánh giá mức độ tuân thủ chế độ ăn của NB bao gồm chế độ ăn nói
chung và chế độ ăn cụ thể [32], [46]. Thang đo DIABQ (Diabetes Intention,
Attitude, and Behavior Questionnaire) được sử dụng để đánh giá để đo lường
việc kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh [64]. Việc
tuân thủ các khuyến nghị chế độ ăn uống trong bệnh đái tháo đường được đánh
giá bởi thang đo AADQ (Acceptance and Action Diabetes Questionnaire) và
kết quả nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ của NB có liên quan đến tuân thủ chế

.


1.

độ ăn uống [55]. Tuân thủ dinh dưỡng còn được đánh giá bằng cách sử dụng
thang đo PDAQ (Perceived Dietary Adherence Questionnaire) bao gồm các
câu hỏi về đánh giá tuân thủ chế độ ăn. Mỗi thang đo đều có những tính ưu
điểm riêng và phù hợp với đặc điểm xã hội ở mỗi quốc gia. Trong nghiên cứu
này chúng tôi lựa chọn thang đo PDAQ vì nội dung khảo sát cụ thể và tóm tắt

được tất cả thực phẩm nên dùng và không nên dùng cho NB ĐTĐ.
Thang đo PDAQ có tổng cộng 9 câu hỏi được xây dựng để bao quát các
hướng dẫn về Liệu pháp dinh dưỡng của Hiêp hội ĐTĐ Canada, bao gồm: tuân
thủ chế độ ăn lành mạnh; các loại trái cây và rau quả được khuyến nghị; tiêu
thụ thực phẩm có GI thấp; thực phẩm nhiều đường; thực phẩm nhiều chất xơ;
axit béo n-3; dầu thực vật; thực phẩm giàu chất béo, và khoảng cách thích hợp
khi tiêu thụ tinh bột đã được các tác giả sử dụng để đánh giá về tuân thủ chế độ
ăn uống ở NB ĐTĐ tại Canada, Ethiopia [30], [38], [40]. Thang đo đã được thử
nghiệm độ tin cậy tại Đại học Alberta, Canada với chỉ số Cronbach  là 0,78
[38]. Tác giả Asnakew Achaw Ayele và cộng sự áp dụng thang đo và tính được
hệ số Cronbach  là 0,871 [40]. Chúng tôi đã tiến hành chuyển ngữ, điều chỉnh
một số nội dung, từ ngữ cho phù hợp và gần gũi với NB. Sau đó thực hiện
nghiên cứu thử trên 30 NB ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Khoa Nội tiết
bệnh viện Nguyễn Tri Phương với hệ số Cronbach  là 0,70. Như vậy thang đo
PDAQ mà chúng tơi sử dụng có độ tin cậy khá cao. Người bệnh sẽ được yêu
cầu trả lời 9 câu hỏi về số ngày trong tuần vừa qua họ đã thực hiện chế độ ăn
uống “ không ngày nào”: 0 điểm đến 7 “hàng ngày”: 7 điểm, ngoại trừ mục 4
và mục 9 (ăn những thực phẩm có nhiều đường và ăn thực phẩm giàu chất béo).
Được đánh giá là tuân thủ tốt khi ≥4 ngày mỗi tuần và tuân thủ thấp khi <4
ngày mỗi tuần [40].

.


2.

1.2.4. Tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị được định nghĩa là mức độ hành vi của một người khi
dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn hay thực hiện thay đổi lối sống từ hướng dẫn
của nhân viên y tế [66].

Người bệnh đái tháo đường típ 2 được khuyến khích để duy trì một chế
độ ăn uống và tập thể dục chế độ khỏe mạnh, sau đó mới dùng đến thuốc hạ
đường huyết và cuối cùng mới đến điều trị bằng việc tiêm Insulin. Mặc dù biết
được lợi ích của việc tuân thủ điều trị, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng ít hơn
50% người bệnh đạt được đường huyết mục tiêu, nguyên nhân có liên quan đến
tuân thủ điều trị [51].
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều khái niệm về tuân thủ chế
độ ăn và không có một khái niệm chuẩn nào về tình trạng tn thủ chê độ ăn
của người người bệnh đái tháo đường típ 2.
1.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu Asnakew Achaw Ayele và cộng sự tại Ethiopia năm 2018
về mức độ tuân thủ chế độ ăn uống theo khuyến nghị và các rào cản của người
bệnh tiểu đường típ 2. Một tỷ lệ đáng kể (74,3%) của những người tham gia
nghiên cứu đã không tuân thủ theo khuyến cáo chế độ ăn uống. Điểm số trung
bình cao nhất được thu thập cho các câu hỏi liên quan thực phẩm tiêu thụ cao
trong đường với trung bình 5,49 ±1.20 lần/ một tuần. Mặt khác, những người
tham gia nghiên cứu đã có một tiêu thụ thấp của trái cây, rau quả và thực phẩm
giàu omega 3 chất béo với một trung bình 1,84 ± 1,96 và 0,1 ± 0,62 lần/ một
tuần. Theo khảo sát của người tham gia, thiếu kiến thức, thiếu giáo dục chế độ
ăn uống, khơng có khả năng đủ khả năng chi phí của chế độ ăn uống lành mạnh
và nhận thức kém về lợi ích của chế độ ăn uống khuyến nghị [40].
Một nghiên cứu cắt ngang tại Canada, trên 80 NB ĐTĐ type 2 của tác giả
Gayathiri Durai Raj năm 2016 nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chế độ ăn và

.



3.

mối liên quan giữa chế độ ăn với mức kiểm soát đường huyết. Kết quả thu được,
NB đạt được điểm số tuân thủ cao ở các mục: ăn thực phẩm nhiều chất xơ (điểm
trung bình 5,7 ± 2,0 ngày/tuần), tránh các thực phẩm có đường (4,6 ± 2,1
ngày/tuần) và tiêu thụ thực phẩm có GI thấp (4,3 ± 2,4 ngày/tuần) nhưng lại đặt
điểm số tuân thủ thấp ở các mục: tránh thực phẩm béo (2,6 ± 2,3 ngày/tuần) và
tiêu thụ phẩm giàu axit béo omega-3 (2,3 ± 1,6 ngày/tuần). Điểm số tuân thủ
lượng rau và trái cây được khuyến nghị là trung bình (3,9 ± 1,4 ngày/tuần). Có
mối liên quan giữa điểm số PDAQ với BMI và HbA1c (p<0,001) [30].
Một nghiên cứu của tác giả Sylvia Herbozo và cộng sự năm 2015 về việc
tuân thủ các khuyến nghị chế độ ăn uống trong bệnh đái tháo đường. Kết quả
cho thấy không tuân thủ của bệnh nhân để kiến nghị chế độ ăn uống có liên
quan đến một mức độ thấp của sự chấp nhận bệnh (hệ số hồi quy chuẩn = 0,266; P = 0.010). Tuy nhiên, việc thiếu kiểm tra đường huyết thường xuyên
và mức độ thấp của sự chấp nhận chỉ có tác động một phần tiêu cực đối với sự
tuân thủ các khuyến nghị dinh dưỡng (Z = 1,939; P = 0,054). Sự phụ thuộc này
đã không được nhìn thấy ở những bệnh nhân được điều trị bằng chế độ ăn uống
và thuốc uống đồng thời và / hoặc liệu pháp insulin [52].
Một nghiên cứu lâm sàng của tác giả Amena Sadiya về Liệu pháp dinh
dưỡng để quản lý bệnh ĐTĐ. Quản lý dinh dưỡng hiệu quả khơng chỉ giúp
giảm bớt các triệu chứng mà cịn giúp kiểm sốt đường huyết tốt hơn. Mặc dù
khơng có hướng dẫn dựa trên bằng chứng liên quan đến quá trình chăm sóc
dinh dưỡng của DGP, các khuyến nghị chế độ ăn uống hiện tại được dựa trên ý
kiến chuyên gia hoặc nghiên cứu quan sát. Bữa ăn nhỏ thường xuyên, sử dụng
nhiều calo lỏng, giảm chất béo hoặc chất xơ cao và điều chỉnh carbohydrate
bữa ăn dựa trên thuốc hoặc insulin giúp cải thiện các triệu chứng và kiểm soát
đường huyết [31].
Theo nghiên cứu của Janaki Parajuli và cộng sự năm 2014, nghiên cứu trên
385 người bệnh ĐTĐ típ 2 tại Nepal cho thấy có tới 87,5% người bệnh khơng


.


4.

tuân thủ và 12,5% người bệnh tuân thủ kém về chế độ ăn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, mức độ tuân thủ dinh dưỡng cao hơn ở nam giới, người trẻ tuổi, những
người gần bệnh viện, những người nhận được tư vấn từ nhân viên y tế, những
người sống cùng gia đình và những người có kiến thức đúng về bệnh ĐTĐ [61].
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ tại
Việt Nam chủ yếu mô tả về thái độ, kiến thức, thực hành của người bệnh và xác
định các yếu tố liên quan giữa việc tuân thủ chế độ ăn với chế độ luyện tập và
dùng thuốc. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ và có rất ít
nghiên cứu về tn thủ chế độ ăn.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Ánh Tuyết và cộng sự thực hiện trên 384 BN
mắc ĐTĐ type 2 phòng khám nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhằm xác
định tỉ lệ BN có sự thay đổi trong 11 thói quen ăn uống sau khi mắc bệnh và
các yếu tố liên quan. Qua khảo sát, tỉ lệ kiêng đồ ngọt được thay đổi nhiều nhất
(77,34%). Trong các yếu tố khảo sát, NB được nhận hướng dẫn tư vấn chế độ
ăn của nhân viên y tế và có tham gia câu lạc bộ ĐTĐ và có liên quan đến nhiều
sự thay đổi chế độ ăn của NB [10].
Trong nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang và cộng sự năm 2013 tại bệnh
viện 198 Hà Nội nhằm đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan
ở người bệnh ĐTĐ típ 2. Kết quả nghiên cứu trên 210 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ
tuân thủ dinh dưỡng là 79,5%; rèn luyện thể lực là 63,3%; dùng thuốc là 78,1%.
Tỷ lệ tuân thủ chung là 10%. Kết quả cho thấy một số yếu tố liên quan đến các
chế độ tn thủ điều trị là giới tính , trình độ học vấn, được nhân viên y tế hướng
dẫn chế độ điều trị ĐTĐ, được nhắc nhở về tuân thủ điều trị và biến chứng của

bệnh ĐTĐ [12].
Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Ngân và Lê Nguyễn Trung Đức Sơn
trên 387 người bệnh đang điều trị ngoại trú ĐTĐ2 tại Bệnh viện Quận 5 năm

.


5.

2017 ghi nhận tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt là 30,2%. Tỷ lệ kiến thức - thái
độ - thực hành ở mức độ thấp lần lượt là 38,2% – 42,6% – 36,7%. Các yếu tố
liên quan có ý nghĩa thống kê đến mức độ kiểm soát đường huyết bao gồm: thời
gian mắc bệnh, sử dụng thuốc, Triglyceride máu, kiến thức – thực hành của đối
tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và chế độ dinh dưỡng, tập luyện [7].
Trong nghiên cứu của Vũ Thị Tuyết Mai và cộng sự năm 2014 về kiến thức,
thái độ và thực hành về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Kết quả
khi tính theo thang điểm 10, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt (≥ 5 điểm) là 29,8%
và kiến thức chưa đạt (< 5 điểm) là 70,2%. Nhóm đối tượng có thái độ tích cực
(>7 điểm) chiếm 96,2%, nhóm có thái độ chưa tích cực (≤7 điểm) chiếm 3,8%.
Nhóm thực hành đạt (≥ 5 điểm) chiếm 45% và nhóm thực hành chưa đạt (< 5
điểm) chiếm 55% [28].
Trong nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thanh Tâm
về đánh giá khẩu phần thực tế và xác định một số yếu tố liên quan đến việc kiểm
sốt glucose máu lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2015 trên 141 NB. Nghiên cứu
cho thấy: Khẩu phần của các đối tượng sử dụng rất nhiều thực phẩm có hàm lượng
tinh bột cao như gạo 207,6 ± 110,8 g/người/ngày, ngồi ra cịn tiêu thụ mỗi ngày:
71,8g các lương thực khác; 24,6g khoai củ các loại và 5,7g đường, đồ ngọt tinh
chế. Tỷ lệ năng lượng do Glucid cung cấp cao hơn mức khuyến nghị của chế độ
ăn dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Thời gian phát hiện của bệnh nhân càng

lâu (≥ 5 năm) thì kiểm sốt đường huyết càng kém. Qua nghiên cứu tác giả thấy
rằng khẩu phần dinh dưỡng của bệnh nhân cịn chưa phù hợp với khuyến nghị do
đó cần tăng cường công tác tư vấn dinh dưỡng nhằm tăng hiệu quả kiểm soát
đường huyết [25].
1.4.

Học thuyết và ứng dụng điều dưỡng
Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhu cầu tất yếu về chăm sóc và

nâng cao chất lượng chăm sóc địi hỏi cần có những nghiên cứu thực tiễn đã

.


6.

tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều học thuyết điều dưỡng nhằm ứng dụng
vào chăm sóc người bệnh. Mỗi trường hợp chăm sóc sẽ phù hợp với học thuyết
cụ thể. Trong nghiên cứu này, tơi chọn mơ hình học thuyết mơ hình tăng cường
sức khỏe Pender’s. Học thuyết mơ hình tăng cường sức khỏe Pender’s đã đưa
ra một số khái niệm. Nó bao gồm sự phát triển của con người, môi trường, sức
khỏe, bệnh tật và điều dưỡng. Pender’s có quan điểm nhân đạo và tin rằng mọi
người có động lực cao để nâng cao sự xuất sắc (để nâng cao hạnh phúc) và duy
trì sự ổn định (mơi trường bên trong và bên ngồi). Sức khỏe là cố hữu và có
thể trong định hướng Pender’s. Khi sự thích nghi xảy ra với cá nhân, hành vi
của họ dẫn đến sự thỏa mãn chăm sóc truyền thơng với người khác. Ngược lại,
bệnh tật được coi là các sự kiện riêng biệt trong suốt vòng đời của thời gian
ngắn (cấp tính) hoặc thời gian dài (mãn tính) có thể cản trở hoặc tạo điều kiện
cho một người tiếp tục tìm kiếm sức khỏe. Điều dưỡng theo niềm tin của
Pender’s và xây dựng kế hoạch toàn diện cho các cá nhân, gia đình và tuyên

truyền thúc đẩy sức khỏe và chăm sóc phịng ngừa. Các đặc điểm và kinh
nghiệm cá nhân bao gồm các hành vi liên quan trước đó, các hành vi sức khỏe
tương tự trong quá khứ. Các yếu tố cá nhân (bệnh lý, tâm lý, văn hóa xã hội).
Đặc điểm chung của cá nhân ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe như đặc điểm
dân số xã hội, tình trạng bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng [58].
Trong nghiên cứu này nhấn mạnh hành tuân thủ chế độ ăn ở người bệnh
đang điều trị đái tháo đường típ 2. Học thuyết này khuyến khích nghiên cứu
viên cung cấp các nguồn lực tích cực để giúp người bệnh đạt được những thay
đổi cụ thể. Nhận thức và khái niệm hành vi được xác định là lợi ích của hành
động, các lợi ích đạt được khi NB thực hiện thay đổi hành vi ăn uống. Việc này
cũng đánh giá khả năng chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện chế độ ăn
nghiêm ngặt theo hường dẫn của Bác sỹ. Bên cạnh đó, có các rào cản ảnh hưởng
đến q trình thực hiện như chưa thay đổi thói quen ăn uống, khơng luyện tập

.


×