Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai huyện định quán tỉnh đồng nai năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 139 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2019
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ HỒNG OANH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hay trường Đại học
khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng khơng
có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa
nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học theo văn bản số 120/ĐHYDHĐYĐ ký ngày 15/01/2019.


TÁC GIẢ

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam: ........................... 8
1.3. Các yếu tố nguy cơ về bạo lực gia đình ................................................ 11
1.4. Hậu quả của bạo lực gia đình:............................................................... 14
1.5. Bộ cơng cụ đo lường bạo hành phụ nữ ................................................. 17
1.6. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai trên thế
giới và Việt Nam: ......................................................................................... 19
1.7. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: ........................................................ 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 27
2.1. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................. 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 27
2.2.1. Dân số mục tiêu: ............................................................................. 27
2.2.2. Dân số chọn mẫu: ........................................................................... 27
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: được tính theo cơng thức sau: ....................... 27
2..2.4. Kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................... 28
2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu........................................................................... 28

2.2.6. Kiếm soát sai lệch chọn lựa ............................................................ 28
2.3. Xử lý dữ kiện ........................................................................................ 29
2.3.1. Định nghĩa biến số .......................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 38
2.4.2. Công cụ thu thập số liệu ................................................................. 38
2.4.3. Tiến hành thu thập số liệu ............................................................... 39

.


.

2.4.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin: .......................................................... 39
2.5. Phân tích dữ kiện................................................................................... 40
2.5.1. Số thống kê mơ tả ........................................................................... 40
2.5.2. Thống kê phân tích ......................................................................... 40
2.5.3. Kiểm sốt nhiễu .............................................................................. 40
2.6. Nghiên cứu thử...................................................................................... 41
2.7. Vấn đề y đức ......................................................................................... 41
2.7.1. Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu....................................... 41
2.7.2. Xin phép và phê duyệt .................................................................... 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 43
3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ...................................................................... 43
3.2. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai........................................... 50
3.3. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ và các đặc điểm của thai phụ và
chồng ............................................................................................................ 54
3.4. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ và các đặc điểm của
thai phụ và chồng ......................................................................................... 63
3.5. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ và các đặc điểm của
thai phụ và chồng. ........................................................................................ 69

3.6. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ và các đặc điểm của
thai phụ và chồng. ........................................................................................ 77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 84
4.1. Đặc điểm dân số- xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu .............. 84
4.2. Nguồn thơng tin về phịng chống bạo lực gia đình ............................... 86
4.3. Đặc điểm dân số- xã hội của người chồng ............................................ 87
4.4. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai........................................... 89
4.5. Các yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai: . 94
4.5.1. Các đặc điểm cá nhân của thai phụ:................................................ 94
4.5.2. Các đặc điểm chồng của thai phụ: .................................................. 98
4.6 Điểm mạnh của nghiên cứu ................................................................. 101
4.7. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 101

.


.

4.8. Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ................................................ 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 103
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

.


.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

AAS

Tiếng Anh

Assessment Screen Abuse

Tiếng Việt

Sàng lọc đánh giá lạm dụng

BH

Bạo hành

BHGĐ

Bạo hành gia đình

BL

Bạo lực

BLGĐ

Bạo lực gia đình


BLTD

Bạo lực tình dục

BLTT

Bạo lực tinh thần

CLB

Câu lạc bộ

CTS 2

Conflict Tactics Scales 2

Thang điểm phương thức đối
kháng mâu thuẫn hiệu chỉnh

KTC

Khoảng tin cậy

NHTG

Ngân hàng thế giới

NVYT

Nhân viên y tế


PNMT

Phụ nữ mang thai

UNICEFF

United Nations Children's Fund

VHTTDL
TCYTTG

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Văn hóa thể thao du lịch

World health organization

.

Tổ chức Y tế thế giới


.

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tỷ lệ bạo lực gia đình của các khu vực trên thế giới …………… 8
Bảng 1.1. Tỷ lệ bạo lực gia đình trong thai kỳ ở các quốc gia…………........10
Hình 1.2. Các yếu tố nguy cơ về bạo lực gia đình do chồng gây ra
trong 12 tháng qua………………………………………………………..…12
Bảng 3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của thai phụ……………….……..43

Bảng 3.2. Đặc điểm về hành vi lối sống của đối tượng…………..………….45
Bảng 3.3. Thông tin về sản khoa…………………………..………………...46
Bảng 3.4. Thơng tin về bạo lực gia đình…………………………..……..…47
Bảng 3.5. Các đặc tính của chồng……………………..…………………….49
Bảng 3.6. Tỷ lệ bạo lực gia đình……………………….……………………50
Bảng 3.7. Tần suất bạo lực do chồng đối với thai phụ……………..…..........51
Bảng 3.8. Tỷ lệ các hành vi bạo lực gia đình trong thời kỳ mang thai…..…..52
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ với đặc điểm của thai phụ..….54
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ với các hành vi của thai phụ.56
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ với đặc điểm sản khoa…......58
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ với thơng tin phịng chống bạo
lực gia đình…………………….……………………………….....................59
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa bạo lực thai kỳ với đặc điểm của chồng…....60
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố với bạo lực thai kỳ trong mô hình
đa biến…….…………………………………………………………………61
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ với đặc điểm
của thai phụ…………….………………………………………….................63
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ với các hành vi
của thai phụ……………….…………………………………………………64

.


.

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ với đặc điểm
sản khoa…………………………..…………………………………………65
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ với thơng tin
phịng chống bạo lực gia đình………………………………………………66
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa bạo lực tinh thần trong thai kỳ với đặc điểm

của chồng……………………...…………………………………………….67
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các yếu tố với bạo lực tinh thần trong thai kỳ
trong mô hình đa biến…………………………………………….…………68
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ với đặc điểm của
thai phụ…………………………………………...………………………….70
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ với các hành vi
của thai phụ………………………………………………..…………………71
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ với đặc điểm sản
khoa……………………………………………………….…………………72
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ với thơng tin
phịng chống bạo lực gia đình…………………………………………….…73
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa bạo lực thể chất trong thai kỳ với đặc điểm
chồng…………………………………………...……………………………73
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa các yếu tố với bạo lực thể chất trong thai kỳ
trong mơ hình đa biến………………………………………………………..76
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ với đặc điểm của
thai phụ………………………………………..…………………………….78
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ với các hành vi
của thai phụ………………………………….………………………………79
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ với đặc điểm sản
khoa…………………………………………………………………………80

.


.

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ với thơng tin
phịng chống bạo lực gia đình………………………………………………81
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa bạo lực tình dục trong thai kỳ với đặc điểm của

chồng………………………………………..……………………………….82
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa các yếu tố với bạo lực tình dục trong thai kỳ
trong mơ hình đa biến…………………………….………………………….83
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các hoạt động phịng chống bạo lực gia đình……………48
Bảng 4.1. Các yếu tố liên quan đến bạo lực thai kỳ…..……….…………...100

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo
dục, kinh tế, pháp lý và sức khỏe. Nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền
con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tơn giáo, ranh giới địa lý và mức
độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau [19]. Hành vi bạo lực đối với phụ nữ
không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần mà còn ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ và những đứa con của họ.
Ở mức độ trầm trọng hơn, bạo lực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
cho người phụ nữ như tàn tật hoặc tử vong [8]. Ngân hàng Thế giới (1993) ước
tính các trường hợp cưỡng hiếp và bạo lực gia đình làm giảm 5% tuổi thọ của
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại các nước đang phát triển [11]. Hầu hết bạo lực
đối với phụ nữ là do chồng gây ra. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế
giới tại 11 quốc gia cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở các quốc
gia từ 15 – 71% [50].
Tại Việt Nam, theo Báo cáo quốc gia về tình hình bạo lực năm 2010:
58% phụ nữ từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3 loại bạo
lực trong cuộc đời và 27% cho biết họ từng bị cả ba loại bạo lực trên trong vòng
12 tháng trước điều tra. Trong đó, 60% cho biết rằng họ bị thương tích nhiều
hơn một lần và 17% bị thương tích nhiều lần. Phụ nữ từng bị chồng gây bạo

lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục, đánh giá tình trạng sức khỏe của mình ‘kém’
hoặc ‘rất kém’ nhiều hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có
xu hướng gặp phải những khó khăn trong đi lại và trong thực hiện những hoạt
động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và có suy nghĩ
muốn tự tử, sảy thai, nạo thai và thai chết lưu [19]. Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ có thể xảy ra trong suốt đời sống của họ kể cả thời kỳ mang thai. Thời gian
mang thai là thời rất quan trọng và nhạy cảm đối với người phụ nữ, đặc biệt là
những phụ nữ mang thai lần đầu hoặc cả những lần mang thai sau nếu như họ

.


.

đang có những kỳ vọng về giới tính hay những vấn đề khác với đứa con sắp
chào đời, nên thời gian này sẽ gây cho người phụ nữ những áp lực về mặt tinh
thần từ chính những người chồng hay từ những người người xung quanh [10].
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai không chỉ gây hậu quả đối với phụ
nữ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ bị BLGĐ trong thai kỳ có nguy
cơ sinh con nhẹ cân gấp 6 lần [32]. Trong kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy
BLGĐ trong thai kỳ làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh [49]. Tỷ lệ BLGĐ
trong thai kỳ khá dao động ở các quốc gia khác nhau. Một nghiên cứu tổng
quan có hệ thống cho thấy tỷ lệ BLGĐ trong thai kỳ dao động từ 2% - 57% [42]
hay một nghiên cứu phân tích gộp từ 92 nghiên cứu tìm thấy tiến hành tại 23
quốc gia ước lượng tỷ lệ BLGĐ trong thai kỳ là 19,8% trong đó bạo lực tinh
thần là 28,4%, bạo lực thể chất là 13,8% và bạo lực tình dục là 8,0% [33].
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thanh tại Đơng Anh, Hà Nội tỷ lệ BLGĐ trong
thai kỳ là 35,4% [32]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố liên quan đến BLGĐ
trong thai kỳ bao gồm thai phụ trẻ tuổi, thai phụ trình độ học vấn thấp, sống
trong các gia đình có thu nhập thấp, thai phụ từng bị bạo lực và các yếu tố từ

chồng như chồng trẻ tuổi, chồng có học vấn thấp, chồng nghiện rượu [42], [33],
[9], [32].
Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu vực Đơng Nam Bộ nơi có tỷ lệ bạo lực
gia đình cao của cả nước theo thống kê năm 2010 [19]. Mặc dù tỉnh đã áp dụng
nhiều giải pháp để phịng chống bạo lực gia đình nhưng bạo lực gia đình vẫn là
vấn đề cịn đang lo ngại. Các số liệu thống kê về bạo lực gia đình chỉ phản ánh
những vụ có sự vào cuộc can thiệp của địa phương còn những vụ bạo lực tự
thỏa thuận, dàn xếp khó mà thống kê được. Cụ thể theo thống kê của Sở văn
hóa thể thao du lịch Đồng Nai năm 2017 toàn tỉnh xảy ra 182 vụ bạo lực gia
đình trong đó 23 vụ bạo lực tinh thần, 154 vụ bạo lực thể chất và 5 vụ bạo lực
kinh tế và thống kê 8 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 46 vụ bạo lực thể

.


.

chất [5]. Để ước lượng được tỷ BLGĐ xảy ra đối với PNMT và các yếu tố nguy
cơ nhằm có biện pháp phịng chống hạn chế tình trạng BLGĐ xảy ra và góp
phần mang lại cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu này.
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai huyện Định Quán tỉnh
Đồng Nai là bao nhiêu và có yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ bạo lực gia đình ở
nhóm đối tượng này hay không?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định tỷ lệ bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai và các yếu tố liên
quan đến bạo lực gia đình ở nhóm đối tượng này tại huyện Định Quán tỉnh
Đồng Nai năm 2019.

Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ bạo lực gia đình (bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo
lực tình dục) đối với phụ nữ mang thai tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai năm
2019.
2. Xác định tần suất bạo lực gia đình và tỷ lệ các hành vi bạo lực gia đình
đối với phụ nữ mang thai tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai năm 2019.
3. Xác định mối liên quan giữa bạo lực gia đình ở phụ nữ mang thai với các
đặc điểm dân số xã hội của thai phụ, tiền sử sản khoa, thơng tin phịng chống
bạo lực gia đình của thai phụ.
4.

Xác định mối liên quan giữa bạo lực gia đình ở phụ nữ mang thai với các

đặc điểm dân số xã hội và hành vi của chồng thai phụ.

.


.

Dàn ý nghiên cứu: Bạo lực gia đình và một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia
đình ở phụ nữ mang thai.
Đặc điểm xã hội của
phụ nữ

Đặc điểm xã hội
của chồng

Nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Dân tộc

Trình độ học vấn

Tơn giáo

Nghề nghiệp

Kinh tế…

Hành vi uống
rượu, cờ bạc, hút
thuốc …

Hành vi: uống rượu,
cờ bạc, hút thuốc…
Bạo lực gia đình
Bạo lực tinh thần
Bạo lực thể chất
Bạo lực tình dục

Đặc điểm sản khoa
Số con
Sẩy thai
Phá thai
Bệnh kèm

.


Thơng tin về
phịng chống bạo
lực gia đình


.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ

huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
giữa họ với nhau theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình [15].
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”.
Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng
trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ
xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành
vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo
từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy được; bạo
lực với phụ nữ, trẻ em…[12]. Theo định nghĩa của TCYTTG: Bạo lực là việc
đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một
nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát [49].
Bạo lực gia đình: Luật Phịng chống bạo lực gia đình của Quốc Hội Nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ bạo lực gia đình là: “Hành vi
cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại các thành

viên khác trong gia đình” [14]. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;

.


.

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hơn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993)
đã định nghĩa bạo lực trên cơ sở giới là “bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở giới
nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần
hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp
bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc

sống riêng tư” [16].
Một dạng đặc biệt của bạo lực trên cơ sở giới, là bạo lực giữa những
người là bạn tình của nhau. Theo tài liệu quốc tế, BLGĐ và bạo lực bạn tình
là hai khái niệm đồng nghĩa BLGĐ hay BLBT là bạo lực được thực hiện bởi
một người có mối quan hệ thân thiết đối với một người khác [49]. Điều này có
thể xảy ra giữa những cặp đã kết hôn hoặc chưa kết hôn, những cặp đồng giới,
những cặp đã ly thân hoặc ly dị.
Theo báo cáo của TCYTTG (2002), loại hình bạo lực được chia làm ba
loại: (1) bạo lực tự thân; (2) bạo lực bởi người khác; và (3) bạo lực bởi tập thể

.


.

[49].
Bạo lực tự thân: là những hành vi tự lạm dụng, gây hại hay hành vi tự tử.
Bạo lực bởi tập thể: là loại hình bạo lực có tính chất vĩ mơ, nó được chia
thành các loại bạo lực mang tính xã hội, chính trị hoặc kinh tế. Hình thức bạo
lực này mang tầm cỡ quốc gia (những hành vi khủng bố, những hoạt động
nhằm thúc đấy sự phát triển của một tốt chức nào đó gây bất lợi cho quốc gia).
Bạo lực bởi người khác được chia thành hai loại:
- Bạo lực gia đình và bạo lực do chồng là loại bạo lực xảy ra giữa các
thành viên trong gia đình hay giữa các cặp bạn tình, thường xảy ra tại nhà trong
đó bao gồm cả lạm dụng trẻ em, bạo lực do chồng và lạm dụng người cao tuổi.
- Bạo lực bởi cộng đồng là bạo lực gây ra bởi những người khơng có mối
quan hệ gì với nhau, những người lạ hay những người có thể chỉ quen biết,
thường xảy ra ở bên ngồi gia đình.
Ngồi phân loại loại bạo lực như trên TCYTTG còn phân loại bạo lực
theo tính chất hành vi bạo lực bao gồm có: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần,

bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế [49]:
Bạo lực tinh thần: là những hành vi chửi mắng, đe doạ, lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín,...gây áp lực tâm lý
thường xuyên.
Bạo lực thể chất: là những hành vi gây tổn hại đến cơ thể với nhiều dạng
và mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong: bạt tai,
túm tóc, tát, đấm, đá, bóp cổ, giam hãm, đốt, tạt a xit, dùng hung khí…
Bạo lực tình dục là các hành vi ép buộc quan hệ tình dục, xâm phạm đời
sống tình dục, ép sinh con trai, khơng cho sử dụng biện pháp tránh thai,...
Bạo lực kinh tế: là các hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hư hỏng tài sản
riêng, cưỡng ép lao động quá sức, cản trở thực hiện quyền lao động hoặc kiểm
soát thu, chi trong gia đình...

.


.

Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến bạo lực được thực hiện bởi người
khác, cụ thể là bạo lực được thực hiện bởi những người đàn ông với vợ/ bạn
tình của họ và xét đến 3 hình thức bạo lực đó là bạo lực tinh thần, bạo lực thể
chất và bạo lực tình dục.
1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam:
Theo báo cáo của TCYTTG thống kê dựa trên dữ liệu được trích xuất từ
79 quốc gia và hai lãnh thổ. Tỷ lệ bạo lực thể chất và / hoặc tình dục tồn cầu
bạo lực đối với phụ nữ từ chồng hay bạn tình là 30,0%. Phổ biến nhất là ở Châu
Phi, Đông Địa Trung Hải và các khu vực Đông Nam Á, nơi có khoảng 37%
phụ nữ đã từng bị bạo hành tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ
[51].
Theo các nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia từ năm 2000 –

2010 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, 13% đến 68% phụ nữ được báo
cáo trải qua bạo lực về thể chất và hoặc tình dục với đối tác thân mật tại một số
thời điểm trong cuộc sống của họ. Tại các nước đang phát triển, phụ nữ có khả
năng bị bạo lực cao gấp đơi so với nam giới [48].

Hình 1.1: Tỷ lệ Bạo lực gia đình của các khu vực trên thế giới [52].
Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam do Tổng cục
Thống kê tiến hành năm 2010 trong nhóm đối tượng phụ nữ từ 15-60 tuổi cho
thấy bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm đặc

.


.

biệt: 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã từng trải qua bạo lực trong cuộc đời
và 27% cho biết họ đã từng bị cả ba loại bạo lực trong vòng 12 tháng qua. [19].
Theo báo cáo thống kê từ 63 tỉnh, thành phố do Bộ Văn hóa thể thao và
du lịch thực hiện năm 2016 có 11.020 hộ gia đình có bạo lực và tổng hợp 10/63
tỉnh thành năm 2017 số hộ gia đình có bạo lực là 1320 hộ [1].
Bạo lực đối với phụ nữ mang thai
Theo báo cáo năm 2005 của TCYTTG tỷ lệ bạo lực thể chất trong thời
kỳ mang thai dao động từ 1% đến 28%, hầu hết tất cả bạo lực đang được gây
ra bởi cha của đứa trẻ. Từ 23% đến 49% phụ nữ có thai bị bạo lực báo cáo là bị
đấm hoặc đá vào bụng, có khả năng nghiêm trọng hậu quả cho sức khỏe của
cả người phụ nữ và thai nhi đang phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, bạo
lực trải qua trong thai kỳ là sự tiếp nối của bạo lực trước đây. Tuy nhiên, cho
một tỷ lệ đáng kể (từ 13% đến 52%), bạo lực bắt đầu trong thời gian mang thai.
Đối với đa số phụ nữ bị bạo lực trước và trong khi mang thai, mức độ bạo lực
giữ nguyên hoặc ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, từ 8% đến 34% cho rằng bạo

lực tồi tệ hơn trong thai kỳ [31]. Một nghiên cứu phân tích gộp từ 92 nghiên
cứu tìm thấy tiến hành tại 23 quốc gia ước lượng tỷ lệ BLGĐ trong thai kỳ là
19,8% trong đó bạo lực tinh thần là 28,4%, bạo lực thể chất là 13,8% và bạo
lực tình dục là 8,0% [33]. Tỷ lệ BLGĐ trong thai kỳ của các quốc gia được
trình bằng trong bảng sau:

.


0.

Tỷ lệ BLGĐ
(%)
5,8
12,0
63,4
8,9
4,8
8,4
23,9
20,3
15,0
11,0
16,1
16,1
32,4
35,5
35,0
30,7
21,0

24,0
7,0
14,9
12,7
57,0
16,9

Quốc gia
Úc
Bangladesh
Brazil
Canada
Trung Quốc
Anh
Ấn Độ
Israel
Jordan
Lebanon
Mexico
New Zealand
Nicaragua
Nigeria
Pakistan
Peru
Saudi Arabia
Sweden
Switzerland
Thái Lan
Thỗ Nhĩ Kỳ
Uganda

Hoa Kỳ

Tỷ lệ BLTT
(%)
40,4
1,5
4,7
9,6
7,5
21,6
18,2
77,1
32,4
54,9
44,3
11,9
14,5
5,0
14,9
15,5
20,5

Tỷ lệ BLTC
(%)
5,8
12,0
12,35
3,5
1,6
9,6

23,5
20,3
15,0
11,0
12,1
23,0
13,4
21,1
16,5
15,6
21,0
11,0
3,0
9,9
4,6
57,0
13,1

Tỷ lệ BLTD
(%)
4,55
4,7
7,5
4,1
10,0
6,7
11,6
14,0
3,1
3,3

2,0
4,8
4,6
10,2

Bảng 1.1. Tỷ lệ bạo lực gia đình trong thai kỳ ở các quốc gia [33].
Tại Việt Nam trong báo cáo nghiên cứu của tổng cục thống kê đưa ra
rằng 5% phụ nữ đã từng mang thai cho biết họ từng bị đánh đập trong khi đang
mang thai và đa phần do chính người cha của thai nhi gây ra [19]. Tuy nhiên
khi nghiên cứu trực tiếp trên đối tượng phụ nữ mang thai thì tỷ lệ BLGĐ cao
hơn rất nhiều. Cụ thể như trong nghiên cứu về BLGĐ ở phụ nữ có con dưới 1
tuổi của Nguyễn Linh Phương tại 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ có đến 12,6%
bà mẹ tham gia nghiên cứu trả lời rằng từng bị BLGĐ trong khoảng thời gian
mang thai và nuôi con ở những mức độ khác nhau từ hiếm khi (1,4%) cho đến
thỉnh thoảng (9,5%) và thường xuyên (1,7%).Và đối tượng chủ yếu gây ra bạo
lực khơng ai khác chính là người chồng, tỷ lệ chiếm trên 88% [13]. Trong kết

.


1.

quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh và cộng sự tỷ lệ bạo lực bất kỳ trong
thai kỳ là 35,4%, hình thức bạo lực phổ biến nhất là bạo lực tinh thần 32,5%
phụ nữ 10% bạo lực tình dục và 3,5% đã báo cáo bạo lực thể chất trong khi
mang thai [32]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc tỷ lệ BLGĐ ở thai phụ
thành phố Hồ Chí Minh là 56,1%; trong số này, BLTT chiếm 68,9%, BLTC là
13,4%, BLTD 20,6% [7].
1.3. Các yếu tố nguy cơ về bạo lực gia đình
Nhiều mơ hình lý thuyết khác nhau cố gắng mô tả các yếu tố nguy cơ

và yếu tố bảo vệ cho BLGĐ dựa trên các yếu tố về tâm lý, văn hóa và sinh học
kể cả sự bình đẳng giới. Mỗi mơ hình này góp phần vào sự hiểu biết tốt hơn về
bạo lực với đối tác thân mật và bạo lực tình dục và giúp xây dựng các chương
trình nhằm mục đích giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và tăng
cường các yếu tố bảo vệ [38].
Trong báo cáo tóm tắt kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ bạo lực bởi
chồng của Bộ Lao động thương binh xã hội bạo lực do chồng gây ra liên quan
tới một mối tương tác phức tạp các yếu tố ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn
chung tương tự như các lý thuyết hiện hành, phát hiện của nghiên cứu nhấn
mạnh sự bất bình đẳng giới và sự mất cân bằng về vị thế giữa nam giới và phụ
nữ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bạo lực đối với phụ nữ. Các phát hiện cho
thấy khơng có yếu tố đơn lẻ nằm trong khung cấu trúc ở cấp độ cá nhân, gia
đình hay cộng đồng có thể giải thích cơ bản về bạo lực bởi khi xem xét tất cả
các yếu tố cùng lúc cho thấy một số yếu tố ln có mối liên hệ chặt chẽ với bạo
lực. Điều này cho thấy nếu chỉ loại bỏ một yếu tố như lạm dụng rượu thì chỉ
giảm số lần bị bạo lực mà không thể chấm dứt bạo lực [22].

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
12

Hình

Hình 1.2. Các yếu tố nguycơ về BLGĐ do chồng gây ra trong 12 tháng qua [22].

Bạo lực do chồng gây ra có liên quan chặt chẽ tới những trải nghiệm về
bạo lực của cả người vợ lẫn người chồng trước hôn nhân của họ cũng như trải
nghiệm bạo lực của cả mẹ vợ hoặc mẹ chồng: Phụ nữ từng trải nghiệm bạo lực

tình dục trong đời do người khác ngồi chồng gây ra có nguy cơ chịu bạo lực
do chồng gây ra cao hơn; đặc biệt ở phụ nữ đã trải nghiệm bạo lực tình dục sau
tuổi 15 có nguy cơ cao gấp 5.5 lần, trong khi những phụ nữ từng bị lạm dụng
tình dục khi cịn nhỏ (dưới 15 tuổi) có nguy cơ cao gấp 2.8 lần khi so sánh với
phụ nữ chưa từng bị bạo lực tình dục do người khác ngồi chồng gây ra. Phụ
nữ bị ép buộc trong lần đầu tiên quan hệ tình dục có nguy cơ cao gấp 4.2 lần.
Nếu một phụ nữ cho biết mẹ của cô ấy từng bị bố đánh, họ có nguy cơ cao bị
bạo lực do chồng gây ra cao gấp 2.3 lần so với những phụ nữ khác, nếu phụ nữ
có mẹ chồng bị đánh, nguy cơ bị bạo lực của cô ấy cao hơn 2.8 lần. Khi phụ nữ
trả lời có chồng từng bị đánh khi còn nhỏ, nguy cơ bị bạo lực ước tính cao hơn
gấp 2 lần.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
13

Học vấn, kinh tế của phụ nữ số con, tuổi của chồng và vị trí địa lý có ảnh
hưởng đến nguy cơ bị bạo lực của phụ nữ: Phụ nữ có trình độ giáo dục cao hơn
trung học cơ sở chịu nguy cơ về bạo lực thấp hơn so với phụ nữ có trình độ
giáo dục thấp hơn; phụ nữ có con (so với nhóm khơng có con) và phụ nữ từ hộ
nghèo hơn chịu nguy cơ cao hơn về bạo lực. Hơn nữa, phụ nữ có chồng ở nhóm
trẻ tuổi chịu nguy cơ cao hơn những phụ nữ có chồng ở nhóm tuổi già hơn, điều
này phù hợp với phát hiện ở báo cáo thứ nhất rằng bạo lực thường xuất hiện
sớm trong mối quan hệ hoặc hơn nhân và có thể giảm theo thời gian.
Bạo lực do chồng gây ra có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hành vi nam
tính, là các hình thức biểu hiện nam tính có hại: Phụ nữ có chồng uống rượu
hàng ngày có thể chịu nguy cơ chịu bạo lực cao gấp 7 lần so với phụ nữ có
chồng khơng bao giờ uống rượu; nhưng ngay cả khi người chồng chỉ uống 1

lần 1 tháng, nguy cơ chịu bạo lực của vợ người này vẫn cao gấp 3 lần. Phụ nữ
có chồng đã từng đánh nhau với người khác, chịu nguy cơ về bạo lực cao gấp
5 lần và nếu người chồng có quan hệ ngồi hơn nhân, nguy cơ chịu bạo lực của
người vợ cao gấp 3,4 lần so với những phụ nữ khác.
Một số các yếu tố khác được xem xét bao gồm quan điểm của phụ nữ đối
với bạo lực, các yếu tố các mối quan hệ và mạng lưới hỗ trợ phụ nữ. Khi cùng
xem xét với tất cả các yếu tố khác thì những yếu tố này thể hiện mối liên hệ yếu
hoặc không liên quan tới trải nghiệm về bạo lực do chồng gây ra. Nghiên cứu
đồng thời xem xét ảnh hưởng của sở thích con trai với bạo lực. Tuy nhiên, kết
quả cho thấy phụ nữ chỉ có con gái có cùng nguy cơ bị bạo lực như phụ nữ chỉ
có con trai. Một yếu tố đáng đề cập ở đây là tình trạng đóng góp vào tài chính
của hộ của phụ nữ so với chồng. Trong nghiên cứu có 14% phụ nữ đóng góp
nhiều hơn chồng, họ có nguy cơ cao gấp 2,4 lần về bạo lực khi so với những
phụ nữ đóng góp vào kinh tế hộ ít hơn chồng. Phụ nữ đóng góp bằng chồng
hoặc khơng có đóng góp tài chính gì khơng có nguy cơ cao. Điều này có thể

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
14

được giải thích qua thực tế rằng khi phụ nữ có vị thế tài chính tốt hơn chồng, ở
xã hội mà về truyền thống người chồng được cho là “trụ cột kinh tế”, đã tạo
nên căng thẳng trong mối quan hệ gia đình và do đó kích động thêm bạo lực
trong gia đình. Đồng thời, bạo lực được đàn ông sử dụng như cách nhằm tái
khẳng định quyền lực và sự kiểm sóat gia đình để bù đắp vào những đóng góp
ít hơn về tài chính của mình đối với hộ gia đình.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ ở các vùng địa lý xác định
có nguy cơ cao hơn về bạo lực do chồng gây ra so với phụ nữ ở các vùng khác

(ngay cả khi nghiên cứu xem xét tới nghèo đói, thành thị/nông thôn và tất cả
các yếu tố khác). Phụ nữ ở các vùng Đồng Bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và
Tây Nguyên có nguy cơ chịu bạo lực cao nhất so với các vùng khác trên cả
nước.
Các yếu tố nguy cơ về BLGĐ trong thai kỳ tìm thấy trong những nghiên
cứu đã tiến hành tương tự như những yếu tố nguy cơ BLGĐ đối với phụ nữ [9],
[7], [8], [42].
1.4. Hậu quả của bạo lực gia đình:
Bạo lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong
trên thế giới trong nhóm tuổi từ 15-44 tuổi. Tỷ lệ tử vong do bạo lực khác nhau
tùy theo mức thu nhập của từng quốc gia. Năm 2000 tỷ lệ tử vong bạo lực trong
các nước thu nhập thấp đến trung bình là 32,1 mỗi 100.000 dân số, gấp hơn hai
lần tỷ lệ các quốc gia có thu nhập cao (14,4 trên 10. 000) [49].
Ảnh hưởng đối với bản thân người phụ nữ:
BLGĐ là vấn đề sức khỏe toàn cầu chịu trách nhiệm về một phần đáng
kể gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ. BLGĐ có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực
đối với sức khoẻ và cuộc sống của người phụ nữ, ví dụ bị thương tích về thân
thể, hoặc bị chết, đau đớn suốt đời, và các vấn đề sức khoẻ tâm thần ví dụ như
trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc tự tử [49].

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
15

Điều tra mối tương quan giữa bạo lực đối tác thân mật với trầm cảm và
lo lắng ở phụ nữ có chồng, trong một cuộc khảo sát hộ gia đình của phụ nữ đã
lập gia đình ở Tehran, Iran, vào mùa hè năm 2011, kết quả thu được bạo lực
phi thể chất và bạo lực thể chất trong đời sống hôn nhân được báo cáo ở 77,2

và 35,1%. Trầm cảm và lo lắng đáng kể về mặt lâm sàng được báo cáo lần lượt
ở 15,3 và 32,7% phụ nữ. Số chênh (khoảng tin cậy 95%) trầm cảm và lo âu ở
phụ nữ bị BLGĐ là 5,8 (2,3-14,6) và 2,6 (1,6-4,3). BLGĐ là một yếu tố xã hội
là yếu tố tương quan đáng kể với trầm cảm và lo âu [27].
Tỷ lệ chấn thương ở những phụ nữ đã từng bị bạo lực thể chất do chồng
gây ra dao động từ 19% ở Ethiopia đến 55% ở Peru và có mối liên quan với
mức độ nghiêm trọng của bạo lực. Ở Brazil, Peru, Samoa, Serbia, thành phố
Montenegro, và Thái Lan, hơn 20% phụ nữ đã từng bị chấn thương trả lời rằng
họ bị thương tích nhiều lần và ít nhất 20% trong số đó bị tổn thương ở mắt và
tai. 38% các vụ phụ nữ bị giết hại được báo cáo là do chồng gây ra [51].
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu tại 63 tỉnh thành, trong tổng số
4.838 phụ nữ tham gia phỏng vấn, có đến 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo
lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành
vi bạo lực. Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17%
bị thương tích 5 lần trở lên. Phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác, hoặc bạo
lực tình dục, đánh giá tình trạng sức khỏe của mình ‘kém’ hoặc ‘rất kém’ nhiều
hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có xu hướng gặp phải
những khó khăn trong đi lại và trong thực hiện những hoạt động thường ngày,
bị đau. Ngoài những ảnh hưởng về mặt thể xác những phụ nữ bị BLGĐ còn
gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần
(cảm giác sợ hãi, lo âu và phai nhạt tình cảm vợ chồng: trên 20% khóc, 16,3%
mất ngủ, khó ngủ và 2,5% muốn ly dị, ly thân) và có suy nghĩ muốn tự tử, sảy
thai, nạo thai và thai chết lưu [19] .

.


×