Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phương thức, cấu trúc nhượng bộ, đối lập trong tiếng pháp (khảo sát bài viết biện luận của sinh viên khoa ngữ văn pháp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN PHÁP
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG THỨC, CẤU TRÚC
NHƯỢNG BỘ, ĐỐI LẬP TRONG TIẾNG PHÁP
KHẢO SÁT TRÊN BÀI VIẾT BIỆN LUẬN CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHÓM SV THỰC HIỆN:

Chủ nhiệm:

TRẦN NHẬT DUY

1257030005

Thành viên:

ĐẶNG THỊ THU HỒNG

1257030016

NGUYỄN THỊ THUỶ TRÚC 1257030068

GV HƯỚNG DẪN:


TS. LÊ NGỌC BÁU (Giảng viên khoa Ngữ Văn Pháp,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Tp. Hồ Chí
Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 04 năm 2016


Mục lục
Mục lục ................................................................................................................... 1
Tóm tắt đề tài .......................................................................................................... 3
Lời mở đầu .............................................................................................................. 4
Chương 1 – Cơ sở lý luận ..................................................................................... 7
1. Khái niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp ..................................................... 8
1.1 Khái niệm nhượng bộ ........................................................................................ 8
1.2 Khái niệm đối lập .............................................................................................. 9
2. Phương thức biểu đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp ...................... 10
2.1 Biểu đạt bằng câu đơn ..................................................................................... 11
2.1.1 Biểu đạt bằng nhóm giới từ ................................................................................................... 11
2.1.2 Biểu đạt bằng tính từ và phân từ ........................................................................................... 11

2.2 Biểu đạt bằng câu phức ................................................................................... 12
2.2.1 Câu phức có mệnh đề kế cận................................................................................................. 14
2.2.2 Câu phức có mệnh đề liên kết được liên kết bằng trạng từ và cụm trạng từ ......................... 14
2.2.3 Câu phức có mệnh đề phụ ..................................................................................................... 16

3. Khái niệm về nhượng bộ và đối lập trong tiếng Việt ................................................ 18
3.1 Khái niệm nhượng bộ ...................................................................................... 18
3.2 Ngữ nghĩa của cấu trúc nhượng bộ .................................................................. 19
3.2.1 Cấu trúc nhượng bộ Mặc dù P nhưng Q ............................................................................... 19
3.2.2. Cấu trúc điều kiện – nhượng bộ Dù P thì Q......................................................................... 22


3.3 Khái niệm đối lập ............................................................................................ 23
3.3.1 Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ đối lập trong lập luận...................................... 23
3.3.2 Các phương thức biểu đạt quan hệ đối lập ............................................................................ 24

4. Sơ kết ......................................................................................................................... 24
Chương 2 – Chương trình dạy và học phương thức Nhượng bộ - Đối lập của
khoa Ngữ Văn Pháp ............................................................................................ 25
1. Nội dung chương trình đào tạo .................................................................................. 25
1.1 Composition và Grammaire ............................................................................ 27
1.2 Expression Écrite và Syntaxe .......................................................................... 29

Trang | 1


2. Sơ kết ......................................................................................................................... 31
Chương 3 – Phân tích mẫu ................................................................................. 33
1. Thống kê mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 33
2. Miêu tả và phân tích các mẫu nghiên cứu ................................................................. 37
2.1 Liên từ mais .................................................................................................... 38
2.1.1 Vị trí, chức năng.................................................................................................................... 38
2.1.2 Ngữ nghĩa.............................................................................................................................. 39
2.1.3 Một số lỗi sai ......................................................................................................................... 42

2.2 Liên từ cependant, pourtant ............................................................................ 43
2.2.1 Vị trí, chức năng.................................................................................................................... 43
2.2.2 Xét về mặt ngữ nghĩa ............................................................................................................ 44

2.3 Liên từ bien que .............................................................................................. 44
2.3.1 Vị trí, chức năng.................................................................................................................... 44

2.3.2 Xét về ngữ nghĩa ................................................................................................................... 45

2.4 Các cấu trúc khác ............................................................................................ 45
2.4.1 Vị trí, chức năng.................................................................................................................... 46
2.4.2 Lỗi sai cú pháp ...................................................................................................................... 47

3. Sơ kết ......................................................................................................................... 49
Lời kết................................................................................................................... 53
Phụ lục .................................................................................................................. 55
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 105

Trang | 2


Tóm tắt đề tài

Cơng trình nghiên cứu « Các phương thức chỉ sự đối lập và nhượng bộ trong
tiếng Pháp : khảo sát trên bài viết biện luận của sinh viên khoa Ngữ Văn Pháp, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn » bao gồm những nội dung sau: Phần thứ nhất,
chúng tơi trình bày sơ lược cơ sở lý luận. Chúng tôi xem những phương thức, cấu trúc
chỉ sự đối lập và nhượng bộ trong tiếng Pháp được thể hiện như thế nào. Bên cạnh đó,
chúng tơi cũng tìm hiểu sơ lược về phương thức, cấu trúc chỉ sự đối lập và nhượng bộ
trong tiếng Việt. Phần thứ nhất sẽ là nền tảng để giúp chúng tôi dễ dàng miêu tả và
phân tích cách sử dụng phương thức này trong bài viết của sinh viên khoa Ngữ Văn
Pháp trong phần thứ ba. Ngồi ra, chương trình đào tạo của Khoa Ngữ Văn Pháp, đặc
biệt là chương trình các môn dạy phương thức này, cũng là một trong những yếu tố
quan trọng giúp chúng tôi làm rõ vấn đề được nghiên cứu được trình bày trong phần
hai của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về
cách sử dụng phương thức đối lập và nhượng bộ trong tiếng Pháp, trong bài văn biện
luận của sinh viên khoa.


Trang | 3


Lời mở đầu
Việc nghiên cứu về ngôn ngữ Pháp của sinh viên khoa Ngữ Văn Pháp là một
mảng không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên nhằm giúp người học có
kiến thức chuyên sâu về tiếng Pháp và như vậy, tiếp cận được một cách sâu sắc hơn về
văn hoá và văn học Pháp. Trong hai năm đầu của chương trình học 4 năm, chúng tơi
học các môn cơ sở ngành để rèn luyện kỹ năng nghe hiểu (compréhension orale), nói
(expression orale), đọc hiểu (comprehension écrite), viết (expression écrite). Trong hai
năm tiếp theo, chúng tôi học các môn chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và văn hố
Pháp, khi đó những mơn cơ sở ngành trở thành nền tảng giúp chúng tôi tiếp cận ngôn
ngữ tốt hơn.
Qua thời gian học tập của bản thân cũng như học tập cùng những bạn sinh viên
khác, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên chúng tôi gặp một số vấn đề về việc sử dụng
các cấu trúc ngữ pháp trong các bài viết, nhất là các bài viết mang tính biện luận (texte
argumentatif). Trong hình thức bài viết loại này, chúng ta ít nhiều ln cần sử dụng
những cấu trúc diễn đạt sự đồng tình hoặc khơng đồng tình về một vấn đề trong đời
sống, nhằm nêu lên quan điểm cá nhân của mỗi người. Đó là phương thức, cấu trúc chỉ
sự nhượng bộ và đối lập. Tuy nhiên, trong thực tế học tập và bài viết của sinh viên
khoa Pháp mà chúng tơi có cơ hội tiếp cận, chúng tơi nhận thấy các phương thức, cấu
trúc thuộc loại này ít được sử dụng, phần lớn sinh viên tập trung sử dụng liên từ mais.
Phải chăng do sinh viên không nắm chắc về lý thuyết của các cấu trúc chỉ sự đối lập và
nhượng bộ nên họ gặp khó khăn trong việc sử dụng này. Từ đó nảy sinh câu hỏi mà
chúng tơi muốn tìm lời giải đáp : “Sinh viên có thường xuyên sử dụng các cấu trúc chỉ
sự đối lập - nhượng bộ và có sử dụng đa dạng các phương thức, cấu trúc chỉ sự đối lập
– nhượng bộ hay khơng? Nếu có thì những phương thức, cấu trúc được sử dụng thế
nào?”.
Trên tinh thần đó, chúng tơi thực hiện đề tài Các phương thức chỉ sự đối lập và

nhượng bộ trong tiếng Pháp : khảo sát trên bài viết biện luận của sinh viên khoa Ngữ
Văn Pháp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Mục đích của đề tài là nghiên cứu

Trang | 4


để làm rõ phương thức, cấu trúc chỉ sự nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp, trong
bài viết của sinh viên khoa chúng tôi đang theo học.
Tư liệu mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là một số bài viết tiếng Pháp của sinh
viên khoa Ngữ văn Pháp (tổng cộng 228 bài). Chúng tôi thu thập bài viết của sinh viên
được học chương trình đào tạo cũ và chương trình mới của khoa. Để từ đó tìm hiểu
cách biểu đạt sự nhượng bộ và đối lập của từng đối tượng trong chương trình dạy
phương thức này ở khoa. Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi phát hiện những hạn
chế, những vấn đề về cách diễn đạt nhượng bộ, đối lập trong tiếng Pháp của sinh viên
để cải thiện.
Khái niệm về phương thức, cấu trúc chỉ sự nhượng bộ, đối lập trong tiếng Pháp
và tiếng Việt đã được nhiều tác giả Pháp cũng như Việt đề cập đến trong các sách văn
phạm, các cơng trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ở phạm vi liên quan đến các bài viết có
tính chất biện luận của sinh viên Khoa Ngữ văn Pháp thì hiện tại vẫn chưa có nghiên
cứu nào.
Trong nghiên cứu này, chúng tơi sẽ tìm hiểu và phân tích những nội dung chính
sau đây :
Trong chương 1 với nội dung về lý thuyết câu nhượng bộ và đối lập, chúng tơi
sẽ nghiên cứu và tìm hiểu một cách tổng thể về tình huống, ngữ cảnh viết cần biểu đạt
sự nhượng bộ, đối lập và phương thức cấu trúc chỉ sự nhượng bộ và đối lập trong tiếng
Pháp.
Chương 2 liên quan đến chương trình đào tạo của Khoa Ngữ Văn Pháp, đặc biệt
là chương trình các mơn học phương thức biểu đạt này. Vì chương trình đào tạo có sự
thay đổi từ khố 2012 đến nay, nên chúng tơi sẽ giới thiệu các mơn học của cả 2
chương trình đào tạo mới và cũ. Đây là cơ sở để chúng tôi so sánh và đưa ra kết luận

cách sử dụng câu nhượng bộ và đối lập của sinh viên được đào tạo trong hai chương
trình khác nhau.
Trong chương 3, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu và phân tích các mẫu mà
chúng tôi đã thu thập được từ bài viết của sinh viên khoa Ngữ văn Pháp. Cụ thể là
nghiên cứu tình huống, ngữ cảnh biểu đạt sư nhượng bộ và đối lập trong mẫu được
khảo sát; thống kê cấu trúc chỉ sự nhượng bộ và đối lập của mẫu nghiên cứu; miêu tả,
phân tích cấu trúc chỉ sự nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp trong bài viết của sinh
Trang | 5


viên, từ đó đưa ra nhận xét về những ưu thế và hạn chế trong cách dùng này của sinh
viên.
Công việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên các phương pháp tiếp cận sau đây:
- Phương pháp miêu tả và phân tích: miêu tả, phân tích cấu trúc chỉ sự nhượng
bộ và đối lập trong bài viết tiếng Pháp, tìm điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng
Pháp và tiếng Việt trong các cấu trúc nhượng bộ đối lập trong bài viết của sinh viên.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: tổng hợp, thống kê những bài viết được
dùng làm mẫu khảo sát cho nghiên cứu.
Sau mỗi chương, chúng tôi đều có những tổng hợp và nhận xét về những khía
cạnh chúng tơi nghiên cứu. Những ghi nhận có thể chưa được sâu sắc và tuyệt đối,
nhưng cũng phản ánh được phần nào tư duy và phân tích của chúng tơi, những sinh
viên đang học tại khoa Ngữ Văn Pháp, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang | 6


Chương 1 – Cơ sở lý luận
Antoine de Rivarol1 (1753-1801), một nhà bình luận, nhà văn người Pháp thế kỉ
18 đã nói : « La parole est la pensée extérieure, et la pensée est la parole intérieure »

(Lời nói là ý nghĩ thể hiện bên ngoài, và ý nghĩ là lời nói tiềm ẩn bên trong)2. Thật vậy,
một phát ngơn chứa đựng nhiều yếu tố có thể được xét, và một trong những điểm quan
trọng nhất, thiết yếu nhất của một phát ngơn chính là ý mà người nói/viết muốn truyền
đạt. Có nhiều ý định được đưa ra tuỳ theo chuỗi phát ngôn : mời gọi, khuyên bảo, răn
đe, dạy dỗ, cảm thông, chia sẻ,…và với những ý định ấy, người nói/viết cũng có thể sử
dụng nhiều phương thức để biểu đạt : đồng tình, phản đối, biểu đạt quan điểm trung
lập, khẳng định quan điểm cá nhân,…Trong đề tài này, chúng tơi sẽ chỉ tìm hiểu và
trình bày thế nào là ý nhượng bộ và đối lập, vì đây là cặp phương thức ngữ pháp được
sử dụng hàng ngày trong giao tiếp, nhất là trong những cuộc hội thoại có tính chất cần
lý luận (conversation argumentative). Trong chương một, chúng tơi sẽ trình bày cơ sở
lý thuyết về phương thức nhượng bộ và đối lập: định nghĩa và các phương thức, cấu
trúc biểu đạt. Sau đó, chúng tơi tiếp tục tìm hiểu và trình bày các phương thức để diễn
đạt ý nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp. Ví dụ, nhượng bộ và đối lập có thể được
diễn tả bằng một câu đơn (phrase simple) đi kèm với nhóm giới từ (groupe
prépositionnel), với tính từ (adjectif) hoặc với phân từ (participe) ; hoặc có thể bằng
câu phức có mệnh đề kế cận (phrase complexe à propositions juxtaposées), câu phức
có mệnh đề liên kết (phrase complexe à propositions coordonnées), câu phức có mệnh
đề phụ (phrase complexe à propositions subordonnées). Ngồi ra, yếu tố thức (modes)
và thì (temps) cùng mối liên hệ của thì (concordances de temps) trong câu phức cũng
là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hiểu và truyền đạt phát ngôn.

1

Xem thêm tại : ngày 10/09/2015.

2

Từ chỗ này về sau, chúng tôi viết phần dịch của các trích dẫn bằng tiếng Việt trong dấu « ( ) » liền sau trích dẫn
bằng tiếng Pháp.


Trang | 7


1. Khái niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp
1.1 Khái niệm nhượng bộ
Trong tiếng Pháp, theo từ điển Le Petit Robert Micro3, từ concession (nhượng
bộ) diễn đạt ý tưởng thừa nhận quan điểm của một người, một sự vật, sự việc. Từ
nghĩa ban đầu này, khái niệm nhượng bộ dùng để diễn tả câu có cấu trúc như những ví
dụ sau đây :
(1) Bien qu'Hélène soit petite, elle joue au basket.4
(Dù rằng Hélène thấp bé, cô ta vẫn chi búng r)

Hoc :
(2) Quelques dộỗues quelles soient, elles doivent recommencer5
(Dù cho có thất vọng mấy đi chăng nữa, họ cũng phải bắt đầu lại từ đầu)

Từ hai ví dụ trên mượn từ trang web bàn về sự nhương bộ và từ bài học « Mệnh
đề phụ biểu đạt sự nhượng bộ và đối lập » trong môn Cú pháp của Cơ Bùi Khương
Bích Hồn, chúng ta có thể nhận thấy các điểm chung như sau :
-

Cả hai mệnh đề trong câu (1) và hai mệnh đề trong câu (2) đều cùng chung một
chủ ngữ (« Hélène » và « elle » ở câu 1, và « elles » ở câu (2)).

-

Sự việc đầu và sự việc sau trong mỗi câu có giá trị khác nhau, và sự việc thứ hai
được xem là việc quan trọng hơn sự việc thứ nhất. Cụ thể :
o Ở ví dụ 1, nếu như theo lơ-gíc chúng ta hiểu, Hélène thấp bé thì khơng
thể nào chơi bóng rổ vì đây là mơn thể thao yêu cầu người chơi có một

chiều cao nhất định. Nhưng trên thực tế, Hélène vẫn cứ chơi, mặc cho
chiều cao của mình cịn thấp và khơng đạt u cầu của bộ mơn. Và từ đó,
việc Hélène chơi bóng rổ được nhấn mạnh, nhờ vào sự việc « thấp bé ».
o Ở ví dụ 2, việc họ thất vọng, theo lối suy nghĩ thông thường, sẽ dẫn đến
việc họ buông xuôi và từ bỏ việc đang làm. Vậy mà sự việc thứ hai trong
câu được nhấn mạnh khi nói « họ cũng phải bắt đầu lại từ đầu ». Đây là
điều họ khơng muốn, nhưng vì cơng việc, họ phải làm.

3

Ngun văn trong Le Petit Robert Micro : « le fait d'abandonner à son adversaire un point de discussion, de concéder ».
Tham khảo tại : ngày 10/09/2015.
5
Fichier « Subordonnées de Concession et d’Opposition », Cours de Syntaxe de Mme. Bùi Khng Bớch Hon, facultộ de
Lettres franỗaises, Universitộ des Sciences Sociales et Humaines de HCM-Ville, premier semestre en 2014.
4

Trang | 8


Ngồi ra, vấn đề thức và thì cũng được lưu ý đến trong một số cấu trúc nhượng
bộ tiếng Pháp : Mỗi sự việc đầu trong mỗi ví dụ được diễn tả bằng thức liên thuộc
(subjonctif). Bien qu’Hélène soit petite v Quelques dộỗues quelles soient u cựng
th hin qua lng kính chủ quan của người nói để nhấn mạnh sự việc : Đáng lí Hélène
nhỏ con thì khơng nên chơi bóng rổ. Nhưng trên thực tế, cơ ấy muốn chơi và cơ ấy
chơi bóng rổ (ví dụ 1), hoặc đáng lí là họ sẽ bng xi và bỏ cuộc khi thất vọng.
Nhưng trên thực tế, họ phải làm lại.
Sau khi xem xét hai ví dụ trên, chúng tơi nhận thấy : Ý nhượng bộ trong hai cấu
trúc cho thấy sự đối lập có tính lơ-gíc giữa các sự việc được nêu ra trong câu (nghĩa là
họ không thực hiện việc họ cần làm hay phải làm theo lẽ thường).

1.2 Khái niệm đối lập
Song song với khái niệm nhượng bộ, chúng ta cũng có khái niệm đối lập trong
việc biểu đạt. Đối lập dùng để diễn tả các sự việc được để cạnh nhau và xét về mặt ngữ
nghĩa, các sự việc này tương phản nhau, khác với nhượng bộ diễn tả sự đối lập mang
tính lơ-gích giữa các sự việc. Chúng ta xem các ví dụ sau đây :
(3) Alors que Jacques travaillait beaucoup, son frère réjouissait la vie.
(Trong khi Jacques làm việc rất nhiều, em trai anh ta hưởng thụ cuộc sống)

Xét ví dụ, ta thấy : hành động của Jacques và em trai của mình khác nhau và
tương phản nhau : Jacques ra sức làm việc rất nhiều, cịn em trai anh ta thì khơng chịu
làm việc, mà chỉ biết ở nhà hưởng thụ cuộc sống của mình.
Hãy cùng xem một ví dụ khác :
(4) Pierre est triste tandis que son ami est joyeux6
(Pierre buồn sầu trong khi bạn của anh ta lại vui vẻ)

Câu nói cho chúng ta thấy hai trạng thái cảm xúc ngược nhau hoàn toàn : một
bên là sự buồn sầu của Pierre, và một bên là niềm vui của người bạn. Được nối bằng
liên từ tandis que, hai trạng thái này diễn tả một cách mạnh mẽ sự đối lập, trái ngược
về tình trạng cảm xúc của 2 đối tượng. Ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp,
đối với một số nhà văn phạm học như Grevisse, Mauger,…được xem như cùng một

6

Ví dụ này về sau (nếu khơng ghi chú thêm) c ly t sỏch Les phrases complexes en franỗais ca tác giả
Huỳnh Thanh Triều.

Trang | 9


cách biểu đạt7,8. Bên cạnh đó, cũng có một số chuyên gia ngôn ngữ cho rằng hai ý

niệm này khác nhau nhưng được xem xét cùng nhau.
Tác giả Huỳnh Thanh Triu, trong cun Les phrases complexes en franỗais, cho
rng i lập và nhượng bộ là hai dạng câu phức có nội hàm riêng rẽ, và phải được xem
xét trong từng phần của mình :
La subordonnée concessive est souvent traitée dans le même chapitre que la
subordonnée oppositive (Grevisse, Mauger…). Concession et opposition sont
pourtant des actes différents. Pour nous, l’opposition relève de la comparaison
et doit être examinée dans la sphère de celle-ci9
(Mệnh đề phụ chỉ sự nhượng bộ thường được xem xét trong cùng một chương
với mệnh đề phụ chỉ sự đối lập (theo Grevisse, Mauger…). Tuy nhiên nhượng
bộ và đối lập là những hành vi ngôn ngữ khác nhau. Với chúng tôi, đối lập
thuộc về so sánh và phải được xem xét trong chính phạm vi của nó)
2. Phương thức biểu đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp
Các phương thức biểu đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp đã
được đề cập rất nhiều trong cỏc sỏch vn phm 350 exercices de grammaire franỗaise
de lUniversitộ de Sorbonne, Cours de langue et de civilisation franỗaise, 450
exercices Grammaire, …. Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi hình thành hướng nhìn
dựa trên sự phân loại và liệt kê của trang web WebLetters trong phần biểu đạt bằng câu
đơn, và của chuyên gia ngôn ngữ Pháp Huỳnh Thanh Triu vi cun Les phrases
complexes en franỗais trong phn biu đạt bằng câu phức. Tuy nhiên, chúng tôi chủ
động giới hạn danh sách trích dẫn dựa trên mẫu cứ liệu chúng tơi đã thu thập, vì thiết
nghĩ nghiên cứu của chúng tôi không phải là một tổng hợp về tất cả các cấu trúc biểu
đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp. Qua nghiên cứu mẫu thu thập,
chúng tôi sẽ được biết đâu là những cấu trúc được sử dụng nhiều, tần số cũng như cách
dùng (có chính xác hay khơng) của người sử dụng.

7
8
9


Grevisse M., Le bon usage, Duculot, 1980.
Mauger G., Grammaire pratique du franỗais daujourdhui, Librairie Hachette, 1968.
Hunh Thanh Triu, Les phrases complexes en franỗais, NXB. Giáo dục, 2010, mục 3.10.13, trang 126.

Trang | 10


2.1 Biểu đạt bằng câu đơn
Trong câu đơn tiếng Pháp, để diễn đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập, chúng ta có
những phương thức như nhóm giới từ (groupe prépositionnel), động danh từ
(gérondif), tính từ (adjectif) và phân từ (participe) để đảm bảo câu chỉ có một mệnh đề.
Nhưng trong phạm vi nghiên cứu này, dựa trên thực tế cứ liệu, chúng tôi chỉ quan tâm
tới hai phương thức dùng nhóm giới từ (groupe prépositionnel) và tính từ (adjectif).
2.1.1 Biểu đạt bằng nhóm giới từ
Nhóm giới từ biểu đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp bao gồm
các từ, nhóm từ : malgré, en dépit de, à défaut de, au lieu de, à part, sauf, pour, à
contre cœur, contrairement à, si ce n’est (liền sau là nhóm danh từ – groupe nominal,
đại từ – pronoms và nhóm đại danh từ – groupe pronominal), sans, au lieu de, loin de,
quitte à (liền sau là nhóm động từ – groupe verbal hoặc động từ nguyên mẫu –
infinitif).
2.1.1.1 malgré + danh từ : diễn tả ý đối lập với mệnh đề chính trong câu
(5) Malgré sa malchance, il réussira.
(Mặc cho vận xui của mình, anh ta sẽ thành cơng)

Ngồi danh từ thì malgré cũng có thể kết hợp với đại từ nhấn mạnh (pronoms
toniques) để diễn đạt ý bất đắc dĩ (chủ thể không muốn làm nhưng lại bị đưa vào tình
thế bắt buộc phải làm):
(6) Le médecin malgré lui. (Une pièce théâtrale de Molière)
(Le médecin malgré lui – một vở kịch của Molière)
(7) C’est un président malgré lui.

(Đây là một vị tổng thống bất đắc dĩ)

2.1.1.2 au lieu de + danh từ, động từ nguyên mẫu: biểu đạt ý sự việc đã được
thay thế bằng một sự việc khác trong mệnh đề chính
(8) Au lieu du dictionnaire de Larousse, je préfère celui de Robert.
(Thay vì cuốn từ điển Larousse, tôi chuộng cuốn của Robert hơn)

2.1.2 Biểu đạt bằng tính từ và phân từ
Trong ngữ pháp tiếng Pháp, tính từ và phân từ được sử dụng với nhiều chức
năng khác nhau. Tuy nhiên, để diễn đạt ý nhượng bộ và đối lập, tính từ được sử dụng

Trang | 11


với chức năng « tính ngữ » (épithète10) và « phân từ », qua bước chuyển đổi
(conversion) thành tính từ và sử dụng với chức năng tương tự.
(9) Quoique peu averti des précautions à prendre en montagne, il était prudent11.
(Dù ít được trang bị biện pháp phòng ngừa khi leo núi, anh ta vẫn thận trọng)
(10) Même très timide avant des spectateurs, ella a eu un exposé réussi12.
(Dù rất rụt rè trước các khán thính giả, cơ ấy đã có một buổi thuyết trình thành cơng)

Thơng thường, các tính từ và phân từ khi dùng với chức năng này sẽ đi sau các
liên từ bienque, quoique, même và tout.
2.2 Biểu đạt bằng câu phức
Ở một trình độ ngơn ngữ tiếng Pháp nhất định, ví dụ như ở trình độ trung/cao
cấp, trong văn phong khoa học, biện luận, việc sử dụng câu phức để diễn đạt ý tưởng
của mình, để nói về ý chỉ sự nhượng bộ và đối lập là không thể tránh khỏi, cả ở người
Pháp lẫn người nước ngồi học tiếng Pháp. Đây cũng khơng là điểm ngoại lệ.
Thế nào là câu phức ? Câu phức là câu có từ hai mệnh đề trở lên, tức là có hai
hay nhiều chủ ngữ và các động từ được chia theo các chủ từ của nó.

Theo sự phân chia, câu phức được chia làm ba loại :
2.2.1 Câu phức có mệnh đề kế cận (phrases complexes à propositions
juxtaposées) : loại câu phức có các mệnh đề ngăn cách nhau bởi dấu câu yếu
(ponctuation faible13) gồm các dấu phẩy (virgule), chấm phẩy (point-virgule) và dấu
hai chấm (deux-points). Về mặt cú pháp, các mệnh đề trong câu độc lập với nhau. Về
mặt ngữ nghĩa, các mệnh đề tạo nên những mối quan hệ đa dạng : miêu tả, giải thích,
nguyên nhân, hậu quả, điều kiện, giả thuyết, nhượng bộ, đối lập, …
(11) Mon père lit le journal, ma mère fait la cuisine, ma sœur joue du piano.
(Bố tôi đọc báo, mẹ tôi nấu ăn, em tơi chơi piano)

10

Tính ngữ (épithète) là khái niệm để chỉ chức năng mô tả một danh từ hoặc đại từ, mà khơng có sự trung gian của một động
từ (như trái ngược với chức năng thuộc tính). Xem thêm tại từ điển Larousse, từ « épithète ».
11
averti trong câu ban đầu là quá khứ phân từ (participe passé) của động từ avertir, sau đó được dùng như là tính từ (qua
bước chuyển đổi – conversion) có chức năng épithète cho chủ từ « il » và khơng tạo ra một mệnh đề mới, từ đó khơng sinh ra
một câu phức có hai mệnh đề.
12
timide trong câu là tính từ có chức năng épithète cho chủ từ « elle ».
13
Liên quan các dấu câu, trong tiếng Pháp, các dấu câu chia làm hai loại : dấu câu mạnh (ponctuations fortes) gồm : dấu
chấm (point), dấu hỏi chấm (point d’interrogation), dấu chấm than (point d’exclamation) ; dấu câu yếu (ponctuation faibles)
gồm : dấu phẩy (virgule), dấu chấm phẩy (point-virgule), dấu hai chấm (deux-points).

Trang | 12


2.2.2 Câu phức có mệnh đề liên kết (phrases complexes à propositions
coordonnées) : loại câu phức có mệnh đề được liên kết với nhau bằng liên từ

(conjonction) hoặc cụm liên từ (locution conjonctive). Về ngữ nghĩa, các liên từ đảm
bảo thực hiện việc tạo nên những mối quan hệ giữa các mệnh đề.
(12) Il veut sortir, mais elle dit non.
(Anh ta muốn đi ra ngồi, nhưng cơ ấy nói khơng)

2.2.3 Câu phức có mệnh đề phụ (phrases complexes à propositions
subordonnées) : loại câu phức có mệnh đề chính và mệnh đề phụ được liên kết với
nhau bằng liên từ mở mệnh đề hoặc đại từ quan hệ. Đây là hệ thống câu phức phức tạp
và đa dạng trong tiếng Pháp vì ngồi những chức năng biểu đạt đa dạng về nghĩa, câu
phức có mệnh đề phụ cịn được phải quan tâm dưới góc cạnh của thức (modes) và thì
(temps) cũng như từ dẫn vào (mots subordonnants). Có như thế, một phát ngôn mới
được hiểu đúng với tất cả những lăng kính soi xét vào. Câu phức có mệnh đề phụ có
nhiều loại với mệnh đề phụ đóng vai trị chủ ngữ, bổ ngữ, mệnh đề phụ chỉ thời gian,
nguyên nhân, hậu quả, nhượng bộ, đối lập, …
(13) Bien qu’il travaille trop dur, sa femme ne le respecte pas en jettant de l’argent par la fenêtre.
(Dù rằng anh ta làm việc cực nhọc, vợ anh ta lại không trân trọng điều này khi cứ chi tiền khơng
hợp lí)

Tuy nhiên, theo ghi nhn ca Hunh Thanh Triu trong Les phrases complexes
en franỗais, một số nhà ngôn ngữ học tân thời, nhất là các nhà ngôn ngữ học chức
năng, cho rằng câu phức có mệnh đề kế cận và câu phức có mệnh đề liên kết không
được xem như một dạng câu phức để so sánh và phân biệt với câu phức có mệnh đề
phụ. Lý do :
Với câu phức có mệnh đề kế cận, các mệnh đề chỉ liên kết với nhau bằng những
dấu câu. Có chăng đó chỉ là những lần « ngắt hơi »14 khi người nói phát ngơn ra câu
hoặc chuỗi câu các dấu câu không ảnh hưởng tới cấu trúc gốc « chủ từ + động từ », và
thường là cả ngữ nghĩa.

14


Huỳnh Thanh Triều, Les phrases complexes en franỗais, NXB. Giỏo Dc, 2010, Đ2.5, tr. 12-15.

Trang | 13


Với câu phức có mệnh đề liên kết, các liên từ chỉ dẫn vào các câu độc lập và
không tác động đến cấu trúc ngữ pháp của câu (về cách chia thức, thì), chúng đơn giản
chỉ lệ thuộc theo ý định thơng báo của người nói.15
Như vậy, theo những lời giải thích trên đây của Huỳnh Thanh Triều thì khái
niệm câu phức có mệnh đề kế cận và câu phức có mệnh đề liên kết là những khái niệm
sáo rỗng và khơng có nghĩa, dẫn đến việc các câu này chưa đủ điều kiện (theo các nhà
ngôn ngữ học chức năng, điển hình là ơng A. Martinet) để trở thành một nhánh lớn
trong hệ thống câu phức của cú pháp tiếng Pháp. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của
mình, chúng tôi cũng xem xét hai dạng câu này và cũng phân chúng loại thành những
phần riêng biệt.
2.2.1 Câu phức có mệnh đề kế cận
Vì cách diễn đạt loại câu phức này chỉ được thể hiện qua các dấu câu yếu nên
phải đưa ngữ nghĩa của câu vào ngữ cảnh phù hợp.
Một số câu sau đây thể hiện ý đối lập và nhượng bộ :
(14) Il m’a demandé de lui donner encore une chance, j’ai dit non.
(Anh ta đã xin tôi cho anh ta thêm một cơ hội, tơi đã nói không)
(15) Sa mère est morte depuis longtemps ; elle s’en souvient toujours.
(Dù mẹ cô ấy đã mất từ lâu, cô ấy vẫn nhớ về việc ấy)
(16) Beaucoup de gens ont l’habitude de regarder la télé en mangeant, moi non.
(Rất nhiều người có thói quen vừa xem tivi vừa ăn, tơi thì khơng)

Mặc dù các câu trên có ý diễn đạt sự nhượng bộ và đối lập, nhưng sự hình dung
về nét nghĩa này khá mờ nhạt và không chắc chắn vì tự bản chất các câu liên kết với
nhau rất lỏng lẻo, khơng có một sự hồ hợp về thì, thức, từ dẫn vào như trong câu phức
có mệnh đề phụ. Vì điều đó, câu phức có mệnh đề kế cận ít được sử dụng để diễn đạt ý

nhượng bộ và đối lập.
2.2.2 Câu phức có mệnh đề liên kết được liên kết bằng trạng từ và
cụm trạng từ
Ở một mức độ thơng dụng hơn, câu phức có mệnh đề liên kết có sự kết nối
tương đối chặt chẽ hơn, nhằm biểu đạt ý mạnh mẽ hơn câu phức có mệnh đề kế cận.

15

Huỳnh Thanh Triều, Les phrases complexes en franỗais, NXB. Giỏo Dc, 2010, Đ2.5, tr. 12-15.

Trang | 14


Để biểu đạt ý niệm đối lập và nhượng bộ trong tiếng Pháp bằng cách sử dụng các trạng
từ và các cụm trạng từ trong câu phức, chúng ta có thể sử dụng những trạng từ sau :
mais, or, cependant, pourtant, toutefois, néanmoins, par contre, au contraire, en
revanche. Vị trí của các trạng từ khơng cố định : có khi chúng nằm giữa nối hai mệnh
đề, hình thành nên câu phức có mệnh đề liên kết, có khi chúng mở đầu một câu đơn
trong mỗi chuỗi phát ngôn hay mở đầu một đoạn văn trong một bài viết :
(17) C’est une excellente idée. Cependant, il faut la vérifier avant de l’exécuter.
(Đây là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại trước khi thực hiện)

Sau đây là ý nghĩa và cách sử dụng cụ thể của những trạng từ và cụm trạng từ
diễn đạt ý nhượng bộ và đối lập :
2.2.2.1 mais/en revanche/au contraire/par contre/or
mais/en revanche/au contraire (nội hàm mạnh hơn các từ còn lại) par contre/or
(diễn đạt ý đối lập mạnh mẽ hơn mais): diễn đạt ý tương phản hoàn toàn của
mệnh đề theo sau với mệnh đề được nói đến trước đó
(18) Il fait beau, mais je ne veux pas sortir.
(Trời đẹp, nhưng tôi không muốn đi ra ngoài)

(19) Pierre voyage beaucoup, par contre Paul est très casanier.
(Pierre rất thích di du lịch, ngược lại Paul thì lại rất thích ở nhà)
(20) Je n’aime pas les pêches, en revanche j’adore les brugnons16.
(Tơi khơng thích đào, ngược lại tôi ưa chuộng xuân đào)
(21) Je ne déteste pas le chocolat, au contraire, je l’adore !
(Tôi không ghét sơcơla, ngược lại, tơi thích nó)
(22) Il avait quinze ans, or il croyait toujours au père Noël.
(Cậu ấy đã 15 tuổi, dù vậy cậu ấy vẫn tin vào ông già Noel)

2.2.2.2 cependant/ pourtant/ toutefois/ néanmoins
cependant/ pourtant/ toutefois/ néanmoins (được dùng trong văn viết nhiều hơn
– cũng có thể diễn đạt ý đối lập) : diễn đạt ý nhượng bộ
(23) Il ne parle plus, cependant son visage exprime une très forte émotion.
(Anh ta khơng nói nữa, tuy nhiên khn mặt của anh ta diễn tả một cảm xúc rất mạnh mẽ)
(24) Ils sont toujours fâchés. Il a pourtant fait des efforts pour qu’ils se réconcilient.
(Bọn họ lúc nào cũng nổi nóng. Ấy vậy mà anh ta vẫn nỗ lực để họ hoà giải với nhau)
16

Brugnons : Variété de pêche à peau lisse, dont le noyau adhère à la chair – một loại đào có hạt màu nâu sẫm (Larousse).

Trang | 15


2.2.2.3 mais
Riêng liên từ mais, liên quan đến ngữ dụng, khi xem xét về mặt ngữ nghĩa, loại
phủ định, hướng lập luận và kết cấu diễn ngơn, thì liên từ này được sử dụng cho cả ý
muốn nhượng bộ và đối lập, dựa trên phân biệt như sau (theo Ducrot và Anscombre
được đề cập trong bài viết của cô Võ Thị Ánh Ngọc, giảng viên khoa Ngữ Văn Pháp,
đăng trên tạp chí Ngơn ngữ số 7, năm 2012) :


Chức năng

A mais B

A mais B

(1) Bác bỏ - Đính chính

(2) Biện luận

- A = Phủ định + A’ (khẳng
định có trước)
Cú pháp

- Phủ định : bắt buộc và dạng
phủ định cú pháp của thành Phủ định không bắt buộc
phần bên phải kết tử
- Có thể bỏ phần chung của cả
A và B

Loại phủ định

- Chối bỏ khẳng định có trước
của A’. Khẳng định này có thể
hiện diện tường minh hay hàm Nếu có thì ln là phủ định
ẩn
miêu tả (négation descriptive)
- Phủ định tranh luận (négation
polémique)


Hướng lập luận

Thể hiện sự nhân nhượng qua
Hoàn thành một hành vi bác bỏ
sự đối lập trực tiếp hay gián
trực tiếp
tiêp

Kết cấu diễn
ngôn

- A và B được thể hiện bắt buộc - A và B có thể được kết nối từ
trong cùng một phát ngôn
hai phát ngơn
- A và B có quan hệ phụ thuộc

- A và B có quan hệ đẳng kết

Bảng 1: Đối sánh chức năng của liên từ mais

2.2.3 Câu phức có mệnh đề phụ
Đây là phân nhánh quan trọng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tơi. Câu
phức có mệnh đề phụ có những vấn đề khác cần quan tâm ngồi ngữ nghĩa như là việc
chia thức (mode), thì (temps) cùng sự hồ hợp về thì giữa mệnh đề chính và mệnh đề
phụ (concordance de temps).

Trang | 16


Dưới đây là một số từ dẫn vào câu phức có mệnh đề phụ diễn đạt ý nhượng bộ

và đối lập trong dữ liệu chúng tôi thu thập: bien que, quoique, quoi que,… và liền sau
các mệnh đề phụ bắt đầu với những từ dẫn vào này, mệnh đề chính không cần thêm từ
dẫn vào nào khác :
2.2.3.1 bien que/quoique
bien que/quoique: diễn đạt sự nhượng bộ trên một tổng thể các sự việc. Trong
các từ dẫn vào này, riêng mệnh đề phụ đi với même si được chia ở thức trực
thuyết (indicatif) vì nó nêu lên một sự việc được người nói đề cập dưới lăng
kính khách quan thực tế, khơng có biểu thị cảm xúc hay đánh giá chủ quan.
Những mệnh đề đi với các từ dẫn còn lại sẽ chia ở thức liên thuộc (subjonctif)
khi các sự việc ấy được xem xét dưới lăng kính chủ quan của người nói hoặc
được xem như là cần thiết, như một mong muốn của người nói :
(25) Bien que ses parents n’acceptent pas, il se marie avec cette femme.
(Dù rằng bố mẹ anh ta không chấp nhận, anh ta vẫn kết hôn với người đàn bà này)
(26) Quoique son équipe ait gagné le match, il n’en est pas fier.
(Dù cho đội anh ta đã chiến thắng trận đấu, anh ta cũng chẳng tự hào về điều đó)

Trong tiếng Pháp hiện đại, thơng thường chúng ta sẽ thay đổi câu phức có mệnh
đề phụ đi với bien que và quoique thành câu đơn sử dụng giới từ hoặc động danh từ để
diễn dạt sự nhượng bộ bằng cụm en dépit de hay pour hay tout en + hiện tại phân từ :
(27) Bien que leurs enfants choisissent la chimie, ils leur exigent d’apprendre les maths.

Có thể thay bằng :
(28) Ils exigent à leurs enfants d’apprendre les maths en dépit de leur choix de la chimie.

malgré que cũng diễn tả ý nhượng bộ. Tuy nhiên, trong tiếng Pháp hiện đại,
trong văn viết cụm ngữ này đã khơng cịn được sử dụng, thay vào đó, chúng ta
sử dụng malgré + danh từ (như phần 2.1.1), hoặc thay từ dẫn này bằng bien que
hoặc quoique
(29) Malgré qu’il y ait des difficultés, nous prenons encore des efforts.


sẽ được thay bằng :
(29a) Malgré des difficultés, nous prenons encore des efforts.

Hoặc
(29b) Bien qu’il y ait des difficultés, nous prenons encore des efforts.

Trang | 17


2.2.3.2 quoi qu’il en soit, coûte que coûte
coûte que coûte (bằng mọi giá), quoi qu’il en soit (cho dù ra sao)
(30) Coûte que coûte, j’achèterai ce téléphone portable.
(Bằng mọi giá, tôi sẽ mua chiếc điện thoại di động này)
(31) Quoi qu’il en soit, je vais y aller.
(Dù cho chuyện gì, tơi vẫn sẽ đi tới đó)

Trên đây là các cấu trúc trong tiếng Pháp biểu đạt ý niệm nhượng bộ và đối lập.
Tuy nhiên, với những người học tiếng Pháp cũng sẽ có tình trạng sử dụng chưa đúng
những cấu trúc trên đây. Việc chỉ sử dụng một số cấu trúc trong cùng một bài viết hoặc
trong cùng một đoạn văn cịn nhiều, dẫn đến tình trạng lỗi lặp từ, thậm chí sai cú
pháp :
(32) Quelquefois, mes plats ne sont pas bien faits mais j’essaie encore de cuisinier pour élever mon
niveau. Quoique je ne sois pas patient mais dans l’art culinaire, je me force pour atteindre mon
but.
(33) Enfin, malgré le téléphone portable me porte des avantages mais on n’en dépend pas.

Có thể thấy trong ví dụ (32), liên từ mais được dùng 2 lần gần như là liên tục
với nhau, nhưng mais xuất hiện lần thứ hai dùng sai cú pháp khi đã có quoique, vì theo
cấu trúc đã được liệt kê ở trên, mệnh đề chính trong câu có mệnh đề phụ đi với
quoique không cần dùng thêm từ dẫn vào nữa. Ví dụ (33) cũng được giải thích trong

cùng một hướng. Điều này có thể giải thích do sự nhầm lẫn của người học ngôn ngữ
khi dùng phương thức chỉ sự nhượng bộ. Trong tiếng Việt có thể dùng liên từ
tuy…nhưng, dù rằng…nhưng,…nhưng trong tiếng Pháp, khi đã sử dụng quoique và đi
theo sau là một mệnh đề có động từ được chia ở thức liên thuộc (subjonctif) thì mệnh
đề chính bắt đầu ngay với chủ ngữ và động từ, không kèm theo liên từ nào khác.
3. Khái niệm về nhượng bộ và đối lập trong tiếng Việt
3.1 Khái niệm nhượng bộ
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam dường như ít quan tâm đến nghiên cứu cấu
trúc nhân nhượng trong ngữ pháp tiếng Việt. Chỉ có một vài các tác giả điển hình như:
Hồng Tuệ, Hồng Trọng Phiến và Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Nguyễn Đức Dân,
Nguyễn Văn Phổ, … Mỗi nhà Việt ngữ đưa ra những khái niệm và phân loại những
khía cạnh khác nhau về cấu trúc câu nhượng bộ. Ở nghiên cứu này, chúng tôi không đi

Trang | 18


sâu phân tích, mà chúng tơi chỉ dừng lại ở những điểm khái quát và mang tính đặc
trưng nhưng của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt.
Ngơn ngữ có cách biểu đạt rất phong phú. Cùng một hình thức những có thể
biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau và ngược lại, để biểu thị một sự việc thì có nhiều cách
thể hiện. Chúng tôi dựa trên sự kết hợp giữa hai yếu tố hình thức với ngữ nghĩa của
cấu trúc nhân nhượng để phân loại, cụ thể là theo 2 tiêu chí: quan hệ nhân quả và tính
hiện thực. Theo hai tiêu chí này, cấu trúc nhân nhượng được chia như sau:
Cấu trúc nhượng bộ: Mặc dù P nhưng Q, Tuy P nhưng Q
Cấu trúc điều kiện nhượng bộ: Dù P thì Q
Chúng tơi chỉ phân loại dạng đầy đủ các chỉ tố cấu trúc nhân nhượng. Ngồi các
hình thức này, cấu trúc nhân nhượng cịn có các dạng tĩnh lược khác, có thể là tĩnh
lược một liên từ trước P hoặc Q, cũng có thể tĩnh lược cả hai liên từ trước P và Q đồng
thời có sự xuất hiện của vị từ tình thái cũng, vẫn.
3.2 Ngữ nghĩa của cấu trúc nhượng bộ

3.2.1 Cấu trúc nhượng bộ Mặc dù P nhưng Q
Trong cấu trúc Mặc dù P nhưng Q (dạng đầy đủ) (tương đương với cấu trúc Tuy
P nhưng Q) ta có một kết cấu đề - thuyết17 P - Q. Cũng có dạng thức tỉnh lược liên từ
đứng trước Q biểu hiện dưới biểu thức Mặc dù P, Q thì lúc này P là thành phần trạng
ngữ đứng trước. Kết cấu đề - thuyết của P hoàn tồn có thể thay bằng một danh ngữ
tương ứng, chẳng hạn như:
(34) Trời giơng bão, nó vẫn ra khỏi nhà.

Có thể diễn đạt theo kiểu
(35) Trong tình hình trời giơng bão, nó vẫn ra khỏi nhà.
(36) Khi trời giơng bão, nó vẫn ra khỏi nhà.

17

Thành phần nịng cốt trong cấu trúc đề - thuyết chính là đề và thuyết. Những khái niệm chung được chúng tôi
tổng hợp dựa trên quan điểm của Cao Xuân Hạo và Đào Thanh Lan. Phần đề: chỉ ra cái được nói đến trong câu.
Cái được nói đến thường là cái đã biết trong q trình diễn ra hoạt động giao tiếp giữa hai người. Nó là cơ sở, là
điểm xuất phát cho hoạt động thông báo ở trong câu. Phần thuyết: chứa đựng nội dung nói về phần đề. Do đó nó
thường là phần mang thông tin mới, là trọng tâm thông báo của câu. Cũng vì thế, một câu khơng thể khơng có
phần thuyết, trong khi có thể khơng có phần đề. Xem thêm tại: Trần Kim Phượng - TS ĐH Sư phạm Hà Nội, tạp
chí "Ngơn ngữ và đời sống" số 3 (173)-2010, bài "Bàn thêm về cấu trúc đề thuyết của ngôn ngữ tiếng việt".

Trang | 19


hay như
(37) Ngay cả trong tình hình trời giơng bão nó vẫn ra khỏi nhà.
(38) Ngay cả khi trời giơng bão nó vẫn ra khỏi nhà.

Và mặc dù có thể được thay bằng một số chỉ tố nhượng bộ khác (mà màu sắc vị

từ còn rõ rệt – nghĩa là mức độ hư hóa ít hơn mặc dù).
Khi mặc dù P đứng đầu câu, có một địi hỏi thiết yếu đối với Q đó là Q phải
được tình thái hóa đủ tường minh và có quan hệ hơ ứng (nghĩa là quan hệ giữa các cặp
phó từ, chỉ từ hay đại từ đi đôi với nhau hoặc dùng để nối các vế câu ghép)18 với P. Ví
dụ:
(39) a. Mặc dù đã hết tháng giêng, mai vẫn nở rộ.
b. Mặc dù chỉ giải được hai bài tốn, nó cũng vượt qua được kì thi.

Ở (a) và (b) sự xuất hiện của từ tình thái là bắt buộc. Nếu thay đổi vị trí của P và
Q cho nhau thì ta có một cấu trúc Đề - thuyết có trạng ngữ bình thường (Q, mặc dù P).
Khi đó, sự hiện diện của tác tố tình thái khơng cịn bắt buộc nữa. Ví dụ:
(40) a. Mai nở rộ, mặc dù đã hết tháng giêng.
b. Nó vượt qua được kì thi, mặc dù chỉ giải được hai bài tốn.

Vai trị của vị từ tình thái cũng/ vẫn trong cấu trúc nhân nhượng là rất quan
trọng xét về mặt ý nghĩa. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc tuy… nhưng có thể tỉnh
lược.
Xét ví dụ sau:
(41) Mặc dù chẳng ai mời nhưng nó vẫn tới.

Vẫn có thể nói: Mặc dù chẳng ai mời, nó vẫn tới.
Hay: Chẳng ai mời, nó vẫn tới.
Chúng ta có thể thấy rằng, nhưng có thể được thay thế bằng dấu phẩy (,), liên từ
“mặc dù” xuất hiện hay khơng thì nội dung vẫn được đảm bảo. Ngồi những yếu tố
nịng cốt của câu, ta thấy phó từ vẫn xuất hiện trong tất cả các trường hợp. Nếu tỉnh
lược vẫn câu sẽ trở thành Chẳng ai mời, nó tới. Rõ ràng nếu tỉnh lược và giữ nguyên
18

Tham khảo tại :
/>.B7p_t.E1.BB.AB_h.C3.B4_.E1.BB.A9ng, ngày 01/04/2016.


Trang | 20


hình thức, hai vế của câu khơng hề có sự liên kết gì về nghĩa, nếu bỏ đi dấu phẩy giữa
hai vế thì ngữ nghĩa của câu hồn tồn thay đổi: chẳng có ai mời nó tới cả (vì thế mà
nó khơng đến), trong khi đó, nghĩa gốc là nó có đến. Vai trị của vẫn mang tính chủ
đạo trong cấu trúc nhân nhượng dạng này.
Khi hai tiểu cú diễn đạt hai sự tình liên kết với nhau bằng chỉ tố đối lập nhưng
thì sự có mặt của mặc dù (và cả yếu tố tình thái ở tiểu cú Q) trở thành không quan yếu.
Trong tiếng Việt, cấu trúc nhượng bộ đánh dấu bằng mặc dù bao giờ cũng có thể được
thay thế bằng nhưng (P nhưng Q) hoặc đi kèm với nhưng (Mặc dù P nhưng Q). Chẳng
hạn, ta có P “tơi khun”, và Q “Nó khơng nghe”. Gắn P với Q bằng nhưng ta sẽ có
một cấu trúc chuẩn tắc P nhưng Q. So sánh:
(42) a. * Mặc dù tơi khun, nó khơng nghe. (ngơn ngữ nói vẫn chấp nhận)
b. (Mặc dù) tơi khun nhưng nó khơng nghe.

Hoặc với P “trời nhiều mây”, ta có:
(43) a. * Mặc dù trời nhiều mây, khơng mưa. (ngơn ngữ nói vẫn chấp nhận)
b. (Mặc dù) trời nhiều mây nhưng khơng mưa.

Có thể thấy, nhưng là một tác tố liên kết đủ mạnh để bảo đảm cho sự hoàn
chỉnh của cả phát ngơn về hai sự tình có quan hệ đối lập; về hình thức, quan hệ được
đánh dấu tự nhiên bằng nhưng ấy không cần kèm theo bất cứ một ràng buộc nào: thành
phần Q sau nhưng không cần phải thay đổi để thích ứng với P. P nhưng Q là một biểu
thức liên kết hai tiểu cú có liên hệ về nghĩa, nhưng tương đối độc lập về cấu trúc; mỗi
tiểu cú là một cấu trúc hoàn chỉnh – do đó, dễ dàng trình bày thành P. Nhưng Q –
(40.b) Tơi khun. Nhưng nó khơng nghe.
Xét về cấu trúc, Mặc dù P nhưng Q có hai ràng buộc: hoặc Q phải được tình
thái hóa thích hợp bằng các tác tố cũng, vẫn, hoặc phải có nhưng liên kết P với Q. Mặc

dù có thể loại bỏ mà cấu trúc và ngữ nghĩa không bị tổn hại.
Trong cấu trúc Mặc dù P nhưng Q, thành phần được đánh dấu bằng mặc dù
thực sự là một sự nhân nhượng của người nói: người nói chấp nhận cái sự tình vốn có
thể chống lại nội dung mệnh đề mà anh ta đưa ra để khẳng định rằng điều nêu ra ngay
sau đó là không thể khác được.

Trang | 21


3.2.2. Cấu trúc điều kiện – nhượng bộ Dù P thì Q
Cấu trúc Dù P thì Q (dạng đầy đủ) về ngữ pháp là một kết cấu đề - thuyết P – Q
với tác tử phân giới Đề - thuyết là thì. Ví dụ:
(44) Dù có len vào đấy thì cũng khơng ai có quyền kiểm sốt cái khoảng tự do cuối cùng của tình cảm
và quyền làm người của Sài. (Thời xa vắng - Lê Lựu)

Cấu trúc điều kiện – nhân nhượng miêu tả một sự tình Q vẫn xảy ra trong điều
kiện P cản trở. Người nói đặt ra điều kiện chưa có thật ở hiện tại. Và giả định nó xảy ra
trong tương lai.
Cũng có dạng thức tĩnh lược liên từ đứng trước Q biểu hiện dưới biểu thức Dù
P, Q thì lúc này P là thành phần trạng ngữ đứng trước.
(45) Dù tự tay mình xới lấy, Sài vẫn phải trả lời những đòi hỏi của cơ. (Thời xa vắng - Lê Lựu)

Cũng có những trường hợp vị trí của P, Q thay đổi dạng Q dù P như ví dụ sau:
(46) Ai sẽ là người ủng hộ Sài dù đó là sự nhen nhóm.(Thời xa vắng - Lê Lựu)

Lúc này dù P là một tiểu cú giữ vai trò trạng ngữ trong câu, bổ sung ý nhượng
bộ cho vị ngữ và trước dù có thể đặt dấu phẩy (,).
(47) Hơn nữa anh chỉ giỏi tự nhiên, dù các môn tự nhiên của anh cùng ba học sinh của trường khác được
coi là xuất sắc nhất tỉnh. (Thời xa vắng - Lê Lựu)


Và dù có thể được thay bằng một số chỉ tố nhượng bộ khác mà màu sắc vị từ
còn rõ rệt – nghĩa là mức độ hư hố ít hơn dù như cũng, vẫn, cũng vẫn. Sự xuất hiện
của vị từ này mang tính chất quan yếu. So sánh các trường hợp của ví dụ sau:
(48)

a. Dù khơng thắng thì chúng ta cũng phải chơi hết mình.
b. Dù khơng thắng, chúng ta cũng phải chơi hết mình.
c. Khơng thắng thì chúng ta cũng phải chơi hết mình.
d. Khơng thắng, chúng ta cũng phải chơi hết mình.
e. *Dù khơng thắng, chúng ta phải chơi hết mình.
f. *Khơng thắng thì chúng ta phải chơi hết mình.

Những trường hợp có thể chấp nhận vì thỏa tiêu chí của ý nghĩa điều kiện nhân
nhượng là (a), (b), (c), (d) cịn trường hợp (e) và (f) thì khơng. Rõ ràng chúng ta thấy
vai trị của dù và thì trong trường hợp này không phải bắt buộc. Gánh nặng ý nghĩa
thuộc về cũng.
Sự có mặt của thì trong cấu trúc điều kiện – nhượng bộ dù P thì Q khơng chỉ có
tác dụng phân giới thành phần Đề - thuyết mà nó cịn làm cho ý nghĩa của câu dễ hiểu,
Trang | 22


rõ ràng hơn. Tuy nhiên, như ví dụ trên, chúng ta thấy vai trị của thì trong cấu trúc điều
kiện – nhượng bộ là khơng quan yếu. Người ta có thể bỏ thì và thay bằng dấu (,) như
trường hợp ví dụ (b), (d) ở trên.
Cũng có nhiều trường hợp khơng bao giờ dùng thì trong câu xuất hiện tổ hợp dù
vậy. Đi sau nó ln là dấu phẩy (,) với biểu thức P. Dù vậy, Q. Ví dụ:
(49) Nó thấy mệt mỏi. Dù vậy, nó cũng chạy ra ngồi quét thóc. (Thời xa vắng – Lê Lựu)

Biểu thức này có thể khơi phục thành biểu thức cấu trúc dù P, Q khi sự tình P và
Q đã từng xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra như một thói quen và có thể khơi phục thành

biểu thức mặc dù P nhưng Q khi sự tình P và Q là hiện thực. Ví dụ:
(50) Mặc dù thấy mệt mỏi, nó cũng chạy ra ngồi qt thóc.
[hiểu rằng thói quen hàng ngày của chủ ngữ là chạy ra ngồi qt thóc]
(51) Mặc dù thấy mệt nhưng nó vẫn chạy ra ngồi qt thóc.

Cấu trúc điều kiện – nhân nhượng ít xuất hiện với hình thức nghi vấn. Trong
những trường hợp người nói đặt ra tình huống giả định ở P cản trở Q thì lúc này người
nói sẽ tạo lập cấu trúc điều kiện nếu P thì Q chứ. Từ đó thấy được sự đa dạng về hình
thái và chức năng của cấu trúc điều kiện – nhân nhượng trong tiếng Pháp.
3.3 Khái niệm đối lập
Đối lập là khái niệm tồn tại giữa hai mệnh đề hoặc phát ngôn đi liền nhau có ý
nghĩa trái ngược nhau, hoặc có ý nghĩa khác nhau nhưng song hành với nhau, hoặc
hướng tới những kết luận trái ngược nhau19.
3.3.1 Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ đối lập trong lập
luận
Quan hệ đối lập có thể được biểu đạt bằng nhiều phương tiện ngơn ngữ khác
nhau như phương tiện mang tính « phổ niệm » (nghĩa là : tổng kết để đúc rút ra những
cái chung nhất, có tính quy luật đối với ngơn ngữ lồi người – những cái mà người ta
gọi là các phổ niệm ngôn ngữ học)20: kết từ chỉ dẫn quan hệ đối lập, biểu thức điều
kiện, các yếu tố từ vựng hàm nghĩa đối lập, phương tiện mang tính đặc thù gắn với một

19

Ngơ Thị Thanh Th, Luận văn thạc sĩ “Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt”,
Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Tp.HCM, tháng 11 năm 2012.
20
Tham khảo tại : ngày 01/04/2016.

Trang | 23



hoặc một số ngôn ngữ, chẳng hạn như trong tiếng Pháp, người ta có thể dùng danh
cách (gérondif) hay một số cấu trúc đặc thù để biểu đạt thế đối lập.21
3.3.2 Các phương thức biểu đạt quan hệ đối lập
Nhưng/Mà/Còn; Mặc dù ; Tuy nhiên ; Vậy mà/Thế mà ; Ngược lại/Trái lại
Nhưng/Mà/Còn; Mặc dù : Mặc dù và các đồng nghĩa của nó (dù, dẫu (rằng), tuy
(rằng)) có cách sử dụng khá linh hoạt; Tuy nhiên : Tuy nhiên thường đứng ở
đầu câu; Vậy mà/Thế mà ; Ngược lại: Ngược lại/Trái lại có thể được sử dụng
độc lập hay kết hợp với các liên từ nhưng, còn, và.
Do ảnh hưởng của nghĩa từ vựng của ngược lại/trái lại nên phạm vi sử dụng
của các kết tử22 này trong tiếng Việt hạn chế hơn so với các kết tử tương đương trong
tiếng Pháp: ngược lại/trái lại khó dẫn nhập một sự tình khơng có đặc điểm trái ngược,
quan hệ qua lại, đảo ngược hay tương hỗ với sự tình đã nêu.
4. Sơ kết
Sau khi tìm hiểu về khái niệm nhượng bộ và đối lập trong tiếng Pháp và tiếng
Việt, để có cơ sở cho phần phân tích và miêu tả cứ liệu thu thập được trong chương 3,
chúng tơi có một số nhận xét như sau : Có đơi lúc, hai khái niệm này, ta thấy mất đi
ranh giới giữa hai phương thức, về cấu trúc cũng như cách sử dụng, cụ thể là trong
tiếng Việt. Do hình thức ngơn ngữ của hai nước khác nhau, với những khác biệt về cú
pháp, cách biểu đạt một số nét nghĩa…, chúng tơi thấy khó có thể so sánh, phân biệt
rạch rịi cụ thể các cách thể hiện ý nhượng bộ và đối lập trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
Với lí do đó, việc tn thủ cú pháp của ngơn ngữ được sử dụng khi dùng phương thức
này cũng là một điều kiện địi buộc người dùng ngơn ngữ phải lưu ý để không mắc lỗi
ngữ pháp, kể cả trong tiếng Pháp lẫn tiếng Việt.

21

Ngô Thị Thanh Thuý, Luận văn thạc sĩ “Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt”,
Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Tp.HCM, tháng 11 năm 2012.
22

Ngô Thị Thanh Thuý, Luận văn thạc sĩ “Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt”,
Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Tp.HCM, tháng 11 năm 2012.

Trang | 24


×