Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống của trẻ mồ côi ở lứa tuổi vị thành niên nghiên cứu so sánh với trẻ sống cùng cha mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

LÒNG TỰ TRỌNG VÀ MỤC TIÊU CUỘC SỐNG CỦA TRẺ
MỒ CÔI Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI TRẺ SỐNG CÙNG CHA MẸ

Sinh viên thực hiện :
Chủ nhiệm:

Võ Nhật Huy, Lớp Tâm lý học K05

Thành viên:

Phạm Trần Kim Ngọc, Lớp Tâm lý học K05
Nguyễn Phạm Ái Linh, Lớp Tâm lý học K05
Trần Thu Hà, Lớp Tâm lý học K05

Người hướng dẫn:

ThS. Lê Thị Mai Liên
Khoa Tâm lý học
ĐHKHXH&NV – ĐHQG TPHCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
3/2015



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THCS

Trung học cơ sở

KNTH

Khả năng thực hiện

MĐQT

Mức độ quan trọng

THPT

Trung học phổ thơng

MT

Mục tiêu

MQH

Mối quan hệ


ST

Sáng tạo

TN

Tín ngưỡng

TG

Tơn giáo

TT

Thành tựu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu đề tài: ............................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................... 4
2.1. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................................ 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................................ 4
2.2.1. Nhiệm vụ lý luận: ............................................................................................................ 4
2.2.2. Nhiệm vụ thực tiễn: ......................................................................................................... 4
3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................................... 5
3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:....................................................................... 5
3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.................................................................... 5
3.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: ............................................................................. 5

3.2.2. Sử dụng bảng hỏi thông tin cá nhân: ............................................................................... 6
3.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin:................................................................................... 6
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu: .......................................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................................... 6
4.2. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................................................... 6
5. Giới hạn đề tài: .......................................................................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................ 7
6.1. Ý nghĩa lý luận: ................................................................................................................. 7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: .............................................................................................................. 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................. 9
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài: ..................................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế: ................................................................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận về lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống: ................................................. 17
1.2.1. Lòng tự trọng: ............................................................................................................... 17
1.2.1.1. Khái niệm:.............................................................................................................. 17
1.2.1.2. Phân loại: ............................................................................................................... 20
1.2.2. Mục tiêu cuộc sống: ...................................................................................................... 21
1.2.2.1. Định nghĩa: ............................................................................................................ 21
1.2.2.2. Phân loại: ............................................................................................................... 22
1.2.2.3. Nguyên tắc xác định: (Franklin, 2001) ................................................................... 22
1.3. Cơ sở lý luận về trẻ mồ côi và tổng quan về lứa tuổi vị thành niên: ............................ 23
1.3.1. Định nghĩa trẻ mồ côi: .................................................................................................. 23
1.3.2. Trẻ vị thành niên: .......................................................................................................... 24
1.3.2.1.Định nghĩa: ............................................................................................................. 24
1.3.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên: .................................................................... 24
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ..................................................... 29
2.1.Về mẫu nghiên cứu: ........................................................................................................ 29
2.1.1.Tiêu chí chọn mẫu: ........................................................................................................ 29
2.1.1.1. Mẫu nghiên cứu: .................................................................................................... 29



2.1.1.2. Địa bàn nghiên cứu: ............................................................................................... 30
2.1.2. Quy trình sàng lọc mẫu: ................................................................................................ 32
2.2. Phương pháp tiến hành: ................................................................................................ 33
2.2.1.Công cụ: ........................................................................................................................ 33
2.2.1.1. Thang đo mức độ lòng tự trọng của Rosenberg (1965): .......................................... 33
2.2.1.2. Thang đo mục tiêu cuộc sống của Ulleberg – Reidulf – Watten (ALGPS)
(2011): ................................................................................................................................ 34
2.2.2. Phân tích dữ liệu thu thập bằng SPSS:........................................................................... 36
2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu: ................................................................................... 38
2.3.1.Quy trình liên hệ:........................................................................................................... 38
2.3.2. Quy trình khảo sát: ....................................................................................................... 38
2.3.3. Khảo sát thí điểm:......................................................................................................... 39
2.4. Câu hỏi nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................... 39
2.4.1. Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................................... 39
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu:.................................................................................................. 40
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 41
3.1. Sơ lược về khách thể nghiên cứu:.................................................................................. 41
3.1.1. Nhóm thực nghiệm: ...................................................................................................... 41
3.1.1.1. Về số lượng: ........................................................................................................... 41
3.1.1.2. Độ tuổi - Lớp: ........................................................................................................ 41
3.1.1.3. Giới tính: ................................................................................................................ 44
3.1.1.4. Tơn giáo: ................................................................................................................ 44
3.1.1.5. Thời gian sinh hoạt tại mái ấm:............................................................................... 45
3.1.2. Nhóm đối chứng: .......................................................................................................... 46
3.1.2.1. Về số lượng: ........................................................................................................... 46
3.1.2.2. Độ tuổi - Lớp: ........................................................................................................ 46
3.1.2.3. Giới tính: ................................................................................................................ 47
3.1.2.4. Tôn giáo: ................................................................................................................ 47
3.2. Đánh giá kết quả: ........................................................................................................... 48

3.2.1. Đánh giá kết quả mức độ lòng tự trọng của trẻ sống tại mái ấm và trẻ sống
với gia đình - so sánh:............................................................................................................. 48
3.2.2. Mức độ quan trọng và mối tương quan giữa mức độ lòng tự trọng với mức
độ quan trọng của mục tiêu cuộc sống: ................................................................................... 50
3.2.2.1. Đánh giá kết quả mức độ quan trọng của mục tiêu cuộc sống: ............................... 50
3.2.2.2. Mối tương quan giữa mức độ lòng tự trọng và mức độ quan trọng của
mục tiêu cuộc sống: ............................................................................................................ 53
3.2.3. Khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống và mối tương quan giữa mức độ
lòng tự trọng và khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống: .................................................. 58
3.2.3.1. Đánh giá kết quả khả năng thực hiện được các mục tiêu cuộc sống: ....................... 58
3.2.3.2. Mối tương quan giữa mức độ lòng tự trọng và khả năng thực hiện được
các mục tiêu cuộc sống: ...................................................................................................... 60

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ......................................................................................................... 67


4.1. Sự khác biệt về mặt thống kê giữa lòng tự trọng của nhóm trẻ mồ cơi và
của nhóm trẻ sống với cha mẹ: ................................................................................................ 67
4.2. Kết quả mức độ quan trọng của mục tiêu cuộc sống và mối tương quan
giữa lòng tự trọng với mức độ quan trọng của mục tiêu cuộc sống: ...................................... 68
4.2.1. Kết quả mức độ quan trọng của các mục tiêu cuộc sống: ............................................... 68
4.2.2. Tương quan giữa lòng tự trọng và mức độ quan trọng của các mục tiêu cuộc
sống: .......................................................................................................................................... 69
4.3. Kết quả mức độ khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống và mối tương
quan giữa lòng tự trọng với khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống: ............................. 69
4.3.1. Kết quả mức độ khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống:......................................... 69
4.3.2. Tương quan giữa lòng sự trọng và khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc
sống: .......................................................................................................................................... 70
CHƯƠNG V: TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 73
5.1. Tổng kết: ........................................................................................................................ 73

5.2. Kiến nghị: ....................................................................................................................... 74
5.2.1. Về mặt lý luận: ............................................................................................................. 74
5.2.2. Về mặt thực tiễn: .......................................................................................................... 74
5.2.3. Triển vọng nghiên cứu: ................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 77
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 88


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành cơng đề tài, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban
giam hiệu nhà trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ban chủ nhiệm khoa Tâm lý học đã
xét duyệt và cấp kinh phí thực hiện đề tài.
Đề tài cũng xin chân thành cảm ơn ban quản lý của các mái ấm Mai Tâm, Ánh Linh, Ánh Sáng,
Tre Xanh, nhà tình thương chùa Diệu Giác và ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Văn Tố đã tạo
điều kiện tốt nhất cho nhóm nghiêu cứu từ q trình liên hệ, khảo sát thí điểm cho đến khảo sát
chính thức. Tất cả những góp ý, hướng dẫn thực tế của các cơ sở đã góp phần rất lớn vào thành
cơng của đề tài.
Đề tài xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Thị Hoa và nhất là Th.S Lê Thị Mai Liên đã
tận tâm dìu dắt, nâng đỡ, hướng dẫn nhóm nghiên cứu trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng hết sức và tính đến nay đề tài đã thành cơng tốt đẹp nhưng chắc
chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và nhất là vẫn còn những tiềm năng để phát triển vấn đề
hơn nữa. Vì vậy, đề tài rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý hội đồng, q thầy cơ và
những ai quan tâm.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ cơng tác tình nguyện thực tiễn khi đi thực tế tại nhiều mái ấm trong TP HCM,

nhóm thấy rằng trẻ sống trong mái ấm có những đặc điểm tâm lý rất đặc thù. Trong đó, xu hướng tự
đánh giá thấp về bản thân và sự thiếu định hướng cho tương lai thường được thấy rất nhiều ở các trẻ.
Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy nghiên cứu về lịng tự trọng và mục tiêu cuộc sống của trẻ mồ
côi ở lứa tuổi vị thành niên là một vấn đề mới và mang giá trị nhân văn cao. Việc thực hiện nghiên
cứu trên nhóm mẫu này sẽ làm rõ hơn những giả định chưa có lời giải của các thành viên trong
nhóm: Liệu rằng lịng tự trọng của trẻ mồ cơi có thấp hơn trẻ sống với cha mẹ tại TPHCM? Liệu xu
hướng tự đánh giá thấp về bản thân và sự thiếu định hướng cho tương lai thường thấy ở các trẻ mồ
cơi có mối quan hệ gì với nhau khơng? Hay nói cách khác là giữa lịng tự trọng với mục tiêu cuộc
sống của trẻ ở lứa tuổi vị thành niên tại TPHCM có mối tương quan với nhau khơng? Đó là những
trăn trở mà nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu rõ ràng.
Ngồi ra, chọn nghiên cứu về lịng tự trọng là vì nhóm nhận thấy được tầm quan trọng của
lòng tự trọng với sức khoẻ tâm lý của con người. Virgil Zeigler-Hill (2011) đưa ra nhận định về lịng
tự trọng, ơng cho rằng mọi thứ khơng chỉ diễn ra một chiều, nghĩa là khơng chỉ lịng tự trọng ảnh
hưởng đến cuộc sống của cá nhân mà chính những biến cố trong cuộc đời hình thành nên lịng tự
trọng. Với nhận định này, nhóm nghiên cứu có thêm cơ sở khoa học cho định hướng của đề tài.
Đồng thời điều này cũng gợi ý cho nhóm đến với giả thuyết nghiên cứu thứ nhất về phải chăng
chính vì ảnh hưởng của bối cảnh cuộc đời mà trẻ mồ cơi có lịng tự trọng thấp hơn trẻ sống với cha
mẹ? Mặt khác, Roberts (2006) kết luận về tính then chốt của lịng tự trọng đối với việc hình thành
các vấn đề tâm bệnh của con người. Và Guindon (2007) cũng đã đề cập đến lòng tự trọng như là
một yếu tố cốt lõi trong sự phát triển của tâm lý người. Cùng đứng trên quan điểm ấy, học giả Tracy
(2011, p. 126) cũng đã nêu lên vai trò của lòng tự trọng: “mức độ lòng tự trọng quyết định những gì
diễn ra trong cuộc sống của bạn, lịng tự trọng là cơ sở quan trọng để định được cuộc sống của bạn
sẽ ra sao”. Từ quan điểm này, một lần nữa, nhóm nghiên cứu có cơ sở lý luận về tính khoa học cho


những câu hỏi nghiên cứu tiếp theo của mình về mối tương quan giữa lòng tự trọng và mục tiêu
cuộc sống. Nếu thực sự tồn tại tương quan nêu trên thì đây là một vấn đề quan trọng và đáng giá để
nghiên cứu vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cả cuộc đời một con người.
Mặc khác, mong muốn thực hiện đề tài trên đối tượng trẻ mồ côi của nhóm cịn được thơi thúc
bởi những thơng tin cụ thể từng được công bố. Thứ nhất, theo thuyết gắn bó của Bowlby, con người

có xu hướng gắn kết cảm xúc mạnh mẽ đối với một số người nhất định (mẹ, cha lúc còn nhỏ, bạn đời
lúc trưởng thành....). Nếu liên kết gắn bó này khơng được đáp ứng thì đời sống của cá nhân bị ảnh
hưởng nghiêm trọng (Bowlby, 2005). Và thật vậy, trẻ mồ cơi chính là một điển hình do thiếu liên
kết gắn bó với cha mẹ từ nhỏ nên đời sống, đặc biệt là đời sống tinh thần gặp nhiều khó khăn. Cũng
vì lẽ đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định 647/QĐ –TTg về đề án “Chăm
sóc trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc
hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng” giai đoạn
2010 – 2020, sau giai đoạn 2000 – 2010 (Quyết định số 647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
2013). Điều này cho thấy trẻ mồ cơi là một trong những đối tượng cần được quan tâm đặc biệt của
xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tồn diện. Tuy vậy, tính đến nay đã là 14 năm
triển khai hoạt động nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ mồ côi vẫn chưa được nâng cao và q
trình hịa nhập với nhóm trẻ cùng lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông cũng như việc phát
triển bản thân vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là khi khơng cịn nằm trong độ tuổi được nhận trợ cấp
của xã hội. Từ xuất phát điểm đó, nghiên cứu mong muốn nhận định được một trong những điểm
khó khăn cơ bản về mặt tâm lý của trẻ mồ cơi mà cụ thể là lịng tự trọng, định hướng mục tiêu cuộc
sống để đề xuất hướng can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho đối tượng này. Ngoài ra, nhà nước cũng đưa ra
những định hướng thể hiện được sự quan tâm nhất định về việc cải thiện sức khỏe tinh thần cũng
như phát triển các mục tiêu cuộc sống, những định hướng nghề nghiệp ở trẻ vị thành niên.
Bên cạnh đó, đề tài chọn lứa tuổi vị thành niên để nghiên cứu vì theo Erickson đây là giai
đoạn phát triển khả năng xác định và nhận định cái tôi, nhưng đồng thời cũng mơ hồ về vai trò của
bản thân mình hay cịn gọi là “giai đoạn mâu thuẫn giữa đồng nhất bản sắc và trộn lẫn vai trò”


3
(Shaffer, 2007). Chính trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hướng những mối quan hệ của mình ra thế
giới bên ngồi thay vì gia đình. Đây là một cơ hội nhưng cũng là một yếu tố nguy cơ cho các em khi
việc định hình nhân cách sẽ nằm trong giai đoạn này. Bởi theo Erickson (1968), ở lứa tuổi vị thành
niên, trẻ cơ bản định hình được khái niệm bản thân của mình (self concept) và định hình cho hướng
đi trong tương lai mà trẻ mong muốn hướng đến. “Trẻ bắt đầu có lịng tự hào và tự trọng, đồng thời
biết tơn trọng người khác” (Shaffer, 2007). Điều này hồn tồn phù hợp với đề tài mà nhóm muốn

hướng đến. Đây chính là lý do lớn khiến nhóm nghiên cứu mong muốn thực hiện đề tài trên nhóm
mẫu trẻ ở lứa tuổi vị thành niên.
Nhóm cịn chọn nghiên cứu trên địa bàn TPHCM là bởi theo số liệu thống kê của Sở lao động
thương binh và xã hội (2011), cả nước ta có 176.000 trẻ mồ cơi, trẻ bị bỏ rơi, trong đó số lượng ở
TP HCM là 22880 (chiếm 13%) cao nhất cả nước. Đây là một số lượng đáng lưu ý vì với thực tế
nêu trên, đặc biệt là đối với thành phố phát triển nhất cả nước như TP HCM, nếu đối tượng trẻ này
không được chú trọng giáo dục, chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sống và phát triển
sau này cả về thể chất lẫn tâm lý.
Thêm vào đó, trong q trình tìm hiểu tài liệu, nhóm thấy rằng mối tương quan giữa lòng tự
trọng và mục tiêu cuộc sống là một vấn đề vẫn còn khá mới mẻ trong các nghiên cứu trong nước
cũng như sự nhìn nhận tồn diện của các cơ quan chức năng. Chúng ta có xu hướng giải quyết bề
mặt của vấn đề trong tình huống khẩn cấp mà không lưu ý đến những mối tương quan ẩn tàng bên
trong. Liệu rằng giữa lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống có sự ảnh hưởng qua lại nào hay không –
vẫn là một dấu hỏi lớn mà các nghiên cứu trong nước chưa tìm lời giải đáp. Và đây chính là động
lực thơi thúc nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Với tất cả lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Lịng tự trọng và mục tiêu
cuộc sống của trẻ mồ côi ở lứa tuổi vị thành niên: Nghiên cứu so sánh với trẻ sống cùng cha
mẹ” nhằm tìm hiểu về đặc điểm lịng tự trọng của trẻ mồ cơi sống trong các mái ấm và trẻ sống
cùng cha mẹ, đồng thời xác định mối tương quan giữa lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống của
trẻ trên hai nhóm mẫu ở độ tuổi vị thành niên.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được mức độ lịng tự trọng của trẻ em mồ cơi ở lứa tuổi vị
thành niên tại mái ấm trong TP.HCM khi so sánh với nhóm trẻ sống với cha mẹ cùng lứa tuổi. Đồng
thời đề tài cũng muốn nhìn nhận mối tương quan giữa mức độ lòng tự trọng với nhận thức về mức
độ quan trọng cũng như khả năng thực hiện các mục tiêu cuộc sống của nhóm trẻ sống trong mái
ấm cũng như nhóm trẻ sống với cha mẹ.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.2.1. Nhiệm vụ lý luận:
- Khái quát được lịch sử hình thành, phát triển về các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, mục
tiêu cuộc sống và mối tương quan giữa lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống. Từ đó, đúc kết được
những điều đã và chưa làm được của các nghiên cứu trước về vấn đề này mà xác định hướng nghiên
cứu, phát triển đề tài cũng như có cách tiếp cận vấn đề này phù hợp và chính xác.
- Đề xuất những nghiên cứu sâu rộng góp phần làm rõ các khía cạnh khác của lòng tự trọng,
mục tiêu cuộc sống.

2.2.2. Nhiệm vụ thực tiễn:
- Nghiên cứu, khảo sát về lòng tự trọng; mức độ quan trọng và khả năng thực hiện các mục tiêu
cuộc sống của khách thể. Tiến hành so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Xác định được có tồn tại mối tương quan giữa lịng tự trọng với mức độ quan trọng và khả
năng thực hiện mục tiêu cuộc sống.
- Đề xuất những phương pháp giáo dục, tiếp cận hiệu quả, phù hợp với nhóm trẻ mồ côi theo kết
quả nghiên cứu của đề tài.


5
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để có thể đưa ra được những kết quả chính xác nhất
cho mục tiêu nghiên cứu. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm giúp đề tài nhìn nhận được
vấn đề vừa cụ thể, vừa tồn diện, đảm bảo được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu là một trong những phương pháp chủ đạo của đề tài.
Thông qua khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu, các vấn đề cơ bản thuộc nội dung mục tiêu
nghiên cứu sẽ được kiểm chứng và làm rõ.
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu, tạp chí, bài báo, nghiên cứu, các nguồn cơ sở trực tuyến về
Tâm lý học, đặc biệt là các nghiên cứu về trẻ mồ côi hoặc các chính sách hướng tới trẻ mồ cơi.
Bằng phương pháp này, đề tài đã phân tích, tổng hợp, chọn lọc các tài liệu tham khảo chuyên

ngành, luận văn, các đề tài nghiên cứu cũng như bài báo khoa học đi trước… để rút ra được những
thơng tin cần thiết có thể áp dụng cũng như các lý thuyết nền tảng để có thể thực hiện đề tài.
3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
3.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Mục đích: Bước đầu đưa ra những kết luận cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng: Mẫu được chọn điều tra là 2 nhóm trẻ mồ cơi (phần bảng hỏi xem phụ lục 1.1) và
trẻ sống với cha mẹ (phần bảng hỏi xem phụ lục 1.2) ở lứa tuổi vị thành niên tại TP. HCM.
Cách thức thực hiện: Sử dụng thang đo Rosenberg để đo lường lòng tự trọng và thang đo của
Ulleberg – Reidulf – Watten (ALGPS) để đo lường mục tiêu cuộc sống, cụ thể là xác định mức độ
quan trọng và khả năng thực hiện mục tiêu. Các bảng hỏi đều đã được chuyển dạng Việt ngữ, sau đó
được tổ chứ khảo sát thí điểm (pilot) trước một lượng mẫu nhỏ để nhận phản hồi từ những mẫu này.
Nhóm nghiên cứu sẽ chỉnh sửa bảng hỏi sao cho phù hợp nhất và triển khai khảo sát chính thức.
Cách thức thực hiện: Bảng khảo sát sẽ được làm trên giấy. Nhóm đề tài sẽ trực tiếp hướng dẫn
các nghiệm viên làm nếu có thắc mắc.


Yêu cầu: Bảng hỏi rõ ràng, chính xác. Nghiệm viên trả lời thành thật và khơng có sự can thiệp
của nhóm đề tài trong câu trả lời.
Dự trù tình huống: Bảng hỏi gây khó hiểu hoặc có lỗi sai trong in ấn.
3.2.2. Sử dụng bảng hỏi thông tin cá nhân:
Nhằm ghi nhận một số thơng tin cá nhân có liên quan cũng như thu thập thêm thông tin về việc
tự đánh giá của cá nhân về bản thân cũng như sự hình thành mục tiêu và khả năng thực hiện mục
tiêu của trẻ.
3.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin:
Sử dụng chương trình xử lý phân tích, thống kê chun dụng là SPSS 16.0 nhằm trình bày kết
quả định lượng thu thập từ phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi. Xử lý, phân tích, so sánh các
dữ liệu bằng các thuật tốn, đảm bảo được tính khoa học trong thống kê.
Sử dụng kiểm định T-test để chứng minh có sự khác biệt và kiểm định tương quan r để xác định
mối tương quan giữa lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống.
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Lòng tự trọng (self-esteem).
- Mối tương quan giữa lòng tự trọng (self-esteem) và mục tiêu cuộc sống (life goal).
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ mồ côi và trẻ sống với cha mẹ ở lứa tuổi vị thành niên (từ 11 – 15 tuổi).
5. Giới hạn đề tài:
Trong quá trình thực hiện đề tài, do yêu cầu chọn mẫu khá khắt khe nên số lượng mẫu nghiên
cứu chưa nhiều dù đề tài đã tiến hành khảo sát trên 5 cơ sở mái ấm trên 5 quận rải đều trong địa bàn
TPHCM. Mặt khác, giới hạn về kinh phí cũng như thời gian cũng gây trở ngại khơng ít cho quá
trình thực hiện của đề tài. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu có những giới hạn cụ thể như sau:
- Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014 – 3/2015.


7
- Độ tuổi trẻ: 11 đến 15 tuổi.
- Số lượng: 30 trẻ mồ côi sống ở 5 mái ấm trên 5 quận của TP HCM; 30 trẻ sống với cha mẹ
trong địa bàn TP HCM.
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu:
+ Cơ sở nghiên cứu nhóm thực nghiệm: Mái ấm Ánh Linh Quận 7, mái ấm Mai Tâm Quận Thủ
Đức, mái ấm Tre Xanh Quận 1, tổ ấm Ánh Sáng Quận 10, nhà tình thương chùa Diệu Giác Quận 2.
+ Cơ sở nghiên cứu nhóm đối chứng: Trường THCS Nguyễn Văn Tố Quận 10.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài làm rõ các lý thuyết nền tảng, định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến lòng tự
trọng, mục tiêu cuộc sống của trẻ dưới góc nhìn Tâm lý học, đóng góp một phần nền tảng lý thuyết
cho những nghiên cứu sau này.
Đặc biệt xác định được có tồn tại sự tương quan giữa lòng tự trọng với mức độ quan trọng và
khả năng thực hiện mục tiêu cuộc sống của trẻ ở lứa tuổi vị thành niên.
Hướng nghiên cứu của đề tài vẫn có thể tiếp tục đào sâu và mở rộng để có thể tìm hiểu nhiều

hơn và có những khám phá mới mẻ hơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Bước đầu đánh giá được tình hình chung về lịng tự trọng (self-esteem) và mục tiêu cuộc sống
(life goal) của trẻ mồ côi sống trong các mái ấm ở TP.HCM. Là kết quả thực chứng giúp các đơn vị
nuôi dạy trẻ nắm được mức độ lòng tự trọng của trẻ lứa tuổi 11-15 tại cơ sở của mình trong thời
điểm hiện tại, từ đó có thể nhìn lại về phương pháp chăm sóc trẻ mà có những thay đổi cần thiết
trong tương lai.
Nhấn mạnh vào một trong nhiều khía cạnh phát triển của trẻ ở độ tuổi từ 11-15 mà các bậc phụ
huynh, người nuôi dưỡng cần lưu tâm, đặc biệt là tại TP.HCM – đơ thị có tốc độ và chất lượng phát
triển đi đầu cả nước. Để phần nào có sự thay đổi trong cách nhìn nhận trẻ, trong các phương pháp
giáo dục tại trường lớp, ở nơi trẻ sinh sống phù hợp hơn, tạo nhiều điều kiện hơn cho trẻ có thể phát


triển tồn diện nhất. Từ đó sẽ góp phần giúp các nhà tâm lý học, xã hội học, giáo dục học… Nắm
bắt được những vấn đề khó khăn của trẻ mồ côi để kịp thời can thiệp và giúp đỡ đồng thời tìm ra
cách thức tương tác. Ngồi ra, có thể sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu làm công cụ để cố vấn
cho các nhà chuyên môn trong việc hình thành những phương pháp để giúp đỡ trẻ phát triển toàn
diện. Từng bước xây dựng mặt bằng chất lượng giáo dục ở mọi trẻ có hồn cảnh khác nhau.


9
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài:
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế:
Trong phần này đề tài xin nhấn mạnh các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện nhằm kế
thừa các phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và kết quả có được cho q trình tiến hành đề tài.
Về lịng tự trọng, có thể nói đây là một trong những đề tài cốt lõi của tâm lý con người
(Guindon, 2007). Một trong số những nhà khoa học nghiên cứu về lòng tự trọng đó chính là
Rosenberg. Ơng đã xuất bản tác phẩm “Xã hội và hình ảnh cái tơi của thanh thiếu niên” (1965)

(Society and the adolescent self-image) cũng như thang đo lòng tự trọng mà rất nhiều nhà nghiên
cứu sử dụng, phát triển nó trong q trình nghiên cứu về lòng tự trọng ở nhiều lứa tuổi khác nhau,
đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên (Robins, 2001). Marcia (1966) đã thực hiện nghiên cứu trên 88 trẻ
vị thành niên nam có độ tuổi trung bình là 17 bằng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu về
suy nghĩ của chính những trẻ ấy về: thành tựu của chính bản thân, mơ hình về mục tiêu, sự độc đốn
và sự thay đổi lòng tự trọng của các nghiệm thể trong giai đoạn này. Kết quả cho thấy:
Những mẫu có lịng tự trọng cao sẽ cho thấy được tính hiệu quả cao trong quá trình
nhận về mục tiêu, thành tựu và tính độc lập của mình. Những mẫu cho kết quả thấp về lòng
tự trọng sẽ thể hiện khá đậm nét tính phụ thuộc vào cha mẹ của mình và đưa ra những dự
tính thiếu tính thực tế và mang hơi hướng phụ thuộc cao (Marcia, 1966, p. 557).
Phinney (1997) với đề tài “Tộc người thiểu số và người Mỹ, dự báo lịng tự trọng giữa các
nhóm người Mỹ gốc Phi, Mỹ Latinh và Mỹ da trắng” (Ethnic and American Identity as Predictors
of Self-Esteem Among African American, Latino, and White Adolescents) thực hiện trên 372 trẻ
người Mỹ gốc Latinh, 232 trẻ người Mỹ gốc Nam Phi, 65 trẻ da trắng. Kết quả cho thấy rằng
“những học sinh là người Mỹ thể hiện kết quả cao đáng kể về mặt thống kê so với nhóm mẫu khác
có gốc là Latinh hay Nam Phi về lòng tự trọng” (Phinney, 1997, p. 171).


Silverstone (2003) với đề tài “Lòng tự trọng thấp và bệnh lý tinh thần: Phần I – mối quan hệ
giữa lịng tự trọng và chẩn đốn các bệnh lý tinh thần” (Low self-esteem and psychiatric patients:
Part I – The relationship between low self-esteem and psychiatric diagnosis) của Peter H Silverstone
và Mahnaz Salsali đã thực hiện trên 957 bệnh nhân được chuẩn đốn có bệnh lý về tinh thần thơng
qua DSM IV, song song đó nghiên cứu sử dụng cơng cụ đo lịng tự trọng của Rosenberg. Kết quả
cho thấy:
Có tương quan về mặt thống kê giữa những mẫu được chuẩn đốn có rối loạn tinh thần và
lịng tự trọng thấp, đặc biệt nhóm trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống và lạm dụng chất là
những nhóm có lịng tự trọng thấp nhất (Silverstone, 2003, p.7).
Cũng về lòng tự trọng, Agata (2012) đã thực hiện đề tài “Vai trò của lòng tự trọng đối với
thanh thiếu niên bị vẹo cột sống trong quá trình dưỡng bệnh” (The role of self-esteem in
adolescents with idiopathic scoliosis under a conservative treatment). Đề tài thực hiện trên 36 trẻ vị

thành niên người Ý mang trên mình chứng vẹo cuộc sống, bằng cơng cụ là thang đo Rosenberg và
bộ câu hỏi “Sự hài lòng về cơ thể” (Body Satisfaction). Đề tài cho kết quả có tương quan giữa lòng
tự trọng và sự hài lòng về cơ thể của các bệnh nhân. Ngoài ra sau sáu tháng điều trị, nhóm trẻ tham
gia vật lý trị liệu có những cải thiện rõ nét về hình ảnh bản thân (self image) của chính mình.
Một nghiên cứu khác về lòng tự trọng tổng thể (global self esteem) và lòng tự trọng chọn lọc
(selective self esteem) (xem định nghĩa tại mục 1.2.1) của Kavitha Dorairaj (2013) có tên “Nguy cơ
gây nên chứng rối loạn ăn uống: Khám phá mối quan hệ giữa lòng tự trọng tổng thể và chế độ
ăn uống” (Risk factors for eating disorders: investigating the relationships between global selfesteem, body-specific self-esteem and dietary restraint). Nghiên cứu thực hiện trên 139 nam và 133
nữ có độ tuổi trung bình là 14.6, sử dụng kết hợp nhiều cơng cụ bao gồm thang đo lòng tự trọng của
Rosenberg, thang đo Sự khơng hài lịng về cơ thể (Body Dissatisfaction). Kết quả cho thấy: “rối
loạn hành vi ăn uống ở trẻ vị thành niên có tương quan về mặt thống kê với lòng tự trọng chọn lọc
hơn là lòng tự trọng tổng thể”. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với bài báo khoa học của
Morris Rosenberg (1996) khi ông từng kết luận rằng: “lòng tự trọng tổng thể sẽ ảnh hưởng đến sự


11
lành mạnh của sức khoẻ tâm trí cá nhân cịn lòng tự trong chọn lọc sẽ ảnh hưởng đến một số hành
vi nhất định” (Morris Rosenberg, 1996, p. 152)
Ngoài ra cũng có những nghiên cứu về lịng tự trọng của trẻ mồ côi đưa ra nhiều kết quả đáng
ghi nhận. Thomas I. (1991) công bố kết quả của đề tài “Sự khác biệt nét nhân cách giữa nhóm trẻ
mồ cơi và trẻ bình thường” (Personality differences between or phans and non-orphans) thực hiện
trên 102 trẻ sống với cha mẹ và 109 trẻ mồ côi từ 13 – 18 tuổi. Với công cụ gồm bộ câu hỏi về
thông tin cá nhân (Personal Data), thang đo mức độ xa cách (Alienation), thang đo tâm điểm kiểm
soát (Locus of Control), đề tài đưa ra kết quả:
(a) có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa trẻ mồ côi và trẻ sống với cha mẹ ở sự xa
lánh, sự thù địch, cụ thể hơn khi nhóm trẻ mồ cơi cho ra kết quả tiêu cực cao hơn ở cả ba
khía cạnh trên. (b) Sự thù địch có tương quan về mặt thống kê với các yếu tố như: sự xa
lánh, tâm điểm kiểm soát và số năm trẻ sống trong mái ấm (Thomas I., 1991. p. 35).
Mặc dù đề tài trên không nghiên cứu trực tiếp trên lòng tự trọng nhưng ta có thể thấy rằng nội dung
nghiên cứu của đề tài liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển lòng tự trọng của mỗi cá

nhân.
Nghiên cứu của Seggane Musisi (2007) với đề tài “So sánh hành vi và cảm xúc của trẻ tiểu
học mồ côi và không mồ côi tại Uganda” (A comparison of the behavioral and emotional disorders
of primary school-going orphans and non-orphans in Uganda) sẽ củng cố cho nhận định trên.
Nghiên cứu thực hiện trên 210 trẻ mồ côi và 210 trẻ sống chung với cha mẹ với độ tuổi trung bình
là 10.5. Thơng qua bộ câu hỏi đánh giá hành vi học sinh của giáo viên (Rutter’s Children’s Teacher
Administered Behavior) và Thang đo đánh giá cái tôi của Cooper (Cooper’s Self-Report Measure)
kết hợp cùng ICD 10, đề tài đã cho ra nhiều kết quả liên quan như:
Sự thể hiện các rối loạn về mặt cảm xúc và hành vi ở trẻ mồ côi thường nghiêm trọng hơn
so với trẻ sống cùng cha mẹ, song song đó là khác biệt về mặt thống kê giữa lịng tự trọng,


nhóm trẻ mồ cơi có lịng tự trọng thấp hơn so với nhóm trẻ cịn lại (Seggane Musisi, 2007,
p. 207).
Cũng trên nhóm mẫu là trẻ mồ cơi nhưng nghiên cứu của Irene (2007) so sánh giữa nhóm trẻ
mồ cơi nhiễm HIV, có cha mẹ mất do AIDS và nhóm trẻ mồ cơi có cha mẹ mất vì lý do khác (tuổi
trung bình của mẫu là 14.5) ở đề tài “Các vấn đề tâm trí của trẻ nhỏ mồ cơi bởi HIV/AIDS tại
Western Kenya” (The psychosocial issues of orphaned youth by HIV/AIDS in Western Kenya).
Thơng qua, thang tầm sốt lo âu Zung, thang đo lòng tự trọng của Rosenberg và ICD 10, nghiên
cứu đã đưa ra kết quả “lòng tự trọng của nhóm trẻ nhiễm HIV có cha mẹ mất do AIDS thấp hơn
đáng kể về mặt thống kê so với nhóm trẻ mồ cơi do những lý do khác, đồng thời nguy cơ trầm cảm
của hai nhóm đều cao nhưng một lần nữa nhóm trẻ có HIV ẩn tàng nguy cơ cao hơn” (Irene, 2007).
Đây sẽ là một trong những cứ liệu quan trọng cho nhóm vì trong q trình thực hiện đề tài nhóm
nghiên cứu có tiếp cận trẻ mồ côi nhiễm HIV tại cơ sở làm nghiên cứu.
Về mục tiêu cuộc sống, Hofer (2003) đã tiến hành nghiên cứu trên 120 trẻ vị thành niên và cho
ra kết quả có tương quan giữa việc thiết lập mục tiêu trong cuộc sống, hình thành động cơ bên
trong mỗi cá nhân và sự hài lịng về cuộc đời của chính cá nhân đó. Rathi (2007) đã nghiên cứu về
“ý nghĩa cuộc sống ở lứa tuổi đầu thành niên và thành niên” tại Ấn Độ với 50 mẫu 15 tuổi và 55
mẫu 18 tuổi. Kết quả kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa ý nghĩa cuộc
sống của lứa tuổi đầu vị thành niên và cuối vị thành niên (p<0.05). Ngồi ra nghiên cứu cịn chỉ ra

mối tương quan giữa việc xác định được ý nghĩa cuộc sống và mức độ hài lòng của cá nhân đối với
cuộc sống tại thời điểm đó.
Bleidorn và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về “vai trò của các yếu tố bẩm sinh và ni dưỡng
trong việc hình thành các nét nhân cách cũng như các mục tiêu chính trong cuộc sống”. Nghiên
cứu thực hiện trong 5 năm trên 121 cặp trẻ sinh đôi sống tách biệt nhau (tuổi trung bình 15.5). Bằng
thang đo các nét nhân cách, phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu đã chỉ ra được có khoảng 30%
điểm giống nhau giữa các cặp song sinh về mục tiêu cuộc sống. Còn những điểm khác nhau cịn lại
chịu ảnh hưởng từ sự khác nhau của mơi trường sống và học tập của mỗi cá nhân. Từ những kết


13
quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận về vai trò song song của di truyền và mơi trường
lớn lên đến sự hình thành và phát triển các đặc điểm nhân cách và mục tiêu chính của cuộc sống.
Gabrielsen và cộng sự (2012) đã nghiên cứu trên 54 trẻ sống tại bệnh viên và 244 trẻ đang học
phổ thơng (trung bình tuổi là 17) về nhận thức tầm quan trọng và khả năng thực hiện các mục tiêu
cuộc sống. Nội dung nghiên cứu được chia ra làm bốn nhóm chính: quan hệ, tơn giáo, thành tựu
và sáng tạo. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt giữa ba nhóm tơn giáo, thành tựu và sáng tạo
nhưng về định hướng trong quá trình thiết lập mối quan hệ thì trẻ ở nhóm mẫu đối chứng cao hơn
so với trẻ sống trong bệnh viện. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra những trẻ sống trong bệnh viện
thường cảm nhận ít hạnh phúc hơn, khơng thấy hài lịng với những gì trong cuộc sống hiện tại và
nhất là nhận thấy tính hiệu quả của bản thân thấp.
Nhìn chung, từ những lý thuyết được phát triển và những nghiên cứu được thực hiện chúng ta
thấy trong mỗi con người luôn hình thành cho mình những định hướng và những định hướng đó
chịu tác động rất lớn bởi nhiều yếu tố khơng chỉ di truyền mà cịn mơi trường…Từ đó tạo nên sự
khác biệt giữa các nhóm mẫu khác nhau.
Khơng chỉ dừng lại tại đó, một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra được mối tương quan giữa lòng
tự trọng và các vấn đề liên quan đến mục tiêu cuộc sống. Abel (2009) đã tiến hành nghiên cứu về
“Mối tương quan giữa lòng tự trọng và khả năng định hướng” (The Role of Self-Esteem in
Typical and Atypical Changes in Expectations) trên 51 mẫu nữ và 48 mẫu nam ở độ tuổi trung bình
là 18. Bằng thang đo lịng tự trọng của Rosenberg và sau tám lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã

đưa ra được kết quả ở những mẫu có lịng tự trọng cao sẽ tự tin vào quyết định thay đổi của mình
khi đang làm một việc nào đó, đồng thời khả năng phục hồi của họ khi đối mặt với những thất bại
trong các thử thách được đặt ra tốt hơn những người khơng có lịng tự trọng cao.
Yamawaki (2004) đã nghiên cứu trên 500 mẫu độ tuổi trung bình là 15.3 về “Mối tương quan
giữa xu hướng phịng vệ bi quan (defensive pessimist), lòng tự trọng và khả năng định hướng
cho bản thân” của nhóm mẫu này bằng các cơng cụ gồm thang đo lịng tự trọng của Rosenberg,
thang đo mức độ tích cực và tiêu cực, thang đo thành tựu cuộc sống. Kết quả cho thấy:


Có tương quan về mặt thống kê giữa xu hướng phòng vệ bi quan và khả năng làm chủ các
mục tiêu cuộc sống. Riêng về kết quả của lòng tự trọng và xu hướng phòng vệ bi quan, dù
chưa đảm bảo về mặt thống kê nhưng nghiên cứu chỉ ra khuynh hướng nghịch dấu của hai
yếu tố này, tức là khả năng rất cao nếu phòng vệ bi quan càng cao thì lịng tự trọng càng
thấp (Yamawaki, 2004).
Trước đó, Trucco (2007) đã nghiên cứu về “Tương quan giữa lòng tự trọng và cái tôi hiệu lực
(self-efficacy)” trên 41 nữ và 60 nam độ tuổi trung bình là 43.5 đang mắc chứng nghiện rượu.
Người ta nhận thấy rằng từ xuất phát điểm chung, ở nhóm mẫu nghiện rượu này đều có lịng tự
trọng thấp và đi kèm theo đó là chứng trầm cảm và các khó khăn tinh thần . Mặt khác, dù nghiên
cứu khơng tìm thấy sự khác biệt giữa lịng tự trọng giữa giới tính và tỷ lệ tái nghiện ở mẫu nhưng
lại cho thấy một lần nữa có sự tương quan ở hai biến lòng tự trọng và sự nhận thức về cái tơi hiệu
lực trong q trình cai nghiện.
Với kết quả sơ bộ của các nghiên cứu trên, đề tài kế thừa được một số điểm mạnh cụ thể là về
công cụ nghiên cứu được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trước - thang đó lịng tự trọng
của Rosenberg (1965). Mặt khác, kết quả nghiên cứu của các đề tài nêu trên cho nhóm nghiên cứu
nhiều thông tin, cứ liệu xác thực về hai vấn đề lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống. Nhưng, nhìn
chung, các nghiên cứu chỉ mới đưa ra được mối liên hệ giữa lòng tự trọng và các vấn đề tâm bệnh,
các khía cạnh lành mạnh của cá nhân cũng như việc định hướng bản thân. Điều này sẽ làm nền tảng
định hướng nghiên cứu tìm hiểu về mối tương quan giữa lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống trong
đề tài.
Ngồi ra, tổng quan về tình hình nghiên cứu của nước ngồi cịn giúp đề tài thấy rõ kết quả

nghiên cứu chịu ảnh hưởng sâu sắc với điều kiện sinh sống của mẫu, trong đó có cả tính văn hố.
Điều này là lý do khiến nhóm nghiên cứu quyết định khảo sát thử và tính ra mức độ tin cậy của
thang đo (xem mục 2.3.3 chương II) khi thực hiện ở một địa điểm mới.
Tóm lại, đặc thù mẫu của các nghiên cứu trên khác so với đề tài hướng tới nhưng những
kết quả được tìm thấy cho ta những lưu ý nhất định về tương quan giữa lòng tự trọng và các


15
khó khăn tinh thần, đồng thời bước đầu chỉ ra được mối tương quan giữa lòng tự trọng và sự
định hướng, thiết lập mục tiêu. Sau khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nhận
thấy rằng: lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống là hai lĩnh vực rất được quan tâm và lịng tự
trọng có vai trị đối với tính lành mạnh của sức khỏe tâm trí cũng như định hướng phát triển
cuộc sống của cá nhân đối với mục tiêu cuộc sống. Chính vì thế mà vấn đề này không chỉ được
nghiên cứu nhiều ở nước ngồi mà cịn thu hút được nhiều sự quan tâm từ trong nước.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài gặp khó khăn nhất định trong quá trình tiếp cận các nguồn tài
liệu nghiên cứu trong nước. Mặc dù vậy, một số kết quả được cơng bố vẫn giúp đề tài có được
những cứ liệu nhất định cho việc tiến đến tiếp cận mẫu, phương pháp nghiên cứu và phân tích kết
quả.
Đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại trung tâm ni dạy trẻ khó khăn ở
thành phố Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Phương Trang, 2010) đã sử dụng lý thuyết áp dụng tháp nhu
cầu của Maslow để lý giải các số liệu kết quả mà nghiên cứu tìm ra được. Cụ thể là đề tài chỉ ra có
75% trẻ mồ cơi được khảo sát cho rằng có nhu cầu được tham vấn tâm lý. Đây là một số liệu thực
tế đáng lưu tâm về nhu cầu được chăm sóc, nâng đỡ tinh thần của nhóm đối tượng này đồng thời
cũng là bước đi trước quan trọng mà đề tài có thể kế thừa và vận dụng lý giải kết quả nghiên cứu về
đối tượng trẻ mồ côi.
Một đề tài khác cũng thực hiện trên nhóm trẻ mồ cơi nhưng trên địa phận tỉnh Đồng Nai với đề
tài “Khảo sát nhu cầu về mặt tinh thần của trẻ mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi
ST.Joseph – Giáo xứ Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhu cầu về mặt tinh thần của trẻ mồ côi
tại trung tâm là rất lớn, trong đó có nhu cầu mong muốn được nâng đỡ về mặt tâm lý. Mặt khác, đề

tài chỉ ra được:
Nhu cầu về tơn giáo của nhóm mẫu nghiên cứu lớn và đa dạng, việc các em đi nhà thờ
không chỉ đơn thuần đặt niềm tin vào Chúa mà thêm vào đó cịn là niềm tin vào linh hồn
của cha mẹ, ơng bà phù hộ cho mình (Nguyễn Văn Tuấn, 2010, p 25).


Đây là một đặc điểm rất quan trọng mà đề tài lưu ý đến để tiếp cận nhóm mẫu trẻ mồ cơi sống tại
mái ấm khi nghiên cứu. Ngồi ra cịn có tác giả (Nguyễn Ngọc Trương, 2008) với đề tài về “Thực
trạng chăm sóc trẻ mồ cơi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn” đã đưa ra nhiều kết quả đồng thời đi
đến kết luận rằng “Các biện pháp nâng đỡ tâm lý của nhóm mẫu trẻ mồ cơi chưa được chú trọng”.
Về các nghiên cứu lòng tự trọng, tùy mỗi công cụ và đối tượng của mỗi nghiên cứu mà kết
quả cho ra khác nhau. Tác giả Lê Ngọc Lan (1991) công bố kết quả đề tài “Giáo viên cần biết sự tự
đánh giá của học sinh”. Kết luận của nghiên cứu đưa ra vai trò của tự đánh giá trong quá trình
hình thành tương tác giữa học sinh và giáo viên cũng như kết quả tiếp thu ở học sinh trong quá
trình truyền thụ kiến thức. Năm 1992, tác giả một lần nữa công bố đề tài “Tự đánh giá và sự phát
triển nhân cách”, trong đó vai trò của “tự đánh giá” được xem là “một trong những yếu tố cốt lõi
trong quá trình phát triển nhân cách của cá nhân”. Tác giả Đỗ Ngọc Khanh (2005) cũng đưa ra kết
quả về “Tự đánh giá của học sinh THCS tại Hà Nội” cho thấy đa số học sinh có kết quả tự đánh
giá về bản thân ở mức trung bình – khá. Tiếp đó, tác giả Lâm Thanh Bình (2006) thực hiện đề tài
“Tính tự tin và cảm xúc lo lắng của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội”. Kết quả cho thấy tính tự
tin ở nhóm mẫu nghiên cứu nằm ở mức cao. Điều này cho nghiên cứu một số liệu rất hữu ích khi
nhóm đối chứng được thực hiện trong đề tài cũng là các em có độ tuổi trung học cơ sở.
Về mục tiêu cuộc sống, nhìn chung, vấn đề này chỉ được tập trung nghiên cứu ở mảng hướng
nghiệp. Tiến sĩ Hoàng Gia Trang (2014) đã đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài “Nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của học sinh Trung học cơ sở”. Kết quả cho thấy lối nghĩ thông thường của chúng
ta cho rằng hướng nghiệp chỉ cần ở độ tuổi cấp 3 là chưa tồn diện khi mà mong muốn của nhóm
mẫu trong nghiên cứu là các học sinh THCS vẫn có nhu cầu cao về điều này. Nguyễn Thị Thanh
Thảo (2010) đưa ra kết quả nghiên cứu về “Nhu cầu hướng nghiệp của học sinh lớp 12”. Nghiên
cứu cũng cho thấy nhu cầu hướng nghiệp nằm ở mức cao, đồng thời kết quả phản ánh tình trạng
học sinh khơng biết mình phù hợp với ngành gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân để lựa

chọn nghề nghiệp.


17
Ngồi ra, về mối tương quan giữa lịng tự trọng và việc thiết lập, thực hiện các mục tiêu cuộc
sống, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy được nghiên cứu nào trong nước thực hiện trước đây.
Có thể nhận thấy, hạn chế của các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung tìm hiểu về khó
khăn trong đời sống tinh thần của trẻ mồ côi dẫn đến nhu cầu tham vấn tâm lý cao hay mong
muốn được định hướng nghề nghiệp của trẻ chứ chưa đi vào nghiên cứu từng vấn đề khó
khăn cụ thể xuất phát từ điều này đề tài kế thừa và phát triển nghiên cứu ở trẻ về lòng tự
trọng, mục tiêu cuộc sống và mối tương quan giữa hai vấn đề này của trẻ mồ côi ở lứa tuổi vị
thành niên. Đây là những điểm chưa làm được trong các nghiên cứu trong nước mà đề tài
nhận thấy có thể phát triển hơn nữa những cứ liệu cũng khá gần với những gì đề tài đang
hướng đến. Điều này cịn chứng minh cho tính mới của đề tài và sẽ mang lại những đóng góp
về mặt lý luận cho những nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai. Bên cạnh đó, những
nghiên cứu về đề tài này có phần hạn chế và khá mới mẻ, khách quan mà nói có thể là do sự
phát triển còn non trẻ của nền Tâm lý học Việt Nam.

1.2. Cơ sở lý luận về lòng tự trọng và mục tiêu cuộc sống:
1.2.1. Lịng tự trọng:
1.2.1.1. Khái niệm:
Có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này đã được đề cập đến trong thời kỳ phục hưng của châu Âu
nhưng lòng tự trọng lần đầu tiêu được nhắc đến bởi William James (1890) đã đề cập đến khái niệm
này như là “khả năng tự đánh giá về cái tôi của chủ thể bao gồm cảm xúc và cảm nhận của chính
chủ thể đó” (Hayes, 2005). Cụ thể, theo ơng, lịng tự trọng nghĩa là:
Những cảm giác tích cực, tự tơn với bản thân khi bản thân có sự phát triển liên tục, đồng
đều trước những yêu cầu của cuộc sống và khi cá nhân đó đạt được những mục tiêu trong
cuộc sống (Guindon M. H., 2007, p. 29).



Liền sau đó, những năm đầu của thế kỉ 20, vấn đề này được quan tâm và đào sâu nhiều hơn nữa
bởi nhiều nhà khoa học như Cooley (1902), Mead (1934) từng tuyên bố rằng“hình ảnh bản thân
của mỗi cá nhân ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường, đặc biệt thơng qua nhận thức của cá nhân đó
về những gì mà người xung quanh đánh giá về họ” (Owens, 2006, p. 98).
Giữa những năm 1950 – 1960, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học nhận thức các nhà tâm
lý học và xã hội học đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn nữa những lý thuyết và
nghiên cứu của mình về cái tơi (self) và lòng tự trọng (self-esteem). Trong lý thuyết của Alfred Aler
(1956) đã đưa ra rằng:
Con người tự xây dựng cho mình hình ảnh của chính cái tơi họ, để từ đó họ cố gắng làm
những điều họ thấy ý nghĩa đối với chính mình và ln biết phấn đấu để mọi thứ đạt được
mục tiêu và càng lúc trọn vẹn hơn (Corey, 2013, p. 111-132).
Sau đó 5 năm, nhà tâm lý học xã hội Gordon Allport cho rằng:
Lòng tự trọng là một yếu tố trọng tâm trong quá trình phát triển tâm lý của tuổi thơ, đó là
những gì người ta cảm nhận được khi tự hào nhận thấy chính mình làm được một cơng việc
nào đó có ý nghĩa (Guindon M. H., 2007, p. 30).
Ở một vị trí khác, các nhà tâm lý học Nhân Văn cũng đưa ra những lý thuyết riêng của mình về
lịng tự trọng nhưng nhìn chung ta vẫn thấy được những lý thuyết và cảm nghiệm của các nhà tâm
lý học ấy vẫn có những mẫu chung nhất định với nhau. Cụ thể là Roger (1951) đã nói rằng:
Lịng tự trọng là sự tự chấp nhận của chính cá nhân ấy về những giá trị của chính bản thân
mình, điều này sẽ rất quan trọng vì sự phát triển của cái tơi chỉ có được khi chính bản thân
người ấy đi qua những trải nghiệm đồng thời đưa ra những đánh giá cho chính bản thân
mình (Guindon M. H., 2007, p. 30).
Cũng xuất phát từ nền tảng tâm lý học Nhân Văn, Maslow (1968) đã đưa ra nhận định về vị trí
của lịng tự trọng chỉ đứng sau sự hiện thực hoá bản thân trên thang đo nhu cầu của con người. Ông


19
cho rằng “Lòng tự trọng như là sự khao khát về sức mạnh, những thành tựu, những ưu thế và năng
lực và cho sự phát triển tính độc lập, tự do của chính mình” (Phan Trọng Ngọ, 2004, p. 18).
Mặt khác, Baumeister (1998) cho rằng “lòng tự trọng là các khía cạnh đánh giá về hình ảnh

bản thân và cho thấy cái nhìn tổng thể về bản thân (cảm thấy xứng đáng hoặc không xứng đáng)”
(Guindon M. H., 2007, p. 2). Điều này cũng được thể hiện trong định nghĩa cổ điển về lòng tự trọng
của Coopersmith (1967) là:
Các đánh giá tích cực về những thứ mà cá nhân tạo ra và thường xun hướng tới chính cá
nhân đó.Những đánh giá này nhấn mạnh thái độ tán thành (hài lòng); cảm thấy xứng đáng,
thành công sau khi đạt được điều gì đó và đưa ra mức độ niềm tin về khả năng bản thân của
cá nhân. Trong một tầm nghĩa nhất định thì lịng tự trọng là một sự đánh giá cá nhân về sự
xứng đáng của mình được thể hiện bằng thái độ của cá nhân đối với chính bản thân mình
(Guindon M. H., 2007, p. 30).
Với tất cả những nguồn tham chiếu trong lịch sử hình thành khái niệm, “lòng tự trọng” được sử
dụng trong nghiên cứu như là thái độ về của chính cá nhân ấy hướng về bản thân mình và liên
quan tới niềm tin cá nhân về chính bản thân họ.
Ngồi ra, nghiên cứu lưu ý thuật ngữ “lòng tự trọng (self – esteem)” khác với thuật ngữ “khái
niệm bản thân (self – concept)”. Với khái niệm bản thân đó là sự đề cập tới tổng thể của nhân thức
niềm tin cái mà họ có về chính bản thân mình (Nadel, 1964). Nó là tất cả mọi thứ mà họ được biết
về chính mình bao gồm cả những thứ như tên, chủng tộc, những điều thích và khơng thích, về
những niềm tin, về những giá trị và ngay cả những mô tả về họ như chiều cao, cân nặng… Cịn với
lịng tự trọng thơng thường sẽ là những phản ứng cảm xúc mà họ đã trải qua khi họ chiêm nghiệm
và đánh giá về những thứ khác nhau về chính họ (Vryan, 2003).


×