Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Khảo sát tình trạng mất trũng huyết áp và một số yếu tố liên quan trên người cao tuổi tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN ĐẶNG PHƯƠNG KIỀU

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MẤT TRŨNG HUYẾT ÁP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NỘI KHOA (LÃO KHOA)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN ĐẶNG PHƯƠNG KIỀU

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MẤT TRŨNG HUYẾT ÁP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP


Chuyên ngành: Nội khoa (Lão khoa)
Mã số: 60 72 01 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TRÍ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

NGUYỄN ĐẶNG PHƯƠNG KIỀU


i

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Tăng huyết áp ở người cao tuổi............................................................................4
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ..................................................................................4
1.1.2. Tần suất tăng huyết áp ở người cao tuổi ...........................................................4
1.2. Tổng quan về phương pháp đo huyết áp ..............................................................5
1.2.1. Các loại máy đo huyết áp ..................................................................................5
1.2.2. Các phương pháp đo huyết áp ...........................................................................5
1.2.2.1 Đo huyết áp qui ước ........................................................................................5
1.2.2.2. Huyết áp lưu động 24 giờ ...............................................................................6
1.3. Mất trũng huyết áp ............................................................................................ 12
1.4. Cơ chế bệnh sinh của mất trũng huyết áp ......................................................... 14


ii

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mất trũng huyết áp.................................................. 15
1.5.1. Tuổi ................................................................................................................ 15
1.5.2. Giới................................................................................................................. 16
1.5.3. Tư thế cơ thể................................................................................................... 16
1.5.4. Hút thuốc lá .................................................................................................... 16
1.5.5. Yếu tố thuộc về sinh lý................................................................................... 16
1.5.5.1. Tính nhạy cảm muối.................................................................................... 16
1.5.5.2. Rối loạn hô hấp khi ngủ .............................................................................. 17
1.5.5.3. Chất lượng giấc ngủ .................................................................................... 18
1.5.5.4. Yếu tố tâm lý ............................................................................................... 18
1.5.6. Bệnh lý ........................................................................................................... 19
1.5.6.1. Bệnh thận mạn............................................................................................. 19
1.5.6.2. Đái tháo đường ............................................................................................ 19
1.5.6.3. Béo phì và hội chứng chuyển hóa ............................................................... 20

1.6. Tổn thương cơ quan đích trên người cao tuổi mất trũng huyết áp ................... 21
1.6.1. Tim ................................................................................................................. 21
1.6.2. Động mạch cảnh ............................................................................................. 21
1.6.3. Não ................................................................................................................. 22
1.6.4. Thận ................................................................................................................ 23
1.7. Giá trị tiên lượng của mất trũng huyết áp ........................................................ 23
1.8. Điều trị mất trũng huyết áp .............................................................................. 24
1.9. Nghiên cứu về tình trạng mất trũng huyết áp trên người cao tuổi THA .......... 25
1.9.1. Trên thế giới ................................................................................................... 25


iii

1.9.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28
2.1.1. Dân số mục tiêu .............................................................................................. 28
2.1.2. Dân số nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 29
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................................... 30
2.3. Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 30
2.3.1. Các biến số liên quan đến dân số xã hội ........................................................ 30
2.3.2. Các biến số liên quan đến yếu tố nguy cơ tim mạch...................................... 30
2.3.3. Các biến số liên quan đến thuốc hạ áp .......................................................... 32
2.3.4. Các biến số liên quan đến huyết áp ................................................................ 32
2.3.5. Các biến số liên quan đến tổn thương tim và động mạch cảnh ..................... 33
2.4. Nội dung và phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 34

2.4.1. Đặc điểm chung.............................................................................................. 34
2.4.2. Đo huyết áp .................................................................................................... 34
2.4.3. Cận lâm sàng .................................................................................................. 35
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................ 37
2.6. Vấn đề y đức .................................................................................................... 37


iv

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 38
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................. 38
3.1.1. Đặc điểm nhân trắc......................................................................................... 38
3.1.1.1. Tuổi ............................................................................................................ 38
3.1.1.2. Giới.............................................................................................................. 38
3.1.2. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp .......................................... 39
3.1.2.1. Thời gian phát hiện tăng huyết áp ............................................................... 39
3.1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch ............................................... 39
3.1.2.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI) ............................................................................ 40
3.1.2.4. Thuốc hạ áp ................................................................................................. 41
3.1.3. Đặc điểm huyết áp .......................................................................................... 42
3.1.4. Đặc điểm một số tổn thương cơ quan đích .................................................... 43
3.1.4.1. Thất trái ...................................................................................................... 43
3.1.4.2. Động mạch cảnh đoạn ngoài sọ .................................................................. 43
3.2. Tỉ lệ mất trũng huyết áp .................................................................................... 45
3.3. Liên quan giữa tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo
đường, bệnh thận mạn, thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp .................................... 46
3.3.1. Liên quan giữa tuổi với mất trũng huyết áp ................................................... 46
3.3.2. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với mất trũng huyết áp ............................. 47
3.3.3. Liên quan giữa hút thuốc lá với mất trũng huyết áp ...................................... 47
3.3.4. Liên quan giữa rối loạn lipid máu với mất trũng huyết áp............................. 48

3.3.5. Liên quan giữa đái tháo đường, bệnh thận mạn với mất trũng huyết áp ....... 48
3.3.6. Liên quan giữa thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ....................................... 49


v

3.3.6.1. Liên quan giữa số loại thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ........................ 49
3.3.6.2. Liên quan giữa thời gian uống thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ........... 49
3.3.7. Liên quan giữa tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái
tháo đường, bệnh thận mạn, thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp trong phân tích đa
biến ........................................................................................................................... 50
3.4. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái, xơ vữa và dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh qua siêu âm .................................................................. 51
3.4.1. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái ................................. 51
3.4.2. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với xơ vữa và dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh ................................................................................................................. 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 56
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................. 56
4.1.1. Tuổi ................................................................................................................ 56
4.1.2. Giới................................................................................................................. 56
4.1.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp .......................................... 57
4.1.3.1. Thời gian phát hiện tăng huyết áp ............................................................... 57
4.1.3.2. Một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch ............................................... 57
4.1.3.3. Thuốc hạ áp ................................................................................................. 60
4.1.4. Đặc điểm huyết áp lưu động 24 giờ ............................................................... 63
4.1.5. Đặc điểm một số tổn thương cơ quan đích .................................................... 66
4.1.5.1. Thất trái ....................................................................................................... 66
4.1.5.2. Động mạch cảnh đoạn ngoài sọ .................................................................. 67
4.2. Tỉ lệ mất trũng huyết áp .................................................................................... 68



vi

4.3. Liên quan giữa tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo
đường, bệnh thận mạn, thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp .................................... 72
4.3.1. Liên quan giữa tuổi với mất trũng huyết áp ................................................... 72
4.3.2. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với mất trũng huyết áp ............................. 73
4.3.3. Liên quan giữa hút thuốc lá với mất trũng huyết áp ...................................... 75
4.3.4. Liên quan giữa rối loạn lipid máu với mất trũng huyết áp............................. 75
4.3.5. Liên quan giữa đái tháo đường với mất trũng huyết áp ................................. 75
4.3.6. Liên quan giữa bệnh thận mạn với mất trũng huyết áp.................................. 77
4.3.7. Liên quan giữa thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ....................................... 78
4.4. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái, xơ vữa và dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh qua siêu âm .................................................................. 79
4.4.1. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái qua siêu âm............. 79
4.4.2. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với xơ vữa và dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh ................................................................................................................. 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................... 84
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BTM


Bệnh thận mạn

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HATTh

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp

ƯCMC

Ức chế men chuyển

ƯCTT

Ức chế thụ thể


Tiếng Anh
ABPM

Ambulatory Blood Pressure Monitoring – Huyết áp kế lưu động

ADA

American Diabetes Association – Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể

BSA

Body Surface Area – Diện tích cơ thể

CC-IMT Common Cariotid Intima-Media Thickness – Độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung
ESC

European Society of Cardiology – Hội Tim Mạch Châu Âu

ESH

European Society of Hypertension – Hội Tăng Huyết Áp Châu Âu

GFR

Glomerular Filtration Rate – Độ lọc cầu thận


JNC

Joint National Committee – Ủy Ban Liên Quốc Gia

LVMI

Left Ventricular Mass Index – Chỉ số khối lượng cơ thất trái

WHO

World Health Organization – Tổ Chức Y Tế Thế Giới


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch ............................. 40
Bảng 3.2. Giá trị huyết áp đo bằng huyết áp lưu động 24 giờ ................................. 42
Bảng 3.3. Liên quan tuổi với mất trũng huyết áp..................................................... 46
Bảng 3.4. Liên quan chỉ số khối cơ thể với mất trũng huyết áp .............................. 47
Bảng 3.5. Liên quan hút thuốc lá với mất trũng huyết áp ........................................ 47
Bảng 3.6. Liên quan rối loạn lipid máu với mất trũng huyết áp .............................. 48
Bảng 3.7. Liên quan đái tháo đường, bệnh thận mạn với mất trũng huyết áp ......... 48
Bảng 3.8. Liên quan số loại thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ............................. 49
Bảng 3.9. Liên quan thời gian uống thuốc hạ áp với mất trũng huyết áp ................ 49
Bảng 3.10. Phân tích đa biến liên quan giữa các yếu tố với mất trũng huyết áp ..... 50
Bảng 3.11. Liên quan mất trũng huyết áp với chỉ số khối lượng cơ thất trái .......... 51
Bảng 3.12. Liên quan mất trũng huyết áp với phì đại thất trái ................................ 51

Bảng 3.13. Phân tích đa biến liên quan giữa các yếu tố với phì đại thất trái ........... 52
Bảng 3.14. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với xơ vữa động mạch cảnh .......... 53
Bảng 3.15. Phân tích đa biến liên quan các yếu tố với xơ vữa động mạch cảnh ..... 53
Bảng 3.16. Liên quan giữa mất trũng huyết áp với dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh chung ...................................................................................................... 54
Bảng 3.17. Phân tích đa biến liên quan mất trũng huyết áp với dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung ..................................................................................... 55
Bảng 4.18. Tỉ lệ nam:nữ trong một số nghiên cứu khác .......................................... 56
Bảng 4.19. So sánh thời gian uống thuốc huyết áp với một số nghiên cứu khác .... 62


ix

Bảng 4.20. So sánh giá trị HA trung bình ban ngày với một số nghiên cứu khác ... 63
Bảng 4.21. So sánh giá trị HA trung bình ban đêm với một số nghiên cứu khác .... 64
Bảng 4.22. So sánh giá trị HA trung bình 24 giờ với một số nghiên cứu khác ....... 65
Bảng 4.23. So sánh độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung với một số
nghiên cứu khác ....................................................................................................... 67
Bảng 4.24. Tỉ lệ mất trũng huyết áp trong các nghiên cứu trong nước ................... 70
Bảng 4.25. Tỉ lệ mất trũng huyết áp trong các nghiên cứu trên thế giới ................. 71


x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................... 36


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Huyết áp kế lưu động 24 giờ ....................................................................... 8
Hình 1.2. Đo huyết kế lưu động 24 giờ. .................................................................... 10
Hình 1.3. Có trũng huyết áp ban đêm ....................................................................... 13
Hình 1.4. Mất trũng huyết áp ban đêm ..................................................................... 13
Hình 2.5. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung (CC-IMT) ................ 33


xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố các nhóm tuổi. ........................................................................ 38
Biểu đồ 3.2. Phân bố thời gian phát hiện tăng huyết áp............................................ 39
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm chỉ số khối cơ thể. .............................................................. 40
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ số loại thuốc hạ áp sử dụng ......................................................... 41
Biểu đồ 3.5. Phân bố các nhóm thuốc hạ áp sử dụng .............................................. 41
Biểu đồ 3.6. Thời gian sử dụng thuốc hạ áp ............................................................ 42
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp....................................................................... 43
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ xơ vữa động mạch cảnh .............................................................. 44
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung ........................... 44
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ mất trũng huyết áp..................................................................... 45
Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ mất trũng huyết áp trên kiểm soát huyết áp .............................. 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, diễn biến thầm lặng, ít có biểu hiện lâm
sàng nhưng là nguyên nhân hàng đầu của tàn phế và tử vong tim mạch, đặc biệt trên
người cao tuổi. Thống kê toàn cầu cho thấy: Tần suất mắc THA ngày càng gia tăng
cùng với xu hướng già hóa của dân số thế giới. Theo kết quả khảo sát về dinh
dưỡng và sức khỏe giai đoạn 2011 – 2014 thì tần suất THA trên đối tượng từ 60 tuổi
trở lên ở Hoa Kỳ là 64,9% [113]; riêng tại Việt Nam, trên 60% người cao tuổi có
THA [16]. Bên cạnh đó, thể THA thường gặp ở người cao tuổi là THA tâm thu, với
2/3 người từ trên 60 tuổi có THA tâm thu đơn độc và con số này tiếp tục gia tăng
lên đến 3/4 đối với người từ 75 tuổi trở lên [113].
Việc đưa chỉ số HA ở người cao tuổi, đặc biệt nhóm rất cao tuổi đạt mục tiêu
giúp cải thiện tiên lượng và biến cố tim mạch đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu [23], [29]. Hơn thế nữa, một số tác giả cho rằng: Mục tiêu điều trị HA không
chỉ dừng lại ở chỉ số HA mà nên cải thiện hoặc duy trì nhịp sinh học của HA [98].
Về mặt sinh lý, ở người bình thường và đa số các bệnh nhân THA, huyết áp ban
đêm thường giảm > 10% so với huyết áp ban ngày – hiện tượng này được gọi là có
trũng huyết áp (dipper) và ngược lại được gọi là mất trũng huyết áp (non-dipper)
[101].
Tần suất mất trũng huyết áp ở người cao tuổi THA khá cao, chiếm 54% trong
một nghiên cứu trên thế giới [111] và trong khoảng từ 60 – 85% trong các nghiên
cứu tại Việt Nam [8], [17]. Mặc dù vậy, cho đến nay cơ chế bệnh sinh của mất trũng
huyết áp còn chưa rõ ràng [77], phần lớn đều cho rằng: Nguyên nhân chủ yếu là do
sự tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và giảm hoạt động của hệ phó
giao cảm về đêm [96]. Ngồi ra, một số yếu tố được chứng minh qua các nghiên
cứu có liên quan đến tình trạng mất trũng huyết áp bao gồm: Tuổi, yếu tố tâm lý,
các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng ngưng thở khi
ngủ…[26], [35], [106], [126], [137].


2


Đánh giá mối liên quan giữa mất trũng huyết áp và tổn thương cơ quan đích
như tim, não, thận trên dân số người cao tuổi còn chưa thống nhất trong các nghiên
cứu do sự khác nhau về đặc điểm dân số, tiêu chuẩn chẩn đoán và phương thức tiến
hành đo huyết áp lưu động 24 giờ. Mặc dù vậy, mất trũng huyết áp vẫn được xem là
yếu tố có ý nghĩa tiên lượng xấu về biến cố và tử vong tim mạch trên dân số nói
chung và trên người cao tuổi nói riêng [30], [70], [73]. Điều này cũng đặt ra một
vấn đề: Là dù chỉ số huyết áp đã được kiểm sốt mà nếu có mất trũng huyết áp thì
vẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến kết cục và tiên lượng ở bệnh nhân THA [57], [103]. Bên
cạnh đó, trong thực hành lâm sàng điều trị THA trên người cao tuổi tại Bệnh viện
175 việc đánh giá tình trạng mất trũng huyết áp chưa thực sự được quan tâm. Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mong muốn: Tìm hiểu tỉ lệ mất trũng
huyết áp trên người cao tuổi THA đang điều trị tại Bệnh viện 175 và phát hiện các
yếu tố liên quan đến tình trạng này nhằm tìm ra các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ,
từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả.

.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỉ lệ mất trũng huyết áp và xét mối liên quan giữa mất trũng huyết áp
với một số yếu tố trên người cao tuổi THA đang điều trị nội trú tại Khoa Điều trị Cán
bộ cao cấp Quân đội – Bệnh viện Quân y 175 – Bộ Quốc Phòng.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỉ lệ mất trũng huyết áp trên người cao tuổi THA.
2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố gồm: Tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút
thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh thận mạn và thuốc hạ áp với mất
trũng huyết áp trên người cao tuổi THA.

3. Xác định mối liên quan giữa mất trũng huyết áp với phì đại thất trái, xơ vữa
và dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh đoạn ngoài sọ qua siêu âm trên người cao
tuổi THA.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tăng huyết áp ở người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Tuy
nhiên, với nhiều nước đang phát triển thì giới hạn này chưa phù hợp. Hiện tại, chưa
có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia trên toàn thế giới, và WHO chấp nhận
mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão
(60 – 69 tuổi), trung lão (70 – 79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [128].
Tại Việt Nam, pháp lệnh người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở
lên được coi là người cao tuổi [13].
1.1.2. Tần suất tăng huyết áp ở người cao tuổi
Trên thế giới
Theo thống kê của WHO năm 2014, tỉ lệ người cao tuổi THA ở một số nước
đang phát triển là 52,9% [91]. Tại các nước Châu Âu, hơn 50% người cao tuổi THA
và theo khảo sát tại Anh quốc thì tỉ lệ này là 62% [112]. Tại Hoa Kỳ, theo kết quả
khảo sát về dinh dưỡng và sức khỏe giai đoạn 2011 – 2014 thì tỉ lệ người ≥ 65 tuổi
có THA là 64% (theo tiêu chuẩn chẩn đốn của JNC 7: HATTh và hoặc HATTr ≥
140/90 mmHg) và tăng lên 76% (theo tiêu chuẩn của AHA 2017: HATTh và hoặc
HATTr ≥ 130/80 mmHg) [138].
Tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Viện Tim Mạch Việt Nam được thực hiện trên 20
tỉnh thành thuộc 7 vùng địa lý khác nhau trong tồn quốc thì tỉ lệ THA ở độ tuổi 60
– 69 là 30,6% và > 70 tuổi là 47,5% [4]. Năm 2016, trong nghiên cứu mới nhất của

tác giả Nguyễn Lân Việt và cộng sự trên 8 tỉnh thành trong cả nước, cho kết quả tỉ
lệ THA ở các nhóm tuổi: 60 – 69, 70 – 80, > 80 lần lượt là: > 60%, > 70% và >
80% [16].


5

1.2. Tổng quan về phương pháp đo huyết áp
1.2.1. Các loại máy đo huyết áp
Huyết áp kế thủy ngân: Độ chính xác cao nhất so với các phương tiện đo huyết
áp khác và khơng có sự khác biệt về độ chính xác giữa các hãng sản xuất khác nhau.
Hiện nay, ít được sử dụng do sự xuất hiện của nhiều thiết bị mới an toàn, gọn nhẹ,
thuận tiện hơn.
Huyết áp kế bằng hơi: Loại thiết bị này thường không duy trì tính ổn định theo
thời gian. Do đó, cần được chỉnh lại định kỳ thường là sáu tháng một lần.
Huyết áp kế phối hợp: Thiết bị này được phát triển dựa trên sự gắn thiết bị
điện tử và phương pháp nghe tạo nên huyết áp kế phối hợp. Cột thủy ngân được
thay thế bằng thang đo điện tử và huyết áp được đo dựa trên kỹ thuật nghe.
Huyết áp kế điện tử: Với những ưu điểm gọn nhẹ, tiện lợi và độ chính xác
tương đối cao phương tiện này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán,
theo dõi điều trị THA.
Huyết áp kế lưu động 24 giờ: Là một trong những phương tiện đánh giá huyết
áp ngày càng được sử dụng phổ biến hiện nay trong thực hành lâm sàng.
1.2.2. Các phương pháp đo huyết áp
Hiện nay, có 3 phương pháp đo HA bao gồm: Đo HA qui ước tại phòng khám
hoặc bệnh viện, đo huyết áp lưu động 24 giờ và đo HA tại nhà.
1.2.2.1. Đo huyết áp qui ước
Chuẩn bị bệnh nhân
Không uống cà phê 1 giờ trước đo.
Không hút thuốc lá 15 phút trước đo.

Không sử dụng các loại thuốc cường giao cảm trước đo.
Nghỉ ngơi trong phịng n tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo.


6

Quy trình đo [87]
Đo ít nhất hai lần cách nhau 1 – 2 phút, nếu hai lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều
> 5 mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa. Tính giá trị HA trung bình của các lần đo.
Đo nhiều lần trên bệnh nhân có rối loạn nhịp đặc biệt trên bệnh nhân rung nhĩ
để cải thiện độ chính xác.
Sử dụng túi hơi đạt tiêu chuẩn (rộng 12 – 13 cm, dài 35 cm).
Băng quấn đặt ngang mức tâm nhĩ dù bệnh nhân ở tư thế nào, mép dưới băng
quấn trên nếp lằn khuỷu tay 3 cm.
Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương.
Đo huyết áp ở cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt do
bệnh lý mạch máu ngoại biên. Giá trị bên tay cao hơn được sử dụng để theo dõi
huyết áp sau này.
Khi khám lần đầu đối với người cao tuổi, bệnh nhân ĐTĐ, bệnh nhân nghi
ngờ hạ HA tư thế nên đo HA ở tư thế đứng sau 1 phút và sau 3 phút. Trong trường
hợp đo HA qui ước, tính nhịp tim bằng cách bắt mạch (ít nhất 30 giây) thực hiện
sau lần đo thứ hai ở tư thế ngồi.
1.2.2.2. Huyết áp lưu động 24 giờ (Ambulatory Blood Pressure Monitoring –
ABPM)
Chỉ định [99]
Đánh giá hiệu quả của thuốc hạ áp trong 24 giờ.
Phát hiện THA áo choàng trắng (White-coat Hypertension – WH).
Phát hiện THA ẩn giấu (Masked Hypertension – MH).
Phát hiện THA ban đêm, THA ban ngày, THA sáng, vọt huyết áp sáng sớm.

Đánh giá tình trạng trũng huyết áp ban đêm.


7

THA kháng trị.
Tiền THA.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngất hoặc những triệu chứng khác gợi ý hạ HA tư thế.
Chống chỉ định tương đối
Rung nhĩ.
Phù toàn thân hay phù cục bộ chi trên.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên.
Dị ứng băng quấn.
Ưu điểm [99]
Huyết áp lưu động 24 giờ thực hiện nhiều lần đo lặp lại, do đó cho giá trị HA
chính xác hơn so với phương pháp đo huyết áp qui ước.
Cung cấp biến thiên HA trong 24 giờ trong điều kiện sinh hoạt hàng ngày của
bệnh nhân, do đó phát hiện bệnh nhân THA ẩn giấu hoặc THA áo choàng trắng.
Phát hiện THA ban đêm.
Đánh giá sự biến thiên HA trong 24 giờ.
Đánh giá hiệu quả điều trị 24 giờ của thuốc hạ áp.
Giá trị tiên lượng nhiều hơn đo huyết áp qui ước tại phòng khám hoặc bệnh
viện trong dự báo biến cố và tử vong tim mạch.
Hạn chế [99]
Về mặt ứng dụng
- Khơng sẵn có ở mọi cơ sở chăm sóc sức khỏe.
- Có thể gây tâm lý không thoải mái cho người đeo, đặc biệt ban đêm.



8

- Chi phí cao (cao hơn so với phương pháp đo HA qui ước tại phòng khám
hoặc bệnh viện).
Về mặt chức năng
- Khả năng lặp lại kết quả giữa các lần đo huyết áp lưu động 24 giờ khác nhau bị
hạn chế nếu qui trình đo khơng chuẩn [105].
- Cho nhiều lần đo ở trạng thái tĩnh hơn lúc bệnh nhân hoạt động.
- Không phát hiện được những lần đo cho kết quả dương tính giả, mà nguyên
nhân chủ yếu liên quan đến sự tuân thủ của đối tượng đo đối với những yêu cầu về
mặt qui trình khi đeo huyết áp lưu động.
Cấu tạo của huyết áp kế lưu động 24 giờ
Băng quấn, túi hơi.
Máy đo theo phương pháp dao động mạch, nhỏ, băng từ ghi lại kết quả trong
24 giờ. Màn hình hiển thị HATTh, HATTr, tần số tim. Máy đo tự động bơm căng
túi hơi và xả hơi từ 2 – 3 mmHg.
Bộ phận truyền kết quả vào máy tính

Hình 1.1. Huyết áp kế lưu động 24 giờ


9

Kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ
Chuẩn bị dụng cụ
- Máy huyết áp lưu động 24 giờ, băng quấn.
- Dây kết nối.
- Máy tính.
- Pin.
- Kết nối máy tính và chọn chương trình.

- Đặt máy đo vào bộ phận truyền dữ liệu.
- Nhập dữ liệu bệnh nhân vào máy tính.
- Chọn khoảng cách đo: Thường khoảng 15 – 30 phút vào ban ngày và 30
phút vào ban đêm, thời gian bắt đầu ngày, đêm.
- Chọn tay quấn: Bằng cách đo huyết áp qui ước trước khi đeo huyết áp lưu
động 24 giờ. Nếu hai tay chênh lệch < 10 mmHg thì đo tay khơng thuận, nếu chênh
lệch > 10 mmHg thì đo tay có huyết áp cao hơn.
Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích lợi ích của đo huyết áp lưu động 24 giờ.
- Để bệnh nhân nằm hay ngồi ghế tựa, tư thế thoải mái, tay đặt băng quấn
huyết áp để trần.
- Không để ống tay áo chật gây khó khăn trong việc quấn băng quấn và máy
đo sẽ khơng chính xác.
Tiến hành đo huyết áp lưu động 24 giờ
- Quấn băng quấn vào cánh tay, mép dưới cách nếp khuỷu 3 cm, không quấn
lỏng hay chặt quá.
- Bấm nút khởi động máy để đo.


10

- Cố định máy ở tư thế thuận lợi cho bệnh nhân.
- Dặn bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh cử động tay khi máy đo,
thẳng cánh tay khi máy bắt đầu bơm; ngủ nằm ngửa hoặc nghiêng về bên đối diện.
- Hướng dẫn bệnh nhân ghi vào nhật ký các bất thường, thời gian và chất
lượng giấc ngủ.
Đo lại huyết áp 24 giờ khác nếu trong lần đo đầu tiên thu được < 70% giá trị
mong muốn. Sau 24 giờ, tắt và đặt máy vào bộ phận truyền dữ liệu sang máy tính.
In và phân tích kết quả.


Hình 1.2. Đo huyết áp kế lưu động 24 giờ
Kết quả phân tích
HATTh, HATTr, HA trung bình, tần số tim.
Thời điểm HATTh, HATTr, HA trung bình, tần số tim cao nhất, thấp nhất
trong 24 giờ, ngày, đêm.
Tỷ lệ phần trăm số lần đo THA trong 24 giờ, ngày, đêm.
Trung bình từng loại HA và tần số tim 24 giờ, ngày, đêm.
Biểu đồ biến thiên HA trong 24 giờ.
Tổng số lần đo, khoảng cách đo, tỷ lệ thành công.


×